Đề tài Thực trạng đầu tư của ngành bia Việt Nam

CHƯƠNG I 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH BIA 1

I - Khái niệm và nội dung của quản lý dự án 1

1. Khái niệm 1

2. Nội dung quản lý dự án 1

3. Các hình thức tổ chức quản lý dự án 2

3.1- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý 2

3.2- Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án 2

3.3- Hình thức chìa kháo trao tay 2

II. Chu kỳ của một dự án 2

1. Ý đồ về dự án 2

2. Chuẩn bị đầu tư 3

3. Thực hiện dự án đầu tư 3

4. Sản xuất kinh doanh 4

5. Giai đoạn kết thúc 4

III. Quá trình thực hiện dự án 5

1. Chuẩn bị đầu tư 5

2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư 5

2.1- Nghiên cứu lựa chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng 6

2.2- Thiết kế thiết bị và dự toán thi công 6

2.3- Mua sắm thiết bị và xây lắp công trình 6

2.4- Đào tạo công nhân kỹ thuật 6

2.5- Vận hành thử, điều chỉnh 6

2.6- Nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 6

3. Giai đoạn vận hành 7

 

doc42 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư của ngành bia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. Người cổ ở Trung Quốc cũng làm ra thứ đồ uống này từ lúa mì, lúa mạch được gọi là "Kju". Bia từ đây mới truyền sang Châu Âu đến thế kỷ IX người ta mới bắt đầu dùng hoa Houblon và đến thế kỷ XV thì hoa Houblon mới được dùng chính thức để hương vị cho bia. Năm 1870, người ta bắt đầu dùng máy lạnh trong công nghệ sản xuất bia. Năm 1897, nhà bác học người Pháp đã phát hiện ra nấm men. Từ đó chất lượng bia được nâng lên đáng kể, ngành công nghiệp sản xuất bia đã phát triển mạnh, sản phẩm tạo ra đã thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người. Bia được sản xuất từ nguyên liệu malt, hoa Houblon và nước. Ngoài ra còn một số nguyên liệu thay thế như: mỳ, gạo, đường, một số chất phụ gia khác và vật liệu khác. Chương II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH BIA VIỆT NAM I. Sự phát triển về ngành bia Việt Nam Sản xuất bia được người Pháp đưa vào nước ta vào cuối thế kỷ 19, chính là Nhà máy Bia Hà Nội và Nhà máy Bia Sài Gòn. Lúc đầu thiết bị rất thô sơ, lao động hoàn toàn thủ công, do hai người Pháp là ông Alfred Hommel ở Hà Nội và ông Victor La Rue ở Sài Gòn lúc đó quản lý. Từ những năm 1970 do chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đời sống của các tầng lớp dân cư có những bước cải thiện quan trọng, lượng khách du lịch, các nhà kinh doanh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy sự phát triển cuả các ngành kinh tế. Do đó chỉ trong thời gian ngắn, ngành Bia Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, thông qua việc đầu tư khôi phục sản xuất của các nhà máy bia sẵn có, mở rộng đầu tư liên doanh với nước ngoài và xây dựng thêm các nhà máy bia của các địa phương, Trung ương, tư nhân và cổ phần trên phạm vi khắp cả nước. Ngành bia phát triển tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác phát triển như nông nghiệp, giao thông, cơ khí, bao bì (nhựa, thuỷ tinh, giấy, kim loại...). Ngành bia là một ngành thu ngân sách lớn cho Nhà nước. Tính bình quân sản xuất 1 triệu lít bia của doanh nghiệp quốc doanh Trung ương tích luỹ cho Nhà nước từ 4 - 6 tỷ đồng. Ngành bia còn là ngành thu hút một lượng lao động đáng kể, tận dụng các nguồn nội lực trong nước và có điều kiện mở rộng ra thị trường thế giới. Vì vậy, sản phẩm của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn, nhiều cơ sở có thiết bị, công nghệ hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm có tín nhiệm với người tiêu dùng trong nước hoặc khu vực như bia Hà Nội, bia Sài Gòn. Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy bia là bia Sài Gòn và bia Hà Nội, thì nay cả nước có 469 cơ sở sản xuất với năng lực 1021 triệu lít/năm. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng, dần dần thay thế sản phẩm nhập khẩu và nâng cao giá trị nông sản thực phẩm. II. Đặc điểm thị trường bia Việt Nam Sản xuất đồ uống là ngành có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới, nhưng ở Việt Nam mới phát triển trên 100 năm. Đây là ngành sản xuất không những cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng, mà còn là ngành đem lại lợi nhuận cao và đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước. Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng đồ uống trên Thế gới vẫn có xu hướng tăng, thị trường không ngừng được mở rộng. Đối với thị trường Việt Nam, từ những năm 90 trở lại đây, do nền kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng đồ uống tăng, đặc biệt là nhu cầu về bia ngày càng tăng, bình quân đầu người tiêu dùng trong cả nước khoảng 8 lít/người/năm. Các công ty lớn như Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Bia Hà Nội của Nhà nước hoặc các Công ty liên doanh, có vốn đầu tư lớn sản xuất và chiếm lĩnh thị trường ở các vùng Thành phố đông dân, các khu công nghiệp lớn.... Xét thực tế thị trường hiện nay, ta thấy các công ty liên doanh sản xuất bia với nước ngoài chững lại, sản phẩm của họ đã chiếm được một phần thị trường, nhưng trong xu hướng hiện tại, sản phẩm của họ không còn nhiều người ưa dùng nữa. Bia Halida và bia Carlberg đã mất nhiều thị trường, bia BGI, San Miguel, Red Horse... chưa chiếm lĩnh được bao nhiêu thị trường, các loại bia liên doanh này đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ và sản xuất, riêng bia Tiger và bia Heineken vẫn còn giữ được thị trường, nhưng hiện tại cũng không còn sức mạnh như trước nữa và cũng bắt đầu gặp khó khăn trong tiêu thụ. Người ta cho rằng bia chai, bia lon là loại bia cao cấp đối với nhiều vùng nông thôn, giá quá cao so với túi tiền của người nông dân, nên các nhà máy sản xuất bia chỉ bán bia loại này cho dân thành phố là chủ yếu. Do vậy, bia hơi phát triển mạnh có: Ưu điểm: Cung cấp bia tại chỗ cho người tiêu dùng ở địa phương, thị xã, thị trấn, nông thôn và những người có thu nhập thấp, không có điều kiện mua bia chai, bia lon. Thiết bị công nghệ do tự chế tạo trong nước nên vốn đầu tư không lớn và triển khai thi công lắp đặt nhanh gọn. Giá thành hạ do đầu tư không lớn, quy trình công nghệ không cao, yêu cầu chất lượng có mức độ và không tốn kém bao nhiêu về bao bì, vận chuyển. Tăng thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương. Tạo thói quen tiêu dùng cho người lao động, bia trở thành giải khát thông dụng, phổ biến. Nhược điểm: Do thiết bị công nghệ tự chế tạo nên nhiều cơ sở sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, môi trường vi phạm, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Trốn lậu thuế nên làm thất thu ngân sách, nhiều cơ sở chỉ nộp khoảng 10 - 20% mức quy định hoặc khai báo sản lượng để nộp thuế khoán. Sự trốn lậu thuế là nguyên nhân quan trọng để bán giá thấp, tạo lợi thế cạnh trên thị trường với các nhà máy vừa và lớn có sản xuất bia hơi chất lượng tốt nhưng bị trà trộn tiêu thụ. Phát triển tràn lan không theo quy hoạch, gây lộn xộn về tổ chức quản lý ngành và các cơ quan quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. Theo nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, người ta kết luận rằng: sản xuất bia hơi 100 mới đúng "gu" của người Việt Nam. Ở các nước phương Tây, người ta sản xuất bia 120 là chính, còn ở Việt Nam bia hơi 120 sẽ bán được ít do người nhậu cũng chóng xỉn hơn mà giá thành thường lại cao. Tóm lại, do nhu cầu thị trường và sự tiến bộ của khoa học công nghệ, hàng loạt các nhà máy và các cơ sở sản xuất bia được xây dựng, lắp đặt theo nhiều quy mô khác nhau: từ vài trăm nghìn lít/năm đến hàng chục triệu lít/năm. Địa điểm được phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Nhiều hãng bia nước ngoài đầu tư liên doanh sản xuất bia ở Việt Nam. Do đó mức tăng trưởng sản xuất bia ở Việt Nam tăng nhanh - cụ thể sau: (trang sau). Từ số liệu thống kê cho thấy: từ năm 1994 - 1998 sản lượng bia của nước ta đạt mức tăng trưởng cao, ở thời kỳ này hàng loạt các nhà máy, cơ sở sản xuất mới được xây dựng đi vào sản xuất. Từ năm 1999 đến 2000 sản lượng bia có mức độ tăng trưởng chậm lại, nguyên nhân chính là do hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, việc quản lý các dự án không được tiến hành triệt để. Bảng 5 : Mức tăng trưởng sản lượng Bia của Việt Nam từ 1990 đến 2000 TT Năm Tổng sản lượng (triệu lít) Mức tăng trưởng (triệu lít) Tăng trưởng (%) 1. 1990 84,5 - - 2. 1991 89,8 5,8 6,86 3. 1992 93,3 3,5 3,89 4. 1993 100,0 6,7 7,18 5. 1994 131,0 31,0 31,00 6. 1995 169,0 38,0 22,48 7. 1996 230,0 61,0 36,09 8. 1997 351,0 121,0 52,60 9. 1998 502,0 151,0 43,19 10. 1999 583,9 199,9 16,30 11. 2000 623,9 55,1 6,85 III. Quy trình công nghệ sản xuất bia 1. Thiết bị sản xuất bia Bao gồm những công đoạn chính sau: Nhập và xử lý nguyên liệu: Kho chứa và bảo quản nguyên liệu, thiết bị xay nghiền nguyên liệu, thiết bị chứa nguyên liệu sau xử lý, Khu vực nấu: Thiết bị phối trộn nguyên liệu, thiết bị nấu, thiết bị đường hoá, thiết bị lọc hèm, thiết bị làm lạnh dịch đường. Khu vực lên men và gây men giống: Bồn lên men, bồn gây men giống, rửa men. Khâu lọc thành phẩm: Thiết bị lọc bia, thiết bị ổn định và bão hoà CO2 cho bia. Khâu chiết bia: Thiết bị rửa chai, chiết chai và đóng nút, chiết KEG, thiết bị thanh trùng, thiết bị dán nhãn ... Khu thiết bị phụ trợ: Hệ thống điện, lò hơi, hệ thống máy lạnh, máy nén khí và hệ thống lọc khí, thiết bị thu hồi CO2, thiết bị xử lý nước nấu và phục vụ sản xuất, hệ thống xử lý chất thải Dưới đây là danh sách một số hãng đã cung cấp thiết bị cho ngành sản xuất bia và đã được thị trường Việt Nam chấp nhận. Bảng 4 : Một số hãng sản xuất thiết bị, công nghệ sản xuất bia lựa chọn đầu tư Khu vực sản xuất Hãng sản xuất thiết bị Nước sản xuất thiết bị Hãng ưu tiên lựa chọn 1. Nhập và xử lý nguyên liệu Seeger, Wihelm Kunzel, Kulmbach Buhler GmbH, Steinecker GmbH , Kuzel Đức Đức Seeger 2. Hệ thống nhà nấu Máy lọc hèm STEINECKER MEURA Đức Bỉ STEINECKR MEURA 3. Hệ thống gây men giống Gresser, Regensburg Đức Gresser 4. Tank lên men unitank Schmidding Werke, Ziemann, Gresser,Regensburg Đức Schmidding Werke 5. Hệ thống lọc bia fILTROX Krones, Neutraubling Thuỵ sĩ Đức fILTROX Krones 6. Dây chuyền chiết chai Máy dán nhãn Máy kiểm tra chai rỗng Máy chiết chai và đóng nắp Máy thanh trùng Krones Krones Krones Krones NIKO, Krones Đức nt nt nt nt Krones Krones Krones Krones NIKO 7. Dây chuyền chiết KEG GEA Till, Kriftel Đức GEA Till 8. Hệ thống thu hồi CO2 ANION SEEGER,BuseAnlagenbauGmbH Bad Honningen Đức Đan mạch SEEGER 9. Hệ thống xử lý nước nấu Kyll GmbH, Bergisch Đức 10. Hệ thống nồi hơi Loos Đức Loos 11. Hệ thống máy lạnh GEA Ahlborn GmbH, ABB Kalteanlagen GmbH Đức ABB Kalteanlagen GmbH 12. Hệ thống máy nén khí Atlas copco GmbH Igersonll - Rand GmbH Đức Atlas copco GmbH 2. Công nghệ sản xuất bia Quy trình công nghệ được tóm tắt như sau: Nguyên liệu đưa vào sản xuất ngoài malt, đại mạch, còn một phần là gạo, houblon và một số phụ gia khác. Gạo và malt được đưa vào Silo chứa, từ đó được chuyển sang thùng Hopper để ngâm, rửa sạch, để ráo nước rồi đưa tới bộ phận xay nghiền nguyên liệu thành các mảnh vỏ nhỏ tạo điều kiện cho quá trình chuyển hoá nguyên liệu và trích ly tối đa dung dịch nấu bia. Nguyên liệu sau khi đã xay nghiền được chuyển tới nồi nấu malt theo tỷ lệ quy định công nghệ của Công ty bia Sài Gòn. Tại đây tinh bột và protein được phân huỷ để tạo thành đường, axit amin và các chất hoà tan khác rồi chúng đưa qua lọc hèm để tách đường và các chất hoà tan ra khỏi bã bia. Dung dịch này được gọi là "nước nha". Tiếp theo nước nha được đưa tới nồi nấu có chứa houblon để ổn định thành phần của nước nha và làm cho nước nha có hương vị của hoa houblon. Sau khi kết thúc thời gian đun sôi, dịch đường được lọc để loại bỏ bã và một phần protein kết tủa. Rồi được chuyển sang thùng lắng trong để kết lắng các chất cặn lơ lửng. Bước tiếp theo, nước nha được làm lạnh nhanh để hạ nhiệt độ từ 900C xuống 80C, rồi chuyển sang thùng lên men để cấy giống nấm men. Lên men được chia thành hai giai đoạn lên men chính và lên men phụ, thời gian lên men phụ phụ thuộc vào từng loại sản phẩm mà nhà sản xuất dự kiến cung cấp cho người tiêu dùng. Công nghệ lêm men hiện đại: lên men chính và lên men phụ tiến hành trong cùng một tank. - Lên men chính : t0 = 90 - 100C - Lên men phụ : t0 = 2 - 30C Quá trình chủ yếu của sản xuất bia là quá trình chuyển hoá các loại đường trong nước nha dưới tác dụng của enzyme trong nấm men bia dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong thành phần hoá học của nước nha, biến nước nha thành một loại nước uống có hương thơm và dễ chịu - đó là bia. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA Malt Gạo, Ngô Nước Đường, sirô Hoa bia Nghiền Ngâm, nấu trộn - đường hoá Lọc Đun sôi Lắng cặn Làm lạnh Thổi oxy Giống (nấm men ) Lên men Tàng trữ Lọc bia Bổ sung CO2 Chứa bia trong Chiết bia thùng Rửa thùng Dán nhãn Thanh trùng Chiết đóng nút Rửa chai Chiết bia lon Tráng rửa vô lon Thanh trùng bia lon Xuất xưởng bia thùng Nhập kho xuất xưởng bia lon Nhập kho xuất xưởng bia chai IV. Thực trạng đầu tư của ngành bia Việt Nam Nước ta thực hiện công cuộc đổi mới và cơ chế thị trường làm kinh tế phát triển mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng, nên nhu cầu về bia, nước giải khát của người tiêu dùng càng tăng nhanh, thúc đẩy ngành công nghiệp bia phát triển mạnh. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín của sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã tập trung đầu tư để đổi mới thiết bị công nghệ, tiết kiệm chi phí và đảm bảo sức cạnh tranh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động kể cả của các nhà máy đang gặp khó khăn. Các doanh nghiệp đã xác định triển khai một số dự án trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2000, các dự án đã được duyệt và triển khai gồm: 01 dự án nhóm A, 03 dự án nhóm B và 15 dự án nhóm C với tổng số vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng và đã thực hiện gần 200 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê, ngành bia có các loại hình doanh nghiệp sản xuất bia như sau: TT Loại hình sở hữu Số cơ sở CS thiết kế (triệu lít) SL.thực hiện (triệu lít) Hiệu suất (%) Tỷ trọng (%) 1 Quốc doanh TW 2 205 219 107,0 32,8 2 Liên doanh nước ngoài 6 355 167 49,8 25,0 3 Bia địa phương, tư nhân, cổ phần 461 461 283 61,3 42,2 Tổng cộng 469 1.021 669 100,0 1. Công ty bia Trung ương Tháng 10/1995, Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát được thành lập theo mô hình quyết định 90/ TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ . Trong đó công ty bia Sài Gòn và Công ty bia Hà nội là hai doanh nghiệp lớn của Tổng công ty chiếm 35,4% thị phần trong cả nước, lợi nhuận hàng năm do hai công ty này mang lại 445,69 tỷ đồng. Hai công ty này hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả do làm tốt công tác quản lý các dự án đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng, hơn nữa hai công ty này có đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao, có trình độ kỹ thuật. Đây là những doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, từng bước phát triển và đầu tư. Các đơn vị này tiến hành nghiêm túc từ khâu điều tra, lập dự án, thẩm định đến các thủ tục mời thầu, đấu thầu, chấm thầu ..... và các bước này đều được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra một cách kỹ lưỡng ( như Văn phòng Chính phủ, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục vốn, Bộ xây dựng, Bộ khoa học công nghệ và môi trường...) và thực chất các dự án này đã và đang được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt. Hàng năm nộp ngân sách 1.243.589 triệu đồng và đang đầu tư mở rộng thêm để nâng công suất lên 600 triệu lít/ năm trong thời gian tới. Bảng 2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương TT Đơn vị Công suất Vốn đầu tư Sản lượng Doanh thu 1997 Lợi nhuận 1997 Nộp ngân sách thiết kế (triệu lít) ( triệu đồng) ( triệu lít) ( triệu đồng) ( triệu đồng) 1997(triệu đồng) I Bia Trung ương 1 Công ty Bia Hà Nội 50 237.904 45,9 394.000 87.000 223.000 2 Công ty Bia Sài Gòn 160 153.689 173,0 1.870.162 358.691 1.020.589 Tổng cộng 210 319.593 218,9 2.264.162 445.691 1.243.589 Qua phân tích và đánh giá ta thấy: * Suất đầu tư bình quân của các doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương 1.521,9 đ /lít bia * Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương 2.122,3 đ /lít bia * Nộp Ngân sách bình quân của các doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương 5.921,9 đ /lít bia * Doanh thu bình quân của các doanh nghiệp Quốc doanh Trung ương 10.781,7 đ /lít bia * Bình quân lao động cho sản xuất kinh doanh 12,5 người /triệu lít bia 1.1- Công ty bia Hà nội Đây là nhà máy bia hình thành lâu đời nhất Việt Nam. Nhà máy đã qua nhiều thời kỳ đầu tư, cải tạo, nâng cao, sản lượng không ngừng được nâng lên. Hiện tại đạt công suất gần 50 triệu lít/năm. Sản phẩm chủ yếu là bia chai và bia hơi có uy tín trên thị trường miền Bắc. Với truyền thống và có tiếng lâu đời với "gu" đã được tạo ra. Nhà máy bia Hà nội là một đối thủ nặng ký đối với bất kỳ hãng bia nào. Vì vậy nhiều nhà máy bia ở miền Bắc đã đầu tư thiết bị hiện đại nhưng không tiêu thụ được sản phẩm, đang đề nghị cho được sản xuất theo công nghệ và nhãn mác của bia Hà nội. Công ty đã lắp đặt hệ thống thiết bị lên men ngoài trời (Unitank V= 150m3), thiết bị loc bia hiện đại, thiết bị thu hồi CO2 mới, thiết bị lạnh, hai dây chuyền chiết bia chai và bia lon với công suất 10.000 chai/giờ và 15.000chai/giờ, 10.000 bia lon/giờ, cân đối với công suất nhà máy 50 triệu lít/giờ. Công ty chủ yếu nhập máy móc thiết bị - công nghệ của Cộng hoà liên bang Đức và các nước thuộc khối EC. 1.2- Công ty bia Sài Gòn Đây là nhà máy bia lớn nhất Việt Nam hiện nay. Sản phẩm là bia chai Sài gòn loại 450ml, bia lon, bia bom 50lít và 100lít. Đây là nhà máy bia sản xuất tiêu thụ khắp cả nước, nhất là miền Trung và miền Nam và đã có sản phẩm bia xuất khẩu sang một số nước. Máy móc thiết bị - Công nghệ sản xuất khá hiện đại . Công suất nhà máy đạt 170 triệu lít/năm, đang mở rộng lên 200 - 210 triệu lít/năm và đầu tư một nhà máy mới ở Bình Tây với công suất 50 triệu lít/năm. Công ty còn liên doanh trong nước với tỉnh Sóc Trăng, Bình Định, Cần Thơ, Phú Yên, mỗi nơi có công suất 10 -15 triệu lít/năm. 2. Các doanh nghiệp quốc doanh địa phương Ngoài hai đơn vị sản xuất bia quốc doanh nêu trên, toàn quốc có 114 cơ sở thuộc bia quốc doanh. Các cơ sở này chủ yếu sản xuất bia hơi, chiếm thị phần lớn 42%, đáp ứng người tiêu dùng tại chỗ. Những đơn vị này được phát triển ồ ạt từ năm 1990 trở lại đây, nhưng đều là quy mô nhỏ, chỉ có 23 nhà máy có công suất 3 triệu lít/năm, 30 nhà máy có công suất từ 1-2 triệu lít/năm, còn lại đều có công suất dưới 1 triệu lít/năm. Những nhà máy bia địa phương này nhập thiết bị đồng bộ từ nước ngoài, chủ yếu là Cộng hoà liên bang Đức, Đan Mạch...., nhiều nhà máy đã tự động hoá từng phần, song chủ yếu sản xuất vẫn cơ giới, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt. Một số cơ sở nhập công nghệ hay licence nước ngoài. Các cơ sở này do suất đầu tư cao, sản xuất kinh doanh thiếu kinh nghiệm, không có thị trường tiêu thụ, "gu" bia chưa hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên hiệu quả chưa cao, làm ăn thua lỗ, nợ Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Điều rõ nhất là 12 nhà máy bia địa phương, nhập thiết bị đồng bộ, tiên tiến của nước ngoài. Mỗi nhà máy có vốn đầu tư 60 - 70 tỷ đồng, hoàn toàn bằng vốn vay, nâng tổng số lên 1000 tỷ đồng. Nhưng do quy mô nhỏ (3-5 triệu lít/năm), suất đầu tư cao, bất cập với kỹ thuật công nghệ nên bia chai làm ra không tiêu thụ được, nay chủ yếu phải tạm làm bia hơi. Doanh thu thấp, không có khả năng hoàn vốn và trả nợ Ngân hàng, các nhãn hiệu bia Kaiser, Nager, Henninger, Viger, Habada, Nada, Vida, Timer, Beyker... là hậu quả của những đầu tư sai, mà khi xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật chắc rằng đều kết luận có hiệu quả cao !!! còn hiện nay đang khó khăn, chưa có hướng giải quyết. Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Quốc doanh địa phương Đơn vị Công suất Vốn đầu tư Sản lượng Doanh thu 1997 Lợi nhuận 1997 Nộp ngân sách thiết kế (triệu lít) ( triệu đồng) ( triệu lít) ( triệu đồng) ( triệu đồng) 1997(triệu đồng) 114 Quốc Doanh 435 1.219.618 283 1.067.910 -72.093 283.441 Qua bảng thống kê trên cho ta thấy: * Suất đầu tư bình quân của các doanh nghiệp quốc doanh địa phương 2.803,7 đ /lít bia * Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp quốc doanh địa phương -165,7 đ /lít bia * Nộp Ngân sách bình quân của các doanh nghiệp quốc doanh địa phương 651,6 đ /lít bia * Doanh thu bình quân của các doanh nghiệp quốc doanh địa phương 2.455,0 đ /lít bia * Bình quân lao động cho sản xuất kinh doanh 28,4 người /triệu lít bia Để có sự đánh giá cụ thể về hiệu quả đầu tư giữa hai khu vực đầu tư Trung ương và địa phương ta cần có sự so sánh về các mặt của hai khu vực này: Bảng 4: So sánh tỷ lệ của các chỉ tiêu đầu tư giữa hai khu vực Trung ương và địa phương * Suất đầu tư 54,28% * Lợi nhuận bình quân ( tính theo giá trị tuyệt đối ) 1280,59% * Nộp Ngân sách 908,83% * Doanh thu 439,18% * Bình quân lao động 44,02% Qua bảng so sánh trên cho ta biết, cùng nguồn vốn Nhà nước song kết quả sản xuất kinh doanh tại khu vực Trung ương mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho Đất nước và cho doanh nghiệp. Từ đây ta cũng có thể thấy được việc đầu tư phải tính toán kỹ lưỡng nhất là những bước ban đầu chuẩn bị dự án. 3. Bia liên doanh Bia liên doanh là một dạng đầu tư mới, đồng bộ, nhiều bộ phận tự động. Do đó suất đầu tư cho 1 triệu lít là cao nhất: 10.352 triệu đồng/ 1 triệu lít. Những hãng bia này cung cấp cho thị trường 167 triệu lít, chiếm 25% thị phần, nhưng phát huy công suất thấp (47,04%). Đó là do sản xuất ra sản phẩm bia chưa phù hợp với người tiêu dùng, giá bán sản phẩm cao, đối tượng tiêu dùng chọn vào những người có thu nhập cao, bán chủ yếu ở các nhà hàng, khách sạn.....Vì vậy, 13 liên doanh được cấp giấy phép nhưng chỉ có 6 liên doanh vẫn đang hoạt động. Liên doanh bia Hà Tây cũng mới xây dựng nhà xưởng để lâu chưa lắp máy. Một số liên doanh quá lỗ như BGI Tiền Giang, BGI Đà Nẵng phải bán cho hãng Foster's (Úc) thành 100% vốn nước ngoài, còn BGI Hải Phòng phải rút giấy phép đầu tư, liên doanh bia Khánh Hoà cũng thành 100% vốn nước ngoài và mang tên Rồng Vàng - Khánh Hoà. Các doanh nghiệp sản xuất bia của các thành phần kinh tế khác Sự đầu tư phát triển của các doanh nghiệp bia lớn ở Trung ương và ở các địa phương, cùng 6 liên doanh với nước ngoài không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Vì vậy, hơn 300 cơ sở sản xuất bia hơi ở các địa phương và của các thành phần kinh tế khác phát triển, cung cấp trên 100 - 200 triệu lít bia/ năm. Các cơ sở sản xuất bia hơi này có đủ loại quy mô khác nhau. Hàng trăm "lò" bia mini công suất dưới 1000 lít/ngày của tư nhân, công ty TNHH, đơn vị quân đội không chuyên ngành, gần trăm xưởng bia mini công suất từ 1000 - 5000lít/ngày. Ta chỉ cần có thu nhập bằng 50% thu nhập của người dân ở Hà Nội là có thể mở xưởng bia. Các xưởng bia này đều có thị trường riêng của mình. Đó là các thị xã, thành phố, vùng nông thôn đông dân phát triển nhanh nhưng ở xa các nhà máy bia lớn. Hầu hết các cơ sở này với thiết bị tự chế tạo, lạc hậu; nguyên liệu malt, houblon, nấm men thường mua rẻ, chất lượng kém; nguồn nước nấu bia không đảm bảo vệ sinh, khâu nấu, lọc, lên men.... không tốt nên chất lượng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, chính sự phát triển tràn lan các cơ sở sản xuất bia và hoạt động kém hiệu quả, nhất là của các thành phần kinh tế. Chất lượng, giá cả lại không được quản lý dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Các hãng bia liên doanh, dành nhiều kinh phí lớn vào quảng cáo, tiếp thị, tài trợ ... và cạnh tranh mạnh với bia Sài Gòn, bia Hà Nội. Ngay cả Foster' Đà Nẵng, sau khi mua lại của BGI, đã dùng biện pháp hạ giá và tiếp thị, cạnh tranh giành giật thị trường, làm cho công ty bia Đà Nẵng lâm vào tình trạng khó khăn, sản xuất giảm sút. Trên thị trường Hà nội, các đại lý quầy, quán thường treo biển quảng cáo " Bia hơi Hà nội 100%" mục đích là lợi dụng của bia Hà Nội để chiêu khách. Các nhà máy bia chủ lực sản xuất bia ở các địa phương cũng bị các cơ sở nhỏ bán phá giá cạnh tranh. Còn rất nhiều hiện tượng sai trái khác về làm bia tươi giả, bia Đức, bia lên men lậu..v..v.. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG NGÀNH BIA VIỆT NAM I. Giải pháp quản lý dự án đầu tư Qua thực trạng đầu tư của ngành bia, Tổng công ty đã có những giải pháp cải thiện tình hình, đưa ra kế hoạch năm tiếp theo và định hướng phát triển như sau: 1. Sắp xếp lại sản xuất Việc phát triển các cơ sở sản xuất bia trong thời gian qua có tính tràn lan, chưa thực hiện theo đúng quy hoạch hoàn chỉnh, trong đó không ít cơ sở được hình thành trong giải pháp tình thế để cải thiện đời sống hoặc chuyển đổi sản xuất cho cơ sở sắp phá sản. Vì vậy cần có sự chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và ngành kiểm tra sắp xếp lại theo hướng: Đối với các công ty bia có quy mô lớn và vừa cần xác định cụ thể các điều kiện về kinh tế - kỹ thuật, thị trường để quyết định phương án đầu tư trong các năm tới (ổn định hay phát triển). Nâng cao sản lượng phải đi đôi với chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội. Trên nguyên tắc bình đẳng về thực hiện chính sách chế độ (nhất là thuế) xem xét các dự án đầu tư trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả. Đối với doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài từng bước phát huy hết công suất thiết kế, nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận và đảm bảo được các khoản nộp ngân sách cho Nhà nước Việt Nam, nguyên tắc các bên cùng có lợi, tiếp tục thực hiện việc tạm ngừng cấp giấy phép liên doanh mới và mở rộng các cơ sở liên doanh công suất cũ. Đối với các cơ sở địa phương quy mô vừa và nhỏ, chủ trương không khuyến khích nhưng vẫn tận dụng để phục vụ bia hơi tại địa phương. Các cơ sở này cần tính toán cụ thể các điều liện kinh tế - xã hội, nhất là thị trường và tiềm lực kinh tế của từng doanh nghiệp để quyết định mở rộng đến quy mô phù hợp đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn (công suất 10 triệu lít/năm trở lên). Thanh lý các cơ sở sản xuất thua lỗ và không đạt chỉ tiêu chất lượng. Các cơ sở bia nhỏ và quán nhỏ, cần phải rà soát, kiểm tra không để tồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0072.doc
Tài liệu liên quan