Đề tài Thực trạng công ty chứng khoán tại Việt Nam - Thực tế hoạt động và những thách thức tiềm ẩn

Về vấn đề cạnh tranh, nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù hoạt động kinh doanh của các CTCK là khá khó khăn theo bối cảnh chung của thị trường nhưng các công ty chứng khoán còn có rất nhiều cơ hội. Theo đó các CTCK không nên nên quá chú trọng tới việc cạnh tranh bằng phí giao dịch vì phương pháp này không thể kéo dài mãi, thay vào đó các CTCK nên đầu tư vào công nghệ và các tiện ích.Về phía cơ quan quản lý thị trường, hiện nay Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ cho UBCKNN sớm hoàn thiện đề án về chính sách phí, lệ phí đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có phí giao dịch. Tuy nhiên, thị trường có nhiều cuộc cạnh tranh về phí và có quan điểm cho rằng không nên khống chế trần mà chỉ khống chế sàn. Theo Lãnh đạo UBCKNN, sắp tới đề án được ủy ban xây dựng sẽ đề cập đến cả mức phí trần và sàn. Trong đó, mức phí sàn sẽ được xác định để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Và trong bối cảnh thị trường chưa ổn định thì cũng cần đưa ra mức trần. Ngoài khả năng áp trần và sàn phí giao dịch đối với các CTCK, dự kiến đề án cũng sẽ đề cập đến vấn đề phí đối với các quỹ đầu tư.

Về vấn để công nghệ thì trước sự phát triển của thị trường cũng như từ phía khách hàng, nhiều CTCK bắt đầu tìm kiếm những giải pháp quản lý toàn diện có khả năng kết nối với sàn giao dịch, với UBCKNN, với các ngân hàng trong tương lai.

Ở đâu có "cầu" thì ở đó tất có "cung". VN đã liên tục chứng kiến sự xuất hiện của các nhà cung cấp giải pháp phần mềm chứng khoán đến từ nhiều nước trên thế giới như: Oracle, Formis Bass, 3i-Infotech. Hầu hết các giải pháp này đều được giới thiệu là đã kinh qua các thị trường CK tên tuổi với hàng trăm khách hàng đã và đang sử dụng.

Theo một chuyên gia CNTT am hiểu về lĩnh vực CK, các CTCK nên hướng tới việc lựa chọn các giải pháp quản lý toàn diện cả hệ thống nghiệp vụ CK và tổ chức nội bộ công ty. Đồng thời, hệ thống cần phải đáp ứng nhu cầu kết nối trực tuyến giữa CTCK với các sàn giao dịch, UBCK và các ngân hàng thanh toán. Mặc dù để đáp ứng các điều kiện trên, chi phí trang bị có thể sẽ cao nhưng về lâu dài, đây là chi phí đầu tư một lần, do vậy sẽ tiết giảm được các chi phí nâng cấp, kết nối, chuyển đổi hệ thống sau này khi tổ chức phát triển và thị trường mở rộng hơn.

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 6001 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công ty chứng khoán tại Việt Nam - Thực tế hoạt động và những thách thức tiềm ẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát hành không thành công thì nhà đầu tư sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc. · Bảo lãnh với hạn mức tối thiều: là phương thức kết hợp giữa phương thức bảo lãnh cố gắng tối da và phương bảo lãnh tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định. Nếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này thì đợt phát hành sẽ được hủy bỏ và toàn bộ tiền đặt cọc mua chứng khoán sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Đây là phương thức bảo lãnh tương đối hiệu quả, vừa bảo vệ lợi ích cho tổ chức phát hành, vừa hạn chế rủi ro cho tổ chức bảo lãnh. Riêng tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn nhằm mục đích bảo vệ cua rnhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm của các công ty chứng khoán. Điều này gây ra một số khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc triển khai nghiệp vụ này. 5.5 Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệp nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán. · Tư vấn tài chính (Tư vấn cho người phát hành): Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao cho công ty chứng khoán. Thực hiện nghiệp vụ này sẽ góp phần hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp và tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường. Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết. Hoạt động này tương đối đa dạng bao gồm: Xác định giá trị doanh nghiệp: là việc định giá các tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán. Đây là khâu quan trọng trước khi phát hành chứng khoán vì nó dùng để đánh giá chứng khoán phát hành, đặc biệt là khi doanh nghiệp mới phát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu. Tư vấn về loại chứng khoán phát hành: tùy theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp như tình hình tài chính, chiến lược phát triển của công ty mà xác định loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu hay trái phiếu. Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiêp: khi một doanh nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ tìm đến các công ty chứng khoán để nhờ trợ giúp về các vấn đề kỹ thuật, phương pháp tiến hành sao cho phù hợp và đỡ tốn chi phí Tư vấn đầu tư chứng khoán: là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả Đây là hoạt động phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày, hàng giờ với nhiều hình thức khác nhau. Việc tư vấn có thể bằng lời nói, hoặccó thể thông qua những bản tin, các báo cáo phân tích khách hàng có thể gặp gỡ nhà tư vấn hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax để nhờ tư vấn trực tiếp hoặc có thể gián tiếp thông qua các báo cáo phân tích, các ấn phẩm mà nhà tư vấn phát hành. Nhà tư vấn phải luôn là người thận trọng khi đưa ra những lời bình luận, những báo cáo phân tích của mình về giá trị các loại chứng khoán, vì những phát ngôn của các chuyên viên tư vấn có tác động rất lớn đền tâm lý của các nhà đầu tư và thường dễ có thể trở thành lời tiên đoán, định hướng cho toàn bộ thị trường. Bởi vì, các nhà đầu tư tin rằng các nhà tư vấn là những chuyên gia trong lĩnh vực này, họ có nhiều thông tin và kiến thức hơn những người khác và họ có thể đánhgiá tình hình chính xác hơn. Điều này có thể mang lại lợi nhuận cho người được tư vấn nhưng cũng có thể gây thiệt hại cho họ và làm ảnh hưởng đến TTCK. Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải: · Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. · Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn. · Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào. · Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó. · Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp đươc khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác. · Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng tư vấn. Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi nha tư vấn là khác nhau. Tính khách quan và chính xác của các bản phân tích sẽ mang lại uy tín cho nhà tư vấn. 5.6 Các nghiệp vụ hỗ trợ khác · Nhìn chung, các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đàu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. · Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán.: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể giao dịch trên thị tường tập trung – việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán – được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán. · Lưu ký chứng khoán là một hoạt động rẩt cần thiết trên TTCK. Bởi vì trên TTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán. Vì vậy, lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại Sở giao dịch đươc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Mặt khác, nó hạn chế rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị hỏng, rách, thất lạc chứng chỉ chứng khoán · Cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm cố để vay kiếm tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng · Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản vay. · Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng khoán ứng trước tiền bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTGDCK. Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Vai trò của công ty chứng khoán được thể hiện qua các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. Thông qua các hoạt động này, công ty chứng khoán đã thực sự tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của TTCK nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Công ty chứng khoán đã trở thành tác nhân quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của TTCK. Vai trò làm cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp. · Trên thị trường sơ cấp: Công ty chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Một doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, thường họ không tự bán chứng khoán của mình mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp tư vấn và giúp họ phát hành chứng khoán. Đó là các tổ chức trung gian tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán Công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệp nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp, họ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành. Với nghiệp vụ này, công ty chứng khoán thực hiện vai trò làm cầu nối và là kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. · Trên thị trường thứ cấp: Công ty chứng khoán là cầu nối giữa các nhà đàu tư, là trung gian chuyển các khoản đầu tư thành tiền và ngược lại. Trong môi trường đầu tư ổn định, các nhà đầu tư luôn chuộng những chứng khoán có tính thanh khoản cao, vì họ luôn có nhu cầu chuyển đổi số vốn tạm thời nhàn rỗi thành các khoản đầu tư và ngược lại. Công ty chứng khoán với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư đảm nhận tốt vai trò chuyển đổi này, giúp cho cácnhà đầu tư giảm thiều thiệt hại về giá trị khoản đầu tư của mình. Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường Từ sau cuộc khủng hoảng của TTCK thế giới ngày 28/10/1929, chính phủ các nước đã ban hành những luật lệ bổ sung cho hoạt động của TTCK, trong đó đồi hỏi một sự phối hợp giữa Nhà nước với các thành viên tham gia Sở giao dịch chứng khoán nhằm ngăn chặn những cơn khủng hoảng giá chứng khoán có thể xảy ra trên thị trường, vì nếu TTCN bị khủng hoảng thì không những nền kinh tế bị ảnh hưởng mà ngay cả quyền lợi nhà đầu tư, các công ty chứng khoán cùng bị ảnh hưởng. Theo quy định của các nước, các cong ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá giảm và bán chứng khoán dự trữ ra khi giá lên quá cao nhàm góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có quy định này. Dĩ nhiên, sự can thiệp của các công ty chứng khoán chỉ có hạn, phụ thược vào nguồn vốn tự doanh và quỹ dự trữ chứng khoán. Tuy vậy, nó vẫn có ý nghĩa nhất định, có tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Với vai trò này, các công ty chứng khoán góp phần tích cực vào sự tồn tại và phát triển bền vững của TTCK. Vai trò cung cấp các dịch vụ cho TTCK Công ty chứng khoán với các chức năng và nghiệp vụ của mình cung cấp các dịch vụ cần thiết góp phần cho TTCK hoạt động ổn định, cụ thể: · Thực hiện tư vấn đầu tư, góp phần giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư: TTCK cũng tương tự như tất cả các thị trường khác, để tiến hành giao dịch, người mua, người bán phải có cơ hội gặp nhau, thẩm định chất lượng hàng hóa và thỏa thuận giá cả. Tuy nhiên, TTCK với những đặc trưng riêng của nó như người mua người bán có thể ở rất xa nhau, hàng hóa là “vô hình”, vì vậy để cung cầu gặp nhau, thẩm định chất lượng, xác định giá cả thì phải mẩt rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho một giao dịch dể phục vụ cho việc thu thập, phân tích, xử lý thông tin Công ty chứng khoán với lợi thế chuyên môn hóa, trình độ kinh nghiệp nghề nghiệp sẽ thưc hiện tốt vai trò trung gian mua bán chứng khoán, giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí trong từng giao dịch. · Cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư: công ty chứng khoán thông qua Sở giao dịch và thị trường OTC cung cấp một cơ chế xác định giá nhằm giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác các khoản đầu tư của mình. Trên thị trường sơ cấp: khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, các công ty chứng khoán thực hiện vai trò tạo cơ chế giá chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho các tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý. Trên thị trường thứ cấp: tất cả các lệnh mua bán thông qua các công ty chứng khoán được tập trung tại thị trường giao dịch và trên cơ sở đó, giá chứng khoán được xác định theo quy luật cung cầu. Ngoài ra, công ty chứng khoán còn cung cấp nhiều dịch vụ khác hỗ trợ giao dịch chứng khoán. Với các nghiệp vụ đa dạng của mình, công ty chứng khoán giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của TTCLK, là chất “xúc tác”, không thể thiếu cho hoat động của TTCK. THỰC TRẠNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HIỆN NAY Tăng trưởng về số lượng và quy mô của các công ty chứng khoán Tính đến 01/12/2008 Ủy ban chứng khoán nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 98 công ty. 98 công ty - đó là một con số rất lớn so với thị trường chứng khoán còn non trẻ đối với Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn thị trường sụt giảm hiện nay cộng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đặt ra một câu hỏi cho cơ quan quản lý là có nên giới hạn số lượng công ty chứng khoán trên thị trường ? Công chúng dường như ít quan tâm tới vấn đề này trong giai đoạn đầu phát triển thị trường hay trong suốt thời gian thị trường tăng trưởng mạnh, giá tăng liên tục, nhà đầu tư, nhà phát hành, nhà cung cấp dịch vụ đều “vui vẻ”. Trong giai đoạn đầu, các quy định về thành lập công ty chứng khoán rất đơn giản. Nhà nước còn áp dụng chính sách ưu đãi thuế đề khuyến khích thành lập công ty chứng khoán. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, giảm 50% thuế trong 3 năm tiếp theo, ưu đãi thuế 20% (thay vì 28%). Ngay cả khi ban hành Luật Chứng khoán (cuối 2006), các điều kiện cơ bản để xin thành lập công ty chứng khoán cũng rất dễ dàng. Trước tình hình nhu cầu lập công ty chứng khoán tăng mạnh, Bộ Tài chính khi dự thảo Nghị định 14 và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán đã nâng tiêu chí thành lập công ty chứng khoán lên rất nhiều. Yêu cầu về vốn tăng từ 44 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, yêu cầu phải có vốn thực góp, yêu cầu kiểm toán tổ chức góp vốn, yêu cầu về năng lực giám đốc Ưu đãi về thuế cho công ty chứng khoán mới thành lập đã được bãi bỏ. Mặc dù vậy, số lượng hồ sơ xin cấp phép vẫn tăng mạnh. Do kinh doanh chứng khoán là ngành kinh doanh có điều kiện nên nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đáp ứng được mọi yêu cầu của pháp luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn phải cấp phép. Khi thị trường suy giảm, cũng theo đà suy giảm của thị trường toàn cầu, giá liên tục giảm, thị trường mất gần 70% giá trị so với thời điểm “đỉnh cao”. Khó khăn chung của nền kinh tế, áp lực suy giảm của thị trường đã ảnh hưởng rất nhiều tới các công ty chứng khoán, hoạt động ngày càng khó khăn, doanh thu giảm sút. Đây đang là lúc mọi đối tượng tham gia thị trường nhìn nhận lại một cách cẩn trọng hành động của mình, để ít nhất là tránh tổn thất lớn trong tình hình khó khăn chung. Về phía cơ quan quản lý, Ủy ban Chứng khoán đã công bố tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ mới để chờ Chính phủ nâng tiêu chí thành lập công ty chứng khoán mới, mặc dù về nguyên tắc, hiện không có quy định gì về việc giới hạn số lượng giấy phép cấp ra là bao nhiêu, hoặc trong trường hợp nào thì ngừng cấp phép thành lập công ty chứng khoán. Liệu đây đã phải là lúc giới hạn số lượng công ty chứng khoán trên thị trường? Bài học từ các thị trường mới nổi cho thấy Trung Quốc trước đây có số lượng công ty chứng khoán lên đến 2.000 công ty, nhưng đến thời điểm sụt giảm còn 70 công ty, hiện nay là 107 công ty. Đài Loan thời điểm cao nhất có 278 công ty, sau đó sụt giảm còn 48 công ty. Thái Lan trước đây cũng có tới hơn 200 công ty chứng khoán, sau đó giảm xuống còn hơn 50 công ty. Việc giảm số lượng các công ty chứng khoán tại các nước thường được thực hiện thông qua việc tăng yêu cầu về mức đủ vốn của các công ty chứng khoán (đây cũng là điều kiện cơ bản và khó nhất khi lập công ty chứng khoán). Điều này dẫn đến hàng loạt các cuộc sáp nhập, thâu tóm, hợp nhất giữa các công ty. Liệu các công ty chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình này chưa? Mặt khác, theo cam kết về dịch vụ chứng khoán khi Việt Nam gia nhập WTO, vào năm 2012, các công ty chứng khoán nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty chứng khoán 100% vốn tại Việt Nam. Giới hạn số lượng công ty chứng khoán lúc này sẽ đặt các công ty chứng khoán trong nước vào nguy cơ bị thâu tóm bởi các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh. Kinh doanh dịch vụ chứng khoán nhiều khả năng sẽ trở thành sân chơi do các nhà cung cấp dịch vụ khổng lồ nước ngoài thống trị, trong khi các công ty trong nước với kinh nghiệm còn non trẻ, tiềm lực kinh tế còn mỏng khó lòng sống sót trong cuộc cạnh tranh sắp tới. Do vậy, nếu dùng biện pháp tăng yêu cầu về vốn để khống chế số lượng các công ty chứng khoán thì nên cân nhắc tăng đến bao nhiêu là hợp lý. Yêu cầu về vốn 300 tỷ đã là một con số tương đối lớn đối với một nhà cung cấp dịch vụ trong nước, bởi thiết nghĩ công ty chứng khoán không cần thiết phải có số vốn lớn đến như một ngân hàng thương mại (hiện mức vốn tối thiểu là 1.000 tỷ), đồng thời cần cân nhắc tới tương quan với tổng giá trị vốn hóa thị trường và số lượng hàng hóa trên thị trường. Chúng ta nên tập trung vào việc nâng tiêu chí thành lập công ty chứng khoán dưới góc độ nâng cao chất lượng, như việc bắt buộc khi thành lập công ty chứng khoán mới cần phải có sự tham gia của các định chế tài chính lớn như ngân hàng, bảo hiểm Trong mọi thời điểm, thiết nghĩ, vấn đề chất lượng nên được đặt lên hàng đầu, nhất là trong tình hình thị trường hiện nay, việc tăng cường năng lực cho đội ngũ trung gian thị trường càng là vấn đề cấp thiết. Tính đến tháng 01/12/2008, số lượng công ty chứng khoán được cấp phép chính thức tại Việt Nam là 98 công ty và hiện tại một số công ty đang trong quá trình thẩm định. Trong đó, hơn 80 công ty đã hoạt động thực sự với vai trò là thành viên của hai sàn. Số lượng công ty chứng khoán đã có sự gia tăng khá mạnh so với thời điểm năm 2001 khi thị trường mới thành lập, chỉ có 8 công ty. Đặc biệt giai đoạn cuối năm 2006 trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực, số lượng công ty chứng khoán là 55 công ty, trong năm 2007 đã tăng lên tới 78 công ty. Chất lượng hoạt động 2.1 Về hoạt động môi giới Tính đến hết ngày 30/11/2008, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán khoảng hơn 400.000 tài khoản (so với 86.184 tài khoản tại thời điểm 31/12/2006). Nhưng số tài khoản thật sự giao dịch chỉ chiếm khoảng 1/2, đó là một con số rất nhỏ nếu so với dân số Việt Nam. Bên cạnh đó, lượng giao dịch mỗi ngày chỉ đạt vài trăm tỷ đồng so với tổng lượng vốn hóa của thị trường là 500.000 tỷ đồng cũng là quá nhỏ. Bất kể sự chuyển dịch nguồn vốn nào cũng sẽ khiến thị trường bị hụt hẫng. Trong đó, đối với những công ty chứng khoán có bề dày hoạt động đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như : Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), công ty chứng khoán ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBSC). Bên cạnh đó, một số CtyCK mới triển khai hoạt động như : công ty chứng khoán VNdirect, công ty cổ phần chứng khoán Nam Việt (NAVIS), công ty chứng khoán FPT (FPTS), Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC) tuy thành lập sau nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư bằng cách triển khai các dịch vụ mới cho khách hàng mởi tài khoản mà các công ty đi trước không có. 2.2 Về hoạt động tự doanh Hoạt động tự doanh là hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK) thực hiện việc mua và bán chứng khoán bằng nguồn vốn của công ty. Đây là hoạt động thu lại lợi nhuận lớn cho các công ty chứng khoán như SSI, BVSC, VCBS Doanh thu hoạt động tự doanh của một số công ty chứng khoán : Công ty chứng khoán Sài Gòn - SSI ĐVT: Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 3 Quý của năm 2008 DT hoạt động tự doanh 14.952 23.960 194.427 695.396 422.876 DT thuần 20.466 39.938 339.940 1.243.831 890.700 Lợi nhuận sau thuế 13,654 25.354 242.030 864.176 233.477 Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC ĐVT: Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 3 Quý của năm 2008 DT hoạt động tự doanh - 1.735 18.745 143.457 - DT thuần - 22.606 82.553 374.928 158.122 Lợi nhuận sau thuế - 10.023 50.894 214.591 -300.243 Công ty chứng khoán Kim Long ĐVT: Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 3 Quý của năm 2008 DT hoạt động tự doanh 5.977 139.031 - DT thuần - - 6.355 189.767 222.660 Lợi nhuận sau thuế 4.459 126.246 3.667 Công ty chứng khoán Hải Phòng ĐVT: Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 3 Quý của năm 2008 DT hoạt động tự doanh - - - 80.867 - DT thuần - 3.444 26.271 125.160 32.443 Lợi nhuận sau thuế 1.246 20.381 65.417 -86.085 Tổng hợp nguồn từ www.sbsc.com.vn Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu hoạt động tự doanh chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần của các công ty chứng khoán và đây chính là nguồn thu chính của các công ty chứng khoán. Dựa vào các số liệu trên ta thấy năm 2007 là một năm bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam doanh thu thuần của các công ty chứng khoán trong năm 2007 còn lớn hơn doanh thu các năm trước cộng lại. Nhưng nhìn vào 3 quý của năm 2008 thì doanh thu của các công ty bị sa sút một cách thảm hại, lợi nhuận của các công ty chứng khoán bị giảm mạnh, có công ty còn bị lỗ nặng nề. Điều này là do thị trường chứng khoán Việt Nam bị mất giá trị một cách thảm hại kéo theo lợi nhuận của các công ty chứng khoán cũng giảm theo. 2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành Doanh thu đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán của một số công ty chứng khoán : Công ty Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Công ty chứng khoán Sài Gòn 5.010 8.911 51.621 Công ty chứng khoán Bảo Việt 10.185 13.001 52.067 Công ty chứng khoán Kim Long - - 6.588 Công ty chứng khoán Hải Phòng - - - ĐVT : Triệu đồng Các công ty chứng khoán tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị. Đây cũng là một nguồn thu đáng kể cho các công ty chứng khoán nhưng trong thời gian gần đây có rất ít CtyCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này. 2.4 Hoạt động tư vấn Hoạt động này của các công ty chứng khoán gồm có : tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn niêm yết và tư vấn khác. Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể vì các công ty chứng khoán đã chú trọng đến nghiệp vụ tư vấn. Không chỉ những công ty hoạt động lâu năm mà các công ty mới mở cũng đã triển khai hoạt động này khá tốt. Chính vì vậy hoạt động này đã đem lại không ít doanh thu cho các công ty chứng khoán. Doanh thu tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư : Công ty Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Công ty chứng khoán Sài Gòn 2.150 3.424 7.351 23.303 Công ty chứng khoán Bảo Việt - 4.055 6.566 7.201 Công ty chứng khoán Kim Long - - - 360 Công ty chứng khoán Hải Phòng - - - - ĐVT : Triệu đồng NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Sự ra đời của hàng loạt các công ty chứng khoán đã góp phần đáp ứng được nhu cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo nhà đầu tư đang ngày một gia tăng, đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các công ty chứng khoán phải tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Mặc dù vậy, do hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán vẫn còn rất nhỏ, nên việc số lượng các công ty chứng khoán gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian khá ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình một số công ty chứng khoán đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. Trên thực tế, hiện nay với số lượng trên 98 công ty chứng khoán được cấp phép và đi vào hoạt động nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ chỉ với trên dưới 400.000 khách hàng (là các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân, trong khi đó các CTCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, BCVS, SBS... đã thâu tóm khoảng 85% lượng khách hàng, những công ty chứng khoán mới và quy mô vốn nhỏ phải chật vật chia nhau 15% thị phần còn lại (chưa kể số CTCK mới đang nộp hồ sơ chờ cấp phép tại UBCKNN). Nhiều công ty chứng khoán đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thuê mặt bằng... nhưng thực tế hoạt động trong thời gian gần đây số lượng khách hàng đến đầu tư không đáng kể, khiến nhiều công ty chứng khoán bị thâm hụt vốn sở hữu. Để hút khách trên thị trường, nhiều công ty đã mở rộng dịch vụ repo và hạ phí... Tuy nhiên, nóng bỏng hơn cả là cuộc đua hạ phí. Theo quy định, phí giao dịch thu từ các nhà đầu tư là 0,5% trên giá trị giao dịch. Nhưng hiện nay đã bị một số công ty chứng khoán hạ đến mức thấp nhất, thậm chí có công ty chứng khoán không thu phí trong 3 tháng đầu hoạt động. Đặc biệt, nhiều công ty chứng khoán mới thành lập đã sử dụng chiêu khuyến mại bằng cách tặng tiền cho khách hàng mở tài khoản giao dịch tại công ty và trừ dần vào phí giao dịch. Trên thực tế trong thời gian gần đây, thông tin về việc giảm, miễn phí giao dịch của các công ty chứng khoán liên tục được công bố trên thị trường. Trong đó, tất cả các công ty chứng khoán lớn nhỏ lần lượt vào cuộc, dù đây là nguồn thu đáng kể, nhất là với những thành viên mới hoạt động. Cuộc cạnh tranh phí giao dịch được giới chuyên môn nhận định là đang ở hồi căng thẳng. Nhưng với nhiều công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, kinh doanh đang lỗ thì việc giảm phí sẽ là một gánh nặng lớn. Ngoài ra năm 2008 là một năm thảm bại của nhiều công ty chứng khoán dù lớn hay nhỏ như: công ty chứng khoán Sài G

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6088.doc
Tài liệu liên quan