Qua phần trên ta đã có những nhận xét, đánh giá sơ bộ về thực trạng công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty CSSV. Cùng với những ưu điểm cần tiếp tục phát huy, Công ty CSSV cần khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng. Từ đó cung cấp thông tin kế toán cho các nhà quản lý đầy đủ, chính xác, rõ ràng hơn. Để có thể khắc phục được những nhược điểm, đưa ra kiến nghị mang tính khả thi, phải căn cứ vào một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Căn cứ vào chế độ kế toán được ban hành: Trên cơ sở chế độ kế toán do bộ tài chính ban hành, tuỳ thuộc vào điều kiện cũng như đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình mà vận dụng cho phù hợp trên cơ sở tôn trọng các chế độ kế toán ban hành.
- Căn cứ vào nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận: Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty nên quan tâm chủ yếu vào những nguyên tắc: nguyên tắc chi phí, nguyên tắc doanh thu thực hiện, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc nhất quán.v.v.Trong hạch toán kế toán việc tôn trọng và vận dụng đúng đắn các nguyên tắc kế toán mới có thể đảm bảo chất lượng cũng như độ tin cậy của các thông tin kế toán.
55 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đại lý tiêu thụ sản phẩm, nhưng về mặt kế toán thì không có phương thức giá bán đại lý, tất cả các đại lý hay chi nhánh đều được coi như khách hàng. Tóm lại, về bản chất kế toán thì hiện nay công ty CSSV chỉ có một phương thức tiêu thụ duy nhất là tiêu thụ trực tiếp.
-Về thời điểm ghi nhận doanh thu và giá vốn: ở công ty mọi trường hàng xuất khỏi kho đều được coi là tiêu thụ và kế toán ghi nhận doanh thu. Vì vậy, đối với đại lý, chi nhánh hay cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm khi chưa tiêu thụ được sản phẩm nhưng công ty đã xuất hàng gửi cho đại lý, chi nhánh thì kế toán vẫn viết Hoá đơn GTGT và ghi nhận doanh thu và phản ánh giá vốn.
-Về chính sách giá cả: Tại công ty Cao Su Sao Vàng, giá bán được xác định dựa trên giá thành thực tế của thành phẩm và sự biến động của thị trường. ở mỗi thời điểm khác nhau, chính sách giá bán ở công ty khác nhau. Chính sách giá bán ở các khu vực khác nhau: Miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra một loại giá và giá thường cao nhất; miền Trung từ Quảng Bình đến Phú Yên một loại giá và Sài Gòn – Miền Nam một loại giá.
-Về giảm giá hàng bán: Thường chỉ áp dụng đối với lốp xe đạp, áp dụng ngay trên hoá đơn và giảm giá 20% giá quy định, thường thì việc này rất hiếm khi xảy ra.
-Đối với hàng hoá bị trả lại: Cuối năm chi nhánh, đại lý hay cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty tiêu thụ không hết, sẽ tiến hành nhập lại kho số hàng tồn. Và hàng này được xem như là hàng bán bị trả lại.
-Về khối lượng sản phẩm sản xuất bán: Việc sản xuất sản phẩm của công ty hiện nay dựa trên các hợp đồng kinh tế ký kết và trên cơ sở đã nghiên cứu thị trường nên hầu như sản phẩm xuất ra đều được tiêu thụ thậm chí ở một số mặt hàng còn không đáp ứng đủ nhu cầu cho khách. Hiện nay công ty đang cố gắng đẩy nhanh khối lượng thành phẩm sản xuất để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
-Về quy cách sản phẩm xuất bán: khi sản phẩm được sản xuất song, bộ phận KCS kiểm tra về quy cách, chất lượng sản phẩm, loại ra các sản phẩm không đủ quy cách, số còn lại nhập kho. Thủ kho phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bảo quản thành phẩm trong kho, tránh trường hợp thành phẩm bảo quản trong kho bị hư hỏng, bảo đảm hàng đến tận tay khách hàng theo đúng chất lượng yêu cầu.
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh của các công ty trong và ngoài nước đòi hỏi công ty Cao Su Sao Vàng phải có biện pháp tổ chức tiêu thụ sao cho thuận tiện và có hiệu quả, nghĩa là được thị trường chấp nhận cả về phương diện giá cả, chất lượng và mẫu mã.
2. Kế toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ.
Như đã biết, công ty Cao Su Sao Vàng có số lượng thành phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại. Vì vậy việc xác định được giá thành thực tế của từng sản phẩm xuất kho là rất phức tạp. Với cách xác định giá thành thực tế thành phẩm xuất kho đã được trình bày ở phần kế toán thành phẩm thì giá vốn của sản phẩm xuất kho chính là giá thành thực tế thành phẩm xuất kho. Việc xác định giá vốn của sản phẩm xuất kho được tiến hành vào cuối tháng. Trong tháng, kế toán chỉ theo dõi được thành phẩm xuất bán về mặt hiện vật.
Giá vốn TP(i) xuất kho trong tháng
Số lượng TP(i) xuất kho trong tháng
Giá thành đơn vị thực tế TP(i) nhập kho trong tháng
X
*Để hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán” và tài khoản 155. Kế toán không sử dụng tk157 vì công ty chỉ có phương thức tiêu thụ trực tiếp.
*Các sổ sách được sử dụng như :
+Thẻ kho và Bảng Nhập-Xuất-Tồn thành phẩm ( tương tự bảng kê 8): mẫu và chức năng của 2 sổ này đã được trình bày trong phần kế toán thành phẩm.
+Sổ chi tiết tiêu thụ: Là sổ kế toán phản ánh chi tiết giá số lượng thành phẩm tiêu thụ, doanh thu, giá vốn, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và đặc biệt xác định kết quả tiêu thụ trong tháng (sổ này sẽ được trình bày chi tiết trong phần kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ).
+ Sổ cái tài khoản 632.
+ Bảng tính giá thành thực tế thành phẩm: Bảng này do bộ phận kế toán giá thành lập và gửi cho kế toán tiêu thụ. Bảng này tính giá thành thực tế thành phẩm nhập kho từ sản xuất của từng loại thành phẩm.
+ Chú ý rằng, kế toán tiêu thụ không dùng NK- CT số 8 và bảng kê số 9.
*Các chứng từ: Căn cứ vào lệnh xuất kho, hoá đơn GTGT, Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra, kế toán xác định số lượng và giá trị sản phẩm xuất bán.
*Phương pháp hạch toán tổng hợp:
- Khi xuất hàng khỏi kho tiêu thụ ngay, gửi bán, giao đại lý hoặc chi nhánh thành phẩm đều được coi là tiêu thụ ngay. Vì vậy kế toán sử dụng tài khoản 632 “giá vốn hàng bán”, không sử dụng TK 157 “hàng gửi bán”.
Căn cứ vào “phiếu xuất kho”, “bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra”, kế toán lấy cột tổng số lượng ghi vào cột số lượng của “Bảng Nhập-Xuất-Tồn kho thành phẩm”, kết hợp với “Bảng tính giá thành thực tế” do bộ phận kế toán giá thành gửi sang, tính ra đựoc tổng giá thành thực tế thành phẩm xuất kho trong tháng và ghi vào cột tổng giá thành (xem phần kế toán tổng hợp thành phẩm- phần cách ghi “Bảng Nhập-Xuất-Tồn kho thành phẩm” ). Và đây chính là giá vốn của hàng xuất bán trong tháng, phản ánh quan hệ đối ứng: Nợ TK 632 và Có TK 155.
- Các trường hợp giảm giá vốn như: Hàng bán bị trả lại, phát hiện thừa trong kiểm kê. Kế toán tiến hành lập “Bảng tổng hợp hàng bán bị trả lại” (xem biểu 19– phần kế toán các khoản giảm trừ doanh thu ) để phản ánh quan hệ: Nợ TK 155 và Có TK 632.
- Từ “Bảng Nhập-Xuất-Tồn kho thành phẩm” và “Bảng tổng hợp hàng bán bị trả lại” vào sổ “ Chi tiết tiêu thụ” cột giá vốn hàng bán và hàng bán bị trả lại (Xem biểu 28 ).
Biểu13 : Bảng tính giá thành thực tế thành phẩm
(Tháng 5 năm 2002)
Đvt: VNĐ
STT
Tên sản phẩm
Sản lượng
Tổng giá thành thực tế
Giá thành đơn vị
1
2
3
Lốp XM 250-174 PRHR1
Săm XM225/250-17 TR4A
Lốp XĐ 650 đỏ
16.767
42.257
208.379
.
656.129.262
458.085.630
2.203.544.835
39.132,18
10.840,47
10.574,7
.
Cộng
10.000.038.471
Cuối tháng, kế toán tổng hợp lập sổ cái cho TK 632: căn cứ vào “Bảng Nhập-Xuất-Tồn kho thành phẩm” vào cột ghi Có TK 155. Căn cứ vào “Bảng tổng hợp hàng bán bị trả lại” và “Sổ chi tiết tiêu thụ” tổng hợp số liệu vào phần cộng có tài khoản 632.
Biểu 14: Sổ cái tài khoản 632
Năm 2002
Số dư đầu kỳ
Nợ : Có:
Ghi Có các TK
Cộng
T1
T5
T12
155
9.664.798.708
....
Cộng Nợ
9.664.798.708
Cộng Có
9.664.798.708
Dư Nợ
Dư Có
Ngày.... tháng..... năm
Người lập sổ Kế toán trưởng
Như vậy giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ được xác định:
Giá vốn hàng tiêu thụ trong tháng
=
Trị giá vốn hàng được coi là tiêu thụ
-
Giá vốn hàng bị trả lại
= 9.664.798.708 – 218.000.000 = 9.446.798.708
3. Kế toán doanh thu tiêu thụ.
Doanh thu tiêu thụ của công ty hiện nay chỉ bao gồm: Doanh thu tiêu thụ trong nước, không có doanh thu xuất khẩu. Để hạch toán Doanh thu tiêu thụ, Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
+ Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng. Tài khoản này được chi tiết thành
5112: Doanh thu bán thành phẩm sản xuất chính
5113: Doanh thu khác
+ Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng
Tài khoản này được sử dụng cho cả trường hợp khách hàng mua trực tiếp, thanh toán ngay và trường hợp hàng bán qua các đại lý.
+ Tài khoản 136: “Phải thu nội bộ”. Mở cho các chi nhánh khi xuất hàng cho các chi nhánh trực thuộc công ty.
+ Tài khoản 155: Thành phẩm.
+ Vì công ty chỉ có một phương thức tiêu thụ trực tiếp nên không sử dụng tài khoản 157: “ Hàng gửi bán”.
* Chứng từ và sổ sách sử dụng:
+ Các chứng từ: Hoá đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng, Hợp đồng kinh tế, giấy đề nghị xuất hàng, lệnh xuất kho...
+ Sổ sách kế toán sử dụng trong phần hành này bao gồm:
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra.
Bảng Nhập-Xuất-Tồn kho thành phẩm: Theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho theo từng loại thành phẩm cả về mặt số lượng và giá trị
Sổ chi tiết tiêu thụ thành phẩm: theo dõi doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ. Đặc biệt phản ánh kết quả tiêu thụ trong kỳ (lãi, lỗ).
Sổ báo cáo chi tiết TK-131 theo từng khách hàng: theo dõi công nợ theo từng khách hàng. Đối với những khách hàng vãng lai, không thường xuyên thì mở chung một sổ; còn đối với những khách hàng truyền thống, thường xuyên thì mỗi khách hàng mở một sổ.
Sổ tổng hợp thanh toán với người mua: tổng hợp tình hình công nợ của tất cả các khách hàng một cách tổng hợp nhất. Số liệu được tổng hợp từ báo cáo chi tiết Tk131 theo từng khách hàng.
*Quy trình hạch toán doanh thu tiêu thụ:
Cuối tháng, căn cứ vào các Hoá đơn GTGT xuất bán sản phẩm trong tháng. Kế toán lập Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán. Từ đó, kế toán lấy các dòng tổng cộng doanh thu và Số lượng của từng loại sản phẩm để ghi vào cột số lượng, tổng doanh thu của từng loại sản phẩm trên“ Sổ chi tiết tiêu thụ” tương ứng cùng với bút toán phản ánh giá vốn theo quan hệ đối ứng:Có TK 5112 và Nợ các tk có liên quan.
Đối với trường hợp bán hàng thu tiền ngay. Khi nhận Phiếu xuất kho (liên 2 ) do khách hàng mang tới, kế toán tiền mặt viết phiếu thu. Đối với trường hợp trả chậm khi nào khách hàng thanh toán thì mới lập phiếu thu.
Biểu15: Phiếu thu
Ngày 25 tháng 5 năm 2005
Mẫu số : C21-H
Số : 0154
TK ghi Nợ: 1111
TK ghi Có : 131
Họ và tên người nộp: Giang Minh Sơn
Địa chỉ cơ quan: Công ty cao su Giang Minh Thành
Lý do nộp: Thanh toán tiền mua hàng lốp XM 250-174 PRHR1
Số tiền: 90.200.000
Bằng chữ: Chín mươi triệu, hai trăm nghìn đồng chẵn.
Kèm theo: 01 Hoá đơn (GTGT) số: 11478
Ngày 25 tháng 5 năm 2002
Phụ trách kế toán Người lập Thủ quỹ
Phiếu thu được lập thành 03 liên: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giao cho thủ quỹ để thực hiện việc thu tiền.
Đối với khách hàng trả chậm, Kế toán theo dõi chi tiết từng khách hàng trên Báo cáo chi tiết tài khoản 131 theo từng khách hàng và được ghi hàng ngày (biểu16). Những khách hàng vãng lai, không thường xuyên, Kế toán lập một trang sổ cho những khách hàng này. Còn những khách hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài, Kế toán mở cho mỗi khách hàng một trang sổ.
Đầu tháng kế toán tiến hành chuyển số dư cuối tháng của “Báo cáo chi tiết” tháng trước sang chỉ tiêu số dư đầu tháng của “Báo cáo chi tiết” tháng này. Trên cơ sở các “Hoá đơn GTGT” thanh toán chậm kế toán vào “Báo cáo chi tiết TK131 theo khách hàng” phần phát sinh Nợ tài khoản 131, đồng thời khi khách hàng thanh toán tiền hàng hoặc ứng trước tiền hàng căn cứ vào “Phiếu thu”, “Giấy báo Có” của ngân hàng kế toán ghi vào cột phát sinh Có tài khoản 131, tính ra số dư cuối tháng của từng khách hàng theo công thức:
= + -
Biếu16 : Báo cáo chi tiết Tài khoản 131 theo từng khách hàng
(Từ ngày 01/5/2001 Đến 31/5/2002)
Tên đơn vị: Công ty cao su Minh Thành- Thanh Xuân
Số dư đầu kỳ: 120.500.000
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh
Nợ
Phát sinh Có
SH
NT
HĐ11748
HĐ11520
PT 0154
Hđ11480
.
03/5
05/5
.
25/5
29/5
Mua lốp XM 250-174 PRHR1chưa thanh toán
Mua hàng trả chậm
Trả tiền HĐ 1478
Trừ vào giá hàng lốp XĐ 650 đỏ
.
5112
33311
5112
33311
1111
531
33311
82.000.000
8.200.000
7.600.000
760.000
.
.
90.200.000
1.900.800
190.080
Cộng phát sinh
107.547.000
166.547.500
Số dư cuố kỳ: 61.499.500
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Căn cứ vào “ Báo cáo chi tiết TK 131 theo từng khách hàng”, phần tổng cộng của từng khách hàng để Kế toán nhập vào “ Sổ chi tiết thanh toán với người mua” cho cả tháng.
Biểu 17: Sổ chi tiết thanh toán với người mua
(Từ ngày 01/5/2002 đến 31/5/2002)
Mã TK chính :131
STT
Tên khách hàng
Dư đầu tháng
Phát sinh
Dư cuối tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
1
2
3
4
5
..
Ct sao Mai Anh
Ct Dũng Phượng
Ct Minh Thành
HTX Thanh Hóa
Ct INOUE VN
2.960.526.406
120.500.000
468.642.540
468.642.540
1.489.777.941
615.008.267
107.547.000
326.733.000
76.345.051
724.291.000
601.681.217
166.547.500
795.375.540
81.064.051
3.736.031
13.327.050
61.499.500
0
99.521.697
Tổng cộng
33.693.093.466
169.676.397
17.802.54.333
16.114.490.836
35.430.906.967
219.433.401
Căn cứ vào “ Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra”, kế toán lấy cột số lượng và doanh thu vào “Sổ chi tiết tiêu thụ” (xem biểu 28). Cuối tháng kế toán tổng hợp vào sổ cái cho TK 5112 như sau:
+Từ “ Bảng tổng hợp hàng bán bị trả lại”, “Bảng tổng hợp giảm giá hàng bán” ( xem biểu 19, 21 ) vào cột ghi Có các TK 531, 532.
+Từ “Sổ chi tiết tiêu thụ”, xác định được doanh thu thuần vào phần ghi Có TK 911, Nợ TK 5112.
+Cộng Có TK 5112 được lấy từ “ Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra”, cột cộng doanh thu.
Biểu 18: Sổ cái TK 5112
Năm 2002
Số dư đầu năm
Nợ: Có:
Ghi Có các TK
Cộng
T1
T5
T12
531
532
911
272.500.000
0
9.586.885.661
Cộng Nợ
9.895.385.661
Cộng Có
9.858.385.661
Dư Nợ
Dư Có
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
4.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Hiện nay, các khoản làm giảm trừ doanh thu của công ty gồm: Giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
4.1.Hàng bán bị trả lại:
Tại Công ty Cao Su Sao Vàng, mọi trường hợp hàng xuất khỏi kho đều được coi là tiêu thụ nhưng ở công ty có tình trạng sản phẩm bán cho khách hàng, các đại lý hay chi nhánh, khi không dùng hết hoặc không bán được, cuối kỳ được mang trả lại. Để giữ uy tín công ty cho phép khách hàng nhập lại sản phẩm nếu xét thấy lí do đưa ra hợp lý.
-Tài khoản sử dụng để hạch toán: Tài khoản 531: “Hàng bán bị trả lại”
-Bộ chứng từ được sử dụng bao gồm: “ Đơn xin trả lại hàng”, “ Phiếu nhập kho”, “Biên bản hàng trả lại” do bộ phận KCS Kiểm tra, Hoá đơn GTGT của khách hàng lập và gửi cho công ty. Khi khách hàng có yêu cầu trả lại hàng thì phải viết “ Đơn xin trả lại hàng”, kèm theo hoá đơn GTGT của đơn vị trả lại hàng gửi đến Ban giám đốc và phòng Tiếp thị bán bàng. Khi đó phòng KCS sẽ kiểm tra chất lượng thành phẩm, nếu vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng thì tiến hành thủ tục nhập hàng lại kho. Căn cứ vào “Biên bản hàng trả lại” có chữ ký xác nhận của phòng KCS, phòng tiếp thị bán hàng lập “Phiếu nhập kho” và lập “Bảng tổng hợp hàng trả lại” theo mẫu sau:
Biểu 19: Bảng tổng hợp hàng trả lại.
Tên sảnphẩm
Số lượng
Giá vốn
Doanh thu
Thuế
Tổng
1.Lốp XĐ 650 đỏ
120
1.520.640
1.900.800
190.800
2.090.880
2.Lốp ô tô 900-20
10
9.156.800
11.446.000
114.460
115.604.460
.
.
Cộng
218.000.000
272.500.000
27.500.000
299.750.000
(Tháng 5 năm2002)
- Bảng tổng hợp hàng bán bị trả lại được lập như sau:
+Căn cứ vào HĐ GTGT của đơn vị trả lại hàng, kế toán phản ánh vào cột số lượng, doanh thu, thuế, tổng giá thanh toán.
+Giá vốn của hàng trả lại được xác định:
Giá vốn của hàng trả lại = 80%*doanh thu hàng trả lại.
- Căn cứ vào “Bảng tổng hợp hàng trả lại”, kế toán tính ra số lượng tổng cộng của từng loại sản phẩm bị trả lại rồi ghi vào phần số lượng và trị giá vốn hàng trả lại cột nhập trong kỳ của “Bảng nhập -xuất- tồn kho thành phẩm ” theo quan hệ đối ứng Nợ TK155, Có TK 632
Khi được chấp nhận trả lại hàng công ty tiến hành thanh toán với khách hàng bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc giảm khoản phải thu.Việc thanh toán tiền hàng trả lại sẽ do kế toán tiền mặt viết “Phiếu chi”, hoặc kế toán tiền gửi ngân hàng căn cứ vào “giấy báo Nợ” của Ngân hàng để vào NK- CT số1 (hoặc số 2), nếu trừ vào số phải thu của khách hàng thì sẽ được phản ánh vào “Báo cáo chi tiết TK 131 theo từng khách hàng”. Theo quan hệ đối ứng:
Nợ TK 531: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại chưa thuế
Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra bị hoàn lại
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại (có thuế GTGT)
Cuối tháng, toàn bộ doanh thu hàng bán bị trả lại được kết chuyển vào “sổ chi tiết tiêu thụ” để làm cơ sở ghi giảm doanh thu bán hàng (Biểu 28 ). Đồng thời kế toán chuyển số doanh thu này sang tài khoản 5112 và ghi vào “Sổ cái tài khoản 5112” cột ghi Có tài khoản 531 theo quan hệ đối ứng sau:
Nợ TK 5112: Ghi giảm doanh thu bán hàng
Có TK531: Hàng bán bị trả lại
Đồng thời, kế toán tổng hợp sẽ tập hợp số liệu lên sổ cái cho tài khoản 531:
+Phần ghi Có các tài khoản căn cứ vào “Bảng tổng hợp hàng bán bị trả lại”, “ Báo cáo chi tiết TK 131 theo từng khách hàng’, “phiếu thu”, “Giấy báo Nợ”
+Cộng Có TK 531 được lấy từ “Sổ chi tiết tiêu thụ”.
Biểu20: Sổ cái TK 531
năm 2002
Số dư đầu năm
Nợ: Có:
Ghi có các TK
Cộng
T1
T5
T12
1111
131
11.446.000
1.900.800
Cộng Nợ
272.500.000
Cộng Có
272.500.000
Dư Nợ
Dư Có
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
4.2 Giảm giá hàng bán:
Nhằm tăng uy tín của công ty trong việc tiêu thụ đối với một số sản phẩm như: Săm, lốp xe đạp màu đỏ có trong thành phần oxits sắt mầu, nếu không tiêu thụ kịp sẽ bị bạc màu. Vì vậy công ty có chính sách giảm giá những mặt hàng này. Song trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Để hạch toán giảm giá hàng bán, kế toán sử dụng Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” và “Bảng tổng hợp giảm giá hàng bán” do phòng tiếp thị bán hàng thực hiện và gửi sang cho kế toán tiêu thụ. Dưới đây là “Bảng tổng hợp giảm giá hàng bán” của một số mặt hàng có chính sách giảm giá khi không tiêu thụ kịp. Trong tháng 5 công ty không có hàng giảm giá. Vì vậy, ta chỉ xem xét mẫu sau:
Biểu 21:Bảng tổng hợp giảm giá hàng bán
(Tháng 5/2002)
Tên sản phẩm
Doanh thu chưa thuế
Thuế
Tổng
1.Lốp XĐ 32-622 đen
2.Lốp XĐ 37-590 ĐV
3.Săm XĐ 32-622 đen
4.Săm XĐ 540 2M
Cộng
0
0
0
Việc hạch toán và thanh toán giảm giá cũng được thực hiện giống như phần hàng bán trả lại.
Cuối tháng, toàn bộ số giảm giá được ghi vào “Sổ chi tiết tiêu thụ” cột hàng giảm giá (Biểu 28). Đồng thời, kế toán kết chuyển sang tài khoản 5112 để ghi vào “Sổ cái tài khoản 5112” cột ghi Có tài khoản 532 theo quan hệ đối ứng sau:
Nợ TK5112: Ghi giảm doanh thu bán hàng
Có TK 532: Kết chuyển giảm giá hàng bán
Đồng thời, kế toán tổng hợp lên Sổ cái cho tài khoản 532.
Biểu 22: Sổ cái TK 532
Năm 2002
Số dư đầu năm
Nợ: Có:
Ghi có các TK
Cộng
T1
T5
T12
1111
112
131
Cộng Nợ
0
Cộng Có
0
Dư Nợ
Dư Có
Như vậy, từ “Sổ chi tiết tiêu thụ”, cột tổng doanh thu, cột giảm giá hàng, cột hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần trong kỳ được xác định theo công thức sau:
Doanh thu thuần
Tổng doanh thu
Giảm giá hàng bán
Doanh thu hàng bán bị trả lại
= 9.859.385.661 - 0 – 272.500.000 = 9.586.885.661
Kết quả này là căn cứ ghi vào sổ cái tài khoản 5112, 911.
Hạch toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm được khái quát theo sơ đồ sau:
(Xem Biểu23 trang sau)
III.Kế toán chi phí kinh doanh và xác định kết quả tiêu thụ:
1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Việc tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở Công ty Cao Su Sao Vàng do kế toán giá thành đảm nhiệm. Đến cuối kỳ kế toán giá thành tổng hợp số liệu từ các bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bố tiền lương, khấu hao... do kế toán vật liệu, kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định chuyển sang để lên “Sổ chi phí bán hàng” và “Sổ chi phí quản lý doanh nghiệp”. Cuối kỳ, chuyển số liệu cho kế toán tiêu thụ ghi vào cột CPBH và CPQLDN tương ứng trên “Sổ chi tiết tiêu thụ”.
1.1 Kế toán chi phí bán hàng.
*Tài khoản sử dụng: 641 “ Chi phí bán hàng “
Tài khoản này được chi tiết thành các tiểu khoản tương ứng với nội dung của chi phí bán hàng như sau:
- Chi phí trực tiếp cho quá trình bán hàng gồm:
+ Khoản chi cho nhân viên bán hàng : TK 641.1
+ Chi phí vật liệu bao bì : TK 641.2
+ Chi phí dụng cụ bán hàng : TK 641.3
- Chi phí gián tiếp:
+ Chi phí khấu hao TSCĐ bán hàng : TK 641.4
+ Chi phí Bảo hành sản phẩm : TK 641.5
+ Chi phí các dịch vụ mua ngoài : TK 641.7
+ Còn lại các khoản chi bằng tiền khác được phản ánh trong TK 641.8 theo các tiết khoản như sau :
+ TK 6418.1: Chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
+ TK 6418.2: Phí, lệ phí, bảo hiểm hàng hoá.
+ TK 6418.3: Chi phí khuyến mãi và các khoản chi phí khác.
* Chứng từ và sổ sách được sử dụng là: Các bảng kê và NKCT có liên quan, sổ chi phí bán hàng. Công việc tập hợp chi phí bán hàng, ghi sổ sách có liên quan do bộ phận kế toán giá thành thực hiện. Sổ chi phí bán hàng có mẫu như sau:
Biểu 24: Sổ chi phí bán hàng-Tk641
(Tháng 5 năm 2002)
Số hiệu TK
Nội dung
TK 214
TK 334
TK 331
...
Cộng
641.1
Chi phí nhân viên
108.510.525
108.510.525
641.4
Chi phí khấu hao
32.454.362
32.454.362
6418.3
Chi phí khác
235.152
235.152
Cộng
276.061.410
Khi bộ phận tính giá thành chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong tháng sang, Kế toán tiêu thụ sẽ phân bổ cho từng sản phẩm theo công thức:
CPBH phân bổ cho loại SP(i)
Tổng CPBH phát sinh trong tháng
Giá vốn tiêu thụ của loại SP(i)
Tổng giá vốn của hàng tiêu thụ
X
Ví dụ: CPBH phân bổ cho lốp XM 250-174 PRHR1 trong tháng 5/2002 là:
9.664.798.708
793.091.892
x
276.061.410
=
22.653.556
Sau đó, Kế toán tiêu thụ sẽ phản ánh vào cột chi phí bán hàng của từng loại sản phẩm tương ứng ở cột chi phí bán hàng trên “Sổ chi tiết tiêu thụ ” theo quan hệ đối ứng: Nợ TK 911, Có TK 641.
Kế toán tổng hợp căn cứ vào Sổ chi phí bán hàng, Sổ chi tiết tiêu thụ lên sổ cái Tài khoản 641:
+Căn cứ vào “ Sổ chi phí bán hàng”, vào cột ghi Có các tài khoản liên quan
+Cộng Có tài khoản 641 được chuyển sang từ “Sổ chi tiết tiêu thụ”.
Biểu 25: Sổ cái tài khoản 641
Năm2002
Số dư đầu năm
Nợ : Có:
Ghi Có các TK
Cộng
T1
T5
.
T12
214
331
341
32.454.362
235.152
108.510.525
.
Cộng Nợ
276.061.410
Cộng Có
276.061.410
Dư Nợ
Dư Có
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
1.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp ( CPQLDN) Kế toán dùng tài khoản 642 “CPQLDN” và tài khoản này cũng được chi tiết theo nội dung của CPQLDN bao gồm:
+ TK 642.1: Chi phí nhân viên quản lý
+ TK 642.2: Chi phí vật liệu quản lý
+ TK 642.3: Chi phí dụng cụ quản lý
+ TK 642.4: Chi phí khấu hao TSCĐ quản lý
+ TK 642.5: Thuế, phí và lệ phí
+ TK 642.6: Chi phí dự phòng
+ TK 642.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 642.8: Chi phí bằng tiền khác được chi tiết:
ã TK 642.8.1: Thanh toán tiền công tác phí
ã TK 642.8.2: Chi phí nghiên cứu, phát minh, sáng kiến
ã TK 642.8.3: Thanh toán tiền thuốc cấp cứu
ã TK 642.8.4: Chi phí sửa chữa kho tàng bộ phận quản lý
ã TK 642.8.5: Chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội nghị...
ã TK 642.8.6: Chi phí bồi dưỡng độc hại.
ã TK 642.8.7: Chi phí đào tạo tuyển mộ công nhân
ã TK 642.8.8: Chi phí khác.
Tất cả các khoản chi phí liên quan tới từng chi tiết trong chi phí quản lý phản ánh trong các bảng kê, NKCT liên quan:
Cũng tương tự như CPBH, CPQLDN cũng sử dụng các bảng kê, NKCT có liên quan, Sổ chi phí QLDN và sổ chi tiết tiêu thụ. Việc tập hợp CPQLDN cũng do bộ phận kế toán giá thành tập hợp, và phân bổ CPQLDN cho từng sản phẩm vào sổ chi tiết tiêu thụ sản phẩm do Kế toán tiêu thụ đảm nhận. Công thức phân bổ CPQLDN cũng tương tự như công thức phân bổ CPBH cho từng sản phẩm.
Trình tự hạch toán CPQLDN tương tự như CPBH.
Biểu 26: Sổ chi phí quản lý doanh nghiệp – tk 642
(Tháng 5 năm 2002)
Số hiệu TK
Nội dung
TK 152
TK 214
TK 334
331
...
Cộng
642.1
Cp nhân viên ql
125000000
125.000.000
642.2
Cp vật liệu ql
36912575
36.912.575
642.4
Cp KHTSCĐ ql
89503602
89.503.602
642.7
Cp d.vụ mua ngoài
255938244
255.938.244
642.8.8
Chi phi khác
Cộng
36912575
89503602
125000000
255938244
1.196.685.927
Tương tự như CPBH, kế toán tổng hợp cũng lên sổ cái cho tài khoản 642.
Biểu 27: Sổ cái tài khoản 642
Năm 2002
Số dư đầu năm
Nợ : Có:
Ghi Có các TK
Cộng
T1
T5
T12
152
214
334
331
39.912.575
89.503.602
125.000.000
255.938.244
Cộng Nợ
1.196.685.927
Cộng Có
1.196.685.927
Dư Nợ
Dư Có
2. Kế toán kết quả tiêu thụ:
*Để xác định được kết quả tiêu thụ, Kế toán căn cứ vào “Sổ chi tiết tiêu thụ”. Việc ghi chép cụ thể sổ này đã được phản ánh cụ thể trong từng phần hành kế toán trước. Phần này chỉ tóm lược lại như sau:
Kết quả tiêu thụ sản phẩm
Doanh thu thuần từ tiêu thụ SP
Giá vốn hàng
tiêu thụ
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
- Căn cứ vào ‘Bảng Nhập-Xuất-Tồn kho thành phẩm” và “Bảng tính giá thành thực tế” sản phẩm để vào cột giá vốn trong “ Sổ chi tiết tiêu thụ”: 9.664.798.708
- Căn cứ vào “Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra”, dòng tổng cộng số lượng và doanh thu để vào cột tổng sản lượng và tổng doanh thu: 9.859.385.661
- Căn cứ vào “Bảng tổng hợp hàng trả lại”, “ Bảng tổng hợp giảm giá” vào cột Hàng trả lại và Hàng giảm giá tương ứng, với giá vốn: 218.000.000 và doanh thu: 272.500.000.
- Căn cứ vào sổ CPBH và CPQLDN do bộ phận Kế toán giá thành chuyển sang, Kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm và vào sổ chi tiết tiêu thụ trên cột CPBH và CPQLDN lần lượt: 276.061.410 và 1.196.685.927
Kết quả tiêu thụ sản phẩm trong tháng 5/2002 là:
(9.859.385.661 – 272.500.000) – (9.664.798.708 – 218.000.000)
– 276.061.410 – 1.196.685.927 = - 1.332.660.384.
Kết qủa này được phản ánh vào “Sổ chi tiết tiêu thụ” cột Lãi ( Lỗ ), theo quan hệ đối ứng: Nợ (Có) TK 911, Có (Nợ) TK 4212.
Biểu 28: Sổ chi tiết tiêu thụ sản phẩm
( Xem biểu trang bên)
Hạch toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm được khái quát theo sơ đồ dưới đây:
Biểu 29: sơ đồ hạch toán tổng hợp xác định kết quả tiêuthụ
Bảng kê HĐ, C.từ hàng hoá dịch vụ bán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT428.doc