Đề tài Thực trạng công tác quản lý lợi nhận và một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty cổ phần Lam Sơn

Lời nói đầu 1

Phần I 3

Thực trạng công tác quản lý lợi nhuận 3

tại Công ty cổ phần Lam Sơn 3

I. Một số đặc điểm tại công ty Công ty cổ phần Lam Sơn 3

1. Quá trình hình thành và phát triển 3

II. Nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lam Sơn 4

2.1. Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Lam Sơn 4

III. Chức năng, nhiệm vụ của sản xuất và kinh doanh bao bì: 7

IV. Đặc điểm quy trình công nghệ ở công ty 7

V. Nhiệm vụ khó khăn thuận lợi của công ty trong những năm qua 7

5.1. Mục tiêu: 7

5.2. Nhiệm vụ: 7

5.3. Khó khăn và thuận lợi 8

VI. Thực trạng kinh doanh và lợi nhuận của Công ty cổ phần Lam Sơn 8

1. Tổng quát kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lam Sơn 8

2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 11

2.1. Giá thành sản xuất 11

2.2. Tỷ trọng của giá thành và lợi nhuận trong doanh thu 13

3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn 14

3.1. Tình hình chung về vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh 15

3.1.1. Vốn cố định 15

3.1.2. Vốn lưu động 16

4. Đánh giá và nhận xét 18

 

doc28 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý lợi nhận và một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty cổ phần Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông bị gián đoạn. Sáng: 6h đ 14h chiều Chiều: 14h đ 10h tối Đêm: 10h đ 6h sáng. Trong 1 ca ngoài công nhân dệt còn có công nhân tạo sợi cơ khí và thợ điện (chịu trách nhiệm về hệ thống điện trong phân xưởng) để đảm bảo máy móc được hoạt động một cách liên tục. V. Nhiệm vụ khó khăn thuận lợi của công ty trong những năm qua 5.1. Mục tiêu: - Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức tăng cường công tác quản lý hạch toán, ổn định nền tài chính của công ty, đảm bảo việc làm, đời sống cho người lao động, thực hiện tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội. - Tạo ra sản phẩm và chất lượng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. - Phấn đấu xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. 5.2. Nhiệm vụ: - Phấn đấu giảm tai nạn lao động ở mức thấp nhất - Thực tiễn đảm bảo chế độ cho công nhân theo đúng chế độ - Tiếp tục đầu tư trang thiết bị sản xuất ngày càng hiện đại. - Khuyến khích cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp có trình độ tay nghề sản xuất cao. 5.3. Khó khăn và thuận lợi a) Thuận lợi Trước khi đi vào sản xuất cán bộ công nhân đã được đào tạo tay nghề theo đúng chuyên môn - Công ty nằm trên đường quốc lộ, nên rất thuận lợi cho việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trong nước và tương lai cả nước ngoài. - Sản phẩm của công ty sản xuất ra đáp ứng nhu cầu và sự đồng tình ủng hộ của khách hàng tren thị trường Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định. Với số lượng khá lớn và cũng đạt được lợi nhuận cao. Có được như vậy là do sự sáng suốt chịu khó tìm tòi học hỏi và tìm hiểu nhu cầu của thị trường của ban lãnh đạo, các phòng ban của công ty. Mặt khác trong hoàn cảnh khó khăn, ban lãnh đạo cùng công nhân đã đồng lòng, đồng sức vượt qua. b) Khó khăn: - Một số đội sản xuất thiếu chủ động trong công tác quản lý điều hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ đó nảy sinh tư tưởng ỷ lại vào công ty như vậy khó có thể đáp ứng được việc sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường sôi động và khắc nghiệt hiện nay đặc biệt là công ty cổ phần Lam Sơn mới được thành lập với thế đứng vẫn chưa chắc chắn trên thị trường. Đặc biệt năm 2003 do thị trường nguyên vật liệu chính có nhiều biến động càng gây không ít khó khăn cho công ty. VI. Thực trạng kinh doanh và lợi nhuận của Công ty cổ phần Lam Sơn 1. Tổng quát kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lam Sơn Trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần và đa dạng hoá các loại kinh doanh như ở nước ta hiện nay sự cạnh tranh gay gắt là không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Để thực hiện được việc này Công ty cổ phần Lam Sơn đã không ngừng phấn đấu. Sau 3 năm hoạt động bằng chính khả năng tiềm năng của mình Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường. Qua bảng số liệu về nguồn vốn kinh doanh của công ty hai năm gần đây nhất có thể chứng minh điều đó. Biểu số 1 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Nguồn vốn 8.313.892.601 100 10.863.065.083 100 2.549.172.482 30,7 1. Vốn chủ sở hữu 1.662.154.641 19,99 1.711.056.055 15,75 48.901.414 2,9 2. Vốn vay 6.651.737.960 80,01 9.152.009.028 84,25 2.500.270.068 37,6 - Vay ngắn hạn 6.651.737.960 8.334.009.028 1.682.271.068 25,3 - Vay dài hạn 0 818.000.000 818.000.000 0 II. Tài sản 8.313.892.601 100 10.863.065.083 100 2.549.172.482 397 1. TS cố định 2.180.119.525 26,22 4.891.449.896 45,03 2.711.330.371 124,4 2. TS lưu động 6.133.773.076 73,78 5.571.615.187 54,97 -102.157.889 -2,6 Nhìn vào biểu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng 30,7% trong đó cụ thể là vốn chủ sở hữu năm 2003 so với năm 2002 tăng 48.901.414 đồng tương ứng với 2,9%, con số này cho chúng ta thấy công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Vốn vay của năm 2003 so với năm 2002 tăng 37,6% tương ứng với số tiền 2.500.270.068 đồng, tức là trong năm 2003 số vốn vay của công ty tăng rất nhanh. Bên cạnh đó nếu xét về tỉ trọng trong tổng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu năm 2002 chiếm 19,99% thì đến năm 2003 đã giảm xuống còn 15,74, ngược lại vốn vay năm 2002 chiếm 80,01% đến năm 2003 đã tăng lên 84,25. Tình hình đó, một mặt làm cho quy mô kinh doanh được mở rọng, số tài sản của công ty tăng lên, nhất là tài sản cố định tăng nhanh, nhưng mặt khác cũng dẫn tới tình trạng phải trả lãi vay cho số vốn vay cũng tăng lên theo làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Đặc biệt năm 2002 số vay dài hạn của công ty là 0, nhưng đến năm 2003 con số lên tới 818.000.000đồng. Nhìn vào phần vốn kinh doanh ta cũng có thể lý giải được việc tăng vốn vay dài hạn là để đầu tư vào TSCĐ. Tỷ trọng TSCĐ trong tài sản đã tăng từ 26,22% năm 2002 lên 45,03% năm 2003. Điều đó là hợp lý, tuy nhiên ta cũng thấy rằng Công ty đã sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Đó là điều chưa hợp lý, nếu ta so sánh vốn chủ sở hữu (giả thiết toàn bọ đầu tư vào TSCĐ) và vốn vay dài hạn 1.711.056.055 + 818.000.000 = 2.529.056.055 đồng so sánh với giá trị tài sản cố định của công ty hiện có sẽ thấy rằng Công ty đã dùng tới 4.891.449.896 - 2.529.056.055 = 2.362.393.841 đồng vốn vay ngắn hạn để đầu tư TSCĐ và do đó toàn bộ TSCĐ là vốn vay ngân hàng. Hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào chiếm dụng vốn. Đây là một sự rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp. Vốn cố định năm 2003 tăng 124,4% so với năm 2002 đây là con số quá lớn trong khi đó vốn lưu động giảm 2,6% so với năm 2002. Biểu số 2: Kết quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền % 1. Doanh thu thuần 20.035.000.000 20.923.000.000 888.000.000 4,43 2. Giá thành toàn bộ 19.920.800.000 20.787.800.000 866.00.000 4,4 3. Lợi nhuận sau thuế 80.287.600 96.192.800 15.905.200 19,8 4. Vốn SXKD bình quân - Vốn cố định bình quân 1.601.475.332 3.535.784.741 1.934.309.378 120,8 - Vốn lưu động bình quân 6.103.076.154 6.052.694.131 -50.382.023 -0,8 Trong 2 năm 2002 - 2003 ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên. Doanh thu năm 2002 là 20.035.000.000 đồng đến năm 2003 là 20.923.000.000. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 888.000.000 số tương đối là 4,43%. Giá thành toàn bộ của công ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là 4,3% ứng với số tiền là 866.200.000 đồng. Tuy giá thành toàn bộ tăng nhưng tốc độ tăng so với doanh thu lại chậm hơn 4,43% - 4,3% = 0,13%. Việc này đã dẫn tới lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng 19,8% ứng với số tiền là 15.905.200 đồng. Ta sẽ đi sâu nghiên cứu giá thành toàn bộ ở phần sau. Vốn cố định bình quân năm 2003 cao hơn năm 2002 là 1.934.309.378 đồng tương ứng với 120,8%. Đạt được kết quả này là do Công ty tăng cường việc mua sắm trang thiết bị sản xuất. Bên cạnh đó vốn lưu động bình quân của công ty năm 2003 là 6.052.649.131 đồng năm 2003 so với năm 2002 là 50.382.023 đồng, mức giảm 0,8%. Việc giảm vốn lưu động bình quân sẽ được phân tích kỹ ở phần sau. 2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1. Giá thành sản xuất Biểu số 3 Khoản mục Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % Sản lượng Kg 8.280.000 9.360.000 1.080.000 13,04 Nguyên vật liệu 1000đ 16.076.585 10.172.747 90.162 0,6 Nhân công trực tiếp 1000đ 2.148.753 2.201.357 52.604 2,4 Sản xuất chung 1000đ 1.308.787 1.816.591 507.804 38,8 Tổng giá thành sản xuất 1000đ 19.534.125 98,06 20.190.695 97,14 656.570 3,36 Giá thành sản xuất đơn vị đ/kg 2359,2 2157,12 1,86 -202,08 -8,57 Chi phí bán hàng 1000đ 266.465 1,34 387.075 1 120,08 45 Chi phí QLDN 1000đ 120.210 0,60 209.230 100 120,610 74 Tổng giá thành toàn bộ 1000đ 19.920.800 100 20.787.000 89.020 4,35 Giá thành toàn bộ đơn vị đ/kg 2.406 2.221 866.200 7,7 Qua bảng trên ta thấy tổng giá thành sản xuất năm 2003 so với năm 2002 tăng 3,36% ứng với số tiền là 656.570 đồng. Trong đó chi phí sản xuất chung tăng nhanh nhất 507.804 đồng, mức tăng 38,8%. Việc tăng này là do tăng khấu hao TSCĐ và giá thành sản xuất theo tỷ trọng giá thành sản xuất, ta thấy tỷ trọng chi phí sản xuất chung tăng 9,0 - 6,9 = 2,1%. Còn tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu giảm, cụ thể như sau: tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu từ 82,1% năm 2002 hạ xuống còn 80,1% năm 2003 tức giảm 2%. Về chi phí nhân công có sự cải tiến về máy móc thiết bị sản xuất nên số nhân công trực tiếp sản xuất cũng giảm từ 11% xuống 10,9%. Năm 2003 tuy chi phí khấu hao tăng lên nhưng các chi phí nguyên vật liệu và nhân công giảm nên giá thành đơn vị sản phẩm (kg) hạ được 202,08 đồng tức hạ 8,57%. Tổng giá thành toàn bộ năm 2003 so với năm 2002 tăng 4,35% tương đương với số tiền là 866.200.000 đồng là do việc tăng lên của các khoản mục chi phí đầu tiên là phải xét tới giá thành sản xuất tăng 3,36%. Tuy nhiên tổng giá thành toàn bộ lại tăng nhanh hơn 4,53-3,36 = 0,99% là vì có sự tăng đột ngột của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng tăng 890.020.000 đồng, mức tăng 45% mặc dù trong năm 2003 sản lượng bán ra của công ty tăng 13,04% nên mức tăng 45% của chi phí bán hàng là không hợp lý gây lãng phí làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên chi phí quản lý của công ty còn tăng nhanh hơn chi phí bán hàng năm 2003 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 74% so với năm 2002, điều này còn bởi là tại Công ty cổ phần Lam Sơn việc quản lý chi phí doanh nghiệp chưa tốt có những khoản mà công ty kiểm soát chưa kỹ càng gây thất thoát làm tăng chi phí. Tổng hợp hai khoản mục chi phí trên tăng 54,21% đã làm cho tốc độ tăng tổng giá thành toàn bộ nhanh hơn tốc độ tăng giá thành sản xuất đó là một điều bất lợi cho công ty. Tuy nhiên, giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm giảm 7,7% ứng với số tiền là 185 đồng/kg chủ yếu là do giá thành sản xuất đơn vị giảm (như đã phân tích ở trên) chính việc tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn đã giúp cho công ty tăng lợi nhuận. Giả thiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng bằng với tốc độ tăng doanh thu chứ không tăng quá cao, thì công ty còn có thể tiết kiệm được: 386.675.000 đồng (1 + 4,43%) - 596.305.000đ = -192.50.298đ. Con số tăng chi phí này cũng có nghãi là con số giảm lợi nhuận của công ty. 2.2. Tỷ trọng của giá thành và lợi nhuận trong doanh thu Biểu số 4 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu thuần 20.035.000.000 100 20.923.000.000 100 888.000.000 4,43 Giá thành sản xuất 19.534.125.000 97,5 10.190.695.000 96,5 656.570.000 3,36 Chi phí bán hàng 266.465.000 1,34 387.075.000 1,85 120.610.000 45 Chi phí QLDN 120.210.000 0,6 209.230.000 1 89.020.000 74 LN từ hoạt động SXKD 114.200.000 0,56 136.000.000 0,65 21.800.000 19,09 Nếu xem xét về mặt tỷ trọng của giá thành và lợi nhuận trong doanh thu ta thấy năm 2003 giá thành sản xuất chỉ chiếm 96,5%, giảm hơn năm 2002 là 97,5% - 96,5% = 1% đó là một yếu tố rất quan trọng để có lợi nhuận. Trong khi đó tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí QLDN. So với doanh thu năm 2002 chỉ là 1,34% + 0,6% = 1,91% thì năm 2003 lên tới 1,85% + 1% = 2,85% tức chi phí bán hàng cộng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 2,85% - 1,94% - 0,91% đó là một mức tăng lớn làm giảm lợi nhuận của công ty về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2002 là 0,56% năm 2003 là 0,65% năm 2003 so với năm 2002 tỷ suất lợi nhuận tăng lên 0,09% điều đó có nghĩa là năm 2003 cứ mỗi đồng doanh thu thuần thì tăng thêm được 0,09 đồng lợi nhuận, nguyên nhân tăng lợi nhuận là nhờ: + Khối lượng hàng bán ra năm 2003 so với năm 2002 tăng 13,04% + Giá thành sản xuất năm 2003 giảm so với năm 2002 (như đã phân tích ở trên). Nhưng năm 2003 để mở rộng tiêu thụ công ty đã phải hạ giá bán mỗi kg là 184,32 đồng so với năm 2002 đã khiến cho lợi nhuận tăng lên bị hạn chế. Ngoài lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh như ở trên công ty còn có lợi nhuận từ hoạt động khác nên ta sẽ xem xét biểu sau: Biểu số 5 Đơn vị tính: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 114.200 96,2 136.000 96,1 21.800 19,09 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 0 0 0 0 0 0 Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 3.870 3,8 5.460 3,9 1.590 41,08 Tổng cộng 118.070 100 141.460 100 23.390 19,81 Nhìn vào biểu ta thấy Công ty không có bất cứ một hoạt động tài chính nào thu được lợi nhuận, không liên doanh liên kết, không mua bán chứng khoán lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao tổng lợi nhuận. Tuy nhiên, trong hai năm 2002 - 2003 ngoài lợi nhuận từ hoạt động sản xuất tăng 21.800.000 VNĐ thì lợi nhuận từ hoạt động bất thường cũng tăng 1.590.000 VNĐ dẫn tới tổng lợi nhuận năm 2003 so với năm 2002 tăng 23.390.000 VNĐ tương ứng 19,81%. Qua phân tích ở trên ta có thể nói lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn Một yếu tố cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và huy động vốn cố định vào sản xuất. Thực chất của việc nâng cao lợi nhuận là phải quản lý và sử dụng tốt các loại vốn kinh doanh, việc tăng khối lượng hàng hoá bán ra, tăng doanh số tiêu thụ sẽ góp phần tăng lợi nhuận. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của Công ty thì quy mô vốn sản xuất kinh doanh cũng không ngừng tăng lên. 3.1. Tình hình chung về vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh 3.1.1. Vốn cố định Để đánh giá phân tích hiệu quả về sử dụng vốn cố định trước tiên chúng ta hãy xem qua biểu cơ cấu tài sản cố định năm 2003 công ty thực hiện phương pháp khấu hao tuyến tính. Biểu số 6: Cơ cấu tài sản cố định và tình hình khấu hao TSCĐ Nội dung Nguyên giá % các loại TSCĐ Tỉ lệ khấu hao Số tiền khấu hao năm Nhà cửa vật kiến trúc máy 146.743.497 3 3 4.402.305 Máy móc thiết bị sản xuất 3.913.159.916 80 7 273.921.194 Phương tiện vận tải 489.144.990 10 10 48.914.499 Thiết bị quản lý 97.828.998 2 12,5 12.228.625 Tài sản cố định khác 244.572.495 5 7 17.120.075 Cộng 4.891.449.796 100 356.586.698 Trong cơ cấu TSCĐ nói trên, ta thấy máy móc thiết bị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất 80% sau đó tới phương tiện vận tải chiếm 10%. Điều này cho thấy Công ty đã rất chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị. Để thấy rõ tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty ta xem biểu sau: Biểu số 7: Tình hình sử dụng vốn cố định TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 Doanh thu thuần 20.035.000 20.923.000.000 2 Lợi nhuận sau thuế 80.287.600 96.192.800 3 Vốn cố định bình quân 1.601.475.332 3.535.784.710 4=1/3 Hiệu suất vốn cố định bình quân 12,5 lần 5,9 lần 5=2/3 Tỷ suất lợi nhuận/vốn cố định bình quân 5% 2,7% Qua biểu số số 7 ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2000 thấp hơn năm 2002 mà cụ thể là: Hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng giảm từ 12,5 lần xuống 5,9 lần. Có hiện tượng này là do trong năm 2003 doanh nghiệp tăng cường đầu tư trang thiết bị, đã mua một lượng thiết bị sản xuất lớn dẫn tới nguyên giá TSCĐ cũng như vốn cố định bình quân tăng cao đột ngột. Tuy nhiên do mới mua nên thời gian sử dụng thiết bị chưa nhiều và mới chỉ sử dụng được 70% năng lực sản xuất của các máy. Công ty cũng chưa lập bảng theo dõi năng suất của từng loại máy, do vậy mà không đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách chính xác. Qua chỉ tiêu 7, chúng ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định bình quân năm 2003 so với năm 2002 giảm từ 5% xuống 2,7% điều này cho chúng ta biết, năm 1999 cứ 100 đồng vốn cố định bình quân cho 5 đồng lợi nhuận và sang năm 2003 thì 100 đồng vốn cố định bình quân chỉ cho 2,7 đồng lợi nhuận. 3.1.2. Vốn lưu động Biểu số 8: Bảng kết cấu vốn lưu động Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hàng tồn kho 1.861.666.181 30,3 2.293.115.963 38,4 431.449.782 23,2 Vốn bằng tiền 421.398.512 6,9 846.464.048 14,2 425.065.356 100,9 Nợ phải thu 3.625.105.661 62,8 2.832.035.176 47,4 -793.070.485 -21,9 Tổng vốn lưu động 6.133.773.076 100 5.971.615.187 100 -162.157.889 -2,6 Qua bảng ta thấy, vốn lưu động năm 2003 giảm so với năm 2002 trên 162 triệu, nguyên nhân không phải là trả bớt nợ ngắn hạn mà là công ty đã chuyển một phần vốn lưu động sang đầu tư tăng tài sản cố định mặc dù đó là vốn vay ngắn hạn. Đó là cách sử dụng vốn vay sai mục đích. Nhìn vào bảng kết cấu vốn lưu động ta thấy số tiền hàng tồn kho tăng cao (38,4%) vốn bằng tiền cũng tăng lên một mức (14,2 - 6,9 = 7,3%) để đảm bảo khả năng thanh toán. Nợ phải thu trong năm 2003 là 2.832.035.176 giảm đi so với năm 1999 về số tuyệt đối là 793.070.485 đồng về số tương đối là 12,9%. Công ty đã có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu số nợ phải thu, nhằm thu hồi vốn nhanh hơn trước. Tuy nhiên nợ phải thu cũng còn quá lớn chiếm tới 47,4% tổng vốn lưu động. Đó là một vấn đề Công ty cần quan tâm vì vốn bị chiếm dụng còn quá lớn, Công ty vay cũng rất lớn. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu dộng ta xem biểu sau: Biểu số 9 TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 Doanh thu thuần 20.035.000 20.923.000.000 2 Lợi nhuận sau thuế 80.287.600 96.192.800 3 Vốn cố định bình quân 1.601.475.332 3.535.784.710 4 Số vòng quay của vốn lưu dộng 3,28 vòng 3,46 vòng 5 Số ngày luân chuyển của vốn lưu động 111,3 ngày 105,5 ngày 6 Hàm lượng vốn lưu động 0,3 0,29 7 Tỉ suất lợi nhuận/Vốn lưu động bình quân 1,3% 1,6% Qua biểu số 9 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2003 đã tăng so với năm 2002 biểu hiện cụ thể là: - Số vòng quay vốn lưu động đã tăng lên từu 3,28% vòng lên 3,46% vòng. - Hàm lượng vốn lưu động giảm, để có 1 đồng doanh thu trong năm 2002 công ty cần có 0,3 đồng vốn lưu động nhưng sang năm 2003 công ty chỉ cần có 0,29 đồng vốn lưu động, điều này chứng tỏ Công ty đã có biện pháp đúng khi sử dụng đồng vốn lưu động, giảm chi phí vốn trên mỗi đồng doanh thu. Nhờ tăng vòng quay vốn lưu động và giảm số ngày mỗi vòng quay, Công ty đã tiết kiệm được số vốn lưu động là: (105,5 - 111,3) = - 337.092.778 (đồng) - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân tăng, năm 1999 là 1,3% sang năm 2000 là 1,6%. Điều này cho thấy năm 1999 công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn lưu động thu được 1,3 đồng lợi nhuận và sang năm 2000 cũng 100 đồng vốn lưu động bỏ ra Công ty có được 1,6 đồng lợi nhuận. Hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty đã tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng còn thấp Công ty cần có thêm các biện pháp khác sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm để tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động tăng nhanh hơn. Hệ số thanh toán hiện thời = Hệ số thanh toán hiện thời = = 0,72 Hệ số thanh toán nhanh = Hệ số thanh toán nhanh = = 0,44 Hệ số thanh toán của công ty nhỏ hơn 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty yếu. Đó là bởi vì Công ty vay quá nhiều dẫn tới nợ ngắn hạn lớn hơn tổng tài sản lưu động. Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng vốn vay sai mục đích. 4. Đánh giá và nhận xét 4.1. Những thuận lợi của công ty - Công ty có nhiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu có tính ổn định và phong phú hơn. Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế các hoạt động liên doanh, liên kết ngày càng mở rộng, nhiều Công ty mới được thành lập và đi vào sản xuất cung cấp sản phẩm cho thị trường trong đó có rất nhiều Công ty cung cấp nguyên vật liệu. - Công ty có lực lượng lao động dồi dào, trẻ khoẻ có năng lực, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ. Nhân lực là một yếu tố có tính chất quyết định với hiệu quả sản phẩm kinh doanh. - Trong năm qua, Công ty đã quan tâm đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm như mua thêm các thiết bị sản xuất, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. - Công ty thực hiện rất tốt khâu quản lý chất lượng sản phẩm nhập kho cũng như khâu bảo quản thành phẩm đến khi xuất bán. Trong năm qua Công ty không có lô hàng nào bị trả lại hay giảm giá hàng bán do yếu tố chất lượng. Trong hơn 3 năm tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã thấy được rằng lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý, phù hợp với khả năng của công ty có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại. Thực tế, phương án kinh doanh mà Công ty lựa chọn là đúng, nó đã giúp Công ty không chỉ tồn tại mà ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tạo được uy tín với khách hàng và các cơ quan quản lý. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của công ty hoạt động rất ăn khớp, có một bản mô tả công việc với nội dung như chức năng, trách nhiệm, quyền hạn lãnh đạo cấp trên trực tiếp, các nghĩa vụ báo cáo rõ ràng và cụ thể. Việc tuyển dụng nhân viên mới của Công ty được thực hiện rất cẩn thận. Trước hết người xin việc vào bộ phận nào thì được cán bộ của chính bộ phận đó xem xét hồ sơ và phỏng vấn sau đó Giám đốc trực tiếp phỏng vấn vì thế có thể nói chất lượng của nhân viên trong Công ty là cao. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cũng như để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, Công ty xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng. Cụ thể: nhân viên nào tiết kiệm được chi phí thì sẽ được thưởng 50% số tiền tiết kiệm được. Nhân viên nào đề ra phương án kinh doanh có lãi hoặc tiếp thị được một hợp dòng mới thì sẽ được thưởng 1% số tiền lãi thu được. Ngược lại, những ai gây thiệt hại đến tài sản, uy tín của Công ty thì tuỳ theo mức nặng nhẹ mà có hình thức cảnh cáo, kỷ luật, phạt tiền hay buộc thôi việc. Hàng tháng, Công ty bố trí cho nhân viên đến các khách hàng hiện tại nhằm tạo mối quan hệ tốt hơn đối với khách hàng. 4.2. Những tồn tại chính và nguyên nhân tồn tại Bên cạnh những kết quả mà công ty đạt được vẫn còn một số tồn tại sau: - Chi phí nguyên vật liệu của Công ty còn cao - Mặc dù đã có chế độ về tiết kiệm chi phí nhưng các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý vẫn tăng quá nhanh. - Lợi nhuận có tăng nhưng tăng rất chậm với số lượng nhỏ. - Công ty không có bất cứ hoạt động nào nhằm giới thiệu sản phẩm rộng rãi: không quảng cáo, không có cửa hàng, không có khuyến mại việc này làm cho công ty khó có khách hàng tự tìm đến Công ty. - Công ty không có phòng Marketing chuyên làm công tác điều tra, nghiên cứu thị trường để nắm bắt sự diễn biến trên thị trường của giá cả, nhu cầu mỗi khi cần thông tin Công ty lại thuê các Trung tâm nghiên cứu thị trường dẫn tới thông tin không liên tục bị ngắt quãng ở những lần thuê, giá cả đắt - Công ty sử dụng vốn vay sai mục đích. - Năng lực sản xuất của Công ty còn lớn do tài sản cố định mới được đầu tư tăng thêm nhiều và công suất thiết bị chưa sử dụng hết. Các tồn tại trên đây là cơ sở để đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận đối với Công ty cổ phần Lam Sơn. Phần II Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần Lam Sơn trong thời gian tới Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Lam Sơn, qua nghiên cứu xem xét mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lam Sơn. 1. Tăng cường hơn nữa hoạt động phía "đầu vào" để khai thác nắm chắc nguồn cung ứng nguyên vật liệu Trong chi phí sản xuất nguyên liệu chiếm tỉ trọng cao (năm 2002: 82,1%; năm 2003: 80,1%) trong toàn bộ chi phí sản xuất. Do vậy việc phấn đấu giảm chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hạ giá thành sản phẩm dẫn tới tăng lợi nhuận. Hiện nay đầu vào của Công ty cổ phần Lam Sơn vẫn chưa thực sự tốt. Nguồn nguyên liệu chính là hạt PP và hạt Taxed còn nhiều biến động trên thị trường. Chính vì thế vấn đề đầu công ty cần làm là tổ chức thu mua nguyên vật liệu một cách hợp lý nhằm giảm chi phí NVL bằng cách: - Mở thêm các địa điểm thu mua NVL trong khu vực Hải Phòng và khu vực lân cận. - Ký các hợp đồng dài hạn với khách hàng. - Tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế. Ngoài ra Công ty phải thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất ngăn chặn kịp thời các biểu hiện mất mát, sử dụng lãng phí NVL từ đó giảm chi phí vật tư hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Rõ ràng là nếu khai thác thị trường NVL rộng lớn thì chi phí NVL sẽ giảm đáng kể. 2. Phấn đấu tăng năng suất lao động, hạ chi phí Tăng năng suất lao động là tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian. Trong năm 2003, Công ty mua mới chỉ sử dụng có 70% công suất thiết bị. Năng lực sản xuất của máy móc còn tới 30% chưa được sử dụng. Công ty cần tìm biện pháp huy động và sử dụng năng lực này. Sử dụng được năng lực này không chỉ tăng được NSLĐ, tăng khối lượng sản phẩm, mà còn giảm được chi phí khấu hao TSCĐ trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nguyên nhân chính của tình hình là do đội ngũ lao động tay nghề chưa cao NVL chưa đảm bảo thị trường tiêu thụ có hạn. Do đó công ty cần chú trọng: - Bồi dưỡng đội ngũ lao động, nâng cao tay nghề của họ để sử dụng năng lực sản xuất của thiết bị hiện đại. - Khơi nguồn NVL để đảm bảo sản xuất liên tục. - Mở rộng thị trường. 3. Tìm kiếm đối tác mới, khách hàng mới để mở rộng tiêu thụ Do hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nên công ty không phải là công ty duy nhất sản xuất và bán bao bì. Chính vì thế công ty phải tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng để họ sẽ là khách hàng truyền thống của công ty trong những năm tới. Công ty mới chỉ chú trọng đến khách hàng cũ mà chưa chú ý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT885.doc
Tài liệu liên quan