Đề tài Thực trạng đầu tư phát triển các khu - Cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Lời mở đầu: 1

CHƯƠNG I: 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ KCN, KCX, KHU-CỤM CNV&N. 3

I. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển. 3

1. Khái niệm chung về đầu tư và vốn đầu tư. 3

1.1. Đầu tư. 3

1.2. Vốn đầu tư. 4

2. Đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển. 5

2.1. Đặc điểm của đầu tư phát triển. 5

2.2. Vai trò của đầu tư phát triển. 5

3. Nguồn vốn cho đầu tư. 8

3.1. Nguồn vốn trong nước. 8

3.2. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài: 9

II. Những vấn đề lý luận chung về KCN. 11

1. Các khái niệm cơ bản. 11

1.1. Lịch sử ra đời và quan niệm về KCN. 11

1.2.Vai trò của KCN. 12

1.3. Kinh nghiệm về hình thành và phát triển các loại hình KCN ở một số nước trên thế giới. 13

1.4. Điều kiện hình thành và phát triển KCN. 14

2. Phân loại KCN và cơ cấu KCN. 14

2.1. Phân loại KCN 14

2.2. Cơ cấu KCN. 15

2.3. Các nhân tố tác động tới việc hình thành cơ cấu KCN. 17

3. Đầu tư xây dựng, phát triển KCN. 18

III. Đầu tư phát triển các khu-cụm CNV&N. 18

1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển các khu-cụm CNV&N. 18

1.1. Yêu cầu của việc thúc đẩy và gia tăng phát triển công nghiệp để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH thủ đô và đất nước. 18

1.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, từng bước dịch cơ cấu kinh tế khu vực ngoại thành. 20

1.3. Cải tạo, giải quyết ô nhiễm môi trường khu vực nội thành cũ. 20

1.4. Hình thành khu đô thị mới, từng bước thực hiện quy hoạch phát triển thủ đô đến năm 2020. 22

1.5. Giải quyết nhu cầu bức xúc về mặt bằng sản xuất của các DNV&N. 23

2. Các căn cứ pháp lý cơ bản trong việc đầu tư xây dựng, phát triển khu-cụm CNV&N. 28

2.1. Nghị định 36/CP của Chính phủ về thành lập quản lý các KCN- KCX. 28

2.2. Chủ trương của Thành uỷ và UBNDTP. 30

2.3. Công văn số 17/CP-KCN ngày 15/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ: 30

2.4. Thông báo số 119- TB/TU của Thường trực Thành uỷ Hà Nội về việc tiếp tục triển khai thực hiện các dự án các khu-cụm CNV&N trên địa bàn Hà Nội ngày 8/12/1998. 30

3. Kinh nghiệm triển khai đầu tư xây dựng phát triển các khu-cụm CNV&N ở một số tỉnh. 31

3.1. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 31

3.2. Trên địa bàn tỉnh Nam Định. 32

CHƯƠNG II. 33

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU-CỤM CNV&N TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33

I. Đặc điểm và lợi thế phát triển công nghiệp của Hà Nội. 33

1.Vài nét về thủ đô Hà Nội 33

1.1.Vị trí địa lý- chính trị của thủ đô Hà Nội. 33

1.2. Lợi thế phát triển công nghiệp của Thủ đô. 34

2. Đánh giá tiềm năng cho phát triển công nghiệp của Hà Nội. 35

II. Tình hình đầu tư trên địa bàn Hà Nội những năm qua, hướng đột phá và tập trung đầu tư từ nay tới năm 2010. 38

1. Tình hình đầu tư trong những năm qua. 38

2. Hướng đột phá từ nay tới năm 2010. 41

3. Hướng tập trung đầu tư: 42

III. Thực trạng đầu tư phát triển các khu công nghiệp Hà Nội hình thành trước các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. 42

1. Các khu công nghiệp hình thành trước thời kỳ đổi mới (từ năm 1990 trở về trước). 43

2. Các KCN tập trung mới xây dựng (sau khi có LĐTNN tại Việt Nam). 46

IV. Khái quát tình hình đầu tư xây dựng và phát triển các khu-cụm CNV&N trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội. 50

1. Các lĩnh vực đầu tư: 52

1.1. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng các khu-cụm CNV&N. 52

1.2. Tình hình đầu tư xây dựng nhà xưởng phục vụ cho sản xuất trong các khu-cụm CNV&N đã đi vào hoạt động. 55

2. Tình hình cụ thể đầu tư xây dựng và phát triển từng khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. 56

2.1. Giai đoạn từ năm 1996-2000. Thí điểm đầu tư xây dựng 2 KCN. 56

2.2.Giai đoạn rút kinh nghiệm và mở rộng. 59

2.3. Tình hình đầu tư xây dựng các khu-cụm CNV&N khác. 61

2.4. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án xây dựng các khu-cụm CNV&N trên địa bàn Thành phố: 65

2.5. Bài toán về mô hình quản lý khu-cụm CNV&N. 68

CHƯƠNG III. 70

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU-CỤM CNV&N TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 70

I. Quan điểm và định hướng trong việc đầu tư phát triển các khu-cụm CNV&N. 70

1. Hệ thống quan điểm cơ bản cần được quán triệt trong quá trình phát triển các khu-cụm CNV&N. 70

1.1. Quan điểm về phát triển cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần để động viên khai thác mọi nguồn lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, coi trọng, chú ý khai thác nguồn nội lực của từng vùng, địa phương. 70

1.2. Quan điểm hiệu quả trong đầu tư và mở rộng các khu-cụm CNV&N. 70

1.3. Quan điểm xây dựng, phát triển các khu-cụm CNV&N góp phần giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ gây ra. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho từng doanh nghiệp và toàn xã hội. 71

1.4. Quan điểm toàn diện và đồng bộ trong đầu tư và mở rộng các khu-cụm CNV&N. 72

2. Định hướng phát triển các khu-cụm CNV&N trên địa bàn các huyện Hà Nội. 72

2.1.Định hướng chung đến năm2020. 72

2.2. Định hướng cụ thể cho giai đoạn 2003- 2005. 73

II. Giải pháp tiếp tục đầu tư phát triển các khu-cụm CNV&N trên địa bàn thành phố Hà Nội. 74

1. Nhóm giải pháp vĩ mô. 76

1.1. Giải pháp về hoàn thiện các chính sách của Nhà nước: 76

1.2. Giải pháp về củng cố tổ chức, đổi mới hoạt động của Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện: 76

1.3. Giải pháp về thể chế và môi trường đầu tư. 77

1.4. Giải pháp về huy động vốn cho các dự án Khu-cụm vừa và nhỏ. 78

1.5. Giải pháp về qui hoạch. 79

1.6. Giải pháp về công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. 80

1.7. Giải pháp về công nghệ và bảo vệ môi trường. 81

2. Nhóm giải pháp vi mô: 82

2.1. Giải pháp về lựa chọn chủ đầu tư cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. 82

2.2. Giải pháp về lựa chọn doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. 82

2.3. Giải pháp về thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. 83

2.4. Giải pháp về tạo nguồn nhân lực cho khu-cụm CNV&N. 84

III. Kiến nghị. 85

1. Kiến nghị về đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô về quản lý đầu tư xây dựng phát triển các khu-cụm CNV&N. 85

2. Những kiến nghị về chính sách ưu đãi cho đầu tư phát triển các khu-cụm CNV&N. 88

3. Những kiến nghị về chính sách hỗ trợ phát triển các khu-cụm CNV&N trên địa bàn Thành phố: 89

IV. Mô hình quản lý tối ưu sau đầu tư: 89

Kết luận 91

Mục lục 92

Danh mục tài liệu tham khảo 96

Phần phụ lục 97

 

doc98 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư phát triển các khu - Cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cán bộ, tổ chức, người đứng đầu, đổi mới từng bước cơ chế và phương pháp làm việc. 3. Hướng tập trung đầu tư: Tập trung đầu tư cho khu công nghệ cao, cho các đơn vị áp dụng công nghệ cao, có khả năng tạo ra hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Hỗ trợ đầu tư để hình thành thị trường vốn, chứng khoán, thị trường mua bán công nghệ ... Hỗ trợ đầu tư để mở rộng sản xuất cho các ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp có khả năng xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. III. Thực trạng đầu tư phát triển các khu công nghiệp Hà Nội hình thành trước các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Trên địa bàn Thủ đô cho đến nay tồn tại những loại hình khu công nghiệp sau * Các khu vực tập trung công nghiệp hình thành trước thời kỳ đổi mới * Các KCN hình thành sau khi có luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (LĐTNN)- các KCN tập trung. * Các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ (khu-cụm CNV&N). 1. Các khu công nghiệp hình thành trước thời kỳ đổi mới (từ năm 1990 trở về trước). Các khu vưc công nghiệp cũ (không gọi là khu công nghiệp vì không theo đúng chuẩn mực tối thiểu của một khu công nghiệp-đó là không xen lẫn với dân cư, có quy hoạch cụ thể- Chỉ gọi là khu vực công nghiệp do tập trung nhiều nhà máy công nghiệp) của Hà Nội được hình thành và phát triển khá sớm. Khi đó, chúng được hình thành chưa có sự định hình, định hướng như hiện nay. Hình thành không theo quy hoạch, các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm tập trung một vùng nhưng vẫn xen kẽ lẫn với dân cư.Vì vậy các số liệu về tình hình đầu tư của các khu vưc công nghiệp này không thống kê được đầy đủ.Tuy nhiên sự hình thành và phát triển của các khu vực công nghiệp này có thể nói là cần thiết trong phát triển công nghiệp Thủ đô lúc bấy giờ. Các KCN đã hình thành và hoạt động trước khi có Luật Đầu tư nước ngoài (LĐTNN) tại Việt Nam- chính xác là các cụm công nghiệp tập trung. Hiện nay, Hà Nội có 9 khu vực tập trung công nghiệp là: + Cụm Minh Khai-Vĩnh Tuy + Cụm TĐ-Đuôi Cá + Cụm VĐ-Pháp Vân + Cụm Thượng Đình + Cụm Cầu Diễn-Nghĩa Đô + Cụm Gia Lâm-Yên Viên + Cụm Đông Anh + Cụm Chèm + Cụm Cầu Bươu Nhìn chung các khu vực tập trung công nghiệp này đều xây dựng từ những năm 1960-1970, cơ sở hạ tầng xuống cấp, lao động đông, hiệu quả thấp. Quá trình phát triển các xí nghiệp do lựa chọn của từng ngành nghề riêng lẻ, không nằm theo quy hoạch tổng thể nên trong mỗi khu tập trung các xí nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc nhiều ngành công nghiệp rất đa dạng, xen ghép, thiếu gắn bó về công nghiệp, thậm chí gây ảnh hưởng và cản trở lẫn nhau. Các xí nghiệp sử dụng đất chưa tiết kiệm, ở một số xí nghiệp còn nhiều diện tích chưa được sử dụng nhưng manh mún khó cho việc sử dụng để xây dựng bổ sung xí nghiệp mới. Nhiều khu nằm lẫn với các khu dân cư đông đúc việc sử lý chất thải không tốt gây ô nhiễm lớn đến môi trường và đời sống dân cư. Số lượng, qui mô được phản ánh qua biểu sau: Bảng 5 : Số lượng, qui mô các khu vực công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. T.T Tên các cụm công nghiệp tập trung Số XN (cái) D.T chiếm đất (ha) % Lao động (người) TSCĐ (triệu Đ) GTSLg (triệu Đ) Ngành Công nghiệp chính Tổng số 140 379 64.950 703.011 533.815 1 Cụm Minh Khai-Vĩnh Tuy 23 81 17.000 245.369 156.1262 Dệt Cơ khí-TPVLXD 2 Cụm Tr.Định-Đuôi Cá 13 32 5.000 15.778 41.378 TP-Cơ khí 3 Cụm Văn Điển-Pháp Vân 14 39 6.000 68.125 52.242 Cơ khí- HC-VLXD 4 Cụm Thượng Đình 29 76 18.00 157.639 167.603 Cơ khí- Hoá chất 5 Cụm Cầu Diễn-Nghĩa Đô 8 27 1.950 11.506 16.797 VLXD-CB Tphẩm 6 Cụm Gia Lâm-Yên Viên 21 38 5.000 86.087 42.683 CK- HC-VLXD 7 Cụm Đông Anh 22 68 8.300 68.835 36.485 Cơ kim khí-VLXD 8 Cụm Chèm 5 14 2.310 27.821 14.811 VLXD-Dệt 9 Cụm Cầu Bươu 5 4 1.390 21.851 5.690 CK-H chất Nguồn: Báo cáo khảo sát lập căn cứ xây dựng các khu-cụm CNV&N Từ bảng trên ta tính được tỉ lệ phần trăm các chỉ tiêu của từng cụm so với tất cả các cụm. Được thể hiện ở bảng sau: T.T Tên các cụm công nghiệp tập trung Tỉ lệ% số XN (cái) T ỉ lê % D.T chiếm đất (ha) Tỉ lệ% lao động (người) TSCĐ (triệu Đ) GTSLg (triệu Đ) Tổng số 100 100 100 100 100 1 Cụm Minh Khai-Vĩnh Tuy 16,42 21,37 26,170 34,90 9,24 2 Cụm TĐ-Đuôi Cá 9,28 8,44 7,698 2,24 7,75 3 Cụm VĐ-Pháp Vân 10,00 10,29 9,238 9,69 9,78 4 Cụm Thượng Đình 20,71 20,05 27,710 22,42 31,39 5 Cụm Cầu Diễn-Nghĩa Đô 5,70 7,12 3,002 1,63 3,14 6 Cụm Gia Lâm-Yên Viên 15.00 10,02 7,689 12,24 7,99 7 Cụm Đông Anh 15,70 17,94 12,770 9,79 6,83 8 Cụm Chèm 3,57 3,69 3,560 3,957 2,77 9 Cụm Cầu Bươu 3,57 1,05 2,140 3,10 1,06 Tất cả các cụm (khu vực) gồm 140 xí nghiệp quốc doanh TW và địa phương, với tỷ lệ chiếm đất là 379 ha, thu hút một lực lượng lao động tương đối lớn của Thủ đô là 64.950 người. Tổng mức tài sản cố định của khu vực là 703.011 triệu đồng. Cao nhất là cụm Minh Khai-Vĩnh Tuy với 245.369 triệu đồng, chiếm 34,9% so với khu vực, thấp nhất là cụm Cầu Diễn- Nghĩa Đô cũng lên tới 11.506 triệu đồng (1,63%). Giá trị sản lượng hàng năm khoảng 553.815 triệu đồng, cao nhất là cụm Thượng Đình với 167.603 triệu đồng, chiếm 30% so với khu vực, thấp nhất là cụm Cầu Bươu với tỉ lệ 1,06%. Vốn đầu tư vào khu vực khoảng 545,33 tỷ đồng hàng năm, vốn nước ngoài là 47,16 USD một năm trong đó cao nhất là Thượng Đình với vốn đầu tư 168 tỷ đồng/ năm, chiếm 30,68 % tổng vốn đầu tư trong nước của khu vực, vốn nước ngoài là 15 triệu USD/năm, chiếm 33% tổng vốn đầu tư nước ngoài của khu vực. Thấp nhất là vẫn là cụm Cầu Bươu, với vốn đầu tư trong nước là 7 tỷ đồng/năm, chiếm 1,2% so với khu vực,vốn nước ngoài chỉ đạt bình quân 0.67 triệu USD/năm, chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn là 1,4% so với vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực. ã Tổng hợp đánh giá về các cụm công nghiệp tập trung. Việc hình thành và hoạt động của các khu vực tập trung trên địa bàn đã đáp ứng được yêu cầu của 1 giai đoạn lịch sử. - Thứ nhất: Tạo cơ sở-tiền đề cho quá trình CNH-HĐH. - Thứ hai: Giải quyết được yêu cầu thực tiễn của 1 giai đoạn (đó là giải quyết nhu cầu tiêu dùng nội địa). Tuy nhiên do yêu cầu của hiện tại cũng như tương lai. Mặt khác do sự mở rộng của thành phố và sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất cho nên các cụm công nghiệp tập trung này đã bộc lộ một số mặt hạn chế cần được khắc phục sau: * Những hạn chế chung của các cụm công nghiệp tập trung. - Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp của các khu vực tập trung công nghiệp đã được xây dựng từ lâu (từ những năm 60) lại chậm đầu tư, đổi mới cho nên đa số các thiết bị đã cũ-lạc hậu,năng suất lao động và hiệu quả thấp. Bởi vậy, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước yếu. - Quá trình hình thành và phát triển các khu vực tập trung công nghiệp không nằm trong quy hoạch tổng thể. Mặt khác việc xây dựng cụm chưa tính tới việc mở rộng Thành phố nên nhiều cụm nằm trong nội thành (Trương Định-Giáp Bát, Minh Khai-Vĩnh Tuy, Thượng Đình...) ảnh hưởng lớn đến vấn đề giao thông. - Cũng do xây dựng không có quy hoạch tổng thể nên trong mỗi cụm hình thành nhiều phân ngành, thiếu gắn bó về mặt công nghệ, khó có khả năng hỗ trợ lẫn nhau, nhiều khi gây ảnh hưởng lẫn nhau (các cụm thường tồn tại các phân ngành: cơ khí, chế biến lương thực-thực phẩm, hoá chất) - Quá trình xây dựng các xí nghiệp chưa có các chính sách về đất (thuế sử dụng đất) nên việc sử dụng còn lãng phí, không tiết kiệm. Đa số các cụm công nghiệp tập trung diện tích xây dựng còn, song khó xây dựng bổ sung các xí nghiệp vì diện tích do từngxn quản lý (riêng một số cụm hình thành sau là có thể mở rộng-xây thêm được như: Cầu Bươu-Đông Anh-Cầu Diễn-Nghĩa Đô...). - Do thiết bị, quy trình công nghệ lạc hậu, mặt khác các xí nghiệp lại nằm xen kẽ với các khu dân cư, các công trình xã hội khác do vậy mà mức độ ô nhiễm môi trường cao. Rõ ràng vấn đề này không còn phù hợp với một đô thị lớn, đặc biệt là đối với Thủ đô. * Nguyên nhân: Những hạn chế nêu trên do một số nguyên nhân sau: ã Xét về mặt khách quan: - Các thiết bị-quy trình công nghệ được đầu tư hầu hết dưới dạng các chương trình viện trợ, các hiệp định... của các nước Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Đông Âu. Do vậy, hầu hết đã lạc hậu so với trình độ của thế giới. - Do yêu cầu của giai đoạn lịch sử: Đáp ứng yêu cầu tiêu dùng thiết yếu của nền kinh tế (hướng nội) và phục vụ chiến tranh do vậy ít tính tới hiệu quả, xu hướng và khả năng thích ứng đối với sự phát triển trong tương lai. - Do thực thi cơ chế quản lý bao cấp, chỉ huy (Nhà nước áp đặt và định sẵn cả đầu vào và đầu ra) cho nên ít kích thích quá trình đầu tư-đổi mới thiết bị và công nghệ. ã Xét về mặt chủ quan: - Thiếu việc hoạch định, quy hoạch tổng thể cho sự phát triển cua ngành công nghiệp Thủ đô. Do đó các cụm công nghiệp và các xí nghiệp bố trí riêng rẽ khác trên địa bàn Thành phố đã tỏ ra không còn phù hợp đối với sự đòi hỏi của một đô thị phát triển. - Do sự phân cấp quản lý nên trong một cụm công nghiệp các xí nghiệp thuộc nhiều cấp quản lý khác nhau cho nên không những không bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau về mặt công nghệ, hạ tầng kinh tế... mà còn phân chia, cát cứ về mặt diện tích dẫn tới khó có thể bố trí, xây dựng bổ sung các cơ sở sản xuất khác. Giờ đây những khu vực tập trung công nghiệp này trở thành gánh nặng của Thành phố và bản thân các công ty, doanh nghiệp này trong việc giải toả để đảm bảo tính thuần nhất. - Một mặt do sản xuất hiệu quả không cao, khả năng tích tụ để tái đầu tư (nhất là thiết bị) kém. Mặt khác tư duy kinh tế của chr các doanh nghiệp chưa theo kịp với cơ chế quản lý kinh tế mới. Cụ thể là còn nặng trông chờ, ỷ lại... cho nên quá trình đầu tư, đổi mới thiết bị chậm được tiến hành. 2. Các KCN tập trung mới xây dựng (sau khi có LĐTNN tại Việt Nam). Thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hoá để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp ngay từ khi Nhà nước có chủ trương cho phép các địa phương xây dựng các KCN để thu hút đầu tư nước ngoài, Thành phố Hà Nội đã tích cực và chủ động chuẩn bị xây dựng các KCN tập trung. Sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và sẽ hình thành nhiều KCN tập trung. Đây là những KCN có qui mô lớn, trang thiết bị, qui trình công nghệ cũng như phương thức tổ chức quản lý tiên tiến, đã thật sự góp phần góp phần làm cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố có sự tăng trưởng (trong khi sản xuất công nghiệp địa phương liên tục giảm từ đầu năm tới nay thì xí nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng ở mức 2 con số). Trong số các khu công nghiệp được hoạch định đã có 5 khu được Chính phủ ra quyết định phê duyệt theo Nghị định 192/CP (nay là Nghị định 36/CP của Chính phủ). Tính đến ngày 30/4/2002 trên địa bàn Thành phố có 5 khu công nghiệp tập trung đã được nhà nước cấp giấy phép hoạt động theo qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao gồm: - KCN Sài Đồng A - K CN Sài Đồng B - KCN Nội Bài - KCN Hà Nội-Đài Tư - KCN Thăng Long. Năm khu công nghiệp trên đều chịu sự quản lý nhà nước của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Vượt qua những khó khăn và trở ngại đến nay đã có 3 khu công nghiệp đi vào hoạt động (Sài Đồng B; Nội Bài và Thăng Long); KCN Đài Tư đã hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, riêng KCN Sài Đồng A do khó khăn về tài chính của chủ đầu tư, đến cuối 2001 mới bắt đầu điều tra khảo sát để tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB). - Tổng diện tích chiếm đất của 5 khu công nghiệp là: 772 ha Trong đó: Diện tích đã giải phóng mặt bằng là: 309,7 ha chiếm 40% Diện tích đã xây dựng CSHT là: 259,7 ha chiếm 33,5 % Diện tích đã lấp đầy là: 83,7 ha chiếm 10,84 % Nếu tính diện tích lấp đầy/ diện tích đã GPMB: = 27,02 % Nếu tính diện tích lấp đầy/ diện tích đã xây dựng CSHT: = 32,23 % Nếu tính diện tích lấp đầy/ diện tích đã xây dựng CSHT cần cho thuê: = 49 % - Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 126,937 triệu USD và 120 tỷ đồng Việt Nam. ã Tổng hợp đánh giá về các KCN tập trung. Tóm lại, tiến độ giải phóng mặt bằng đến nay mới đạt 42% và xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 35% trên diện tích theo quyết định thu hồi đất của Thủ tướng Chính phủ, diện tích lấp bằng 13% trên diện tích theo quyết định thu hồi đất của Thủ tướng và bằng 37% trên diện tích đất đã có hạ tầng. Đến nay đã có 3 khu công nghiệp đã thu hút đầu tư, có 35 dự án nước ngoài và 3 dự án trong nước đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư (đăng ký): 495.000.000 USD; vốn pháp định:1.576.000.000 USD; giải quyết được 4987 người vào làm việc. Riêng năm 2001: có 11 dự án (8 dự án mới + 3 dự án mở rộng) - Vốn đầu tư (đăng ký): 165.028.000 USD/415.000.000 USD ~30% - Vốn pháp định: 55.549.000 USD/157.600.000 USD - Các chủ dự án thuê đất: 351.978 m2 (35,2ha) ~ 30% - Giải quyết lao động: 1287 người. - Doanh thu đạt: 186.682.854 USD tăng 2,5% - Nộp ngân sách: 7.590.000 USD, tăng 44,3% - Tổng giá trị xuất khẩu: 119.639.365 USD Tình hình đầu tư nước ngoài vào KCN có dấu hiệu chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao (tăng gấp 8 lần so với năm 2000) Bảng 6 : Tình hình GPMB, xây dựng cơ sở hạ tầng và lấp đầy KCN tập trung Hà Nội. STT Tên dự án Địa điểm Diện tích xây dựng KCN Diện tích đã GPMB Diện tích đã XD CSHT Diện tích lấp đầy Thời điểm giao đất Diện tích Diên tích (ha) Tỷ lệ % Diên tích (ha) Tỷ lệ % Diện tích (%) Tỷ lệ % 1 Sài Đồng A Gia Lâm 28/4/1997 409,6454 - - - - - - 2 Nội Bài Sóc Sơn 5/10/1994 100 100 100 50 50 10,3 17 3 Đài Tư Gia Lâm 23/8/1996 40 40 100 40 100 5 15 4 Sài Đồng B Gia Lâm 11/3/1996 66,7742 48,5757 74 48,5757 74 48,5 74 5 Bắc Thăng Long Đông Anh 26/12/1997 121,2382 121,2382 100 121,2382 100 33,0 39 Tổng cộng 736,63 309,81 - 259,81 - 96,8 - Nguồn: Ban quản lý các KCN, KCX Hà Nội Theo bảng thì tình hình giải phóng mặt bằng của KCN Nội Bài, Đài Tư và Đông Anh đã hoàn toàn xong, tỷ lệ lấp đầy cao nhất thuộc về KCN Sài Đồng B với tỷ lệ 74%, còn các KCN còn lại rất thấp chưa đạt nổi 50%. Sài Đồng A với diện tích đã quy hoạch lên tới 409,6554 ha song lại chưa giải phóng được mặt bằng, đất của KCN vẫn do nhân dân địa phương canh tác hoa màu, lúa, cây ăn quả. * Những tồn tại chủ yếu: + Đến nay vẫn còn 2 trong số 5 KCN chưa đi vào hoạt động (KCN Sài Đồng A và KCN Hà Nội-Đài Tư) + Diện tích lấp đầy chưa cao so với bình quân của các KCN trong cả nước. + Có KCN chưa thu hút được nhà đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật công nghệ chưa cao (KCN Nội Bài). + Giải quyết việc làm cho lao động còn ít. * Nguyên nhân những tồn tại: + Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn (giá thuê đất cao, giải phóng mặt bằng khó khăn kéo dài và chi phí lớn; chi phí hạ tầng cao; lệ phí và các dịch vụ cao...). + Các chủ đầu tư chưa thực sự chủ động giải quyết khó khăn để thực hiện dự án (Sài Đồng A); thiếu trách nhiệm và tinh thần hợp tác (Đài Tư); còn bảo thủ, thiếu năng động trong xúc tiến đầu tư (Nội Bài). + Vai trò của đối tác Việt Nam trong liên doanh còn rất mờ nhạt. + Chính sách hỗ trợ của Nhà nước và Thành phố chưa thực sự nâng cao lợi thế kinh doanh cho các KCN. + Do chủ đích của các công ty kinh doanh hạ tầng muốn chỉ thu hút vào khu công nghiệp tập trung do mình đầu tư những doanh nghiệp đã được lựa chọn kỹ (ví dụ: Khu Bắc Thăng Long chỉ chuộng các nhà đầu tư Nhật Bản). + Do phá vỡ tổng thể quy hoạch và mục tiêu xây dựng ban đầu khiến công ty kinh doanh bị mất động lực đầu tư (ví dụ: Khu Nam Thăng Long). Bảng 7. Tình hình vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN đến nay như sau: STT Tên dự án (KCN) Địa điểm Quy mô (ha) Tổng vốn đầu tư Nguồn vốn Thực hiện đến năm 2001 Đơn vị thực hiện 1 Sài Đồng A Gia Lâm 410 45.903.000 USD T.N+N.N 7.000.000 USD Đang chuẩn bị, Cty Deawoo liên doanh với Hanel (Điện tử Hà Nội) 2 Nội Bài Sóc Sơn 100 11.034.000 USD T.N+N.N Hoàn thành tháng 1/1997 L.D Malaixia và Cty XDCN (Sở XD Hà Nội) 3 Hà Nội- Đài tư Gia Lâm 40 14.000.000 USD N.N Còn gói thầu số 3 Cty X.D&K.Dcơ sở hạ tầng Hà Nội- Đài Tư 4 Sài Đồng B Gia Lâm 66,711 120 tỷ V.NĐ T.N 73 tỷ V.NĐ Cty Điện tử Hà Nội (Hanel) 5 Bắc Thăng Long Đông Anh 121 56.000.000 USD T.N+N.N Hoàn thành tháng 6/2000 L.D Cơ khí Đông Anh & Tập đoàn Sumitomo(Nhật Bản) Nguồn: Bỏo cỏo khảo sỏt lập căn cứ xõy dựng KCN V&N-Sở KH&ĐT HN IV. Khái quát tình hình đầu tư xây dựng và phát triển các khu-cụm CNV&N trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tiếp theo đó, từ 1998 để đáp ứng mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư trong nước, Thành phố đã đề nghị nhà nước cho thí điểm xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ (khu-cụm CNV&N). Nhằm tăng cường phát huy nội lực của các thành phần kinh tế và giải quyết nhu cầu bức xúc về mặt bằng sản xuất, từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị do các doanh nghiệp đang hoạt động trong nội đô gây ra, tháng 4/1998 Thành phố đã đề nghị Chính phủ cho phép xây dựng thí điểm 2 KCNV&N ở Vĩnh Tuy (Thanh Trì) và Phú Thị (Gia Lâm). Thành phố đã giao cho UBND các huyện làm chủ dự án, hỗ trợ kinh phí chuẩn bị đầu tư và xây dựng đường vào các KCN bằng nguồn vốn từ ngân sách Thành phố. Là những dự án thí điểm nên vừa thực hiện vừa bổ sung quy chế, nhất là cơ chế hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp Thủ đô vào hoạt động trong các KCN. Thành phố đã làm việc với các ngành điện, nước sạch, bưu chính viễn thông để cung cấp tới hàng rào các doanh nghiệp, kéo dài thời gian cho thuê đất và đơn giản các thủ tục hành chính ... Tất cả các quyết định đó đã được các doanh nghiệp hoan nghênh và ngày càng có nhiều doanh nghiệp đăng ký vào hoạt động trong các khu-cụm CNV&N. Sau 2 khu công nghiệp thí điểm, Thành phố tiếp tục cho xây dựng 5 dự án khu-cụm CNV&. Đến nay các dự án đang thực hiện đúng kế hoạch của Thành phố. Tính đến nay trên địa bàn đã hình thành 13 khu- cụm CNV&N (theo dự án) với tổng diện tích 358 ha, đã giao đất cho 69 doanh nghiệp để xây dựng nhà xưởng sản xuất với 340 tỷ đồng đầu tư nhà xưởng, thu hút từ 8.000 đến 10.000 lao động. Trong đó có thêm một cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang xin chủ trương chính phủ và UBND Thành phố với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng, trong đó vốn do ngân sách nhà nước cấp sẽ là 20 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 16,7% trong tổng vốn. Còn lại là vốn do huyện tự huy động chiếm 83,3% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư vào khu-cụm CNV&N. (Đơn vị: tỷ đồng) TT Tên công trình Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Vốn ngân sách (tỷ đồng) Vốn huy động (tỷ đồng) 1 KCN vừa và nhỏ Vĩnh Tuy-Thanh Trì 31,639 8,310 23,329 2 KCN vừa và nhỏ Phú Thị-Gia Lâm 33,795 4,593 29,202 3 Cụm CN tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm 67,860 21,198 46,662 4 Cụm SX TTCN và CN nhỏ quận Cầu Giấy 29,940 13,097 16,843 5 Cụm CN vừa và nhỏ Đông Anh 58,29 15,61 42,68 6 Cụm TTCN Hai Bà Trưng 31,184 12,821 18,363 7 Cụm CN Ngọc Hồi-Thanh Trì 195,160 72,314 122,846 8 Cụm CN dệt may Nguyên Khê-Đông Anh 250 45 205 9 Cụm CN thực phẩm Lệ Chi-Gia Lâm 120 20 100 10 Cụm CN Phú Minh- Từ Liêm 110 20 90 11 Cụm CN Phú Thị-Gia Lâm 15 1,2 13,8 12 Cụm CNSX vật liệu xây dựng 120 20 100 13 Cụm CN Từ Liêm 120 19,36 100,64 14 Cụm CN Ninh Hiệp-Gia Lâm 250 40 210 Tổng 1432,868 293,503 1139,365 Nguồn: Phòng công nghiệp-Sở KH&ĐT Hà Nội. Như vậy, 14 khu, cụm này có tổng vốn đầu tư là 1432,868 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 293,503 tỷ đồng, chiếm 20,48% trong tỷ trọng tổng vốn, vốn huy động từ (dân, từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh...) chiếm tỷ lệ cao 79,516%.Vốn huy động gấp ba lần vốn ngân sách, với tỷ lệ 2,57:1.ở tất cả các khu, cụm tỷ lệ huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước cấp đều cao hơn nhiều so với vốn ngân sách, chứng tỏ việc đầu tư vào các khu-cụm CNV&N hấp dẫn mọi thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Tỉ lệ đất xây dựng nhà máy khá cao, chỉ có cụm tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng chưa đạt tới 50%, còn lại tất cả các cụm đều trên 50%, cao nhất là Khu CNV&N Phú Thị, diện tích xây dựng nhà máy chiếm tới 70,85% diện tích đất toàn khu. Nhiều nhà máy vận hành hứa hẹn sẽ tung ra thị trường trong nước và nước ngoài nhiều sản phẩm, mẫu mã phong phú, đa dạng, chất lượng cao, sử dụng nhiều lao động nông thôn cho các quận huyện có khu, cụm công nghiệp đó, đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, bằng cách tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành của địa phương. 1. Các lĩnh vực đầu tư: 1.1. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng các khu-cụm CNV&N. ã Chủ đầu tư và vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên địa bàn Thành phố cho đến nay đã có 6 khu-cụm CNV&N xây dựng xong cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cấp thoát điện, nước, hệ thống chiếu sáng... ), hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Thành phố khi đề ra mô hình sáng tạo này. 6 khu-cụm CNV&N trên bao gồm 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ thí điểm vào năm 1998 là khu công nghiệp Vĩnh Tuy-Thanh Trì và Phú Thị-Gia Lâm. Còn lại là các khu được xây dựng sau khi Thành phố và Uỷ ban nhân dân các huyện đã tiến hành thực hiện thành công mô hình. Đó là cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm, cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Quận Cầu Giấy, cụm tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng, cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh. Bảng 9: Tình hình đầu tư CSHT các khu-cụm CNV&N ở Hà Nội (Đơn vị : tỷ đồng) Năm cấp phép Tên KCN Chủ đầu tư xây dựng CSHT Tổng diện tích (ha) Tổng VĐT CSHT (tỷ đồng) 1999 Phú Thị-Gia Lâm Có 2 chủ đầu tư: -Ngoài hàng rào: BQL dự án KCNV&N Phú Thị (thuộc UBND huyện Gia Lâm) -Bên trong hàng rào: Do LICOGI làm chủ đầu tư. 14,82 13,698 1999 Vĩnh Tuy- Thanh Trì BQL dự án huyện Thanh Trì 12,12 11,420 2000 Từ Liêm BQL cụm CN tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm 23,13 20,254 2000 Cầu Giấy BQL dự án quận Cầu Giấy 8,35 12,5 2001 Hai Bà Trưng BQL dự án quận Hai Bà Trưng 9,03 13,214 2001 Đông Anh BQL dự án huyện Đông Anh 14,3 14,600 Nguồn: Phòng Công nghiệp-Sở kế hoạch&Đầu tư Hà Nội. Khu CNV&N Phú Thị- Gia Lâm: Có 2 chủ đầu tư : chủ đầu tư ngoài hàng rào là Ban quản lý dự án khu CNV&N Phú Thị thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm và chủ đầu tư trong hàng rào là do LICOGI. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở đây do ngân sách cấp là 13,698 tỷ đồng. Khu CNV&N Vĩnh Tuy-Thanh Trì: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn của ngân sách cấp, với tổng vốn đầu tư là 11,420 tỷ đồng do BQL dự án huyện Thanh Trì làm chủ đầu tư. Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm: do Ban quản lý cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm làm chủ đầu tư với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do ngân sách cấp với tổng vốn đầu tư là 20,254 tỷ đồng. Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ Cầu Giấy: với cơ sở hạ tầng ở đây do ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng với tổng vốn là 12,5 tỷ đồng do Ban quản lý dự án quận Cầu Giấy đứng ra làm chủ dự án. Cụm tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng: do Ban quản lý dự án quận Hai Bà Trưng làm chủ đầu tư với nguồn vốn xây dựng CSHT do ngân sách nhà nước cấp là 13,214 tỷ đồng. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh: cũng giống như các khu-cụm công nghiệp trên hạ tầng kỹ thuật đều do vốn ngân sách nhà nước xây dựng nên, với vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 14,600 tỷ đồng do Ban quản lý dự án huyện Đông Anh đứng ra làm chủ dự án. Các khu, cụm này khi đang nằm trong dự án thì đã được các doanh nghiệp đăng ký lấp đầy ngay diện tích đất xây dựng nhà máy, đạt tỷ lệ lấp đầy mỗi khu, cụm đều là 100%, ngoài ra vẫn còn nhu cầu thuê đất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa được chấp nhận khác. Cuối năm 2002, hầu hết 6 khu, cụm trên đã bàn giao đất cho các doanh nghiệp. ã Diện tích chiếm đất và tình hình giải phóng mặt bằng của các khu-cụm CNV&N. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu cụm công nghiệp tập trung hiện nay ảnh hưởng tới đời sống dân cư đô thị. Thành phố đã có hướng qui hoạch lại mạng lưới công nghiệp Hà Nội, phát triển khu-cụm CNV&N ở ngoại thành để thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh, giải quyết ô nhiễm môi trường... Giải quyết tốt vấn đề đất đai ở các khu-cụm CNV&N cũng đã góp phần tạo thêm khả năng về phân bố công nghiệp của Hà Nội, nó có vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.Việc GPMB là một đòi hỏi cấp bách mang tính thời sự, nhưng hiện nay gặp không ít khó khăn do hộ dân ở đây không chịu bàn giao đất, cứ chây ì, đòi tiền đền bù cao hơn nữa dẫn đến tình trạng làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án ở các khu cụm này. Với 13 khu-cụm CNV&N trên địa bàn, Thành phố đã giao cho các huyện tổng diện tích đất là 358 ha chiếm 0,39 % diện tích đất toàn Thành phố; Trong đó tổng diện tích đất để xây dựng nhà máy là238,79 ha, chiếm 66,7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0004.doc
Tài liệu liên quan