LỜI MỞ ĐẦU
Phần I: Tổng quan về công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại VIRESIN 1
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
1.1.Quá trình hình thành của Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại viresin 1
1.2. Lĩnh vực hoạt động SXKD của công ty. 1
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 và 2007. 2
3. Đặc điểm quy trình kinh doanh, cung cấp lao vụ dịch vụ. 2
4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh 2
4.1. Tổ chức bộ máy quản lý 2
4.2- Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh 4
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại VIRESIN 5
1. Tổ chức bộ máy kế toán: 5
2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty 5
3. Tổ chức công tác và phương pháp kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại VIRESIN 6
3.1- Kế tóan vốn bằng tiền: 6
3.1.1- Kế toán tiền mặt 7
3.1.2- Kế toán tiền gửi ngân hàng 7
3.2- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ 8
3.2.1- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) 9
3.2.2- Phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất: 11
3.2.3.phương pháp tính giá thành tại Công ty 12
3.3- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 13
3.4- Kế toán tài sản cố định 14
3.5- Kế toán nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ 16
Phần III: Thu hoạch và nhận xét 18
1.Thu hoạch 18
2. Một số nhận xét về công tác kế toán tại Công ty TNHH một thành viên thương mại viresin 18
2.1. Ưu điểm: 18
2.2. Nhược điểm: 19
3. Một số ý kiến đóng góp: 19
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
43 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán tại công ty tnhh một thành viên thương mại Viresin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán.
- Vốn bằng tiền của Công ty bao gồm tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng.
- Để quản lý vốn bằng tiền, kế toán phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và chế độ quản lý lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước sau đây:
+ Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.
+ Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và được theo doĩ chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007” ngoại tệ các loại”. Vào cuối kỳ, kế toán phảI điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo tỷ giá thực tế.
+ Kế toán phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số tiền hiện có tại quỹ và tình hình biến động của vốn bằng tiền. Theo dõi chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu - chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
3.1.1- Kế toán tiền mặt
- Kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ: Phiếu thu tiền mẫu 01-TT(BB) và phiếu chi tiền mẫu 02-TT(BB)
- Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép, phản ánh vào các sổ kế toán liên quan bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt; Các sổ kế toán tổng hợp; Sổ kế toán chi tiết tiền mặt
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 111 tiền mặt với 2 TK cấp 2 mà công ty sử dụng là:
+Tài khoản 1111- Tiền Việt Nam
+Tài khoản 1112 – Ngoại tệ
Vd: Phiếu chi số 02 ngày 16/3 ( biểu số 23): Công ty TNHH một thành viên TM VIRESIN thanh toán tiền mua hàng ở tháng trước nay trả bằng tiền mặt, số tiền là : 24.400.000đ. Kế toán định khoản nhu sau.
Nợ TK331: 24.400.000đ
Có TK111 : 24.400.000đ
3.1.2- Kế toán tiền gửi ngân hàng
- Kế toán TGNH sử dụng các chứng từ sau: Giấy báo nợ, giấy báo có, bảng kê của Ngân hàng, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản.
- Tài khoản sử dụng: 112- Tiền gửi ngân hàng Với 2 TK cấp 2 mà tại công ty sử dụng chủ yếu là:
+ Tài khoản 1121- Tiền gửi ngân hàng bằng VNĐ
+ Tài khoản 1122 – Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ
* Ví dụ : Phiếu thu số 01 ngày 7/3( biểu số 24 ): Công ty rút TGNH công thương Việt Nam về quỹ tiền mặt : 70.000.000đ. Kế toán tiến hành định khoản như sau :
Nợ TK111: 70.000.000đ
Có TK112: 70.000.000đ
3.1.3- Kế toán tiền đang chuyển
- Kế toán tiền đang chuyển tại công ty bao gồm: Thu tiền mặt hoặc nộp séc thẳng vào ngân hàng; Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác.
- Tài khoản sử dụng: 113 Tiền đang chuyển với 2 TK cấp 2 là:
+ Tài khoản 1131 : Tiền đang chuyển bằng VNĐ
+ Tài khoản 1132: Tiền đang chuyển bằng ngoại tệ
* Ví dụ: Ngày 18/3 Anh Nguyễn Đức Cảnh thuộc Công Ty SAVICO đã thanh toán tiền nợ cho Công Ty 18.000.000đ. Công Ty đã chuyển thẳng số tiền vào ngân hàng SACOMBANH theo số tài khoản 010245736. Căn cứ vào biểu đồ 26 và phiếu thu so 06. Kế toán tiến hành định khoản như sau :
Nợ TK 113:18.000.000đ
Có TK 131:18.000.000đ
3.2- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ
- Chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.
- Đối tượng kế toán hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.Tại công ty, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng, từng đội sản xuất.
- Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
- Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
TK 627- Chi phí sản xuất chung :
TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
3.2.1- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu Trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất hoặc thực hiện các lao vụ dịch vụ khác trong các doanh nghiệp. Chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên nó thường được xây dựng thành các định mức và quản lý theo các định mức chi phí đã xây dựng.
Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tiến hành xác định chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp trong kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí, tổng hợp theo từng tài khoản sử dụng, lập bảng phân bổ chi phí vật liệu làm căn cứ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi tiến hành tập hợp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm nào phải tính vào chi phí sản xuất trong kỳ cho sản xuất sản phẩm đó trên cơ sở các chứng từ gốc liên quan.
- Cuối kỳ hạch toán và khi hoàn thành sản xuất phải kiểm kê lại vật liệu để giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho đối tượng tập hợp chi phí nếu có
- Thông qua kết quả tập hợp chi phí vật liệu tiêu hao thực tế kế toán tiến hành kiểm tra đối chiêú với mức dự toán nhằm phát hiện kịp thời những mất mát thiếu hụt hay khả năng tiết kiệm của doanh nghiệp.
* Ví dụ:
Theo phiếu xuất kho số 16 : Công Ty xuất chị :Nguyễn Huyền Thu ở bộ phận xưởng:( Biểu đồ 1)
5 cọc tem bình (200 tem ). Giá mỗi tem là 2500đ..
50kg màng co bình giá:279.000đ/1kg
25 Cọc tem nắp (1000 tem ) . giá mỗi tem là 550đ
Băng dính 15 cọc .Giá mỗi cọc là 3500đ
70kg màng co nắp giá :57.000đ/1kg
Cuối tháng còn lại 15kg màng co bình chị Thu đã nộp lại về kho của Cty. Kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 621: 18.018.750đ
Có TK 152: 18.018.750 đ
Nợ TK 152 : 4.185.000đ
Có TK 621 : 4.185.000đ
- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất thi công xây lắp hoặc thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, lượng phụ, các khoản phụ cấp,...Tổng chi phí nhân công trực tiếp được tính vào giá thành sản phẩm căn cứ vào bản phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính vào đối tượng tập hợp phi phí có liên quan. Tuy nhiên nếu tổng chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng thì có thể tập hợp chung rồi phân bổ theo các tiêu chuẩn thích hợp. Tiền lương có thể phân bổ theo định mức chi phí nhân công trực tiếp, giờ công lao động...
Vd: Theo biểu số 7 và 8, căn cứ vào chứng từ số 85 89 ngày 28/3 Công ty phảI thanh toán tiền lương cho phân xưởng tem mác và lương công nhân trong công ty . Trích lập quỹ nộp BHYT, KPCĐ ,BHXH .Kế toán định khoản như sau :
Nợ TK 622: 30.896.955 đ
Có TK 334 : 27.758.000đ
Có TK 338 : 3.138.955 đ
- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung trong từng đội xây lắp bao gồm:
Lương nhân viên quản lý đội sản xuất; BHXH, BHYT,KPCĐ trích trên tổng lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý đội, kế toán đội sản xuất, Chi phi vật liệu, công cụ dùng cho quản lý đội; Chi phí khấu hao TSCĐ không phải là máy sản xuất sử dụng ở đội; Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí sản xuất sau khi đã tập hợp riêng cho từng khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và Chi phí sản xuất chung cần được kết chuyển để tập hợp Chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp Chi phí sản xuất ( Công trình, hạng mục công trình).
VD: Để hạch toán chi phí sản xuất chung , căn cứ vào sổ cái TK 627 ,ngày 28/3 tổng chi phí sản xuất chung phát sinh là 269.932.852 đ. KT hạch toán như sau :
Nợ TK 627 :269.932.852đ
Có TK 334 :50.470.900đ
Có TK 338 :9.589.471đ
Có TK 152 : 67.798.500đ
Có TK 214 :137.212.400đ
3.2.2- Phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất:
Theo cách hạch toán trên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định là sản phẩm sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất, cho nên các chi phí sản xuất phát sinh đựơc theo dõi cho từngđội sản xuất hoàn thành theo giai đoạn quy ước. Cụ thể mỗi đối tượng tập hợp chi phí được theo dõi với các yếu tố chi phí: Nguyên vật liệu trực tiếp; Nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung
Từ các tờ kê chi tiết chi từng công trình kế toán tiến hành tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng theo từng yếu tố chi phí để làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng, quý đựơc phản ánh trên một dòng. Là ghi vào các cột chi phí tương ứng.
Đồng thời, cuối mỗi tháng, quý từ các nghiệp vụ kinh tế đã được ghi vào sổ cái: TK 621, 622, 627. Kế toán tính toán tổng hợp chi phí trên toàn công ty, kết chuyển sang nợ TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
VD : Biểu số 5 phần phụ lục
Căn cứ vào số liệu tháng 3 năm 2008 , sau khi đã tập hợp phân bổ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất ,kế toán kết chuyển như sau :
Nợ TK 154 : 323.033.557 đ
Có TK 621 : 22.203.750 đ
Có TK 622 :30.896.955 đ
Có TK 627 : 269.932.852đ
3.2.3.phương pháp tính giá thành tại Công ty
Công việc tính giá thành tại Công ty luôn diễn ra từng tháng, cuối mỗi tháng kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng và đánh giá SP DD của tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Do Công ty có quy trình sản xuất qua hai gia đoạn nên áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp "Tính giá thành phân bước". Mỗi công đoạn sản phẩm được trích theo phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp). Trên cơ sở số liệu về chi phí sản xuất đã tổng hợp ở những tài khoản kế toán chi tiết từng công đoạn, công thức tính như sau :
- Tổng Z SP hoàn thành trong kỳ = CDD đầu kỳ + C PS trong kỳ - C DD cuối kỳ
Tổng Z SP hoàn thành trong kỳ
- Z đơn vị SP =
Sản lượng hoàn thành trong kỳ
VD :Để phù hợp với tình hình sản xuất và kinh doanh ,Công ty TNHH một thành viên thương mại VIRESIN chọn cách tính giấ sản phẩm theo phương pháp tính giá thành giản đơn .
Với số liệu của Công ty trong tháng 3 năm 2008, ta có :
Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kì : 22.203.750 đ
Chi phí nhân công trực tiếp : 30.896.955 đ
Chi phí sản xuất chung : 269.932.852 đ
Kết quả sản xuất : Hoàn thành 25.789 bình nước tinh khiết ZEUS . Như vậy ,giá thành của một bình nước sẽ là :
269.932.852 + 30.896.955 + 22.203.750
= 12.526 đ
25.789
Sản phẩm hoàn thành đem nhập kho ,kế toán định khoản :
Nợ TK 155 : 323.033.014 đ
Có TK 154 : 323.033.014 đ
3.3- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Đối với lao động trực tiếp sx,Công ty áp dụng hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành
Tổng lương nhận được trong tháng
=
Hệ số lương x 540.000
x
Công thực tế
x
Hệ số cấp bậc
x
Mức độ hoàn thành
Ngày công chế độ
từ” Bảng chấm công” do tổ trưởng theo dõi .
Cuối tháng, từ các chứng từ phát sinh ở các tổ :Bảng chấm công, bảng theo dõi khối lư Trong đó : tổng số công và số công của tổng công nhân trong tháng được lấy ợng công việc Sau đó các chứng từ này được chuyển lên phòng kế toán để tính lương và thanh toán cho người lao động.Kế toán thanh toán lập “Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương” của từng tổ.
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 334: Phải trả cho người lao động
VD: ( Bảng tổng hợp lương tháng 3 – biểu 18 )
Công ty áp dụng hình thừc trả lương trên cho chị Nguyễn Huyền Trang ở phòng kĩ thuật công nghệ. Ngày làm thực tế là 26 ngày. Căn cứ vào cách tính lương như trên thi tổng thu nhập của chị Trang trong tháng 3 sẽ là:
Tổng lương 540.000 * 2,75 *26 *2,2 *1
Nhận trong = =3.553.200đ
Tháng 26
Các khoản khấu trừ = trích 5% BHXH + 1% BHYT
=85.900 + 17.200 =103.100đ
Lương thực lĩnh =3.553.200 - 103.100 = 3.450.100
Căn cứ vào lương tháng 3 trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán định khoản:
Nợ TK 622: 245.133.455
Có TK 334 : 205.994.500
PX tem mác : 52.985.900
PX đóng thành phẩm:74.530.600
PX gò, hàn, bao bì:78.478.000
Có Tk 338 : 39.138.955
338(2): 4.119.890
338(3) : 30.899.175
338(4) : 4.119.890
Cuối kì ,kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành SP theo từng đối tượng hạch tóan chi phí , KT ghi :
Nợ TK 154 : 245.133.455
Có TK 622 : 245.133.455
3.4- Kế toán tài sản cố định
- Tại công ty cổ phần 482, các loại tài sản cố định chủ yếu là: Nhà xưởng, máy móc, các loại phương tiện vận tải, thiết bị và dụng cụ quản lý.
- Các Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Xác định đối tượng hạch toán TSCĐ hợp lý; Phân loại TSCĐ một cách khoa học; Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ chính xác.
- Kế toán chi tiết tài sản cố định tại công ty gồm:
+ Lập và thu nhập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ ở doanh nghiệp, bao gồm các chứng từ sau: Biên bản giao nhận TSCĐ( mẫu số 01-TSCĐ); Biên bản thanh lýTCSĐ( mẫu số 02-TSCĐ);Biên bản kiểm kê TSCĐ( mẵu số 04-TSCĐ); Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ( mẫu số 06-TSCĐ)
+ Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ chức kế toán chi tiết ở các đơn vị sử dụng TSCĐ.
- Phương pháp tính khấu hao ở công ty: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp khấu hao bình quân, phương pháp khấu hao tuyến tính cố định)
Ví dụ:
* Trường hợp tăng tài sản cố định :
1.Theo biểu số 20 va 25, phiếu chi số 07 Công ty chuyển tiền gửi NH mua 1 TSCĐHH bằng quỹ phát triển kinh doanh, số tiền là 143.000.000đ, trong đó thuế GTGT là 1.430.000đ. Chi phí vận chuyển TSCĐ đã chi bằng TM: 5.000.000đ. Kế toán định khoản như sau:
1a- Nợ TK 211 : 149.430.000đ
Nợ TK 133(2) : 1.430.000đ
Có TK 111 : 5.000.000đ
Có TK 112 : 143.000.000đ
1b- Nợ TK 414: 149.430.000đ
Có TK 411 : 149.430.000đ
* Trường hợp giảm tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định :
2- Theo biểu đồ số 21 và 22 , phiếu chi số 08 và phiếu thu số 25.Công ty tiến hành thanh lý 1 TSCĐHH không thể sử dụng được nữa (1 xe ôtô Toyota) TSCĐ có nguyên giá là 350.000.000đ, giá trị hao mòn đã tính cộng dồn là 350.000.000đ.
- Chi phí thanh lý bao gồm :
+ Chi TM : 1.000.000đ
+ Xuất NVL theo giá thực tế : 9.000.000đ
+ Tiền lương phải trả CN : 125.000.000đ
+ Chi phí phải trả cho bên ngoài là : 7.000.000đ
- Số thu về thanh lý bao gồm :
+ Số thu TM : 12.000.000đ
+ Thu hồi bằng phế liệu trị giá : 140.000.000đ
Kế toán Công ty tiến hành định khoản như sau:
2a- Nợ TK 214 : 350.000.000đ
Có TK 211: 350.000.000đ
2b- Nợ TK 811 : 142.000.000đ
Có TK 111 : 1000.000đ
Có TK 152 : 9000.000đ
Có TK 334 : 125.000.000đ
Có TK 331 : 7000.000đ
2c- Nợ TK 111 : 12.000.000đ
Nợ TK 152 : 140.000.000đ
Có TK 711 : 152.000.000đ
3.5- Kế toán nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ
- Khái niệm về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
+ Nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng.
- Giá vật tư xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Kế toán chi tiết vật tư tại công ty: áp dụng theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
- Kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Tài khoản sử dụng: gồm 2 tài khoản
+Tài khoản 152 : Nguyên vật liệu
+Tài khoản 153 : Công cụ , dụng cụ
Ví dụ:
Trong tháng 03/2008, phòng kế toán Công ty nhận được các chứng từ sau :
- Hóa đơn GTGT 3/5 Công ty mua nguyên vật liệu chính của Công ty nhua Song long, hàng đã nhập kho theo phiếu nhập số 7 ngày 3/3. Giá mua chưa có thuế GTGT : 18.500.000đ, thuế đầu vào là 1.850.000đ giá HT 2.000.000đ.
Nợ TK 152 : 18.500.000đ
Nợ TK 133(1) : 1.850.000đ
Có TK 311 : 20.250.000đ
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu chi số 156 ( biểu số 3 ), chi tiền vận chuyển NVL về nhập kho Công ty với số tiền là: 2.000.000đ. Kế toán định khoản:
Nợ TK 152 : 2.000.000đ
Có TK 111 : 2.000.000đ
Ví dụ: Căn cứ vào Phiếu chi số 157 ( biểu số 4 ) Công ty chi tiền vận chuyển CCDC về nhập kho Công ty số tiền là : 600.000đ. Kế toán định khoản:
Nợ TK 153 : 600.000đ
Có TK 111: 600.000đ
Phần III: Thu hoạch và nhận xét
1.Thu hoạch
Công ty TNHH một thành viên thương mại viresin mặc dù mới đi vào hoạt động, song với nỗ lực của bản thân công ty cũng như sự giúp đỡ của cơ quan hữu quan và đơn vị chủ quản, Công ty đã từng bước đứng vững và phát triển trong điều kiện kinh tế thi trường như hiện nay. Sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế, trong đó trọng tâm là công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đã giúp cho công ty từng bước hoà nhập với nhịp điệu phát triển kinh tế đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
2. Một số nhận xét về công tác kế toán tại Công ty TNHH một thành viên thương mại viresin
Dưới góc độ là một sinh viên thực tập tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số đánh giá về những ưu điểm và những mặt còn tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH một thành viên thương mại viresin
2.1. Ưu điểm:
- Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thi trường. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được cập nhật một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời đã góp phần phục vụ đắc lực cho công tác phân tích kinh tế, công tác quản lý kinh tế.
- Bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo về toàn bộ thông tin kế toán trong công ty. Đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực. Mặt khác công ty đã ứng dụng phần mềm tin học kế toán vào các phần hành thực tế đã giảm bớt đáng kể khối lượng công việc kế toán của công ty.
- Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán thực hiện tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình trong tháng, từng quý một cách rõ ràng, đơn giản, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Chi phí sản xuất chung của công ty được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. Điều này giúp cho việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác và đầy đủ.
2.2. Nhược điểm:
- Công ty chưa áp dụng một cách đúng đắn triệt để các nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất theo quy định, đặc biệt là chứng từ chi tiêu cấp đội phần lớn là không hợp lý hợp lệ.
-Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung của Công ty còn nhiều điểm chưa hợp lý.
-Việc đánh giá sản phẩm làm dở chưa phân định rõ cho từng khoản mục nên không tạo điều kiện cho việc chỉ đạo sát đúng trong sản xuất.
-Về chi phí máy thi công: Kế toán Công ty không thực hiện hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công vào TK 6231 - Chi phí nhân viên máy thi công mà lại hạch toán vào chi phí sản xuất chung (TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng).
3. Một số ý kiến đóng góp:
- ý kiến về tổ chức công tác chi phí sử dụng máy thi công.
ở Công ty, tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công đều được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. TK 6231 - Chi phí nhân viên máy thi công mặc dù có trong hệ thống TK sử dụng nhưng trên thực tế lại không được đề cập đến. Lý giải vấn đề này, kế toán Công ty cho rằng do chi phí nhân viên máy thi công phát sinh rất ít, công nhân điều khiển máy chủ yếu là làm công việc khác. Tuy nhiên về mặt tổng quát con số tổng cộng về CPSX và giá thành không đổi nhưng điều này sẽ cản trở công tác phân tích, quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của lãnh đạo Công ty.
Để khắc phục tồn tại này rất đơn giản, kế toán công ty khi hạch toán chi phí nhân viên máy thi công phải ghi nợ vào TK 6231 - Chi phí nhân viên máy thi công thay vì TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
- ý kiến về luân chuyển chứng từ:
Về điểm này, em xin kiến nghị Công ty nên có biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán xí nghiệp, yêu cầu phải hoàn trả chứng từ đúng thời gian quy định, nhắc nhở hoặc có hình thức kỉ luật đối với những người vi phạm nhiều lần
Kết luận
Trong điều kiện hiên nay ,vấn đề chi phí và giá thành là rất quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp nhạy bén hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình .Chính vì vậy việc tổ chức kế toán khoa học hợp lí sẽ giúp nhà quản lí nắm bắt thông tin một cách kịp thời nhanh chóng .Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một phần trong công tác kế toán song nó giúp cho doanh nghiệp hoạt động đạt kết quả cao hơn.
Qua 2 tuần tìm hiểu thưc tế tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại VIRESIN, em đã có những kinh nghiệm hơn cho bản thân . Nó giúp em củng cố những kiến thức học ở trường và còn giúp em hiểu hơn về công tác kế toán .Vì thòi gian kiến thức còn hạn chế nên trong bài báo cáo này sẽ có nhiều thiếu sót .Em mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy cô giáo để bài báo cáo này có thể hoàn thiện hơn nữa .
Cuối cùng em xin cảm ơn cô giáo đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình ,em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cùng các anh chị trong phòng kế toán đã giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành bài báo cáo này.
mục lục
Trang
Phụ lục
Biểu bảng 1: Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 và 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Các chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ lệ so sánh 2006 và 2007
Tương đối
Tuyệt đối
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
94.518,515
96.088,273
101,66%
1.569,758
2
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV
94.518,515
96.088,273
101,66%
1.569,758
3
Giá vốn hàng bán
83.662,712
84.701,594
101,24%
1.038,882
4
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV
10.855,802
11.386,679
104,89%
530,877
5
Doanh thu hoạt động tài chính
48,967
52,256
106,72%
3,289
6
Chi phí tài chính
3.851,927
3.356,706
87,14%
-(495,221)
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
6.252,150
6.282,262
100,48%
30,112
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
800,691
1.799,966
224,80%
999,275
9
Thu nhập khác
1.715,684
1.391,095
81,08%
-(324,589)
10
Chi phí khác
426,357
173,124
40,61%
-(253,233)
11
Lợi nhuận khác
1.289,327
1.217,970
94,47%
-(71,357)
12
Tổng lợi nhuận kế toán trớc thuế
2.090,019
3.017,937
144,40%
927,918
13
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
421,468
421,468
14
Lợi nhuận sau thuế TNDN
2.090,019
2.596,468
124,23%
506,449
15
Số công nhân viên
317 người
364 người
47
16
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
1,54
1,71
111,04%
0,17
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc
Phòng Kinh doanh tiếp thị
Phòng kế toán tài vụ
Phòng nhân
chính
Phòng vật tư thiết bị
Phòng kỹ thuật chất lượng
Phó GĐ KD
Phó Giám Đốc KT
tththithuật
Sơ đồ 2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Trưởng phòng kế toán
- Kế toán TT Kế toán Kế toán TSCĐ Thủ
- Kế toán VL, tổng hợp kế toán NH quỹ
công nợ
Kế toán thống kê các đội sản xuất
Biểu số 1 :
Công Ty TNHH một thành viên thương mại VIRESIN
Phiếu xuất kho nguyên liệu
Ngày 05/03/2008 Số 16
Người nhận hàng : Nguyễn Huyền Thu
Địa chỉ : bộ phận sản xuất
Lý do xuất kho : xuất sản xuất
(sản xuất nước tinh khiết )
STT
Mã số
Tên nguyên liệu
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
TL002
Màng co bình
Kg
50
50
279
13.950.000
2
TL001
Tem bình
Cọc
5
5
2.500
12.500
3
TL0028
Tem Nắp
Cọc
25
25
550
13.750
4
TL0010
Băng dính
Cọc
15
15
3.500
52.500
5
TL0088
Màng co nắp
Kg
70
70
57.000
3.990.000
Tổng Cộng
165
165
18.018.750
Bằng chữ : Mười tám triệu không trăm mười tám ngàn đồng chẵn . /
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ Kho Phụ trách KHVT
Biểu số 2 :
Công Ty TNHH một thành viên thương mại VIRESIN
Phiếu NHập Kho
Ngày 03/03/2008 Số 28
Tên người giao hàng : Công ty Nhựa Song Long
Theo chứng từ số 66
Nhập tại kho NVL chính
STT
Tên hàng
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Bình 5GL
TL0086
Bình
1.000
20.250
20.250.000
Tổng cộng
1.000
20.250.000
Tổng số tiền : Hai mươI triệu hai trăm năm mươI ngàn đồng chẵn./
Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng giám đốc
Biểu số 3:
Công Ty TNHH một thành viên thương mại VIRESIN
Phiếu Chi
Ngày 3tháng 3 năm 2008
Số : 156
Họ ,tên người nhận tiền : Vũ Hoàng Long
Địa chỉ : Công ty vận chuyển GTK
Lý do chi : Chi phí vận chuyển NVL về nhập kho
Số tiền: 2.000.000đ (viết bằng chữ ) : Hai triệu đồng chẵn ./
Người lập KT trưởng Người nhận Thủ quỹ Giám đốc
Biểu số 4:
Công Ty TNHH một thành viên thương mại VIRESIN
Phiếu Chi
Ngày 3 tháng 3 năm 2008
Số : 157
Họ ,tên người nhận tiền : Nguyễn Chí Thành
Địa chỉ : Công ty vận chuyển GTK
Lý do chi : Chi phí vận chuyển CCDC về nhập kho
Số tiền: 6.00.000đ (viết bằng chữ ) : Sáu trăm ngàn đồng chẵn ./
Người lập KT trưởng Người nhận Thủ quỹ Giám đốc
Biểu số 5:
Công Ty TNHH một thành viên thương mại VIRESIN
Sổ chi tiết
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tháng 03/2008
(ĐVT: đồng )
Chứng từ
Diễn giải
TK
Số phát sinh
Số
Ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5652.doc