Đề tài Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp H36

NỘI DUNG Trang

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương1: Những vấn đề lí luận cơ bản về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. 5

1.1 Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 5

 1.1.1 Yêu cầu quản lí chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 5

 1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 5

 1.1.2.1 Vai trò 5

 1.1.2.2 Nhiệm vụ 6

1.2 Chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6

 1.2.1 Chi phí sản xuất 6

 1.2.1.1 Khái niệm 6

 1.2.1.2 Bản chất và nội dung của chi phí sản xuất 7

 1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất 7

 1.2.2 Giá thành sản phẩm 9

 1.2.2.1 Khái niệm và bản chất của giá thành 9

 1.2.2.2 Phân loại giá thành 9

 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 10

1.3 Công tác kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 11

 1.3.1 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 11

 1.3.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11

 1.3.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 12

 1.3.4 Chứng từ và tài khoản sử dụng 13

 1.3.5 Kế toán tập hợp hợp chi phí sản xuất 14

 1.3.5.1 Kế toán tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp 14

 1.3.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 15

 1.3.5.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 17

 1.3.5.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 19

 1.3.5.5 Kế toán chi phí trả trước và chi phí phải trả 23

 1.3.5.6 Kế toán thiệt hại trong sản xuất 31

 1.3.5.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 31

1.4 Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp 32

 1.4.1 Đối tượng tính giá thành trong kì 32

 1.4.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 32

 1.4.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 33

 1.4.3.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn 34

 1.4.3.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 34

 1.4.3.3 Phương pháp tính giá thành theo giá định mức 35

 1.4.4 Kế toán giá thành sản phẩm 36

1.5 Sổ kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 36

 

 

 

 

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Xí nghiệp xây lắp H36

 

 

 

 

41

 2.1 Đặc điểm tình hình chung tại Xí nghiệp xây lắp H36 41

 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp xây lắp H36 41

 2.1.2 Đặc điểm tổ chức tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lí tại Xí nghiệp xây lắp H36 41

 2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xây lắp H36 41

 2.1.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 43

 2.1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ tại Xí nghiệp xây lắp H36 43

 2.1.2.4 Đặc điểm tổ chức quản lí tại Xí nghiệp xây lắp H36 44

 2.12.5 Đặc điểm công tác kế toán tại Xí nghiệp xây lắp H36 45

2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp H36 50

 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây lắp H36 50

 2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Xí nghiệp 50

 2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 50

 2.2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp xây lắp H36 51

 2.2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 51

 2.2.2 Công tác kế toán giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp H36 87

 2.2.2.1 Công tác quản lí giá thành tại Xí nghiệp 87

 2.2.2.2 Đối tượng tính giá thành tại Xí nghiệp 87

 2.2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang tại Xí nghiệp 87

 2.2.2.4 Phương pháp tính giá thành sản 88

 2.2.2.5 Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp 88

 

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36

90

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36 90

3.2 Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36 91

 3.2.1 Những ưu điểm 91

 3.2.2 Những hạn chế 93

 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36 94

 3.3.1 Giải pháp 1- Về công tác kế toán nói chung 94

 3.3.2 Giải pháp 2- Công tác tập hợp chi phí 94

 3.3.3 Giải pháp 3- Vấn đề tin học hóa trong kế toán 95

 3.3.4 Giải pháp 4- Về việc sử dụng vật tư 95

 3.3.5 Giải pháp 5 - Về việc sử dụng các chứng từ tiền lương 96

 3.3.6 Giải pháp 6 - Về chi phí sử dụng máy thi công 98

 3.3.7 Giải pháp 7- Về hạch toán chi phi sản xuất chung 98

 3.3.8 Giải pháp 8- Về hình thức Nhật kí chứng từ 99

 3.3.9 Giải pháp 9- Về sổ chi phí sản xuất 102

 

doc118 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp H36, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi công Nợ TK 152, 111 . Có TK 154 1.4 CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.4.1 Đối tượng tính giá thành trong kì Việc xác định được đối tượng tính giá thành là công việc có ý nghĩa rất lớn trong công tác tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ của doanh nghiệp sản xuất và thực hiện đòi hỏi phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Trong doanh nghiệp xây lắp, căn cứ vào khâu tổ chức sản xuất để xác định đối tượng tính giá. Và đối tượng tính giá thành chính là công trình hoặc hạng mục công trình và cũng có thể là khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. 1.4.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành, hoặc khối lượng xây lắp, công trình hạng mục công trình đã hoàn thành những chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán. Chi phí xây lắp tập hợp theo từng khoản mục chi phí, vừa liên quan đến sản phẩm hoàn thành vừa liên quan đến sản phẩm đang làm dở được xác định tại thời điểm cuối kì. Để xác định chi phí sản xuất cho sản phẩm xây lắp hoàn thành đảm bảo tính hợp thì cần phải xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở. Tuỳ thuộc vào đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp xây lắp mà nội dung sản phẩm dở dang có sự khác nhau. Nếu đối tượng tính giá thành là khối lượng (giai đoạn) xây lắp hoàn thành thì khối lượng (giai đoạn) xây lắp chưa hoàn thành là sản phẩm xây lắp dở dang. Nếu đối tượng tính giá thành là công trình hay hạng mục công trình hoàn thành thì sản phẩm dở dang là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. Doanh nghiệp xây lắp có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo các trường hợp sau: Trường hợp sản phẩm xây lắp dở dang là các khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành: Dck = Trong trường hợp này thì doanh nghiệp xây lắp có thể đánh giá sản phẩm làm dở theo giá thành dự toán, chi phí sản xuất tính cho các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì (Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì) được tính theo công thức: Dđk + C Zdtht + Zdtdd Zdtdd x Trong đó: Dck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì Dđ k: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kì (Chi phí các giai đoạn xây lắp dở dang đầu kì) C: Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kì Zdtht: Giá thành dự toán hoặc giá trị dự toán các giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kì Zdtdd: Giá thành dự toán hoặc giá trị dự toán các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì tính cho mức độ hoàn thành. Trường hợp sản phẩm dở dang là công trình hoặc hạng mục công trình chưa hoàn thành: Giá trị xây lắp dở dang cuối kì chính là tổng chi phí xây lắp luỹ kế từ khi khởi công công trình, hạng mục công trình cho đến thời điểm cuối kì này của những công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. 1.4.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Tính giá thành sản phẩm là việc xác định chi phí sản xuất cho đối tượng tính giá thành theo từng khoản mục chi phí. Có nhiều phương pháp để tính giá thành sản phẩm, tuy nhiên dựa vào đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp cho phù hợp 1.4.3.1 Tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp giản đơn: Phương pháp này thích hợp cho đối tượng tính giá thành là khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kì theo từng công trình, hạng mục công trình và căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì trước và cuối kì này để tính giá thành các giai đoạn xây lắp hoàn thành theo công thức: Z = Dđk + C - Dck Trong đó Z là giá thành các giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành 1.4.3.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này phù hợp cho đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. Mỗi đơn đặt hàng ngay từ khi quá trình thi công được mở một phiếu tính giá thành (Bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng). Chi phí sản xuất phát sinh được mở cho từng đơn đặt hàng bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Cuối hàng kì căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được cho từng đơn đặt hàng theo khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng. Khi có chứng từ phát sinh đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành đơn đặt hàng (công trình, hạng mục công trình hoàn thành) bằng cách cộng luỹ kế các chi phí từ kì bắt đầu thi công đến khi đơn đặt hàng được hoàn thành ngay trên bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành cộng chi phí luỹ kế từ khi bắt đầu thi công đến thời điểm xác định chính là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang. Bởi vậy mà Bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng chưa xong coi là các báo cáo chi phí sản xuất xây lắp dở dang. Trường hợp đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của hạng mục công trình đó, với công thức tính như sau: Zđđh Zdt Z i = x Zidt Zi: Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình Zđđh: Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành Zdt: Giá thành dự toán của các hạng mục công trình thuộc đơn đặt hàng hoàn thành Zidt: Giá thành dự toán của hạng mục công trình 1.4.3.3 Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp DNXL thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức. Nội dung của phương pháp: Trước hết phải căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm Tổ chức hạch toán riêng biệt chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với số định mức và số chi phí sản xuất của sản phẩm. Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát li định mức, thường xuyên thực hiện phân tích những chênh lệch này để kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây lắp Khi có thay đổi định mức kinh tế, cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và xác định lại số chênh lệch chi phí sản xuất xây lắp do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang cuối kì trước (nếu có). Trên cơ sở giá thành định mức, số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát li định mức đã tập hợp riêng và số chênh lệch do thay đổi định mức để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kì báo cáo theo công thức: = ± ± 1.4.4 Kế toán giá thành sản phẩm Sau khi xác định được đối tượng tính giá thành, dựa vào phương pháp tính giá thành phù hợp kế toán sẽ tiến hành tính toán tổng hợp chi phí để tính được giá thành sản phẩm. 1.5 SỔ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Mỗi doanh nghiệp xây lắp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kì kế toán năm. Và các doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, các chế độ thể lệ kế toán của nhà nước và yêu cầu quản lí của doanh nghiệp để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết. Mỗi đơn vị chỉ được mở và giữ một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất. Sổ kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng nằm trong khuân mẫu đó. Các hình thức sổ kế toán quy định áp dụng thống nhất đối với doanh nghiệp xây lắp gồm: (1) Hình thức Nhật kí chứng từ (2) Hình thức Nhật kí chung (3) Hình thức Nhật kí sổ cái (4) Hình thức Chứng từ ghi sổ Hình thức Nhật kí chứng từ Sơ đồ 1.1 Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê số 4,5,6 Chứng từ gốc và các bảng phân bổ số1; 2; 3 Nhật kí chứng từ 1; 2; 5 SC TK 621; 622 623; 627; 154 Báo cáo Hình thức Nhật kí chung Sơ đồ 1.2 Nhật kí chung SC TK 621; 622; 623; 627; 154 Các chứng từ gốc và bảng phân bổ số 1; 2; 3 SCT TK 621; 622; 623; 627; 154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Hình thức Nhật kí sổ cái Sơ đồ 1.3 Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật kí sổ cái SCT TK 621; 622; 623; 627; 154 Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc SCT TK 622; 622; 623; 621; 627; 154 Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ SC TK 621; 622; 623; 627; 154 Bảng cân đối Số phát sinh Báo cáo Tài chính Hình thức Chứng từ ghi sổ Sơ đồ 1.4 Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP H36 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP H36 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp xây lắp H36 Xí nghiệp xây lắp H36 là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Cty Xây lắp Hoá chất – Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam (Bộ công nghiệp). Tiền thân của Xí nghiệp là một công trường xây dựng được hình thành vào tháng 5 năm 1974, sau khi Nghị định hợp tác kinh tế giữa hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết và nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được kí kết về việc xây dựng Nhà máy pin tại Thị trấn Xuân Hoà, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Sau khi xây dựng xong nhà máy pin Xuân Hoà tháng 8 năm 1983, Xí nghiệp xây lắp H36 được liên hợp công nghiệp xây lắp hoá chất (Nay là công ty xây lắp Hoá chất) điều động về thi công một số công trình tại Hà Nội. Để phù hợp với nhiệm vụ này, Xí nghiệp đã tìm cách di chuyển trụ sở của mình về Hà Nội. Đến tháng 10 năm 1984 Xí nghiệp chính thức chuyển trụ sở về tại xã Xuân La, Từ Liêm, Hà Nội (nay là xã Đông Ngạc). Trên diện tích gần 6000m2 cách đường Lạc Long Quân gần 500m về phía tây, thiết nghĩ trong tương lai, vị trí trụ sở của xí nghiệp là hết sức thuận tiện trong giao dịch và trong hoạt động kinh doanh. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Xí nghiệp xây lắp H36 2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xây lắp H36 Là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ công nghiệp, Xí nghiệp xây lắp H36 hoạt động với ngành nghề kinh doanh là: xây lắp các công trình công nghiệp, công trình dân dụng lắp đặt đường ống cấp thoát nước, lắp đặt đường điện hạ thế, cao thế 35KW với phạm vi hoạt động trên cả nước. Xí nghiệp có thể hoạt động thông qua các gói thầu do Cty hoặc Tổng công ty giao hoặc do tự Xí nghiệp đấu thầu được. Trong quá trình hoạt động của mình, do có địa bàn thi công được trải dài trên diện rộng, từ các tỉnh miền núi xa xôi cho đến các tỉnh miền trung đầy khắc nghiệt, tuỳ theo công trình có quy mô vừa và nhỏ, phức tạp hay đơn giản mà Xí nghiệp áp dụng các mô hình quản lí cho từng dự án, kết hợp với việc lãnh đạo luôn bám sát, thường xuyên chỉ đạo đôn đốc và tạo điều kiện kịp thời giúp cho các công trình thi công đáp ứng được mục tiêu đó là: Tiến độ – Chất lượng – An toàn – Hiệu quả. Sau đây là một ví dụ minh hoạ về mô hình tổ chức quản lý – sản xuất của xí nghiệp tại công trình Dự án xi măng Hải Phòng mới - một công trình có quy mô trung bình với giá trị sản lượng khoảng 25 tỉ đồng được tổ chức trong một thời gian ngắn. Sơ đồ 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ – SẢN XUẤT CỦA CÔNG TRÌNH DỰ ÁN XI MĂNG HẢI PHÒNG Tư vấn giám sát Ban điều hành dự án Các phòng ban chức năng Đội lắp máy số I Đội XD số III Đội XD số II Đội XD số I Bộ phận vật tư Giám sát kĩ thuật thi công Kế toán công trình Ban quản lý DA (Bên A) BGĐ Xí nghiệp 2.1.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. Qua 30 năm hoạt động với nhiều thuận lợi cũng như trải qua nhiều khó khăn và thử thách, Xí nghiệp xây lắp H36 đã từng bước phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thị trường xây dựng. Trong những năm gần đây, Xí nghiệp đã và đang được đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong Cty và Tổng công ty, đồng thời cũng là một trong những đơn vị dẫn đầu về công nghệ trượt Silô và ống khói tại Việt Nam. Một số công trình đạt hiệu quả và chất lượng cao như: Dự án xi măng Hải Phòng, Dự án Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy xi măng Tam ĐiệpTất cả đã đánh những mốc son thành công sáng ngời. Xí nghiệp xây lắp H36 được Công ty giao vốn để kinh doanh, do vậy mà việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh phải theo chế độ chính sách để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và bảo toàn được vốn. Trong kinh doanh, Xí nghiệp thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán thi công xây dựng các công trình, luôn hoàn thành nhiệm vụ đối với cấp trên và nghĩa vụ đối với nhà nước. Hàng năm, Xí nghiệp trích nộp lên cấp trên khoảng trên 1 tỷ, đóng góp vào ngân sách nhà nước với giá trị gần 3 tỷ đồng. Với sự phát triển của mình, doanh thu thuần hàng năm Xí nghiệp đạt được trên 50 tỷ đồng và lợi nhuận trên 0.5 tỷ đồng, điều này làm cho đời sống vật chất tinh thần cho trên 200 cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp ngày càng được cải thiện, với thu nhập bình quân đầu người 1,3 triệu đồng một tháng. Với tiềm năng và kết quả hoạt động kinh doanh tin chắc rằng Xí nghiệp sẽ ngày càng đạt được nhưng kết quả cao hơn nữa trên đà phát triển trong tương lai. 2.1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ ở Xí nghiệp xây lắp H36 Do tính đa dạng và phức tạp của sản phẩm xây lắp mà công nghệ thi công trong xây lắp cũng phụ thuộc vào tính chất kết cấu của từng loại sản phẩm. Mỗi công trình đòi hỏi một quy trình công nghệ riêng để phù hợp với hình dáng, kích thước, đặc điểm kết cấu và yêu cầu kỹ thuật của từng công trình xây lắp hay hạng mục công trình). Tuy nhiên tất cả các công trình xây lắp đều phải trải qua một quy trình công nghệ cơ bản đó là: Xử lí nền móng: chuẩn bị mặt bằng thi công, đổ móng. - Xây dựng phần kết cấu thân công trình: Tiến hành làm từ dưới lên trên tạo ra phần thô của sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật, đồng thời lắp đặt các hệ thống máy móc thiết bị như điện, nước, cầu thang máy - Hoàn thiện công trình: Từ trên xuống về trang trí tạo vẻ mỹ quan kiến trúc cho sản phẩm như sơn vôi, ve, trang trí nội thất 2.1.2.4 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Xí nghiệp xây lắp H36 Kể từ khi thành lập, bộ máy quản lý của Xí nghiệp cũng có nhiều thay đổi về số lượng nhân viên về cơ cấu cũng như về phạm vi quản lý. Đến nay Xí nghiệp xây lắp H36 đã có bộ máy quản lý tương đối hoàn thiện, gọn nhẹ, hoạt động đạt hiệu quả cao đánh dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của Xí nghiệp. Sơ đồ 2.2 SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP H36 Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch thị trường Phòng kĩ thuật dự án Phòng Tài vụ Phòng Vật tư Thiết bị Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương Đội xây dựng số I Đội xây dựng số II Đội lắp máy số I Đội lắp máy số II Xưởng gia công chế tạo Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc Giám đốc: Là người quyết định các phương án kinh doanh các nguồn tài chính và chịu trách nhiệm về mọi mặt trước Công ty, trước pháp luật về quá trình hoạt động của Xí nghiệp. Phó giám đốc phụ trách thi công: là người giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp điều hành, quản lý mọi hoạt động của Xí nghiệp về kĩ thuật và thi công công trình. Phó giám đốc nội chính: Là người giúp việc cho giám đốc trực tiếp điều hành, quản lý mọi hoạt động của Xí nghiệp về mặt hoạt động hành chính. Phòng tổ chức hành chính: gồm Trưởng phòng và các nhân viên Phụ trách về nhân sự, lao động tiền lương, tạp vụ, văn thư, bảo vệ, nhà trẻ và trợ lí Giám đốc. Phòng kế hoạch - thị trường: Tham mưu cho Ban giám đốc, tìm kiếm thị trường, lập và báo cáo kế hoạch xây dựng, soạn thảo các văn bản hợp đồng về xây dựng. Phòng kĩ thuật - dự án: Tham mưu cho Ban giám đốc, kiểm tra đôn đốc các bộ phận các đơn vị thi công thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, quản lý và chỉ đạo về kỹ thuật toàn bộ các công trình thi công. Phòng tài vụ: Tham mưu cho ban giám đốc, tổng hợp ghi chép kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong đơn vị, phân tích và đánh giá tình hình thực tế nhằm cung cấp thông tin cho giám đốc ra các quyết định. Phòng có trách nhiệm áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành về tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính vào thực tế của đơn vị, thực hiện công tác bảo toàn và phát triển được vốn Công ty giao. Phòng vật tư thiết bị: Tham mưu cho ban giám đốc, quản lý vật tư thiết bị, nghiên cứu về việc mua và sử dụng vật tư thiết bị, tìm ra phương pháp sử dụng sao cho có hiệu quả. 2.1.2.5 Đặc điểm công tác kế toán tại Xí nghiệp xây lắp H36 Chúng ta biết rằng, kế toán là một công cụ quan trọng trong các công cụ quản lý kinh tế, thực hiện chức năng cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác và có hệ thống cho các đối tượng sử dụng như nhà quản lý, cơ quan chức năng nhà nước, ngân hàng Việc tổ chức công tác kế toán phải theo đúng quy định của Nhà nước, phù hợp với từng doanh nghiệp. Phù hợp với hình thức hoạt động kinh doanh của mình, công tác kế toán tại Xí nghiệp xây lắp H36 có một số những đặc điểm sau: Chế độ kế toán đang áp dụng: Chế độ kế toán là những quy định hướng dẫn kế toán về một lĩnh vực hay công việc nào đó do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ban hành. Hiện nay Xí nghiệp xây lắp H36 đang áp dụng chế độ kế toán trong doanh nghiệp xây lắp ban hành kèm theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Niên độ kế toán: Niên độ kế toán là khoảng thời gian mà doanh nghiệp có thể cung cấp định kì các thông tin tài chính, cơ sở hình thành lên các báo cáo tài chính. Cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp, Xí nghiệp xây lắp H36 áp dụng niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Các doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán dựa trên cơ sở đơn vị đo lường duy nhất là tiền tệ. Xí nghiệp xây lắp H36 là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên đất nướcViệt Nam, tuân theo pháp luật Việt Nam và như vậy đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép kế toán là Việt Nam Đồng. Hình thức sổ kế toán đang áp dụng: Hình thức sổ kế toán là hệ thống các sổ kế toán, sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và các ghi chép nhất định. Trong chế độ kế toán ban hành theo quyết định 1141TC–CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính đã quy định rõ việc mở, ghi chép, quản lý lưu trữ và bảo quản sổ kế toán. Còn việc tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán thì mỗi doanh nghiệp xây lắp chỉ được áp dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kì kế toán và phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, các chế độ thể lệ kế toán nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Hiện nay Xí nghiệp xây lắp H36 đang áp dụng hình thức sổ kế toán là Nhật kí chứng từ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKCT Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật kí chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật kí chứng từ hoặc các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan Đối với nhật kí chứng từ căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, bảng kê sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển sổ tổng hợp số liệu, tổng cộng bảng kê sổ chi tiết vào nhật kí chứng từ. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết phải tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và các nhật kí có chứng từ có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật kí chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật kí chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Hiện nay Xí nghiệp xây lắp H36 đang áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Xí nghiệp xây lắp H36 thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kế toán Tài sản cố định Xí nghiệp hoạt động với vốn kinh doanh do Công ty giao. TSCĐ do Công ty quản lí. Công ty sẽ hạch toán TSCĐ và chỉ gửi bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản hàng năm cho Xí nghiệp Mức KH trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng Phương pháp tính khấu hao: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng: Tổ chức bộ máy kế toán: Xí nghiệp xây lắp H36 là đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ đối với Công ty Tổ chức công tác kế toán bao gồm việc xây dựng các quy trình hạch toán, phân công, quy định mối liên hệ giải quyết mối liên hệ giữa các nhân viên kế toán cũng như với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Công tác kế toán trong Xí nghiệp xây lắp H36 được tổ chức theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Theo mô hình này thì toàn Xí nghiệp chỉ có một phòng kế toán, mọi công việc kế toán đều được thực hiện tại đây. Phòng ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, quyết toán các công trình, đánh giá phân tích hoạt động tài chính giúp giám đốc chỉ đạo có hiệu quả đồng thời gửi báo cáo lên Công ty Sơ đồ 2.4 Kế toán trưởng Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH Bộ phận kế toán tiền mặt, tiền vay, TGNH Bộ phận kế toán thanh toán công nợ Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận kế toán công trình SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP H36 Chức năng của từng bộ phận Kế toán trưởng: Phụ trách chung về kế toán, tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp bao gồm tổ chức bộ máy hoạt động, hình thức sổ, hệ thống chứng từ và tài khoản áp dụng, cách luân chuyển chứng từ, cách tính toán lập báo cáo kế toán, theo dõi chung về tình hình tài chính của Xí nghiệp, hướng dẫn và giám sát hoạt động chi theo đúng định mức và tiêu chuẩn của Nhà nước. Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội: Phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến tính và trả lương, thưởng cho người lao động. Kế toán tiền mặt, tiền vay, TGNH: Theo dõi phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến số hiện có, sự biến động tăng, giảm của các loại tiền dựa trên các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, hay giấy báo nợ, giấy báo có hoặc các khoản tiền vay. Kế toán tổng hợp: Tính toán và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của Xí nghiệp dựa trên cơ sở các chứng từ gốc mà các bộ phận kế toán chuyển đến theo yêu cầu của công tác tài chính kế toán. Kế toán công trình: Ghi chép các nghiêp vụ kinh tế phát sinh ở công trường thi công. Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi tình hình biến động các khoản thu nợ, thanh toán nợ đối với các chủ thể khác. 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP H36. 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây lắp H36 2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực hoạt động xây lắp, là bộ phận cấu thành lên sản phẩm xây lắp. Do đặc điểm riêng của ngành nên chi phí thường mang tính đa dạng, không ổn định, phụ thuộc vào từng giai đoạn thi công từ đó mà quá trình tập hợp chi phí xây lắp gặp nhiều khó khăn. 2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Để tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch sản xuất, giá thành dự toán, tính giá thành sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch dự toán, Xí nghiệp phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm: nguyên vật liệu chính (xi măng, bê tông, sắt, thép, gạch đá, sỏi...), các loại vật liệu phụ (dây thép buộc, đinh, que hàn điện...), các loại vật tư chế sẵn (lưới thép, bê tông đúc sẵn...) và các loại vật tư hoàn thiện công trình (bồn tắm, máy điều hoà...). Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp lương của công nhân tham gia vào việc thi công gồm công nhân trực tiếp thi công, tổ trưởng các tổ thi công và công nhân chuẩn bị, thu dọn công trường. Chi phí sử dụng máy thi công: - Đối với máy thi công của Xí nghiệp: chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí khấu hao máy thi công, nhiên liệu chạy máy (xăng, dầu, mỡ), tiền lương cho công nhân lái và phụ máy và các khoản chi phí khác như sửa chữa, bảo dưỡng - Đối với máy thi công do Xí nghiệp thuê: chi phí bao gồm toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc thuê máy (thuê trọn gói). Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ các chi phí khác như: chi phí quản lý, lán trại, điện nước và dịch vụ thuê ngoài. 2.2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong công tác kế toán, giúp c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3264.doc
Tài liệu liên quan