MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Đặt vấn đề 3
2. Mục đích 4
3. Yêu cầu 5
4. Phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN NỘI DUNG 7
1.1 Đất đai và quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta 7
1.1.1 Đất đai 7
1.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta 9
* Vai trò của công tác quản lý nhà nước về đất đai 12
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Luật Đất đai 1988 14
1.2.2. Luật Đất đai 1993 15
1.2.3. Luật Đất đai 2003 16
1.2.3.1. Xác định địa giới hành chính 17
1.2.3.2. Quản lý tài chính về đất đai 18
1.2.3.3. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 20
1.2.3.4. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 21
1.2.3.5. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 22
1.3. Những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phố Hà Nội Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 27
2.1. Điều kiện tự nhiên 27
2.1.1. Vị trí địa lý 27
2.1.2. Địa hình, địa mạo 27
2.1.3. Khí hậu 28
2.1.4. Chế độ thuỷ văn 28
2.1.5. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch 29
2.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên 29
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 30
2.2.1. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 30
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành 30
2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 31
2.3.1. Giao thông 31
2.3.2. Thuỷ lợi 31
2.3.3. Xây dựng cơ bản 31
2.3.4. Giáo dục - y tế 31
2.3.4.1. Giáo dục 31
2.3.4.2. Y tế 32
2.4. Đời sống xã hội 32
2.5. Đánh giá chung 33
2.6. Hiện trạng sử dụng đất của phường Thanh Xuân Nam năm 2008 33
CHƯƠNG 3 35
3.1. Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 35
3.1.1. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính. 35
3.1.2. Thực hiện quy hoạch sử dựng đất. 36
3.1.3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 38
3.1.4. Tình hình thực hiện chính sách, pháp Luật Đất đai trên địa bàn phường. 40
Phường đã thực hiện một số chỉ thị, quyết định, công văn như sau: 40
3.1.5. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 42
3.1.6. Công tác thống kê kiểm kê đất 44
3.1.7. Công tác giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất 45
Bảng 2: Kết quả sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2008 47
3.2.1. Tình hình sử dụng đất ở đô thị 48
3.2.2. Đất chuyên dùng 49
3.2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 49
CHƯƠNG 4 50
4.1. Những yếu tố gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về đât đai trên địa bàn phường Thanh Xuân Nam 50
4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Thanh Xuân Nam 51
4.2.1. Cần coi trọng công tác tuyên truyền 51
4.2.2. Công tác khai báo biến động 51
4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp Luật Đất đai cả từ hai phía 51
4.2.4. Công tác cán bộ 51
1. KẾT LUẬN 53
2. KIẾN NGHỊ 54
Một số mốc địa giới bị mất đề nghị khôi phục lại 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 37922 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Thanh Xuân Nam - Quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai, thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai.
Nhìn chung việc đổi mới nội dung quản lý nhà nước nói riêng và Luật Đất đai nhằm các mục đích chủ yếu:
Tạo một hành lang pháp lý đầy đủ, cụ thể để điều tiết các quan hệ đất đai vận động phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Gắn việc đổi mới nói trên với chủ trương cải cách thủ tục hành chính mà Nhà nước đang thực hiện.
Nhà nước coi việc đổi mới nội dung quản lý là phân cấp mạnh các sự vụ cho cấp dưới (chủ yếu là huyện rồi đến tỉnh), ở Trung ương – Chính phủ chỉ quản lý ở tầm vĩ mô - chiến lược thông qua việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật ở các địa phương, đồng thời làm rõ trách nhiệm ở từng cấp, quy trách nhiệm và xử lý theo trách nhiệm khi có vi phạm pháp luật.
1.3. Những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phố Hà Nội.
Trên địa bàn cấp phường thành phố Hà Nội cũng như trong cả nước, những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện theo đúng thẩm quyền mà luật của Nhà nước quy định. Trước đây khi chưa có Luật Đất đai 1993, thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Nghị định 04, Hiến pháp 1992. Ngay sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành và đi vào cuộc sống cùng hàng loạt các văn bản dưới luật nhằm chi tiết và đồng bộ hoá Luật Đất đai cũng được ban hành thì địa bàn phường cũng thực hiện nhiệm vụ của mình theo luật quy định cùng các công văn, chỉ thị do Sở Địa Chính - Nhà đất thành phố Hà Nội và các công văn do UBND quận yêu cầu.
Và đến nay, khi Luật Đất đai 2003 đã có hiệu lực thi hành thì những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phố Hà Nội cũng chính là những nhiệm vụ của cấp xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở) được hướng dẫn trong Luật Đất đai hiện hành.
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Trên địa bàn cấp cơ sở (cấp phường) có cán bộ địa chính, cán bộ địa chính có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân phường trong việc quản lý đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại luật.
Những nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp phường, xã, thị trấn trong quản lý nhà nước về đất đai được quy định trong Luật Đất đai năm 2003, cụ thể như sau:
- Tại Khoản 2 Điều 16 Mục 1 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
- Tại Khoản 4 Điều 17 Mục 1 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị xê dịch, hư hỏng phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.
- Tại khoản 4 Điều 20 Mục 1 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê đất đai ở địa phương nào thì tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng của địa phương đó.
Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất của địa phương nào thì tổ chức thực hiện lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất của địa phương đó.
- Tại Khoản 1 Điều 28 Mục 2 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở Uỷ ban nhân dân trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Tại Khoản 1 Điều 29 Mục 2 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
- Tại Khoản 3 Điểm 37 Mục 3 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
- Tại Khoản 2 Điều 53 Mục 5 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê đất đai của địa phương.
- Tại Khoản 1 Điều 103 Mục 4 Chương III (Luật Đất đai 2003): Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.
- Tại Khoản 2 Điều 135 Mục 2 Chương VI (Luật Đất đai 2003): tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hoà giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
- Tại khoản 2 Điều 143 Mục 3 Chương VI (Luật Đất đai 2003): Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Từ những nhiệm vụ nêu trên cũng như qua thực tế tìm hiểu công tác quản lý đất đai ở phường Thanh Xuân Nam có thể khái quát thành các nhiệm vụ chủ yếu của quản lý đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phố Hà Nội là:
+ Thực hiện vai trò quản lý đất đai của mình thông qua việc thực hiện chính sách pháp luật do Nhà nước quy định.
+ Tổ chức kê khai đăng ký đối với người sử dụng đất, lập và quản lý sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai.
+ Lập sổ mục kê đất, thực hiện việc thống kê đất đai và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm và kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ 5 năm một lần.
+ Tiến hành phân tích, hoà giải các tranh chấp về đất đai.
+ Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
+ Thông báo cho nhân dân biết trước các dự án, quyết định thu hồi đất của Nhà nước đồng thời tạm quản lý diện tích đất được Nhà nước thu hồi.
+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về đất đai cho dân hiểu và tạo Điều kiện cho các bộ địa chính thực hiện công tác quản lý được thuận lợi hơn.
+ Đề xuất những hạn chế, vướng mắc và kiến nghị lên cấp trên để có phương hướng giải quyết đúng đắn.
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI PHƯỜNG THANH XUÂN NAM
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Phường Thanh Xuân Nam là phường được thành lập từ ngày 01/01/1997 theo Nghị định 74 của Chính phủ ngày 22/11/1996 và được tách ra từ phường Thanh Xuân Bắc với tổng diện tích tự nhiên theo bản đồ địa giới hành chính là 32,8 ha.
- Phía Đông Bắc giáp với phường Thanh Xuân Trung
- Phía Đông giáp với phường Hạ Đình
- Phía Tây giáp với xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội và phường Văn Mỗ (tỉnh Hà Tây cũ)
- Phía Tây Bắc giáp với phường Thanh Xuân Bắc và xã Trung Văn, huyện Từ Liêm
Phường Thanh Xuân Nam là phường giữa đầu mối giao thông quan trọng phía Tây của Quận Thanh Xuân nói riêng và của thủ đô Hà Nội nói chung, với trục đường giao thông Nguyễn Trãi nối với thành phố Hà Đông, và các trục đường nhỏ đã được trải nhựa… cùng với tuyến đường vành đai 3 đang được tiến hành xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho toàn quận và cho phường có thể phát triển cao về kinh tế, chính trị, thương mại, dịch vụ, thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình phường Thanh Xuân Nam tương đối bằng phẳng, diện tích đất của phường nằm trong khu vực đất thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Địa chất tầng đất khá vững chắc. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt, sét và pha cát, có cường độ chịu tải từ 0,5 kg/cm2 đến 1,5 kg/cm2.
Nhìn chung, địa hình của phường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của người dân trong khu vực.
2.1.3. Khí hậu
Phường Thanh Xuân Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ thời tiết khí hậu ở khu vực Hà Nội, thuận lợi cho sản xuất và đời sống với sắc thái đặc trưng của khí hậu niệt đới ẩm gió mùa của miền bắc Việt Nam. Những năm gần đây, tuy nhiệt độ có tăng cao hơn trước… nhưng nhìn chung chế độ khí hậu của vùng tương đối ổn định.
Khí hậu trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng có nhiều mưa, hướng gió chủ đạo là hướng đông và đông nam. Mùa đông lạnh ít mưa, đôi khi có mưa phùn, hướng gió chủ đạo là bắc và đông bắc. Trung bình hàng năm, nhiệt độ không khí 23,60C, độ ẩm 79%, lượng mưa 1245 mm.
Điều kiện khí hậu, thời tiết có những yếu tố thuận lợi và không thuận lợi đối với sản xuất, sinh hoạt. Những bất lợi về thời tiết cần chú ý khắc phục như hiện tượng ngập úng kéo dài, đặc biệt ở các khu vực có hệ thống thoát nước cũng như kết cấu hạ tầng thấp kém, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc đi lại, sức khoẻ của nhân dân.
2.1.4. Chế độ thuỷ văn
Khác với các phường khác trong quận, phường Thanh Xuân Nam là một phường hoàn toàn không có ao hồ, sông nào, trước đây trong phường cũng có một số ao, hồ tuy nhiên do yêu cầu phát triển của phường nên đã bị lấn chiếm, san lấp xây dựng nhà cửa.
Với nếp sống ngày càng văn minh của người dân đô thị thì yêu cầu nước sạch đối với người dân ngày càng lớn hơn. Hiện nay, nước dùng cho sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là nước sạch, nguồn nước chủ yếu là từ sông Hồng được qua một hệ thống lọc khá hoàn chỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cao. Những hộ không có điều kiện sử dụng nước máy đều tự khoan cho gia đình một hệ thống giếng khoan với bể lọc tại chỗ, tuy nhiên không loại bỏ được những chất độc hại được hoàn toàn nhưng phần nào cũng đảm bảo vệ sinh.
2.1.5. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch
Phường Thanh Xuân Nam thuộc vùng đất Thăng Long – Hà Nội là nơi có một số di tích lịch sử, văn hoá lâu đời. Đây là tiền đề cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, và cũng là tiềm năng để phát huy mở rộng các hoạt đông du lịch, dịch vụ trên địa bàn phường.
Hoạt động du lịch trên địa bàn phường cũng đang trên đà phát triển từng bước, với các trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí, cung văn hoá phường… tạo điều kiện thuận lợi cho phường tiềm năng mở rộng, phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch. Trên cơ sở đó phát huy các nguồn lực và khai thác hiệu quả lợi thế sẵn có.
2.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lý của phường có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực: thương mại, du lịch, khoa học và công nghệ. Với các khu trung tâm thương mại phát triển, khu vui chơi giải trí…tạo điều kiện phát triển và nâng cao đời sông nhân dân.
- Hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại của người dân, trao đổi hàng hoá cũng như tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
* Khó khăn:
- Một số khu dân cư phân bố lộn xộn, phát triển không theo quy hoạch, nhiều ao, hồ bị san lấp để xây dựng nhà cửa, ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của thành phố, gây nên hiện tượng ngập úng khi mưa.
- Một số khu vực bị ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Bụi bẩn, tiếng ồn trong xây dựng, khí độc… cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
2.2.1. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trên địa bàn tiếp tục phát triển đúng hướng. Quan hệ sản xuất trên cơ sở được tổ chức lại sản xuất kinh doanh linh hoạt và có hiệu quả hơn. Đẩy mạnh cổ phần chuyển đổi các hình thức sở hữu theo pháp luật.
Thu nhập bình quân của người lao động trong những năm qua cũng đã tăng lên. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường chuyển đổi theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ thương mại phù hợp với quy hoạch chung về phát triển đô thị.
Nhìn chung, giá trị sản xuất các ngành sản xuất kinh tế của phường trong những năm qua tương đối ổn định. Tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành
Trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận Thanh Xuân, phường Thanh Xuân Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội trên địa bàn phường. Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn phường liên tục tăng ổn định và bền vững. Công tác thu thuế trên địa bàn được chú trọng, hoàn thành kế hoạch được giao.
Phường có diện tích đất gần như hoàn toàn là đất đô thị nên trên địa bàn phường có các ngành như: công nghiệp, thương mại-dịch vụ, xây dựng.
a. Ngành công nghiệp: Đến nay trên địa bàn phường có một số cơ sở kinh tế, tập trung trung tâm thương mại, một số công ty, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần hoạt động, các hộ kinh doanh cá thể chủ yếu dọc hai bên đường Nguyễn Trãi.
b. Thương mại - dịch vụ: thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong giai đoạn 2005 - 2007. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ liên tục tăng từ năm 2005 và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của phường.
c. Xây dựng: Do sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cũng cần phải phát triển nhằm theo kịp cũng như đáp ứng được nhu cầu của hiện thực xã hội. Chính vì vậy ngành xây dựng phát triển khá mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.3.1. Giao thông
Với hệ thống giao thông nằm trong hệ thông giao thông của quận, phường Thanh Xuân Nam gồm cả hệ thồng giao thông đối ngoại (các trục đường chính của quận) và hệ thống giao thông đối nội (đường nội bộ phường). Nhìn chung hệ thống giao thông của phường phân bố không đồng đều giữa các phường trong quận Thanh Xuân. Mạng lưới giao thông trong khu dân cư còn kém, ngõ ngách đường hẹp có nơi chỉ từ 1,5m đến 2m. Đây là trở ngại lớn cho nhu cầu đi lại phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tình trạng ách tắc giao thông vẫn xảy ra ở một số đường vào giờ tan tầm.
2.3.2. Thuỷ lợi
Một số ao, hồ, kênh mương của phường gần đây đã bị san lấp, lấn chiếm để xây dựng nhà cửa ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nước trên địa bàn phường, đặc biệt là trong mùa mưa
2.3.3. Xây dựng cơ bản
Trong những năm qua, được sự quan tâm của UBND quân, trên địa bàn phường có nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang hiện đại, có nhiều dự án xây dựng và phát triển nhà ở, nhiều dự án được đầu tư.
2.3.4. Giáo dục - y tế
2.3.4.1. Giáo dục
Phường Thanh Xuân Nam có hệ thống giáo dục đồng bộ, tỷ lệ học sinh trung học học 2 buổi là 80%, xoá 100% phòng học cấp 4 cơ bản hoàn thành công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học phục vụ cho việc tách cấp. Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững chất lượng, chất lượng mũi nhọn có kết quả năm học trước. Liên tục có các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đội ngũ giáo viên, công nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ. Năm 2007 - 2008, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99,8%. Ngành GD&ĐT phường đã có bước chuyển biến tích cực.
2.3.4.2. Y tế
Mạng lưới y tế phát triển với nhiều cơ sở hành nghề dược tư nhân, trạm y tế phường về cơ bản đã và đang được đầu tư đạt chuẩn y tế quốc gia.100% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng mở rộng và uống vitamin A. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 9%. Với trang thiết bị chữa bệnh đầy đủ, tiện nghi với công nghệ hiện đại góp phần đảm bảo, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong điều kiện tốt nhất. Đến nay phường đã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế.
2.4. Đời sống xã hội
Các hoạt động văn hoá xã hội, văn nghệ, TDTT được duy trì và phát triển phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn phường. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước. Tổ chức tốt các hoạt động trong dịp kỷ niệm ngày lễ lớn như: kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày quốc tế phụ nữ, ngày thành lập đoàn thanh niên CSHCM, ngày quốc tế lao động…
Quan tâm thực hiện công tác chăm lo các đối tượng chính sách, các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có công, người nghèo, người cao tuổi
Triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”… đến các đơn vị, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn phường tạo không khí phấn khởi đem lại ý nghĩa giáo dục tư tưởng đạo đức sâu sắc, thiết thực trong nhân dân.
2.5. Đánh giá chung
Phường Thanh Xuân Nam là một khu dân cư đô thị, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá trong khu vực.
* Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Các tuyến đường nhựa, đường bê tông hoá thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá.
- Đời sống nhân dân trong những năm qua đã từng bước được cải thiện. Ngành thương mại - dịch vụ ngày một phát triển làm nâng cao đời sống người dân trên địa bàn phường
- Trụ sở UBND phường, trường học và trạm y tế trên địa bàn phường khá hoàn thiện về cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện cho làm việc cũng như cho con em nhân dân trong phường học tập tốt hơn.
* Khó khăn
- Mặc dù phường Thanh Xuân Nam có thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân song vẫn có một số khó khăn như mật độ dân số trên địa bàn phường đông làm ảnh hưởng đến tình trạng an ninh trật tự của phường.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay đã xuống cấp như hệ thống giao thông, nhà tập thể… cần phải xây dựng, sửa chữa, cải tạo; mở rộng các trụ sở làm việc, các công trình công cộng, sự nghiệp văn hoá, y tế, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… đều phải dành một quỹ đất nhất định không thể thiếu được.
2.6. Hiện trạng sử dụng đất của phường Thanh Xuân Nam năm 2008
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2008, phường Thanh Xuân Nam có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 31,60855 ha. Trong đó:
Đất đô thị: 10,18861 ha chiếm 32,23% tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường.
Đất chuyên dùng: 21,40824 ha chiếm 67,73% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất nghĩa trang nghĩa địa: 0,0117 ha chiếm 0,04% tổng diện tích đất tự nhiên.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THANH XUÂN NAM
3.1. Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường
Trước khi Luật Đất đai 1993 ra đời công tác quản lý đất đai chưa được chú trọng, thậm chí có lúc còn bị buông lỏng. Do đó dẫn đến tìng trạng đất đai đặc biệt là đất đô thị sử dụng đất một cách lãng phí, kém hiệu quả, trái pháp luật…
Sau khi Luật sửa đổi bổ sung năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003 ra đời, dưới sự lãnh đạo của các Bộ, Ngành, UBND thành phố, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành các văn bản luật để chỉ đạo, hướng dẫn phường thực hiện. Để kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý đất đai theo các quy định của Luật Đất đai 2003. Ngày 01/01/1997 phường đã được thành lập và được tách ra từ phường Thanh Xuân Bắc theo Nghị định 74 của Chính phủ ngày 22/11/1996, để thuận tiện cho công tác quản lý đất đô thị của quận.
Đến năm 2005, phường đã dần dần đi vào nề nếp và đã đạt được những thành tích khách quan, góp phần ổn định, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn phường
Kết quả cụ thể của việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường từ khi thành lập đến nay như sau:
3.1.1. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính.
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính là công việc hết sức quan trọng, là tiền đề cho công tác quản lý đất đai. Chỉ có điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ, mới thực hiện được hình dạng, kích thước, vị trí thửa đất. Thông qua điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ cán bộ Địa chính hiểu và nắm chắc được tình hình đất đai trên địa bàn mình quản lý. Mặt khác, bản đồ còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về đất đai sau này. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính còn có tác dụng giúp các phường lập quy hoạch và kế hoạch về phân bổ và sử dụng đất, bố trí cây trồng, điều hành sản xuất. Trước đây, UBND quận cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ cho các phường trên địa bàn quận Thanh Xuân. Tuy nhiên, giai đoạn này bản đồ chủ yếu là 1/1000, 1/500. Chủ yếu là bản đồ giấy, có chất lượng và độ chính xác chưa cao.
Hiện nay, 11 phường trực quận đã tiến hành đo đạc lại và chỉnh lý bản đồ Địa chính theo hệ toạ độ VN - 2000. Với sự phấn đấu lỗ lực của các ngành trong phường, cùng với sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đến nay đã đo đạc xong bản đồ Địa chính tỷ lệ 1/200 (đến năm 2008 trên địa bàn phường có tổng số 27 tờ). Bản đồ này được phòng Tài nguyên và Môi trường quận nghiệm thu, đánh giá cao về chất lượng, thể hiện qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường trong quận.
Việc hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ Điạ chính tạo ra căn cứ pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quận. Tuy vẫn có hạn chế song cũng phải nói rằng công tác đo đạc, thành lập bản đồ đã được UBND quận quan tâm và tổ chức thực hiện chặt chẽ, xây dựng bản đồ với độ chính xác cao. Hầu hết các bản đồ đã được chuyển và lưu trữ ở dạng số, thuận lợi hơn cho công tác lưu trữ và xử lý thông tin khi có biến động về đất đai.
3.1.2. Thực hiện quy hoạch sử dựng đất
Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp không thể thiếu trong việc tổ chức sử dụng đất các ngành KT-XH của các địa phương
Phương án quy hoạch sử dụng đất là kết quả hoạt động thực tiễn của bộ máy quản lý nhà nước kết hợp với những dự án có cơ sở khoa học tương lai. Quản lý đất đô thị thông qua quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đảm bảo thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất là một công việc tổng hợp, có liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp. Có làm tốt công tác quy hoạch mới tạo được sự tổng hoà nhiều mặt trong toàn xã hội, kể cả trước mắt lẫn lâu dài. Có xây dựng được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới tạo ra cơ sở để quản lý và sử dựng đất hợp lý, hiệu quả và bền vững.
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tại điều 12 Nghị định 88/CP ngày 17/08/1994 đã quy định rõ: “Việc quản lý sử dụng đất phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Quy hoạch sử dụng đất bao gồm quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết được lập và xét duyệt theo quy định về quản lý quy hoạch đô thị. Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn với kế hoạch sử dụng đất, bởi kế hoạch sử dụng đất là việc xây dựng các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch .
Nội dung của kế hoạch sử dụng đất đô thị của quận Thanh Xuân nói chung và của phương Thanh Xuân Nam nói riêng bao gồm các vấn đề sau:
- Xác định nhu cầu về đất đô thị, khoanh định các lô đất và việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch sử dụng đất đô thị cho phù hợp với thực tế cải tạo, xây dựng và quá trình phát triển của đô thị.
- UBND quận Thanh Xuân đã chỉ đạo các phường, các ngành tiến hành xét lại các quy hoạch và các nhu cầu về đất để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ở tất cả các phường.
Việc điều chỉnh và xây dựng mới quy hoạch sử dụng đất ở tất cả các phường đã tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quận Thanh Xuân
Thực tế trong những năm qua trên địa bàn phường Thanh Xuân Nam cú phương án giải phóng mặt bằng làm đường giao thông và các công trình công cộng gây sức ép lên đất đai và cuộc sống của người dân rất lớn. Công tác thực hiện và quản lý quy hoạch gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng, giải quyết đền bù, bồi thường thiệt hại cho nhân dân còn rất nhiều bất cập.
3.1.3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Giao đất, cho thuê đất là một khâu quan trọng trong nội dung quản lý nhà nước, nó phản ánh cụ thể, chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong thời kỳ đổi mới.
Việc giao đất, cho thuê đất phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Phải đúng đối tượng và phải có nhu cầu sử dụng đất.
- Những nhu cầu sử dụng đất phải được ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật và trong thiết kế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Có đơn xin giao đất, thuê đất.
Công tác giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, đối với cấp phường, xã, thị trấn tiến hành thực hiện theo những quyết định của cấp có thẩm quyền đã được phê duyệt.
Việc thu hồi đất luôn được xác định là việc chấp hành các chính sách về đất đai của Nhà nước, đồng thời có ý nghĩa nhắc nhở cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Thanh Xuân Nam - thành phố Hà Nội.doc