Đề tài Thực trạng công tác quản lý tại bảo tàng tỉnh Quảng Ninh

 Gần 50 năm hình thành và phát triển, bảo tàng tỉnh Quảng Ninh đã có cơ sở hạ tầng với trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tốt cho công tác trưng bày, bảo quản hiện vật: bảo tàng có toà nhà xây dựng 4 tầng, diện tích cho phần trình bày và bảo quản hiện vật là 1.500 m2. Ngoài ra, bảo tàng có khu trưng bày ngoài trời. Bảo tàng còn có hệ thống kho, tủ, giá, bệ, bục, hệ thống chiếu sáng.

 Dù chỉ là một bảo tàng của tỉnh nhưng bảo tàng đã sưu tập được rất nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học trong đó có nhiều hiện vật thuộc loại quý giá: Bộ xuơng cá voi ( một trong những bộ xuơng cá voi lớn nhất Đông Nam á ), trống đồng Đông Sơn, ngôi mộ thuyền cùng các hiện vật bên trong. Bảo tàng đã trở thành một địa chỉ văn hoá luu giữ các hiện vật nhằm giới thiệu với du khách thăm quan về Quảng Ninh và phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử.

 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của bảo tàng đã đựơc hoàn thiện, hợp lý với đội ngũ cán bộ, công nhân viên đuợc qua đáo tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt đội ngũ cán bộ làm ở bộ phận công tác trung bày, tuyên truyền và giới thiệu của bảo tàng đều đuợc tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bảo tồn - bảo tàng, kiến thức chuyên môn vững lại cón rất trẻ tuổi nên nhiệt tình, năng nổ.

 Hoạt động của bảo tàng rất phong phú, trên các lĩnh vực:

 Hoạt động bảo tồn di tích: Giúp cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh hoàn thành hồ sơ di tích để đè nghị Nhà núơc xếp hạng hạng. Bảo tàng tiến hành kiểm kê khoa học, lập hồ sơ di tích, vận động nhân dân cùng nhà nuớc đóng góp công, của tu sửa, tôn tạo, chống xuống cấp cho các di tích.

 Công tác nghiên cứu, biên soạn, suu tầm hiện vật: Bảo tàng đã suu tập đuợc nhiều hiện vật có giá trị để phục vụ cho công tác nghiên cứu, trung bày trong bảo tàng nhu: bộ xuơng cá voi, đôi ngà voi, trống đồng Đông Sơn, súng thần công, đồ gốm sứ, tiền cổ.Các hiện vật gốm sứ thời Lý - Trần và những đồng tiền cổ trục vớt đuợc tại Vân Đồn, khẩu súng thần công đặt trên tàu chiến Pháp trục vớt đuợc tại cảng tàu du lịch Hòn Gai, khẩu súng thần công đặt trên tàu của quân đội nhà Nguyễn trục vớt đuợc tại Vân Đồn.tất cả đã chứng tỏ vị trí trọng yếu từ lâu đời của Quảng Ninh. Bên cạnh đó, bảo tàng còn góp phần vào công tác biên soạn sách Địa chí Quảng Ninh.

 Công tác trung bày, tuyên truyền: Bảo tàng đã duy trì và không ngừng nâng cao nội dung trung bày để đón khách thăm quan. Hàng năm, bảo tàng tổ chức mở cửa các phòng trng bày chuyên đề, nhất là vào dịp các ngày kỉ niệm lịch sử, ngày lễ trọng đại của đất nuớc và của Quảng Ninh ( ngày Vùng mỏ bất khuất, dịp sinh nhật Bác, kỉ niệm lễ Quốc Khánh, Tết Nguyên Đán.). Ví dụ: Ngày 11/9/ 2007 , bảo tàng Quảng Ninh tổ chức triển lãm nhân kỉ niệm 70 năm truyền thống công nhân vùng mỏ - truyền thống ngành Than. Triển lãm giới thiệu với công chúng gần 600 hình ảnh, hiện vật là những công cụ khai thác thô sơ, vũ khí chính trị đàn áp boc lột từ thời kỳ Pháp thuộc, những ngày đầu khai mỏ tới năm giải phóng, tiếp quản vùng mỏ và sự đổi mới của ngành Than hiện nay.

 

doc15 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 5290 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý tại bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Cùng với xu thế phát triển chung của thời đại, Việt Nam đón nhận những thời cơ và thách thức mới cho sự phát triển, diện mạo đất nước được thay đổi. Trước bước phát triển vũ bão của kinh tế, Đảng và Nhà nước ta xác định tư tưởng kiên định đi theo con đường CNXH. Vì vậy, văn hoá được xác định là nền tảng tinh thần, là động lực cho kinh tế phát triển. Chủ trương xã hội hoá cùng với Luật Di sản ra đời năm 2001 là bước đà cho ngành bảo tồn - bảo tàng hoạt động mạnh mẽ hơn. ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện những bảo tàng tư nhân, vấn đề quản lý cổ vật cũng còn nhiều bất cập. Đã đến lúc hệ thống bảo tàng của Nhà nước phải thể hiện vai trò chính, vai trò chủ đạo của mình trước xu thế phát triển chung nền kinh tế thị trường. Vì vậy, các nhà quản lý bảo tàng cần sớm có những biện pháp để phát huy hơn nữa hoạt động của bảo tàng. Quảng Ninh là một tỉnh có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch và ngành du lịch cũng đã phát triển mạnh. Tuy nhiên để tạo thêm sự thu hút, hấp dẫn với khách du lịch thì cần có sự tham gia hoạt động của nhiều lĩnh vực trong đó có sự góp công của ngành bảo tồn – bảo tàng. Hiện nay, Quảng Ninh cũng đã xuất hiện bảo tàng Hoàng Gia ( nằm trong khuôn viên khu du lịch Hoàng Gia ). Đây chính là hình thái bảo tàng tư nhân đầu tiên của nước ta. Bảo tàng Quảng Ninh phải đóng vai trò định hướng cho hoạt động cả ngành bảo tồn – bảo tàng trên toàn tỉnh. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch tỉnh Quảng Ninh, em đa đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động quản lý của bảo tàng Quảng Ninh và em chọn đề tài “ Thực trạng công tác quản lý tại bảo tàng tỉnh Quảng Ninh ” làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình. Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động bảo tàng. 1.1. Khái niệm bảo tàng. Ngày 12/7/2001, Luật Di sản văn hoá ra đời cùng với chủ trương xã hội hoá là bước đà cho ngành bảo tồn - bảo tàng hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có khá nhiều những định nghĩa về khái niệm bảo tàng. Theo điều 47 của Luật Di sản văn hoá nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì : " Bảo tàng là nơi bảo quản, trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân ". Định nghĩa của ICOM xác định: " Bảo tàng là một tổ chức không có lợi nhuận, tồn tại lâu dài để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, mở rộng đón công chúng. Bảo tàng thu nhận, bảo quản, nghiên cứu trưng bày và tuyên truyền nhằm mục đích giáo dục và thưởng thức. Bảo tàng là một bằng chứng vật chất xác thực về con người và môi trường xung quanh con người." ( Trích từ cuốn Cơ sở bảo tàng - Bảo tàng Cách mạng Việt Nam dịch và phát hành năm 2000 ). Theo cuốn " Cẩm nang bảo tàng " do Bảo tàng Cách mạng Việt Nam dịch và phát hành năm 2001 định nghĩa :" Bảo tàng là cơ quan được uỷ thác gìn giữ các tài sản của con người và vì lợi ích trong tương lai của loài người. Gía trị của nó là ở sự phục vụ xứng đáng cho đời sống cảm xúc và tinh thần của loài người". Cũng theo Điều 47 của Luật Di sản văn hoá đã chia bảo tàng của Việt Nam thành: Bảo tàng quốc gia là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu trong cả nước. Bảo tàng chuyên ngành là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu về một chuyên ngành. Bảo tàng cấp tỉnh là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu của địa phương. Bảo tàng tư nhân là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bảo tàng. * Chức năng của bảo tàng: Như chúng ta đã biết, thế kỷ XXI là thế kỷ của tri thức và thông tin cho nên các bảo tàng đã trở thành thiết chế văn hoá đặc thù có vai trò mở đường cho sự hiểu biết về quá khứ của dân tộc, của các địa phương, về lối sống, nếp sống, phong tục, tập quán và truyền thống của các vùng, miền văn hoá của đất nước. Do đó chức năng của bảo tàng không thể chỉ hạn chế ở các hoạt động nghiên cứu và giáo dục khoa học. Từ nhận thức như vậy, nguời ta đã đưa ra nhiều chức năng mới tuỳ thuộc vào từng loại hình bảo tàng và hoàn cảnh lịch sử, văn hoá của từng quốc gia riêng biệt. Bảo tàng phải là một trung tâm thông tin hàm chứa những lượng thông tin nguyên gốc, chính xác và phong phú đồng thời lại dễ tiếp cận, khai thác và được nhận thức bằng các phương tiện trực quan sinh động. Bảo tàng là nơi giải trí tích cực, chơi mà học, vừa học lại vừa chơi, vui chơi nhưng lại dung dưỡng tinh thần. Bởi vậy chúng ta phải tạo điều kiện cho công chúng được chủ động, sáng tạo tham gia vào trong quá trình giáo dục. Bảo tàng không giáo dục, giảng dạy và thuyết trình mà chỉ hướng dẫn công chúng cách tiếp cận và khai thác lượng thông tin có giá trị do cán bộ khoa học của bảo tàng đã phát hiện từ kho tàng di sản văn hoá quý giá đang lưu giữ trong kho bảo tàng và phần trưng bày bảo tàng. Mục đích là để công chúng tự rút ra kết luận, tự có cách lý giải riêng trước mỗi hiện tượng tự nhiên, xã hội và do đó nội dung các chủ đề trưng bày sẽ dễ thấm, dễ đi vào lòng người và được nhớ lâu hơn. Bảo tàng là một dạng " học đường đặc biệt " hướng vào thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Vì thế bảo tàng cũng cần có góc khám phá phát hiện, có chủ đề trưng bày và chương trình phục vụ riêng cho học sinh và sinh viên. * - Nhiệm vụ và quyền hạn của bảo tàng: Điều 48 của Luật Di sản văn hoá ban hành năm 2001 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của bảo tàng như sau: 1. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập. 2. Nghiên cứu khoa học về di sản văn hoá. 3. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ lợi ích của toàn xã hội. 4. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ. 5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật. 6.Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật 7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chương 2 giới thiệu về bảo tàng tỉnh quảng ninh. 2.1. Lịch sử hình thành bảo tàng tỉnh Quảng Ninh. Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh được thành lập năm 1960 với tên gọi lúc đầu là Bảo tàng Lịch sử và cách mạng khu Hồng Quảng, đặt tại số nhà 5B, Cầu Cao, thị xã Hòn Gai. Đến năm 1964, khu Hồng Quảng hợp nhất với tỉnh Hải Ninh lấy tên là tỉnh Quảng Ninh thì bảo tảng tỉnh này cũng đổi tên thành Bảo tảng tỉnh Quảng Ninh từ đó. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, toàn bộ tư liệu, hiện vật của bảo tàng được đưa đi sơ tán, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong khi đó, ngôi nhà số 5B, Cầu Cao bị bom phá huỷ hoàn toàn. Năm 1990, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định lấy trụ sở Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh để làm bảo tàng tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, bảo tàng tỉnh Quảng Ninh có địa chỉ số 165, đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trải qua gần 50 năm hoạt động, bảo tàng Quảng Ninh đã và đang trở thành một địa điểm thu hút khách tham quan trong và ngoài nước mỗi khi đến Hạ Long. 2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của bảo tàng tỉnh Quảng Ninh. Gần 50 năm hoạt động, bảo tàng tỉnh Quảng Ninh đã có cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý hoàn chỉnh, gồm có: Ban Giám đốc, Hội đồng tư vấn khoa học, Phòng nghiên cứu sưu tầm, Phòng bảo tàng, Phòng bảo tồn di tích, Phòng hành chính quản trị. Hội đồng tư vấn khoa học có vai trò như một bộ phận tư vấn cho Ban Giám đốc các vấn đề chuyên môn khoa học. Riêng Phòng bảo tảng có 2 bộ phận: Trưng bày tuyên truyền và Kiểm kê bảo quản. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công nhân viên của bảo tàng lên tới 30 người, với chuyên môn vững vàng vì đều qua đào tạo đại học, cao đẳng. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của bảo tàng tỉnh Quảng Ninh được thể hiện qua sơ đồ sau: 2.3. Mô tả bảo tàng tỉnh Quảng Ninh. Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh là bảo tàng của tỉnh, lưu giữ những hiện vật, cổ vật nhằm giới thiệu về lịch sử, đặc điểm của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, bảo tàng tỉnh Quảng Ninh mang tính chất như một bảo tàng tổng hợp. Hiện nay, bảo tàng đã sưu tập, bảo quản hơn 30.000 hiện vật với rất nhiều bộ sưu tập quý. Diện tích sử dụng để trưng bày và kho bảo quản hiện vật trên 1.500 m2. Ngoài ra còn có khu trưng bày ngoài trời, vuờn hoa, cây xanh. Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh được xây dựng 4 tầng, trưng bày theo đúng công năng của bảo tàng. Trong hệ thống trưng bày của bảo tàng nổi bật lên đó là trình bày về tiến trình phát triển theo chiều dài lịch sử của tỉnh Quảng Ninh và đuợc chia theo các tầng như sau: Tầng 1. Phòng 1: Trưng bày bộ xương cá voi và nghề đánh bắt cá của Quảng Ninh Hiện vật trưng bày: Bộ xương cá voi lớn nhất miền bắc của chính con cá voi chết trôi vào bãi biển Cô Tô. Thân thể 1 con rùa đã được xử lý xác, bảo toàn nguyên vẹn. Các dụng cụ của nghề đánh bắt cá của Quảng Ninh ( thuyền nan, lờ, đó, đăng, đụp...). Phòng 2: Trưng bày các hiện vật mà bảo tàng sưu tập được. Hiện vật trưng bày: Đôi ngà voi do hải quan của khẩu Móng Cái thu giữ đuợc. Trống đồng Đông Sơn. Tượng Chăm. Đồ gốm sứ. Tầng 2. Phòng 1: Quảng Ninh thời tiền sử và sơ sử. 1. Nền văn hoá Hạ Long phát triển trong thời kỳ đồ đá mới. Hiện vật trưng bày: Di cốt cổ nhân hang Soi Nhụ. Mô hình mô phỏng cuộc sống nguơì Việt cổ trong hang đá. Những đồ trang sức được làm từ vỏ ốc... 2. Nền văn hoá Hạ Long ( cơ tầng văn hoá biển ). Giai đoạn sớm: 5.000 - 4.000 năm. Giai đoạn muộn: 4.000 - 3.500 năm. Hiện vật trưng bày: Công cụ đặc trưng - rìu đã có vai có nấc, bàn mài, đồ gốm, đồ trang sức. 3. Thời đại kim khí. Hiện vật trưng bày: Trống đồng Đông Sơn. Công cụ đồ đá, đồ gốm. Công cụ binh khí bằng đồng ( mũi tên, mũi dao...) Ngôi mộ thuyền trong đó có các hiện vật bằng đồng ( thạp đồng, rìu đồng...) Phòng 2: Kỷ nguyên Đại Việt. Hiện vật trưng bày giới thiệu chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 trên sông Bạch Đằng như tranh minh hoạ, cọc trên sông Bạch Đằng... Đồ gốm thời Lý - Trần tìm thấy tại thương cảng Vân Đồn đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế nước ta. Mô hình vùng núi Yên Tử, nơi vua Trần Thánh Tông đã sáng tạo ra thiền phái trúc lâm Yên Tử. Những bức tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao, Sán Rìu mà bảo tàng Quảng Ninh sưu tập được. Tầng 3. Phòng 1: Quảng Ninh thời kỳ Pháp đô hộ. 1. Tội ác của thực dân Pháp. Hiện vật trưng bày: Những tấm bảng tên các công ty than của Pháp. ảnh chụp ghi lại hình ảnh cuộc sống cơ cực của những người phu mỏ Căn nhà lụp xụp bằng phên tre của người phu mỏ. Những công cụ đàn áp của thực dân Pháp. Loại tiền riêng của giới chủ mỏ trả cho nguời phu mỏ. Những tấm bảng sắt làm bia mộ cho người phu mỏ. 2. Phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Ninh chống thực dân Pháp. Hiện vật trưng bày: Tờ báo " Than " - tờ báo đầu tiên của vùng mỏ. Hình ảnh cờ đỏ búa liềm tung bay trên núi Bài Thơ 1/5/1930. Hình ảnh những chiến sỹ cách mạng vùng mỏ ( Vũ Văn Hiếu, Đào Lộc...). Phòng 2: Quảng Ninh trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ. Hiện vật trưng bày: Bảng thành tích bắn rơi máy bay Mỹ của nhân dân Quảng Ninh. Cờ khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vỏ xác máy bay Mỹ. Các trang thiết bị rất thô sơ của nhân dân vùng mỏ dùng để đánh Mỹ. Những trang thiết bị của phi công Mỹ bị tịch thu khi máy bay bị bắn hạ. Tầng 4. Phòng 1: Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới. Hiện vật trưng bày: Hình ảnh tư liệu ghi lại các bước phát triển của Quảng Ninh. Mô hình cầu Bãi Cháy. Mô hình đài tuởng niệm liệt sỹ của thành phố Hạ Long. Phòng 2: Quảng Ninh với Bác Hồ. Trưng bày những hiện vật ghi lại 6 lần Bác Hồ về thăm Quảng Ninh trong những năm từ 1960 - 1966. Gồm có: Những hình ảnh chụp Bác Hồ với nhân dân Quảng Ninh, chiếc giường mây Bác nằm, bộ bàn ghế Bác ngồi làm việc, bộ quần áo kaki giản dị và đôi dép cao su Bác đã từng đi... Toàn bộ hiện vật trưng bày tại bảo tàng tỉnh Quảng Ninh toát lên tư tưởng chủ đề: quá trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, khu trưng bày ngoài trời còn trưng bày rất nhiều các hiện vật như: khẩu đại bác cổ đã từng được để trên tàu của hải quân nhà Nguyễn, khẩu đại bác cổ trên tàu chiến của hải quân Pháp được nhân dân phát hiện được và bảo tàng tiến hành trục vớt tại càng tàu du lịch Bãi Cháy và Vân Đồn...Ngoài ra cón có một số những tượng tạc nghệ thuật bằng chất liệ than đá của những người nghệ sỹ vùng mỏ... cHưƠNG 3 hIệN TRạNG CÔNG TáC quản lý tại bảo tàng tỉnh quảng ninh. Quảng Ninh là một tỉnh có lịch sử phát triển khá lâu đời, ghi dấu với 3.1. Những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý tại bảo tàng tỉnh Quảng Ninh. Gần 50 năm hình thành và phát triển, bảo tàng tỉnh Quảng Ninh đã có cơ sở hạ tầng với trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tốt cho công tác trưng bày, bảo quản hiện vật: bảo tàng có toà nhà xây dựng 4 tầng, diện tích cho phần trình bày và bảo quản hiện vật là 1.500 m2. Ngoài ra, bảo tàng có khu trưng bày ngoài trời. Bảo tàng còn có hệ thống kho, tủ, giá, bệ, bục, hệ thống chiếu sáng... Dù chỉ là một bảo tàng của tỉnh nhưng bảo tàng đã sưu tập được rất nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học trong đó có nhiều hiện vật thuộc loại quý giá: Bộ xuơng cá voi ( một trong những bộ xuơng cá voi lớn nhất Đông Nam á ), trống đồng Đông Sơn, ngôi mộ thuyền cùng các hiện vật bên trong... Bảo tàng đã trở thành một địa chỉ văn hoá luu giữ các hiện vật nhằm giới thiệu với du khách thăm quan về Quảng Ninh và phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của bảo tàng đã đựơc hoàn thiện, hợp lý với đội ngũ cán bộ, công nhân viên đuợc qua đáo tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt đội ngũ cán bộ làm ở bộ phận công tác trung bày, tuyên truyền và giới thiệu của bảo tàng đều đuợc tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bảo tồn - bảo tàng, kiến thức chuyên môn vững lại cón rất trẻ tuổi nên nhiệt tình, năng nổ. Hoạt động của bảo tàng rất phong phú, trên các lĩnh vực: Hoạt động bảo tồn di tích: Giúp cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh hoàn thành hồ sơ di tích để đè nghị Nhà núơc xếp hạng hạng. Bảo tàng tiến hành kiểm kê khoa học, lập hồ sơ di tích, vận động nhân dân cùng nhà nuớc đóng góp công, của tu sửa, tôn tạo, chống xuống cấp cho các di tích. Công tác nghiên cứu, biên soạn, suu tầm hiện vật: Bảo tàng đã suu tập đuợc nhiều hiện vật có giá trị để phục vụ cho công tác nghiên cứu, trung bày trong bảo tàng nhu: bộ xuơng cá voi, đôi ngà voi, trống đồng Đông Sơn, súng thần công, đồ gốm sứ, tiền cổ...Các hiện vật gốm sứ thời Lý - Trần và những đồng tiền cổ trục vớt đuợc tại Vân Đồn, khẩu súng thần công đặt trên tàu chiến Pháp trục vớt đuợc tại cảng tàu du lịch Hòn Gai, khẩu súng thần công đặt trên tàu của quân đội nhà Nguyễn trục vớt đuợc tại Vân Đồn...tất cả đã chứng tỏ vị trí trọng yếu từ lâu đời của Quảng Ninh. Bên cạnh đó, bảo tàng còn góp phần vào công tác biên soạn sách Địa chí Quảng Ninh. Công tác trung bày, tuyên truyền: Bảo tàng đã duy trì và không ngừng nâng cao nội dung trung bày để đón khách thăm quan. Hàng năm, bảo tàng tổ chức mở cửa các phòng trng bày chuyên đề, nhất là vào dịp các ngày kỉ niệm lịch sử, ngày lễ trọng đại của đất nuớc và của Quảng Ninh ( ngày Vùng mỏ bất khuất, dịp sinh nhật Bác, kỉ niệm lễ Quốc Khánh, Tết Nguyên Đán...). Ví dụ: Ngày 11/9/ 2007 , bảo tàng Quảng Ninh tổ chức triển lãm nhân kỉ niệm 70 năm truyền thống công nhân vùng mỏ - truyền thống ngành Than. Triển lãm giới thiệu với công chúng gần 600 hình ảnh, hiện vật là những công cụ khai thác thô sơ, vũ khí chính trị đàn áp boc lột từ thời kỳ Pháp thuộc, những ngày đầu khai mỏ tới năm giải phóng, tiếp quản vùng mỏ và sự đổi mới của ngành Than hiện nay. 3.1. Những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tại bảo tàng tỉnh Quảng Ninh. Bảo tàng Quảng Ninh nằm ngay đuờng quốc lộ 18A, ngay khu trung tâm thành phố Hạ Long nhung con đuờng này đang trong quá trình tu sửa. Không những thế lại luôn có xe cộ qua lai, hầu hết là xe chở đất, chở than chạy qua gây bụi bặm, ồn ào và trở ngại cho việc đi lại. Cơ sở vật chất của bảo tàng chua đồng bộ: cổng vào làm quá nhỏ; hàng rào đã qua cũ, nham nhở. Chúng đã quá xuống cấp vì đựơc xây dựng từ lâu. Bảo tàng mới có nhà để xe cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại bảo tàng, còn chua có nhà để xe riêng cho khách thăm quan. Khách thăm quan đến bảo tàng phải để xe chung với nhân viên, quá chật hẹp, không đủ chỗ để. Khuôn viên phía truớc của bảo tàng quá hẹp, trong khi đó khuôn viên phía sau lại rất rộng, không sử dụng hết. Chính vì vậy cảnh quan bên ngoài của bảo tàng rất không hợp lý Đến nay với hệ thống các hiện vật đang ngày càng phong phú, đa dạng thì quy mô và diện tích sử dụng cho trung bày và bảo quản không còn đủ đáp ứng. Vì vậy đã gây ra hiện tuợng các hiện vật trung bày không đúng chỗ, dễ gây hiểu lầm cho khách thăm quan. Ví dụ: Bộ xuơng cá voi rất đồ sộ lại chỉ đuợc trung bày trong phòng 1, tầng 1 quá nhỏ hẹp, không những thế lại bị trung bày cùng các hiện vật của ngành đánh bắt cá. Điều này gây phản cảm đối với việc trng bày, lại dễ gây hiểu lầm. Vì vậy đã từng có du khách hiểu lầm là ở Quảng Ninh có nghề săn cá voi. Hay tại tầng 2, phòng 2, bên cạnh mô hình danh thắng núi non Yên Tử đánh dấu một thời kỳ hung thình, nơi ra đời của thiền phái Trúc Lâm lại treo trên tuờng những bức trang thờ của đồng bào dân tộc Dao, Sán Dìu... làm hỏng về nội dung trung bày về kỷ nguyên Đại Việt của bảo tàng. Kiến trúc của bảo tàng qua thời gian hoạt động đã bộc lộ những điểm bất hợp lý: không chỉ là quá nhỏ không đủ diện tích trng bày, bảo quản; bảo tàng không có chỗ đón khách, chờ sắp xếp đoàn để huớng dẫn thăm quan; cầu thang và các phòng bố trí rối rắm; cửa các phòng trung bày từ tầng 2 trở lên lại mở phía Đông nên buổi sánh bị nắng rọi trực tiếp vào tận phòng trung bày; khuôn viên đằng truớc của bảo tàng không có, trong khi khuôn viên dằng sau lại quá rộng, không sử dụng hết... Hoạt động giới thiệu về bảo tàng cùng các hiện vật chua thật hấp dẫn. Đến nay, bảo tàng chua có website giới thiệu, các tờ rơi đuợc làm nhung chỉ để phát cho khách khi họ đã tới thăm quan bảo tàng. Kết luận Theo xu thế phát triển chung của thời đại, công tác quản lý của ngành bảo tồn - bảo tàng cũng phải phát triển cho phù hợp. Bảo tàng cũng đứng trước lựa chọn phải xã hội hoá, tự thu chi phục vụ cho hoạt động. Vì vậy, bảo tàng và các cán bộ quản lý trong cơ quan phải nhanh chóng thay đổi tư duy và phong cách làm việc để bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ, bảo quản hiện vật mà phải trở thành điểm thăm quan du lịch, học tập lịch sử hấp dẫn của người dân. Riêng với bảo tàng Quảng Ninh, do đặc thù là nằm trong một tỉnh có ngành du lịch phát triển mạnh, được coi là ngành mũi nhọn của kinh tế tỉnh thì bảo tàng Quảng Ninh càng phải nâng cao chất lượng hoạt động và phục vụ nhằm tăng tính hấp dẫn và tiềm năng của ngành du lịch.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC-7.doc
Tài liệu liên quan