Ngày nay, tin học đã trở nên phổ biến và quan trọng cho mọi
loại hình lao động từ nhà quản lý, nhà khoa học, giáo viên, kĩ sư chô
đến cô thư ký hay người công nhân, nhân viên nghiệp vụ. Bởi vậy, các
kiến thức về tin học cũng như kỹ năng sử dụng vi tính càn được nhanh
chóng phổ cập để chuẩn bị cho đội ngũ lao động khi bước sang thế kỉ
XXI-thế kỉ của tin học. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của các công ty
trong khu công nghiệp và chế xuất, Trung tâm tổ chức các lớp đào tạo
những ngành nghề nhất định cho người lao động: sơn, hàn nguội, điện
dân dụng,. Thêm vào đó, do sản phẩm của các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp có tính xã hội hoá cao, nên đòi hỏi lực lượng lao động có
trình độ văn hoá, tay nghề cao và sức khoẻ tốt và tác phong làm việc
nhanh đạt tính chuẩn xác
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp và chế xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bên cạnh việc rèn luyện cho người lao động có tác phong công
nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm kết hợp với Trung tâm dạy nghề
để dành một số tiết học nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về luật
lao động và an toàn vệ sinh lao động. Môn học này sẽ giúp người lao
động làm việc theo đúng quy định của Pháp luật. Hơn nữa, môn học
31
còn tạo cho người lao động biết giữ gìn an toàn vệ sinh lao động trong
các công ty thuộc các khu công nghiệp và chế xuất.
d-Ngoại ngữ:
Trong thời đaịi thông tin ngày nay và với chính sách mở
cửa,ngoại ngữ đã trở thành một công cụ đặc biệt để tiếp cận với thế giới
văn minh bên ngoài,và cũng là phương tiện để giao tiếp với các đối tác
nước ngoài ở Việt Nam trong các quan hệ kinh tế cũng như văn hoá,
khoa học và xã hội. Trong khi đó, ở nước ta, một thời gian dài, đại bộ
phận cần quản lý cũng như giáo viên và các loại hình lao động khác
đều không sử dụng được ngoại ngữ. Đây là trở ngại đầu tiên cho công
việc liên doanh, liên kết và hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là để hội
nhập với các nước Asean.
Theo chỉ thị 422/TTg ngày 15/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ
đã đưa ra vấn đề tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý
và công chức Nhà nước. Dựa trên cơ sở đó, Trung tâm dịch vụ việc làm
cùng với Trung tâm dạy nghề tiến hành trang bị cho công nhân kiến
thức về ngoại ngữ để họ làm việc trong từng doanh nghiệp, công ty (
Tiếng Anh trong nhà máy, Tiếng Trung cơ sở.. ). Chương trình đào tạo
được xây dựng phù hợp và có hiệu quả thiết thực đối với các loại hình
lao động khác nhau.
e-Tin học:
Ngày nay, tin học đã trở nên phổ biến và quan trọng cho mọi
loại hình lao động từ nhà quản lý, nhà khoa học, giáo viên, kĩ sư chô
đến cô thư ký hay người công nhân, nhân viên nghiệp vụ. Bởi vậy, các
kiến
thức về tin học cũng như kỹ năng sử dụng vi tính càn được nhanh
chóng phổ cập để chuẩn bị cho đội ngũ lao động khi bước sang thế kỉ
XXI-thế kỉ của tin học. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của các công ty
trong khu công nghiệp và chế xuất, Trung tâm tổ chức các lớp đào tạo
những ngành nghề nhất định cho người lao động: sơn, hàn nguội, điện
dân dụng,.. Thêm vào đó, do sản phẩm của các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp có tính xã hội hoá cao, nên đòi hỏi lực lượng lao động có
trình độ văn hoá, tay nghề cao và sức khoẻ tốt và tác phong làm việc
nhanh đạt tính chuẩn xác.
32
Theo số liệu thống kê dân số, tính đến ngày 1/4/1999 dân số
Việt Nam là 2672122 người. Trong đó:
Nông thôn là 1133127 người, chiếm 42%
Thành thị là 1538905 người, chiếm 58%
Tỷ lệ lao động thất nghiệp tính đến hết năm 1998:
Tỷ lệ thất nghiệp so với số lao động trong độ tuổi lao động là:
Cả nước : 6,85 % Hải Phòng: 8,43 %
Hà Nội : 7,04 % Đà Nẵng : 6,35 %
HCM : 6,76 %
Qua đó ta thấy tỷ lệ thất nghiệp trong tổng số dân trong độ tuổi
trên địa bàn Hà Nội vượt xa mức có thể kiểm soát được là dưới 5%
như mục tiêu của Đại hội Đảng VIII đặt ra năm 2000. Một phần do
việc đầu tư nước ngoài và phát triển sản xuất kinh doanh trong những
năm qua có biểu hiện giảm sút. Trước thực trạng lao động thiếu việc
làm, đòi hỏi sự quan tâm phối hợp giữa các ngành các ban, chức năng
để có biện pháp giải quyết.
Để thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực cho lao động trong khu công nghiệp, Trung tâm đã tiến
hành khảo sát thực trạng nhu cầu việc làm, trình độ văn hoá,
nghề nghiệp và nguyện vọngcủa lao động trên địa bàn huyện Gia
Lâm, Sóc Sơn là những địa phương giành đất cho khu công
nghiệp. Kết quả cho thấy:
28,5 % Tốt nghiệp PTTH
71,5 % Tốt nghiệp THCS
Tèt nghiÖp PTTH
Tèt nghiÖp THCS
33
Điển hình là ba xã thuộc huyện Gia Lâm: Cổ Bi, Dương Xá,
Hội Xá. Lao động trong độ tuổi từ 17 đến 27, với gần 800 lao động,
kết quả:
58 % Tốt nghiệp PTTH
37 % Tốt nghiệp THCS
5 % Tốt nghiệp ĐH
Từ số liệu thực tế trên ta thấy: việc đào tạo nghề và bồi dưỡng
kiến thức là rất cần thiết cho lao động để họ có khả năng tìm được
việc làm tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu chế xuất.
II-Đặc thù lao động của các khu công nghiệp và chế xuất:
Phần lớn lực lượng lao động tại khu công nghiệp và chế xuất là
những người nông dân ưu tiên dành đất cho khu công nghiệp . Do đó,
trình độ học vấn và tác phong công nghiệp có rất yếu. Vì vậy, một yêu
cầu đặt ra là phải đào tạo về trình độ,tay nghề cũng như tác phong
công nghiệp cho người lao động để họ có khả năng làm việc thích hợp
với dây truyền sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
và chế xuất.
Hơn nữa, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn tuỳ thuộc
vào đặc tính công việc của từng doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Điển hình là:
1-Công ty Pentax-Công ty của Nhật Bản chuyên lắp ráp chi tiết
máy ảnh:
Điều kiện làm việc như sau:
Văn phòng: Điều hoà nhiệt độ.
Nhà máy : Từ 30-37 độ.
Tổng số lao động của công ty là 357 người. Trong đó có 9
người Nhật Bản và 348 người Việt Nam. Chế độ trả lương cho người
0
10
20
30
40
50
60
%
DAI HOC
PTTH
THCS
34
lao động trong công ty tương đối ổn định. Trong tổng số lao động có
tới 70% là lao động nữ, do yêu cầu của công việc cần sự tỉ mẩn, kiên
trì khi lắp ráp chi tiết máy ảnh, thấu kính.
Do vậy, tính chất công việc là bán tự động nên đòi hỏi số lượng
lao động nữ rất lớn. Vì thế, số lượng lao động nữ đượctuyển vào làm
việc tại công ty là những người trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm làm
việc. Sau khi được nhận vào công ty Pentax, họ sẽ được đào tạo ngắn
hạn khoảng 4 tháng nhằm định hướng giúp họ làm quen vơí công việc
và tác phong công nghiệp của công ty. Tuy nhiên, do lao động nữ
chiếm phần lớn nên gây ảnh hưởng lớn về thời gian sinh đẻ.
Theo nội quy của công ty, lao động nữ có bốn tháng nghỉ đẻ và
sau thời gian nghỉ đẻ, mỗi ngày người lao động nữ phải dành một giờ
cho con bú. Đây chính là một trở ngại chính gây ảnh hưởng tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ sư sau
khi dược nhận vào công ty được đào tạo sáu tháng ở nước ngoài với
mục đích là tạo cho họ khả năng thích ứng nhanh với công việc và
đem lại lợi nhuận cho công ty.
Mặc dù vậy, công ty đặt ra nội quy rất nghiêm ngặt,giờ giấc làm
việc phải đảm bảo và yêu cầu tính kỷ luật cao. Tuy nhiên, công ty
cũng có những hình thức khen thưởng hợp lý, kịp thời. Cụ thể:
Nếu người lao động làm việc liên tục 26 ngày/tháng,chấp hành
đúng đủ nội quy của công ty thì sẽ được thưởng 5$/người.
Nếu người lao động làm việc liên tục trong ba tháng như vậy thì
sẽ được thưởng thêm 100000 VNĐ ( tức là 15$/3tháng/người ).
Mức lương khởi điểm cho một người công nhân là 65$/tháng.
Chế độ trả lương được tăng dần theo cấp bậc và tính chất công việc:
ST
T
Vị trí Mức lương
1 Trưởng phòng 145$
2 Phó giám đốc 220$
3 Giám đốc 300$
4 Văn phòng 130$
Có thể nói, chế độ trả lương, thưởng của công ty Pentax là rất
hợp lý với tính chất công việc và vị trí làm việc của người lao động.
35
2-Công ty DEAWOO HANEL:
Tổng số lao động của công ty là 580 người. Trong đó có 6
người Hàn Quốc và 574 người Việt Nam. Tỷ lệ lao động nam so với
lao động nữ là 50%. Chế độ trả lương của công ty tương đối ổn
định,mức lương được tăng lên dựa theo vị trí làm việc và số năm gắn
bó với công ty. Thời gian công ty đặt ra đối với công nhân rất nghiêm
ngặt, có tính kỷ luật cao. Công nhân làm việc trong điều kiện nhiệt độ
bình thường vì 80% máy móc đều tự động hoá. Công ty có chế độ trả
lương thưởng hợp lý so với các công ty khác trong khu vực Sài Đồng.
3-Công ty Orion Metal:
Với tổng số lao động của côngty là 92 người. Trong đó :
Có 21 người thực tập sinh ở Hàn Quốc, 3 người Hàn Quốc (gồm 1
Tổng giám đốc, 1 Tổng trưởng phòng và một Giám đốc sản xuất ) và
68 người Việt Nam.
Riêng số công nhân là 48 người. Còn lại có: 13 nhân viên văn
phòng, 3 đầu bếp, 2 lái xe , 2 tạp vụ. Công việc chính của côngty là
lắp ráp đèn hình với điều kiện máy móc đều tự động hoá, nhiệt độ làm
việc từ 30-37 độ. Chế độ trả lương cho công nhân là 68$/tháng, đứng
thứ hai về mức lương trong khu vực Sài Đồng sau Orion Hanel. Công
ty đề ra hình thức khen thưởng, kỷ luật với thời gian làm việc nghiêm
ngặt.
Cụ thể:
Nếu người lao động làm việc liên tục không nghỉ trong ba
năm thì được thưởng với số tiền là 2 triệu đồng.
Nếu người lao động làm việc liên tục trong năm năm không
nghỉ thì được thưởng với số tiền là 5 triệu đồng.
Nếu người lao động làm việc liên tục trong 10 năm không
nghỉ thì được thưởng với số tiền là 10 triệu đồng.
Do tính chất công việc của công ty nên đòi hỏi người công
nhân cần phải có sức khoẻ tốt, tính kỉ luật, tính cần mẫn và sự thành
thật. Vì thế, công ty muốn người công nhân gắn bó, làm việc lâu dài
với công ty. Do vậy, công ty rất cần người trung thành, nhiệt tình làm
việc.
36
Công ty Orion Metal rút kinh nghiệm từ công ty Pentax do sử
dụng lao động nữ trẻ tuổi nên mất thời gian nghỉ đẻ làm ảnh hưởng tới
hoạt động sản xuất của công ty. Vì thế, số lượng lao động nữ chỉ
chiếm tới 50% trong tổng số lao động của công ty.
Hơn nữa, để khắc phục tình trạng nghỉ đẻ của lao động nữ, công
ty chỉ tuyển những người đã lập gia đình và có con vào làm việc. Đây
cũng là một trong những biện pháp khắc phục tình trạng nghỉ đẻ của
lao động nữ được công ty Orion Hanel áp dụng.
Tuy nhiên, hầu như số lao động được tuyển vào làm việc tại các
công ty trong khu công nghiệp và chế xuất đều phải đào tạo lại để phù
hợp với yêu cầu công việc của từng doanh nghiệp. Bởi vì, số lượng
lao động chủ yếu là người nông dân nên cần phải đào tạo cho họ về
trình độ và tác phong công nghiệp để họ làm việc có năng xuất cao
hơn, nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty.
Qua thực tế đó, ta thấy số lượng lao động trong khu công nghiệp
và chế xuất vừa thiếu lại vừa thừa do cơ cấu trình độ văn hoá không
đồng đều. Dân số ở khu công nghiệp cao trong khi đó trình độ dân trí
chủ yếu là trình độ trung cấp. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến thời
gian và chi phí đào tạo cho người lao động.
Để khắc phục tình trạng đó, Trung tâm dịch vụ việc làm đã thực
hiện đúng theo đại hội VIII của Đảng:
“ Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
’’.
III-Các phương pháp đào tạo đang áp dụng trong các khu công nghiệp
và khu chế xuất:
1-Các phương pháp đào tạo trong nước:
Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được áp dụng
đối với tuỳ từng đối tượng được xác định phương thức đào tạo khác
nhau, để nâng cao trình độ chuyên môn cho phù hợp. Do xuất phát từ
lợi ích và yêu cầu của doanh nghiệp nên ta có hai phương pháp sau:
a-Đào tạo tại chỗ:
37
Để có thể khai thác hết khả nănglàm việc của người lao động. Đó
là việc người lao động vừa làm vừa tham gia các lớp huấn luyện về kỹ
năng, trình độ thực hiện công việc ngay trong địa điểm hoạt động của
doanh nghiệp hoặc của tổ chức.
b-Đào tạo ngoài doanh nghiệp:
Chọn ra một số người lao động ưu tú cho ra nước ngoài học tập,
để trau dồi thêm kiến thức hoặc gửi đến các trường dạy nghề trong
nước, các trường đại học để học tập. Mỗi phương thức đào tạo sẽ được
áp dụng tuỳ theo từng đối tượng mà doanh nghiệp cần đào tạo. Chẳng
hạn, đối với đội ngũ cán bộ sẽ có chế độ và hình thức đào tạo khác với
người công nhân trong công ty.
2-Các phương pháp đào tạo trong khu công nghiệp và chế xuất:
Trước thực trạng lao động ưu tiên dành đất cho khu công nghiệp
đều có trình độ văn hoá thấp, đa số người lao động chủ yếu tốt nghiệp
phổ thông trung học, có hộ khẩu ở các huyện ngoại thành Hà Nội như:
Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn,.. Để góp phần tạo công ăn việc làm
cho họ, Trung tâm dịch vụ việc làm đã tiến hành tổ chức kết hợp với
các trường có cơ sở vật chất: Trung tâm dạy nghề Gia Lâm, Trung tâm
dạy nghề Sóc Sơn, Trường Tư thục Quang Trung,.. để mở các lớp đào
tạo ngắn hạn. Sau khi học viên tốt nghiệp khoá học này, họ sẽ được
trang bị những kiến thức cơ bản về Toán cơ sở, ngoại ngữ, tác phong
công nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, luật lao động,..Ngoài ra, họ còn
được trang bị những ngành nghề,cụ thể: điện tử, cơ khí, hàn,
tiện,sơn,.. Trên thực tế, trong khu công nghiệp có hai phương pháp
được áp dụng:
a-Phương pháp đào tạo ngắn hạn:
Trung tâm dịch vụ việc làm phối hợp với các trung tâm dạy nghề
khác để tổ chức đào tạo ngắn hạn cho người lao động, đặc biệt là lao
động phổ thông ở các huyện ngoại thành: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc
Sơn,..
Khoá học này nhằm trang bị cho người lao động các kiến thức cơ
bản: Toán cơ sở, Ngoại ngữ, Luật lao động, An toàn vệ sinh lao
động,.. Các lớp này được đào tạo trong thời gian ba tháng.
38
b-Phương pháp đào tạo ngành nghề:
Trung tâm dịch vụ việc làm thường xuyên tổ chức các lớp đào
tạo nghề ngắn hạn như: tiện, cơ khí, điện tử, sơn, hàn,.. tuỳ theo yêu
cầu của các công ty trong khu công nghiệp và chế xuất. Do đó, phần
lớn số học viên đều được Trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu vào
làm tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và chế xuất.
IV-Trình tự xây dựng chương trình đào tạo và pháp triển nguồn nhân
lực cho khu công nghiệp và chế xuất:
1-Xác định nhu cầu đào tạo:
a-Nhu cầu đào tạo trong nước:
Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trên đà phát triển. Cả hai khu vực
thành thị và nông thôn đều cần phải có đội ngũ công nhân kĩ thuật và
công nghệ trẻ có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để có thể đáp
ứng được những đòi hỏi ngày càng cao trong thời điểm hiện nay cũng
như những năm sau này.Do đó, việc đào tạo đối tượng lao động này
ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất
nước.
Nhìn chung, việc chuẩn bị đội ngũ lao động kĩ thuật trong đó có
lực lượng lao động trẻ đã được Đảng và nhà nước chăn lo. Về nguồn
lao động, heo kết quả điều tra của Bộ lao động-Thương Binh và Xã
hội năm 1996 số người trong độ tuổi lao động và là nhân khẩu thường
trú từ 15 đến 60 tuổi có 48,4 triệu người, trong đó nhóm tuổi từ 15 đến
24 tuổi có 13,7 triệu người và nhóm tuổi từ 25 đến 34 tuổi có 11,6
triệu người.
Xét về lực lượnglao động có hoạt động về chuyên môn kĩ thuật
và công nghệ trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, thì tổng số dân
là 35,8 triệu người ( trong độ tuổi lao động ), được phân bổ như sau:
ST
T
Trình độ học vấn Số lượng
39
1 Trên đại học 11561
2 Đại học và cao đẳng 816098
3 Công nhân có trình
độ chuyên môn kĩ
thuật
0
4 Lao động giản đơn 31462198
Xét về phân bố lao động này cho thấy:
Khu vực đô thị : Trên đại học có 9176 người
Khu vực nông thôn: Trên đại học có 2393 người
Như vậy, ở đô thị gấp bốn lần so với nông thôn về số lao động có trình
độ trên đại học.
Số cao học và đại học ở các khu vực như sau:
Khu vực đô thị : Có 560097 người
Khu vực nông thôn: Có 256008 người
Ta thấy số lao động có trình độ cao học và đại học ở đô thị gấp hai
lần nông thôn.
Số công nhân có bằng cấp:
Khu vực đô thị : 444692 người
Khu vực nông thôn: 365145 người
Số chênh lệch này không lớn giữa hai khu vực.
Trong đó, số người có trình độ chuyên môn sơ cấp ở đô thị chỉ
có 183418 người, còn ở nông thôn lại tới 452831 người.
Tổng số lao động giản đơn ở nông thôn có tới 2677182 người,trong
khi đó ở đô thị chỉ là 4680333 người ( nông thôn gần gấp sáu lần đô
thị ).
Theo số liệu thống kê cho thấy :
Các nước công nghiệp phát triển, cơ cấu về số công nhân kỹ thuật là
1-4-15, nhưng ở nước ta hiện nay là 1-1,75 và 1,3.
Riêng thành phố Hồ Chí Minh là 1-0,9 và 1,6.
Tính trên cả nước có khoảng 66 khu công nghiệp với gần 500 công
ty đã đi vào hoạt động trong khu công nghiệp và chế xuất. Trong đó:
40
-Thành phố Hồ Chí Minh có trên 30 khu công nghiệp. Ví dụ
như:Khu công nghiệp Thủ Đức, Tân Thuận, Nhà Bè,.. Mặc dù nhiều
khu công nghiệp được hoạt động nhưng số lao động trẻ ở địa phương
mới chỉ đáp ứng được 2/3, số còn lại phải tuyển ở nơi khác.
-Thủ đô Hà Nội có năm khu công nghiệp: Sài Đồng A, Sài Đồng
B, Nội Bài, Bắc Thăng Long, Đài Tư.
Trong đó có hai khu đã đi vào hoạt động, đó là:
41
Khu công nghiệp Sài Đồng B và khu Nội Bài. Gồm các doanh
nghiệp sau:
ST
T Tên doanh nghiệp Điện thoại
1 Công ty Điện tử Ashin
8771029
2 Công ty sản phẩm thép Việt
Nam
8580586
3 Công ty Jaewon
8334399
4
Công ty công nghiệp Tân á 8355181
5 Côngty NIC
8850800
6 Công ty sơn mài mới
8772106
7 Công ty Orion Hanel
8273533
8 Công ty Orion Daewoo
8274588
9 Công ty nhà thép tiền chế 8850800
10 Công ty Pentax
8570418
11 Công ty Sumi Hanel
8750511
* Về hệ thống đào tạo dạy nghề:
Trên cả nước hiện nay có 174 trường công nhân kĩ thuậtdạy nghề
chính quy ( 96 trường thuộc các bộ ngành, 78 trường thuộc các địa
phương quản lý) với quy mô đào tạo hiện tại - mỗi năm chiêu sinh
dưới 45 nghìn học sinh ( chủ yếu là đào tạo về giao thông vận tải, in
cơ khí, xây dựng, hoá chất..). Bên cạnh đó, có 244 trường Trung cấp
chuyên nghiệp, hơn 500 trung tâm dạy nghề ( may mặc sửa chữa xe
máy ti vi văn phòng..), và gần 100 cơ sở dạy nghề bán công,dân lập tư
thục.Số này chủ yếu dạy nghề ngắn hạn ( từ ba tháng đến một năm ),
học sinh mãn khoá được cấp chứng chỉ và dự tuyển vào làm việc tại
các khu công nghiệp và chế xuất.
42
Từ đó ta thấy rằng, để hiểu rõ khả năng đáp ứng của lực lượng
lao động trẻ cho nhu cầu của các khu công nghiệp tập trung còn rất
hạn chế. Do đó, chúng ta cần phải nghiên cứu cụ thể hơn ở phần sau.
b-Nhu cầu đào tạo lao động cho các khu công nghiệp và chế xuất
trên địa bàn Hà Nội:
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có năm khu công nghiệp như đã
nói ở trên. Nhưng tính đến hết năm 1999,có hai khu công nghiệp đã đi
vào hoạt động. Hai khu công nghiệp này chứa khoảng 25 công ty có
vốn đầu tư nước ngoài với tổng số lao động là 3500 người. Từ đầu
năm 2000, có hai khu công nghiệp mới đi vào hoạt động. Đó là:
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long chứa khoảng 40 công ty với
5600 lao động.
Khu công nghiệp Đài Tư chứa khoảng 20 công ty với 2800 lao
động.
Hai khu công nghiệp đã được xây dựng đã được xây dựng và
hoàn thiện về cơ sở hạ tầng bước đầu đi vào hoạt động. Mặt khác, các
khu công nghiệp Sài Đồng B và khu công nghiệp Nội Bài đang liên
tục phát triển ngày càng nhiều dự án. Vì vậy, việc đào tạo lao động mà
chủ yếu là đào tạo nghề để người lao động làm việc tại các khu công
nghiệp và chế xuất.
Mặc dù, trong quá trình đào tạo trung tâm đã gặp phải nhiều khó
khăn, trở ngại do trình độ và tác phong chậm chạp của người lao động.
Nhưng trung tâm đã không ngừng tổ chức các lớp đào tạo nghề , tác
phong công nghiệp, luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động,.. trong
nhà máy, công ty. Có thể nói, nhu cầu đào tạo lao động là một nhiệm
vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
2-Xác định mục tiêu đào tạo:
Trong quá trình công nghiệp hoá,đô thị hoá trên địa bàn Hà Nội
đang diễn ra nhanh chóng. Các nhà máy, công trình, nhà ở và các khu
công nghiệp được xây dựng đã đi vào hoạt động làm cho thành phố
ngày một đổi thay. Một bộ phận lao động nhất là lao động ngoại thành
như: Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh,.. dần dần có chỗ làm mới. Tuy có
một số lượng lớn lao động làm nông nghiệp, nhưng do đất đai chuyển
43
đổi nên gặp khó khăn trong việc làm hàng ngày. Lực lượng lao động
này góp phần làm tăng số lao động thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Mặt khác, tỷ lệ lao động trong các huyện ngoại thành có trình độ học
vấn thấp ( phần lớn chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở, nên không đáp ứng
được yêu cầu của các nhà đầu tư trong khu công nghiệp ). Do vậy,
việc phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất là góp phần tăng
trưởng kinh tế nhanh và tạo sự vững chắc cho tổng sản phẩm quốc nội,
tạo việc làm, kiểm soát môi trường sản xuất công nghiệp.
Nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, Trung tâm dịch
vụ việc làm tiến hành mở các lớp đào tạo cho những người lao động
ưu tiên dành đất cho khu công nghiệp. Trên cơ sở đó, Trung tâm định
hướng cho đội ngũ lao động phổ thông được đào tạo theo ngành nghề
nhất định, tránh việc đào tạo tràn lan không có hiệu quả.Đồng thời,
việc đào tạo có quy mô sẽ đỡ tốn kém về kinh phí cho lao động và
thời gian đào tạo. Ngoài ra, hoạt động đào tạo còn dựa trên nhu cầu
tuyển dụng theo ngành nghề mà các công ty trong khu chế xuất đặt ra.
Thực hiện điều đó nghĩa là Trung tâm góp phần thi hành nghiêm chỉnh
Nghị quyết Đại Hội VIII của Đảng: “Tăng quy mô học nghề bằng
mọi hình thức để đạt được 22-25% đội ngũ lao động qua đào tạo vào
năm 2000”.
3-Lựa chọn phương pháp đào tạo:
Phương pháp đào tạo được lựa chọn để thực hiện chương trình
đào tạo và phát triển của doanh nghiệp trong khu công nghiệp và chế
xuất. Việc lựa chọn các phương pháp đào tạo thích hợp là rất cần thiết
đối với đào tạo nghề cho người lao động trong khu công nghiệp. Đồng
thời, việc cung ứng lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp đang
là vấn đề “nóng” đối với thị trường lao động. Những trình độ tay nghề
của người lao động cũng rất quan trọng. Chính do những yêu cầu này,
đã có không ít các ứng viên mặc dù có chứng chỉ đào tạo ở các trường
dạy nghề nhưng thi thử tay nghề không thể hiện được khả năng tương
xứng của mình. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn các phương
pháp đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng.
Dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm
phối hợp với các trung tâm dạy nghề khác tổ chức đào tạo theo hai
phương pháp: đào tạo ngắn hạn và đào tạo ngành nghề. Cách thức đào
tạo chủ yếu là giảng dạy theo thứ tự chương trình về nghề ngành cần
đào tạo mà số tiết giảng dạy có thể tăng hay giảm. Từ đó ta thấy các
44
phương pháp đào tạo rất đa dạng và phù hợp với từng đối tượng từ
công nhân trực tiếp sản xuất đến lao động phổ thông cho tới cán bộ
quản lý văn phòng. Hơn nữa, để đáp ứng công tác thi tuyển vào các
công ty trong khu công nghiệp và chế xuất, Trung tâm đã xây dựng
chương trình phù hợp với việc giảng dạy của giáo viên.
4-Lựa chọn chương trình đào tạo:
Trước hết, đào tạo với mục tiêu chủ yếu là nâng cao trình độ cho
người lao động, đặc biệt là lao động trong khu công nghiệp.Sau khi
học viên kết thúc khoá đào tạo nghề, họ sẽ có đủ kiến thức về trình độ
tay nghề, trình độ ngoại ngữ, luật lao động, tác phong công nghiệp để
họ dễ dàng thích ứng và làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp.
Trên thực tế, chỉ hơn 10 ngày đã có 200 chỉ tiêu tuyển dụng
công nhân có tay nghề. Nhưng việc cung ứng lao động vẫn chưa đáp
ứng đủ và thoả mãn yêu cầu của nhà tuyển dụng về cả số lượng lẫn
trình độ của công nhân. Do đó, việc lựa chọn chương trình đào tạo
thích hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp sẽ có tác dụng nâng cao
số lượng và chất lượng lao động.
5-Đánh giá hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực:
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho khu công
nghiệp và chế xuất đã tác động tới nhiều mặt:nhận thức, tư tưởng, trình
độ tay nghề và tác phong công nghiệp. Nhờ đó, người lao động được
đánh giá cao sau khi kết thúc khoá học. Với sự giúp đỡ của các Trung
tâm khác và của Ban chủ quản, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các
huyện dành đất cho khu công nghiệp, đồng thời sử dụng cơ sở vật chất
sẵn có của huyện để tổ chức nhiều lớp học có thười gian từ ba đến bốn
tháng cho lực lượng lao động có trình độ văn hoá hết lớp 12 là 687
người chiếm 87%. Trung tâm đã phối hợp đào tạo được 326 học sinh,
số học sinh trúng tuyển vào khu công nghiệp là 104 người.
Tính đến hết tháng sáu năm 1999, tổng số học sinh đã qua đào
tạo được nâng lên là 902 em, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của các
doanh nghiệp. Trong số lao động đỗ tuyển chiếm tỷ lệ 50% đã qua đào
tạo. Số còn lại chiếm 20% trúng tuyển không qua đào tạo. (Ví dụ:do cơ
quan hay tổ chức công đoàn giới thiệu, con em cán bộ xã, con em cán
45
bộ huyện ). Nhưng số lao động tuyển từ bên ngoài hầu như không đáp
ứng được mọi yêu cầu công việc do công ty đưa ra.
Qua số liệu thống kê, ta thấy chất lượng lao động sau khi đào tạo
được tăng lên đáng kể. Để thúc đẩy hơn nữa công tác đào tạo, tổng cục
dạy nghề đang từng bước quy hoạch, tuyên truyền xây dựng kế hoạch
và đầu tư cho việc giáo dục từ học sinh đến các trường dạy nghề, cao
đẳng và đại học. Từ đó nhằm thu hút và đào tạo nhiều nghề cho lực
lượng lao động trẻ, tạo tiền đề cho việc dự tuyển vào làm việc trong các
khu công nghiệp nói riêng và cá doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nói
chung.
6-Chi phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Để có nguồn nhân lực cho tuyển dụng và nâng cao chất lượng
lao động giới thiệu cho các khu công nghiệp. Bên cạnh việc phối hợp
với các trường dạy nghề, các đơn vị đào tạo hợp pháp khác, Trung tâm
thuê địa điểm tổ chức mở các lớp học dạy các môn học, như:
*Tiếng Anh cơ sở.
*Tiếng Trung cơ sở.
*Lớp nâng cao gồm các môn học: Toán cơ sở , Tiếng Anh trong
n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp và chế xuất.pdf