MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Những hiểu biết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
I. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment
– FDI) 2
II. Các hình thức đầu tư trực tiếp 3
1. Các hình thức đầu tư trực tiếp cơ bản 3
1.1 Doanh nghiệp liên doanh 3
1.2 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 5
1.3 Đầu tư theo hợp đồng 6
1.4 Đầu tư phát triển kinh doanh 9
1.5 Đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập mua lại công ty 10
2. Các loại hình khu kinh tế có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
2.1 Khu chế xuất 10
2.2 Khu công nghiệp 12
2.3 Khu công nghệ cao 12
2.4 Khu thương mại tự do 13
2.5 Đặc khu kinh tế (SEZ) 13
III. Vai trò của hình thức đầu tư trực tiếp 14
1. Đối với nước xuất khẩu vốn 14
2. Đối với nước xuất khẩu vốn 16
IV. Hậu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài 17
1. Đối với nước xuất khẩu vốn 17
2. Đối với nước xuất khẩu vốn 18
V. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các nước 19
1. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc 19
2. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Nhật 22
3. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của NIEs châu Á 25
4. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các nước ASEAN 28
5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 30
Chương 2 : Thực trạng đầu tư sang Lào của các doanh nghiệp
Việt Nam 32
I. Quy chế quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 32
1. Đối tượng áp dụng 32
2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài 33
3. Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư 33
4. Quy định về thuế 36
5. Quy định về quản lý ngoại hối 41
II. Môi trường đầu tư tại Lào 45
1. Môi trường chính trị - xã hội 45
2. Môi trường văn hóa 46
3. Môi trường pháp lý và hành chính 47
4. Môi trường kinh tế tài nguyên 48
5. Môi trường tài chính 51
6. Môi trường cơ sở hạ tầng 53
7. Môi trường lao động 54
8. Môi trường quốc tế 55
III. Thực trạng hoạt động đầu tư sang Lào của Việt Nam. Thành công – Hạn chế. Những nhân tố tác động. 57
1. Tổng quan tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 57
2. Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào 67
3. Thành công – Hạn chế 78
4. Những nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư 89
Chương 3 : Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào 101
I. Quan điểm và phương hướng thu hút FDI của Lào 101
1. Quan điểm đảm bảo những nguyên tắc về mối quan hệ kinh tế
xã hội 101
2. Quan điểm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo môi trường
sinh thái 102
3. Quan điểm đảm bảo lợi ích các bên, lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài 103
4. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài, hướng đầu tư tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế 104
5. Định hướng cụ thể trong một số ngành và lĩnh vực 104
II. Giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư sang Lào 105
1. Quan điểm đề xuất các giải pháp 105
2. Giải pháp đề xuất 107
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 119
149 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4252 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư của Việt Nam tại Lào: Giải pháp tăng cường hiệu quả đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghị định 22 ra đời, số dự án đầu tư sang Lào có buớc chuyển biến đột ngột, năm 1999 số dự án đầu tư sang Lào đã gấp 1,25 lần so với cả giai đoạn từ 1993 – 1999. Xu hướng này tiếp tục gia tăng trong năm 2000. Tuy nhiên đến năm 2001, 2002 số dự án cấp phép đầu tư sang Lào lại giảm xuống đột ngột, chỉ còn 1 dự án mỗi năm. Giai đoạn này các doanh nghiệp ưa thích việc tiếp cận các thị trường mạnh như: Mỹ (5 dự án), Singapore (3 dự án), Nga (3 dự án) và một số thị trường hết sức mới mẻ như: Uzebekistan, Tajikistan... với các dự án về tin học, dầu khí... ít phù hợp với điều kiện thị trường tại Lào.
Năm 2003 đánh dấu sự trở lại của các nhà đầu tư với thị trường Lào, tuy nhiên nó không duy trì được lâu, ngay vào năm tiếp theo đã lại giảm. Năm 2005, bước ngoặt trong hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và điểm nhấn của hoạt động này chính là việc đầu tư sang Lào, số dự án đầu tư sang Lào trong năm này là 17 dự án, chiếm 34% tổng số dự án đầu tư sang Lào tính từ năm 1993.
Vị trí dẫn đầu về đầu tư nước ngoài của Việt Nam tại Lào đang dần bị thay thế bởi các nhà đầu tư Trung Quốc và Thái Lan. Luỹ kế đến năm 2005, Việt Nam dẫn đầu về đầu tư sang Lào thì năm 2006, Việt Nam nhường vị trí này cho Trung Quốc và sang năm 2007, Việt Nam đứng thứ ba sau cả Thái Lan. Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là tiềm lực của DN Việt Nam về vốn, công nghệ chưa mạnh; kinh nghiệm quản lý còn hạn chế.
Năm 2008 và năm 2009, số lượng dự án và vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào tăng lên nhanh chóng, vươn lên đứng đầu trong các nước đầu tư vào Lào với trên 200 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD. Việt Nam đã có một số dự án triển khai đầu tư lớn có kết quả như Thủy điện Sekaman 3, đầu tư trồng, khai thác và chế biến hàng vạn ha cao su tại Trung và Nam Lào góp phần đáng kể phát triển kinh tế xã hội của Lào nói chung và địa bàn dự án nói riêng.
Tính đến tháng 5/2010, đã có 219 dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam được Chính phủ Lào cấp phép với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam được triển khai tại 16/17 tỉnh của Lào, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội trọng yếu, như tài chính-ngân hàng, năng lượng, khai khoáng, dịch vụ, nông-lâm nghiệp… Hai nước hiện đang hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2015.
2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam sang Lào phân theo ngành
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (USD)
Tỷ trọng (%)
Tỷ trọng (%)
I
Công nghiệp
76
52.05
1,049,614,207
68.76
CN dầu khí
1
1.32
4,680,000
0.45
CN nặng
60
78.95
1,023,623,717
97.52
CN nhẹ
5
6.58
13,768,440
1.31
CN thực phẩm
3
3.95
2,225,050
0.21
Xây dựng
8
10.53
9,997,000
0.95
II
Nông, lâm nghiệp
48
32.19
427,275,777
27.99
Nông-Lâm nghiệp
48
427,275,777
27.99
III
Dịch vụ
22
15.07
44,908,067
2.94
Dịch vụ
9
40.91
6,790,000
15.12
GTVT-Bưu điện
5
22.73
22,932,030
51.06
Khách sạn-Du l̃ch
2
9.1
5,155,796
11.48
Văn hóa- Y tế -Giáo dục
5
22.73
3,056,811
6.81
XD Văn phòng-Căn hộ
1
4.55
6,973,430
15.53
Tổng số
146
100
1,526,478,051
100
Nguồn : Cục xúc tiến đầu tư nước ngoài
BIỂU ĐỒ : Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam sang Lào theo ngành
BIỂU ĐỒ : Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang Lào theo ngành
Đầu tư theo ngành của Việt Nam sang Lào đã tập trung vào các ngành phát huy được lợi thế so sánh của Lào, đó là các ngành tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao động phong phú, dồi dào tại đây.
Các dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp với 77 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,05 tỷ USD (chiếm 52,7% số dự án và 69% vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực Nông-Lâm nghiệp với 48 dự án (chế biến gỗ, trồng và khai thác mủ cao su), tổng vốn đầu tư là 427,2 triệu USD (chiếm 32% số dự án và 28% vốn đầu tư); lĩnh vực Dịch vụ có 22 dự án với tổng vốn đầu tư là 44,9 triệu USD (chiếm 15% số dự án và 2,94% vốn đầu tư).
Đứng đầu về ngành tiếp nhận số dự án cũng như vốn đầu tư chính là ngành công nghiệp. Lào đang trong tiến trình xây dựng cơ sở ban đầu để tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá, do vậy đây là những ngành nhận được sự ưu đãi lớn từ phía Chính phủ Lào. Đầu tư vào ngành này không những chúng ta đạt được các mục tiêu về lợi nhuận mà còn đạt được nhiều mục tiêu mang tính chính trị khác, vì vậy từ phía Việt Nam chúng ta cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Trong ngành công nghiệp phải kể đến ngành công nghiệp nặng với 60 dự án và 1,023,623,717 USD vốn đầu tư, chiếm 97.52%, tiếp theo là xây dựng với 8 dự án và 9,997,000 USD vốn đầu tư, chiếm 0.95%.
Khai thác khoáng sản: Hiện nay đã có 46 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào để thăm dò, khai thác khoáng sản với tổng vốn đầu tư là 118 triệu USD, quy mô bình quân một dự án là 2,5 triệu USD. Các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại Lào nhìn chung đã triển khai hoạt động. Đây là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào nhất so với các lĩnh vực khác.
Sản xuất điện: Hiện ta có 3 dự án đầu tư sang lào để xây dựng nhà máy thủy điện, dự án Thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt Lào với tổng vốn đầu tư là 273 triệu USD. Dự án đã khởi công vào ngày 5/4/2006 và đang triển khai thi công xây dựng các công trình, giá trị vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 80 triệu USD. Dự Thủy điện Xekaman 1 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt Lào với tổng vốn đầu tư là 441,6 triệu USD cấp phép ngày 21/12/2007, dự đang bắt đầu triển khai thực hiện. Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Mô của Tổng Công ty hợp tác kinh tế Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 142,09 triệu USD, dự án được cấp phép ngày 5/2/2008. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào trong lĩnh sản xuất điện là 856,7 triệu USD, đây là lĩnh vực có vốn đầu tư lớn nhất trong số các dự án Việt Nam đầu tư sang Lào.
Ngành nông nghiệp ngày càng dành được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Bây giờ là thời điểm các doanh nghiệp đầu tư chuẩn bị vùng nguyên liệu cho một số các dự án công nghiệp lớn trong tương lai do vậy tổng vốn đầu tư cho ngành này cũng khá đáng kể 427,275,777 USD cho 47 dự án. Tuy nhiên do điều kiện địa lý, tự nhiên của Lào là không có biển, do vậy tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp sang Lào là vào nông – lâm nghiệp mà chủ yếu tập trung vào các dự án lâm nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú tại đây, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, cao su...
Trồng cây cao su, cây công nghiệp: Tính đến cuối tháng 11 năm 2008, đã có 24 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào để trồng cây cao su, cây công nghiệp với tổng vốn đầu tư là 406,4 triệu USD, chiếm 26,6% vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào.
Ngành dịch vụ số lượng dự án đầu tư còn khá khiêm tốn chỉ khoảng 22 dự án và tổng vốn đầu tư là 44,908,067 USD.
2.3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam sang Lào theo hình thức đầu tư
Theo qui định của Luật đầu tư Lào, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Lào dưới ba hình thức:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Xét theo tiêu chí số dự án
Liên doanh là hình thức có số dự án nhiều nhất chiếm tới 40% số dự án đầu tư sang Lào. Hình thức đầu tư này cũng là hình thức được ưa chuộng tại Lào hơn so với sang các quốc gia khác, chiếm tới 68,96% tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài theo hình thức này.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng chiếm tỉ trọng về số dự án đầu tư sang Lào tương đối cao khoảng 36% tuy nhiên chi chiếm có 27,27% trong tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức 100% vốn Việt Nam vẫn chiếm khối luợng dự án khá khiêm tốn 24%, mặc dù đây là hình thức phát huy được tính chủ động của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn e dè khi thực hiện đầu tư bằng 100% vốn sang Lào, do vậy tỉ lệ này chỉ chiếm có 21,82% trong tổng số các dự án đầu tư bằng 100% vốn Việt Nam ra nước ngoài.
Xét theo tiêu chí qui mô vốn
Hình thức 100% vốn Việt Nam đứng đầu về tổng vốn đầu tư sang Lào. Hình thức này có số dự án thấp nhất nhưng lại chiếm tỉ lệ vốn đầu tư cao nhất lên tới 87,85% tổng vốn đầu tư sang Lào, và chiếm 88,2% tổng vốn đầu tư của hình thức này ra nước ngoài.
Như vậy Lào là quốc gia tiếp nhận khối lượng vốn đầu tư dưới hình thức 100% vốn Việt Nam cao nhất. Nhân tố nổi bật tạo nên điều này chính là dự án nhà máy thuỷ điện 273 triệu USD bằng toàn bộ vốn của Việt Nam. Như vậy đối với các dự án mà doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiềm lực tài chính lớn mạnh hình thức mà họ lựa chọn sẽ là 100% vốn của mình nhằm đạt được quyền tự chủ trong việc ra các quyết định kinh doanh cũng như trực tiếp điều hành hoạt động của dự án.
Hình thức 100% vốn Việt Nam chủ yếu được đầu tư vào các ngành công nghiệp. Lĩnh vực này ít được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dưới hình thức liên doanh là vì đây là các ngành đòi hỏi vốn lớn, trình độ cao về khoa học công nghệ trong khi đó các doanh nghiệp của Lào thiếu năng lực về cả hai mặt trên, còn các doanh nghiệp Việt Nam đã dám đầu tư vào ngành này lại là các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính cũng như khoa học công nghệ.
Hình thức liên doanh xếp thứ hai với 10,93% tổng vốn đầu tư nhưng lại đứng đầu về tổng số dự án. Rõ ràng đây là hình thức đầu tư san sẻ rủi ro cũng như quyền lợi, do vậy các doanh nghiệp có tiềm lực vốn không đủ mạnh có thể đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, từng bước thăm dò thị trường Lào. So với tổng vốn đầu tư cho hình thức liên doanh ra nước ngoài thì hình thức này tại Lào cũng khá phổ biến chiếm tới trên 50%.
Lĩnh vực nông nghiệp lại thích hợp để tiến hành đầu tư liên doanh, vì đây là ngành đòi hỏi nhiều lao động, và là ngành mà các doanh nghiệp Lào có hiểu biết sâu sắc về điều kiện phát triển cũng như kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi thế khi kinh doanh trong lĩnh vực này.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm khối lượng vốn đầu tư khá khiêm tốn chỉ có 1% so với các hình thức khác và chiếm 2,89% vốn của hình thức này đầu tư ra nước ngoài. Sở dĩ như vậy là do chủ yếu hình thức này được áp dụng đối với các dự án thăm dò, khai thác dầu mỏ trong khi đó Lào không phải là quốc gia có được nguồn tài nguyên này.
2.4 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam sang Lào theo vùng
Xét theo số dự án
Miền Nam Lào là vùng nhận được số dự án đầu tư của Việt Nam lớn nhất chiếm tới 40% số dự án. Các dự án chủ yếu tại khu vực này là trồng, chế biến cao su, thuỷ điện. Tiếp theo là Trung Lào với 34% tổng số dự án, chủ yếu vào các ngành khoáng sản. Viênchăn cũng chiếm khối lượng dự án đáng kể 16% chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng, chế biến thực phẩm, dịch vụ…Khu vực có số dự án thấp nhất là miền Bắc Lào với 10% số dự án vào một số lĩnh vực như: kinh doanh siêu thị, khai thác khoáng sản.
Xét theo qui mô vốn
Miền Nam chiếm vị trí tuyệt đối về tổng vốn đầu tư với 93%, với hàng loạt các dự án có qui mô lớn đầu tư vào vùng này như: dự án nhà máy Xêkaman 3, hai dự án trồng cao su tại 4 tỉnh Nam Lào… Các vùng khác chiếm khối lượng vốn không đáng kể, chỉ 4% ở Miền Trung, 2% ở Viên chăn, 1% ở Miền Trung.
Nam Lào là vùng có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, đất đai phì nhiêu, rừng bao phủ 70 – 80% diện tích, có nhiều đồng bằng và thung lũng rộng rất thuận lợi cho việc phát triển các vùng trồng nguyên liệu như cao su…Nhờ lợi thế trước hết về điều kiện tự nhiên, nên đây trở thành vùng thu hút nhiều nhất số dự án cũng như vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam.
Khu vực Bắc Lào có địa hình khá hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế lại kém phát triển nhất trong cả nước. Tuy nhiên đây lại là vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu kinh doanh tại đây trong lĩnh vực thăm dò, khai thác khoáng sản.
Viênchăn là thủ đô của Lào, là vùng có dân số đông đúc nhất trong cả nước, đồng thời có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn cả so với các vùng khác. Các doanh nghiệp của Việt Nam do vậy chủ yếu đầu tư vào kinh doanh dược phẩm, siêu thị, cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp các vật liệu xây dựng.
Trung Lào cũng gần giống như Nam Lào, điều kiện tự nhiên, giao thông thuận lợi, tài nguyên rừng cũng như khoáng sản khá phong phú, lại ít chịu ảnh hưởng từ phía Trung Quốc cũng như Thái Lan do vậy các doanh nghiệp Việt Nam thường đầu tư khai thác khoáng sản, chế biến gỗ. Tuy nhiên số dự án đầu tư vào vùng khá cao nhưng tỉ trọng vốn còn thấp là do thiếu những dự án khai thác khoáng sản có tầm cỡ lớn.
3. Thành công – Hạn chế
3.1 Thành công
3.1.1. Đối với Việt Nam:
* Về luật pháp, chính sách:
Hệ thống luật pháp chính sách Việt Nam về hoạt động đầu tư ra nước ngoài dần hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư ra nước ngoài đã thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
* Về quản lý nhà nước:
Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài dần đi vào nề nếp. Công tác thẩm tra cấp phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài đã được cải thiện đáng kể. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cũng như với cơ quan đại diện ngoại giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự án đầu tư ra nước ngoài đã hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử lý các vướng mắc của dự án bằng nhiều hình thức phong phú.
Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài từng bước chặt chẽ hơn.
*Về kinh tế - xã hội:
Đầu tiên: Hoạt động đầu tư sang Lào trước hết đã góp phần tăng thu và đóng góp cho ngân sách. Các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư sẽ chuyển một khối lượng tiền để tiến hành đầu tư ban đầu, tương lai khi các dự án hoạt động hiệu quả tiền lại sẽ được chuyển về Việt Nam. Như vậy, khi lợi nhuận chuyển về nước, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao năng lực tài chính, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và mức tăng trưởng của ngành cũng như của chung nền kinh tế. Bên cạnh đó, một phần thu nhập đó sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước dưới dạng thuế, phí, lệ phí...
Thứ hai: Vị thế của doanh nghiệp Việt Nam được khẳng định và nâng cao trên thị trường. Việt Nam đã đạt được vị thế là quốc gia đứng đầu về số dự án cũng như tổng vốn đầu tư tại Lào. Đây là thành tích đáng kể, khẳng định sự vững mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Lào. Thông qua đầu tư sang Lào chúng ta đã tận dụng được các lợi thế so sánh của Lào, sản xuất và cung cấp hàng hoá với giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tại đây đồng thời xuất khẩu một phần về Việt Nam phục vụ trong nước và một phần xuất sang các quốc gia khác. Nhờ đó, vị thế, uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế.
Thứ ba: Trình độ, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được cải thiện. Mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư là đạt được lợi nhuận. Chính vì vậy công tác quản lí vốn, quản lí nhân sự, quản lí sản xuất... phải được thực hiện nghiêm túc đặc biệt khi đầu tư sang một quốc gia khác với nhiều rủi ro hơn. Thông qua quá trình đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về vai trò của công tác quản lý, do vậy tác động trở lại việc quản lý doanh nghiệp trong nước được tiến hành khoa học hơn. Đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp cũng từng bước có được kinh nghiệm trong quản lý dự án tại nước ngoài, rất thuận lợi khi doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư sang thị trường mới.
Thứ tư: Dòng vốn được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Khi tiến hành đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp phải chuẩn bị dự án hết sức kĩ càng dể có thể nhận được sự chấp thuận đầu tư của Lào, sau đó phải xin phép đầu tư từ phía Việt Nam. Dự án được thẩm định từ nhiều phía, đảm bảo tính khả thi theo nhiều quan điểm, tiêu chí đánh giá. Do vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào cũng như ra nước ngoài được sử dụng có hiệu quả, không dàn trải bởi đầu tư ra nước ngoài được xem là chứa đựng nhiều rủi ro hơn trong nước nên các dự án được nghiên cứu tỉ mỉ và kĩ càng trước khi có quyết định đầu tư.
*Về phía doanh nghiệp:
Xu hướng hoạt động đầu tư ra nước ngoài tiếp tục sôi động, ngày càng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phát huy hiệu quả của hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế (mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải .v.v..).
Đặc biệt, đầu tư ra nước ngoài đã chuyển từ những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn lớn (thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất điện năng.v.v.).
Từ năm 2006, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Tuy số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ so với con số vốn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (trên 83 tỷ USD), nhưng đã chứng minh sự trưởng thành từng bước của các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực tài chính, trình độ công nghệ-kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, đầu tư.
Các dự án đầu tư ra nước ngoài đã bước đầu triển khai có hiệu quả, nhiều dự án hoạt động có hiệu quả đã tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Số lượng dự án và vốn đầu tư của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian gần đây, phần lớn đều đảm bảo tiến độ, thực hiện đúng hợp đồng. Theo số liệu chưa chính thức, hiện có trên 40 quốc gia đầu tư vào khoảng 200 dự án tại Lào với tổng nguồn vốn lên đến hàng trăm tỷ USD. Và Việt Nam là một trong những nước chiếm số lượng lớn về nhà đầu tư và nguồn vốn ở Lào.
Nhiều doanh nghiệp Gia Lai tìm đến Lào đầu tư sản xuất kinh doanh còn vì điều kiện địa lý thuận lợi, từ Gia Lai sang tỉnh Attapeu khoảng cách chừng 200 km. Nhiều năm qua, hàng chục doanh nghiệp Gia Lai quan hệ làm ăn với Lào và đã có bề dày gắn bó như Công ty TNHH 30-4, Quốc Cường, sau này là Hoàng Anh Gia Lai (HA.GL), Diên Hồng, HA-Quang Minh, Huy Hoàng...
Đáng chú ý là, một số dự án thủy điện lớn, như Xekaman 3 (250 MW), Xekaman 1 (360 MW) có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 600 triệu USD.
Đặc biệt, Dự án thủy điện Luong Prabang công suất 1.200 MW đang trong giai đoạn hoàn tất hồ sơ dự án, dự kiến có tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD… Chủ dự án các công trình này là Cty cổ phần Điện Việt - Lào, ra đời với sự góp mặt của Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Điện lực, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN...
3.1.2 Đối với Lào:
Các dự án của Việt Nam trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế cũng như cải thiện đời sống cho người dân các bộ tộc Lào.
Đầu tư của Việt Nam vào Lào có tác dụng rõ rệt giúp nâng cao đời sống của người dân, góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP của Lào, cùng với đó là ý nghĩa về chính trị giúp đất nước Lào ngày càng phát triển vững mạnh.
Hệ thống đường sá được mở rộng thêm, hoạt động kinh doanh của người Lào đã nhộn nhịp hơn nhiều. Dọc các đường cao tốc đã xuất hiện những dự án đầu tư từ sản xuất ôtô, đồ gỗ đến hàng tiêu dùng.
Còn nhớ cách đây 10 năm người VN sang Lào chủ yếu để buôn xe máy, khai thác gỗ…, còn bây giờ các doanh nghiệp lớn bắt đầu tính chuyện làm ăn lớn trị giá hàng tỷ USD vào những ngành triển vọng như thủy điện, trồng cao su, khai thác mỏ.
Trong số các dự án đầu tư vào cây công nghiệp, phải kể đến dự án trồng 10.000 héc-ta cao su tại tỉnh Champasak với tổng vốn 30 triệu USD, khởi động năm 2005 và mới đây Tập đoàn Cao su VN lại quyết định đầu tư trên 18 triệu USD trồng cây cao su và cây keo tai tượng tại tỉnh Savanakhet thuộc miền Trung Lào… Nhiều người dân của các bộ tộc Lào đã đổi đời từ khi có các dự án trồng cao su tại quê hương họ
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Thông qua quá trình thu hút đầu tư, Luật Đầu tư của Lào đã có những thay đổi tích cực về các quy trình thực hiện, quản lý, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi trong hơn trong những ngành nghề và lĩnh vực cụ thể để khuyến khích các nhà đầu tư
Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào trên nhiều lĩnh vực, đang đứng vị trí hàng đầu trong số nước đầu tư vào Lào. Các lĩnh vực được ưu tiên khuyến khích đầu tư gồm: trồng cây cao su, các loại cây công nghiệp, cây nguyên liệu; xây dựng các nhà máy thuỷ điện; thăm dò và khai thác khoáng sản; sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng; kinh doanh du lịch và dịch vụ... Sự đầu tư này cộng với sự giúp đỡ về các mặt của Chính phủ Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào
Hiện tại Việt Nam đang tăng cường đầu tư vào khu vực Bắc Lào. Khu vực này có nhiều tiềm năng về khoáng sản, thủy điện và đặc biệt có đất đai rộng lớn, nhưng khá nghèo so với các khu vực khác tại Lào. Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Bắc Lào còn thấp, với số vốn đăng ký chỉ ở mức khiêm tốn 67,3 triệu USD trên tổng số 104 dự án, trong khi tổng vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam tại Lào là 2,4 tỷ USD với 219 dự án
Nhìn chung
Các dự án Việt Nam đầu tư sang Lào đều có ý nghĩa trong giải quyết công ăn việc làm cho cả nhân dân Lào và Việt Nam. Trong mỗi dự án các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển lao động của mình sang làm việc tại Lào, đặc biệt là các dự án lớn, đòi hỏi nhiều nhân lực như: trồng, chế biến cao su, chế biến gỗ, xây dựng nhà máy thuỷ điện...
Bên cạnh đó, các dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào cũng đóng góp lớn trong việc duy trì mối quan hệ đối ngoại, hợp tác đặc biệt giữa hai quốc gia, tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam tại Lào, tranh thủ sự ủng hộ của Lào trên trường quốc tế.
Một số các dự án đầu tư của các địa phương giáp ranh hai nước cũng tạo góp phần củng cố an ninh trật tự vùng biên, đảm bảo ổn định chính trị trong nước, tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào trong nước, phát triển kinh tế đồng thời cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ phát triển kinh tế vùng biên.
Tóm lại, đầu tư của Việt Nam sang Lào đã tạo ra một luồng sinh khí mới, năng lực mới cho nền kinh tế hai nước, đưa sản phẩm của hai nước hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới, tạo cơ sở vật chất cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tăng cường mối quan hệ hợp tác trên nhiều mặt giữa hai quốc gia.
3.2 Hạn chế
3.2.1 Ở tầm vĩ mô
Về thể chế chính sách: chưa hoàn chỉnh, luôn đi chậm so với thực tế, tác động đến sự phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa mạnh, thậm chí còn gây trở ngại cho hoạt động đầu tư.
Quản lý khâu tiền đầu tư chưa hợp lý và phức tạp
Nếu như hoạt động thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam có 4 nơi có thể cấp giấy chứng nhận đầu tư (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố và Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, khu công nghệ cao) thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài dù dự án có quy mô nhỏ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nơi duy nhất cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Việc này khiến các doanh nghiệp miền Trung và phía Nam tốn kém thời gian và tiền bạc để có được giấy phép đầu tư.
Ngoài ra, nhiều thủ tục bất hợp lý có liên quan đến cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, mở tài khoản, chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư: Ví dụ muốn được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam, Chủ đầu tư phải nộp giấy chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền ở nước tiếp nhận vốn đầu tư. Trong khi đó Lào đòi hỏi phải có giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam thì mới cấp giấy phép đầu tư (khi cấp giấy chứng nhận đầu tư FDI vào Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền không đòi hỏi chủ đầu tư nước ngoài phải xuất trình giấy chấp thuận hoặc giấy phép đầu tư ra nước ngoài của nước xuất khẩu vốn và nhiều nước cùng làm như vậy).
Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài phức tạp, thời gian kéo dài gây khó khăn hoặc làm mất cơ hội của nhà đầu tư ra nước ngoài.
Công tác thẩm định cấp phép đầu tư và quản lý dự án đầu tư
Ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự nêu cao tinh thần trá