Đề tài Thực trạng của vấn nạn bạo lực học đường

Theo một số cán bộ quản lý ngành giáo dục, hiện nay không ít học sinh bị nhiễm

thói hư tật xấu do tiếp xúc nhiều với các trò chơi bạo lực trên mạng internet và cả bên

ngoài xã hội. Từ đó, không ít học sinh "học đòi" tổ chức thành băng nhóm đánh nhau.

Một cán bộ làm công tác quảnlý giáo dục cho biết, ông rất bất bình trước tình trạng

học sinh nói tục chửi thề "như ăn gỏi", thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường và

hay giao du với bạn xấu bên ngoài rồi tụ tập thành băng nhóm gây mất an ninh trật tự

tại địa phương.

pdf40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng của vấn nạn bạo lực học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y mắng chửi, đánh nhau, bố hoặc mẹ nghiện ngập... nên ngay từ nhỏ đã tiêm nhiễm vào đời sống tinh thần các em tính bạo lực, sẵn sàng chống đối. Nhiều em có gia đình ly tán, gia đình không có sự chăm sóc hoặc thiếu hụt sự chăm sóc của cha mẹ cũng là nguyên nhân tạo cho các em sự hụt hẫng, khó khăn trong việc định hướng nhân cách và thường có xu hướng bất cần, muốn khẳng định, chỉ cần có cơ hội xấu là bộc phát và có hành vi hung tính, đánh nhau. - Thực thế, trong xã hội hiện nay chúng ta đang sống, thử hỏi xem có bao nhiêu phần trăm người làm cha mẹ trước khi sinh con được trang bị kiến thức về vấn đề giáo dục con cái? Hay là đa phần chúng ta đều áp dụng hình thức “sao y” từ thế hệ trước mà quên mất rằng cuộc sống đang biến đổi không ngừng. Đứng trước một vấn nạn gì đó của con cái, chúng ta thường hay so sánh “ngày xưa, đâu có vậy ....” hoặc “ngày xưa thì thế này v.v...” mà không nhận ra rằng ngày xưa chúng ta cũng đã từng bị cha mẹ chúng ta chép miệng bảo “ngày xưa ...”. - Áp lực cơm áo gạo tiền của cuộc sống đang làm cho bố mẹ và con cái trong ngôi nhà dần dần xa cách nhau, bố mẹ quá căng thẳng trong việc tìm kiếm vật chất phục vụ cho nhu cầu sống hàng ngày nên khi trở về nhà đã quá mệt mỏi, không còn thời gian đâu để lắng nghe, để hỏi han trò chuyện với con cái. Con cái thì cũng không muốn nói chuyện với cha mẹ vì thấy cha mẹ hình như không hiểu được mình, lúc nào cũng chỉ la mắng hoặc giảng “đạo đức”. Có những đêm, đi cùng các bạn phóng viên một số tờ báo lang thang trên đường phố để tìm tư liệu viết báo, tôi gặp những bạn trẻ lứa tuổi teen tụ tập ngoài phố vào lúc 1 – 2 giờ sáng, tôi vẫn luôn ngạc nhiên tự hỏi 15 không hiểu ông bố bà mẹ nào lại có thể để con mình vắng nhà qua đêm như thế?! Phải chăng họ cũng đang bận rộn với những “công việc riêng” của mình. - Câu trả lời tôi tìm được khi làm việc với một số em học sinh của một trường “đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế” - đa phần các em học ở ngôi trường này đều là con nhà đại gia trong nhiều lĩnh vực – qua nói chuyện với các em, tôi thấy rằng, gần như suốt ngày các em không hề gặp bố mẹ, ở trường 10 giờ mỗi ngày, đưa đón các em đi học là người giúp việc và tài xế, về nhà cũng chỉ có người giúp việc nhà, còn bố mẹ thì bận đi tập thể dục thẩm mỹ, bận đi bơi, bận tiếp khách và bận 1001 việc ... - Gia đình chính là nơi hình thành cho các em nhân cách sống và cách ứng xử trong xã hội văn minh, nơi giáo dục cho các em những cảm nhận đầu tiên về quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và giữa mỗi người với chính bản thân mình. Làm sao các em có thể biết tôn trọng người khác khi thấy trong gia đình bố mẹ không tôn trọng lẫn nhau, khi thấy bố mẹ quyết ăn thua đủ với hàng xóm chỉ vì một chuyện nhỏ nhoi, khi các em không được học “một sự nhịn là chín sự lành” mà chỉ thấy “một sự nhịn bằng chín sự nhục”. - Vì thế, có thể thấy, trong vấn đề bạo lực học đường, sự thiếu quan tâm của gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em lứa tuổi teen là một nguyên nhân quan trọng, và có lẻ trong trường hợp này một câu nói đã xưa nhưng không cũ “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” – mỗi người làm cha mẹ hãy tự trách bản thân mình trước khi trách xã hội. Bài văn “lạ” và niềm khẩn thiết mong phụ huynh giật mình “Đây là toàn bộ bài văn của một học sinh lớp 11. Bài văn được viết trên lớp trong 1 tiết, là bài viết số 5 theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT. Tôi rất bất ngờ và cảm thấy cần chia sẻ với các bậc phụ huynh...”. “Các vị hãy đọc đi để có được dù chỉ là một lần giật mình”- trích nội dung thư của một cô giáo dạy văn. 16 Là giáo viên bộ môn, cô giáo này chưa kịp tìm hiểu rõ gia cảnh học sinh nên đã đưa bài văn cho thầy chủ nhiệm và nhờ thầy có biện pháp trao đổi với bố cháu. Dù đã gặp riêng học sinh và có những lời phê chí tình, chị vẫn cảm thấy lo lắng vì đã từng biết có một học sinh nữ khi gặp rắc rối gia đình đã uống thuốc ngủ tự tử. "Nếu các bậc làm cha làm mẹ không chú ý tới diễn biến phức tạp của tâm lý lứa tuổi này, họ có thể đánh mất con trong gang tấc" - cô giáo viết Không chú ý tới diễn biến phức tạp của tâm lý lứa tuổi này, họ có thể đánh mất con trong gang tấc... Dưới đây là nội dung bài văn “lạ” và lời phê của cô giáo: Đề bài: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình. Bài làm Gia đình là một thành phần quan trọng không thể thiếu của mỗi chúng ta. Nó vừa là điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc của một đời người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Gia đình là tế bào của xã hội". Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước. Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che... Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ... 17 Bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người... Nhưng thử hỏi đã bao giờ tôi được làm chính tôi... Tôi luôn tự tạo cho mình một cái vỏ bọc để che giấu đi con người thực sự của mình. Mọi người thấy tôi hay cười... nhưng có ai biết, đó chỉ là những nụ cười giả tạo mà tôi cố gắng để che giấu đi nỗi đau của chính bản thân mình... Tôi đã từng ghét chính cuộc sống đó. Nhiều lần, tôi đã cố gắng để thoát ra khỏi cái vỏ bọc ấy. Nhưng rồi, tôi lại càng tiến sâu hơn. Một ngày nọ, tôi phát hiện ra, bố tôi, người mà luôn che chở, dạy bảo cho tôi lại là một người... một người mà tôi... khinh bỉ... Đúng là cha nào con ấy... Tôi tự tạo vỏ bọc cho mình để che giấu con người thật của tôi. Bố tôi cũng thế, ông đã tạo ra cho mình một cái vỏ bọc thật hoàn hảo để che giấu con người mình, lừa gạt tất cả, và cả tôi. Tôi sống vì cái gì??? Gia đình ư? Nhiều lúc tôi đã dẫm đạp lên nó... Tôi tự tách mình khỏi gia đình, và tách ra khỏi chính bản thân tôi. Tôi hoàn toàn là một con người khác... Nhiều lúc chán cuộc sống giả tạo đó, tôi đã tìm, tìm đến một nơi, một nơi mà ở đó không có sự giả dối, và hơn cả, tôi được làm chính tôi: THẾ GIỚI ẢO. Dẫu biết rằng, tất cả chỉ là ảo, nhưng những gì tôi có thật gấp trăm nghìn lần cái thế giới mà tôi sống. Ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, có tất cả những thứ mà thế giới thật đã có, hoặc không có... Tôi đã tìm lại được tiếng cười, cười một cách thật tự nhiên. Có những buổi offline làm tôi nhớ mãi... Một phút xa nhau vạn phút nhớ Một lần gặp gỡ vạn lần mơ. 18 Lạ thật, tôi đã từng mơ về một hạnh phúc được sống trong một gia đình thật, nhưng không ngờ đó chỉ là ẢO... Nhưng không sao, có lẽ đối với tôi đó cũng là một cái gì đó, một thứ gì đó thật khác biệt... Thật lạ, hôm nay, ngày tôi viết bài văn này cũng là ngày kỉ niệm, ngày chúng tôi gặp nhau trong một gia đình (ẢO)... Nhưng tôi đang cố gắng gìn giữ một cái gì đó, dù biết nó chỉ là ẢO và lời nói có thể là giả tạo nhưng ít ra có còn hơn không. Hơn cả, tôi được làm chính tôi. Tương lai, một ngày nào đó tôi cũng sẽ có một gia đình. Gia đình đó sẽ như thế nào đây? Gia đình... Không biết đối với các bạn, đó là gì? Nhưng đối với tôi, nó là một cái gì đó mà có lẽ cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ với tới được. (Nguồn báo Dân trí) 19 Lời phê của giáo viên: Em đừng nhìn mọi việc theo chiều hướng tiêu cực thế! Nếu quả thực gia đình em có những rắc rối, bố mẹ em có những sai lầm thì chưa chắc đã do họ muốn thế, hoặc cũng có thể họ phải chịu những áp lực nào đó mà hiện nay, em chưa thể hiểu hết được. Và đã bao giờ, em nghĩ rằng gia đình là của em, chính bản thân em cũng cần có trách nhiệm vun đắp, xây dựng? Đã bao giờ, em thử mạnh dạn nói chuyện với bố mẹ, bày tỏ những suy nghĩ của mình? Biết đâu, vì sự nghiêm túc của em mà bố mẹ sẽ đổi thay... Trong trường hợp xấu nhất, nếu em không thể thay đổi được điều gì, nếu em không thể có một gia đình như mong muốn trong hiện tại, thì em vẫn có thể bằng nỗ lực và tấm lòng mình để vun đắp, xây dựng một gia đình như em mong muốn trong tương lai - khi em đã trưởng thành. Hãy tin rằng, cuộc sống sẽ mỉm cười với những ai biết cố gắng. Cô mong em có thể bình tâm và tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự. Cô giáo của em 4.3 Nguyên nhân từ Nhà trường - Có thể khẳng định, nguyên nhân "bạo lực học đường", một phần trách nhiệm thuộc về nhà trường. Học trò đến trường học quá nhiều, theo kiểu "nhồi" cho hết kiến thức cơ bản của đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo. Trò không còn thời gian "tiêu hóa" khối lượng kiến thức khổng lồ những định luật, khái niệm, công thức, dữ kiện lịch sử, thuộc lòng cả một bài thơ dài… bài học cũ chưa kịp hiểu. bài mới "ập" đến như một nỗi kinh hoàng. Trò càng học càng đuối. Và khi cảm thấy cái sự học khó khăn, học mãi không "vào". Đâm chán. "Nhàn cư…". Chúng phá phách, bỏ học rủ nhau đi chơi, uống thuốc "lắc" ở vũ trường, yêu sớm hoặc tìm đến ma túy, thanh toán nhau băng hung khí. 20 - Trong khi các trường đều trương khẩu hiệu rất to: Tiên học Lễ… nhưng "Lễ" là gì? Nội dung của Lễ-Nghĩa? Cách đối nhân xử thế? Hành xử giữa con người với con người? Lời ăn tiếng nói? Thế nào là bạn tốt? Ý thức trách nhiệm đối với đất nước, gia đình, bản thân? Lẽ sống ở đời?... Hình như trường học đều có dạy. Bậc mẫu giáo mầm non môn giáo dục công dân. Bậc tiểu học môn đạo đức. Bậc THCS và THPT môn giáo dục công dân. Tiếc rằng học chỉ để mà học, hời hợt, nặng hình thức, hô khẩu hiệu quá nhiều. Nào là "nói lời hay, làm việc tốt"; "nét chữ, nét người"; "vở sạch, chữ đẹp"… "Đầu voi, đuôi chuột", thực tế trò tự tung tự tác, bao che cho nhau, vào hùa làm việc xấu. Quay cóp khi kiểm tra bài là "quốc nạn". - Học sinh ngang nhiên vi phạm Luật giao thông, công khai phóng xe máy phân khối lớn tốc độ cao, "zin" 3-4, không đội mũ bảo hiểm, chửi nhau, đánh nhau, diệt nhau. Lí lẽ các em đưa ra thật đáng sợ. Hỏi: "Tại sao em dùng dao chém bạn?". Em tỉnh khô, lạnh lùng trả lời "em không chém, nó cũng chém em". Trong cốp xe, ba lô sách có trò "găm" dao để kịp thời chiến đấu khi "có biến". Quan hệ thầy trò nhợt nhạt, thầy ít quan tâm đến diễn biến tư tưởng của trò. - Đạo đức của một bộ phận không nhỏ thầy giáo "xuống cấp" là tấm gương "mờ" phản cảm với học trò. Một số giáo viên vẫn chưa gương mẫu, có những hành vi xúc phạm, xâm hại học sinh. Hiện tượng đối xử không công bằng làm các em bức xúc rồi trở nên quậy phá như một cách lấy lại cân bằng. “Học sinh sẽ nghĩ sao khi chính thầy cô của mình là những người xâm hại, lợi dụng, hành hung học sinh?” - Giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay còn mang nặng hình thức, chưa đi vào bản chất của việc hình thành nhân cách cho các em. Thậm chí nhiều nhà trường còn chưa giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh. “Một lớp học nếu chỉ có 20-30 học sinh thì quan hệ thầy trò là quan hệ nhân văn. Nhưng khi lớp học có tới 50-60 học sinh thì quan hệ thầy trò sẽ là quan hệ hành chính. Với một mối quan hệ hành chính như vậy, liệu thầy cô giáo có thể quan tâm, 21 sâu sát đến từng học sinh? Sự cô đơn trong trường học khiến học sinh xa lánh thầy cô, có chuyện gì cũng tự “xử lý”, “giải quyết” với nhau chứ hiếm khi tâm sự cùng thầy cô” Theo TS. Nguyễn Thị Bích Hồng - Theo TS. Huỳnh Văn Sơn “Ngay trong môi trường học đường, việc dạy làm người còn bị xem nhẹ; chuyện dồn ép để học tập vẫn được đặt để như một yêu cầu tối quan trọng. Đó là chưa kể việc thiếu mềm mại trong cách thức giáo dục, thiếu đầu tư cho việc tìm hiểu và tác động giáo dục... Không ít thầy cô giáo vẫn cho rằng mình là bậc “bề trên”, thời gian đâu để lắng nghe, điều kiện đâu để tìm hiểu hoàn cảnh, sự đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức còn bị xem nhẹ thì thử hỏi bạo lực - một hành vi bột phát sao không có cơ hội nảy sinh?” - Việc lồng ghép dạy kỹ năng sống cho các em học sinh thông qua các môn học trên lớp có phần chưa đem lại hiệu quả. Thiết nghĩ, bản thân mỗi môn học đã mang trong mình một khối lượng kiến thức không nhỏ, mỗi giáo viên bộ môn thường xuyên phải gồng mình lên để theo kịp chương trình. Thực tế cho thấy, những môn như Giáo dục công dân hay Kể chuyện,…thường được các thầy cô dạy bù vào tiết sinh hoạt lớp. Như vậy, việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học liệu có khả thi? Cùng với đó thì bản thân mỗi thầy cô cũng còn gặp nhiều lúng túng khi truyền tải tới các em các kỹ năng sống thiết yếu, nguyên nhân rất đơn giản là các thầy cô được đào tạo chuẩn về chuyên môn còn việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nếu có cũng chỉ là thông qua những đợt tập huấn, bồi dưỡng. 4.4 Nguyên nhân từ xã hội - Môi trường lân cận và cộng đồng cũng tạo bối cảnh cho bạo lực học đường. Các cộng đồng có tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma tuý cao dạy thanh niên những hành động cư xử bạo lực và chúng lại được mang vào trường học. Tình trạng nhà cửa tồi tạn bên cạnh trường học đã được phát hiện gắn liền với bạo lực học đường. Việc tấn công giáo viên dường như hay xảy ra hơn tại các trường ở gần kề các khu vực có tỷ lệ tội phạm cao.Việc tiếp xúc với những người bạn hư hỏng là một yếu tố nguy cơ cho 22 những mức độ hung hãn cao. Nghiên cứu đã cho thấy rằng nghèo khổ và mật độ dân số cao gắn liền với những tỷ lệ bạo lực học đướng cao. Những cuộc nghiên cứu theo chiều dọc dài hạn cho thấy trẻ em phải tiếp xúc với bạo lực cộng đồng, gồm cả bạo lực súng, trong những năm tiểu học được các bạn học và giáo viên thông báo có nguy cơ cao về hung hãn trong những năm cuối cấp. Các băng đảng trong khu vực cũng được cho là góp phần tạo ra các môi trường học đường nguy hiểm. Các băng đảng sử dụng môi trường xã hội của trường học để tuyển mộ các thành viên và tương tác với các nhóm đối địch, với việc bạo lực băng đảng được đưa từ bên ngoài vào trong trường học. Theo một số cán bộ quản lý ngành giáo dục, hiện nay không ít học sinh bị nhiễm thói hư tật xấu do tiếp xúc nhiều với các trò chơi bạo lực trên mạng internet và cả bên ngoài xã hội. Từ đó, không ít học sinh "học đòi" tổ chức thành băng nhóm đánh nhau. Một cán bộ làm công tác quản lý giáo dục cho biết, ông rất bất bình trước tình trạng học sinh nói tục chửi thề "như ăn gỏi", thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường và hay giao du với bạn xấu bên ngoài rồi tụ tập thành băng nhóm gây mất an ninh trật tự tại địa phương... - Một số nhà bình luận cho rằng việc đưa tin của truyền thông khuyến khích bạo lực học đường, dù một cách giải thích thường thấy là việc đưa tin chỉ tuân theo các sự kiện đang diễn ra. Ngày 16 tháng 4 năm 2007, Seung-Hui Cho giết 32 người tại Virginia Tech trước khi tự sát.Có lẽ bởi việc truyền thông đưa tin quá nhiều về thảm kịch tại Virginia Tech, nhiều học sinh trên khắp Hoa Kỳ đã thực hiện các vụ tấn công bạo lực hay đe doạ làm như vậy tại trường học. Ở nước ta gần đây báo chí liên liên tục “săn lùng” và đưa tin những “vụ án” về bạo lực học đường. Có một điều luôn tỉ lệ thuận mà ít người chú ý tới là khi báo chí đưa tin về các hiện tượng bạo lực của học sinh đã kéo theo rất nhiều các “vụ án” khác của các em học sinh được tung lên mạng. Vedeo bạo lực học đường đầu tiên xuất hiện, kéo theo rất nhiều các vedeo khác được tung lên với đủ mọi hình thức như; đánh 23 nhau; chửi thề; đánh bài cởi áo; học trò đánh thầy giáo; thầy giáo xúc phạm, đánh học trò; …. - Mức độ sử dụng bạo lực trong ngành giáo dục đang trong tình trạng báo động. Nguyên nhân khiến bạo lực học đường ngày càng tăng là do học sinh tiếp xúc quá nhiều với những phim kiểu bạo lực của Hàn Quốc, Hồng Kông. Bên cạnh đó, với sự phát triển ồ ạt của các loại game online bạo lực đã đầu độc mạnh đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Không chỉ đánh nhau, các em còn quay lại các vụ ẩu đả và phát tán trên mạng cho mọi người cùng “thưởng thức”. Những thước phim thô bạo của hai nữ sinh mặc đồng phục áo dài lao vào nhau với những cái tát nảy lửa, những cú đá túi bụi giống như... phim Hàn Quốc đã khiến không ít người giật mình. Phim ảnh, sách báo ngoài luồng, các trò chơi điện tử, chít chát đầy tính bạo lực tràn lan đang "vẽ đường cho hươu chạy", tiếp tay cho học trò bắt chước "thần tượng" trong phim, dẫn đến gây ra tội ác lúc nào không biết. Theo PGS.TS Trần Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý ĐH Văn Hiến, khẳng định: “Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị "nhiễm khuẩn” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội. Chính người lớn đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm tính hung hãn, côn đồ ở trẻ”. Theo TS. Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng trường Cán Bộ thành phố, chỉ ra rằng: “Các giá trị xã hội đang thay đổi. Thế hệ trẻ chưa được giáo dục một cách bài bản đồng bộ nên một bộ phận không nhỏ bị khủng hoảng, tiếp thu những giá trị ảo không đúng với chuẩn mực của xã hội”. “Trong những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra ở mọi lĩnh vực. Trên sân cỏ, cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ động viên “choảng” nhau. Ngoài đường phố, taxi húc xe vào cảnh sát, nhiều băng nhóm thanh toán nhau đẫm máu ngay trong khu phố… Có thể nói, vấn đề bạo lực đang trở thành mối quan tâm, lo ngại của toàn xã hội”. 24 Theo TS. Huỳnh Văn Sơn “Sự ảnh hưởng của các loại sản phẩm được núp bóng dưới văn hóa một cách thô thiển, đó là những trò chơi bạo lực gián tiếp hay trực tuyến, đó là những phim ảnh thiếu sự kiểm soát của những cơ quan chức năng được tuồn vào bằng nhiều hình thức dẫn đến sự “rối nhiễu” hành vi về mặt tâm lý. Đây không hẳn là sự rối nhiễu mang tính chất tâm thần mà đó là rối nhiễu hay lệch chuẩn hành vi với những định hướng chuẩn mực” “Lứa tuổi học sinh, việc các em khám phá và hành động một cách tự do để khẳng định mình trong mắt người lớn và bạn bè đã trở thành một nhu cầu. Đến với trò chơi điện tử, các em sẽ được làm theo những gì mình thích để thỏa mãn sự tò mò mang tính tâm lý. Tuy nhiên, chưa đến tuổi trưởng thành nên các em chưa có đủ kỹ năng để làm chủ thời gian và cảm xúc bản thân. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp chìm đắm trong một thế giới xa lạ dẫn đến rối loạn tâm lý và là hậu quả khôn lường nếu các game thủ mang chính những “kỹ năng” của mình từ trò chơi điện tử áp dụng vào cuộc sống ngoài đời thực”. 4.5 KẾT LUẬN CHO NGUYÊN NHÂN Tiếng nói người trong cuộc “Riết rồi tôi không biết có nên tin tưởng nhà trường để cho cháu tôi tiếp tục đến lớp hay không? Nó mới lớp 8 nhưng đã nhiều lần bị đánh như vậy mà nhà trường không có biện pháp xử lý hay ngăn chặn thì sao gia đình yên tâm được” (Bà Bùi Thị Xuyến – phụ huynh em Thảo, nạn nhân của vụ đánh hội đồng tại trường THCS Lê Lai, Q.8) “Tôi có con đang học lớp 12, nhiều lần con tôi về nhà với những vết bầm tím trên tay chân do bị các bạn đánh. Nhưng gặng hỏi thế nào cháu cũng không nói, chỉ nói là nếu nhà trường biết thì lại tiếp tục bị đánh. Xót xa cho con, nhưng đành phải ngậm miệng để cháu yên thân học hết lớp 12” (Chị Lê Ánh Nguyệt - hẻm 129 Bến Vân Đồn, P.8, Q.4) 25 “Ngày nay, nếu gặp một HS cá biệt quá lì lợm, nhiều giáo viên chỉ cần vụt nhẹ vào tay thì phụ huynh đã đâm đơn kiện, rồi giáo viên bị kỷ luật. Riết rồi giáo viên chúng tôi đâm nản nên đành buông xuôi” (Giáo viên chủ nhiệm lớp 9 một trường THCS tại Q.Phú Nhuận) “Có thể là sự quản lý của nhà trường chưa sát với thực tế, chương trình học còn quá hàn lâm, nặng nề. Đôi khi do người thầy chưa thật sự gương mẫu, chưa đủ để HS tin cậy, chia sẻ những bất đồng nảy sinh trong các mối quan hệ với bạn bè. Ngoài ra, đội ngũ giám thị của các trường chưa được đào tạo bài bản nên khi xảy ra sự cố thường có những xử lý nóng vội khiến HS không phục” (Ông Nguyễn Văn Vượng - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Q.Tân Bình) “Nền giáo dục của chúng ta hướng đến đào tạo ra những cá nhân hoàn thiện nhưng chương trình học thì dường như ngược lại. Môn Đạo đức, Lịch sử, Địa lý … vẫn bị cho là các môn phụ, mà môn phụ thì học cũng được, không học cũng chẳng sao. Thậm chí dạy môn Văn để giúp học sinh làm người, thẩm thấu được cái đẹp nhưng vẫn dạy một cách máy móc” (TS Nguyễn Kim Dung - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, trường ĐH Sư phạm TP.HCM) "Thế chân vạc", nhà trường- gia đình- xã hội cần cảnh tỉnh, nghiêm túc nhìn vào sự thật, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, tạo sức mạnh đồng bộ giáo dục quản lí con em. "Kiềng ba chân", gãy một chân đã khập khiễng rồi, huống hồ cả ba chân đều có vấn đề thì làm sao dạy dỗ, uốn nắn được, lứa tuổi "bắc cầu" "nửa trẻ con, nửa người lơn" luôn coi mình là "cái rốn của vũ trụ". PGS-TS Trần Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý Trường ĐH Văn Hiến cho rằng: “Nguyên nhân từ nhà trường chính là sự giáo dục chưa đủ, thậm chí không giáo dục về việc phòng chống bạo lực. Đặc biệt là gia đình cũng chưa quan tâm, chưa thân thiện với con cái trong khi xã hội lại có quá nhiều yếu tố độc hại đối với lứa tuổi các em. HS tiếp xúc với hàng ngàn cảnh bạo lực… để rồi trở thành một hình ảnh quen thuộc và bắt chước theo. Đó còn là hệ quả của sự vô cảm của người lớn, của việc giáo dục quá nặng về lý thuyết, kiến thức mà không giáo dục về kĩ năng, đạo đức, nhân cách làm người” 26 Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn “Chuyện học sinh đánh nhau thấy cả ở nam và nữ, đặc biệt hiện tượng các học sinh nữ đánh nhau cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, tình trạng này thường thấy ở học sinh tuổi mới lớn, tức là từ cuối cấp II trở lên. Nguyên nhân bạo lực học đường có nhiều, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về nguyên nhân chủ quan có thể kể đến tình trạng dư thừa sức lực của các em ở độ tuổi “bẻ gẫy sừng trâu”. Tuổi dậy thì khiến các em phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, kiếm chế kém, lại không có việc gì để làm, nên “ngứa chân ngứa tay”. Thứ hai, các em đang muốn chứng tỏ bản thân, nhưng lại không biết thể hiện bằng cách nào, do đó muốn dung vũ lực như một cách thể hiện sự vượt trội của mình so với bạn bè. Những học sinh học giỏi, hoặc chứng tỏ bản thân bởi những thế mạnh khác ít khi phải dùng đến nắm đấm để ra oai. Nguyên nhân khách quan có khá nhiều. Sức ép của học tập và cuộc sống đô thị, khép kín, khiến các em bức xúc, lúc nào cũng muốn nổ tung. Tác động xấu của phim ảnh, sách truyện bạo lực, của các trò chơi trên mạng ( có khá nhiều cảnh đánh nhau, giết người). Giáo dục khuyết hụt, chỉ khuyến khích ganh đua, thi thố, nhưng lại không dạy các em biết kiềm chế cảm xúc nóng giận của bản thân, không được học các kĩ năng sống như kĩ năng chung sống hoà bình. Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng bạo lực ngoài xã hội, bạo lực gia đình. Ngay cả tình trạng giáo viên sử dụng bạo lực với học sinh cũng là tấm gương cho các em. Trong chương trình giáo dục của ta, không có phần giáo dục giới, nam nữ được giáo dục như nhau, được đối xử như nhau, nên các em gái đánh nhau không cảm thấy xấu hổ…” “Học sinh đánh nhau chỉ vì những nguyên nhân rất đơn giản. Mà đôi khi đánh có tổ chức, đánh có vũ khí…”. “Đối diện với sự thật này chúng ta cảm thấy rất đau lòng, phải chăng xuất phát từ sự chủ quan, thiếu quan tâm của các bậc sinh thành, hay là do nguyên nhân xã hội”. 27 Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh thì cho rằng, nguyên nhân của vấn đề này là do sự liên kết trong lối sống của xã hội, của gia đình ngày nay đang ngày một lỏng lẻo. Nếu không tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội thì có nói nhiều bao nhiêu cũng không có kết quả như mong muốn. Còn thầy Trần Đức Thịnh (trường THPT Dân lập Ngôi Sao) khẳng định, bạo lực học đường là do mặt trái của xã hội gây ra, và xã hội càng phát triển nhanh bao nhiêu thì mặt trái nhiều bấy nhiêu. Một nguyên nhân nữa mà nhiều ý kiến còn băn khoăn và bức xúc khi mà việc bạo lực trong học đường khi phát hiện thường bị bỏ qua hoặc rất khó phát hiện và chỉ được dư luận quan tâm khi xảy ra những vụ việc nghiêm trọng. Những vụ ẩu đả diễn ra bên ngoài cổng trường thường ít được báo cáo với Ban Giám hiệu mà chỉ lan truyền trong giới học sinh với nhau. Bản thân các nạn nhân, những người bị bắt nạt, hành hung, cũng thường giấu kín vụ việc ngay cả với cha mẹ, thầy cô giáo của mình… 5. GIẢI PHÁP CHO BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 5.1 Các chiến lược khắc phục? Mục tiêu của các chiến lược ngăn chặn và can thiệp là không để bạo lực học đường xảy ra. Có ít nhất bốn mức độ mà các chương trình ngăn chặn bạo lực có thể hành động: xã hội nói chung, cộng đồng trường học, gia đình, và cá nhân. Các chiến lược ngăn chặn cấp độ xã hội hướng tới thay đổi xã hội và các điều kiện văn hoá để làm giảm bạo lực không cần biết tới môi trường có thể xảy ra của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng của vẫn nạn bạo lực học đường.pdf
Tài liệu liên quan