Đề tài Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn Lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt Nam

Nguồn vốn dài hạn của công ty cũng gia tăng qua các năm. Nguồn vốn dài hạn của Thời báo chỉ bao gồm vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy vốn tự bổ sung của Thời báo đã được tăng lên, cũng có nghĩa là hoạt động SXKD của công ty đã có hiệu quả đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu lại chậm hơn tốc độ gia tăng của nợ ngắn hạn. Công ty cần xem xét điều này vì nó có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh toán của công ty.

Để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động Thời báo phải lựa chọn một trong 3 mô hình tài trợ vốn lưu động đã được đề cập ở phần lý thuyết. Mô hình được các nhà quản trị tài chính của Thời báo lựa chọn là mô hình 3. Theo mô hình này, nguồn vốn dài hạn của công ty sau khi tài trợ cho TSCĐ sẽ được đầu tư vào TSLĐ. Phần còn lại của TSLĐ sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn mà cụ thể đối với Thời báo là các khoản nợ ngắn hạn. Nguồn huy động cho vốn lưu động lại bao gồm nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Trong đó nguồn vốn lưu động thường xuyên là phần còn lại của nguồn dài hạn sau khi đầu tư vào TSCĐ và nguồn vốn lưu động tạm thời là nợ ngắn hạn.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn Lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn Lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan