Đề tài Thực trạng công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình

Chương II 47

Thực trạng công tác thống kê đất đai tạI huyện đông hưng tỉnh thái bình 47

I. Tổng quan về tình hình thống kê đất đaI ở nước ta. 47

1. Quy định của nhà nước về thống kê đất đai 47

2. Tình hình thống kê đất đai ở nước ta những năm qua 51

II. ĐIều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện đông hưng tỉnh thái bình. 55

1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 55

1.1. Điều kiện tự nhiên 55

1.2. Các nguồn tài nguyên 58

1.3. Cảnh quan môi trường 61

2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. 61

2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 61

2.1.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế. 61

2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. 62

2.3. Dân số, lao động và việc làm. 66

III. Thực trạng công tác thống kê quỹ đất đai tạI huyện đông hưng tỉnh thái bình. 67

1.Thực trạng thống kê tổng diện tích tự nhiên 67

2.Thực trạng thống kê đất đai theo mục đích sử dụng 67

3. Thực trạng thống kê đất đai theo đối tượng sử dụng 77

4. Thực trạng thống kê đất đai theođơn vị hành chính hành chính: 79

5. Thực trạng thống kê đất đai theo hạng đất và thổ nhưỡng: 83

IV. Thực trạng thống kê biến động đất đai tạI huyện đông hưng tỉnh thái bình 84

1.Đất nông nghiệp 84

2. Đất lâm nghiệp: 85

3.Đất chuyên dùng: 85

4. Biến động đất ở 86

5.Biến động đất chưa sử dụng 86

V. Thực trạng tổ chức công tác thống kê và báo cáo thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh TháIBình: 88

VI. Đánh giá chung 89

1. Những mặt làm được: 89

2. Những tồn tại và nguyên nhân: 90

3. Những bài học rút ra: 93

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6,1%); Giá trị sản xuất ngành thương mại và dịch vụ tăng 9,1% (tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 8,45%). Cơ cấu kinh tế năm 2000 của Huyện như sau: Ngành nông nghiệp chiếm 63,9%; Ngành CN-XDCB chiếm 19,8%; Ngành thương mại - dịch vụ chiếm 16,3%. Giá trị sản xuất bình quân/đầu người năm 2000 đạt 3,9 triệu đồng, tăng hơn 0,3 triệu đồng/người/năm so với năm 1995. Giá trị sản xuất/1 ha canh tác năm 2000 đạt 28,7 triệu đồng/ha. 2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. a. Giao thông. Diện tích giao thông của huyện hiện nay là 875,5 4ha, chiếm 27.74% tổng diện tích đất chuyên dùng toàn huyện. Hệ thống giao thông đường bộ huyện khá phát triển, có 35 km đường quốc lộ, 11 km đường tỉnh lộ, các tuyến đường huyện dài 101 km,; Đường giao thông nông thôn dài 514 km, trong đó đã láng nhựa 2 km, bê tông + gạch vỉa được 212 km. Cầu có chiều dài 15 - 30m có 8 cái, cầu có chiều dài 2 - 10m có 37 cái. Chiều rộng của hai tuyến Quốc lộ 10 và 39 là 9 m, phần lớn mặt đường đã bị xuống cấp. Các tuyến đường huyện của Đông Hưng được xây dựng sớm so với các huyện trong Tỉnh. Hầu hết được xây dựng vào năm 1992 và 1993. Kết cấu mặt đường dày 12 - 15 cm, không có lớp móng, nền đường trũng, bị ngập nước khi mưa lớn. Bề rộng mặt đường của các tuyến phổ biến là 3m nên các phương tiện không chuyển làn được. Mặt khác, trong những năm qua, các phương tiện giao thông phát triển ồ ạt, phần lớn các phương tiện quá tải vào tuyến hoạt động làm phát sinh ổ gà, rạn nứt mặt nhựa, phá huỷ mặt đường. Các tuyến đường xã xây dựng vào năm 1990, chủ yếu vào năm 1991 - 1993, nền đường rộng từ 3,5 - 4m, mặt đường rộng từ 1,8 - 2,5m, không có lớp móng. Các phương tiện như công nông qua lại không chuyển làn được gây ra tải trọng trùng phục lún hai vệt bánh xe, làm hỏng đường. Bến bãi của Đông Hưng gồm 13 bến, phục vụ trung chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá từ các sông lên. Có 17 bến đò, trong đó trên sông Trà Lý có 8 bến, sông Diêm hộ có 5 bến và sông Tiên Hưng có 4 bến. Nhìn chung, các bến đò đang ở trong tình trạng trung bình. b. Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi của huyện Đông Hưng nằm trong hệ thống thuỷ lợi Bắc Thái Bình. Nước trong hệ thống phụ thuộc vào sông Trà Lý, sông Luộc, sông Hồng và triều biển, lượng mưa và sự vận hành của hệ thống. Đông Hưng có 179 km sông lớn nhỏ, các tuyến lớn như Tiên Hưng 28,5 km, Sa Lung 18,2 km, Thống Nhất 16,8 km. Kênh rạch gồm kênh nổi sau cống (Hậu Thượng, Bến Hộ, Cống Lấp, cống 39 và kênh nổi Sa Lung) và kênh tưới sau trạm bơm với 970 km kênh chính và 580 km kênh mặt ruộng. Trạm bơm điện có 261 trạm, trong đó trạm lớn như Hậu Thượng (20 x 1000 m3/h), Cống Lấp (4 x 4.000 m3/h), Sa Lung (20 x 1.000 m3/h), trong đó Xí nghiệp Thuỷ nông Đông Hưng khai thác quản lý 66 trạm, số còn lại do các xã, hợp tác xã quản lý khai thác. Cống dưới đê có 8 cống chìm: Hậu Thượng, Đồng Cống, Đồng Bàn, Bến Hộ, Sa Lung, Quan Hoả, Ba Chín, Thuyền Quan và 3 cống nổi: Cống xả trạm bơm Hậu Thượng, Cống Lấp và Sa Lung. Cống nội đồng có 82 cống đập lớn: Hàng Tích, Đập Vạm, K35, K36, Âu, Vĩnh Ninh… và hàng trăm cống đập nhỏ khác. Sông ngòi của Đông Hưng cũng như trong hệ thống thuỷ nông Bắc Thái Bình đều trong tình trạng nông và không đủ mặt cắt dẫn, tháo nước. Nhiều tuyến sông hàng chục năm chưa được nạo vét, cùng với các hoạt động lấn chiếm dòng chảy như móng nhà, móng cầu, đập đất làm ách tắc dòng chảy dẫn đến chuyển tải nước chậm, đầu nước bị tổn thất, tưới tiêu tự chảy kéo dài thời gian tưới tiêu và tăng điện năng tiêu thụ cho việc bơm tát. Cống dưới đê qua hàng chục năm khai thác đã khẳng định được các cống lấy nước đủ năng lực cấp nước cho toàn huyện quanh năm (kể cả khi mực nước bình thường cũng như khi nước kiệt). Các tuyến kênh mặt ruộng ít ảnh hưởng đến hiệu quả tưới, kênh chính đến năm 2000 mới có gần 30 km kênh được kiên cố hoá, còn lại là kênh đất. c. Xây dựng cơ bản. - Điện: Hệ thống điện có nhiều trạm biến thế, tiêu thụ với tổng công suất 10.513 KVA. Ngoài ra còn có trạm trung chuyển Long Bối 20.000 KVA. Toàn huyện có 19 km đường dây 110 KV, 36 km đường dây 35KV và 130 km đường dây 10 KV, bình quân 625m/1km2 và 505 KVA/km2. 100% điểm dân cư có điện và 95% số hộ trên địa bàn huyện dùng điện. d. Giáo dục. Hệ thống trường lớp của huyện gồm có: - 2 trung tâm giáo dục: Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Kỹ thuật Hướng nghiệp dạy ngề. - 5 trường cấp III đặt tại các xã: Thăng Long, Đông á, Mê Linh và thị trấn, trong đó có 1 trường bán công. - Trường trung học cơ sở: 45/46 xã có trường THCS. - Trường tiểu học: 46/46 xã có trường tiểu học. - Trường mầm non: 45/46 xã có trường mầm non. Cơ sở vật chất cho ngành giáo dục như sau: - Trung tâm: Có 1 trung tâm/2 trung tâm có nhà cao tầng. - Khối PTTH có 4 trường có nhà cao tầng/5 trường. - Trung học cơ sở: Có 10 trường có nhà cao tầng /45 trường. - Tiểu học: Có 30 trường có nhà cao tầng. Tổng số phòng học có 1.436 phòng, trong đó mầm non: 507 phòng, tiểu học: 471 phòng, THCS: 334 phòng, PTTH: 116 phòng, trung tâm giáo dục thường xuyên: 8 phòng. Tổng số giáo viên của huyện là 1953, số học sinh năm học 2000 - 2001 là 50.018 học sinh. Về cơ bản, cơ sở vật chất cho ngành giáo dục vẫn nghèo nàn, lạc hậu. Một số trường xây dựng lâu nên đang xuống cấp. e. Y tế. Mạng lưới cơ sở vật chất của ngành y tế huyện Đông Hưng gồm 1 bệnh viện đa khoa Đông Hưng có 130 giường bệnh, đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện có 62 bác sĩ, 27 y sĩ, 36 y tá và 72 nhân viên hộ lý. Bệnh viện có 6 nhà kiên cố, trong đó có 4 nhà 2 tầng (2 nhà đã xuống cấp), có 2 nhà mái bằng 1 tầng. Trang thiết bị y tế gồm: 2 máy X quang, 1 máy siêu âm, 1 máy điện tim và 1 máy xét nghiệm nước tiểu 10 chức năng. Mạng lưới trạm y tế cấp xã: 45/46 xã, thị trấn của huyện đã có trạm y tế. Số giường bệnh là 120, trong đó mới có 32 trạm có đủ 4 phòng kỹ thuật, có 21 bác sĩ, 10 y tá và 136 y sĩ. Có 36 trạm là nhà mái bằng, 4 trạm là nhà cấp 4. Các hoạt động y tế hàng năm đều được triển khai tích cực, đồng bộ. Các chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, công tác khám, chữa, điều trị bệnh và hành nghề y dược được quản lý chặt chẽ và quán triệt thường xuyên, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khoẻ người bệnh. Công tác an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường được quan tâm thoả đáng. g. Thể dục thể thao. 5 năm gần đây công tác thể dục thể thao có nhiều đổi mới. Phong trào TDTT từng bước được mở rộng dưới nhiều hình thức, nhiều môn thể dục thể thao dân tộc đã được khôi phục và phát triển như tổ chức các giải: cầu lông, bóng đá nhi đồng, thiếu niên, giải cờ tướng câu lạc bộ đầu xuân, giải chạy việt dã huyện, giải bóng bàn huyện, giải bơi thiếu niên nhi đồng, giải bóng chuyền toàn huyện, giải võ vật toàn tỉnh... Để thúc đẩy phong trào TDTT phát triển trong thời gian tới cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho ngành mà điều kiện tiền đề là dành một phần quỹ đất cho các sân bóng đá, sân thể thao cho các xã trong huyện. h. Văn hoá. Các hoạt động văn hoá của huyện phát triển mạnh mẽ, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần bài trừ tệ nạn xã hội. Thực hiện nếp sống văn hoá, toàn huyện có 46/46 xã, thị trấn có bản qui định nếp sống văn hoá, 85/153 làng đã soạn thảo qui ước làng văn hoá, việc cưới, việc tang giảm dần hủ tục ăn uống lạc hậu, lãng phí. 70% số hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, trên 60% số gia đình đăng ký được công nhận gia đình văn hoá, 9 làng được UBND Tỉnh công nhận làng văn hoá. Các hoạt động quản lý di tích, lễ hội được duy trì, chấp hành đúng chế độ qui định. Các loại hình nghệ thuật truyền thống đã và đang được khôi phục phát triển như: múa rối nước, hát chèo, múa giáo cờ, giáo quạt, đèn trời, pháo đất, múa kỳ lân sư tử… Một số nơi đã tiến hành tôn tạo di tích lịch sử, viết lịch sử địa phương. i. Nước sạch. Toàn huyện có 2 cơ sở có hệ thống nước sạch tập trung cỡ vừa và có khoảng 10.000 giếng khoan phân tán. 2.3. Dân số, lao động và việc làm. a. Dân số. Dân số Đông Hưng tính đến tháng 9 năm 2000 là 252.600 người, trong đó nam giới chiếm 48,6%, nữ giới chiếm 51,4%. Dân số Đông Hưng thuần nhất là dân tộc kinh. Về cơ cấu dân số: dân số thành thị chiếm 1,3%, dân số nông thôn chiếm 98,7%. Tỷ lệ tăng dân số toàn huyện năm 1995 là 1,16%, chủ yếu là tăng dân số tự nhiên. Nếu so sánh từ năm 1995 đến năm 2000, tỷ lệ tăng dân số mỗi năm giảm 0,034% là một tỷ lệ tăng dân số thấp thuộc các huyện vùng Đồng bằng sông Hồng. Đông Hưng là một huyện đất chật, người đông, có mật độ dân số cao so với các huyện trong Tỉnh. Bình quân 1 xã có 5489 người. Xã có dân số đông nhất là Đông Sơn, có 9713 người, bình quân 1.445 người/km2, xã có dân số thấp nhất là Đông Phong, có 2.813 người, bình quân 1.069 người/km2. Cơ cấu nhân khẩu theo nông nghiệp và phi nông nghiệp: + Nhân khẩu nông nghiệp 234.235 người = 92,7%. + Nhân khẩu phi nông nghiệp 18.365 người = 7,3%. b/ Lao động và việc làm: Lao động trong độ tuổi chiếm 52% tổng nhân khẩu, trong đó lao động thành thị chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lao động toàn huyện (0,1%); Lao động đang làm việc phân theo ngành như sau: Khu vực I là 81%, khu vực II là 8%, khu vực III là 2%, lao động khác 7%. III. Thực trạng công tác thống kê quỹ đất đai tạI huyện đông hưng tỉnh thái bình. 1.Thực trạng thống kê tổng diện tích tự nhiên Theo số liệu thống kê đất đai năm 2001 tổng diện tích tự nhiên là 19677,45 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp là 14619,01ha, chiếm Hiện nay, ở huyện Đông Hưng không có đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng 3156,01 ha chiếm 16,04% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng 218,83 ha chiếm 1,11% tổng diện tích đất tự nhiên Sau đây là biểu thống kê tổng diện tích đất tự nhiên Biểusố1: thống kê Tổng diện tích đất tự nhiên Đơn vị: ha Loại đất Năm 1999 Năm2000 Năm 2001 Ha %So với tổng diện tích tự nhiên Ha %So với tổng diện tích tự nhiên Ha %So với tổng diện tích tự nhiên  Tổng diện tích đất tự nhiên 19677.45 100.00 19677.45 100.00 19677.45 100.00  1. Đất nông nghiệp 14619.01 74.29 14619.21 74.29 14621.81 74.31  2. Đất lâm nghiệp  3. Đất chuyên dùng 3150.6 16.01 3154.55 16.03 3156.01 16.04  4.Đất ở 1678.01 8.53 1678.86 8.53 1680.8 8.54  5. Đất chưa sử dụng 229.83 1.17 224.83 1.14 218.83 1.11 2.Thực trạng thống kê đất đai theo mục đích sử dụng Thống kê đất nông nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp 14621.81 ha, chiếm 74,31% diện tích tự nhiên của huyện - Đất trồng cây hàng năm 13576,42 ha, chiếm 92,85% diện tích đất nông nghiệp. Là một huyện thuộc tỉnh Thái Bình, Đông Hưng có diện tích đất ruộng lúa, lúa màu lớn 13404,41 ha, chiếm 91,67% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: ruộng 2 vụ là 11520,51 ha, ruộng 3 vụ1210,25 ha, ruộng 1 vụ 110,83 ha, đất chuyên mạ là 565,62 ha Đất trồng cây hàng năm khác là 183,01 ha, chiếm 1,25% diện tích đất nông nghiệp (trong đó: Đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm là 138,86 ha; đất chuyên rau là 8,5 ha đất trồng cây hàng năm khác còn lại là 35,65 ha). - Đất vườn tạp 158,01 ha, chiếm 1,08% diện tích đất nông nghiệp, - Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 805,8 ha, chiếm 5,51% diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích chuyên nuôi cá là 579,87 ha phân bố rải rác ở các xã trong huyện và nuôi trồng thuỷ sản khác 225,93 ha chiếm 1,55% diện tích đất nông nghiệp. - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 5,71 ha, chiếm 0,04% diện tích đất nông nghiệp. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong huyện mà còn có lượng thóc hàng hóa đáng kể lưu thông trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên việc sử dụng đất nông nghiệp chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong sản xuất nông nghiệp mới chỉ tập trung chủ yếu vào cây lương thực, nhất là cây lúa, các loại cây trồng khác chưa được chú trọng. Cây lúa là cây chủ lực của huyện cho năng suất cao, bình quân đạt 12 tấn/ha, hệ số sử dụng đất canh tác đạt 2,14 lần. Ngoài cây lúa một số loại cây khác như khoai tây, cói, đay, cây ăn quả và một số loại cây rau màu thực phẩm đã được xác định là thích hợp với đất đai của huyện và cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên mới chỉ phát triển tự phát chưa được quy hoạch thành vùng cụ thể. Sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng như lâu dài luôn là ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả đất nông nghiệp và bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với từng loại đất sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Dưới đây là biểu thống kê diện tích đất nông nghiệp huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình năm 2001: Biểu 2: Thống kê diện tích đất nông nghiệp Đơn vị:Ha Loại đất Năm 1999 Năm2000 Năm 2001 Ha %So với tổng diện tích tự nhiên Ha %So với tổng diện tích tự nhiên Ha %So với tổng diện tích tự nhiên Tổng diện tích đất nông nghiệp 14619.01 100.00 14619.21 100.00 14621.81 100.00 1. Đất trồng cây hàng năm 13595.29 92.86 13575.12 92.86 13576.42 92.85 1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu 13384.24 91.61 13392.94 91.61 13404.41 91.67 1.1.1- Ruộng 3 vụ 1201.01 8.23 1203.71 8.23 1210.25 8.28 1.1.2- Ruộng 2 vụ 11512.12 78.77 11515.56 78.77 11520.51 78.79 1.1.3- Ruộng 1 vụ 106.99 0.75 109 0.75 110.83 0.76 1.1.4- Đất chuyên mạ 564.12 3.86 564.67 3.86 565.62 3.87 1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 211.05 1.25 182.18 1.25 183.01 1.25 1.2.1- Đất chuyên màu và cây CN hàng năm 170.2 0.95 138.42 0.95 138.86 0.95 1.2.2-. Đất chuyên rau 6.34 0.06 8.22 0.06 8.5 0.06 1.2.4- Đất trồng cây hàng năm khác còn lại 34.51 0.24 35.54 0.24 35.65 0.24 2. Đất vườn tạp 147.25 1.08 157.25 1.08 158.01 1.08 3. Đất trồng cây lâu năm 65.98 0.52 75.35 0.52 75.87 0.52 3.1. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 0.27 0.00 0.27 0.00 0.27 0.00 3.2. Đất trồng cây ăn quả 17 0.13 18.31 0.13 18.41 0.13 3.3. Đất trồng cây lâu năm khác 33.89 0.25 35.86 0.25 35.99 0.25 3.4. Đất ươm cây giống 14.74 0.14 20.91 0.14 21.2 0.14 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 4.69 0.04 5.69 0.04 5.71 0.04 4.1. Đất trồng cỏ 0.00 0.00 0.00 4.2. Đất cỏ tự nhiên cải tạo 4.69 0.04 5.69 0.04 5.71 0.04 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 805.8 5.51 805.8 5.51 805.8 5.51 5.1. Chuyên nuôi cá 579.87 3.97 579.87 3.97 579.87 3.97 5.3. Nuôi trồng thuỷ sản khác 225.93 1.55 225.93 1.55 225.93 1.55 b. Thống kê đất lâm nghiệp: Là một huyện đồng bằng đặc biệt lại thuộc tỉnh Thái Bình nên diện tích đất lâm nghiệp của huyện hầu như không đáng kể. Năm 1990 diện tích đất lâm nghiệp là 4,17 ha đến năm 2001 toàn huyện không có đất lâm nghiệp. c.Thống kê đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng 3156,01 ha, chiếm 16,04% tổng diện tích tự nhiên. Đất chuyên dùng phân bố không đồng đều ở các xã, trong đó: - Đất xây dựng: Diện tích đất xây dựng toàn huyện là 322,99 ha, chiếm 10,23% diện tích đất chuyên dùng. Mức sử dụng đất xây dựng không đồng đều, cao ở thị trấn Đông Hưng; thấp ở các xã: Đất xây dựng được chia ra: + Đất giáo dục đào tạo 69,69 ha, chiếm 2,21% diện tích đất chuyên dùng, trong đó: Khối mầm non có diện tích 9,84 ha, bình quân 8,3m2/HS; khối tiểu học có diện tích 21,81 ha, bình quân 9,1m2/HS; khối trung học cơ sở có diện tích 21,18 ha, bình quân 11,6m2/HS; khối phổ thông trung học có diện tích 5,32 ha. + Đất thể dục thể thao 20,34 ha, chiếm 0,64% diện tích đất chuyên dùng, trong đó sân vận động của huyện có diện tích 2,1 ha, còn lại 18,24 ha là diện tích các sân bóng đá, bóng chuyền của 32/46 xã, thị trấn trong huyện. Hầu hết các sân vận động của ở các xã hiện nay còn đơn giản (nền đất), đất đai sử dụng còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu về thể dục thể thao cho nhân dân trong huyện. + Đất cho sự nghiệp y tế 12,01 ha, chiếm 0,38% diện tích đất chuyên dùng bao gồm 1 bệnh viện đa khoa của huyện 2,68 ha, còn lại là diện tích các trạm y tế của 45/46 xã, thị trấn. Tuy nhiên diện tích đất y tế phân bố không đồng đều ở các xã trong huyện. + Đất trụ sở cơ quan 39,9 ha, chiếm 1,26% diện tích đất chuyên dùng bao gồm toàn bộ diện tích đất trụ sở cơ quan hành chính của huyện và các xã. + Đất công nghiệp 9,66 ha, chiếm tỷ trọng nhỏ 0,31% diện tích đất chuyên dùng trong đó: Công nghiệp quốc doanh có 5 đơn vị (Xí nghiệp may 10, nhà máy kinh doanh thức ăn gia súc, nhà máy chế biến lúa gạo xuất khẩu, xí nghiệp cơ khí nông nghiệp và xí nghiệp ngói Đống Năm) với tổng diện tích 8,08 ha. Công nghiệp ngoài quốc doanh có 4 đơn vị (hai hợp tác xã Đại Đồng, Quang Huy; hai doanh nghiệp tư nhân là Lam Sơn và may Bình Minh) với tổng diện tích 1,3 ha. Ngoài ra còn có các cơ sở TTCN nằm rải rác ở các làng nghề trong huyện, đây là lực lượng sản xuất kinh doanh chính có giá trị sản xuất chiếm tới 80% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện. + Đất kinh doanh dịch vụ thương mại 30,86 ha, chiếm 0,98% diện tích đất chuyên dùng. - Đất giao thông: Đông Hưng là huyện có hệ thống đường bộ tương đối phong phú. Tuy nhiên chất lượng các tuyến đường hiện nay đang bị xuống cấp nhiều đoạn nền đường trũng, rạn nứt mặt nhựa, bề rộng mặt đường trong xã còn hẹp (3 - 4m) gây khó khăn cho việc lưu thông trao đổi hàng hóa và việc đi lại của nhân dân. Hiện tại diện tích đất giao thông toàn huyện là 875,5 4ha, chiếm 27,74% diện tích đất chuyên dùng, bao gồm các tuyến đường sau: + Quốc lộ 10, 39 dài 35 km, diện tích 31,5 ha. + Tỉnh lộ 217 dài 9,5 km, diện tích 5,7 ha. + Đường liên xã có tổng chiều dài 63,2 km, diện tích 37,9 ha. + Đường giao thông nông thôn và giao thông đô thị có tổng diện tích 799,4 ha. + Ngoài ra còn có các công trình giao thông không theo tuyến như bến bãi, cầu cống có tổng diện tích là 1,04 ha. - Đất thủy lợi: Tổng diện tích các công trình thủy lợi trong huyện là 1736,11 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại đất chuyên dùng (55,01%), bao gồm: + Hệ thống kênh mương có tổng diện tích 1636,43 ha. + Hệ thống đê đập 104,55 ha. + Mặt nước chuyên dùng 0,2 ha. Nhìn chung hệ thống thủy lợi của huyện hiện nay đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho khoảng 80% diện tích đất canh tác. Tuy nhiên trong thời gian tới để khai thác tối đa tiềm năng và vị thế của hệ thống thủy nông trong huyện nhằm phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp thì cần phải có biện pháp tu bổ sửa chữa, nâng cấp và xây mới một số công trình cần thiết. - Đất di tích lịch sử văn hóa: Đông Hưng hiện có 302 di tích, trong đó có 14 di tích được Bộ văn hóa thông tin công nhận, chiếm 4,6% và 60 di tích do Sở văn hóa thông tin cấp giấy chứng nhận, chiếm 20% trong tổng di tích hiện có. Tổng diện tích đất của các di tích lịch sử là 6,81 ha, chiếm 0,22% diện tích đất chuyên dùng, được phân bố ở 12 xã trong huyện. - Đất an ninh quốc phòng: Tổng diện tích đất an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện Đông Hưng là 5,26 ha, chiếm 0,17% diện tích đất chuyên dùng, bao gồm các công trình: + Ban chỉ huy quân sự huyện (thị trấn) 0,26 ha. + Khu gia binh (thị trấn) 0,14 ha. + Kho đạn (Đông Phong) 0,63 ha. + Trường quân sự Tỉnh (Đông Phong) 0,88 ha. + Đoàn an dưỡng (Chương Dương) 0,68 ha. + Trường bắn (Chương Dương) 0,37 ha. + Trụ sở công an huyện (thị trấn) 0,33 ha. + Các công trình khác (Đông Phong và Chương Dương) 1,99 ha. - Đất khai thác khoáng sản: Diện tích 1,02 ha, chiếm 0,03% diện tích đất chuyên dùng phân bố ở hai xã Chương Dương và Đông á. - Đất làm vật liệu xây dựng: Chủ yếu là làm gạch, ngói vôi với diện tích 12,36 ha, chiếm 0,39% diện tích đất chuyên dùng phân bố ở 20 xã trong huyện. - Đất nghĩa trang nghĩa địa: Hiện có 195,92 ha, chiếm 6,21% diện tích đất chuyên dùng. Hiện trạng diện tích khá lớn nhưng phân bố rải rác chưa được quy hoạch cụ thể tập trung. Dưới đây biểu thống kê diện tích đất chuyên dùng của huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình Biểu3: Thống kê diện tích đất chuyên dùng Đơn vị:ha Loại đất Năm 1999 Năm2000 Năm 2001 Ha %So với tổng diện tích tự nhiên Ha %So với tổng diện tích tự nhiên Ha %Sovới tổngdiện tích tự nhiên Tổng diện tích đất chuyên dùng 3150.6 100.00 3154.55 100.00 3156.01 100.00 1. Đất xây dựng 322.51 10.24 322.94 10.24 322.99 10.23 1.1- Đất các công trình công nghiệp 9.51 0.30 9.56 0.30 9.66 0.31 1.2- Đất các công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại 30.87 0.98 30.85 0.98 30.86 0.98 1.3- Đất trụ sở cơ quan 39.73 1.26 39.83 1.26 39.9 1.26 1.4- Đất các cơ sở y tế 11.97 0.38 12.00 0.38 12.01 0.38 1.5- Đất trường học 69.61 2.21 69.68 2.21 69.69 2.21 1.6- Đất các công trình thể dục-thể thao 20.29 0.64 20.32 0.64 20.34 0.64 1.7- Đất các công trình xây dựng khác 140.53 4.46 140.70 4.46 140.56 4.45 2. Đất giao thông 875 27.77 875.50 27.75 875.54 27.74 3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 1740.28 55.24 1741.14 55.19 1736.11 55.01 3.1- Kênh, mương 1635.47 51.91 1636.43 51.88 1630.38 51.66 3.2- Đê, đập 104.1 3.30 104.51 3.31 104.53 3.31 3.3- Mặt nước chuyên dùng 0.2 0.01 0.20 0.01 0.2 0.01 4. Đất di tích lịch sử văn hoá 6.42 0.20 6.81 0.22 6.81 0.22 5. Đất quốc phòng an ninh 4.89 0.16 5.24 0.17 5.26 0.17 6. Đất khai thác khoáng sản 1.02 0.03 1.02 0.03 1.02 0.03 7. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 11.91 0.38 12.33 0.39 12.36 0.39 8. Đất nghĩa trang,nghĩa địa 188.57 5.985209 189.57 6.01 195.92 6.21 9. Đất chuyên dùng khác d. Thực trạng thống kê đất ở: Năm 2001 diện tích đất ở toàn huyện là 1680,8 ha, chiếm % tổng diện tích tự nhiên, trong đó: - Đất ở nông thôn 1669,9 ha, chiếm 99,33% diện tích đất ở, bình quân 252m2/hộ và 68m2/người (xã cao nhất là xã Minh Tân và Đông Thọ 334m2/hộ, thấp nhất là xã Chương Dương 169m2/hộ). - Đất ở đô thị 11,2 ha, chiếm 0,67% diện tích đất ở, bình quân 101m2/hộ và 31m2/người. Đất ở đô thị của huyện có 11,2 ha. Nhìn chung cơ cấu xây dựng của thị trấn chủ yếu là các công sở, nhà máy và nhà dân, trong đó khối công sở của các cơ quan nhà nước, trụ sở của các tổ chức kinh tế và các nhà máy xây dựng khá hiện đại, phù hợp với qui hoạch, tuy chưa có những toà nhà cao, tạo dáng hiện đại cho đô thị nhưng hầu hết đều kiên cố và vững chắc. Khối nhà dân đa số cũng xây dựng khá kiên cố nhưng còn có tình trạng tự do bao chiếm đất và không gian công cộng. Khu dân cư nông thôn của Đông Hưng được phân theo địa giới hành chính xã, gồm 45 xã, với 1.500 điểm dân cư. Trung bình mỗi xã có tới 30 điểm dân cư, xã có nhiều điểm dân cư nhất là Liên Giang, tới 97 điểm, ít nhất là xã Đông Phong, có 3 điểm. Các khu dân cư nông thôn của huyện Đông Hưng được phân bố và phát triển trên các nền đất cao ráo, thoáng mát, sự hình thành các điểm dân cư gắn liền với quá trình nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu. Các khu dân cư thường được bao quanh bởi đồng ruộng, thuận tiện cho sản xuất. Các công trình văn hoá phúc lợi công cộng được bố trí ở trung tâm xã và ở các thôn. Các điểm dân cư trong huyện được liên hệ với nhau bởi hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã, liên huyện và hệ thống đường thôn xóm, thuận lợi cho nhu cầu đi lại cũng như sản xuất của nhân dân. Cùng với sự phát triển của thị trấn, nhu cầu phát triển một số cụm kinh tế - xã hội theo hướng qui hoạch vùng là cần thiết, phù hợp với công cuộc hiện đại hoá nông thôn. Chính vì điều này, trong những năm gần đây, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ của Đông Hưng phát triển khá mạnh. Hiện tại Đông Hưng có 12 tụ điểm kinh tế đang trên đà phát triển sẽ trở thành các thị tứ trong thời gian tới, đó là: Tiên Hưng, Chợ Khô, Phố Tăng, Mê Linh, Liên Giang, Châu Giang, Ba Đọ, Đông La, Đống Năm, Gia Lễ, Vô Hối, Đông Xuân. Khối dịch vụ tư nhân khá phát triển, chủ yếu là buôn bán các mặt hàng tiêu dùng, vận chuyển hàng hoá. Phần lớn dân số những cụm này vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm dịch vụ, thương mại. Các khu dân cư đã bắt đầu phát triển, ở một số khu dân cư có cơ sở hạ tầng khá tốt như đường giao thông được nhựa hoá, đường điện và nước sinh hoạt đáp ứng được nhu cầu người dân. Tuy nhiên, kiến trúc không gian khu dân cư còn bất hợp lý, chưa có định hướng và quy hoạch. Việc xây dựng nhà ở hoàn toàn mang tính tự phát, không đảm bảo kiến trúc và mỹ quan. Dưới đây là biểu thống kê diện tích đất ở Biểu4: thống kê diện tích đất ở Đơn vị:ha Loại đất Năm 1999 Năm2000 Năm 2001 Ha %So với tổng diện tích tự nhiên Ha %Sovới tổng diện tích tự nhiên %So với tổng diện tích tự nhiên Ha Tổng diện tích đất ở 1678.01 100.00 1678.86 100.00 1680.8 100.00 Đất ở đô thị 9.78 0.58 10.07 0.60 11.2 0.67 Đất ở nông thôn 1668.23 99.42 1668.79 99.40 1669.6 99.33 Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: Theo số liệu thống kê năm 2001 toàn huyện còn 218,83 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1.1 % tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng 48,95 ha, chiếm 22,37% diện tích đất chưa sử dụng, phân bố rải rác ở 30/46 xã, thị trấn trong huyện. Đất có mặt nước chưa sử dụng 168,96 ha, chiếm 77,21% diện tích đất chưa sử dụng, phân bố rải rác ở 40/46 xã, thị trấn trong huyện. Đất chưa sử dụng khác 0,92 ha, chiếm 0,42% diện tíc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33881.doc
Tài liệu liên quan