MỤC LỤC
Phần I: những vấn đề lý luận chung về quản lý ngân sách xã
I.Khái niêm ,vị trí vai trò của ngân sách xãc
1. Khái niệm
2. Vị trí
3. Nội dung thu ngân sách xã theo quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của tỉnh thái bình cho ngân sách xã
4. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của HĐND, UBND
5. Yêu cầu quản lý thu, chi ngân sách xã
6 . Những quy định cụ thể
Phần II. Thực trạng về công tác quản lý tài chính ngân sách tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng Thái Bình giai đoạn 2005 - 2007
I. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của xã Đông Lĩnh -Đông Hưng Thái Bình
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2. Đặc điểm kinh tế xã hội
II. Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách xã tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình giai đoạn 2005-2007
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy
2. Nguôn thu hiện tại của xã
3. Kết quả thu ngân sách xã 2005-2007
4. Phân tích kết quả thực trạng thu ngân sách xã
Phần III. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách xã và nuôi dưỡng khai thác nguồn thu tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình giai đoạn 2007-2010
I. Mục tiêu phát triển của xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái bình giai đoạn 2007-2010
II. Các giải pháp cụ thể
1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách xã theo luật ngân sách nhà nước
2. Giải pháp để phát triển nguồn thu ngân sách xã
61 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5763 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý tài chính ngân sách xã và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính ngân sách xã và phát triển nguồn thu tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng nguyên nhân là do điều chỉnh giá theo từng năm theo QĐ của UBND tỉnh đây là khoản thu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong khoản thu 100% của xã Từ đây ta tìm hiểu được thực trạng của quá trình quản lý và sử dụng, trước tiên muốn tìm hiểu được thực trạng của nguồn thu này ta phải hiểu muốn tăng từ thu quỹ đất 5% vào tổng thu NSX thì ta phải làm tăng giá trị của một diện tích đất canh tác để từ đó xây dựng định mức thu sao cho phù hợp.
Trong những năm qua Đông Lĩnh đã và đang đổi mới phương thức quản lý NSX làm tăng nguồn thu và đặc biệt là nguồn thu từ quỹ đất 5%. Những năm gần đây đã và đang cố gắng khai thác triệt để nguồn thu này và đạt đựoc kết quả đáng khích lệ. Xã đã có những giải pháp và hướng đi thích hợp như ngay từ đầu năm xã đã rà soát lại các hợp đồng giao khoán, thực hiện kiểm kê lại ruộng đất, ao hồ mời thầu công khai và kí hợp đồng cho thầu từng năm hoạc tối đa là 5 năm cho các hộ cá nhân và những người có nhu cầu thầu khoán các diện tích đất đai ao hồ, vùng trũng chân tre .
*Thực trạng thứ nhất:
Diện tích quỹ đất 5% ngày càng giảm do tổng diện tích nông nghiệp giảm, nguyên nhân là do xã đã quy hoạch bán đất theo chương trình “đổi đất lấy công trình” của UBND tỉnh và quy hoạch vùng thuỷ sản 40 ha được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Biểu 06 :
Diện tích quỹ đất 5% qua 3 năm 2005-2007:
(ĐVT: Ha )
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng diện tích
16,2
15,5
13,0
Đất hạng 1
0
0
0
Đất hạng 2
1.0
1.0
1.0
Đất hạng 3
2.0
2.0
1.5
Đất hạng 4
5.2
4.5
2.5
Đất hạng 5
0
0
0
Đất hạng 6
8.0
8.0
8.0
Biểu 07
Tổng diện tích quỹ đất 5% qua 3 năm
Quỹ đất 5% của xã cũng nằm trong tình trạng chung của nhiều xã trong huyện, diện tích này rải rác trên 5 thôn rất manh mún và phân bổ không đều :
Thôn Đông an chiếm 6% diện tích
Thôn Xuân Phong chiếm 9%diện tích
Thôn Vạn Toàn chiếm 13% diện tích
Thôn Tân Phương chiếm 66.7%diện tích
Thôn Vạn Minh 5,3% diện tích
Diện tích này phân bổ không đều, gây trở ngại lớn cho công tác quản lý. Mặt khác quỹ đất 5% của Đông Lĩnh còn có thực trạng là chất đất ở từng nơi khác nhau, chỗ đất tốt, chỗ đất xấu, đất cát đất khó canh tác làm giảm giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Có tác động tiêu cực tới nguồn thu ngân sách của xã, làm giảm tỷ trọng thu từ quỹ đất công ích 5% trên tổng thu NSX được hưởng 100%.
*Thực trạng thứ hai:
Từ thực trạng đất manh mún chất đất kém gây khó khăn cho công tác giao nhận giữa chính quyền xã với các hộ nông dân. Do diện tích đất manh mún nằm rải rác giữa các thôn làm cho các hộ không muốn nhận vì quá ít diên tích để giao, chính vì vậy làm nguồn thu từ đây giảm nghiêm trọng làm thất thoát nguồn thu và dẫn đến không có định mức thu cụ thể.
*Thực trạng thứ ba :
Những loại cây trồng có giá trị đã được đưa vào thâm canh như cây đậu tương , cây ngô cây ,rất thích hợp với vùng đất cao của thôn Xuân Phong nhưng diện tích còn hạn chế, làm giảm nguồn thu cho người dân cũng như làm ảnh hưởng lớn tới tổng thu NSX. Mặt khác Đông Lĩnh chưa hình thành được vùng chuyên canh để sản xuất được những loài cây có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu của địa phương cũng như xuất khẩu .
Vùng đất bãi thuộc thôn Tân phương đang chuyển đổi một phần sang trồng măng bát độ ,điềm trúc đã cho sản phẩm nhưng chưa có thị trường tiêu thụ lớn chủ yếu là cung cấp nhỏ lẻ dẫn đến sản phẩm bị hư hỏng, không có giá trị kinh tế cao
*Thực trạng thứ tư:
Nhận thức về chuyển đổi cây trồng của một bộ phận nông dân còn nhiều hạn chế người dân vẫn giữ lối canh tác cũ, đại bộ phận người dân chưa thấy hết được ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi. Sự nhận thức còn hạn chế đây cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến việc đưa cây con giống mới vào sản xuất, tăng năng xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác, không phát huy được tiềm năng của đất và từ đây cũng bộc lộ những yếu kém trong công tác quản lý của đội ngũ cán bộ xã là chưa tuyên truyền sâu rộng các hình thức như: Trên loa truyền thanh, mở lớp tập huấn cho nông dân ... nhằm mục đích giúp họ có thể thấy rõ ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, để nâng cao hiệu quả và giá trị sử dụng đất là điều kiện cần để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.
*Thực trạng thứ năm :
Đó là giá cả, vật tư, phân bón ...phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cao. Chính vì những khó khăn trên mà định mức thu rất thấp ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền xã.
*Thực trạng thứ sáu:
Số hộ tham gia đấu thầu và khoán thầu quỹ đất công ích qua 3 năm đã giảm đáng kể. Qua bảng sau ta thấy rõ được điều này .
Biểu 08
Tình hình các hộ tham gia đấu thầu
quỹ đất công ích 5% qua 3 năm 2005-2007:
( ĐVT: Hộ)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số
150
145
133
Thôn đông An
20
16
14
Thôn Xuân Phong
28
27
25
Thôn Vạn Toàn
35
35
30
Thôn Tân Phương
50
50
49
Thôn Vạn Minh
17
17
15
Qua biểu trên ta nhận thấy số hộ tham gia đấu thầu qua các năm có sự giảm đi rõ rệt. Năm 2005 là 150 hộ, năm 2006 là 145 hộ và đến năm 2007 là 133 hộ. Vậy từ đâu mà có sự giảm đi như vậy? Có sự giảm đi như vậy là do thực trạng đất manh mún, chất đất kém gây khó khăn cho công tác giao nhận giữa chính quyền xã với các hộ nông dân, do diện tích đất manh mún nằm rải rác trên tất cả các thôn làm cho các hộ không muốn nhận vì quá ít diện tích để giao.
Xã phải quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản tại 03 thôn Xuân phong -Đông An và Tân Phương Chính vì vậy số hộ tham gia đấu thầu đã giảm đi qua các năm.
Kết luận : Thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất 5% của Đông Lĩnh : Trong những năm qua tuy đã có những chuyển biến tích cực song bên cạnh đó còn nhiều tồn tại như đã nêu ở trên. Yêu cầu những năm tới Đông Lĩnh cần phải có những đổi mới nhất là trong công tác quản lý, cũng như việc quy hoạch sử dụng quỹ đất 5% sao cho hiệu quả, nâng cao giá trị sử dụng đất.
*3.2 Thuế mônbài
Biểu số 09
BIỂU TỔNG HỢP SỐ HỘ NỘP THUẾ MÔN BÀI QUA CÁC NĂM NHƯ SAU:
ĐVT : hộ
Bậc
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng
12
15
18
1
0
0
0
2
0
0
0
3
0
0
0
4
0
0
0
5
8
8
8
6
4
7
10
Biểu 10
Nhìn vào bảng tổng hợp số hộ nộp thuế môn bài qua các năm ta thấy số hộ kinh doanh đã tăng lên qua các năm , đây là một dấu hiệu tốt đối với sự phát triển kinh tế của xã cũng như đối với ngân sách xã
Đánh giá kết quả thu thuế môn bài
Qua số liệu của nguồn thu từ thuế môn bài của các hộ kinh doanh ta thấy mức thu năm 2005 thu được là 1.700.000đ đạt 121.4% so với dự toán đề ra , để đạt được kết quả này do xã đã tổ chức quán triệt tốt trước các hộ kinh doanh và mức phòng thuế huyện giao đã phù hợp sát với thực tế , cán bộ thuế đã có biện pháp đôn đốc kịp thời tuyên truyền vận động để các hộ kinh doanh hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trong việc nộp thuế cho Nhà nước .
Số thu năm 2006 thu 1.900.000 đạt 135,7% năm 2007 thu 1.950.000 (đ) đạt 139.2 % do đánh giá của cán bộ thuế về thực tế thu nhập của các hộ kinh doanh ,bên cạnh đó là việc đôn đốc kịp thời tuyên truyền giáo dục để các hộ kinh doanh hiểu được vấn đề nộp thuế là nghĩa vụ của các hộ kinh doanh . Đặc biệt cán bộ thu thuế đã tổ chức họp các hộ kinh doanh vào cuối năm để thông báo tình hình đánh giá của cán bộ thuế và giao cho các hộ tự nhận mức thu nhập bình quân của các hộ trong cả năm trên cơ sở đánh giá của cán bộ thuế
Biểu 11
Kết quả thu thuế môn bài
1.700
1.900
1.950
1000
500
0
2000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nhìn vào biểu đồ ta thấy xu hướng vận động của nguồn thu thuế môn bài theo hướng tăng dần năm sau cao hơn năm trước
Qua số liệu về nguồn thu từ thuế môn bài ta thấy xu hướng vận động ngày một tăng của nguồn thu này . Ngày nay khi đất nước đang phát triển theo cơ chế thị trường thì nhu cầu tiêu dùng ngày một đa dạng về hình thức cũng như về chất lượng vì vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung cũng như của người dân trong xã nói riêng thì xã cần tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh phát triển bằng cách tăng mức độ đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, khuyến khích một số hộ ra kinh doanh những mặt hàng dịch vụ mới,
*3.3 Thu phí, lệ phí
Bảng kết quả thu phí ,lệ phí
Chỉ tiêu
Năm 2005
năm 2006
năm 2007
Thu phí lệ phí
1.060
1.625
2.500
Biểu 11
Đánh giá kết quả thu phí và lệ phí
Nhìn vào số liệu trên ta thấy nguồn thu từ phí, lệ phí , ngân sách xã Đông Lĩnh đã đạt được mức thu theo dự toán đề ra và tăng dần giữa các năm
Năm 2005 thu được 1.060 đồng đạt 35.3% so với dự toán,
Năm 2006 thu được 1.625 đồng đạt 54.2% so với dự toán
- Năm 2007 thu được 2.500.000 đồng đạt 62.5% so với dự toán. Nguyên nhân thu vượt dự toán là do nhu cầu chứng thu của nhân dân tăng lên , cán bộ làm chứng thu đã thu triệt để không để thất thoát nguồn thu
Nhìn vào biểu đồ ta thấy sự vận động của nguồn thu phí và lệ phí đã tăng dần qua các năm và có cơ sở bởi vì nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng sẽ là cơ hội cho việc tăng thu phí và lệ phí cho ngân sách .
Hàng năm xã đã giành một khoản kinh phí nhất định để nuôi dưỡng nguồn thu này nhằm tăng thu từ nguồn thu này
Tổng hợp đánh giá kết quả 1 số khoản thu trên
* Ư u điểm :
- Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách xã chính quyền xã đã gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ công khai tài chính ngân sách xã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều hành ngân sách xã
- Các khoản thu ngân sách xã do UBND xã quản lý và tổ chức thu, chính quyền xã đã xây dựng phương thức tổ chức thu cụ thể , phù hợp với từng đối tượng thu, đôn đốc thu đúng thu đủ kịp thời , xã đã có những biện pháp khai thác tốt nguồn thu
- Đối với các khoản thu do ngành thuế quản lý, chính quyền xã đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu tiến hành lập sổ bộ thuế đến từng đối tượng phải nộp, có biện pháp cụ thể tổ chức thu cho từng khoản thu, cấp uỷ chính quyền và các đoàn thể nhân dân cùng với cơ quan thu tổ chức phát huy động viên các đoàn thể và nhân dân tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
* Nhược điểm:
- Bộ máy tài chính đã được củng cố nhưng hoạt động hiệu quả chưa cao ,mức độ tăng trưởng cao chủ yếu là do việc tổ chức đấu thầu đất theo quy định của tỉnh , chưa khai thác triệt để mọi nguồn thu , tình trạng thất thu vẫn còn diễn ra, nguồn thu của một số nội dung thu chưa rứt điểm chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
+ Nguồn thu của xã còn hạn hẹp chưa phát huy được khả năng thu
+ Xã Đông Lĩnh là một xã thuần nông độc canh cây lúa do đó việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để xây dựng các cơ sở hạ tầng hình thành các quỹ công chuyên dùng rất khó khăn . Là một xã thuần nông nên nguồn thu của ngân sách xã còn hạn hẹp và quá trình tổ chức thu còn gặp nhiều hạn chế
+ Do mức thu nhập của nhân dân còn thấp nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu trông chờ vào cây lúa vì vậy đối với những năm do điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi việc mất mùa xẩy ra thì các khoản thu đối với nhân dân còn gặp nhiều khó khăn hơn
- Các khoản chi tiêu ngân sách cần thực hiện chặt chẽ hơn bám sát nhiệm vụ chính trị theo từng năm ngân sách nhằm chủ động trong việc quản lý ngân sách. Các khoản chi thường xuyên cần phải tiết kiệm nhưng thực tế lại tăng so với dự toán được giao làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách đề ra, việc so sánh giữa quyết toán với dự toán còn khó khăn ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý
* Về nguyên nhân :có hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan
+ Về chủ quan:
Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng , chính quyền xã còn xem nhẹ trong lĩnh vực quản lý tài chính nó thể hiện chưa có những nghị quyết chuyên đề , chưa có những chủ trương biện pháp mang tính chiến lược dành riêng cho công tác tài chính . Chưa có chính sách cụ thể để nuôi dưỡng và khai thác triệt để các nguồn thu của xã .
HĐND xã còn chưa thực hiện hết chức năng giám sát của mình một phần do nắm bắt của các đại biểu về vấn đề tài chính còn hạn chế , một phần do nhận thức về tài chính còn yếu nên không phát huy đựơc vai trò giám sát của mình . Do vậy việc phê duyệt dự toán - quyết toán ngân sách xã mới dừng lại ở hình thức chứ chưa có chiều sâu .
Công tác tuyên truyền tổng kết rút kinh nghiệm vận động nâng cao nhận thức cho nhân dân còn hạn chế nên kết quả thu một số chỉ tiêu chưa cao so với dự toán đề ra .
+ Về khách quan:
Xuất phát điểm của xã thấp , xã Đông Lĩnh là một xã thuần nông về cây lúa
Qua phân tích tình hình quản lý thu ngân sách xã Đông Lĩnh trong thời gian qua cho thấy :
Khâu lập dự toán và giao dự toán ngân sách xã đã gần sát với thực tế nhưng một số chỉ tiêu vẫn còn mang tính phân bổ dựa vào vào số dự toán của năm trước vì vậy dẫn đến tình trạng có những chỉ tiêu được giao thì đạt thấp ngược lại có những chỉ tiêu thì vượt cao so với dự toán cho nêm có làm ảnh hưởng tới việc thực hiện thu ngân sách xã, gây khó khăn cho công tác quản lý ở khâu chấp hành và quyết toán ngân sách
Nhìn chung các khoản thu ngân sách xã chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu trên địa bàn một cách tối đa nhưng trong ba năm qua xã đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thu tại chỗ cũng như việc tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên nên các khoản chi đã được đáp ứng
Đó là sự cố gắng lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ đồng thời thể hiện sự quan tâm lãnh đạo , chỉ đạo sát sao của cấp uỷ chính quyền xã. Vì vậy các hoạt động kinh tế - chính trị văn hoá xã hội luôn được đáp ứng kịp thời, đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra , tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhưng không đáng kể .
Với thực tế trên ngân sách Nhà nước đã đặt ra đối với ngân sách xã đó là phải chặt chẽ hơn trong khâu quản lý, phải rõ ràng tiết kiệm và có hiệu quả hơn đảm bảo việc thực hiện theo luật ngân sách Nhà nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, văn hoá xã hội. Do đó cần đặt ra các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã để ngân sách xã thực sự là công cụ quan trọng của Nhà nước trong công cuộc đổi mới xây dựng xã vững mạnh, góp phần xây dựng làng xã văn hoá mới cùng với tiền trình phát triển hiện đại hoá Đất nước, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
PHẦN III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH XÃ VÀ NUÔI DƯỠNG KHAI THÁC NGUỒN THU TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH - ĐÔNG HƯNG - THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
I . MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA XÃ ĐÔNG LĨNH - ĐÔNG HƯNG - THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
Trên cơ sở đường lối quan điểm mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo nghị quyết Đại Hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005 - 2010 và xu hướng phát triển kinh té của xã Đông Lĩnh đó là phát huy nội lực tiếp tục đổi mới , đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn phấn đấu tăng trưởng kinh tế tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, đồng thời xác định vai trò của sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu mà nòng cốt là HTX : đầu tư vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa cây trông con vật nôi có năng suất hiệu quả vào sản xuất . Từ nghị quyết 07 đã thúc đẩy phát triển kinh tế vườn trang trại, gia trại tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công cánh đông 50 triệu đông / ha /năm . Thực hiện nghị quyết 01 của tỉnh về phát triển nghề và làng nghề cấp uỷ chính quyền xây dựng đề án, tuyên truyền vận động nhân dân khai thác mọi tiềm năng sẵn có của địa phương , phát triển ngành nghề truyền thống mở rộng thêm nghề mới . Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển tương đối mạnh , phát triển các dịch vụ và các cơ sở buôn bán hàng hoá . Biểu số 7
Biểu 12
CƠ CẤU KINH TẾ CỦA XÃ TỪ NĂM 2007 - 2010
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1
Nông nghiệp
43.5%
42.5%
41%
40%
2
CN – TTCN
35%
35.5%
36%
36%
3
TM – dịch vụ
21.5%
22%
23%
24%
Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2010 đó là : nông nghiệp chiếm tỷ trọng 40% , tiểu thủ công nghiệp 36% , dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng 24% . Đồng thời tiết kiệm chi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng , kết hợp chặt chẽ giữa việc phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh, thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục hoàn thiện trường THCS , kiên cố hoá kênh mương , xây dựng nâng cấp đường giao thông nông thôn
Tập trung khai thác nguồn thu tại xã có biện pháp để thu nợ đọng trong nhân dân. Thực hiện thu đúng thu đủ các khoản thu theo quy định của Nhà nước, phấn đấu thu thường xuyên và thu cố định đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao, tiết kiệm chi tiêu ưu tiên tăng tỷ lệ đầu tư cho phát triển sản xuất và xây dựng các công trình phúc lợi .
CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
- Dựa vào luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của ngành tài chính
- Dựa vào kinh nghiệm chỉ đạo từ các năm trước và kết quả tổng kết quá trình triển khai nghị quyết của tỉnh uỷ, huyện uỷ, của xã từ đó rút kinh nghiệm triển khai mạnh mẽ trên diện rộng, biết phát huy cao quy chế dân chủ trong Đảng trong dân
- Trên cơ sở quan điểm và sự chỉ đạo chung của tỉnh uỷ Thái Bình, các nghị quyết chuyên đề của tỉnh như nghị quyết 04, nghị quyết 08, nghị quyết 12 về phát triển chăn nuôi thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu trong đại hội lần thứ 15. Toàn Đảng bộ xã Đông Lĩnh đã tập trung chỉ đạo và có nhiều nghị quyết chuyên đề để phát triển kinh tế của xã theo hướng sản xuất hàng hoá với tốc độ cao và bền vững, đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi trang trại gia trại , nhanh chóng hình thành các vùng chuyên chăn nuôi tập trung , sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn , giải quyết đồng bộ vấn đề giao thông , điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường các khu vực trang trại gia trại tìm đầu ra cho sản phẩm công, nông nghiệp của đại phương .
- Dựa vào kinh nghiệm của các xã trong khu vực , trong huyện ngoài tỉnh từ đó rút kinh nghiệm triển khai mạnh mẽ trên diện rộng , phát huy cao quy chế dân chủ trong Đảng trong dân trên các lĩnh vực phát triển kinh tế , văn hoá, xã hội trên địa bàn
- Dựa vào các lợi thế và thế mạnh của xã là có lực lượng lao động rồi rào, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để có thể giao lưu hội nhập trao đổi hàng hoá với các địa phương khác
- Dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế của xã Đông Lĩnh - Đông hưng - Thái Bình đã đề ra đến năm 2010
- Dựa vào công tác quản lý tài chính ngân sách xã
II CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ :
Để góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã cũng như góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách xã trên cơ sở lý thuyết đã được học và nghiên cứu thực tế, kết hợp với tình hình công tác của địa phương em mạnh dạn đưa ra hai nhóm giải pháp sau :
1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách xã theo Luật ngân sách Nhà nước .
Để thực hiện tốt luật ngân sách , hoàn thiện công tác quản lý tài chính ngân sách xã làm cho nguồn thu ngân sách ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu chi của địa phương cần phải thực hiện tốt các nội dung sau
1.1 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục việc thực hịên pháp luật, Luật ngân sách Nhà nước
UBND xã Đông Lĩnh đã có các biện pháp cụ thể để có thể tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu rõ hơn về Luật ngân sách để từ đó họ hiểu , đảm bảo được sự dân chủ trong nhân dân
Trước hết phải nâng cao nhận thức vị trí vai trò của công tác quản lý tài chính ngân sách xã , thẩm quyền quyết định các nội dung về tài chính theo Luật ngân sách Nhà nước cho cấp uỷ Đảng , đại biểu HĐND, cán bộ UBND xã.
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng và cập nhật kiến thức về pháp luật trọng tâm là tài chính ngân sách xã cho cán bộ chủ chốt nhất là Chủ tịch UBND xã. Đảng uỷ – UBND xã phải có kế hoạch kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán theo Chỉ thị 02 của Huyện uỷ Đông Hưng.
UBND xã phải thường xuyên tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như phát trên Đài truyền thanh, các phương tiện thông tin, các luật về thuế , các vấn đề liên quan đến tài chính xã để nhân dân hiểu rõ về nghĩa vụ đối với các khoản thu nộp đối với ngân sách xã
Nâng cao hơn nữa hiệu quả của tuyên truyền và động viên đảng viên , cán bộ nhân dân hiểu và thực hiện đúng các luật thuế, hiểu rõ các nguồn thu nhiệm vụ chi các quỹ tài chính và thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai tài chính thông qua các kỳ họp như : Tiếp xúc cử tri, họp dân về các nội dung có liên quan thông qua đó đảm bảo sự đồng tâm, nhất trí trong tư tưởng nhận thức và hành động của cán bộ Đảng viên, nhân dân góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu tăng cường công tác quản lý ngân sách xã theo Luật ngân sách Nhà nước .
1.2. Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ Đảng - Thường trực HĐND đối với công tác quản lý tài chính ngân sách xã
Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng uỷ , HĐND xã đối với sự chỉ đạo và điều hành của UBND xã trong quá trình lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách xã . Để công tác tài chính ngân sách xã góp phần tích cực vào cuộc củng cố chính quyền cấp xã cần có sự giám sát thường xuyên của các cấp uỷ đảng, thường trực HĐND và xử lý nghiêm minh , công bằng đối với các cá nhân, tập thể vi phạm kỷ luật tài chính. Xã cũng cần liên hệ chặt chẽ với chi cục thuế, kho bạc huyện Đông Hưng để nắm bắt kịp thời các vấn đề liên quan đến quản lý ngân sách xã và có biện pháp xử lý kịp thời.
1.3 Tổ chức lập và phân bổ dự toán thu chi phải theo đúng luật
Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đông Hưng , cán bộ Kế toán ngân sách xã phải tham mưu giúp Chủ tịch UBND xã lập dự toán để trình HĐND xã, yêu cầu cán bộ Kế toán ngân sách phải căn cứ vào tình hình cụ thể , lập dự toán phải chính xác , hợp lý đầy đủ các khoản thu của xã, bố trí nhu cầu chi đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã và dự toán phải theo mục lục ngân sách và các biểu mẫu quy định có bản thuyết minh rõ ràng theo yêu cầu cụ thể . Đặc biệt lập dự toán phải bám sát vào tình hình cụ thể , các văn bản quy định về nội dung thu, các định mức chi ngân sách xã.
1.4 Thống nhất quản lý các nguồn thu của xã
Xuất phát từ những tồn tại trong công tác thu tài chính ngân sách từ những năm trước vì vậy việc thống nhất các nguồn thu tại xã là vô cùng quan trọng và cấp thiết , luật ngân sách hiện nay đã quy định cụ thể các nguồn thu của ngân sách xã nhưng trong thực tế được tìm hiểu thì các khoản thu phí và lệ phí còn thấp và các khoản đóng góp của nhân dân cần quy định rõ và thống nhất cả về mức thu . Ngoài các khoản thu do Nhà nước quy định xã không được tự ý thu thêm một khoản thu nào khác , nếu có phát sinh thêm phải có Đề án để trình HĐND và cơ quan cấp trên xét duyệt .
1.5 Các khoản thu từ sự nghiệp nông nghiệp
Thu tiền sử dụng quỹ đất công ích 5% và hoa lợi công sản xã cần rà soát lại và phân hạng đất cho phù hợp với định mức thu phù hợp với khung giá . Hiện nay xã đã thực hiện thu theo mức thầu khoán theo từng hạng đất theo hợp đồng kinh tế , nếu có biện pháp hỗ trợ để chuyển quỹ đất này sang mục đích sản xuất khác như chuyển đổi sang mô hình Cá- Lúa, hình thành trang trại, gia trại làm tăng thu nhập cho các hộ thì thu ngân sách xã theo từng thời gian hợp đồng sẽ được tăng thêm từ 5% đến 10% . Hiện nay thực hiện theo Nghị quyết 07 của Tỉnh uỷ, xã nên có quy hoạch quỹ đất công ích theo vùng để thuận lợi cho việc tổ chức quản lý , khai thác nguồn thu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế có hiệu quả hơn.
1.6 Các khoản thu do nhân dân đóng góp
Nhà nước đã có Nghị định 24/1999/NĐ - CP ngày 16/04/1999 của Chính phủ về việc tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng và quy định rõ mức đóng góp phải dựa vào nhu cầu vốn cần huy động đóng góp cho công trình , tiến độ huy động gắn với tiến độ công trình . Hiện nay tại xã đã làm tốt vấn đề này
Trong những năm tới Đảng uỷ – HĐND - UBND xã cần chỉ đạo tốt hơn cho Cán bộ Kế toán ngân sách xã cùng các ngành trong toàn xã làm tốt hơn việc vận động nhân dân đóng góp khoản thu này, khai thác và phát huy hiệu quả của công trình giao cho Cánbộ kế toán ngân sách xã phải chịu trách nhiệm về mặt nghiệp vụ trong việc thực hiện huy động, quản lý sử dụng chặt chẽ các khoản thu chi , thanh quyết toán theo dự toán đã được duyệt phải mở sổ sách chi tiết theo từng công trình và Ban quản lý công trình phải có cán bộ có trình độ chuyên môn theo dõi và giám sát công trình và phải công khai tài chính trước dân.
1.7 Đội ngũ cán bộ chuyên môn phải có trình độ về tin học .
Ngày nay khi đất nước đang trên đà phát triển vì vậy việc từng địa phương nói riêng cũng cần phải cập nhật thông tin một cách nhanh nhất để theo kịp với sự phát triển của xã hội . Hiện nay xã Đông lĩnh sau khi có Quyết định chung của Tỉnh là trang bị tin học cho tất cả các cơ sở xã, phường, thị trấn thì xã Đông lĩnh đã cử cán bộ chuyên môn đi học tập các lớp tập huấn về Tin học Văn phòng, hiện nay có 02 cán bộ chuyên môn là Văn phòng – Thống kê và cán bộ Kế toán ngân sách xã đã sử dụng thành thạo Máy Vi tính (Computer), đặc biệt việc đưa phần mềm Kế toán 3.0 vào sử dụng đã một bước nâng cao được năng suất công việc và hiệu quả công việc cũng đã được nâng lên
2. Giải pháp để phát triển nguồn thu và thu ngân sách xã
Là một xã thuần nông về cây lúa để tăng thêm nguồn thu nâng cao đời sống cho người dân , tăng thu cho ngân sách xã dây l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7765.doc