Đề tài Thực trạng công tác tạo động lực tại Xí nghiệp Giày Phú Hà

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG 3

I - Động lực và các yếu tố tạo động lực 3

1. Khái niệm về động lực 3

2. Các yếu tố tạo động lực 4

II - Một số học thuyết tạo động lực 6

1. Học thuyết về nhu cầu 6

2. Học thuyết về sự tăng cường tính tích cực của Skinner 9

3. Học thuyết về sự công bằng của Stacy Adam

4. Học thuyết về sự kỳ vọng của Victor Vroom 10

11

4. Lý thuyết hai nhân tố của F.Herzbert 11

III- Các phương hướng tạo động lực trong lao động 12

1. Phải xác định nhiệm vụ cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện công

 việc cho từng người một 12

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành

 nhiệm vụ 13

3. Kích thích lao động 14

IV. Sự cần thiết phải tạo động lực trong lao động 18

1. Thực trạng công tác tạo động lực hiện nay 18

2. Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động 19

 

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ 22

A - Khái quát chung về tình hình và kết quả hoạt động sản

 xuất kinh doanh của xí nghiệp giày Phú Hà 22

1. Quá trình hình thành và phát triển giày Phú Hà 22

2. Chức năng nhiệm vụ, đặc điểm sản phẩm của xí nghiệp 24

3. Cơ cấu tổ chức - chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

4. Đặc điểm lao động của Xí nghiệp 25

28

5. Đặc điểm dây truyền công nghệ máy móc thiết bị điều kiện

 lao động 33

6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong

 một số năm gần đây 37

B - Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại xí

 nghiệp giày Phú Hà 40

I - Thực hiện công tác tạo động lực tại xí nghiệp 40

1. Tạo động lực cho người lao động thông qua tiền lương 40

2. Tạo động lực thông qua các hình thức tiền thưởng 49

3. Tạo động lực cho người lao động thông qua đào tạo và đề bạt cán bộ

4. Tạo động lực cho người lao động thông qua phúc lợi

5. Tạo động lực cho người lao động thông qua việc bố trí sử dụng lao động và cải thiện điều kiện lao động 53

 

55

55

II - Khảo sát ý kiến của người lao động về công tác

 tạo động lực tại xí nghiệp 56

1. Mục tiêu của cuộc điều tra 56

2. Mô tả mẫu và phiếu điều tra 56

 

doc85 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác tạo động lực tại Xí nghiệp Giày Phú Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LƯợNG 1 Băng chuyền Đài Loan 1998 19 2 Thùng lưu hoá Đài Loan 1996 12 3 Thùng nhiệt Đài Loan 1996 41 4 Máy mài nhám ngang Đài Loan 1998 1 5 Máy lạng da Đài Loan 1996 34 6 Máy trụ 1 kim Đài Loan 1998 117 7 Máy trụ 2 kim Đài Loan 1998 70 8 Máy bàn Đài Loan 1998 46 9 Máy công nghiệp đa năng Đài Loan 1998 16 10 Máy ống Đài Loan 1996 4 11 Máy chặt thuỷ lực Đài Loan 1998 18 12 Máy kẻ vạch Đài Loan 1998 2 13 Máy gò mũi thuỷ lực Đài Loan 1996 9 14 Máy ép đế, gót giày Đài Loan 1998 18 15 Máy nén khí Đài Loan 1998 9 16 Máy đốt chỉ Đài Loan 1998 26 17 Máy kẹp đai(đóng gói) Đài Loan 1996 1 18 Máy làm sạch keo Đài Loan 1998 3 19 Máy đột ôrê Đài Loan 1996 6 20 Máy in nhãn cao tần Đài Loan 1998 3 21 Máy mài kéo Đài Loan 1996 1 22 Máy bôi keo Đài Loan 1996 18 23 Máy mài đế, hút bụi Đài Loan 1998 12 24 Máy hút bụi Đài Loan 1998 3 25 Máy cà tẽ mũi giày Đài Loan 1998 7 26 Máy xén lót Đài Loan 1998 16 27 Máy phân chỉ Đài Loan 1998 1 28 Máy định hình đế, pho hậu Đài Loan 1998 8 29 Máy hút ẩm Đài Loan 1996 16 30 Máy gấp hộp Đài Loan 1998 4 31 Máy hoàn tất và đánh xi Đài Loan 1998 13 32 Máy hồi ẩm pho hậu Đài Loan 1996 8 33 Máy phun sơn Đài Loan 1998 1 34 Máy ktr c.lượng giày Đài Loan 1998 1 35 Máy ép độn mũi Đài Loan 1998 2 36 Máy máy định hình mũ Đài Loan 1996 4 37 Giá làm ẩm Đài Loan 1996 14 38 Máy vò cổ giày Đài Loan 1998 9 39 Máy đóng đinh gót Đài Loan 1998 6 40 Máy tháo phom Đài Loan 1998 4 41 Máy gò gót Đài Loan 1996 4 42 Máy cắt đầu bàn Đài Loan 1996 1 43 Máy cắt vải di động Đài Loan 1998 2 44 Máy xén đế Đài Loan 1998 2 45 Máy bồi vải Đài Loan 1998 1 46 Máy tạo vân đế giày Đài Loan 1998 2 47 Máy sấy khô không khí Đài Loan 1996 3 48 Máy mocrasin Đài Loan 1998 1 49 Máy là da Đài Loan 1998 2 50 Máy gấp viền mũ Đài Loan 1998 3 51 Máy phủ keo gia nhiệt Đài Loan 1996 5 Nguồn: Bảng thống kê tổng hợp tình hình máy móc thiết bị của Xí nghiệp giày Phú Hà. Đặc điểm về điều kiện lao động: Toàn bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp làm việc trong điều kiện đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường về: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, cường độ tiếng ồn, nồng độ bụi, hơi khí độc, vệ sinh công nghiệp. Nhìn chung lãnh đạo công ty đã có nhiều cố gắng và quan tâm trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, cụ thể: Bộ phận kỹ thuật cơ điện đã thường xuyên kiểm tra tình hình máy móc thiết bị để phát hiện kịp thời những sai hỏng để sửa chữa, tránh xảy ra tai nạn lao động, tổ chức cấp phát trang bị bảo hộ lao động cá nhân tuỳ theo khu vực sản xuất như: quần áo bảo hộ, giày, mũ, găng tay,..., ưu tiên những bộ phận công nhân làm việc trong điều kiện độc hại như: ngoài tiền lương sản phẩm thì người lao động làm việc trong bộ phận này còn được hưởng thêm tiền độc hại, đồng thời hàng tháng xí nghiệp còn bồi dưỡng độc hại bằng vật chất như: đường, sữa,...,hàng năm xí nghiệp có kế hoạch khám sức khoẻ định kỳ nhằm phát hiện sớm những công nhân mắc bệnh, vào những ngày hè nắng nóng xí nghiệp đã tăng cường nước uống để giải nhiệt cho công nhân. Đặc biệt xí nghiệp còn thường xuyên mời các chuyên gia về khảo sát, kiểm tra môi trường lao động tại xí nghiệp. Tháng 11 năm 2002 qua kết quả khảo sát tại Xí nghiệp, cán bộ trung tâm y tế Dệt may và sở khoa học công nghệ môi trường đã có một số nhận xét về tình hình môi trường làm việc tại các phân xưởng của xí nghiệp như sau: + Nhiệt độ không khí : Các mẫu khảo sát nằm trong tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP). Tuy nhiên, tại phân xưởng hoàn chỉnh do tính chất đặc thù của dây chuyền công nghệ nên ở cạnh các máy sấy nhiệt độ vượt TCVSCP từ 0,3 - 2,5độ + Độ ẩm không khí: Nhìn chung các mẫu khảo sát đều đạt TCVSCP . Tuy nhiên tại một số khu vực (xưởng may) độ ẩm vượt TCVSCP, nhưng ở mức độ không đáng kể. + ánh sáng: phần lớn các mẫu khảo sát có cường độ chiếu sáng đảm bảoTCVSCP. + Cường độ tiếng ồn: Tại các điểm khảo sát hầu hết đạt TCVSCP, tuy nhiên tại một số điểm như dây chuyền đế, cường độ ồn vượt TCVSCP từ 0,3-12,4 dBA. + Nồng độ bụi: Tại thời điểm khảo sát nồng độ bụi môi trường và bụi hô hấp đảm bảo TCVSCP. + Vệ sinh công nghiệp: Nhìn chung môi trường bên trong xí nghiệp sạch sẽ, đường đi trong xí nghiệp cũng như trong nhà xưởng đã được bê tông hoá. Qua khảo sát có thể thấy rằng nhìn chung điều kiện làm việc là đạt TCVSCP, chỉ có một số bộ phận không đạt do tính chất đặc thù của sản xuất. Trên đây là những đặc điểm sản xuất- kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp. Những đặc điểm này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp, hiệu quả này được thể hiện thông qua kết quả sản xuất- kinh doanh. Kết quả hoạ động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong một số năm gần đây: Kết quả sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu trong bảng báo cáo tổng hợp: Bảng 4 : Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 TH %TH TH %TH TH %TH 1. Giá trị sản xuất CN (Giá cố định năm 1194) (Trđ) 94742 108,28 107556,4 122,92 94224,7 107,69 2. Tổng doanh thu (Trđ) 24039 114,47 28721,95 136,77 26556,2 110,69 3. Sản phẩm chính(100% xuất khẩu) (đôi) 2706911 108,28 3073036 122,92 2692134 107,69 4. Tổng số lao động(người) 1800 97,30 1850 100,00 2010 98,05 5. Thu nhập BQ đầu người (1000đ) 550 110,00 679 123,45 590 124,12 6. Nộp ngân sách (Trđ) 33 103,12 36,43 102.86 34,2 102,71 Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp giày Phú Hà năm 2001, năm 2002, năm 2003 Năm 2000: Mặc dù gặp nhiều khó khăn như: đơn hàng ít, sản lượng sản xuất không đều, tháng thì đơn hàng quá thấp, tháng sau đơn hàng lại quá nhiều và thời gian giao hàng gấp, sản lượng sản xuất giữa tháng thấp nhất (111.231 đôi) và tháng cao nhất (347.110 đôi) quá chênh lệch nên xí nghiệp gặp nhiều khó khăn trong bố trí sản xuất, quản lý lao động và bảo đảm thu nhập chung. Tuy vậy, xí nghiệp tiếp tục duy trì sự phát triển vững chắc, sản xuất ổn định, thu nhập của người lao động được bảo đảm, điều này thể hiện qua các số liệu sau đây: - Sản xuất: 2.755.649 đôi tăng 27% so với 1999 - Xuất khẩu: 2.706.911 đô tăng 30% so với 1999 - Kim ngạch: 16.241.466 USD tăng 30% so với 1999 - Công phí: 24.039.075.952 đồng tăng 36% so với 1999 - Lợi nhuận: 1.660.000.000 đồng tăng 15% so với 1999 Qua đánh giá chung, sản lượng sản xuất và năng suất lao động năm 2000 của xí nghiệp là khá cao so với các đơn vị trong ngành tại khu vực phía bắc, đặc biệt hiệu quả sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2001: Năm 2001 do đơn hàng không đều, sản lượng sản xuất của các tháng cũng không đều nhau, thời gian giao hàng gấp, có lúc phải đưa gia công bên ngoài, lao động biến động, năng suất lao động nói chung chưa cao, nhưng xí nghiệp vẫn bảo đảm thu nhập ổn định cho 1.850 lao động, đạt mức khá trên địa bàn Hà Tây. Cụ thể: - Sản xuất: 3.097.389 đôi Tăng 112,00 % so với năm 2000 - Xuất khẩu: 3.073.036 đôi. Tăng 113,00 % so với năm 2000 - Giá trị SXCN: 107.556.400.000 đồng. Tăng 113,00 % so với năm 2000 - Kim ngạch XK: 18.438.216 USD. Tăng 113,00 % so với năm 2000 - Doanh thu: 28.721.947.500 đồng Tăng 119,00 % so với năm 2000 1.940.400,64 USD - Lợi nhuận: 1.754.798.161 đồng Với kết quả đạt được, xí nghiệp đã được nhận bằng khen của Tổng công ty Da Giày Việt Nam về thành tích xuất sắc trong thực hiện và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2001. Năm 2002: Được sự chỉ đạo quan tâm đúng đắn, giúp đỡ kịp thời của Lãnh đạo công ty Giày Phú Lâm, của Hội đồng quản trị, nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể CBCNV trong xí nghiệp và sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của công ty TMC nên hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, góp phần trong thành tích chung của công ty. Năm 2002 xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như: Mẫu mới, mẫu khó làm rất nhiều, đơn giá không tăng, thiếu một số máy móc chuyên dùng. Đơn hàng không nhiều, chuẩn bị nguyên liệu thiếu đồng bộ, về chậm song phải giao hàng gấp, nên phải giãn ca, thêm giờ nhiều. Lao động biến động, xáo trộn, khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, năng suất lao động càng thấp. Song xí nghiệp đã cố gắng vượt lên, khắc phục khó khăn, hoàn thành kế hoạch được giao, thể hiện ở một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Sản xuất: 2692015 đôi đạt 105,36 % kế hoạch Xuất khẩu: 2692134 đôi đạt 107,69 % kế hoạch Giá trị SXCN: 94224,7 triệu đồng đạt 107,69 % kế hoạch Doanh thu: 26556,2 triệu đồng đạt 110,69% kế hoạch Đánh giá chung: Qua bảng báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh thấy rằng xí nghiệp đã đạt được một số kết quả trong hoạt động sản xuất kinh trên các mặt: - Về giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu: Tuy % giá trị sản suất công nghiệp thực hiện giảm từ 108,28% (năm2000) xuống còn 107,69% (năm 2002) tức giảm 0,59%, về mặt tuyệt đối giảm từ 94742 Trđ (năm 2000) xuống 94224,7 Trđ, tức giảm 517,3 Trđ, nhưng tổng doanh thu tăng từ 24039Trđ(năm 2000) lên 26566,2Trđ (năm 2002) tức là tăng lên 2527,2 Trđ - Tổng số lao động và thu nhập bình quân: Tổng số lao động tăng từ 1800 lao động (năm 2000) lên 2010 lao động (năm 2002) trong khi đó thu nhập bình quân đầu người tăng từ 550000đ (năm 2000) lên 590000đ (năm 2002), số lao động tăng, tiền lương bình quân cũng tăng, điều đó chứng tỏ uy tín của xí nghiệp trên thị trường ngày càng tăng, đồng thời cũng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tạI Xí nghiệp giày phú hà: Thực hiện công tác tạo động lực tại xí nghiệp: Tạo động lực cho người lao động thông qua tiền lương: 1.1. Lựa chọn hình thức và điều kiện trả lương: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, xí nghiệp đã lựa chọn áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm: Xí nghiệp tiến hành khoán sản phẩm cho từng bộ phận riêng lẻ và hàng ngày có theo dõi, kiểm tra chặt chẽ sản lượng của từng bộ phận thông qua báo cáo sản lượng hàng ngày. Số sản phẩm vượt khoán sẽ được tính với đơn giá bằng 150% đơn giá của sản phẩm khoán. Trả lương theo hình thức sản phẩm khoán như vậy có tác dụng tích cực đối với sản xuất, làm cho người công nhân quan tâm đến thành quả lao động của mình từ đó mà nâng cao được năng suất lao động, đồng thời làm cho tiền lương phản ánh trực tiếp số lượng và chất lượng lao động của mỗi người. Thực hiện trả lương theo khoán sản phẩm làm cho công nhân thấy rõ giá trị của lao động có kỹ thuật, tác dụng của phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, do đó thúc đẩy công nhân hăng hái thi đua học tập nâng cao kỹ năng tay nghề để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của trình độ khoa học kỹ thuật. Thực hiện trả lương theo sản khoán phẩm đòi hỏi công việc tổ chức và quản lý sản xuất, tổ chức và quản lý lao động phải được tiến hành một cách chặt chẽ và nghiêm túc, vì vậy đã thực sự thúc đẩy công tác cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý sản xuất, quản lý lao động ngày càng tiến bộ. Để quản lý lao động về mặt số lượng, Xí nghiệp đã sử dụng sổ danh sách lao động. Danh sách lao động do phòng tổ chức lập, nhằm nắm chắc tình hình biến động, phân bổ, sử dụng lao động hiện có của xí nghiệp. Đồng thời, Xí nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động để quản lý về mặt số lượng và chất lượng lao động, về việc thực hiện chế độ đối với người lao động. Bên cạnh đó, Xí nghiệp còn sử dụng bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, trong đó có ghi rõ có ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ việc của từng người lao động. Bảng chấm công được để ở nơi công khai để mọi công nhân viên có thể theo dõi thời gian lao động của mình, đồng thời cũng biết được thời gian lao động của các thành viên khác. Cuối tháng bảng chấm công này được lấy làm căn cứ để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, từng tổ sản xuất. Để theo dõi kết quả lao động, Xí nghiệp đã sử dụng báo cáo nhân sự được tập hợp hàng ngày. Phòng tổ chức nhận báo cáo lao động hàng ngày để theo dõi sự biến động và sản lượng sản xuất được trong ngày được ghi vào bảng theo dõi sản lượng. Cuối tháng tổng hợp sản lượng cho từng bộ phận làm căn cứ tính lương cho từng bộ phận. Tuy vậy, Xí nghiệp còn gặp một số khó khăn trong việc đảm bảo điều kiện trả lương. cụ thể là công tác thống kê sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo tính chính xác và tính công bằng của tiền lương thì đòi hỏi công tác thống kê sản phẩm phải được tiến hành một cách chặt chẽ, muốn vậy thì việc khoán sản phẩm phải được thực hiện tới từng người lao động. Nhưng do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là số lượng của một mã hàng không nhiều lại thay đổi liên tục nên xí nghiệp mới chỉ khoán đến từng tổ sản xuất và dựa vào kết quả bình bầu A-B-C trong tổ để xác định hệ số của từng người cụ thể. Cũng chính vì vậy mà công tác định mức để đưa ra đơn giá sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Xí nghiệp chỉ có thể đưa ra định mức đơn giá cho từng nhóm sản phẩm trong từng công đoạn dựa trên việc cân đối đơn gía trong hợp đồng gia công và hao phí lao động. 1.2. Cách chia lương của xí nghiệp: Đối với bộ phận gián tiếp: Tiền lương gồm hai phần: Tiền lương tính theo quá trình công tác và tiền lương phân phối theo lao động: Tiền lương theo quá trình công tác (lương cấp bậc) được tính như sau: Trong đó: : Là tiền lương cấp bậc của người thứ i. : Là hệ số lương cơ bản hiện xếp của người thứ i. : Là mức tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành. Tiền lương phân phối theo lao động được tính như sau: + Tính hệ số trượt: Trong đó: : Là hệ số trượt. : Là hệ số lương theo chức danh của mỗi viên chức : Là tổng quỹ lương phân phối theo lao động. Trong đó: : Tổng quỹ lương dành cho cán bộ quản lý : Là tổng quỹ lương cấp bậc Ví dụ: Vào tháng 01 năm 2003 Tổng quỹ lương của cán bộ quản lý là: 28697834 Tổng tiền lương cấp bậc là: T1=11576800 đồng. T2= 28697834 – 11576800 =17121034 đồng. Tổng các tích ngày công x hệ số lương theo chức danh là: 1037,92. HTr = 17121034:1037,92 = 16496. + Lương theo lao động của mỗi cá nhân viên chức là: Trong đó: : Là tiền lương phân phối theo lao động của người thứ i. :Là ngày công thực tế của người thứ i: Trong đó: : Là số ngày công gồm cả giờ làm thêm. : Là số ngày công trong tháng. : Là tổng số giờ làm thêm trong tháng. Như vậy tiền lương thực lĩnh là: Ví dụ: Lương của bộ phận văn phòng tháng 01 năm 2003 được tính như sau: (Xin xem số liệu ở bảng 5 trang 44). Tổng quỹ lương dành cho cán bộ quản lý: 45990500 đồng T1= 7837700 đồng T2= 45990500 – 7837770 = 28152800 đồng. HTr = 28152,8 : 1941,57 = 14,5 Cách tính lương này vừa khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ để tăng phần lương cấp bậc, vừa khuyến khích người lao động tích cực làm việc để tăng phần lương phân phối theo lao động. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất: Tiền lương của bộ phận này được tính theo hình thức lương khoán sản phẩm tập thể. Căn cứ vào bảng chấm công, báo cáo nhân sự, bảng tổng hợp sản lượng thì tiền lương được tính theo công thức: Trong đó: : Là hệ số của cá nhân thứ i Trong đó: : Là hệ số A- B- C: Loại A tương ứng với hệ số: 1,10. Loại B tương ứng với hệ số: 1,00. Loại C tương ứng với hệ số: 0,90. : Là tổng quỹ lương sản phẩm bộ phận = Sản lượng x Đơn gía Ví dụ: Bộ phận đóng thùng ( Tháng 03/2003): Tổng quỹ lương: 4851200 đồng. Tiền lương của từng công nhân đựơc chia như sau: Bảng 6: Bảng chia lương tháng 03/ 2003 của bộ phận đóng thùng. STT Họ và tên Ngày công Hệ số lương Hệ số ABC Hệ số cá nhân Lương tháng 1 Nguyến Thị Thuỷ 21,31 1,58 0,90 30,30 554100 2 Dư Viết Hằng 25,81 1,50 1,10 42,59 778800 3 Vương Huy Hợi 26,93 1,60 1,00 43,09 788000 4 Đỗ Xuân Nghị 25,93 1,58 0,90 36,87 674200 5 Nguyễn Hồng Hạnh 26,25 1,58 1,10 45,62 834200 6 Trần Thị Thuỷ 17,37 1,78 0,90 27,83 508900 7 Nguyễn Mạnh Hà 24,68 1,58 1,00 38,99 713000 Tổng cộng 168.29 265,29 4851200 Nguồn: Trích bảng lương tháng 03/2003 của bộ phận trực tiếp sản xuất của Xí nghiệp giày Phú Hà. Theo cách chia lương này thì tiền lương của từng người trực tiếp sản xuất phụ thuộc vào 4 yếu tố: Thứ nhất, kết quả lao động của cả tổ, nếu mọi người trong tổ cùng cố gắng làm được nhiều sản phẩm thì mức tiền lương của mỗi người sẽ được nâng lên. Nó sẽ thúc đẩy mọi thành viên trong tổ hăng hái làm việc, đồng thời thúc đẩy người tổ trưởng có tinh thần trách nhiệm hơn với tổ, tìm mọi cách để nâng cao mức sản lượng của tổ. Thứ hai, số ngày công của từng người lao động, số ngày công cao sẽ đẩy tiền lương lên cao, nó khuyến khích người lao động chăm chỉ làm việc. Thứ ba, hệ số lương của từng thành viên, hệ số lương này khuyến khích người lao động tích cực học tập nâng cao tay nghề, trình độ để có hệ số lương cao hơn. Thứ tư, Hệ số ABC, hệ số này được xác định từ kết quả bình bầu của cả tổ, những thành viên nào chấp hành kỷ luật tốt, có tay nghề cứng, làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng đảm bảo thì sẽ nhận được hệ số cao. Nhận xét: Mỗi một doanh nghiệp có một điều kiện sản xuất kinh doanh khác nhau mang tính chất đặc trưng của ngành sản xuất. Do đó mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình phương pháp tính lương cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Xí nghịêp giày Phú Hà là một doanh nghiệp Nhà nước, sản phẩm chủ yếu là giày nữ xuất khẩu. Lao động của Xí nghiệp phần lớn là lao động gia công. Cho nên đối với bộ phận trực tiếp sản xuất được tính lương theo hình thức khoán sản phẩm tập thể, mức tiền lương của mỗi người lao động trong tổ được tính căn cứ vào nhiều yếu tố như: ngày công, mức độ phức tạp công việc, ý thức trong lao động điều này đã thúc đẩy người lao động phấn đấu về nhiều mặt. Còn đối với bộ phận gián tiếp sản xuất, tiền lương được chia thành hai bộ phận chính: lương cấp bậc và lương phân phối theo lao động. Cách tính lương này vừa khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ, vừa khuyến khích người lao động tích cực làm việc đủ ngày công. Ngoài ra người cán bộ điều hành sản xuất của xí nghiệp còn được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm theo quy định, khoản phụ cấp này có tác dụng khuyến khích cán bộ quản lý điều hành sản xuất có tinh thần trách nhiệm cao đối với tập thể, đối với công việc, chịu khó tìm tòi những phương pháp quản lý mới có hiệu quả. 1.3. Mức tiền lương Để thấy rõ vai trò của mức tiền lương và thu nhập trong việc tạo động lực cho người lao động thì phải so sánh được những chỉ tiêu có liên quan đến tiền lương và thu nhập dựa trên số liệu thu thạp được trong mọt số bảng dưới đây. Bảng 7: Mức tiền lương và thu nhập bình quân tháng tại xí nghiệp giày Phú Hà Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tiền lương bình quân tháng (1000 đ) 420,00 480,00 455,00 Thu nhập bình quân tháng (1000 đ) 550,00 679,00 590,00 Tỷ trọng tiền lương trong thu nhập (%) 76,36 70,69 77,12 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giày Phú Hà Bảng 8: Mức lương và thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước Năm Chỉ tiêu 2000 2001 Tiền lương bình quân tháng (1000 đ) 835,03 932,41 Thu nhập bình quân tháng (1000 đ) 1.251,16 1.441,23 Tỷ trọng tiền lương trong thu nhập (%) 66,74 64,70 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp về tiền lương và việc làm năm 2001 – Bộ LĐTB – XH So sánh mức tiền lương và thu nhập bình quân tháng của người lao động tại Xí nghiệp giày với mức tiền lương và thu nhập bình quân tháng của người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước thì thấy rõ rằng mức tiền lương và thu nhập bình quân của xí nghiệp thuộc vào loại thấp. Nếu chỉ so sánh về mặt tuyệt đối, riêng lẻ về mức tiền lương và thu nhập thì chưa thấy được vai trò của nó. Chính vì vậy, cần phải sánh mức tiền lương và thu nhập trong mối tương quan với chi tiêu bình quân đầu người trong hộ gia đình Bảng 9: Chi tiêu và thu nhập bình quân đầu người/tháng Chỉ tiêu Hộ gia đình Chung Thu nhập thấp Thu nhập trung bình Thu nhập cao Thu nhập/đầu người (1000đ) Chi tiêu/đầu người (1000đ) Thu nhập/chi tiêu/đầu người (%) 576,61 673,8 85,58 222,8 450,8 49,42 444,3 610,29 72,80 1403 1125 124,1 Nguồn: Theo số liệu từ cuộc điều tra KTQD năm 2000 Từ kết quả của cuộc điều tra KTQD 2000 cho thấy mức chi tiêu bình quân đầu người của những hộ gia đình có thu nhập thấp là 450.800đ/đầu người. Những hộ có thu nhập thấp thường là những hộ nằm trong khu vực nông nghiệp. Trong khi đó lao động của xí nghiệp chủ yếu là con em nông dân, xí nghiệp đặt trên địa bàn nông thôn nên mức chi tiêu của những người lao động chỉ ở mức 450.800đ/đầu người trong khi đó thu nhập bình quân đầu người của họ là 550.000đ/tháng/người, do đó tỷ lệ thu nhập trên chi tiêu/đầu người = 550.000đ/450.800đ = 122%. Sở dĩ có thể đưa ra tỷ lệ này là do: giá cả các mặt hàng phục vụ sinh hoạt trên thị trường nông thôn thường thấp hơn so với thị trường chung, đồng thời phần lớn người lao động làm việc tại Xí nghiệp tuổi đời vẫn còn trẻ, chưa xây dụng gia đình nên họ chưa phải đảm bảo cuộc sống cho cả một gia đình, nếu có điều kiện họ chỉ dành cho tích luỹ. Tỷ lệ này là tương đối cao so với các hộ có thu nhập thấp (các hộ ở vùng nông thôn). Như vậy, khi so sánh về mặt tuyệt đối thì TNBQ của người lao động tại Xí nghiệp thấp hơn nhiều so với mức TNBQ chung của các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng khi so sánh về mặt tương đối thì thu nhập của người lao động trong xí nghiệp đã đáp ứng được cuộc sống của họ và còn có khả năng tích luỹ, chính vì thế họ nhận thấy họ có thể đảm bảo cộc sống của bản thân họ và gia đình họ khi làm việc tại Xí nghiệp từ đó đã tạo nên động lực thúc đẩy họ làm việc, gắn bó với xí nghiệp. Tạo động lực thông qua các hình thức tiền thưởng. Cùng với tiền lương, tiền thưởng cũng đóng vai trò là lợi ích vật chất kích thích người lao động. Để khuyến khích công nhân quan tâm hơn nữa đến kết quả lao động của mình, ra sức thi đua sản xuất, tăng năng suất lao động thì cần thiết phải kết hợp chế độ trả lương theo sản phẩm và chế độ tiền thưởng. Nguồn tiền thưởng: Nguồn tiền thưởng là những nguồn dùng để thanh toán tiền thưởng cho người lao động. Nguồn tiền thưởng rất phong phú, nó bao gồm rất nhiều nguồn khác nhau như từ quỹ tiền thưởng do nhà nước phân bổ trong quỹ lương kế hoạch hàng năm, từ lợi nhuận của công ty, từ quỹ lương tiết kiệm tương đối do hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh,Để đảm bảo thanh toán đúng, đủ tiền thưởng cho người lao động thì Xí nghiệp đã xác định một cách rõ ràng nguồn tiền thưởng cụ thể: Xí nghiệp trích 25% lợi nhuận sau thuế, 50% quỹ tiết kiệm do hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất để thành lập quỹ khen thưởng. Đồng thời hàng năm Xí nghiệp còn lập kế hoạch quỹ tiền thưởng và chỉ sử dụng quỹ tiền thưởng vào mục đích thưởng, không sử dụng vào mục đích khác. Các hình thức tiền thưởng: Do Xí nghiệp trả lương theo hình thức khoán sản phẩm nên những hình thức tiền thưởng mà Xí nghiệp áp dụng chủ yếu là thưởng năng suất, thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu: - Thưởng vượt khoán tháng cho tất cả công nhân viên Bộ phận nào có sản lượng trong tháng vượt mức sản phẩm khoán của bộ phận đó nhưng vẫn đảm bảo đúng qui cách, chất lượng đảm bảo, tiết kiệm nguyên vật liệu thì số sản phẩm vượt khoán đó được tính với đơn giá bằng 150% đơn giá sản phẩm trong mức khoán, đồng thời còn được xí nghiệp xem xét thưởng với mức tiền thưởng tuỳ theo số sản phẩm vượt khoán nhưng không quá 200% đơn giá sản phẩm. Hình thức thưởng này có tác dụng khuyến khích công nhân hăng hái thi đua sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, đẩy nhanh tiến độ sản xuất chung của toàn xí nghiệp, có như vậy mới đảm bảo giao hàng đúng thời hạn. Thưởng chuyên cần cho công nhân may Phân xưởng may là khâu trọng yếu trong dây chuyền sản xuất của xí nghiệp. Trong phân xưởng may có rất nhiều công đoạn khó đòi hỏi công nhân phải có tay nghề vững, có tính kiên trì cao, do đó thời gian đào tạo dài. Chính do tầm quan trọng của phân xưởng may nên xí nghiệp đặc biệt quan tâm, cụ thể là Xí nghiệp đã có hình thức thưởng riêng cho phân xưởng may, đó là thưởng công nhân ngồi máy may chuyên cần, vói mức thưởng là 50000đ/ 1 CN/ 1tháng. Ví dụ: Bảng 10: Bảng tiền thưởng công nhân ngồi máy chuyên cần phân xưởng may tháng 01 năm 2003 – Tổ may 8. STT Họ và tên Mã số Tiền lĩnh 1 Dương thị tâm 1836 50000 2 nguyễn thị vân 2178 50000 3 trịnh thị lan 3184 50000 4 vũ thị bích vân 0091 50000 5 nguyễn thị kim liên 0144 50000 6 phùng thị toàn 1603 50000 7 vũ thị nương 2272 50000 8 đặng thị hằng 2760 50000 9 nguyễn thị hoa 3187 50000 10 Phạm thị hồng thuý 1494 50000 11 lê thị thu thuỷ 3941 50000 12 lê thị loan 2512 50000 Nguồn: Tài liệu Phòng tổ chức hành chính Hình thức thưởng này thể hiện sự quan tâm của xí nghiệp đối với phân xưởng may tuy không lớn lao nhưng nó rất có ý nghĩa đối với công nhân phân xưởng may, nó vừa có tác dụng động viên về mặt vật chất vừa động viên về mặt tinh thần bởi người lao động luôn luôn mong muốn được sự quan tâm từ phía tổ chức. Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0033.doc
Tài liệu liên quan