CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1
I. Những vấn đề chung về qui hoạch sử dụng đất đô thị 1
1. Khái niệm và đặc điểm qui hoạch sử dụng đất đô thị 1
II. Quản lí nhà nước về quy hoạch sử dụng đất 9
1. Khái niệm và nội dung quản lí qui hoạch sử dụng đất đô thị 9
2. Nội dung quản lí qui hoạch sử dụng đất đô thị 10
3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về qui hoạch sử dụng đất 15
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lí qui hoạch sử dụng đất 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ 19
I. Khái quát qua về quận Tây Hồ 19
1. Điều kiện tự nhiên 19
2. Tình hình kinh tế – xã hội Quận trong thời gian qua: 20
3. Xu hướng đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới: 20
II. Thực trạng qui hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ 24
1. Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất 24
III. Đất chưa xây dựng: 809.29ha 26
II. Thực trạng công tác quản lý qui hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ 32
1. Lập và xét duyệt đồ án qui hoạch sử dụng đất 32
2. Lập các văn bản pháp qui về qui hoạch sử dụng đất: 38
3. Quản lí việc sử dụng đất theo qui hoạch: 39
4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. 44
5.Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm năm 2002 49
IV. Đánh giá công tác quản lí quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ. 52
1. Tiến độ công tác cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ còn chậm, chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí 52
2. Công tác quản lí việc thực hiện theo quy hoạch của người dân không chặt chẽ, không có biện pháp xử lý ngay từ đầu, hoặc khi đã phát hiện thì xử lý không nghiêm và không triệt để. 52
3. Vấn đề về ban hành các văn bản pháp luật và triển khai thực hiện văn bản pháp luật còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng. 53
4. Là quận mới thành lập, vấn đề sử dụng đất đai đang diễn ra hết sức phức tạp nhưng công tác quản lí qui hoạch sử dụng đất đai lại không được chú trọng đầu tư nhiều. 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ 55
I. Định hướng chức năng sử dụng đất chủ yếu của từng khu vực như sau: 55
1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước về quy hoạch hoạch sử dụng đất 57
2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật văn bản pháp luật về đất đai 66
3. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCN QSHNƠ và quyền SDĐƠ. 69
4. Giải pháp hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy hoạch sử dụng đất 73
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3446 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý nhà nước về qui hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận Tây Hồ, sau khi xác định vùng cấm xây dựng thuộc hành lang bảo vệ đê sông hồng, các tuyến điện cao thế, giếng khoan… diện tích Hồ Tây, sông Hồng, phạm vi nghiên cứu quy hoạch còn lại được phân chia thành các khu vực sau để đánh giá.
2.1 Khu vực đã xây dựng:
Khu vực thứ nhất: bao gồm đất công trình không đồng đều, phần lớn ở mức trung bình, một số công trình mới xây dựng thời gian gần đây có chất lượng tốt và hình thức kiến trúc đẹp. Một số cơ quan, đơn vị sử dụng đất không đúng chức năng mục đích, không có hiệu quả, gây phức tạp cho việc quản lí xây dựng và đầu tư phát triển. Do lịch sử giao thông để lại, có một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm còn nằm trong khu dân cư, ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị. Mặt khác do là đơn vị hành chính cấp quận mới lập, cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật không tương xứng với các tiêu chuẩn của đô thị, vì vậy các chỉ tiêu phục vụ dân sinh và xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu.
Khu vực thứ hai: bao gồm phần làng xóm hiện có trong khu vực nghiên cứu, mật độ xây dựng dao động trong khoảng từ 20%-30%, mật độ dân cư trung bình 175người/ha, trong đó thấp nhất là 132 người/ha (phường Phú Thượng), cao nhất 291người/ha (Phường Bưởi), khu vực này chịu nhiều ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, đặc biệt trong các khu vực thuộc bán đảo Quảng An, phường Quảng An, phía Tây Hồ Tây (phường Nhật Tân), chất lượng công trình đạt mức trung bình. Đối với một số công trình mới xây dựng đạt chất lượng tốt nhưng hình thức kiến trúc còn nhiều bất cập, không thống nhất. Làm mất đi bản sắc kiến trúc truyền thống và cảnh quan thiên nhiên. Hệ thống hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng thiếu và mất cân đối không đáp ứng nhu cầu.
Trong hai khu vực trên, các cơ quan đơn vị nằm trong phạm vi mở đường quy hoạch, nằm trong hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kĩ thuật, chức năng sử dụng đất không theo quy hoạch, nằm trong hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kĩ thuật, chức năng sử dụng đất không phù hợp quy hoạch… phải có biện pháp di chuyển hoặc chuyển đổi chức năng phù hợp với quy hoạch theo từng giai đoạn để tránh gây xáo động xã hội và đảm bảo có quỹ đất phục vụ giải phóng mặt bằng.
Danh mục các đơn vị phải di chuyển hoặc chuyển đổi chức năng xem phụ lục KT-07
2.2 Khu đất chưa sử dụng:
Bao gồm toàn bộ phần đất còn trống lại, được phân chia thành 2 khu vực:
+ Khu vực thuận lợi cho xây dựng là phần đất phía trong đê Sông Hồng, trong khu vực xác định có nền địa chất ổn định, thuận lợi cho việc xây dựng. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ nền trung bình đạt trên 5m. Phần lớn đất đai là ruộng canh tác, gần các trục đường giao thông và tiếp cận được với các đường cấp điện, cấp nước, có sức hấp dẫn đầu tư phát triển đô thị.
+ Khu vực không thuận lợi cho xây dựng: toàn bộ phần đất nằm ngoài đê Sông Hồng, có nền địa chất yếu, địa hình không ổn định, do hàng năm ảnh hưởng của lũ sông Hồng nên thường xuyên bị ngập. Việc đầu tư xây dựng về giao thông và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khó khăn phức tạp.
II. Thực trạng công tác quản lý qui hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ
1. Lập và xét duyệt đồ án qui hoạch sử dụng đất
1.1 Nguyên tắc chung khi lập qui hoạch:
- Về cơ bản giữ nguyên khu vực chức năng chính theo quyết định 473/BXD ngày 8/11/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
- Phù hợp với điều chỉnh qui hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 20/6/1998.
- Dự kiến đất xây dựng theo qui hoạch được phân chia thành các ô quy hoạch trong đó bao gồm đất xây dựng theo chức năng quy hoạch, đường nhánh, đường nội bộ (không kể phần Hồ Tây, sông Hồng và phần đất bồi không ổn định).
- Đối với vùng đất bồi không ổn định việc khai thác sử dụng đất phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ sông Hồng sẽ thực hiện theo dự án riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi có thoả thuận bằng văn bản của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.
1.2 Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2010:
Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở tất cả các địa phương với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất đai của Nhà nước. Muốn quản lý đất đai tốt thì một công cụ quan trọng không thể thiếu đó là công tác qui hoạch đất đai. Cho đến thời điểm năm 2000 Quận Tây Hồ chưa có quy hoạch chi tiết giúp công tác quản lý ở địa phương, UBND Quận đã chỉ đạo và giao cho các cơ quan chuyên môn phối hợp với viện Quy hoạch Thành phố thực hiện công tác này trên cơ sở thực tiễn nhu cầu sử dụng đất và quỹ đất hiện có ở địa phương.
Hiện nay đồ án quy hoạch chi tiết về sử dụng đất trên địa bàn quận đã được lập và xét duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền và đang đưa vào sử dụng từ năm 2000. Đồ án quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ bao gồm:
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chung của toàn quận
- 8 Bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất của 8 phường trong quận
- Ngoài ra còn có các bản đồ quy hoạch riêng các khu vực đất quan trọng.
- Kèm theo các tờ bản đồ đó là bản thuyết minh tổng hợp quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ. Bản thuyết minh này trình bày cụ thể diện tích từng ô trong bản đồ quy hoạch, diện tích từng loại đất, …..
Dựa vào thuyết minh tổng hợp quy hoạch chi tiết sử dụng đất quận Tây Hồ và những bản đồ quy hoạch sử dụng đất ta có thể khái quát tình hình nội dung quy hoạch sử dụng đất Quận Tây Hồ được cơ quan nhà nước cấp trên lập và xét duyệt như sau:
Tổng diện tích nghiên cứu : 2400,81ha
Gồm:+ Diện tích đất đô thị: 1188,06ha
+ Diện tích Hồ Tây : 530,65ha
+ Diện tích sông Hồng và vùng đất bồi không ổn định: 682,1 ha
- Để kiểm soát phát triển và phân bố dân cư theo quy hoạch, đất đô thị trong địa bàn quận Tây Hồ được phân chia thành các ô quy hoạch (đánh số từ 1 đến 39)1, giới hạn bởi đường giao thông từ cấp Thành phố đến cấp khu vực hoặc có chức năng tương đương và các ranh giới tự nhiên theo địa giới hành chính hoặc theo dự án. Tính chất và quy mô của các ô quy hoạch thể hiện đặc điểm của từng khu vực có tính đến điều kiện hiện trạng, dân cư, ý đồ quy hoạch, việc triển khai sử dụng đất.
Diện tích đất đô thị: 1188,06ha
Trong đó: Diện tích ô quy hoạch: 995,21ha
Diện tích đường và nút giao thông: 166,92ha
Diện tích hành lang bảo vệ đê: 25,93ha.
- Dân số dự kiến của quận Tây Hồ đến năm 2010 là 120.000 người, phù hợp với phân bố dân cư theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt. Quy mô dân số trong từng ô quy hoạch được tính toán trên cơ sở quỹ đất hiện có, đặc điểm dân cư và tổ chức quy hoạch.
Đất giao thông và bãi đỗ xe
Diện tích : 196.76ha. Gồm có:
+ Diện tích đường: 155,21ha (tính đến đường phân khu vực).
+ Diện tích nút giao thông: 11,71ha
+ Ga đường sắt đô thị và bãi đỗ xe tập trung: 7,34ha
+ Bãi đỗ xe phân tán: 22,5ha.
Đất công cộng cấp Quận và Thành phố.
Diện tích: 133,69ha. Được phân bố tại 4 khu vực chính, lấy Hồ Tây là trung tâm.
- Khu vực phía Tây Bắc Hồ Tây đất công cộng quy hoạch theo tuyến, tập trung dọc đường Lạc Long Quân có các chức năng chính là trung tâm chính trị, văn hoá của Quận như Quận uỷ, Hội đồng Nhân dân, UBND Quận, các phòng ban ngành chức năng, trung tâm y tế, nhà văn hoá.... trên đường vành đai 2 có các công trình thương mại, khách sạn, dịch vụ công cộng.
- Khu vực phía Tây Hồ Tây, công trình công cộng tập trung tại khu trung tâm thành phố, bố trí hai bên trục không gian hướng về phía Hồ Tây. Các công trình có chức năng chính như: trung tâm giao dịch thương mại, văn phòng các tập đoàn tài chính lớn của trong nước và quốc tế, các công trình nhiều chức năng hướng vào phục vụ công cộng và các hoạt động tài chính thương mại.
- Khu vực phía Nam: chủ yếu tập trung trong khu vực giữa đường Thuỵ Khuê với Hồ Tây, trên cơ sở chuyển đổi chức năng một số đơn vị, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và các công trình hiện có. Chức năng chủ yếu là dịch vụ công cộng, trung tâm giao dịch, câu lạc bộ thể thao, khách sạn, nhà nghỉ.
- Khu vực phía Đông Bắc Hồ Tây, tập trung tại bán đảo Quảng An và ven phía Đông Hồ Tây. Chức năng chính là khách sạn, dịch vụ, du lịch, văn hoá, nhà nghỉ.
- Trong khu vực từ đường vành đai 2 về phía Đông, đặc biệt tại khu vực nội thành Hà Nội trước đây, các chức năng công cộng trên có thể kết hợp với các công trình công cộng khu ở như dịch vụ thương mại tổng hợp, sửa chữa, văn hoá, y tế.... phục vụ định kỳ không thường xuyên để đáp ứng cho nhu cầu dân cư.
Đất cây xanh, công viên, vui chơi, giải trí.
Diện tích 251,49ha (có 50,64ha hồ) với tỷ lệ chiếm hơn 20% đất dân dụng trong địa bàn Quận, kết hợp với diện tích mặt nước Hồ Tây là 530,65ha nằm trong khu vực quận Tây Hồ. Khu vực này là yếu tố góp phần bảo vệ và làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, vừa là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển văn hoá, kinh tế của Quận.
Đất khu ở.
- Diện tích 529,14 ha là thành phần chủ yếu của đất đô thị, được hình thành trên cơ sở dự báo quy mô dân số, cơ cấu quy hoạch và các khu dân cư hiện có được tồn tại phù hợp với quy hoạch phát triển Quận và quy hoạch chung thành phố.
- Quy hoạch sử dụng đất đã xác định quỹ đất dành cho khu ở đối với từng ô quy hoạch, đồng thời dự báo các nhu cầu cụ thể về đường giao thông, diện tích bãi đỗ xe, cây xanh, đất công trình công công, đất đơn vị ở, và quy mô dân số tương ứng để các nhà quản lý có cơ sở để kiểm soát phát triển cũng như các nhà đầu tư có phương án đầu tư phù hợp với yêu cầu và định hướng của quy hoạch
- Đối với đất ở xây mới, nhìn chung có định hướng xây dựng cao tầng để tiết kiệm đất và tạo bộ mặt đô thị hiện đại. Riêng khu vực xung quanh Hồ Tây và những khu đất kẹt, mảnh lẻ nằm xen kẽ trong khu vực đã xây dựng, việc lựa chọn tầng cao công trình phải phù hợp với điều kiện xây dựng và không phá vỡ cảnh quan chung.
Đất cơ quan - trường đào tạo.
Diện tích: 21,9ha, được dự kiến bố trí tại các khu vực như sau:
- Khu vực phía Nam Hồ Tây, thuộc phường Bưởi, Thuỵ Khuê là các cơ quan hiện có được giữ lại, xây dựng chỉnh trang theo quy hoạch.
- Khu vực Phú Thượng ô số 2 dành cho các nhu cầu xây dựng trường đào tạo, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, nhằm mục đích đào tạo lại, dạy nghề mới cho lao động trong Quận khi đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi toàn bộ sang đất phát triển đô thị theo quy hoạch.
- Khu vực Xuân La ô số 10: cơ quan, viện nghiên cứu trên cơ sở mở rộng Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, để sớm hình thành một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn ở phía Tây Hà Nội - Trục khoa học Nghĩa Đô.
- Ngoài ra xen cài trong các khu vực đặc biệt ở thềm phía Nam Hồ Tây có một số cơ sở sản xuất được chuyển đổi chức năng làm cơ quan, văn phòng công trình công cộng phù hợp với quy hoạch phát triển của Quận và của Thành phố.
Đất hỗn hợp.
- Diện tích 18,34ha là khu đất có chức năng sử dụng hỗn hợp: văn phòng dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà ở.... nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân muốn sống gần nơi làm việc, gần các cơ sở dịch vụ, gần trung tâm và hấp dẫn các nhà đầu tư khi có nhiều khả năng lựa chọn, thoả mãn nhu cầu đa dạng của xã hội.
Đất an ninh, quốc phòng.
Diện tích: 2,96ha. được xác định sau khi cân đối các nhu cầu sử dụng đất trong khu vực và thực hiện theo quy định 661/TTg ngày 5/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các đơn vị quân đội nằm trong khu vực nghiên cứu xây dựng khu đô thị mới Nam Thăng Long - Ciputra sẽ từng bước di chuyển trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Đất công nghiệp - kho tàng:
Diện tích: 3,67ha. Dự kiến quy hoạch không xây dựng công nghiệp tập trung trên địa bàn quận Tây Hồ. Hầu hết bố trí phân tán ở phường Phú Thượng, chức năng chủ yếu là kho tàng, đội xe kết hợp trụ sở và một số cơ sở sản xuất kinh doanh. Dự kiến trong khu vực Phú Thượng xây dựng một số cơ sở sản xuất kết hợp thực hành - hướng nghiệp. Ngoài ra, xen lẫn trong khu vực dân cư có một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, quy mô nhỏ, sẽ được xác định cụ thể khi lập dự án cải tạo, chỉnh trang từng phường. Tóm lại, đất dành cho công nghiệp - kho tàng trên địa bàn Quận Tây Hồ là công nghiệp sạch, kho bãi không gây ô nhiễm môi trường.
Đất công trình di tích
Tổng diện tích: 10,6 ha, trong đó có 21 di tích đã xếp hạng.
Đối với các công trình di tích đã được xếp hạng, có vùng bảo vệ 1 được quy định là bản thân công trình và cụm công trình, vùng bảo vệ 2 được tính ra xung quanh vùng 1 từ 20 - 30m. Từng công trình đã có những quy định cụ thể theo danh sách quản lý của Sở Văn hoá Thông tin.
Đối với các công trình chưa xếp hạng (hoặc đang được xem xét để xếp hạng), để bảo vệ công trình và cảnh quan, trong phạm vi 20m đến tường rào sẽ không được xây dựng công trình cao tầng.
Đất hành lang cách ly, mương thoát nước.
Diện tích : 36,97ha. Bao gồm hành lang hai bên đê sông Hồng, thực hiện theo Pháp lệnh đê điều đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội thông qua ngày 24/8/2000, hành lang hai bên các tuyến điện cao thế - thực hiện theo nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, một số tuyến mương thoát nước dự kiến theo quy hoạch. Toàn bộ khu vực nêu trên là vùng cấm không được xây dựng.
Đất các khu xử lý kỹ thuật.
Diện tích: 5,04ha. Bao gồm khu xử lý nước thải, trạm biến áp, cấp nước..... Tuy nhiên quy hoạch sử dụng đất chỉ tổng hợp những trạm có quy mô lớn, quá trình xem xét các dự án cụ thể sẽ được nghiên cứu tiếp tục bổ sung để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
2. Lập các văn bản pháp qui về qui hoạch sử dụng đất:
Việc lập ra các văn bản về qui hoạch sử dụng đất chủ yếu dựa trên các văn bản pháp luật của nhà nước, UBND Thành phố giao cho các quận. UBND quận từ các công văn đó bắt đầu tiến hành việc lập ra các kế hoạch để thực hiện từng công việc cụ thể.
Năm 1996 Quận thực hiện Nghị Định 69/CP ngày 28/10/1995 của Chính phủ về việc thành lập Quận Tây Hồ. Tổ chức củng cố hệ thống cán bộ Phòng Địa chính và 8 phường trong quận. Tổ chức tiến hành công tác kiểm kê, thống kê, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Thành phố theo Chỉ thị 328/CT- ĐC ngày 31/3/1995 của Thành Phố Hà Nội. Kiểm kê đất đai theo chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính Phủ với các tổ chức được nhà nước giao đất. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo Chỉ thị 48/CT-UB ngày 22/12/1995 tại một số phường chọn làm điểm. Triển khai thực hiện Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính Phủ quy định về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Năm 1998, để khẩn trương tiến hành vịêc đăng ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại quận theo Thông tư 302/TT-ĐKTK ngày 28/10/1989 của tổng cục quản lý ruộng đất nay là Tổng cục Địa Chính và Nghị Định 60/CP của Chính Phủ, UBND Quận đã ra công văn số 48/CV-UB ngày 2/3/1993 và công văn số 246/CV-UB ngày 13/6/1998 đôn đốc thực hiện Quyết Định 3564/ QĐ-UB. Tiếp tục thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng theo Nghị Định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính Phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Năm 1999, do công tác đăng ký, cấp GCN QSDĐ và quyền sở hữu nhà ở còn chậm, nên ngày 1/7/1999 Chính Phủ ra chỉ thị 18/1999/CT-TTg về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành công tác cấp GCN QSDĐ nông nghiệp, lâm nghiệp ở nông thôn. UBND Thành Phố Hà Nội ra Quyết định 69/QĐ-UB ngày 18/8/1999 thay thế Quyết Định số 3564/QĐ-UB ngày 6/9/1997 nhằm thúc đẩy tiến độ đăng ký, cấp GCN QSDĐ Và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn Thành Phố Hà Nội. Ngay sau khi có Quyết định này, UBND Quận Tây Hồ đã ra công văn số 570/UB-ĐC ngày 24/11/1999 nhằm đôn đốc thực hiện Quyết Định 69/199/QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND Thành phố.
Năm 2001 UBND Thành Phố ban hành Quyết Định số 47/2001/QĐ-UB của UBND Thành phố về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000, UBND Quận đang chỉ đạo việc lập quy hoạch vùng trồng hoa truyền thống, Ban QLDA của Quận đang xin giới thiệu địa điểm vùng trồng hoa truyền thống ở 2 phường Nhật tân và Phú Thượng tại Sở Quy hoạch – Kiến trúc .
UBND Thành phố tại buổi làm việc với UBND Quận theo thông báo số 174/TB-VP ngày 3/10/2003 của Văn phòng HĐND-UBND Thành phố: Đối với quy hoạch các làng nghề truyền thống. cây cảnh UBND Quận cần có ý kiến đề xuất tham gia quy hoạch phát triển làng nghề chung của Thành phố, đối với các làng nghề nằm trong các khu vực đã đô thị hoá nên xem xét, nghiên cứu ở mức độ nhất định mang tính đặc trưng. Sở QH-KT cần phối hợp với Quận tây Hồ và các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, khảo sát, xác định, lựa chọn một số khu vực làng cổ của Quận Tây Hồ như Bưởi, Trích Sài, Phú Thượng...nếu đủ điều kiện thì báo cáo UBND Thành phố cho ý kiến chỉ đạo để tổ chức nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết cải tạo, bảo tồn .
Ngày 07/01/2002 UBND Thành Phố ban hành Quyết định số 161/ QĐ-UB về việc quyết định thu hồi 3.2046ha đất nông nghiệp bàn giao cho Ban QLDA XDHTKTXQ Hồ Tây.
Ngày 30/5/2003 UBND Thành Phố ban hành Quyết Định số 2994/QĐ-UB ngày 30/5/2003 về việc thu hồi 1.3885ha đất nông nghiệp giao cho BQLDXQ Hồ Tây để phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất.
Ngày 1/9/2003 UBND Thành Phố ban hành Quyết Định số 5232/ QĐ- UB về việc thu hồi 0.0972ha đất nông nghiệp giao cho BQLDAHTKTXQ Hồ Tây làm qũy đất tái định cư cho 4 hộ.
3 Quản lí việc sử dụng đất theo qui hoạch:
Quản lí việc sử dụng đất ở đô thị ngày càng có nhiều vấn đề phức tạp do người dân không nắm bắt được nội dung quy hoạch hoặc biết nhưng vẫn cố tình vi phạm, chính vì vậy muốn quản lí việc quy hoạch sử dụng đất theo đúng quy hoạch ta phải chia nhỏ ra thành nhiều nội dung quản lí khác nhau như:
3.1 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một nội dung rất quan trọng của quản lí qui hoạch sử dụng đất. Nó có vai trò thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và người dân về quyền sử dụng đất. Cũng do tầm quan trọng của công việc này mà Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về cấp GCN QSDĐ và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị, UBND Thành Phố Hà Nội ra quyết định số 3564/ QĐ-UB ngày 16/9/1997 về việc: “ Ban hành quy định kê khai đăng ký cấp GCN QSDĐ ở và quyền sử dụng nhà ở tại đô thị”. Trong quá trình thực hiện do phát hiện một số sai lầm nên quyết định này đã được thay bằng quyết định 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 nhằm khắc phục một số hạn chế của quyết định 3564/ QĐ-UB để đẩy nhanh tiến độ cấp GCN trên địa bàn thành phố.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận Tây Hồ thực hiện với đối tượng quản lí có số lượng lớn và phức tạp được thành phố và quận coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ của Quận uỷ, UBND Quận và sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ trong phòng ĐC-NĐ&ĐT quận mà công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn quận đã đạt được kết quả đáng kể.
Thực hiện quyết định 69/QĐ-UB : Đầu năm Thành phố giao cho quận Tây Hồ kế hoạch 3.500 GCN. Tính đến hết ngày 31 /12/ 2002 đã cấp được 3500 GCN đạt 100% kế hoạch năm . Thực hiện quyết định số 4215/QĐ-UB ngày 17/6/2002 của UBND Thành phố Hà Nội uỷ quyền cho UBND Quận Tây Hồ cấp giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSHNƠ trên địa bàn Quận Tây Hồ - UBND Quận đã cấp được 2300 GCN ( trong tổng số 3500 GCN ).
Do được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận nên hồ sơ nhận bàn giao tại Sở địa chính chuyển về cho Quận là 2000 hồ sơ trong đó có 407 hồ sơ đã được cấp GCN . Số GCN UBND Quận nhận từ Sở Địa chính- Nhà đất về trong 7 tháng đầu năm 2002 đã giao cho Phòng ĐC-NĐ và ĐT trả hết cho dân, do công việc hoàn thiện hồ sơ và cấp GCN ở Quận nhiều nên từ tháng 8 UBND Quận giao cho các Phường trả GCN cho các hộ dân.
Năm 2003 Theo uỷ quyền của UBND Thành phố , tính đến 30/11/2003 UBND Quận đã cấp được 2900 GCN ( trong đó có 83 GCN chia tách từ giấy chứng nhận đã cấp) đạt 72,5% kế hoạch năm 2003 ( kế hoạch năm 2003 cấp 4000 GCN ). UBND Quận đang tập trung chỉ đạo phấn đấu đến 31/12/2003 hoàn thành kế hoạch . Như vậy đến nay tổng số GCN QSHNƠ và QSDĐƠ đã được cấp là 13.851 GCN trên tổng số 18.146 hồ sơ phải cấp đạt tỷ lệ 76% .
Bảng 5: Bảng tổng hợp số liệu cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ
Thực tế Quyết định 60/QĐ - UB ra đời ngày 18/8/1999 đã giải quyết được không ít những vướng mắc còn tồn tại khi thực hiện quyết định 3564/QĐ-UB. Nhưng trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số vướng mắc tồn tại mà tự bản thân phòng Địa chính nhà đất chưa có phương hướng giải quyết trong thời gian tới, cần phải có sự phối hợp của cơ quan chức năng, các ngành liên quan mới có thể giải quyết được. Những tồn tại này làm cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận chậm đi rất nhiều và trong thời gian tới cần có những biện pháp hoàn thiện hơn việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
3.2 Cấp giấy phép xây dựng:
Cấp phép xây dựng là một trong những công cụ của nhà nước nhằm quản lí trật tự xây dựng theo quy hoạch đã được định. Nhằm thẩm định công tác xây dựng của các cơ quan, đơn vị cá nhân, nhà ở dân cư đảm bảo xây dựng đúng theo quy định sử dụng của lô đất đã được nêu trong quy hoạch, đồng thời bảo đảm về kiến trúc, cảnh quan môi trường. Cấp phép xây dựng là một giải pháp nhằm kiểm soát phát triển đô thị trong lĩnh vực xây dựng và đó cũng là một trong những công cụ nhằm đảm bảo quá trình sử dụng đất xây dựng đúng như quy hoạch.
Thời gian qua công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn quận có nhiều tiến triển tốt: thời hạn cấp phép xây dựng đảm bảo đúng không quá 20 ngày, số lượng hồ sơ cấp phép các năm tăng đáng kể, năm 2003 số hồ sơ cấp phép gấp 2.6 lần so với năm 2000 đây là một sự cố gắng lớn của các cán bộ quản lí cũng như nhân dân. Là một quận mới thành lập, tốc độ đô thị hoá cao nên số lượng các nhà được xây dựng mới ngày càng nhiều, tuy nhiên do trình độ dân chí còn thấp nên nhận thức của người dân về vấn đề xin phép xây dựng còn hạn chế đây là một khó khăn lớn đối với các cán bộ quản lí trên lĩnh vực này.
Căn cứ quyết định số 109/2001/QĐ-UB ngày 8/11/2001 của UBND Thành phố, UBND Quận tiến hành cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp đảm bảo thời gian theo quy định 20 ngày- kết quả hàng năm như sau:
Bảng 6 : Thống kê số lượng hồ sơ câp phép xây dựng qua các năm
Năm
Số HS đã nhận lại
GPXD được câp
HS trả lại
Tỷ lệ
1999
242
176
66
72.7%
2000
219
168
51
76.7%
2001
272
213
59
78.3%
2002
302
262
40
86.75%
2003
490
437
53
89.18%
Nguồn: Báo cáo hàng năm của phòng quản lý đô thị UBND Quận Tây Hồ
Bảng7: Tình hình cấp phép xây dựng năm 2003 trên địa bàn Quận Tây Hồ
3.3. Thẩm định các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất đô thị
Là một quận mới thành lập với rất nhiều tiềm năng và lợi thế, quận Tây Hồ đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư. Trong đó bao gồm cả các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận và một số dự án đầu tư khác như:
- Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây.
- Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước.
Đối với đường giao thông, trong giai đoạn 2001-2005, tập trung hoàn thành các tuyến đường: mở rộng Lạc Long Quân, Âu Cơ (đoạn Nhật Tân - Phú Thượng), đường dạo quanh Hồ Tây, vành đai III, đoạn đường từ ngã 3 Nghi Tàm lên cầu Thăng Long, và nâng cấp mạng lưới đường làng ngõ xóm.
Về điện: Hoàn thành việc bàn giao hệ thống điện ở một số phường cho ngành điện quản lý, cải tạo và xây dựng hệ thống điện theo quy hoạch.
Về cấp nước: Trong giai đoạn 2001-2005 tập trung xây dựng mới và cải tạo hệ thống cấp nước trên địa bàn theo quy hoạch.
Về thoát nước: Trong giai đoạn 2001-2005, tập trung hoàn thành các công trình: thoát nước mương Thuỵ Khuê, thoát nước đường An Dương, thoát nước khu vực Xuân La, Phú Thượng.
- Dự án gia cố, cải tạo đê theo kế hoạch hàng năm của Thành phố.
- Dự án công viên nước Hồ Tây.
- Dự án Trung tâm đua thuyền Hồ Tây.
- Dự án khu đô thị mới Nam Thăng Long.
- Dự án cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng ở các phường ngoài đê và các xã mới chuyển thành phường.
- Chương trình phát triển vùng hoa, cây cảnh.
- Dự án cải tạo và phát triển mạng lưới chợ. Trong giai đoạn trước mắt (2001-2005), tập trung hoàn thành xây dựng các chợ theo quy hoạch: chợ hoa Quảng An, chợ đồ cũ, chợ Bưởi, chợ Phú Thượng và cải tạo, nâng cấp các chợ khác theo quy hoạch.
- Dự án siêu thị Bưởi.
- Dự án bảo tồn các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và khôi phục, phát triển một số làng nghề truyền thống.
- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, bưu chính, viễn thông, thông tin liên lạc).
Phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành các công trình: Nhà văn hóa trung tâm, Nhà văn hoá thiếu nhi, Trung tâm thể dục thể thao, Trung tâm y tế, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng, trường PTTH tại phường Phú Thượng, nâng cấp trường PTTH chất lượng cao Chu Văn An, Trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường: mầm non Bình Minh, tiểu học Xuân La, tiểu học An Dương, THCS Tứ Liên, THCS Nhật Tân và một số công trình văn hoá- xã hội khác theo quy hoạch.
- Dự án Trường quốc tế Liên hiệp quốc Hà Nội (thuộc dự án Khu đô thị Nam Thăng Long).
- Dự án kè sông Hồng.
- Dự án xây dựng cầu Tứ Liên và cầu Nhật Tân qua sông Hồng
4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.
Là một quận ở ven ngoại thành, lại mới được thành lập nên tốc độ đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CNG TC QU7842N L NH N4317898C V7872 QUI HO7840CH S7916.doc