Đề tài Thực trạng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu - Hà Nội

Thị trường tiêu thụ trong nước của Xí nghiệp đây là thị trường khách hàng truyền thống với các mặt hàng tiêu thụ là các sản phẩm thuỷ sản đóng hộp, khách hàng bao gồm các đơn vị, cá nhân trong và ngoài thành phố Hà Nội hợp đồng mua bán. Xí nghiệp tiến hành phân phối các đại lý đơn vị, khách hàng tư nhân theo hợp đồng bán buôn, bán lẻ đã ký kết. Ngoài ra Xí nghiệp có các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng.

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản...) mà người tiêu dùng chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tiêu dùng chúng. Vì vậy họ rất cần một lời khuyên hay chỉ dẫn từ phía nhà sản xuất và trực tiếp từ người bán sản phâm đó. Điều này làm cho tư vấn tiêu dùng trở nên một dịch vụ hết sức cần thiết mà người bán phải cung cấp (miễn phí) cho khách hàng. Nhìn chung các dịch vụ sau bán hàng dù miễn phí hay thu tiền đều góp phần làm cho chi phí tiêu dùng giảm xuống, điều này có lợi cho khách hàng. Chính vì vậy dịch vụ sau bán hàng có khả năng giúp cho doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu giữ khách hàng, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện thực, biến khách hàng lần đầu thành khách hàng quen, biến khách hàng quen thành khách hàng truyền thống. Như vậy, cần phải tổ chức dịch vụ sau bán hàng ( loại hình dịch vụ, địa điểm, thiết bị, lao động...) theo nguyên tắc có lợi cho khách hàng. ở đây vấn đề hoạch toán kinh doanh chỉ để tham khảo, để lựa chọn cân nhắc khi phân bố mạng lưới tổ chức dịch vụ, vì với nhiều loại hình dịch vụ sau bán hàng, không thể đặt yêu cầu có lãi ngay ra được. Cái lãi ở đây là số lượng khách hàng tăng lên, doanh số tăng lên và uy tín của doanh nghiệp tăng lên. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá. 1.4.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá. 1.4.1.1.Các yếu tố khách quan. Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào ràng buộc của môi trườn kinh doanh. Các ảnh hưởngnày có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó chính là nhân tố vĩ mô mang tính khách quan. a.Nhân tố chính trị pháp luật. Đây là nhân tố khá nhạy cảm và biến động nhanh chóng, nó nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Chúng ta thường thấy hiện tượng này diễn ra ở nhiều nước trên thế giới như đảo chính, sự trả đũa của các quốc gia chiến tranh ... nó nằm ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp. b.Nhân tố môi trường văn hoá xã hội: Trình độ văn ho, lối sống, tập quán có ảnh hưởng đến doanh số bán ra của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tỉ mỉ chính xác nhân tố này nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá. c.Nhân tố kinh tế. Sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia là một nền tảng cho sự phát triển ổn định cho các doanh nghiệp. Băng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu á đến nay đã làm nhiều doanh nghiệp phải phá sản làm ăn thua lỗ tại nước này. d.Tình trạng cạnh tranh trên thị trường. Nhân tố này vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có ảnh hưởng tiêu cực đối với doanh nghiệp phải đổi mới sản phẩm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng chuyên môn hoá sản xuất, ngược lại làm giảm doanh số bán ra của doanh nghiệp. e. Nhân tố thu nhập dân cư. Nhân tố này ảnh hưởng đến sức mạnh chung của doanh nghiệp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tiêu thụ các doanh nghiệp, thu nhập của công chúng ổn định, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ dễ dàng hơn và ngược lại. 1.4.1.2.Các nhân tố chủ quan. a.Nguồn lực của doanh nghiệp: Nguồn lực của doanh nghiệp nó chính là vốn, nguyên liệu sức lao động của con người ... có đủ nhu cầu đáp ứng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu phục vụ khách hàng hay không. Các nguồn lực này phải đủ mạnh để chớp lấy cơ hội khi xuất hiện trên thị trường, đúng là yếu tố cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b.Quy mô doanh nghiệp: Cơ sở hạ tầng máy móc, trang thiết bị công nghệ, bộ máy quản lý gọn nhẹ kinh hoạt sẽ giúp cho doanh nghiệp điều hành một cách dễ dàng hiệu quả các thông tin, các quyết định của nhà quản trị. c. Chất lượng sản phẩm dịch vụ: Theo quy định kinh doanh hiện đại chất lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đưa ra không nhất thiết phải là loại tốt nhất và tối ưu, phải là loại đáp ứng được thị hiếu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Đi kèm với hàng hoá là các loại dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra cho khách hàng như vận chuyển, phương thức thanh toán, hướng dẫn sử dụng, cũng hấp dẫn người tiêu dùng đến với doanh nghiệp. e.Gía cả hàng hoá: Nói chung nếu giâ bán giảm thì lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên nhưng trong kinh doanh không phải bao giờ giá cũng như vậy vì nhiều khi giâ cả cao lại tạo nên sự yên tâm về chất lượng uy tín của doanh nghiệp trước khách hàng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải điều chỉnh giá hợp lý đối với từng loại sản phẩm ở các vùng dân cư khác nhau trong những thời điểm khác nhau nhằm khuyến khích nhu cầu tieu dùng đẩy mạnh tiêu thụ. g.Quảng cáo tiếp thị: Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho nhiều người biết đến doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay quản cáo đóng vai trò quan trọng đến mức tiêu thụ cho doanh nghiệp, có rất nhiều cách thức, nội dung quảng cáo nên doanh nghiệp phải lựa chọn quảng cáo cho phù hợp, ấn tượng quảng cáo thì mới có thể đẩy nhanh tiêu thụ tiết kiệm chi phí kinh doanh hiệu quả. h.Khâu tổ chức quản lý doanh nghiệp. Trong công tác tiêu thụ hàng hóa thì yếu tố tổ chức và chỉ đạo phải linh hoạt, nhanh nhẹn cùng với việc sắp xếp một bộ máy quản lý có hiệu quả thì nhà quản trị phải biết cách động viên, khuyến khích người lao động làm việc với nhiệt tình và trách nhiệm cao. 1.4.2.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp. Trải qua thời gian tương đối dài của nền kinh tế thị trường cho đến nay, quan điểm nhận thức về vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đã trở nên thay đổi chủ nghĩa trọng sản xuất được thay thế bằng chủ nghĩa trọng tiêu thụ, vau trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm được nâng cao và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, từ đó làm nảy sinh vai trò của hoạt động quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp. Hiện nay nâng cao chất lượng quản trị tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp có thể: a. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Góp phần tăng lợi nhuận: Đây là mục đích chung của các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung hay hoạt động bán hàng nói riêng. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, có lợi nhuận thì mới tái sản xuất mở rộng được. - Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá tái sản xuất mở rộng và tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và góp phần tăng trưởng của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập và phát triển, thời kỳ gia nhập khối AFTA cũng như khối mậu dịch tự do thế giới WTO. b. Nhằm mở rộng quy mô: Mở rộng thêm quy mô thị trường thì mức độ ảnh hưởng của thị trường nó phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Chính vì thế mà doanh nghiệp nào có thị phần lớn, có tập khách hàng đông sẽ được ưu thế trên thị trường. c.Nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. Do đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao và nhu cầu tiêu dùng của họ cũng tăng theo. Các sản phẩm ngoài tính năng công dụng cao, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng nhưng tổ chức mạng lưới tiêu thụ không hợp lý, công tác hoạch định tiêu thụ không sát với thực tế, việc phân bổ nhân sự không đáp ứng cho việc thực hiện các hoạt động tiêu thụ hoặc việc kiểm soát tiêu thụ lỏng lẻo...Thì việc tiêu thụ không đạt kết quả mong muốn. Chương2 Khảo sát tình hình kinh doanh và thực trạng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu - Hà Nội. * * * * * 2.1.Khái quát chung về Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội. 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu- Hà Nội. Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, việc mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu buôn bán là một yêu cầu cấp bách đối với doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Với bờ biển dài chạy dọc theo đất nước và hệ thống kênh rạch chằng chịt đó là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản. Mặt khác, bên cạnh nhu cầu xuất khẩu, ngành thuỷ sản có nhiệm vụ là giải quyết nhu cầu tiêu dùng ở thị trường nội địa, đặc biệt là các thành phố lớn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và để thực hiện chương trình kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước đề ra là ngành thuỷ sản phía bắc phảiđẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu, phấn đấu đưa ngành thuỷ sản phát triển mạnh cùng các ngành kinh tế khác .Trong khi đó miền Bắc chưa có doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tiên tiến nào, chính vì vậy Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội ra đời để đáp ứng những nhu cầu trên. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 545/TS-QĐ Ngày 24/09/1987 của bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản Xuất Khẩu Hà Nội với tên giao dịch là F37, Địa điểm : Phường Nhân Chính - Thanh Xuân- Hà Nội , với số vốn đầu tư ban đầu của xí nghiệp là 11.964.000.000( mười một tỉ chín trăm sáu mươI bốn triệu đồng ) Sau thời gian xây dựng, đến năm 1990 xí nghiệp bước đầu vừa sản xuất vừa hoàn thiện chương trình với khuôn viên 30.000 m²trong đó tổng diện tích xây dựng 6111m² bao gồm: Phân xưởng chế biến đông lạnh 1670m² Kho lạnh 1000 tấn (-25°C) Kho vật tư hàng hóa 1.090 m² Phân xưởng hàng khô có dây chuyền mực cán tấm gia vị có công suất 100 tấn / năm Và các công trình phụ trợ khác Từ khi bắt đầu sản xuất đến nay xí nghiệp luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bằng nỗ lực không ngừng cùng với sự năng động của ban giám đốc và các phòng ban khác. Xí nghiệp đã tồn tại và phát triển ngày càng lớn mạnh. Trong một vài năm tới đây hy vọng xí nghiệp sẽ là một trong những lá cờ đầu trong ngành thuỷ sản nước ta Qúa trình hình thành và phát triển của xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội có thể chia làm hai giai đoạn và mỗi giai đoạn có một số đặc điểm chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Xí nghiệp. Giai đoạn 1(từ năm 1987 đến năm 1993) Đây là giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập nên xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất hàng xuất khẩu vì do cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn và vốn kinh doanh hạn chế nhiều Giai đoạn 2 (từ năm 1993 đến nay) Giai đoạn này xí nghiệp được nhà nước cấp vốn đầu tư thêm vốn và kĩ thuật nên phần nào đã tháo gỡ được khó khăn về cơ sở vật chất kĩ thuật và Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày càng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Xí nghiệp thuỷ đặc sản xuất khẩu - Hà Nội là một Xí nghiệp nhà nước được phép thực hiện chế độ tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân , hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách cấp và tự bổ xung. Xí nghiệp hoạch toán độc lập, có con dấu riêng và hoạt động theo đúng pháp luật. 2.1.2.1. Chức năng: Thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế, tăng kim nghạch xuất khẩu, kinh doanh có lãi nhằm phát triển toàn ngành thuỷ sản. Thông qua xuất khẩu để thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng vật tư, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, hiện đại hoá nhằm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cho ngành thuỷ sản. Tăng thu nhập ngân sách nhà nước và làm tròn các nghĩa vụ của một xí nghiệp đối với xã hội. 2.1.2.2. Nhiệm vụ: Thực hiện tốt các ngành nghề kinh doanh như: -Khai thác, thu mua, chế biến hải sản. -Xuất khẩu thuỷ sản. -Cung ứng vật tư cho ngành thuỷ sản. -Xuất khẩu tổng hợp. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản và các mặt hàng nông sản khác. để hỗ trợ nhiệm vụ trên xí nghiệp được phép nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ nhằm phát triển khai thác , nuôi trồng thuỷ sản . Từ đó nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Xí nghiệp cũng thực hiện nhập khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng khác theo nhu cầu của thị trường trong nước. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu HàNội: Cơ cấu tổ chức tại văn phòng xí nghiệp - Giám đốc xí nghiệp: Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cũng như chịu trách nhiệm với Seaprodex Việt Nam và bộ thuỷ sản về hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh cuả xí nghiệp .Đồng thời giám đốc là ngươì xác đình phương hướng và bước đi của chiến lược cuẩ Xí nghiệp trong từng thời kỳ.Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các bộ phận . Phó giám đốc: Có hai phó giám đốc chịu trách nhiệm các phần việc sau : - Một phó giám đốc phụ trách sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý và giám sát các hoạt động sản xuất của phân xưởng - Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm đầu ra của sản phẩm và đầu vào của nguyên liệu một cách phù hợp để duy trì họat động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp -Kế toán trưởng: Đồng thời là trưởng phòng kinh tế tài chính, là người trợ giúp giám đốc khi ra quyết định cũng như tham gia công tác quản lý về tài chính . Nhưng nhiệm vụ của kế toán trưởng không chỉ giới hạn ở phạm vi khối văn phòng mà quản lý toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của toàn bộ Xí nghiệp Văn phòng Xí nghiệp: Các phòng ban của xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà - Nội -Phòng kế toán tài chính : Có trách nhiệm theo dõi , quản lý mọi hoạt động tài chính trong xí nghiệp giúp cho ban lãnh đạo xí nghiệp điều hành tốt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các thông tin kinh tế tài chính đã được kế toán phản ánh , kiểm tra, giám sát , xử lý , tổng hợp , phân tích . -Phòng kế hoạch vật tư: Nghiên cứu thị trường vật tư hàng hoá trong và ngoài nước để tìm cách duy trì, tìm kiếm được tốt hơn những nguồn hàng và có chất lượng tốt, mở rộng thị trường sản phẩm, cung cấp kịp thời đầy đủ nhu cầu thị trường, lập kế hoạch cho sản xuất. Như vậy phòng kế hoạch và đầu tư có vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra, thúc đẩy hoạt động thương mại của Xí nghiệp ngày một tốt hơn để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của xí nghiệp trên thị trường nhằm thu lợi nhuận cao cho xí nghiệp. -Phòng hành chính: Giúp ban giám đốc xí nghiệp điều hành, tổ chức con người đúng vị trí, khả năng công tác, theo dõi giải quyết các chính sách kinh tế xã hội. -Xưởng chế biến: Thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh chính , sản xuất các mặt hàng xuất khẩu theo hợp đồng và các mặt hàng tiêu thụ nội địa . Giám đốc xí nghiệp Phó giám đốc kinh doanh Xưởng chế biến Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán vật tư Phòng tổ chức hành chính Phó giám đốc sản xuất Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu - Hà Nội 2.1.4. Đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu- Hà Nội 2.1.4.1. Về lao động của Xí nghiệp. Cơ cấu chất lượng. Bảng 1 : Đơn vị: người Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 CL TL(%) CL TL(%) Đại học 18 17 20 -1 -5,5 3 17,6 Cao đẳng 23 18 10 5 21,7 -8 -44,4 Trung cấp 38 30 13 -8 -21,5 -17 -44,7 Công nhân 72 65 46 -7 -9,7 -19 -29,2 Chung 151 130 89 -21 -13,9 -41 -31,5 Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy tổng số lao động của Xí nghiệp giảm dần qua các năm 2002 - 2004. Năm 2003 so với năm 2002 giảm 21 lao động tỉ lệ là 13,9% còn năm 2004 so với năm 2003 giảm 41 lao động tỉ lệ 31,5%. Tuy nhiên ta có thể dễ dàng nhận thấy số lượng lao động giảm chủ yếu là các công nhân phân xưởng và các lao động có trình độ Trung cấp, số lượng các kĩ sư và cử nhân tăng lên. Điều này được lý giải do Xí nghiệp mua mới các loại máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến cho nên không cần nhiều lao động phổ thông. Số lượng công nhân có sự giảm nhanh chóng năm 2003 so với 2002 giảm 7 người tỉ lệ 9,7%, năm 2004 so với năm 2003 giảm 19 người tỉ lệ tương ứng là 29,2%. Số lượng nhân viên có trình độ Trung cấp và Cao đẳng giảm khá lớn trong năm 2003, năm 2003 so với 2002 số lao động trình độ Trung cấp giảm 8 người tương ứng với tỉ lệ 21,05%, năm 2004 so với 2003 giảm 17 người tương ứng với tỉ lệ là 44,7%. Số lượng nhân viên có trình độ Đại học năm 2003 so với 2002 giảm 1 người tương ứng với tỉ lệ là 5,5%, năm 2004 so với 2003 tăng 3 người tỉ lệ là 17,6%. Ta thấy mặc dù có sự giảm sút về số lượng lao động tại Xí nghiệp qua các năm song trình độ lao động của Xí nghiệp lại có sự gia tăng, đây có thể nói là tốt vì chất lượng lao động cao đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng lao động có xu hướng tăng trong thời gian tới. 2.1.4.2.Mặt hàng kinh doanh: -Mặt hàng tôm: Đây là mặt hàng chiếm tỉ trọng trong cơ cấu xuất khẩu của xí nghiệp. Năm 1998, lượng tôm xuất khẩu chiếm 71% tổng sản lượng xuất khẩu, năm 1999 là 83%, năm 2000 là 75%. Tôm thường được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu hoặc cấp đông, hấp luộc, phơi khô dưới hình thức nguyên con còn vỏ, bỏ đầu còn vỏ, bóc đầu bóc vỏ. Mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp có rất nhiều loại, nhiều cỡ khác nhau như: -Tôm sú bỏ đầu (cỡ 8/12; 13/15; 16/20; 21/25;26/30;31/41) -Tôm sú PD (cỡ 26/30; 31/40; 41/50) -Tôm sú nguyên con (cỡ 6/8; 8/12; 16/20; 21/30; 31/40) -Tôm sú con bỏ đầu (cỡ 4/6; 6/8;8/12; 13/15) -Tôm sú PTO hấp chín (cỡ 13/15; 16/20; 21/25; 31/40) -Tôm sắt PUD (cỡ 90/120; 100/200; 300/500; vụn) Do có giá trị kinh tế cao nên trong lĩnh vực xuất khẩu tôm đông lạnh có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các nước trong khu vực như Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc. Các nước này ngoài việc tôm có kích cỡ lớn ra họ còn là những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động khai thác lớn, chế biến những sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. -Mặt hàng mực: Mực hiện nay là nguồn hải sản có tiềm năng rất lớn để phát triển thị trường. Đây là mặt hàng tiêu thụ đứng thứ hai sau tôm. Năm 2000, trong tổng sản lượng xuất khẩu của xí nghiệp thì mặt hàng mực chiếm 10%. Các thị trường tiêu thụ chủ yếu là: Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Âu. Mặt hàng hàng mực chủ yếu của xí nghiệp hiện nay chủ yếu là mực File cấp đông lạnh, mặt hàng mực cũng có rất nhiều loại, nhiều kích cỡ khác nhau như: Mực ống nguyên con, cấp đông IQF,Mực ống tube, Mực ống philê block, Mực ống còn đầu, Mực philêkhi tham gia vào thị trường quốc tế , mặt hàng mực của xí nghiệp cũng như của Việt Nam có hạn chế vì mực là loài động vật nhuyễn thể dễ bị phân huỷ, chi phí bảo quản cao, giá thành chế biến lại cao trong khi đó kỹ thuật chế biến của nước ta còn kém. Mặt khác, nguồn nguyên liệu tự nhiên phụ thuộc vào thời vụ, điều kiện thời tiết, khí hậu. Hơn nữa hiện nay ta chưa tổ chức nuôi để duy trì nguồn nguyên liệu làm hàng xuất khẩu. -Mặt hàng cá: Cá nước ta chủ yếu như: Cá Song, Cá Thu, Cá Nụ, Cá Chim. Xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên con hoặc philê ướp đông (đã làm sạnh nội tạng hoặc lọc nguyên thịt) Mặt hàng cá trong danh mục hàng thuỷ sản xuất khẩu của Xí nghiệp thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội tương đối đa dạng như: Cá hồng philê IQF, cá hồng philê đông lạnh, Cá Thu Philê, Cá Bơn bỏ đầu bỏ ruột IQF, Cá Basa Philê để da IQF -Mặt hàng khác: Các mặt hàng khác giá trị gia tăng: Sushimi, Nem, Chả, Cua, Sứa , Ngao lụa, Vây cá mập, Bạch tuộc nguyên con sạch Block, Bạch tuộc cắt. 2.1.4.3. Thị trường xuất khẩu chính của Xí nghiệp. Bên cạnh đó trong hoạt động kinh doanh quốc tế Xí nghiệp có một số thị trường trọng điểm như: a.Thị trường Trung Quốc (bao gồm cả Hồng kông ) Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này chiếm 61% (Trung Quốc chiếm 41%, Hồng Kông chiếm 21%). Hệ thống luật pháp của Trung Quốc vừa rất cởi mở vừa rất chặt chẽ. Chính sách thương mại của Trung Quốc được áp dụng theo quan hệ song phương (thoả thuận giữa hai nước) Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ bạn bè lâu năm. Ngày nay quan hệ bạn bè đó càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, Xí nghiệp thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc Trung Quốc và Việt Nam lại có chung đường biên giới nên việc xuất khẩu giữa hai nước dễ dàng thuận tiện hơn. b. Thị trường Mỹ Mỹ là nước có nền kinh tế lớn mạnh vào bậc nhất trên thế giới. Đồng tiền sử dụng là đồng tiền USD - một trong những đồng tiền mạnh của thế giới, mức lạm phát của Mỹ lại không cao nên đây là cơ hội rất tốt cho Việt Nam xâm nhập thị trường này. Mỹ là một thị trường có nhiều triển vọng, sức mua lớn, gía cả tương đối ổn định, đang có xu hướng tăng cả về sức mua lẫn mặt bằng giá cả. Đặc biệt ưa chuộng là tôm sú cỡ lớn (16-20 con / found trở lên), tôm sú xuất khẩu vào thị trường Mỹ giá cao hơn xuất vào thị trường Nhật. Mà sản phẩm chính của Xí nghiệp lại là tôm. Tuy nhiên sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam so với một số nước khác còn thấp và mới có một số ít Xí nghiêp bán được sang thị trường Mỹ. Xí nghiệp thuỷ đặn sản xuất khẩu Hà Nội rất vinh dự là một trong những Xí nghiệp này nhưng tỷ trọng còn nhỏ bé chiếm 0,3 kim ngạch xuất khẩu cuả công ty. c.Thị trường Nhật Bản: Thị trường Nhật Bản là nơi có mức tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới và với mức tiêu thụ thuỷ sản tính trên đầu người là 70 kg/ năm. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng thuỷ sản Việt Nam, trong đầu những năm 90 chiếm khoảng 65-75% tổng giá trị xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt Nam, năm 1997 giảm xuống còn 43% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm đồng yên Nhật bị mất giá chế biến thực phẩm chưa phát triển d.Thị trường EU: Đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của xí nghiệp nhưng số lượng xuất khẩu không nhiều, xí nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào thị trường này. 2.1.4.4. Nguồn cung ứng. Các nguồn hàng, cung ứng hàng hoá trong nước tương đối ổn định phong phú đa dạng, phát triển góp phần làm ổn đinh thị trường và tạo điều kiện cho các Công ty nói chung và cho Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội nói riêng phát triển. Tuy nhiên thị trường chưa ổn định, giá cả biến động của luật cung cầu, nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp nên gây không ít khó khăn trong việc nhập hàng .Nhất là tư vụ kiện cá basa cùng với vụ kiện tôm đã ảnh hưởng không nhỏ đến Xí nghiệp nói riêng và các Công ty thuỷ sản của Việt Nam nói chung khi xuất khẩu sang EU, Mỹ tuy là bây giờ đã dần đi vào ổn định. 2.1.4.5. Khách hàng của xí nghiệp. Thị trường tiêu thụ trong nước của Xí nghiệp đây là thị trường khách hàng truyền thống với các mặt hàng tiêu thụ là các sản phẩm thuỷ sản đóng hộp, khách hàng bao gồm các đơn vị, cá nhân trong và ngoài thành phố Hà Nội hợp đồng mua bán. Xí nghiệp tiến hành phân phối các đại lý đơn vị, khách hàng tư nhân theo hợp đồng bán buôn, bán lẻ đã ký kết. Ngoài ra Xí nghiệp có các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng. 2.1.4.6. Đối thủ cạnh tranh. Xí nghiệp luôn phải đối đầu với hàng loạt đối thủ cạnh tranh, đó là những công ty cũng sản xuất những hàng thuỷ sản như Xí nghiệp trên khắp địa bàn Hà Nội nói riêng và trên địa bàn cả nước nói riêng. 2.1.4.7. Qúa trình sản xuất chế biến. Thu mua nguyên vật liệu Nguyên vật liệu phụ Xưởng chế biến Sản phẩm 2.1.4.8. Đặc điểm về cơ cấu tài chính của Xí nghiệp. Là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, do vậy cũng như bất kỳ doanh nghiệp nhà nước khác. Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu - Hà Nội được nhà nước cung cấp ngân sách để hoạt động. Với vốn đầu tư ban đầu là 11.964.000.000 đ, hiện nay là 17.675.563.382đ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc giảm lợi nhuận của Xí nghiệp do chi phí sử dụng vốn lớn. Trong đó: Vốn cố định: 10.134.633.256đ Vốn lưu động:7.540.930.126đ 2.2. Tình hình kinh doanh ở Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu- Hà Nội trong ba năm 2002-2003-2004. 2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong ba năm 2002-2003-2004 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của Xí nghiệp tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2003 so với năm 2002 tăng lên 4,16% tương ứng với số tiền là 2702870900, còn năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 10,23% tương ứng với số tiền là 6.917.155100đ . Tổng chi phí bán hàng qua các năm tăng và tổng doanh thu cũng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng của chi phí bán hàng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu , nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn nhiều tốc độ tăng của chi phí dẫn đến tỉ suất chi phí bán hàng trên doanh thu giảm xuống , năm 2003 giảm so với năm 2002 là 0,09% tương ứng giảm -3,49% làm tiết kiệm chi phí , năm 2004 so với năm 2003 giảm xuống 0,17% tương ứng giảm 6,83% . Như vậy là hợp lý. Chi phí quản lý cũng tăng, tổng doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của tổng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu năm2004 là 6,08% trong khi của tổng doanh thu 10,23% . Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên qua các năm, năm2004 tăng 16,51% tương ứng tăng 431.033.570 đ. Do lợi nhuận tăng qua các năm nên thuế thu nhập cũng tăng năm 2004 thuế thu nhập tăng 120.689.400 đ. Điều này có nghĩa Xí nghiệp luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nhà nước. Lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp cũng không ngừng tăng, năm 2004 tăng 310344170đ. 2.2.2.Phân tích tình hình tiêu thụ theo kết cấu sản phẩm. Qua biểu ta thấy. Mặt hàng tôm là mặt hàng chủ yếu của Xí nghiệp, doanh thu từ mặt hàng tôm tăng đều qua các năm với mức tăng đáng kể. Năm 2003 so với năm 2002 là 5102838370đ với tỉ lệ 15,14%. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 5914380600đ tương ứng với tỉ lệ 15.24%. Tổng doanh thu tăng lên qua các năm. Tình hì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24032.doc
Tài liệu liên quan