Đề tài Thực trạng công tác quản lý học sinh, sinh viên trường CĐSP Nhà trẻ - Mẫu giáo TW2, nguyên nhân và giải pháp cải tiến

MỤC LỤC

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.

1. Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. Mục đích nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . .

5. Phạm vi nghiên cứu đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.

6. Phương pháp nghiên cứu đề tài . . . . . . . . . . . . . . . .

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.

Chương I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.

1. Lý luận về công tác quản lý . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. Công tác quản lý nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5.

3. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục . . . . . . . . . .

4. Công tác quản lý của Bộ GD & ĐT. . . . . . . . . . . . . .

5. Công tác quản lý của các trường đào tạo . . . . . . . . . 6.

6. Công tác quản lý học sinh, sinh viên . . . . . . . . . . . .

II/ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6.

1. Luật Giáo dục – năm 2005 . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. Điều lệ trường Cao đẳng - năm 2003 . . . . . . . . . . . .

3. Quy chế công tác học sinh, sinh viên – năm 2000 . . .7.

4. Quy chế công tác HSSV nội trú – năm 1997 . . . . . . . 8.

5. Quy chế công tác HSSV ngoại trú – năm 2002 . . . . . 9.

6. Quy chế rèn luyện học sinh, sinh viên – năm 2002 . .

III/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . . . . . 10.

1. Khái niệm về quản lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. Khái niệm về đạo đức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3. Khái niệm về lối sống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4. Công tác học sinh, sinh viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11.

5. Công tác quản lý học sinh, sinh viên . . . . . . . . . . . .

 

Chương II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HSSV . . . . . . 12.

I/ TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CĐSP NT – MẪU GIÁO TW2 .

1. Đặc điểm, tình hình nhà trường . . . . . . . . . . . . . . . . 12.

2. Tình hình Cán bộ, giáo viên quản lý HSSV . . . . . . 13.

3. Tình hình học sinh, sinh viên . . . . . . . . . . . . . . . . 15.

4. Những thuận lợi, khó khăn công tác quản lý HSSV. 16.

II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HS, SINH VIÊN. . 17.

1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống.

2. Công tác tổ chức học tập, NCKH, NV sư phạm . . . . 18.

3. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách . . . . . . . . . 19.

4. Công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú . . . . . . . . 21.

5. Công tác bảo đảm an ninh trật tự nhà trường . . . . . . 22.

6. Công tác tư vấn việc làm cho HSSV tốt nghiệp. . . . 23.

7. Công tác của Ban chủ nhiệm Học sinh, sinh viên . . 24.

Chương III/ NGUYÊN NHÂN và ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI TIẾN

I/ NGUYÊN NHÂN NHỮNG TỒN TẠI – HẠN CHẾ . . . . . . . 25.

II/ ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI TIẾN . . . . . . . . . . . 26.

1. Đặc điểm, tình hình chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26.

2. Đặc điểm, tình hình nhà trường trong thời gian tới . .

3. Những biện pháp cải tiến công tác QL HSSV . . . . 27.

PHẦN III: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . 30.

I/ KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

I/ ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31.

1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đối với Trường CĐSP Nhà trẻ – Mẫu giáo TW2.

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . 32.

MỤC LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33 – 34.

 

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý học sinh, sinh viên trường CĐSP Nhà trẻ - Mẫu giáo TW2, nguyên nhân và giải pháp cải tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nhà trường nhưng bình quân tỉ lệ học sinh, sinh viên được ở trong khu nội trú ký túc xá còn thấp so với nhu cầu và khó khăn cho công tác quản lý và rèn luyện học sinh, sinh viên sư phạm. - Chưa tổ chức được nhà ăn cho học sinh, sinh viên phải ra ăn ở các hàng quán ngoài trường vừa không đảm bảo vệ sinh vừa không đảm bảo an ninh trật tự khu vực xung quanh trường. Có thể khảng định đây là khâu yếu cần sớm được khắc phục. b/- Về công tác học sinh, sinh viên ngoại trú: 1- Tính trung bình tại thời điểm hiện nay số sinh viên của trường ở ngoại trú chiếm trên 60%. Học sinh, sinh viên ngoại trú ở phân tán rất rộng, sinh viên trọ ở khắp tất cả xã phường của thành phố. Điều kiện sinh hoạt ở các nhà trọ thường là thiếu tiện nghi và ít đảm bảo an toàn, có những nơi rất dễ bị tác động ảnh hưởng tiêu cực và các tệ nạn xã hội, chưa kể đến đặc điểm của sinh viên ngoại trú là hay di dời, thay đổi địa điểm chỗ ở (có sinh viên mỗi năm thay đổi 2 đến 3 lần) làm cho công tác theo dõi, quản lí sinh viên ngoại trú vốn đã khó lại càng khó khăn phức tạp hơn. 2- Những năm qua trường đã chủ động xây dựng chương trình công tác sinh viên ngoại trú ; xây dựng các quy định, biểu mẫu thống kê, theo dõi chỗ ở của các sinh viên. Phối hợp chặt chẽ với công an, chính quyền địa phương nơi sinh viên của trường ở trọ nắm tình hình, kiểm tra, giao ban với địa phương hàng quý. Cuối mỗi học kỳ, năm học yêu cầu sinh viên phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sinh viên thực hiện nhiệm vụ công dân để đưa vào xem xét đánh giá kết quả rèn luyện. *Hạn chế: Công tác quản lí sinh viên ngoại trú còn thiếu chủ động, thiếu biện pháp phối hợp với công an, chính quyền địa phương nên không nắm chắc được địa chỉ thay đổi chỗ ở HSSV kịp thời, có lúc còn buông lỏng công tác sinh viên ngoại trú. 5. Công tác bảo đảm an ninh trật tự nhà trường: 5.1- Giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh trật tự vừa là nhiệm vụ chính trị vừa là điều kiện để nhà trường tiến hành thực hiện kết quả nhiệm vụ đào tạo. Đây cũng là mối quan tâm của các phụ huynh, các ngành, các cấp và toàn xã hội. Nhà trường tích cực triển khai thực hiện thông tư liên tịch về ”Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học và cơ sở giáo dục”, “Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm”, kế hoạch liên tịch về “Phòng chống ma tuý trong học sinh, sinh viên ngoại trú”, đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh,sinh viên. 5.2- Phối hợp với chính quyền địa phương nơi trường đóng, tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh trong nhà trường, duy trì thường xuyên việc tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, củng cố và tăng cường tổ bảo vệ chuyên trách, “Đội sinh viên xung kích”; tạo điều kiện về vật chất tinh thần như chế độ bồi dưỡng, miễn giảm lệ phí ở KTX, thưởng điểm rèn luyện v.v…cho những sinh viên tham gia và hoạt động có hiệu quả trong các tổ chức trên. Nhà trường đã sửa chữa phòng trực bảo vệ khang trang, trang bị thêm các thiết bị, phương tiện cần thiết cho đơn vị hoạt động . 5.3- Công tác an ninh trật tự, an toàn luôn được quan tâm đúng mức, trong những năm vừa qua không để xẩy ra các vụ việc mất an ninh, ngoài lực lượng bảo vệ chuyên trách thường trực 24/24, Trường tổ chức các lớp sinh viên luân phiên trực canh gác ban đêm và ngày nghỉ, tổ chức đội tự vệ, đội sinh viên xung kích thường xuyên hoạt động hỗ trợ trong ngày lễ, ngày nghỉ. Nắm bắt tư tưởng, làm tốt công tác giáo dục và quản lý học sinh, sinh viên theo các tôn giáo, bảo đảm công tác an ninh tôn giáo theo nghị định 26/1999 của Chính phủ mặc dù số lượng HSSV thep tôn giáo vào học hàng năm đều tăng ( Thống kê 5 năm, HSSV theo các tôn giáo như sau: 2002 – 134, năm 2003 – 143 , năm 2004 – 158 , năm 2005 – 169 , năm 2006 – 252) 5.4- Trường quan tâm đến việc xây dựng tường rào bảo vệ nhà trường và ký túc xá, ngăn cách và không cho người ngoài ra vào tự do, đã chấm dứt được tình trạng các phần tử xấu ở ngoài vào quậy phá, trong những năm gần đây tình hình an ninh trật tự trong trường ngày càng ổn định và tốt hơn. Trong những năm qua, trường chưa có Sinh viên nào vi phạm pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về ma tuý, tệ nạn xã hội. Các vụ việc kỷ luật sinh viên chủ yếu là vi phạm nội quy, quy chế Nhà trường. 5.5- Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục về tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm. Tổ chức cho sinh viên ký cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội, tuyên truyền và có các biện pháp giảm tỷ lệ sinh viên hút thuốc tiến tới không có sinh viên hút thuốc trong nhà trường. 5.6- Việc tổ chức, chăm lo đời sống tinh thần, thu hút sinh viên vào các hoạt động lành mạnh để hạn chế và ngăn ngừa các mặt tiêu cực, phòng chống các tệ nạn nảy sinh được coi là một biện pháp tích cực để duy trì bảo vệ an ninh trật tự, đầu tư mua sắm thêm các phương tiện nghe nhìn, duy trì thường xuyên buổi phát tin nội bộ, tiếp phát đài phát thanh giúp cho sinh viên nắm bắt được tình hình thời sự và các chủ trương công tác của nhà trường, kịp thời biểu dương những người tốt việc tốt, phê phán những biểu hiện yếu kém tiêu cực. Hạn chế: Bên cạnh những mặt đạt được, trong công tác an ninh trật tự vẫn còn một số tồn tại chưa được khắc phục dứt điểm như tình trạng một số sinh viên uống rượu, cờ bạc, mê tín dị đoan, trộm cắp vặt, chơi bời, quan hệ với các phần tử xấu, vi phạm luật lệ giao thông, không dám mạnh dạn đấu tranh, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội ở khu vực nhà trọ ngoại trú. 6. Về công tác tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp: Thực hiện công tác theo dõi, tư vấn việc làm của sinh viên tốt nghiệp ra trường không những có ý nghĩa điều động sinh viênt tốt nghiệp đếùn làm việc ở những nơi có nhu cầu sử dụng mà còn giúp cho bản thân nhà trường điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch đào tạo ngành nghề cụ thể phù hợp với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực cho xã hội. Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong những năm qua trường đã thực hiện việc theo dõi, tư vấn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đã đạt được một số kết quả bước đầu. Theo dõi 3 năm gần đây có từ 90 - 100% sinh viên tốt nghiệp ra trường là có việc làm ngay. * Hạn chế: Công tác quản lý, theo dõi việc làm sau khi ra trường của sinh viên hiện nay còn nhiều bất cập chưa có sự chỉ đạo thống nhất. Cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác này vừa thiếu, vừa ít kinh nghiệm và chưa được tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ nên rất lúng túng, theo dõi, thống kê tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp chưa được cập nhật thường xuyên, có những thông tin chưa chính xác gây khó khăn cho việc lập kế hoạch và điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo ở các trường. - Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không đến làm việc ở những nơi có nhu cầu sử dụng, nhất là đến vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng cao và vùng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn khá phổ biến. - Cơ chế thực hiện nghĩa vụ lao động, điều động đến nơi có nhu cầu sử dụng đối với sinh viên ngành sư phạm ( được miễn học phí trong quá trình đào tạo ) đến nay vẫn chưa có gây lãng phí nguồn lao động được đào tạo và hiệu quả quản lý kém. 7. Công tác của Ban chủ nhiệm học sinh, sinh viên: Công tác Sinh viên nói chung và Công tác chủ nhiệm trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân – Sinh viên, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. 7.1- Cán bộ giáo viên tham gia công tác chủ nhiệm là người gương mẫu chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các nội quy, quy chế Nhà trường, có đạo đức, tác phong sinh hoạt lành mạnh. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp đúng mực. Có năng lực và phương pháp quản lý, giáo dục và rèn luyện sinh viên đạt hiệu quả. Người Chủ nhiệm phải luôn có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, có lòng nhân ái, vị tha, tôn trọng nhân cách Sinh viên, phát huy được quyền dân chủ trong xây dựng tập thể, đảm bảo sự công bằng, công khai với Sinh viên đồng thời phải nghiêm khắc giữ đúng nguyên tắc làm việc, duy trì kỷ cương, kỷ luật của Nhà trường. Là tấm gương sáng cho Sinh viên noi theo. 7.2- Ban chủ nhiệm sinh viên luôn nắm được tình hình học sinh, sinh viên về các mặt học tập, rèn luyện, tư tưởng và đời sống, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và những yêu cầu hợp lý của sinh viên để phản ánh kịp thời cho các cấp lãnh đạo Nhà trường. Là đầu mối phối hợp các hoạt động trong và ngoài trường có liên quan đến Sinh viên. 7.3- Ban chủ nhiệm sinh viên đã Phối hợp tổ chức các sinh hoạt chính trị, tư tưởng, đối thoại của các cấp với Sinh viên để cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho Sinh viên, giải đáp, giải quyết các yêu cầu mà Sinh viên quan tâm. Tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, các nội quy, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường, bảo đảm dân chủ, công khai và công bằng xã hội ở tất cả các khâu có liên quan đến Sinh viên. 7.4- Tổ chức công tác chủ nhiệm khối sinh viên ( không chủ nhiệm theo lớp), đã duy trì được nề nếp giao ban hàng tuần gồm Phòng CTCT-QLSV chủ trì, Giáo viên chủ nhiệm, các lớp trưởng. Hàng tuần Giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt với khối hoặc lớp sinh viên, Hàng tháng Phòng CTSV tổ chức sinh hoạt với sinh viên toàn trường, Hiệu trưởng đối thoại với học sinh, sinh viên 1 lần/ học kỳ. Đầu năm học tổ chức đại hội lớp sinh viên kiện toàn ban cán sự lớp và Ban chấp hành đoàn. *Hạn chế: Đội ngũ làm công tác giáo viên chủ nhiệm được trẻ hóa, thường phải đi học nâng cao trình độ, vì vậy công tác chuyên môn còn những hạn chế, phương pháp và uy tín chưa cao, đặc biệt trong công tác giáo dục, giải quyết vụ việc và làm gương cho học sinh, sinh viên. IV. Công tác sinh viên nội, ngoại trú. 1.Về công tác sinh viên nội trú: Quy mô đào tạo ở một số trường ngày một tăng, kinh phí của nhà nước cấp cho các trường để mở rông ký túc xá(KTX) còn hạn hẹp, trong khi đó nhu cầu về chổ ở KTX củ sinh viên ngày một nhiều. Trong mấy năm qua hầu hết các trường đã có nhiều cố gắng cải tạo nâng cấp, xây mới các khu KTX bảo đảm tiện nghi sinh hoạt, học tập cho sinh viên. Rõ nết nhất là ở các trường Cao đẳng sư phạm trong mấy năm lại đây được Nhà nước ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng trường,trong đó KTX sinh viên cũng được xây mmới hiện đại và khang trang hơn trước rất nhiều, khả năng đáp ứng nhu cầu ở KTX cho sinh viên các trường này đạt tỉ lệ rất cao. Bình quân hơn 80% sinh viên các trường cao đẳng sư phạm được ở KTX. Đây là một điểm mới mà 5 năm trước đây không có được. Nhiều trường đã trích quỹ tự có của mình để đầu tư cải tạo, nâng cấp KTX theo căn hộ khép kín, phòng có khu vệ sinh riêng, được gắn đồng hồ điện, nước đến từng phòngvà thực hiện chế độ: nếu dùng vượt quá mức quy định của nhà trường thì sinh viên phải trả tiền thêm. Nhờ áp dụng quy chế quản lý đó nên đã chấm dứt được tình trạng mất điện,thiếu nước, thậm trí còn bị cắt điện ban ngày trong những ngày hè nóng bức, đã kéo dài nhiều năm trước đây không giải quyết được, Trong điếu kiện kinh phí cho xây dựng cơ bản quá eo hẹp nhưng nhiều trường đã ưu tiên đầu tư và trích hàng tỉ đồng từ vốn tự có để xây dựng thêm KTX mới giải quyết thêm chỗ ở cho sinh viên. Mặc dù với nhiều cố gắng nỗ lực trên nhưng bình quân chung ở các trường hiện nay cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu ở KTX đối với sinh viên và nếu tính riêng các trường ở khu vực thành phố lớn thì tỉ lệ này còn thấp hơn. Việc tổ chức nhà ăn cho sinh viên, hầu hết các trường đều thực hiện cơ chế đấu thầu có sự quản lí của nhà trường. Nhà ăn được chia ra các bếp nhỏ với nhiếu mức ăn khác nhau để sinh viên tự chọn, nhờ vậy chất lượng bữa ăn cũng như tinh thần phục vụ được tốt hơn. Trong 5 năm qua không còn hiện tượng ngộ độc do mất an toàn thực phẩm trong các nhà ăn sinh viên. Nhiều trường còn đầu tư thêm thiết bị, hỗ trợ tiền điện, nước giúp cho các nhà ăn có điều kiện giảm gia, rẻ hơn các quán ăn ngoài trường để thu hút được nhiều sinh viên, khắc phục được tình trạng sinh viên phải ra ăn ở các quán ngoài trường vừa không đảm bảo vệ sinh vừa không đảm bảo an ninh trật tựkhu vực xung quanh trường. Có thể khảng định rằng về khâu tổ chức bếp ăn cho sinh viên trong mấy năm gần đây các trường có nhiều cố gắng đáp ứng yêu cầu của sinh viên. 2.Về công tác sinh viên ngoại trú: Tính trung bình tại thời điểm này số sinh viên của các trường ở ngoại trú chiếm khoảng 80%, riêng đối với các trường đóng trên các thành phố lớn thì tỉ lệ này còn cao hơn. Sinh viên ngoại trú phân tán rất rộng, có trường, sinh viên trọ ở khắp tất cả các quận huyện của thành phố. Điều kiện sinh hoạt ở các nhà trọ thường là thiếu tiện nghi và ít đảm bảo an toàn, có sinh viên còn thuê trọ ở những nơi rất dễ bị các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng, chưa kể đến đặc điểm của sinh viên ngoại trú là hay di dời, thay đổi địa điểm chỗ ở(có sinh viên mỗi năm thay đổi 2 đến 3 lần) làm cho công tác theo dõi, quản lí sinh viên ngoại trú vốn đã khó lại càng khó khăn phức tạp hơn. Những năm qua nhiều trường đã chủ động xây dựng chương trình công tác sinh viên ngoại trú ; xây dựng các quy định, biểu mẫu (có trường đã có phần mềm) thống kê theo dõi chổ ở của các sinh viên. Phối hợp chặt chẽ với công an, chính quyền địa phương nơi sinh viên của trường ở trọ: tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, hàng quý. Cuối mỗi học kỳ, năm học yêu cầu sinh viên phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sinh viên tham gia thực hiện nhiệm vụ công dân để đưa vào xem xét đánh giá kết quả rền luyện. Tổ chức các đội sinh viên tình nguyện về tham gia các công tác xã hội tại các địa bàn có sinh viên của trường trọ học. Cử đại diện của trường đến thăm hỏi nhân những ngày lễ tết … nhằm thắm chặt hơn nữa mối quan hệ giữa địa phương với nhà trường trong việc phối hợp quản lí sinh viên ngoại trú. Tuy nhiên trong công tác quản lí sinh viên nội, ngoại trú vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: việc chăm lo tổ chức nhà ăn cho sinh viên một số trường ít được ban giám hiệu quan tâm, có tư tưởng phó mặc cho phía nhà thầu , ban quản lí nhà ăn. Vẫn còn một số trường còn tổ chức bếp ăn theo cơ chế bao cấp trước đay, chất lượng bữa ăn rất kém hoặc giải thể bếp ăn, để sinh viên phải ra ăn ở các quán ngoài trường hoặc nấu ăn trong phòng ở vừa chật chội vừa mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn phòng cháy và gây tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát. Có trường vừa mới đưa vào khu nhà KTX mới , chưa được một năm đã phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để sữa chữa hư hỏng do sinh viên nấu ăn trong phòng gây ra. Công tác quản lí sinh viên ngoại trú kgá nhiều trường còn thiếu chủ động, thiếu biện pháp phối hợp với chính quyền địa phương nên không nắm được địa cỉ sinh viên, buông lỏng công tác quản lý sinh viên ngoại trú. 3.Về việc thực hiện bảo đảm an ninh trật tự trong các nhà trường: Giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh trật tự vừa là nhiệm vụ chính trị vừa làđiều kiện đẻ các trường tiến hành thực hiện kết quả nhiệm vụ đào tạo. Đây là mối quan tâm của các ngành, các cấp và toàn xã hội. Các trường tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc thông tu liên tịch số 10/2002/TTLT/BGD&ĐT-CA ngày 22/3/2002 về ”Công tác bảo đảm an ninh, trật tư trong trường học và cơ sở giáo dục” giữa Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Công An. Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 cuar thủ tướng chính phủ về phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm”, kế hoạch liên tịch số 03/KHLT/CA-GD&ĐT ngày 29/6/2001 giữa Bộ Công An và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc “Phối hợp phòng chống ma tuý trong học sinh, sinh viên ngoại trú”, đẩy mạnh công tác phòng chống ma tuý trong học sinh,sinh viên các trường học . Các trường đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi trường đóng, tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh trong nhà trường.duy trì thường xuyên việc tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, củng cố và tăng cường phòng bảo vệ chuyển trách của nhà trường,”Đội thanh niên cờ đỏ “,”Đội sinh viên xung kích” do Đoàn thanh niên và hội sinh viên chủ trì; tạo điều kiện về vật chất tinh thần như có chế độ bồi dưỡng thường xuyên ổn định,miễn giảm học phí, lệ phí ở KTX, thưởng thêm điểm rèn luyện v.v…cho những sinh viên tham gia và hoạt đọng có hiệu quả trong các ttổ chức trên. Nhiều trường còn bố trí thêm phòng làm việc, trang bị thêm các thiết bị, phương tiện cần thiết cho các tổ chức này hoạt động . Việc tổ chức, chăm lo đời sống tinh thần, thu hút sinh viên vào các hoạt động lành mạnh để hạn chế và ngăn ngừa các mặt tiêu cực,phồng chống các tệ nạn nảy sinh được nhiều trường quan tâm coi đây là một biện pháp tích cực để duy trì bảo vệ an ninh trật tự. Các câu lạc bộ, nhà văn hoá sinh viên ở nhiều trường được sửa sang tu bổ,đầu tư muasắm thêm các phương tiện nghe nhìn, duy trì thường xuyên buổi phát tin nội bộ, phát hành bản tin của trường giúp cho sinh viên nắm bắt được tình hình thời sự và các chủ trương công tác của nhà trường, kịp thời biểu dương những người tốt việc tốt, phê phán những biểu hiện yếu kém tiêu cực. Kinh phí dành cho các hoạt động văn thể từ ngân sách Nhà nước rất hạn hẹp nhưng rất nhiều trường hàng năm đã bỏ ra hành trăm triệu đồng để duy trì thường xuyên hoạt động này. Có trường trích tới gần 1 tỉ đồng từ quỹ tự có củ mình để hỗ trợ các đội tuyển và tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ và TDTT cho sinh viên. Các trường đã tích cức thực hiện kế hoạch liên tịch giữa Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Văn Hoá- Thông Tin về xây dựng văn hoá trong trường học. Các khu dịch vụ được xắp xếp lại, không còn hàng quán lộn xộn trong khuôn viên của trường, đặc biệt là các trường quan tâm nhiều đến việc xây dựng tường rào bảo vệ KTX, ngăn cách người ngoài ra vào tự do, đã chấm dứt được tình trạng các phần tử xấu ở ngoài vào quậy phá, nhờ vậy trong những năm gần đây tình hình an ninh trật tự trong các nhà trường ngày càng tốt hơn. Bên cạnh những mặt đạt được, trong công tác an ninh trật tự ở các trường vẫn còn một số tồn tại chưa được khắc phục dứt điểm như tình trạng một số sinh viên vi phạm pháp luật, trộm cắp, gây gỗ đánh nhau gây thương tích, tham gia đua và cỗ vũ đua xe trái phép vi phạm luật lệ giao thông, làm mất trật tự nơi công cộng. Hiện tượng say rượu, cờ bạc. Sử dụng ma tuý tuy có giảm hơn trước nhưng chưa chấm dứt triệt để. Nhìn chung trong mấy năm gần đây tình hình quốc tế có nhiều biến động, các lực lượng thù địch luôn muốn lợi dụng lôi kéo sinh viên để làm mất ổn định chính trị – xã hội nhưng tình hình an ninh chính trị trong các nhà trường vẫn giữ được ổn định và ngày càng có chiều hướng tốt lên. V.Về việc làm của sinh viên tốt nghiệp: Thực hiện công tác theo dõi, tư vấn việc làm của sinh viên tốt nghiệp ra trường không những có ý nghĩa điều động sinh viênt tốt nghiệp đếùn làm việc ở những nơi có nhu cầu sử dụng mà còn giúp cho bản thân các nhà trường điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch đào tạo ngành nghề cụ cụ thể phù hợp với yêu cầu sử dụng, nhất là những trường đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong những năm qua một số trường đã thực hiện việc theo dõi, tư vấn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đã đạt được một số kết quả bước đầu, cụ thể là: Đối với một số trường cao đẳng sư phạm và một ssố trường đào tạo ngành nghề khác của các địa phương quản lí trực tiếp, dó có địa chỉ sử dụng nên đã thực hiện việc phân phối sinh viên tốt nghiệp đến làm việc ở những nơi có nhu cầu sử dụng. Trung bình ở các trường này có từ 80 - 100% sinh viên tốt nghiệp ra trường là có việc làm ngay. Vài ba năm gần đây một số ít trường đã chủ động tổ chức các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp; đẩy mạnh các hoạt đôïng “Hội chợ việc làm” , “Hội cựu sinh viên”…tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu, tiếp xúc với các cơ sở tuyển dụng. Mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường với cơ sỏ sản xuất để cung cấp thông tin và nắm bắt nhu cầu sử dụng, giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn. Tuy nhiên, trong công tác quản lý, theo dõi việc làm của sinh viên hiện nay còn nhiều bất cập chưa có sự chỉ đạo và cơ chế thống nhất. Cán bộ làm trực tiếp công tác này vừa thiếu , vừa ít có kinh nghiệm và chưa được tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ nên rất lúng túng. Việc theo dõi, thống kê tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp ở nhiều còn bỏ ngỏ hoặc có theo dõi nhưng không chính xác ,gây khó khăn cho việc lập kế hoạch và điều chỉng chỉ tiêu đào tạo ở các trường. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không chấp hành sự đièu đọng đến làm việc ở những nơi có nhu cầu sử dụng, nhất là đén vùng nông thôn, miền núi,vùng sâu, vùng cao và vùng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn khá phổ biến. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Y kể cả một số sinh viên tốt nghiệp hệ cử tuyển sẵn sàng làm việc không lương ở các bệnh viện hoặc làm việc không đúng ngành nghề đào tạo để được ở lại thành phố vẫn chưa có biện pháp chấn chỉnh. Cơ chế thực hiện nghĩa vụ điều động đến làm việc ở những nơi có nhu cầu sử dụng đối với sinh viên ngành sư pham được miễn học phí trong quá trình đào tạo đến nay vẫn chưa có. VI. Công tác đoàn thể và các hoạt động phong trào trong nhà trường: Phong trào “học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” đã góp phần tích cực trong việc tạo nên động lực thúc đẩy thanh niên, sinh viên trong học tập và rèn luyện Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đoàn, hội hoạt động đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua học tốt như: phat đọng mùa thi nghiêm túc, đăng kí thi đua tiết học tốt, ttuần học tốt, tổ chức các hoạtt đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctl_ql_sv_truong_cd_06_5424.doc