MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN LỰC, QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG HD KINH DOANH KHÁCH SẠN 2
1.1. Một số khái niệm 2
1.1.1. Khái niệm về khách sạn 2
1.1.2. Hoạt động kinh doanh khách sạn và đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 3
1.2. Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp khách sạn 6
1.2.1. Khái niệm nhân lực và quản lý nhân lực 6
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý nhân lực trong kinh doanh khách sạn 7
1.3. ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác quản lý nhân lực đối với doanh nghiệp khách sạn 17
1.3.1. Vị trí, vai trò của lực lượng lao động trong hoạt động kinh doanh khách sạn 17
1.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp khách sạn 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 20
2.1. Giới thiệu chung về khách sạn Dân chủ 20
2.1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Dân chủ 20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Dân chủ 21
2.1.3. Giới thiệu các hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn Dân chủ 24
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu nguồn khách của khách sạn Dân chủ 29
2.1.5. Kết quả kinh doanh trong 3 năm của khách sạn Dân chủ 34
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Dân chủ 37
2.2.1. Tình hình đội ngũ nhân lực của khách sạn 37
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhân lực 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 57
3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại khách sạn Dân chủ 57
3.1.1. Hoàn thiện công tác tuyển chọn nhân lực 57
3.1.2. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 61
3.1.3. Hoàn thiện công tác tổ chức và bố trí lao động 65
3.1.4. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 66
3.1.5. Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động 66
3.2. Một số kiến nghị bản thân 69
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Dân Chủ- Một số kiến nghị hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hách so với năm 2002 ( do bị ảnh hưởng bởi dịch SARS năm 2003 ). Mặc dù có sự biến động nhưng với việc đổi mới chính sách phát triển công tác marketing tốt và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nhìn chung thị trường khách quốc tế của khách sạn vẫn giữ ở mức ổn định tương đối và đem lại nguồn thu lớn cho khách sạn.
Trong khi đó, khách nội địa đến với khách sạn chiếm tỷ lệ khá nhỏ: 1824 lượt ( 19,94% ) năm 2001; 1402 ( 15% ) năm 2002 và 2107 ( 21,41% ) năm 2003. Mặc dù tập trung khai thác thị trường khách quốc tế nhưng khách sạn không nên bỏ qua thị trường khách nội địa. Bởi vì, đây là thị trường không thể thiếu của bất kỳ khách sạn nào và trong trường hợp thị trường khách quốc tế có nhiều biến động thì thị trường khách nội địa là thị trường bổ sung tích cực và hữu hiệu cho khách sạn.
2.1.4.3. Cơ cấu nguồn khách theo quốc tịch
Bảng 5: Cơ cấu khách theo quốc tịch
Đơn vị: Lượt khách
Quốc tịch
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
SLK
Tl%
SLK
Tl%
SLK
Tl%
Pháp
1584
17.31
1750
18.73
1960
19.91
Nhật
1528
16.70
1742
18.64
1443
14.66
Anh
734
8.02
802
8.58
904
9.19
Đức
389
4.25
347
3.70
320
3.25
Mỹ
704
7.69
1068
11.43
520
5.28
Italia
462
5.05
468
5.00
508
5.16
Việt kiều
584
6.38
561
6.26
572
5.81
Các nước khác
1340
14.65
1183
12.66
1506
15.30
Việt Nam
1824
16.94
1402
15.00
2107
17.44
Tổng cộng
9149
100
9343
100
9840
100
SLK: Số lượt khách ( Nguồn : Khách sạn Dân chủ)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: khách Pháp chiếm tỷ lệ lớn trong cả 3 năm: năm 2001 là 1584 lượt ( tương ứng 17.31% ) năm 2002 là 1750 lượt ( tương ứng 18.73% ) năm 2003 là 1960 lượt ( tương ứng 19.91% ). Sau khách Pháp là khách Nhật:
Chiếm 16.7% tương ứng với 1528 lượt khách năm 2001
Chiếm 18.64% tương ứng với 1742 lượt khách năm 2002
Chiếm 14.66% tương ứng với 1443 lượt khách năm 2003
Có được kết quả trên phải kể đến việc thành lập phòng Sales – Marketing ( năm 2000 ) làm tròn nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận khai thác thị trường; tháng 4 năm 2001 khách sạn Dân Chủ thành lập văn phòng du lịch ở mặt tiền của khách sạn với các hoạt động khá mạnh, làm tăng cường khả năng thu hút khách. Hơn nữa, khách sạn đã chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách tới họp hội nghị thượng đỉnh các quốc gia nói tiếng Pháp diễn ra tại Hà Nội năm 2001.
Ngoài khách Pháp, Nhật các đối tượng khách khác như Anh, Đức, Đan Mạch tới khách sạn Dân Chủ ngày càng nhiều. Họ phần lớn là các chuyên gia, thương gia, … Sang Việt Nam công tác và làm việc. Thời gian lưu trú bình quân của đối tượng này dài, khả năng thanh toán cao. Họ thích tiêu dùng sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với mức giá họ phải trả, thích những phòng có đầy đủ tiện nghi, có trang thiết bị hiện đại, phù hợp với công việc của họ. Do phải sống xa nhà nên họ thích được sống trong bầu không khí thân mật, cởi mở như ở nhà… Vì vậy, khách sạn phải tìm hiểu kỹ từng đối tượng khách hàng để có sự phục vụ chu đáo, phù hợp với mong muốn của khách.
2.1.5. Kết quả kinh doanh trong 3 năm của khách sạn Dân Chủ.
2.1.5.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo nghiệp vụ của khách sạn .
Bảng 6: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu theo từng nghiệp vụ của khách sạn Dân Chủ.
Đơn vị : 1000 VNĐ
Nghiệp vụ
Các năm thực hiện
2001
2002
2003
K/ doanh buồng ngủ
2.500.000
2.773.016
3.327.619
K/ doanh văn phòng
854.562
1.121.567
1.345.880
K/ doanh nhà hàng
879.000
994.744
1.193.692
K/ doanh điện thoại
358.000
375.983
451.179
K/ doanh massage
1.012.090
1.397.875
1.677.450
K/ doanh vận chuyển
22.465
46.806
56.167
K/ doanh giặt là
87.307
107.904
129.484
K/ doanh khác
312.908
297.548
357.075
K/ doanh mỹ nghệ
28.567
5.709
6.850
Tổng cộng
6.054.890
7.121.152
8.545.382
(Nguồn: Khách sạn Dân Chủ)
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu buồng ngủ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng doanh khách sạn , đạt 3.327.619 nghìn đồng năm 2003. Đồng thời chỉ tiêu doanh thu của bộ phận này cũng tăng rõ rệt trong các năm. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 10,92%, và năm 2003 so với năm 2002 tăng 11,9%. Năm 2003 là năm thăng hoa nhất của dịch vụ kinh doanh buồng ngủ do ảnh hưởng của nhiều yếu tố có lợi: Việt Nam được coi là “điểm đến thân thiện an toàn” trong khi đó ở nhiều nơi trên thế giới chiến tranh xung đột xảy ra triền miên. Đó là cơ hội thu hút khách tới Việt Nam du lịch và tham gia các hội nghị, hội thảo; từ đó lượng khách đến với khách sạn Dân Chủ cũng tăng theo. Bên cạnh đó, khách sạn cũng có nhiều biện pháp thu hút khách như: sử dụng các biện pháp quảng caó qua các công ty du lịch, qua mạng Internet, đặc biệt qua sự truyền miệng của khách về chất lượng, sản phẩm của khách sạn, dịch vụ kinh doanh buồng ngủ đã có sự phát triển khá cao. Mặc dù các yếu tố bên ngoài đã tạo ra những bất lợi không nhỏ tới việc kinh doanh của khách sạn ( khủng hoảng kinh tế trong khu vực Đông Nam á năm 1997, cạnh tranh trong cơ chế thị trường ngày càng quyết liệt...) nhưng khách sạn Dân Chủ vẫn ở trong số những khách sạn đứng vững. Làm được như vật là do khách sạn có sự thay đổi kịp thời trong kinh doanh về phương hướng, chiến lược tổng thể cũng như các cải tiến về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự. Năm 1999, cho thuê nhà hàng ăn Villa số 4 Phạm Sư Mạnh sớm hơn dự kiến. Nhờ vậy kinh doanh văn phòng tăng lên ở mức cao. Năm 2003 tăng 224.313.000 đồng tương ứng với 19,9% so với năm 2002, đóng góp đáng kể vào việc tăng doang thu của khách sạn.
Hoạt động kinh doanh vận chuyển có bước tiến lớn. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 7,46%, năm 2003 tăng 50,12% so với năm 2001, với đội ngũ lao động trẻ năng nổ, nhiệt tình có năng lực, đội ngũ lái xe lành nghề, nhã nhặn, biết tiếng anh giao tiếp... đã gây dựng uy tín với khách hàng và mở ra triển vọng mới cho khách sạn.
Về kinh doanh mỹ nghệ của khách sạn có sự giảm sút đáng kể,cụ thể chỉ bằng 19,98% so với năm 2001. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: thứ nhất, vị trí gian hàng mỹ nghệ của khách sạn ở vào góc khuất nên khách khó nhận biết, hơn nữa các hàng trưng bày còn đơn sơ chưa thu hút được sự chú ý của khách. Phố Tràng Tiền lại là nơi hội tụ của các phòng trưng bày, triển lãm và trong những năm gần đây hoạt động thuộc lĩnh vực này ở phố ngày càng đa dạng phong phú. Vì vậy khách sạn khó có thể cạnh tranh với các cơ sở khác về mặt kinh doanh này. Trước tình hình đó khách sạn đã có nhiều biện pháp như quảng cáo giới thiệu, bổ sung các mặt hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách đặc biệt là việc nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.
Trong vài năm gần đây, nhìn chung khách sạn đã đi vào thế ổn định nên việc kinh doanh khá thuận lợi, doanh thu tăng ở hầu hết các dịch vụ cho thấy nhu cầu của khách ngày càng tăng, nhất là các dịch vụ bổ sung: dịch vụ Sauna Massage có sự đầu tư, thay đổi kịp thời ( tuyển thêm nhân viên kỹ thuật, bồi dưỡng tay nghề, sửa chữa lại thiết bị đặc biệt thay hệ thống xông khô, sử dụng điện sang sử dụng bằng than đem lại hiệu quả kinh tế cao ). Nhờ vậy năm 2002 tăng 279.575.000 đồng và doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng 38,11%, trong thời gian 2 năm từ 2001 đến 2003 đã lên mức 65,7%. Năm 2003 có sự chuyển đúng hướng về nhân lực và làm gia tăng các dịch vụ khác, do đó doanh thu các dịch vụ khác cũng tăng 19,98% của năm 2002 so với năm 2001. Việc triển khai thêm các dịch vụ như massage, cắt tóc đã mang lại nguồn thu tăng lợi nhuận, và đóng góp nhiều hơn vào ngân sách Nhà nước.
2.1.5.2. Kết quả kinh doanh 3 năm của khách sạn.
Bảng 7: Kết quả kinh doanh 3 năm của khách sạn Dân Chủ
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Doanh thu
6.406.872
7.071.000
8.667.248
Lợi nhuận
606.030
789.192
997.500
Nộp ngân sách Nhà nước
592.800
646.823
882.430
Công suất bình quân
39,11%
62,78%
79%
Lợi nhuận bình quân
9,38%
12,17%
12,21%
( nguồn: khách sạn Dân Chủ )
Dựa vào bảng ta thấy: công suất sử dụng phòng tăng mạnh từ 39,11% năm 2001 tăng lên 79% năm 2003, kết hợp với việc cho thuê nhà hàng ăn và Villa số 4- Phạm Sư Mạnh và đầu tư đúng vào các dịch vụ, nhất là dịch vụ đặc thù ( Massage ). Ngoài ra, khách sạn còn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên các bộ phận nên khách sạn đã thực hiện vượt mức kế hoạch về mọi mặt. Tổng doanh thu năm 2003 đạt 8.667.248 nghìn đồng bằng 114,7% so với kế hoạch, lợi nhuận đạt 997.500 nghìn đồng bằng 111,5% so với kế hoạch và nộp ngân sách Nhà nước 882.430 nghìn đồng đạt 105% so với kế hoạch.
Năm 2003, do có sự kiện Seagames cùng với phát triển thêm dịch vụ bổ sung nên khách sạn đã có công suất sử dụng phòng rất cao. Để thu hút khách ngà một nhiều hơn, khách sạn cần quan tâm đến mức giá sản phẩm vừa hấp dẫn đối với khách vừa đảm bảo doanh thu và tăng cường công tác nâng cao quá trình phục vụ khách hoàn hảo hơn.
2.2 Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Khách sạn Dân chủ.
2.2.1. Tình hình đội ngũ nhân lực của khách sạn
2.2.1.1. Về số lượng và cơ cấu theo độ tuổi, giới tính.
Bảng 8: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính
Các bộ
Phận
snv
Giới tính
Nhóm tuổi
Nam
Tl%
Nữ
Tl%
<24
%
25-
40
%
41-
55
%
>56
%
Phòng kế toán -
tài chính
5
5
100
2
40
3
60
Phòng hành chính -
tổng hợp
13
6
46,15
7
53,85
6
46,15
7
53,85
Ban bảo vệ
14
13
92,3
1
7,69
5
35,71
9
64,28
Tổ buồng
29
3
10,34
26
89,65
20
68,97
9
31,03
2
6,89
Nhà hàng âu-á
15
7
40
9
60
8
53,33
7
46,67
Ban kĩ thuật và
thiết bị
7
6
85,71
1
14,29
2
28,57
5
71,43
Tổ massage
10
2
20
8
80
7
70
3
30
Văn phòng du lịch
7
4
57,14
3
42,86
4
57,14
3
42,86
Tổ kinh doanh
hàng hoá
13
9
69,23
4
30,77
2
15,38
Nhà hàng cơm
việt nam
7
3
42,86
4
57,14
1
14,29
4
57,14
7
100
Tổ lễ tân
17
2
11,76
15
88,23
2
11,76
15
88,23
2
11,76
Tổng cộng
137
55
40,15
82
59,85
7
5,11
77
56,20
52
37,96
2
1,46
Nguồn: Khách sạn Dân chủ
Qua bảng trên ta thấy so lao động nữ chiếm tỉ lệ lớn 59,85, lao động nam chiếm 40,15% ở các bộ phận đòi hỏi khéo léo và tỉ mỉ như phòng kế toán tài chính, tổ buồng , dịch vụ massage và lễ tân số lao động nữ tương ứng là 100%; 89,65%; 80%; 88,23%. Đối với những công việc đòi hỏi sức khoẻ, chịu áp lực lớn thường do nam giới đảm nhiệm như ở bộ phận bảo vệ chiếm 92,3%, ban kỹ thuật và thiết bị chiếm 85,71%. Cho thấy sự sắp xếp cơ cấu lao động theo giới tính khá hợp lý.
Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, lao động trực tiếp là lao động trẻ vì họ luôn luôn phải tiếp xúc với khách. Nhưng vào độ tuổi của khách sạn thấy: số lao động ở tuổi 24 có 7 người chiếm 5,11%, từ 25-40 tuổi gồm 77 người chiếm tỷ lệ 56,20%, từ 41-55 tuổi chiếm 37,96%, còn lại có 2 người có độ tuổi cao nhất trong tổ buồng chiếm 1,46% trong tổng số lao động của khách sạn. Khách sạn đã chủ động bố trí lao động theo độ tuổi phù hợp với từng nghiệp vụ chuyên môn. Số nhân viên có độ tuổi trung bình từ 25-40 tuổi tập trung ở các bộ phận lễ tân ( 88,23% trong tổng số lao động của bộ phận ), bàn ( 53,33% ), dịch vụ massage ( 70% ). Còn độ tuổi cao hơn từ 41-55 tập trung ở các bộ phận như ban bảo vệ và ban kỹ thuật. Đây là sự sắp xếp hợp lý trong cơ cấu phân công lao động của khách sạn vì những người trẻ bao giờ họ cũng nhanh nhạy và dễ nắm bắt được những yêu cầu tỉ mỉ, chính xác. Vì vậy cơ cấu sắp xếp như trên của khách sạn là khá hợp lý, phát huy được tính năng động và kinh nghiệm nghề nghiệp của từng nhân viên.
Nhìn chung độ tuổi trung bình của khách sạn là cao ( 35 tuổi ), với độ tuổi như vậy họ thườn có kinh nghiệm trong công việc nhưng họ lại kém năng động và mức độ gây thiện cảm với khách là kém hơn so với những người trẻ tuổi. Do vậy, vấn đề đặt ra cho khách sạn là phải tích cực trẻ hoá đội ngũ lao động, cần sắp xếp xen kẽ giữa những lao động lâu năm với những nhân viên mới để tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn đặc biệt là đối với bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách.
2.2.1.2. Về trình độ của đội ngũ nhân lực của khách sạn.
2.2.1.2.1. Trình độ học vấn
Bảng 9 : Trình độ học vấn của đội ngũ lao động trong khách sạn
CHỈ TIÊU
Năm 2000
Năm 2001
Số lượng
người
Tỉ lệ %
Số lượng
người
Tỉ lệ %
Trình độ đại học và trên đại học về du lịch – khách sạn
32
22,3
40
29,2
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch – khách sạn
80
55,5
76
55,5
Trình độ đại học chuyên ngành khác
23
15,9
5
3,65
Trình độ đại học ngoại ngữ
9
6,2
16
11,68
Lao động chưa qua đào tạo
0
0
0
0
Tổng cộng
144
100
137
100
(Nguồn : Bảng số liệu về tình hình lao động của khách sạn Dân Chủ)
Qua số liệu ở bảng trên, ta thấy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá cao. Năm 2000, có 80 người đạt 55,51% và chiếm tỷ lệ 55,5% vào năm 2001 với 76 người do trong khách sạn có thuyên chuyển lao động ra các ngành khác. Trình độ đại học và trên đại học sau một năm tăng lên 8 người vào năm 2001( 40 người ) chiếm tỷ lệ 29,2% chủ yếu tập trung ở phòng hành chính, văn phòng du lịch và lễ tân, số người có trình độ đại học ngoại ngữ tăng lên từ 9 người năm 2000 sang năm 2001 tăng len tới 16 người tương ứng 11,68% trên tổng số lao động, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao tiếp với các dân tộc khác nhau. Có được kết quả như vậy do khách sạn không ngừng chú ý nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ công nhân viên bằng việc khuyến khích họ đi học mà vẫn được chế độ ưu đãi.
Mặt khác, trong quá trình tuyển chọn lao động cùng với yêu cầu của công việc ngày càng cao khách sạn thực hiện tuyển chọn khắt khe hơn và yêu cầu tối thiểu đặt ra cho người xin việc phải có trình độ đại học, lao động có trình độ thấp thì cố gắng học hỏi vươn lên để đạt trình độ cao hơn, người có một bằng cấp cũng phấn đấu học tập để có bằng khác nữa. Cứ như vậy trình độ học vấn trong khách sạn ngày một nâng cao, điều này tác động trực tiếp tới chất lượng dịch vụ của khách sạn.
Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ đại học chuyên ngành khác giảm xuống từ 23 người năm 2000 xuống còn 5 người ( chiếm 3,65% ) vào năm 2001. Điều này rất tốt cho việc phục vụ khách, nhân viên có sự hiểu biết đầy đủ hơn trong lĩnh vực mình hoạt động, tự biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào để tạo được ấn tượng tốt cho khách. Tuy nhiên khách sạn mới nhận vào một số nhân viên mới chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống xảy ra đối với khách vì thế cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.
2.2.1.2.2. Trình độ ngoại ngữ
Bảng 10: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ nhân viên tại khách sạn Dân Chủ
TỔ
Số
CN
V
Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh
Ngoại ngữ khác
Trình
độ A
(người)
Tl%
Trình
độ B
(người)
Tl%
Trình
độ C
(người)
Tl%
Trình
độ đại
học
Tl%
Tiếng
Pháp
Tiếng
Nhật
Lễ tân
17
9
52,9
6
48,1
1
Buồng
29
25
86,2
4
13,8
Văn phòng du lịch
7
4
57,1
3
42,9
2
Nhà hàng Việt nam
7
5
71,4
1
14,2
1
14,2
Nhà hàng Âu - á
15
10
66,7
2
13,3
3
20
1
1
Dịch vụ masage
10
4
40
5
50
1
10
Bảo vệ
14
11
78,6
3
21,4
Phòng hành chính
13
6
46,1
4
30,7
3
23,1
1
2
Phòng tài chính – kế toán
5
4
80
1
20
kĩ thuật và thiết bị
7
7
100
Kinh doanh hàng hoá
13
12
92,3
1
7,69
Tổng
137
63
45,9
35
25,5
21
15,3
16
11,6
5
3
( Nguồn: Bảng số liệu về tình hình lao động của khách sạn Dân Chủ )
Nhìn vào bảng trên ta thấy 100% cán bộ công nhân viên đều nói được tiếng anh mà tập trung nhiều nhất ở bộ phận lễ tân với 52,9% ở trình độ C và 48,1% trong tổng số lao động của tổ có trình độ đại học về ngoại ngữ. Văn phòng du lịch có 4 người ở trình độ C chiếm 57,1%, phòng hành chính tổng hợp cũng không kém với 6 người ở mức B chiếm 46,1%; 30,7% ở mức C và 3 người sau đại học chiếm 23,1%. Ngoài ra có 8 nhân viên ở các bộ phận này có khả năng nói được ngoại ngữ thứ hai chiếm 5,84% trong tổng số lao động rất hữu ích cho việc tiếp xúc với khách nhất là khách Nhật – thị trường tiềm năng lớn của khách sạn Dân Chủ.
Còn đối với các bộ phận gián tiếp yêu cầu về ngoại ngữ không cao nhưng đều có thể giao tiếp được ở mức trung bình. Trong đó đáng chú ý nhất phải nâng cao hơn nữa về ngoại ngữ cho bộ phận dịch vụ massage. Thực tế, ở bộ phận mới chỉ đạt trình độ ngoại ngữ ở mức A và B là chủ yếu. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách nên trình độ ngoại ngữ phải rất tốt để có thể nắm bắt được nhu cầu của khách là cần gì và muốn gì, từ đó đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách.
Có thể tóm lại về trình độ ngoại ngữ ở khách sạn như sau:
63 người ở trình độ A chiếm 45,9%
35 người ở trình độ B chiếm 25,5%
21 người ở trình độ C chiếm 15,3%
16 người sau đại học chiếm 11,6%
8 người biết ngoại ngữ khác chiếm 5,84%.
Khách sạn đạt kết quả trên không phải là dễ, tuy nhiên số lượng người biết thêm ngoại ngữ khác chưa nhiều. Khách Trung Quốc, Đức, ý,Nhật đến khách sạn ngày một đông nhưng trong tổ lễ tân và văn phòng du lịch không có ai biết tiếng Trung và tiếng Nhật. Đây là một thực tế mà khách sạn lên quan tâm. Khách sạn cần phải có các biện pháp tác động tích cực hơn nữa để nhân viên bổ sung thêm khả năng ngoại ngữ để phục vụ khách thuận tiện hơn.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Toàn bộ công nhân viên trong khách sạn đã được đào tạo qua các lớp du lịch. Số nhân viên có trình độ đại học, trên đại học và trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, khách sạn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số nhân viên ( tương ứng là 22,3% và55,5%) . Nhân viên trong khách sạn có nhiều năm kinh nghiệm, làm việc cho khách sạn và các nhân viên khác thuyên chuyển từ các khách sạn lớn về làm cho khách sạn Dân Chủ nên có nghiệp vụ và tay nghề khá cao. Điều này được thể hiện qua chất lượng dịch vụ của khách sạn trong thời gian vừa qua và kết quả kinh doanh đạt được qua chỉ tiêu doanh thu của khách sạn năm 2003 đạt trên 8,5 tỉ đồng, tăng so với năm 2002 là 19,6%.
Ở các bộ phận buồng, bàn, bar, bếp, nhân viên đã được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ. Riêng ở bộ phận bếp có 3 người được Tổng cục du lịch công nhận phong tặng danh hiệu “chuyên gia nấu ăn bậc 1” . Xét về trình độ học vấn của nhân viên ở đây là chưa cao song họ đều là những người có kinh nghiệm đúc kết từ nhiều năm phục vụ khách quốc tế và các đoàn khách quan trọng. Hơn nữa trong quá trình làm việc họ luôn học hỏi thêm những người được đào tạo qua trường lớp và tham gia các lớp nghiẹep vụ ngắn hạn nên đảm bảo được trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt.
Về khả năng giao tiếp ứng xử.
Nhìn chung, các nhân viên trong khách sạn Dân Chủ đều có khả năng giao tiếp ứng xử tốt, đặc biệt là nhân viên ở các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách: lễ tân, bàn...Đây là yêu cầu bắt buộc phải đảm bảo đối với nhân viên làm việc trong khách sạn . Tuy nhiên do lao động trong khách sạn phải chịu nhiều sức ép: sức ép về thời gian, sức ép từ phía khách hàng , để duy trì được khả năng giao tiếp ững xử như khách sạn yêu cầu không phải là điều dễ dàng . Nhân viên khách sạn đã nỗ lực rất nhiều, luôn tự nhắc nhở phải biết cách cân bằng về tâm lý và nâng cao kỹ năng giao tiếp, phát hiện các nhu cầu cá nhân dù là nhỏ nhất để có cách phục vụ phù hợp, bán được nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách , tạo cảm giác thân thiện và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng.
Khách sạn rất quan tâm đến khả năng giao tiếp, ứng xử của nhân viên, luôn khuyến khích các nhân viên của mình giữ thái độ niềm nở, tươi cười đúng mực. Khách sạn tổ chức trao giải cho nhân viên có nụ cười đẹp nhất tháng. Việc bình bầu dựa trên các bức ảnh chụp nhân viên một cách tình cờ trong khi làm việc. Giá trị vật chất của giải thưởng tuy không lớn nhưng có tác dụng khuyến khích tinh thần các nhân viên làm việc tốt hơn, động viên họ nâng cao khả năng giao tiếp ứng xử với khách hàng.
Thực tế, rất nhiều khách sau khi nghỉ tại khách sạn đã có ấn tượng tốt với các nhân viên của khách sạn , họ đã gửi thư khen ngợi phong cách phục vụ và hứa hẹn sẽ quay trở lại.
Có thể nói kĩ năng giao tiếp chỉ là một trong số các yêu cầu đối với nhân viên khách sạn nhưng có ảnh hưởng quan trọng. Nâng cao khả năng giao tiếp , ứng xử của nhân viên tức là nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn . Chính vì thế trong quá trình tuyển chọn, ban quản lý khách sạn Dân Chủ rất quan tâm đến yêu cầu này và thường xuyên kiểm tra, đào tạo đối với các nhân viên, có biện pháp khen thưởng kịp thời cung với biện pháp kỉ luật đối với những hành vi thiếu tôn trọng khách .
Thực trạng công tác quản lý nhân lực:
Hoạch định nguồn nhân lực:
Hàng năm, vào cuộc họp tổng kết cuối năm, bộ phận quản lý nhân lực đưa ra kế hoạch về nhu cầu nhân viên được tiến hành từ dưới lên trên tức là bắt đầu từ các bộ phận làm bản tường trình về tình hình nhân lực của bộ phận hoăc có yêu cầu gì thì nộp báo cáo cho bộ phận nhân lực, thông qua báo cáo đó , ban lãnh đạo xác định số lượng nhân viên hiện có, năng suất lao động trung bình cao hay thấp vì nếu năng suất quá cao, nhân viên phải làm việc quá 8 tiếng thì cần bổ sung thêm người hoặc năng suất như hiện tại là phù hợp thì không cần thay đổi. Ban quản lý nhận định những sự kiện diễn ra trong năm và đưa ra các kế hoạch về nhân lực hợp lý. Tất nhiên là dựa vào cơ cấu dịch vụ để đưa ra kế hoạch tuyển dụng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực, đảm bảo khách sạn có được đúng người, đúng việc vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường. Hàng năm, việc xác định và lập kế hoạch nguồn nhân lực luôn được ban Giám đốc chú ý quan tâm vì sự vững mạnh của khách sạn tuỳ thuộc vào hình thức tổ chức quản lý trong khách sạn , đó là nét đặc thù trong lĩnh vực du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng.
Công tác hoạch định nguồn nhân lực bao gồm:
Phác hoạ công việc:
Khách sạn Dân Chủ đã phác hoạ một bảng công việc chi tiết đầy đủ cho mỗi bộ phận, từng nhân viên. Vì vậy, các bộ phận đều hiểu rõ công việc mình làm, đồng thời phối hợp với các bộ phận khác trong quá trình phục vụ khách tạo nên một thể thống nhất và một quá trình đồng loạt, phối hợp nhịp nhàng trong qui trình phục vụ.
Định mức lao động:
Căn cứ vào số lượng phòng, qui mô dịch vụ, tổng số nhân viên và bảng phác họa công việc trong khách sạn để đánh giá định mức lao động có hợp lý hay không. Hiện nay với tổng số phòng là 56, tổng số lao động là 137 , định mức lao động của khách sạn là 2,44 người /1 phòng. Có thể nói khách sạn có sự dư thừa về nhân lực, số lượng nhân viên phục vụ trên 1 phòng là cao so với các khách sạn cung thứ hạng khác. Với mức lao động như vậy, khi lượng công việc ít thì số lượng nhân viên đông làm cho việc quản lý , phân bố lao động gặp khó khăn, nhất là thời gian không phải mùa vụ. Việc tinh giảm lao động là rất khó bởi vì mọi người ai cũng muốn đi làm, muốn có thu nhập mà khách sạn Dân Chủ là khách sạn Quốc doanh nên việc giảm biên chế rất khó.
Như vậy, xác định định mức lao động là việc làm cần thiết đối với vấn đề quản lý nhân lực. Nó là cơ sở để hoàn thiện các nội dung của bản phác hoạ công việc.
Định mức lao động và bản phác họa công việc có mối quan hệ chặt chẽ, một mặt định mức lao động dựa trên những công việc phác họa, mặt khác định mức lao động hợp lý là công cụ để hoàn thiện công tác quản lý nhân lực hiệu quả, đạt mục tiêu của khách sạn đề ra.
Công tác tuyển dụng nhân lực.
Qui định về tuyển dụng nhân lực tại khách sạn Dân Chủ khá chặt chẽ, nó căn cứ vào các mặt sau:
_ Yêu cầu của công việc tại các bộ phận.
_ Tiêu chuẩn chức danh cần tuyển chọn.
_ Một số yêu cầu khác như: sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh lây nhiễm, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ đối với nhân viên noi chung phải từ bằng B tiếng Anh trở lên, còn đối với lao động phục vụ trực tiếp phải có trình độ tiếng Anh từ C trở lên, và một số đòi hỏi về chuyên môn nghiệp vụ: nếu là nhân viên lễ tân phải có ngoại hình khá, có khả năng giao tiếp tốt.
Về ngoại hình khách đánh giá tốt chỉ đạt 50%. Để khắc phục tình trạng trên, hàng năm khách sạn Dan Chủ nên tuyển thêm lao động theo yêu cầu của từng bộ phận. Tuỳ từng công việc , chức danh để lựa chọn đối tượng cần tuyển là lao động trong khách sạn hay từ bên ngoài. Những người ngoài khách sạn đến xin việc phải nộp hồ sơ để khách sạn lập hội đồng xem xét , đánh giá. Sau khi nghiên cứu hồ sơ sẽ lựa chọn người có khả năng đáp ứng nhu cầu của công việc và tổ chức phỏng vấn trực tiếp để đánh giá chính xác người đó có thực sự có khả năng hay không. Người trúng tuyển sẽ phải qua thời gian thử việc để kiểm tra năng lực và hiệu quả làm việc. Sau thời gian thử việc, người lao động đáp ứng được yêu cầu của công việc sẽ được ký hợp đồng rồi chính thức phân về các bộ phận làm việc. Người này được xếp vào bảng lương của khách sạn và hưởng các chế độ đãi ngộ như các nhân viên khác.
Hiện nay, hầu hết các bộ phận trong khách sạn đều có tình trang thừa nhân lực song lại thiếu những người có đủ trình độ, năng lực tốt để lãnh đạo các phòng ban trong khách sạn . Nhu cầu tuyển người giỏi là cần thiết nhưng có sự cản trở do số lượng nhân viên hiện tại đang dư thừa, hơn nữa khách sạn lại khó có thể cho các lao động trong biên chế có trình độ thấp nghỉ việc. Vì vậy trong những năm qua việc tuyển chọn nhân lực của khách sạn không nhiều mà chỉ ở những bộ phận thực sự cần thiết mới tuyển thêm. Ở bộ phận bàn, bar, buồng chỉ tuyển 2-3 người một năm. Số cần tu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Dân Chủ- Một số kiến nghị hoàn thiện.Doc