Đề tài Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở xí nghiệp sản xuất bao bì

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4

I - SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4

1 - Những đặc đIểm cơ bản của nghành sản xuất bao bì 4

2 - Yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong xí nghiệp sản xuất bao bì. 5

3 - Vai trò của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với công tác quản lý trong xí nghiệp. 5

II - BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT, PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT. 6

1 - Chi phí sản xuất (đặc điểm của chi phí sản xuất ). 6

2 - Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. 7

III - BẢN CHẤT CỦA GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT. 11

1 - Giá thành sản phẩm. 11

2 - Phân loại giá thành : 11

3 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành: 12

IV - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 13

1 - Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: 13

2 - Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành 14

3 - Trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí. 15

V - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ. 27

1 - Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 27

2 - Phương pháp tính giá thành. 28

3 - Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: 30

PHẦN II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP BAO BÌ THUỘC CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 12 31

I - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ, CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 12: 31

1 - Quá trình hình thành và phát triển: 31

2 - Đặc điểm của xí nghiệp sản xuất bao bì: 34

2.1 - Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp: 35

2.2 - Quy trình công nghệ sản xuất. 35

3 - Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và bộ máy quản lý xí nghiệp. 38

3.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý xí nghiệp 38

3.2 - Đặc điểm chức năng nhiệm vụ của từng ban. 38

4 - Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp sản xuất bao bì. 40

II - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH. 42

1 - Đặc điểm chi phí, phân loại chi phí: 42

2 - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 42

3 - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 43

3.1 - Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 43

3.2 - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 50

3.3 - Hạch toán chi phí sản xuất chung 56

III - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 65

IV - PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 67

1 - Đối tượng tính giá thành: 67

2 - Kỳ tính giá thành 67

3 - Phương pháp tính giá thành ở xí nghiệp sản xuất bao bì 67

PHẦN III

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ. 69

I - NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM VÀ MỘT SỐ VIỆC CẦN HOÀN THIỆN. 69

1 - Những ưu điểm: 69

2 - Nhược điểm : 70

II - MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 71

KẾT LUẬN.

MỤC LỤC 82

 

doc84 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở xí nghiệp sản xuất bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo một tiêu chuẩn phù hợp việc tính giá thành theo phương pháp này chỉ tiến hàng khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành không cùng lúc với kỳ báo cáo do vậy đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được cũng là giá thành thực tế của sản phẩm đơn đặt hàng đó. Còn đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ hoàn thành một phần việc xác định sản phẩm dở dang có thể dựa vào giá thành kế hoạch hoặc định mức. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp phương pháp tổng hợp chi phí. c - Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức Trên cơ sở giá thành định mức hệ thống định mức tiêu hao lao động vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm đồng thời phải xác định số chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch do thoát ly định mức * Xác định giá thành định mức: Được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của một loại sản phẩm và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức sản phẩm. * Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức: Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức. * Xác định chênh lệch do thoát ly định mức: Đây là số chênh lệch do chi phí thực tế với chi phí định mức. Tập hợp và thường xuyên phân tích chênh lệch để kịp thời có những biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm những chi phí sản xuất. Sau khi xác định được giá thành định mức chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch do thoát ly định mức kế toán sẽ tính được giá thành thực tế sản phẩm theo công thức: d - Tính giá thành theo phương pháp cộng chi phí: Giá thành của từng sản phẩm tính bằng tổng các chi phí bỏ ra (kể cả các chi phí của từng giai đoạn) để tiến hành hoạt động sản xuất cho đến khi hoàn thành những sản phẩm đó. Trong đó: Z là tổng giá thành của sản phẩm. C1, C2,. .. Cn : là chi phí từng giai đoạn sản xuất. DĐK : Dư đầu kỳ, Dcc : Dư cuối kỳ. 3 - Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau điều đó thể hiện ở những đặc điểm sau: - Số lượng chi phí sản xuất đã tập hợp được ở trong kỳ theo từng đối tượng là cơ sở và căn cứ để tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng có liên quan. - Đối tượng tập hợp chi phí có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Trong nhiều trường hợp tại một số doanh nghiệp thì đối tượng tính giá thành đồng thời cũng là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí theo từng sản phẩm, từng công đoạn, phục vụ được công tác quản lý doanh nghiệp và quản trị nội bộ, thực hiện tốt vấn đề đòi hỏi xí nghiệp phải có trình độ quản lý kinh tế cao, chặt chẽ. Phần II Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp bao bì thuộc công ty xây dựng sông đà 12 I - Đặc điểm tình hình chung của xí nghiệp sản xuất bao bì, công ty xây dựng sông đà 12: 1 - Quá trình hình thành và phát triển: Xí nghiệp sản xuất bao bì là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty xây lắp, vật tư, vận tải Sông Đà 12. Trụ sở chính của Công ty Sông Đà 12 được đặt tại G9-Thanh Xuân Nam - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Công ty Sông Đà 12 có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập được mở tài khoản tại Ngân hàng và sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước. Kể từ khi thành lập năm 1980 đến nay Công ty Sông Đà 12 đã không ngừng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Với 2000 công nhân nhiều năm kinh nghiệm, trong đó có 140 kỹ sư và cử nhân, 1178 công nhân lao động lành nghề. Tính đến cuối năm 2005: Tổng số vốn của công ty là 33,5 tỷ đồng. Trong đó: Vốn cố định là 25,7 tỷ đồng. Vốn lưu động là 7,8 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2005 đạt 272 tỷ đồng lợi nhuận là 3,4 tỷ đồng. Năm 2006 đạt 308 tỷ động lợi nhuận là 4,1 tỷ đồng. Ngoài ra công ty có lực lượng, phương tiện hùng hậu trong các lĩnh vực xây lắp vận tải, bốc xếp với gần 200 phương tiện vận tải thuỷ, bộ siêu trường, siêu trọng và nhiều thiết bị xe máy, thi công xây lắp, san ủi các loại. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển trong 20 năm qua, Công ty xây lắp, vật tư, vận tải Sông Đà 12 cũng gặp không ít khó khăn nhất là giai đoạn 1990-1991 do cơ chế thị trường có nhiều sự thay đổi, đứng trước thách thức đó công việc thi công trên công trường giảm dần, số lượng vật tư xe máy, con người thừa ra. Nhưng bằng khả năng và quyết tâm của toàn thể cán bộ, công nhân Công ty chủ trương sắp xếp lại bộ máy quản lý, giảm các khâu trung gian, sử dụng chặc chẽ và hợp lý bộ máy cán bộ, công nhân theo đúng chế độ phân công và phân cấp của Tổng công ty, chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo sự tập trung thống nhất trong chỉ đạo, cho đến nay cơ bản đã được ổn định và bước vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc Công ty Phó giám đốc kinh tế kế hoạch Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kỹ thuật cơ giới Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư tiêu thụ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kỹ thuật xây lắp Phòng quản lý cơ giới Ban chỉ huy Tràng Kênh Chi nhánh Hoà Bình Chi nhánh Quảng Ninh Nhà máy Xi măng Sông Đà Xí nghiệp sản xuất bao bì XN Xây lắp vật tư vận tải SĐ 12 XN XL Điện nước SD 12 XN XL VT SĐ 12 Chi nhánh Hải Phòng Sơ đồ tổ chức quản trị của Công ty số 1 Qua sơ đồ ta thấy Công ty xây lắp, vật tư, vận tải Sông Đà 12 có 8 đơn vị trực thuộc nằm ở Hà Nội, Hoà Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nam với các ngành nghề kinh doanh đa dạng (theo giấy phép kinh doanh số 109967 ngày 16-1-2004 của Uỷ ban kế hoạch thành phố). Các hoạt động gồm có: - Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. - Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở,... - Xuất nhập khẩu thiết bị, xe máy, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của Tổng công ty. Với các chức năng trên công ty đã tham gia xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng đường dây dẫn và các trạm biến áp trọng điểm của Nhà nước như: Công trình thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Vĩnh Sơn, thuỷ điện Yaly, nhà máy xi măng Sông Đà, nhà máy xi măng Yaly, nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Hoà Bình, đường dây và trạm biến áp 500 Kv và nhiều công trình điện nước dân dụng khác. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công ty có nhà máy xi măng lò đứng công xuất 82.000 tấn/năm, sản phẩm là các loại xi măng PC 300, PC 400, chất lượng đã được hợp chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc gia 2682 năm 1992, năm 2004-2005 đoạt giải huy chương bạc về chất lượng của Bộ khoa học công nghệ và môi trường. Công ty có dây chuyền sản xuất cột bê tông ly tâm công xuất 2600 sản phẩm/năm cung ứng cho một số tỉnh và công trình, xí nghiệp sản xuất bao bì của công ty với sản phẩm chủ yếu là vỏ bao bì xi măng với công suất 20.000.000 tấn/năm. Trong vận tải bốc dỡ, công ty có lực lượng vận tải đường bộ, đường thuỷ lớn. Với 200 đầu phương tiện vận tải bộ, 23 đoàn xà lan vận tải thuỷ, cùng với đội quản lý kỹ thuật, công nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm tiếp nhận vật tư thiết bị, đặc biệt là hàng siêu trường, siêu trọng. Thời gian vừa qua công ty đã vận chuyển an toàn vật tư thiết bị cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Yaly,.. - Về gia công cơ khí và sửa chữa phương tiện giao thông vận tải, công ty đã tham gia gia công lắp ráp những sản phẩm cơ khí tại nhiều công trình như: nhà điều hành thuỷ điện Hoà Bình, cơ sở 2 Tổng công ty xây dựng Sông Đà tại Hà Đông, liên doanh Sông Đà jusong Hải Phòng đóng mời xà lan, sáng chế cải tạo nhiều phương tiện vận tải thuỷ, bộ. - Trong kinh doanh và nhập khẩu vật tư, thiết bị công ty có đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm đảm bảo cung ứng vật tư thiết bị, và tiếp thu khoa học công nghệ tiến tiến. Sau đây là số liệu về giá trị kinh doanh vật tư xuất nhập khẩu: Năm 2003 : 109.979 triệu đồng. Năm 2004 : 113.373 triệu đồng. Năm 2005 : 108.507 triệu đồng. Năm 2006 : 151.000 triệu đồng. - Công ty thực hiện hạch toán kinh tế và chịu trách nhiệm về kêt quả sản xuất kinh doanh đảm bảo lãi để lại sản xuất mở rộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn được giao. Đồng thời giải quyết thoả đáng, hài hoà lợi ích cá nhân người lao động theo kêt quả trong khuôn khổ luật pháp quy định. Công ty luôn quan tâm đến việc thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong đơn vị, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2 - Đặc điểm của xí nghiệp sản xuất bao bì: Do yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ngoài việc đảm bảo cung cấp kịp thời mọi yêu cầu cung ứng vật tư, thiết bị cho các công trình Công ty Sông Đà còn mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Xét thấy sản xuất vỏ bao, nhất là vỏ bao xi măng là một thị trường còn đang bỏ ngỏ nên căn cứ vào Quyết định số 93 TCT HĐQT ngày 19/9/2004 của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng Sông Đà và Quyết định số 5 TCT TCLĐ ngày 22/11/2004 của Tổng giám độc công ty xây dựng Sông Đà 12 đã quyết định thành lập xí nghiệp sản xuất bao bì, kể từ ngày 22/11/2004. Chức năng chính của xí nghiệp bao bì là chuyên sản xuất vỏ bao xi măng các loại theo chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện các hợp đồng về sản xuất vỏ bao với các đơn vị tổ chức kinh tế bên ngoài công ty. Ngoài ra xí nghiệp còn có chức năng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng thiết bị máy móc và tham gia xây dựng các công trình vừa và nhỏ. Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động với số vốn ban đầu ít ỏi, máy móc thiết bị còn thiếu so với sự nỗ lực cố gắng của Ban giám đốc, các phòng ban trong xí nghiệp, đã phối hợp chặt chẽ đề ra phương án kế hoạch sản xuất hợp lý phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ của xí nghiệp. Trang bị máy móc thiết bị tiên tiến, đa số nhập ngoại từ máy dệt, máy phức,... trị giá tài sản trên 7 tỷ đồng với công xuất hơn 20 triệu vỏ bao/năm sản phẩm của xí nghiệp đạt chất lượng cao giá cả hợp lý được khách hàng chấp nhận và rất tín nhiệm, nhiều đơn đặt hàng như công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Long Tho, Kim Đỉnh. Mặc dù là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc, chưa đủ tư cách pháp nhân và gặp nhiều khó khăn về vốn kỹ thuật song xí nghiệp đã không ngừng nghiên cứu thị trường, mở rộng sản xuất để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, hàng năm nộp ngân sách 800 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thu nhập ổn định cho gần 600 cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Hiện nay xí nghiệp có 3 cơ sở sản xuất (3 phân xưởng). Cơ sở 1 tại Ba La - Thị xã Hà Đông - Hà Tây. Cơ sở 2 tại Km 10 - đường Hà Nội - Hà Đông. Cơ sở 3 tại Sông Đà - Hoà Bình. 2.1 - Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp: Dây chuyền sản xuất vỏ bao xi măng phải qua nhiều công đoạn hao phí lao động trên sản phẩm lớn, công nhân làm việc tiếp xúc với sản phẩm trực tiếp và tiếng ồn do máy móc, tuy nhiên đội ngũ công nhân của xí nghiệp có trình độ tay nghề cao, am hiểu công nghệ, yêu nghề cùng với chế độ kiểm tra nghiêm ngặt nên chất lượng của xí nghiệp luôn luôn được nhiều khách hàng tín nhiệm. Hiện nay với dây chuyền tiên tiến, chủ yếu là nhập ngoại xí nghiệp phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí để lãi trên một đơn vị sản phẩm theo đơn đặt hàng là lớn nhất. 2.2 - Quy trình công nghệ sản xuất. Xí nghiệp sản xuất bao bì được thành lập nhằm sản xuất vỏ bao xi măng quy trình sản xuất theo kiểu liên tục hầu hết các máy móc được nhập ngoại, sản phẩm của xí nghiệp qua nhiều công đoạn đều được kiểm tra khắt khe nên chất lượng đạt tiêu chuẩn. Qui trình công nghệ: 1- Kéo sợi (sử dụng máy): Cả 3 phân xưởng đều có khả năng chế tạo ra bán thành phẩm sợi PP từ hạt nhựa PP thành sợi để dùng cho máy dệt ở công đoạn này có thu hồi phế liệu hỏng, rơi, vãi để sử dụng cho giai đoạn sau. 2- Dệt (sử dụng máy dệt): Đây là giai đoạn tiếp của công đoạn một sợi PP sẽ được dệt thành bao ống, hoạt động này cũng được diễn ra ở tại ba phân xưởng, và công đoạn này cũng có phế liệu thu hồi sau khi cắt trên máy Dệt để đưa vào tái sản xuất. 3 - Phức (sử dung máy) Tất cả các bao ống sau khi đã kiểm tra đạt chất lượng thì mới chuyển đến phân xưởng 1. ở đây máy sẽ tự động ép kết hợp một lớp giấy krapt với bao PP đã được dệt để thành tấm phức. 4 - Cắt gấp (dùng máy kết hợp với thủ công) Cũng tại phân xưởng 1 các vỏ bao ống đã được kiểm tra về tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cắt theo đúng kích cỡ quy định và theo đơn đặt hàng của khách. 5 - In (cũng sử dụng máy). Công đoạn này diễn ra cũng ở phân xưởng 1 vỏ bao sẽ in ấn theo mẫu mã chế bản in của từng loại vỏ bao theo đơn đặt hàng, như vỏ bao xi măng Hoàng Thạch, Kim Đỉnh, Long Tho. 6 - Seo (sử dụng máy): Từ đây tất cả các công đoạn còn lại sẽ được chuyển về phân xưởng 2 để hoàn thiện. Công đoạn Seo (hay cắt), các ruột bao bằng giấy sẽ được cắt máy ra theo kích cỡ quy định của từng loại. 7 - Lồng gấp: Đây là công đoạn thủ công người công nhân sẽ dùng tay lồng ruột bao đã được cắt ở công đoạn trên với vỏ bao đã in và gấp theo kích cỡ đã quy định. 8 - May: Từ bộ phận lồng gấp bao xi măng sẽ được chuyển sang bộ phận may kín đầu bao theo tiêu chuẩn quy định. 9 - Xăm: Sau khi bao đã được May và kiểm tra chất lượng máy sẽ tự động xăm tf 6 - 12 lỗ (tuỳ theo từng loại bao khác nhau), đường kính 1mm bằng các lần xăm để đảm bảo độ thông khí tốt khi đóng bao xi măng. Đặc biệt công đoạn này việc kiểm tra chất lượng đòi hỏi rất khắt khe để vỏ bao có thể chịu áp lực lớn, khi các nhà máy đóng bao không bị vỡ. Sơ đồ số 2 - Dây chuyền sản xuất Nhựa hạt PP Kéo sợi PP Phân xưởng I, II, III Dệt phân xưởng I, II, III Phức Cắt Gấp Phế liệu thu hồi Phế liệu thu hồi Thành phẩm nhập kho CTK Xăm may Lồng gấp Seo PX II 3 - Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và bộ máy quản lý xí nghiệp. 3.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý xí nghiệp Giám đốc xí nghiệp Ban tổ chức hành chính Ban tài chính kế hoạch KT Ban kinh tế kế hoạch Phó giám đốc công nghệ cơ giới Quản đốc phân xưởng I Phó giám đốc Kiêm quản đốc phân xưởng II Phó giám đốc phân xưởng III 3.2 - Đặc điểm chức năng nhiệm vụ của từng ban. Như vậy bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo kiểu tập trung. Trong đó: * Giám đốc xí nghiệp do Tổng giám đốc bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của giám đốc công ty xây lắp, vật tư, vận tải sông Đà 12 chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty xây lắp, vật tư, vận tải Sông Đà 12 và pháp luật Nhà nước về hoạt động sản xuất của xí nghiệp đồng thời trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: - Công tác tổ chức lao động tiền lương, hành chính, đời sống, công tác kinh tế tài chính, kế hoạch thống kê. - Công tác tiếp thị, tiêu thụ hàng hoá. * Phó Giám đốc kế hoạch công nghệ - Công tác quản lý công nghệ kỹ thuật - công tác thiết bị an toàn sản xuất và công tác sáng kiến cải tiến. * Phó Giám đốc kiểm quản đốc phân xưởng II Phụ trách điều hành toàn diện mọi hoạt động sản xuất của xí nghiệp tại cơ sở 2, chỉ đạo điều hành sản xuất theo kế hoạch của xí nghiệp, quản lý thiết bị vật tư, nhân lực, bảo vệ cho tầng nhà sản xuất an toàn, phòng chống cháy nổ. * Phó Giám đốc kiểm quản đốc phân xưởng III - Phụ trách điều hành công tác sản xuất theo kế hoạch của xí nghiệp tại phân xưởng III - Quản lý vật tư, nhân lực bảo vệ cho tầng nhà sản xuất an toàn, phòng chống cháy nổ. * Quản đốc phân xưởng I Phối hợp với Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất và trực tiếp chỉ đạo công việc sản xuất tại phân xưởng mình. * Ban tổ chức hành chính - Giúp việc và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Giám đốc xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo thực hiện về tổ chức lao động tiền lương. - Nắm bắt chặt chẽ toàn bộ nhân lực. - Đề xuất các kiến nghị sắp xếp lực lượng gián tiếp tinh giảm, gọn nhỏ - tổ chức công tác hành chính, bảo vệ, phục vụ tốt sản xuất. - Thường xuyên báo cáo đúng kỳ về công tác tổ chức lao động. - Quản lý công tác khen thưởng kỷ luật - quản lý theo dõi công văn đi đến chặt chẽ. * Ban Tài chính kế toán. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất để lựa chọn đề ra hình thức tổ chức bộ máy kế toán thích hợp xây dựng trình tự lập duyệt và luân chuyển chứng từ kế toán một cách khoa học hợp lý theo đúng quy đinhj của Nhà nước. - Tổ chức hệ thống kế toán tài khoản kế toán áp dụng trong đơn vị phù hợp tạo điều kiện cho việc điều hành quản lý kinh tế chặt chẽ có hiệu quả. - Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ kịp thời. - Tổ chức tuần hoàn chu chuyển, thu hồi vốn chấp hành chế độ tài chính của Nhà nước, quy định của Công ty, điều hành các định mức chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp và các dự toán chi phí khác. - Tổ chức công tác thông tin kinh tế kịp thời có hiệu quả. * Ban kinh tế kế hoạch - Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc Giám đốc trong các khâu xây dựng và chỉ đạo kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm, lập các báo cáo tình hình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Phân tích đánh giá giúp Giám đốc xí nghiệp trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, công tác điều động các nhân lực, để đảm bảo phục vụ các mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch. 4 - Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp sản xuất bao bì. Ban Tài chính kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, các nhân viên kế toán được sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Nhiệm vụ của ban là: lập và thực hiện tốt kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo mọi yêu cầu và xí nghiệp giao cho tổ chức việc thu nhận chứng từ ghi chép ban đầu chính xác, trung thực, thống nhất, tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý vốn và tài sản của xí nghiệp chặt chẽ. Hiện nay xí nghiệp có 3 phân xưởng đặt ở 3 nơi như đã giới thiệu ở trên, do đặc điểm của tình hình sản xuất kinh doanh và để đảm bảo cho yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính của xí nghiệp đã tổ công tác kế toán theo hình thức tập trung. áp dụng hình thức này sẽ đảm bảo sự thống nhất tập trung cao đối với công tác kế toán, tổng hợp chi phí sản xuất một cách kịp thời, đồng thời cũng tiện cho việc áp dụng phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại bộ máy kế toán sẽ gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán phân xưởng I Kế toán phân xưởng II Kế toán phân xưởng III Thủ quỹ Sơ đồ bộ máy kế toán. Trong sơ đồ này: * Kế toán trưởng là người giúp việc giám đốc về lĩnh vực quản lý tài chính và tổ chức hướng dẫn ghi chép hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổ chức điều khiển mọi hoạt động kế toán chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước. Kiểm tra mọi hoạt động kinh tế của đơn vị, phát hiện và ngăn ngừa những vi phạm trong công tác quản lý kinh tế. Trực tiếp chịu trách nhiệm hướng dẫn về mặt nghiệp vụ kế toán tài chính trước kế toán tài chính trước kế toán trưởng của Công ty xây lắp, vật tư, vận tải Sông Đà 12. Ngoài ra còn lo vốn và công tác thu hồi vốn, làm thủ tục giải quyết nợ cho các đơn vị theo dõi hợp đồng mua, bán, đơn đặt hàng. * Kế toán tổng hợp. - Kiêm kế toán tiêu thụ - chi tiền mặt theo dõi công nợ, phải thu, phải trả khác, phải trả nội bộ - vào sổ nhật ký chung - ghi toàn bộ hoá đơn tài chính, hàng tháng viết phiếu xuất hàng bán cho các đơn vị. - Tham gia lập báo cáo tài chính định kỳ tháng, quý, năm. - Chịu trách nhiệm trước số liệu báo cáo của mình * Kế toán phân xưởng: Cả 3 kế toán 3 phân xưởng đều có chung nhiệm vụ: - Hàng tháng căn cứ vào chứng từ lĩnh vật tư kế toán có nhiệm vụ viết phiếu xuất vật tư. - Định kỳ cuối mỗi tháng phải báo cáo vật tư thừa thiếu cho kế toán trưởng và giám đốc xí nghiệp. - Làm lương khoán hàng tháng cho công nhân tại phân xưởng theo quyết định số 40 TCT HĐQT. - Hàng tháng tập hợp chi phí của phân xưởng để làm cơ sở cho việc tính giá thành, tham gia kiểm kê lượng sản phẩm dở dang để báo cáo cho kế toán trưởng. - Chịu trách nhiệm trước số liệu báo cáo của mình. * Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ tiền của xí nghiệp, căn cứ vào chứng từ như, phiếu thu chi đã được kế toán trưởng và Giám đốc duyệt thu chi tiền mặt, hàng ngày xác định vào báo cáo số dư tồn quỹ mỗi ngày, kiểm kê niêm phong quỹ. - Đóng chứng từ theo thứ tự ghi sổ nhật ký chung và lưu chứng từ kế toán của xí nghiệp. II - Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. 1 - Đặc điểm chi phí, phân loại chi phí: a - Đặc điểm chi phí. Tại xí nghiệp bao bì thuộc Công ty xây lắp, vật tư, vận tải Sông Đà 12. Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất mỗi xí nghiệp phải chi ra, để tiến hành sản xuất nó được thể hiện về mặt giá trị bằng tiền chi phí sản xuất trong xí nghiệp, gồm nhiều khoản chi phí khác nhau về nội dung kt, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí của nó trong việc tạo ra sản phẩm, việc hạch toán chi phí theo từng giai đoạn sẽ nâng cao tính chất chi tiết của thông tin kinh tế phục vụ đắc lực cho công tác quản lý đồng thời tạo cơ sở cho việc phấn đấu giảm chi phí của xí nghiệp, hạ giá thành sản phẩm. b - Phân loại chi phí gồm có: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong đó có: giấy krapt, nhựa PP, chỉ may, mực in và các nguyên liệu, nhiên liệu khác như xăng dầu, điện nước, phục vụ trực tiếp vào sản xuất. * Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lượng của công nhân trực tiếp sản xuất của nhân viên quản lý phân xưởng. * Chi phí sản xuất chung: là những chi phí sản xuất tại phân xưởng, mà không hạch toán vào chi phí nói trên, bao gồm chi phí về vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ và những chi phí bằng tiền khác. 2 - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp là những sản phẩm những quy trình sản xuất theo từng công đoạn sản xuất, từ khi mới bắt đầu cho đến khi công đoạn hoàn thành sản phẩm nhập kho đều được mở riêng từng sổ chi tiéet các chi phí sản xuất theo khoản mục. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Quá trình theo dõi số liệu tập hợp chi phí trên sổ chi tiết được tiến hành hàng ngày, liên tục và có phân tích đánh giá so sánh với khối lượng sản phẩm thực tế phản ánh kịp thời tình hình sản xuất và giúp cho công tác quản lý của xí nghiệp đạt hiệu quả. 3 - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 3.1 - Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm vì vậy việc hạch toán chi phí này chính xác và đầy đủ có ý nghĩa quan trọng, trong quản lý chi phí đồng thời nó đảm bảo tính chính xác trong giá thành sản phẩm. Để quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất tránh mọi thất thoát hao hụt đòi hỏi hạch toán nguyên vật liệu phải cụ thể, căn cứ vào nguyên vật liệu xuất kho để hạch toán chi phí nguyên vật liệu kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho vào bảng kê xuất kho nguyên vật liệu, bảng kê luỹ kế nhập tồn, áp dụng đơn giá vật liệu xuất kho bằng phương pháp bình quân gia quyền. Căn cứ vào số lượng vật liệu tồn kho trong kỳ, phiếu xuất kho kế toán tính đơn giá bình quân và ghi vào sổ * Tài khoản sử dụng: Để tổng hợp chi phí NVL xuất dùng trong kỳ kế toán sử dụng. TK 621 không chi tiết cho từng phân xưởng, tổ đội. - Cùng phiếu xuất kho, bảng kê xuất kho là sổ nhật ký chung và sổ cái TK 621. Sổ cái TK 152 để phản ánh các nghiệp vụ kế toán liên quan đến xuất kho vật liệu. * Phương pháp: Vì đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ xí nghiệp đang sản xuất một loại sản phẩm do đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, được tập hợp trực tiếp, giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, được tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ, không chi tiết cho từng phân xưởng, từng tổ đội. * Trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Biểu mẫu số 01 Đơn vị XNSX Bao bì Địa chỉ: Cơ sở II Số: 563 Phiếu xuất kho Ngày 30 - 9 - 2007 Mẫu số 02 CD: Số 141 - TC/CĐKINH Tế Ngày 1 -11 - 2003 của Bộ tài chính Nợ: Có: Họ tên người nhận hàng : Trịnh Công Luyện (Tổ Seo) Lý do xuất : Phục vụ sản xuất Xuất tại kho : Bà Tuyết STT Tên nhãn hiệu qui cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 4 1 Giấy Krup khổ 1020mm kg 1.942 13.688.503 Xuất ngày 29/9/2007 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho Biểu mẫu số 02 Công ty XL.VT.VT Sông Đà 12 Xí nghiệp sản xuất bao bì cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc – ² — Bảng kê xuất kho vật tư Tháng 9 năm 2007 Kho: Bà Tuyết Mã vật tư Phiếu xuất Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Số Ngày 152290001 563 30/9 Trịnh Công Luyện (Tổ Seo) Giấy Krapt khổ 1020 mm kg 1942 7358 13.688.503 52500001 564

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0594.doc
Tài liệu liên quan