LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHƯC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH PHÚ THỌ 3
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH PHÚ THỌ
4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Bưu điện Tỉnh Phú Thọ 4
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Bưu điện Tỉnh Phú Thọ
6
1.2.1 Tổ chức bộ máy Kế toán
21
1.2.2 Hình thức Kế toán Bưu điện tỉnh Phú Thọ
22
PHẦN II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI BƯU 2.1 Đặc điểm lao động và yêu cầu quản lý lao động
2.2 Hình thức tiền lương tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ
2.3 Các khoản trích theo lương,BHXH,BHYT,KPCĐ
2.4 Quỹ lương và yêu cầu quản lý quỹ tiền lương.của Bưu điện tỉnh Phú Thọ
2.4.1 Tiền lương thời gian,tiền lương sản phẩm, tiền lương khoán
2.4.2 Tính và thanh toán tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động
2.4.3 Hạch toán và thanh toán tiền lương cho người lao động 35
2.4.4 Hạch toán lao động và phương pháp tính trả cho từng loại lao động
2.5 Hạch toán chi tiết tiền lương tại bưu điện Tỉnh Phú Thọ 51
2.6 Hạch toán tổng hợp tiền lương tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ 52
2.7 Hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương.tại Bưu điện Phú Thọ 56
2.8 Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương.tại Bưu điện Phú Thọ 59
2.9 Phân tích quỹ tiền lương tại bưu điện Phú Thọ 64
PHẦN III:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH PHÚ THỌ 68
3.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu điện Tỉnh Phú Thọ 68
3.1.1 Ưu điểm 68
3.1.1.1 Về công tác quản lý Lao động 68
3.1.1.2 Việc áp dụng hình thức trả lương 68
3.1.1.3 Tổ chức bộ máy Kế toán 68
3.1.1.4 Về hình thức Kế toán tại Bưu điện Phú Thọ 68
3.1.2 Những hạn chế 70
3.1.2.1 Về phương thức thanh toán tiền lương 70
3.1.2.2 Về trích lập KPCĐ 70
3.1.2.3 Trích lập tiền lương phép 70
3.1.2.4 Trích lập BHYT 70
3.1.2.5 Tính lương thời gian giữa các loại lao động 70
3.1.2.6 Tổ chức hạch toán kết quả lao động 71
3.2 Phương hướng hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu điện Phú Thọ 72
3.2.1 Phương thức thanh toán lương 72
3.2.2 Trích lập KPCĐ 72
3.2.3 Trích trước tiền lương phép 72
3.2.4 Trích lập BHYT 72
3.2.5 Tính lương thời gian giữa các loại lao động 72
3.2.6 Tổ chức hạch toán kết quả lao động 72
3.2.7 Kế toán tiền lương tại Bưu điện Phú Thọ 72
Kết luận
73
Tài liệu tham khảo
73
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng hợp chi tiết bên nợ ở bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh để ghi vào bên nguồn vốn; Tài khoản 214 tuy có số dư bên có nhưng vẫn ghi vào bên tài sản nhưng để trong dấu ngoặc đơn.
Vỡ hệ thống kế toán quản lý thống nhất trong toàn Bưu điện tỉnh, nên trong bài viết này, tôi xin trình bày riêng về hệ thống kế toán tại Công ty Điện báo - Điện thoại (đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh Phú Thọ).
Hệ thống sổ kế toán của Công ty Điện báo - Điện thoại gồm có:
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết theo dõi công nợ với khách hàng, sổ chi tiết theo dõi tài sản cố định, sổ chi tiết bán hàng
-Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản.
Chứng từ Ban đầu
Nhập dữ liệu vào
mỏy
Xử lý tự động theo chương trình
Sổ KT tổng hợp (NKC, sổ cái)
Sổ kế toán chi tiết
Các báo cáo kế toán
Trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán máy:
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH PHÚ THỌ
2.1.Đặc điểm lao động và yêu cầu quản lý lao động
2.1.1.Đặc điểm lao động kế toán:
Phòng kế toán bao gồm 9 người
Trong đó:
- Trình độ cao học chuyên ngành quản trị kinh doanh: 01 người
- Trình độ đại học: 06 người
- Trình độ trung cấp: 02 người
- Có thời gian công tác nhiều nhất là 15 năm
- Kinh nghiệm công tác: kế toán từ 2 năm trở lên
- Phương thức tổ chức bộ máy kế toán: Theo phương thức hạch toán tập trung.
2.1.2.Yêu cầu quản lý lao động:
+ Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ ghi sổ các tài khoản, các chứng từ ghi sổ. Trên cơ sở đó lập bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác.
+ Kế toán tài sản cố định : Có nhiệm vụ ghi chộp phản ánh tình hình biến động tăng, giảm, điều chuyển TSCĐ ở đơn vị, lập sổ theo dõi, trích và tính khấu hao đúng phương pháp, đúng tỉ lệ qui định.
+ Kế toán vật tư : Hàng ngày có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp số liệu và tình hình mua bán, vận chuyển, nhập xuất tồn vật tư để lập các chứng từ và ghi sổ sách có liên quan. Kiểm tra việc cung cấp vật liệu về số lượng, chất lượng, tính giá thành thực tế vật tư nhập xuất, chấp hành chế độ bảo quản nhập xuất vật tư, các định mức tiêu hao có biện pháp giải quyết vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất. Định kỳ kế toán phải đối chiếu với thủ kho, bộ phận kế hoạch về các chứng từ có liên quan.
+ Kế toán thanh toán : Có nhiệm vụ theo dõi tài khoản của đơn vị tại Ngân hàng, số tiền nộp hoặc được cấp của Tổng công ty và số tiền cấp hoặc nhận của các bưu điện huyện, thị. Theo dõi thu chi tiền mặt tại văn phòng Bưu điện tỉnh ...
+ Kế toán các dịch vụ bưu chính: Theo dõi công nợ các dịch vụ bưu chính, theo dõi tiền gốc, tiền lãi, nhận, trả tiết kiệm bưu điện.
+ Kế toán Xây dựng cơ bản có nhiệm vụ thanh quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành .
+ Thủ kho, thủ quỹ : Có nhiệm vụ nhập xuất vật tư hàng hoá, tiền mặt.
2.1.2.1. Qui mô lao động và cơ cấu phân loại lao động.
Với số lượng lao động toàn công ty là 345 người, trong đó phân thành các bộ phận như sau:
STT
Bộ phận
Số người
1
Tổ quản lý
5
2
Phòng Kế toán
5
3
Tổ Kỹ thuật
2
4
Tổ Kế hoạch
3
5
Đài Việt trì
80
6
TT Chăm sóc khách hàng
28
7
TT VH ƯC TT
16
8
Tổ Tin học
7
9
Đài Phù ninh
29
10
Đài Lâm thao
33
11
Đài TX Phú thọ
23
12
Đài Thanh ba
28
13
Đài Hạ Hoà
24
14
Đài Đoan Hùng
24
15
Đài Cẩm Khê
23
16
Đài Yên Lập
15
17
Đài Tam Nông
21
18
Đài Thanh Thuỷ
20
19
Đài Thanh Sơn
27
Tổng cộng
413
(Theo số liệu thống kê lao động toàn công ty tháng 10 năm 2007).
Lực lượng lao động của công ty được phân thành 3 loại như sau:
+ Lao động trực tiếp sản xuất gồm 350 người. Đây là lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động toàn công ty (chiếm 84,7%). Lao động trực tiếp công nhân sản xuất ở các tổ, phân xưởng trong Công ty.
+ Lao động quản lý gồm 35 người, là lao động không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng vì nó chỉ đạo, điều phối hoạt động sao cho guồng máy sản xuất nhịp nhàng, ăn khớp nhau, ở công ty Điện báo - Điện thoại, tỷ lệ lao động quản lý chiếm vị trí khá khiêm tốn và rất phù hợp với quy mô sản xuất (khoảng 8,5 %). Lao động quản lý của Công ty bao gồm: Giám đốc, phó Giám đốc, cán bộ nhân viên các phòng, tổ; Trưởng, Phó Các đài viễn thông, các trung tâm.
+Lao động gián tiếp gồm 28 người, cũng là loại lao động không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng có tác dụng bổ trợ với các lao động khác, giúp các lao động khác thực hiện công việc một cách tốt hơn, hiệu quả hơn. Lao động này không thể thiếu trong mỗi cơ sở sản xuất, tỷ trọng lao động này không chiếm vị trí cao, chỉ bằng 6,8% so với tổng số lao động toàn công ty. Lao động gian tiếp bao gồm: Lái xe, bảo vệ, văn thư, nhân viên kho quỹ, tạp vụ, người phục vụ nhà bếp.
Núi chung nhìn một cách tổng quát cơ cấu lao động của Công ty phù hợp với quy mô hoạt động, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ,hiệu quả.
2.1.2.2. Hình thức tiền lương tại bưu điện tỉnh Phú Thọ:
Bưu điện tỉnh Phú Thọ trả lương theo quy định mức khoán, tiền lương trả cho người lao động không hạn chế, người làm nhiều sản phẩm thì lương nhiều, người làm ớt sản phẩm thì lương ít, không làm thì không hưởng. Riêng ở công ty Điện báo,điện thoại thì áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm. Đây là hình thức tiền lương căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành (chủ yếu trên cơ sở doanh thu được hưởng) và đơn giá tiền lương bưu điện tỉnh đó giao cho từng bộ phận.
Hình thức tiền lương này áp dụng cho lực lượng lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Công nhân sản xuất có thể tự tính lương theo doanh thu trong tháng, bằng cách dựa vào khối lượng sản phẩm hoàn thành do mình thực hiện trong tháng nhân với đơn giá tiền lương (do phòng Tổ chức CB – LĐ Bưu điện tỉnh quy định)
Bên cạnh đó, Công ty còn áp dụng hình thức tiền lương theo hình thức khoán theo ngày làm việc (chủ yếu dựng để áp dụng với lao động hợp đồng mùa vụ). Hình thức tiền lương này phụ thuộc vào thời gian lao động thực tế trong tháng, tiếp theo là hệ số lương) và tiền lương bình quân 1 ngày (Phụ thuộc vào mức lương bình quân của công nhân sản xuất và số ngày công chế độ). Bản chất của tiền lương theo thời gian cũng bắt nguồn từ tiền lương theo sản phẩm tức là Công ty căn cứ vào tổng lương phải trả cho công nhân sản xuất ở các phân xưởng để tính tiền lương bình quân của 1 công nhân. Mặt khác nó lại biểu hiện ra bên ngoài là dựa vào số ngày công lao động thực tế của lao động gián tiếp và lao động quản lý để xác định lương theo thời gian.
Khi xem xét, ta cần nhận thức cả hai mặt của vấn đề và cũng khẳng định rằng:Tiền lương theo thời gian phụ thuộc chủ yếu vào tiền lương bình quân ngày của lao động sản xuất, tức là nếu tháng đó lao động sản xuất tạo ra càng nhiều sản phẩm, lương theo sản phẩm của họ càng cao thì lương theo thời gian của lao động quản lý và lao động gián tiếp cũng càng cao(yếu tố ngày công lao động không giảm).
Chính vì thế, Công ty thực hiện phương châm trả lương không hạn chế mà tuỳ theo khả năng và năng lực làm việc của từng người.
Biện pháp khuyến khích này rõ dàng có tác động tích cực đến người lao động, làm cho họ hăng say với công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm và cải thiện rõ rệt đời sống vật chất cho người lao động trong Công ty.
2.1.2.3. Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ:
Theo như chế độ tài chính đó quy định, hàng tháng Công ty căn cứ vào tiền lương cấp bậc (lương cơ bản) của công nhân viên để trích 20% trên lương cơ bản nộp cho quỹ BHXH cấp trên (ở đây là BHXH cấp tỉnh). Số tuyệt đối này sẽ được công ty khấu trừ vào lương của công nhân(Với tỉ lệ 5%) và tính vào chi phí sản xuất trong tháng (với tỷ lệ 15 %).
Còn BHYT theo quy định Công ty phải trích 3% lương cơ bản của người lao động để nộp quỹ BHYT cấp trên, trong đó 1 % do người lao động đóng góp, 2% còn lại công ty phải trích nộp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ phần trăm trên lương thực tế để tính nộp cho quỹ công đoàn cấp trên là 2%. Phần này Công ty được phép tính vào chi phí sản xuất, còn tiền thu KPCĐ từ người lao động là 1% trên lương thực tế sẽ bị công ty trừ vào thu nhập của người lao động, số KPCĐ thu được Công ty sẽ giữ lại để chi trả cho những hoạt động khác.
2.2.Quỹ lương và yêu cầu quản lý quỹ lương của Bưu điện tỉnh Phú Thọ
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, chi trả lương.
Quỹ tiền lương bao gồm:
2.2.1 - Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán.
Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
Các loại phụ cấp làm thêm giờ, làm đêm.
Các loại tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Quỹ lương kế hoạch trong doanh nghiệp còn được tính cả các khoản trợ cấp BHXH trong thời gian người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Để phục vụ cho việc hạch toán, tiền lương cho doanh nghiệp có thể chia làm hai loại: tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.
- Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính là thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ Tết, nghỉ vì ngừng sản xuất được hưởng theo chế độ.
Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong công tác hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong công tác phân tích chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Khi nói đến quỹ lương và các biện pháp quản lý tiền lương của doanh nghiệp không thể không nhắc đến việc xây dựng đơn giá tiền lương. Mọi sản phẩm có định mức lao động và đơn giá tiền lương cụ thể. Theo quy chế quản lý tài chính của Chính phủ thì doanh nghiệp tự xây dựng định mức lao động cho cá nhân, bộ phận và định mức tổng hợp theo hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh xã hội. Các tổng công ty nhà nước được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt phải đăng ký định mức lao động với thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp. Trên cơ sở định mức lao động đã đăng ký với chế độ do nhà nớc quy định, doanh nghiệp lập đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ trên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Định kỳ các cơ quan có thẩm quyền tiền hành kiểm tra lại định mức lao động, đơn giá tiền lương của doanh nghiệp phù hợp với tốc độ tăng năng suất lao động và thu nhập tiền lương thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.
Quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp được trích từ lợi nhuận còn lại sau khi nộp các khoản thuế, thanh toán các tiền phạt, công nợ tối đa không quá 50% quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp. Ngoài quỹ này doanh nghiệp không lấy bất cứ nguồn nào khác để trả cho người lao động.
Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp phải gắn với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phải thực hiện chi tiêu tiết kiệm, hợp lý quỹ lương và phải đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vợt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
2.2.2. Tính và thanh toán tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động.
Hàng tháng tiến hành tính lương và trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp trên cơ sở các chứng từ hạch toán về lao động và chính sách, chế độ về lao động, tiền lương và BHXH mà nhà nước đã ban hành tương ứng với hai hình thức tiền lương co hai cách tính lương: tính lương theo thời gian và tính lương theo sản phẩm.
Tính lương theo thời gian: căn cứ vào bảng chấm công mà xác định được số ngày công làm việc trong tháng và căn cứ và mức lương, cấp bậc của từng người để tính.
Lương tháng
=
Tiền lương cấp bậc chức vụ một ngày
x
Số ngày làm việc thực tế trong tháng
Trả lương theo thời gian có thưởng: là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng quy định.
Mức tiền lương công nhân viên nhận được
=
Tiền lương trả theo thời gian đơn giản
+
Tiền thưởng
Tính lương theo sản phẩm:
Tính lương theo sản phẩm của cá nhân: được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất, trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.
L = ĐG x Q
Trong đó:
- ĐG: đơn giá sản phẩm.
- L: lương theo cấp bậc công việc.
- Q: là mức sản lượng.
Tính lương theo cách này sẽ khuyến khích người lao động cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động do mối quan hệ giữa tiền lương của công nhân viên nhận được và kết qủa lao động được thể hiện rõ ràng. Mặt khác cách tính lương này đơn giản dễ làm. Tuy nhiên chế độ trả lương này làm người lao động ít quan tâm về chất lượng sản phẩm, sử dụng tốt máy móc, nguyên vật liệu.
Tính lương theo sản phẩm tập thể: áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện như: sản xuất theo dây chuyền.
Tiền lương trả cho Tập thể người lao động
=
Số lương sản phẩm trong ngày tháng của cả tập thể
+
Đơn giá tiềnlương tập thể
Theo cách tính lương này cần chú ý khi áp dụng là phải phân phối lương cho các thành viên trong tổ phù hợp với bậc lương và thời gian lao động của họ. Việc phân phối tiền lương có thể áp dụng các phương pháp sau:
Phương pháp 1: Dùng hệ số điều chỉnh:
Bước 1: tính tiền công theo cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi công nhân.
Bước 2: xác định hệ số điều chỉnh của tổ bằng cách lấy tổng số tiền lương thực lĩnh chia cho số tiền công vừa tính ở bước 1.
Bước 3: tiền công của từng người = tiền công của từng người vừa tính ở bước 1 nhân hệ số điều chỉnh.
Phương pháp 2: dùng giờ – hệ số
Bước 1: tính đổi số giờ làm việc thực tế của từng công nhân có bậc thợ khác nhau thành số giờ làm việc thực tế của công nhân bậc một để so sánh.
Bước 2: lấy tổng số tiền công thực tế nhận được chia cho số giờ làm việc đã tính đổi để biết tiền công thực tế của mỗi giờ bậc 1.
Bước 3: tính tiền công thực lĩnh của mỗi công nhân theo tiền lương cơ bản và số giờ làm việc đã tính lại.
Theo chế độ sản phẩm khoán: là cách tính lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành.
Đơn giá khoán có thể tính theo đơn vị công việc hay cả khối lượng công việc hoặc công trình cần hoàn thành. Tiền công sẽ trả theo số lượng mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán.
Theo cách tính này sẽ khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán chặt chẽ. Tuy nhiên khi tính toán đơn giá tiền lương phải hết sức chặt chẽ tỉ mỉ để xây dựng đơn giá tiền lương chính xác cho công nhân làm khoán.
Tính lương theo sản phẩm có thưởng: thực chất là việc tính lương theo sản phẩm kết hợp với các hình thức tiền thưởng. Khi tính lương toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành vợt mức các chỉ tiêu trên về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định.
Tính lương theo sản phẩm luỹ tiến: thường chỉ được áp dụng những khi sản xuất đang khẩn trương mà xét thấy việc giải quyết những tồn tại ở khâu này có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những bộ phận sản xuất khác có liên quan, góp phần hoàn thành vợt mức kế hoạch của doanh nghiệp.
Khi tính lương dùng hai loại đơn giá: cố định và luỹ tiến.
Đơn giá cố định dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành. Cách tính đơn giá này cũng giống nh trong chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân.
Đơn giá luỹ tiến dùng để tính cho những sản phẩm vợt mức khởi điểm. Đơn giá này dựa vào đơn giá cố định và có tính đến tỷ lệ tăng đơn giá.
Tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý về kinh tế:
K =
dcđ x tk x 100
D1
Trong đó:
- K: tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý.
- dcđ: tỷ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành sản phẩm.
-tk: tỷ lệ số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định dùng để tăng đơn giá.
- D1: tỷ trọng của tiền công công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành mức sản lượng 100%.
Tiền lương của công nhân nhận được sẽ là:
L = (P. Q1) + (P. K. (Q1 – Q0))
Trong đó:
-L: tổng số tiền công của công nhân hưởng lương theo sản phẩm luỹ tiến
- Q1: sản lượng thực tế.
- Q0: sản lượng mức khởi điểm
- P: đơn giá cố định.
- K: tỷ lệ đơn giá sản phẩm được nâng cao.
Về việc trả lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo điều 61 của luật lao động thì được tính như sau:
*Cách tính tiền lương làm thêm giờ:
- Đối với lao động trả theo thời gian:
Tiền lương làmthêm giờ
=
Tiền lương giờ
x
Số giờ làm thêm
x
150% hoặc 200% hoặc 300%
- 150% mức lương của ngày làm việc bình thường áp dụng đối với những giờ làm thêm vào ngày thường.
- 200% mức lương của ngày làm việc bình thường áp dụng đối với những giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
- 300% mức lương của ngày làm việc bình thường áp dụng đối với những giờ làm thêm vào ngày nghỉ Lễ, Tết
Trường hợp lao động được nghỉ bù vào những giờ làm thêm thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần chêch lệch bằng 50% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường, nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường; bằng100% nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ.
- Đối với người được trả lương theo sản phẩm, sau khi hoàn thành định mức số lượng, khối lượng sản phẩm tính theo giờ tiêu chuẩn (giờ tiêu chuẩn theo quy định tại điều 3 của nghị định 195/NĐ-CP) nếu người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm thì đơn giá những sản phẩm làm thêmngoài định mức giờ tiêu chuẩn được tăng thêm 50%, nếu sản phẩm được làm thêm vào ngày thường; 100% nếu sản phẩm được làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần hay ngày lễ.
* Cách tính lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm.
Người lao động khi làm việc vào ban đêm theo khoản 3 điều 8 của nghị định số 197/CP được trả thêm lương như sau:
- Mức trả thêm:
+ Mức ít nhất là 35% tiền lương làm việc vào ban ngày, áp dụng cho trường hợp làm việc liên tục vào ban đêm từ 8 ngày trở lên trong một tháng không phân biệt hình thức trả lương.
+ Mức ít nhất là 30% tiền lương làm việc vào ban ngày, áp dụng cho các trường hợp làm việc vào ban đêm còn lại không phân biệt hình thức trả lương.
Đối với người lao động được trả lương theo thời gian:
Tiền lương Trả thêm
=
Tiền lương giờ
x
Số giờlàmviệc ban đêm
x
30% hoặc 35%
Đối với người trả lương theo sản phẩm, lương khoán nếu làm việc vào ban đêm thì đơn giá tiền lương được tăng thêm ít nhất 30% hoặc ít nhất 35% so với đơn giá tiền lương làm việc vào ban ngày.
Trường hợp làm thêm vào ban đêm thì tiền lương giờ làm thêm được tính trả như làm thêm giờ vào ban ngày, cộng thêm với tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm.
2.2.3. Hạch toán thanh toán lương cho người lao động
Hạch toán lương cho người lao động dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời gian lao động (bảng chấm công), kết quả lao động (bảng theo dõi công tác ở tổ, giấy báo ca, phiếu giao nhận sản phẩm) và các chứng từ khác liên quan (giấy nghỉ ốm, biên bản điều tra tai nạn lao động, giấy chứng sinh,). Kế toán tiền lương tiến hành tính lương sau khi đã kiểm tra tất cả các chứng từ trên. Công việc tính lương và các khoản khác phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp, kế toán lao động tiền lương lập bảng thanh toán lương.
Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Bảng thanh toán tiền lương được lập cho từng bộ phận, phòng ban tương ứng với bảng chấm công. Trong bảng thanh toán tiền lương mỗi công nhân viên được ghi một dòng căn cứ vào bậc lương mức lương, thời gian làm việc để tính lương cho từng người, sau đó kế toán tiền lương lập bảng thanh toán lương tổng hợp cho từng bộ phận, phòng ban và cho toàn doanh nghiệp mỗi tháng một tờ. Bảng thanh toán tiền lương cho toàn doanh nghiệp sẽ chuyển sang cho kế toán trưởng, thủ trưởng doanh nghiệp ký duyệt. Trên cơ sở đó kế toán thu chi viết phiếu chi và thanh toán lương cho từng bộ phận.
Việc thanh toán lương cho người lao động được chia làm hai kỳ trong tháng, kỳ 1: tạm ứng, kỳ 2: thanh toán phần còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ. Các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương, cùng với các chứng từ báo cáo thu, chi tiền mặt phải được chuyển về phòng kế toán kiểm tra ghi sổ. Khi nhận các khoản thu nhập người lao động phải ký vào bảng thanh toán lương.
Quỹ lương thực hiện của Công ty được hình thành trên cơ sở doanh thu thuần được hưởng trong tháng và đơn giá tiền lương được Bưu điện tỉnh giao.
Vth= Vđgx DTthx Hcl
Trong đó:
Vth: Quỹ tiền lương thực hiện của tập thể
Vđg: Đơn giá tiền lương của tập thể.
DTth: Doanh thu thực hiện của tập thể
Hcl: Hệ số chất lượng hàng tháng của tập thể.
Tiền lương tập thể ở đây được hiểu là các Đài Viễn thông, các trung tâm, tổ sản xuất... Khối Văn phòng được tính chung gồm tổ quản lý, tổ kỹ thuật, tổ Kế hoạch.
Doanh thu tính đơn giá của từng đơn vị được Bưu điện tỉnh giao từ đầu năm, riêng doanh thu của các đơn vị: quản lý, Kế toán, Trung tâm Chăm sóc khách hàng, trung tâm ứng cứu thông tin, Tổ tin học được tính bằng tổng doanh thu của toàn công ty.
Quá trình giao đơn giá thực hiện như sau:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, Số lượng lao động bình quân hàng năm được Bưu điện tỉnh giao cho, đơn vị tiến hành giao khoán đơn giá tiền lương cho tổ, đội, đài viễn thông (gọi tắt là tập thể) thuộc đơn vị mình quản lý theo công thức sau:
Vđg=
Vkh
Ckh
Trong đó:
- Vđg: Đơn giá tiền lương khoán cho tập thể.
- Vkh: Quỹ tiền lương kế hoạch của tập thể
- Ckh : Doanh thu kế hoạch đơn vị giao cho tập thể.
+ Đối với tổ quản lý, tổ kỹ thuật, tổ kế hoạch, trung tâm ứng cứu thông tin, trung tâm CSKH, tổ Tin học thì doanh thu để giao đơn giá là doanh thu kế hoạch chung của toàn đơn vị..
a. Quỹ tiền lương kế hoạch được tính như sau:
Vkh= Vcskh+ Vkkh
Trong đó:
- Vkh: quỹ lương kế hoạch của tập thể
- Vcskh: Quỹ lương chính sách kế hoạch của tập thể (nội dung của lương chính sách kế hoạch bao gồm lương theo nghị định 205 và 206/NĐ-CP ngày 23/12/2004 của Chính phủ, các loại phụ cấp theo quy định của Chính phủ và phụ cấp thâm niên ngành).
- Vkkh: Quỹ lương khoán kế hoạch của tập thể (được xác định dựa trên khối lượng công việc, hiệu quả và năng xuất lao động, tổng hệ số lương khoán của các cá nhân trong tập thể).
+. Xác định quỹ lương chính sách của tập thể:
Vcskh= LĐbq x (Hcb+ Hpc)xTmin
Trong đó:
- LĐbq : Lao động bình quân của tập thể (số lao động này được quy định theo định mức lao động hàng năm do phòng Tổ chức CB – LĐ thẩm định, trên cơ sở biến động lao động như: tuyển dụng, thuyên chuyển, hưu trí).
- Hcb: Hệ số cấp bậc bình quân của tập thể.
- Hpc: Hệ số phụ cấp của tập thể (gồm hệ số khu vực, chức vụ, thâm niên ngành, lãnh đạo).
Xác định quỹ lương khoán kế hoạch cho tập thể.
Vkkh= LĐđbx HPbqx TLbq
Trong đó:
- LĐđb: Lao động định biên năm của tập thể (được phòng Tổ chức CB – LĐ giao cho đơn vị hàng năm).
- HPbq: Hệ số phức tạp công việc bình quân của tập thể.
- TLbq: Chỉ số tiền lương khoán bình quân tương ứng với 1 hệ số phức tạp công việc, được xác định:
V- Vcs
TLbq= ----------------
(LĐđbxHPbq)
+. Giao đơn giá tiền lương đối với phần doanh thu vượt kế hoạch:
- Phần doanh thu vượt từ trên 100 đến dưới 110% kế hoạch thì đơn giá phần vượt kế hoạch được tính bằng dưới 50% mức đơn giá tiền lương trong kế hoạch giao cho tập thể.
- Phần doanh thu vượt từ 110 đến dưới120% kế hoạch thì đơn giá phần vượt kế hoạch được tính bằng 15% mức đơn giá tiền lương trong kế hoạch giao cho tập thể.
- Phần doanh thu vượt từ 120% kế hoạch trở lên thì đơn giá phần vượt kế hoạch được tính bằng 10% mức đơn giá tiền lương trong kế hoạch giao cho tập thể.
b – Xác định quỹ tiền lương thực hiện:
b1. Quỹ tiền lương thực hiện của tập thể:
Hàng tháng đơn vị căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng công tác của từng tập thể để tiến hành phân phối tiền lương theo công thức sau:
Vth= Vđgx DTthx Hcl
Trong đó:
Vth: Quỹ tiền lương thực hiện của tập thể
Vđg: Đơn giá tiền lương của tập thể.
DTth: Doanh thu thực hiện của tập thể
Hcl: Hệ số chất lượng hàng tháng của tập thể.
* Lưu ý:
Nếu trong tháng tập thể có người nghỉ thai sản, nghỉ ốm, chuyển công tác mà đơn vị không bố trí người làm thay thế thì quỹ tiền lương thực hiện của tập thể vẫn được xác định như trên đây. Lương của người nghỉ thai sản, ốm đau, chuyển công tác dùng để trả cho người làm kiêm nhiệm công việc đó hoặc dùng để trả lương hợp đồng thuê mới.
b2. Xác định quỹ tiền lương thực hiện của cá nhân:
Ltl=Lcs + Lk
Trong đó:
- Ltl: Lương hàng tháng của cá nhân
- Lcs: Lương chính sách của cá n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6397.doc