DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5
1.3. Các loại hình dịch vụ và khách hàng của công ty 9
1.3.1. Các dịch vụ của công ty 9
1.3.2. Khách hàng của công ty 10
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty 11
1.4.1. Công tác kế toán tại Công ty 11
1.4.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 11
1.4.1.2. Chính sách kế toán mà công ty áp dụng 12
1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 13
1.4.3. Tình hình tài chính của công ty 14
1.5. Quy trình kiểm toán chung tại công ty 14
PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG THỰC HIỆN. 17
2.1 Các công việc trước kiểm toán. 17
2.1.1 Gửi thư chào hàng kiểm toán. 17
2.1.2 Tìm hiểu khách hàng và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. 19
2.1.3 Hợp đồng kiểm toán. 21
2.1.4 Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán 24
2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. 26
2.2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. 26
2.2.2 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý. 28
2.2.3. Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. 29
2.2.3.1. Tìm hiểu hệ thống kế toán. 29
2.2.3.2. Tìm hiểu hệ thống KSNB. 33
2.2.4. Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính. 36
2.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 41
2.2.6. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. 42
2.3.Thiết kế chương trình kiểm toán trong kiểm toán tài chính. 45
PHẦN III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 51
KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG 51
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán tài chính tại Công ty. 51
3.2 Đánh giá thực tế lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty . 55
3.2.1 Các công việc trước kiểm toán. 55
3.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. 55
3.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán. 56
3.2.4 Nhận xét chung. 57
3.3 Hoàn thiện lập kế hoạch trong kiểm toán tài chính tại Công ty. 57
3.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. 57
3.3.2 Hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống KSNB. 58
3.3.3 Phân tích sơ bộ BCTC. 59
3.3.4 Thiết kế chương trình kiểm toán. 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán Thăng Long thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp đồng
Bên B – Công ty Cổ phần Kiểm Toán Thăng Long sẽ cung cấp cho bên A dịch vụ:
- Kiểm toán BCTC cho kỳ kế toán từ 01/01/2006 đến 31/12/2006.
Điều 2: Luật định và chuẩn mực.
Dịch vụ kiểm toán được tiến hành theo Nghị định số 105/CP ngày 30/03/2004 của Chính Phủ về kiểm toán độc lập và theo Chuẩn mực Kiểm toán hiện hành của Việt Nam. Các Chuẩn mực này đòi hỏi bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đạt được sự hợp lý rằng BCTC không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. Công việc kiềm toán bao gồm việc kiểm tra và thực hiện nhựng thử nghiệm cơ bản các bằng chứng cho những khoản mục và các thông tin trong BCTC. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách chế độ về quản lý tài chính, chế độ kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Ban giám đốc cũng như việc đánh giá trình bày tổng thể Báo cáo tài chính.
Do bản chất và những hạn chế vốn có của kiềm toán cũng như của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của doanh nghiệp, có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng của KTV và Công ty kiểm toán trong việc phát hiện những sai sót.
...
Đại diện bên A Đại diện bên B
CÔNG TY SÔNG ĐÀ 25 CÔNG TY CPKT THĂNG LONG
Giám đốc Giám đốc
Sau khi hợp đồng kiểm toán được kí kết, công ty kiểm toán trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của công ty khách hàng.
2.1.4 Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán
Việc lựa chọn dựa trên yêu cầu về số lượng, trình độ, yêu cầu về chuyên môn kĩ thuật do Ban giám đốc công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo. Với nhiều hoạt động lớn, đội ngũ KTV thường ở các mức kinh nghiệm khác nhau và có sự tham gia của các chuyên gia. Còn đối với những hợp đồng nhỏ thì chỉ cần 1 hoặc 2 thành viên trong nhóm kiểm toán. Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên rất được Công ty CPKT Thăng Long chú trọng, bởi đây là yếu tố quyết định đến uy tín và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Biểu số 2.3: Kế hoạch chiến lược áp dụng cho khách hàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG
Thành viên hiệp hội kế toán ASEAN (ASNAF)
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
Khách hàng:
Năm tài chính:
Người lập: Ngày:
Người duyệt: Ngày:
Các chỉ dẫn và yêu cầu:
- Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán có quy mô, tích chất phức tạp, hoặc kiểm toán BCTC cho nhiều năm;
- Kế hoạch chiến lược do người phụ trách kiểm toán lập và được Giám đốc Công ty (Phó giám đốc được uỷ quyền hoặc giám đốc chi nhánh) phê duyệt;
- Nhóm kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Công ty và phương hướng mà Giám đốc đã duyệt trong kế hoạch chiến lược;
- Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tông thể và thực hiện kiểm toán nếu phát hiện những vấn đề khác biệt với nhận định ban đầu của Ban Giám đốc thì phải báo kịp thời cho Ban Giám đốc để có những điều chỉnh kịp thời.
Đặc điểm của khách hàng:
(quy mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán nhiều năm).
Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược:
1. Tình hình kinh doanh của khách hàng (tổng hợp những thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng..
2. Xác định những vấn đề liên quan đếc BCTC như Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập BCTC và quyền hạn của Công ty;
3. Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới BCTC (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát);
4. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ;
5. Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán;
6. Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia;
7. Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện;
8. Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.
2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.
2.2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở tộng các thủ tục kiểm toán khác…Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm: Những hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và sự hiểu biết cụ thể hơn về tổ chức và hoạt động của đơn vị kiểm toán. KTV còn phải hiểu cả những khía cạnh đặc thù của một tổ chức cụ thể như : cơ cấu bố trí của kiểm toán nội bộ... để hiểu rõ các sự kiện, các nghiệp vụ và vị trí hoạt động có thể tác động đến BCTC và để thực hiện quá trình so sánh khách hàng này với các đơn vị khác trong ngành đó.
Sự hiểu biết này có thể thu thập bằng nhiều cách khác nhau. Đó là trao đổi với Ban giám đốc; phỏng vấn nhân viên của đơn vị; trao đổi với KTV, những người đã tiến hành kiểm toán cho khách hàng những năm trước hoặc đã kiểm toán cho khách hàng trong cùng ngành nghề kinh doanh hoặc nghiên cứu các tạp chí chuyên ngành, niên giám thống kê.
+ Tham quan nhà xưởng: Một vòng tham quan nhà xưởng hoặc quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng giúp KTV nắm được quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng; gặp nhân vật chủ chốt và có được nhận định ban đầu về phong cách điều hành của nhà quản lý.
+ Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước: Hồ sơ này có các tài liệu như: sơ đồ tổ chức, điều lệ công ty, các bảng kê, chính sách tín dụng, chính sách kế toán. Qua đó KTV sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích về công việc kinh doanh của khách hàng.
+ Nhận diện các bên hữu quan: KTV xác định các bên liên quan và nhận định sơ bộ về mối quan hệ này ngay trong giai đoạn lập kế hoạch từ đó bước đầu dự đoán các vấn đề có thể phát sinh giữa các bên liên quan để có thể hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp.
+ Dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên gia: Khi KTV đứng trước các tình huống đòi hỏi kiến thức chuyên môn thì có thể cần tham vấn một chuyên gia. Đó là những người hoặc văn phòng có năng lực, hiểu biết và khả năng cụ thể trong một lĩnh vực riêng ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Như việc đánh giá một tác phẩm nghệ thuật, vàng bạc đá quý...
Dưới đây là một biểu mẫu mô tả các thông tin mà các KTV của công ty thu thập được khi kiểm toán cho Công ty Sông Đà 25.
Biểu số 2.4: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tên khách hàng: Công ty Sông Đà 25. Là Công ty được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 20 năm theo giấy phép đầu tư số 715/GP ngày 06/11/2000, Giấy phép điều chỉnh số 715/GPĐC ngày 11/7/2000 do Uỷ ban nhân dân Nhà nước cấp.
Trụ sở của khách hàng: Số 100 Đường Tràng Thi – Thanh Hoá.
Lĩnh vực kinh doanh: Hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng.
Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng
Giám đốc: Bà Đỗ Thị Phượng
Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.
Kiểm toán năm tài chính: Ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2006
Thời gian thực hiện kiểm toán: Ngày 15/05/2006 đến ngày 16/05/2006.
2.2.2 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh. Những chứng từ pháp lý quan trọng cần được kiểm toán bao gồm:
+ Giấy phép thành lập và điều lệ công ty : Tài liệu này cung cấp thông tin về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban; thủ tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu; các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty...
+ Các BCTC, báo cáo kiểm toán, các biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước. Các tài liệu này giúp KTV nắm rõ hơn về thực trạng hoạt động của khách hàng và tình hình tài chính; kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ... trên cơ sở đó áp dụng kỹ thuật phân tích các báo cáo này để nhận thức được xu hướng phát triển của khách hàng.Và qua đó KTV cũng dự kiến phướng hướng kiểm tra. Đây là tài liệu quan trọng nhất trong một cuộc kiểm toán BCTC.
+ Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Đây là những tài liệu chính thức và tóm lược về những vấn đề quan trọng nhất đã được thảo luận và quyết định chính thức trong các cuộc họp đó chứa đụng những thông tin quan trọng như : công bố về cổ tức; phê chuẩn việc hợp nhất hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định thành lập công ty con, chi nhánh...
Trước khi cuộc kiểm toán hoàn thành, KTV cần phải kiểm tra, đối chiếu các kết quả thu được trong quá trình kiểm toán với các quyết định đưa ra trong các cuộc họp để đảm bảo là Ban giám đốc đã tuân thủ các biện pháp đã được Hội đồng quản trị và các cổ đông đề ra và yêu cầu Ban giám đốc cung cấp thư giải trình trong đó cam kết là đã gửi đầy đủ các biên bản của các cuộc họp trên cho KTV.
2.2.3. Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
2.2.3.1. Tìm hiểu hệ thống kế toán.
Đối với Công ty CPKT Thăng Long việc tìm hiểu hệ thống kế toán nhằm đánh giá những điểm mạnh và yếu trong hệ thống kế toán nhằm xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán. Hệ thống kế toán của mỗi đơn vị khách hàng được tổ chức như thế nào? theo hình thức sổ gì? hạch toán theo phương pháp gì? Sự phát triển hệ thống kế toán quản trị đến đâu... và ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống KSNB?
Biểu mẫu sau thể hiện việc tìm hiểu hệ thống kế toán tại Công ty Sông Đà do Công ty CPKT Thăng Long thực hiện.
Bảng 2.1: Tìm hiểu hệ thống kế toán.
a. Tổ chức Bộ máy kế toán
* Mô hình :
Tập trung
©
Phân tán
£
Hỗn hợp
£
(Mô tả chi tiết phạm vi công việc của các bộ phận kế toán thống kê các chi nhánh, đơn vị cấp dưới)
* Phòng kế toán tại trụ sở chính (VP) Công ty:
Nhân sự:
Ông : Hà Vân Thanh
Trưởng phòng
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
Kế toán trưởng
Bà Vũ Nguyệt Nga
Kế toán tổng hợp
* Danh sách nhân viên bộ phận kế toán, tài chính
STT
Tên
Trình độ
Thâm niên công tác
(năm)
Thời gian công tác tại đơn vị được kiểm toán
Nhiệm vụ chuyên môn được giao
Ghi chú
1
Huệ
ĐH
8
KT .TSCĐ
2
Hà
ĐH
6
KT.Thanh toán
3
Ngần
ĐH
4
KT. SX
4
Minh
ĐH
4
Thủ quỹ
b. Chế độ kế toán áp dụng
© Chế độ kế toán Việt Nam
£ Chế độ kế toán khác
Có được chấp nhận của Bộ Tài Chính không?
Có
©
Không
£
Số văn bản chấp thuận:
c. Hình thức kế toán
©Nhật ký chung
£ Nhật ký chứng từ
£ Chứng từ ghi sổ
d. Thực hiện công việc kế toán
Thực hiện thủ công
£
Có sự hỗ trợ của máy tính
©
©Có sử dụng phần mềm kế toán
(Tên phần mềm : …………)
£ Không sử dụng phần mềm kế toán
(Ứng dụng excel và word)
e. Luận điểm và lưu trữ chứng từ (đối với KH có nhiều chi nhánh)
Chứng từ PS tại chi nhánh được :
© Chuyển về phòng kế toán của Công ty
£ Lưu trữ tại chi nhánh
f. Yêu cầu đặc thù đối với Báo cáo tài chính của khách hàng
* Những người sử dụng Báo cáo tài chính của khách hàng
* Yêu cầu đặc thù đối với BCTC (ví dụ lập theo chuẩn mực quốc tế, theo yêu cầu của chủ nợ (Tổng công ty…)
g. Quy trình lập Báo cáo tài chính (đối với khách hàng có nhiều chi nhánh)
* £ Tại các chi nhánh, đơn vị cấp dưới
* © Tại phòng kế toán của văn phòng Công ty
h. Các vướng mắc khách hàng gặp phải
* Vướng mắc về chính sách thuế:
……Không……………………………………………………
………………………………………………………
…………………………………………………….
* Vướng mắc về hạch toán nghiệp vụ:
……Không………………………………………………….
……………………………………………………….
………………………………………………………
i. BCTC năm trước đã được kiểm toán hay chưa ?
Chưa được kiểm toán
£
Đã được kiểm toán
©
Được kiểm toán bởi
© KTV của Công ty Kiểm toán
£ Kiểm toán nội bộ của Tổng Công ty
£ Kiểm toán nhà nước
k. Tại thời điểm khảo sát (hoặc thời gian gần trong tương lai), khách hàng đã có (sẽ có)
* Báo cáo quyết toán thuế của năm có BCTC được kiểm toán
Có
£
Chưa có
£
* Các quyết định phê duyệt về tài chính của cơ quan cấp trênCó
©
Chưa có
£
m. Các quy định riêng về tài chính kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của khách hàng, hoặc do Tổng công ty (cơ quan cấp trên) ban hành mà họ đang áp dụng (nếu có):
(Bao gồm cả những ưu đãi mà khách hàng được hưởng)
* Các quy định riêng về tài chính:
Số VB
Ngày VB
Cấp ban hành
Hiệu lực
* Các quy định riêng về thuế:
Số VB
Ngày VB
Cấp ban hành
Hiệu lực
* Các quy định riêng về kế toán:
Số VB
Ngày VB
Cấp ban hành
Hiệu lực
2.2.3.2. Tìm hiểu hệ thống KSNB.
Trước hết, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc. Trong giai đoạn này KTV công ty tìm hiểu về KSNB của đơn vị trên hai mặt chủ yếu: thiết kế về quy chế KSNB và hoạt động liên tục của quy chế KSNB nhằm mục đích đánh giá xem liệu các BCTC có thể kiểm toán dược hay không, nhận diện và đánh giá các sai phạm tiềm tàng và thiết lập các kiểm soát thích hợp. Bằng các thể thức tiếp cận hệ thống KSNB như : dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV, thẩm vấn nhân viên của công ty khách hàng giúp cho KTVcó những thông tin ban đầu hoặc nắm bắt được những thay đổi trong hệ thống KSNB của khách hàng, xem xét các quy định các điều lệ của công ty khách hàng, quan sát các quá trình hoạt động của công ty khách hàng, kiểm tra hệ thống sổ sách đã hoàn tất.
Để mô tả hệ thống KSNB, KTV sử dụng một trong ba phương pháp hoặc cả ba phương pháp sau hoặc kết hợp cả ba phương pháp tuỳ thuộc đặc điểm đơn vị được kiểm toán và quy mô kiểm toán :
+ Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đưa ra các câu hỏi theo mục tiêu chi tiết của hệ thống KSNB đới với từng lĩnh vực được kiểm toán. Các câu trả lời không sẽ cho thấy nhược điểm của hệ thống KSNB.
+ Bảng tường thuật về hệ thống KSNB là sự mô tả bằng văn bản cơ cấu KSNB của khách hàng.
+ Vẽ lưu đồ: bao gồm lưu đồ ngang và lưu đồ dọc;trình bày tất cả các quá trình kiểm soát áp dụng cũng như mô tả các chứng từ, tài liệu kế toán.
Bảng số 2.2: Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng về phần TSCĐ.
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB
Có
Không
Không áp dụng
1. Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì và cập nhật kịp thời không?
2. Ngoài bộ phận kế toán, có bộ phận nào khác theo dõi và quản lý danh mục TSCĐ không?
3. Việc mua sắm TSCĐ có phải lập kế hoạch trước hàng năm không?
4. TSCĐ khi mua về có bắt buộc phải có bộ kiểm tra chất lượng và lập biên bản nghiệm thu trước khi giao cho bộ phận sử dụng và thanh toán không?
5. TSCĐ khi giao cho bộ phận sử dụng có được lập biên bản bàn giao cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng không?
6. TSCĐ có được mô tả đầy đủ thông tin trong Thẻ tài sản đến mức có thể nhận diện tài sản ở bên ngoài không?
7. TSCĐ có được đánh Mã Quản Lý riêng để có thể đối chiếu giữa tài sản ghi chép trên sổ với thực tế không?
8. Đơn vị có văn bản quy định trách nhiệm người của người sử dụng không?
9. Có sổ theo dõi quản lý tài sản được tạm thời đưa ra khỏi công ty hay không?
10. Những tài sản đang thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho các khoản vay có được ghi chép lại để theo dõi riêng không?
11. Công ty có giao cho bộ phận chuyên chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề khi TSCĐ bị hư hỏng không?
12. Các nhân viên có tự ý được sửa chữa khi TSCĐ bị sự cố mà không cần xin phép cấp lãnh đạo không?
13. Tất cả các TSCĐ hỏng đều được ghi chép lại thành biên bản và lưu giữ không?
14. Tất cả Tài sản chờ thanh lý, chưa sử dụng có được theo dõi riêng không?
15. Công ty có quy định về thanh lý TSCĐ không?
16. Khi thanh lý có được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo hay không?
17. Có quy định kiểm kê TSCĐ ít nhất 1 lần 1 năm không?
18. Kế hoạch kiểm kê hoặc các tài liệu hướng dẫn có được lập thành văn bản và gửi trướccho các bộ phận, nhân sự tham gia không?
19.Các quyết định mua sắm, quản lý, sử dụng và thanh lý có được tập hợp và hệ thống quy chế thành văn bản thông nhất hay không?
Sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và sự vận hành của hệ thống KSNB, KTV sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểm soát chi tiết. Nếu hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại.
Công việc đầu tiên là nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá, vận dụng KTV sẽ nhận diện mục tiêu kiểm soát cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu hoặc cho từng khoản mục.
Tiếp theo là nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù: Ở bước này KTV không cần thiết phải xem xét mọi quá trình kiểm soát mà phải nhận diện và phân tích các quá trình kiểm soát dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thoả mãn mục tiêu kiểm soát mà sẽ mang lại tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán.
KTV đánh giá các quá trình kiểm soát: căn cứ vào ưu, nhược điểm của từng thủ tục kiểm soát để đánh giá. Nhược điểm của hệ thống KSNB được hiểu là sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát thích đáng mà điều này sẽ làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm trên BCTC.
2.2.4. Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính.
Việc thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ nhằm đánh giá các mặt hoạt động của khách hàng. Thủ tục phân tích được Công ty CPKT Thăng Long thực hiện như sau:
Bước đầu tiên khi áp dụng các thể thức phân tích là xây dựng mục tiêu, trước hết là những mục tiêu chung sau đó là những mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu chung bao gồm việc quyết định mục đích cơ bản của các thể thức phân tích như hướng sự chú ý vào lĩnh vực cần khảo sát thêm, để cung cấp bằng chứng chính thức... Những mục tiêu cụ thể hơn bao gồm sự nhận diện các tài khoản và các mục tiêu kiểm toán trong những tài khoản mà thể thức phân tích sẽ nhằm vào.
Bảng số 2.3: Phân tích sơ bộ BCTC của Công ty.
Nội dung
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực hiện
Kiểm tra tính toán số học trên các báo cáo
Kiểm tra sự hợp lý giữa các báo cáo:
Đối chiếu chỉ tiêu khoản mục Tiền trên BCĐKT với số dư trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.
Đối chiếu số dư khản mục thuế trên BCĐKT và báo các tình hình thưch hiện nghĩa vụ ngân sách.
Đối chiếu chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm giữa phần I và phần II của Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh.
Đối chiếu các chỉ tiêu trên BCTC với thuyết minh BCTC.
Kiểm tra số liệu đầu năm trên BCTC.
Thu thập BCTc năm liền kề trước năm kiểm toán, BCTC năm trứớc đã được kiểm toán, Duyệt quyết toán của cơ quan cấp trên, cơ quan chức năng.
Đối chiếu số dư đầu năm trên BCTC năm được kiểm toán và số dư cuối kỳ trên BCTC năm trước đã thu thập được. Nếu có chênh lệch thì giải thchs nguyên nhân.
Kiểm tra các điều chỉnh trên tài liệu kế toán theo số liệu của kiểm toán , cơ quan cấp trên.
So sánh số dư đầu năm và số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán (số tuyệt đối và số tương đối). Phân tích và giải thích biến động đó.
Kiểm tra BCTC có được trình bày theo quy định hiện hành không?
Phỏng vấn khách hàng về giả định khi lập BCTC đã tính đến sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán hay chưa?
Lập tranh kết luận kiểm toán dựa trên các công việc đã thực hiện.
Tiếp theo thiết kế các thủ tục phân tích bao gồm việc lựa chọn hình thức phân tích thích hợp nhất, lựa chọn dữ kiện thích hợp và xây dựng nguyên tắc quyết định đối với quá trình xác định vấn đề bất thường. KTV có thể sử dụng hai loại cơ bản : Phân tích ngang và phân tích dọc.
+ Phân tích ngang (xu hướng): Phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC. Bao gồm:
So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau. Nhờ đó KTV thấy được những biến động bất thường và xác định được các lĩnh vực cần quan tâm.
So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của KTV.
So sánh dữ kiện của Công ty khách hàng với dữ kiện của ngành.
Biểu mẫu sau thể hiện việc phân tích sơ bộ BCTC do công ty thực hiện.
+ Phân tích dọc (tỉ suất): Ba nhóm chỉ tiêu thường được KTV của Công ty sử dụng là:
Nhóm tỉ suất về khả năng thanh toán. Nhóm tỉ suất này của doanh nghiệp càng cao thì tình hình tài chính của doang nghiệp càng được đánh giá tốt. Doanh nghiệp sẽ có ít nguy cơ vi phạm kỉ luật tài chính tín dụng. Rủi ro được đánh giá thấp nếu tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan.
Cụ thể:
Tỉ suất thanh toán hiện hành = Tài sản lưư động/ Nợ ngắn hạn
Tỉ suất thanh toán nhanh = (Tiền + phải thu + ĐTTCNH)/ Nợ ngắn hạn.
Tỉ suất thanh toán nhanh = Tiền mặt/ Nợ ngắn hạn
• Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính:
Tỉ suất tự tài trợ = Tổng Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
Tỉ suất nợ = 1 - Tỉ suất tự tài trợ
Tỉ suất đầu tư vào TSCĐ = (TSCĐ+ ĐTDH)/ Tổng tài sản
Nhóm tỉ suất về hiệu quả kinh doanh
- Tỉ suất lợi nhuận thuần/Vốn
- Tỉ suất lợi nhuận gộp/Doanh thu
Ngoài việc phân tích đánh giá các loại tỉ suất trên, KTV công ty CPKT Thăng Long còn đánh giá tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp hiện tại và tương lai thông qua các chỉ số phát triển. Việc đánh giá phát triển khách hàng tốt hoặc xấu căn cứ vào khả năng mở rông thị trường, trình độ khả năng quản lý của khách hàng.
Với những tỉ suất đã tính toán được trong bảng phân tích sơ bộ, KTV còn có thể dự đoán được tình hình tài chính trong tương lai qua những tài liệu mà KTV thu thập được.
Bảng số 2.4:
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 25.
Đơn vị: Triệu đồng.
TT
Khoản mục
Năm 2005
Năm 2006
Tỷ lệ % so với Doanh thu thuần
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng giá trị tài sản
130.574,939
141.077,810
2
Nợ phải trả
121.543,500
130.645
3
Nguồn vốn chủ sở hữu
9.031,439
10.432,810
4
Doanh thu thuần
93.331,105
128.129,00
100
100
5
Giá vốn hàng bán
84.761,843
117.406,419
90,819
91,628
6
Lợi nhuận gộp
8.569,262
10.722,581
9,172
8,368
7
Lợi nhuận thuần
2.600,280
3.896,00
2,760
3,041
8
Lợi nhuận trước thuế
951,188
735,448
1,021
0,574
9
Lợi nhuận sau thuế
684,855
529,522
0,733
0,413
Qua bảng phân tích ở trên, KTV của Công ty đã nhận thấy rằng: Các chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế giảm 0,32% tương ứng giảm 145,333 triệu đồng, Lợi nhuận trước thuế đều giảm 0.447% tương ứng giảm 215,74 triệu đồng. Điều này cho biết Công ty Sông Đà năm nay kinh doanh không hiệu quả hơn năm trước. Tuy nhiên, Lợi nhuận thuần tăng từ 2,76% đến 3,041% tương ứng tăng 1.295,72 triệu đồng. Lợi nhuận gộp giảm là do Giá vốn hàng bán tăng. Mặc dù Doanh thu thuần tăng lên rõ rệt 34.797,895 triệu đồng nhưng vì trong năm qua giá vật liệu tăng lên như: xi măng, sắt thép làm cho giá vốn tăng lên. Hơn nữa trong một vài năm hiện nay các công trình xây dựng khi hoàn thành công ty chưa thu hồi được vốn nên số nợ phải trả tăng lên nhiều điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty.
Xem xét tình hình tài chính của công ty thông qua hệ số sau:
- Tỷ lệ Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu 1250,032%
- Tỷ lệ TSCĐ/ Vốn chủ hữu 1200%
- Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng tài sản 53,191%
Điều đó dẫn đến tình hình tài chính của công ty phụ thuộc vào vốn vay bên ngoài. Tình hình tài chính không an toàn, khi công ty xây dựng công trình phải vay tiền để mua vật liệu xây dựng để trang trải khi xây dựng. Điều này cho thấy công ty phải tạo cho mình tình hình tài chính vững vàng. Một ngành mà đòi hỏi phải đầu tư vốn sau đó mới thu hồi vốn được thì chính bản thân công ty phải đưa ra những chính sách đối ngoại tốt mới có thể trang trải cho công trình đầu tư xây dựng.
2.2.5.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Với những bước thủ tục kiểm toán trên KTV thu thập được thông tin mang tính khách quan về khách hàng. KTV căn cứ vào những thông tin đã thu thập được để đánh giá nhận xét nhằm đưa ra một chiến lược, kế hoạch kiểm toán phù hợp.
- Đánh giá tính trọng yếu
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các thử nghiệm kiểm toán. Ở đây, KTV đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá cho từng khoản mục trên BCTC. Bước đầu tiên là KTV xây dựng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
Đánh giá rủi ro
Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục.
Bảng số 2.5: Biểu số đánh gía mức độ trọng yếu và rủi ro.
1. Đánh giá rủi ro
+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Cao £
Trung bình £
Thấp £
+ Đánh giá rủi ro kiểm soát
Cao £
Trung bình £
Thấp £
2.Xác định mức trọng yếu
Chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu là
1. Lợi nhuận trước thuế
2. Doanh thu
3. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
4. Nợ ngắn hạn
5. Tổng tài sản
Năm trước
Năm nay
Lý do chọn mức trọng yếu………………………………………….
Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán……………..
Khả năng có những sai sót trọng yếu……………………………..
Các sự kiện và các nghiệp vụ phức tạp, các ước tính trọng yếu cần chú trọng……………………………………………..
2.2.6. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Sau khi thực hiện các bước công việc cần thiết như trên thì KTV tiế hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Công việc này được thực hiện bởi nhóm trưởng của cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm có nội dung như trong biểu dưới đây (đối với Công ty Sông Đà 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36609.doc