Đề tài Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Những hiểu biết về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2

1.1. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

1.1.1. Khái niệm. 2

1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2

1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1.4. Vai trò và hậu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI 7

1.1.6. Xu hướng FDI 9

1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn của các nước và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 11

1.2.1. Trung Quốc 11

1.2.1.1. Đôi nét về Trung Quốc 11

1.2.1.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc 12

1.2.1.3. Bài học kinh nghiệm cho Viêt Nam 13

1.2.2. Ấn Độ 15

1.2.2.1. Đôi nét về Ấn Độ 15

1.2.2.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ 16

1.2.2.3. Bài học kinh nghiệp cho Việt Nam 18

1.2.3. Thái Lan 19

1.2.3.1. Đôi nét về Thái Lan 19

1.2.3.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan 20

1.2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 21

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam .24

2.1. Thực trạng chính sách thu hút FDI của chính phủ 23

2.1.1. Chính sách ưu đãi 23

2.1.1.1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp 23

2.1.1.2. Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất . 24

2.1.2. Về chính sách hỗ trợ 26

2.1.2.1. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ. 26

2.1.2.2. Hỗ trợ đào tạo 27

2.1.2.3. Hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư 27

2.1.2.4.Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao 28

2.1.2.5. Hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu nghiệp, khu chế xuất 28

2.1.2.6. Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống.kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao 29

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư thu hút vốn FDI 29

2.2.1.Tổng quan tình hình thu hút vốn FDI. 29

2.2.1.1. Thành công 29

2.2.1.2. Hạn chế 39

2.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng. 41

2.2.2. Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam theo tỉnh, thành phố 43

2.2.2.1.Thành công 43

2.2.2.2. Hạn chế 51

2.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng. 52

2.2.3. Tình hình thu hút đầu tư phân theo ngành 53

2.2.3.1. Công nghiệp –xây dựng 55

2.2.3.2. Dịch vụ. 66

2.2.3.3. Nông – Lâm – Ngư nghiệp. 85

2.2.3.4. Tác động của nguồn vốn FDI với nền kinh tế xã hội 93

Chương 3. Giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam 97

3.1. Giải pháp chung. 97

3.1.1. Giải pháp đối với chính sách thu hút FDI của Chính phủ 97

3.1.2. Giải pháp về quản lý nhà nước trong hoạt động FDI 102

3.1.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực. 102

3.1.4. Giải pháp xúc tiến đầu tư 103

3.1.5. Giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng 104

3.1.6. Giải pháp vốn đầu tư FDI theo địa phương 104

3.2. Giải pháp riêng cho từng ngành 105

3.2.1. Công nghiệp –xây dựng 105

3.2.1.1. Kiến nghị đối với nhà nước 105

3.2.1.2. Giải pháp cho các khu công nghiệp 107

3.2.2. Dịch vụ 108

3.2.2.1. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, logistics 108

3.2.2.2. Nhà hàng – khách sạn 109

3.2.2.3. Bất động sản 110

3.2.2.4. Y tế 111

3.2.2.4. Giáo dục 112

3.2.2.6. Tài chính – ngân hàng 112

3.2.2.7. Bảo hiểm 113

3.2.2.8. Dịch vụ phân phối 114

3.2.3. Nông – Lâm – Ngư nghiệp 115

3.2.3.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ 116

3.2.3.2. Nhóm giải pháp thuộc Bộ Nông nghiệp và

và Phát triển nông thôn 116

3.2.3.3. Nhóm giải pháp thuộc các hiệp hội ngành hàng 117

3.2.3.4. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp 118

Kết luận 119

Danh mục tài liệu tham khảo 120

 

pdf120 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với lao động có trình độ cao, hầu như tập trung về các thành phố, trung tâm kinh tế. Nhà đầu tư không thể “rót” vốn vào những nơi không đủ nguồn lực lao động. Chưa có sự phân hóa rõ rệt đối với những địa phương vốn dĩ có những điều kiện khác nhau. Đặc biệt đối với các khu công nghiệp, thường là khu công nghiệp “đa năng”, đều kêu gọi các dự án đầu tư tương tự nhau. Trước kia mỗi tỉnh có một vài khu công nghiệp, nay có tỉnh có 4-5 khu công nghiệp, hàng chục cụm công Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 52 nghiệp. Với con số ấy cả vùng sẽ có 40-50 khu, hàng trăm cụm công nghiệp, nhưng cách làm, chiến lược thu hút đầu tư, dự án kêu gọi đầu tư thì cũng giống như nhau. Trên bình diện tổng thể, đó là sự lãng phí nguồn lực từ vốn đầu tư cho đến lao động. Tạo ra những nhóm lao động giản đơn, giống như nhau và thiếu hụt lao động cũng giống như nhau ở tất cả các tỉnh.. Trong kinh tế có một quy luật hết sức quan trọng là hiệu quả kinh tế theo quy mô. Nếu không có những khác biệt quan trọng về công nghệ hay phân khúc thị trường thì quy mô nhỏ luôn kém sức cạnh tranh và rất dễ bị tổn thương khi yếu tố bảo hộ mất đi. Thu hút đầu tư nhiều nhà máy như nhau ở 13 tỉnh, thành phố thì không dễ có nhà máy có quy mô lớn, và đó cũng chỉ là những nhà đầu tư nhỏ, ít vốn, không có công nghệ tốt. Có thể có một số kết quả nào đó trong ngắn hạn về thành tích đầu tư, giải quyết công ăn việc làm nhưng về dài hạn nó cản trở tăng trưởng, thậm chí gây khủng hoảng dây chuyền khi phải đối mặt với khó khăn khủng hoảng từ bên ngoài, và cả bên trong khi doanh nghiệp phải cạnh tranh và tái cấu trúc. 2.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng:  Yếu tố thuận lợi: Môi trường đầu tư tại những vùng kinh tế trọng điểm khá hấp dẫn nhà đầu tư. Chính sách thu hút đầu tư tạo nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư Thủ tục, hành chính đã có nhiều thay đổi, đơn giản, thoải mái hơn, sự quan tâm của các cấp chính quyền. Tạo môi trường đầu tư thân thiện và thông thoáng. Thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông vận tải thuận lợi, liên kết với những vùng khác dễ dàng. Gần vùng nguyên liệu, gần khu dân cư giảm được chi phí vận chuyển và phân phối. Ngoài ra, lãnh đạo các vùng này, khá chủ động trong việc mời nhà đầu tư cũng như nhanh chóng “chớp” lấy cơ hội cho địa phương. Chính sách quy hoạch, đô thị hóa của cả nước tập trung dân cư và có sự quy hoạch đất đai các khu công nghiệp, khu chế xuất…tại các vùng kinh tế trọng điểm và đang từng bước mở rộng sang những địa phương khác. Sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng, có sự tập trung và ưu tiên phát triển tại những vùng kinh tế trọng điểm. Tạo đà phát triển trong cả nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 53 Dân cư tập trung đông, tạo ra nguồn lao động dồi dào, là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.  Yếu tố bất lợi: Nhà nước chưa có sự quan tâm đúng mực đối với từng địa phương. Do chưa có sự quan tâm và phân tích, nên chưa phát hiện được những tiềm năng phát triển của những vùng trước nay vẫn được cho là kém phát triển, không có điều kiện … Một số vùng có tiềm năng, nhưng cơ sở hạ tầng lại kém phát triển, ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, liên lạc… Dân cư tập trung về các thành phố, trung tâm kinh tế dẫn đến thiếu lao động tại các vùng kinh tế nhỏ lẻ. Do nhận thức của người dân, luôn muốn sống và làm việc tại những vùng kinh tế phát triển. Sự liên kết giữa các vùng còn hạn chế, thiếu sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương. Do vậy, hoạt động của từng địa phương đặc biệt đối với những vùng kém và đang phát triển còn khá đơn lẻ. Tâm lý của nhà đầu tư, chỉ muốn chảy vốn vào những nơi đã có nền tảng và cơ hội phát triển lớn trước mắt. Những vùng nhỏ lẻ, rất ít hấp dẫn các nhà đầu tư. Và điều này, càng khiến cho sự phân hóa và chênh lệnh giữa các vùng cao hơn nữa. 2.2.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư phân theo ngành: Theo báo cáo của cục đầu tư nước ngoài, bộ kế hoạch và đầu tư, 20 năm thu hút đầu tư FDI tính đến năm 2007, cơ cấu vốn đầu tư được chia làm 3 nhóm ngành: Công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp. Trong đó, nhóm ngành công nghiệp – xây dựng chiếm ưu thế trong việc thu hút đầu tư FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 54 Trong giai đoạn 2007 – 10 tháng đầu năm 2010, thì cơ cấu này đã có sự thay đổi. Việt Nam gia nhập WTO tạo nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực cùng với những thay đổi của thời kỳ mới. Cơ cấu vốn đầu tư FDI đã có sự chuyển dịch mạnh sang các ngành dịch vụ. Biểu đồ: Vốn FDI phân theo ngành đầu tƣ Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kê hoạch và đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 55 Có thể nhận thấy, dòng vốn FDI chảy vào các ngành kinh tế có sự chênh lệch khá lớn giữa công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, ngành nông – lâm – ngư nghiệp thu hút vốn đầu tư khá hạn chế, ít hơn rất nhiều so với những ngành còn lại. Mặt khác, cũng có sự chuyển dịch mạnh về nguồn vốn đầu tư FDI vào ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, trong 2 năm 2008 và năm 2009. Đã có sự đổi ngôi về vốn đầu tư FDI giữa 2 lĩnh vực này. Cho thấy, xu hướng dịch vụ ở Việt Nam đã và đang tiến sang một thời kỳ mới. 2.2.3.1. Công nghiệp – xây dựng 2.2.3.1.1 Thành công  Tổng quan: Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, đến hết năm 2007 ĐVT: Triệu USD FDI Cả nước Công nghiệp Tỷ trọng Số dự án 9,803 6,303 64% TVĐT 149,775 87,800 58,6% Những số liệu trên cho thấy FDI vào công nghiệp chiếm hơn một nửa số dự án FDI của cả nước. Điều này có ý nghĩa rất lớn là chúng ta đã thu hút được phần lớn FDI vào khu vực sản xuất công nghiệp, phù hợp với mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ chiến lược công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên đến năm 2009, khu vực này chỉ còn chiếm 22% tổng vốn đầu tư do có sự dịch chuyển sang lĩnh vực dịch vụ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 56 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 57 Dự án đầu tƣ vào công nghiệp qua các năm: Đơn vị: Triệu USD Nguồn : Bộ kế hoạch & đầu tư Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 10 tháng năm 2010 Số dự án/Số lượt TVĐT Số dự án/Số lượt TVĐT % tăng giảm TVĐT so với năm trước Số dự án/Số lượt TVĐT % tăng giảm TVĐT so với năm trước Số dự án/Số lượt TVĐT % tăng giảm TVĐT so với năm trước CẤP MỚI 980 9485,2 572 32620 243% 473 3094.3 - 90,5% 502 4326 39,8% TĂNG VỐN 328 2052,7 220 3454,4 69,7% 149 859.4 - 75% 164 931.6 8,4% Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 58 Thống kê theo số dự án, vốn đầu tƣ và vốn thực hiện phân theo ngành giai đoạn 1988 đến 2007 Nhóm ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện (USD) CN dầu khí 38 3,861,511,815 5,148,473,303 CN nhẹ 2,542 13,268,720,908 3,639,419,314 CN nặng 2,404 23,976,819,332 7,049,365,865 CN thực phẩm 310 3,621,835,550 2,058,406,260 Xây dựng 451 5,301,060,927 2,146,923,027 Tổng số 5,745 50,029,948,532 20,042,587,769 Nguồn : Bộ kế hoạch & đầu tư Nếu theo số dự án thì ngành công nghiệp nhẹ đứng đầu với 2,542 dự án, chiếm 44,2% tổng số dự án FDI toàn ngành công nghiệp, ở đây, các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Dệt - may và Da - giầy do thu hút nguồn lao động rẻ, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ không đòi hỏi quá hiện đại mà chỉ ở mức trung bình tiên tiến, vốn đầu tư cho một dự án không đòi hỏi quá lớn. Tiếp đến là ngành công nghiệp nặng, với 2,404 dự án chiếm 41,8% tổng số dự án FDI toàn ngành công nghiệp, đầu tư váo công nghiệp nặng đòi hỏi vốn lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại và đòi hỏi cán bộ quản lý cũng như công nhân kỹ thuật phải đạt một trình độ nhất định. Ngành công nghiệp thực phẩm với 310 dự án (chiếm 5,4%), tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Rượu - Bia - Nước giải khát. Cuối cùng là ngành Dầu khí, mặc dù hạn chế về đối tác đầu tư cũng như số dự án, nhưng đây là ngành có tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký trên vốn đầu tư thực hiện cao nhất: 75% và cũng là ngành có tỷ lệ vốn đăng ký bình quân cho một dự án cao nhất. Đây cũng là ngành có tỷ lệ đóng góp vào GDP và mức thu nhập bình quân của người lao động cao nhất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 59  Tình hình vốn FDI theo từng ngành: Ngành xây dựng Ngành xây dựng bao gồm xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng…các dự án FDI nói riêng và các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung, đã khiến cho ngành xây dựng Việt Nam từng bước hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Nguồn vốn FDI vào ngành xây dựng có nhiều biến động, đặc biệt sụt giảm mạnh trong năm 2009. Tuy nhiên, đến những tháng đầu năm 2010 đã có sự tăng mạnh trở lại. Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Trong quá trình hội nhập, ngành xây dựng đã đạt được nhiều tiến bộ và đóng góp có hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hội nhập về công nghệ được thực hiện tương đối nhanh và đạt nhiều thành tích. Nhiều công trình quy mô lớn như công trình giao thông, dầu khí, thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng, khách sạn, nhà ở… được xây dựng với tiến độ nhanh. Nhiều loại vật liệu và kết cấu hiện đại được sử dụng thành công như xi măng cường độ cao, hợp kim nhôm, móng cọc nhồi, dàn không gian, kết cấu dây văng, bê tông dự ứng lực… Các nhà tư vấn và nhà thầu trong nước dần dần đã được chuyển giao các công nghệ mới từ các dự án FDI và nhanh chóng nắm được các công nghệ này để áp dụng vào các dự án đầu tư trong nước hoặc tham gia đấu thầu quốc tế ở Lào và Campuchia. Các tiến bộ công nghệ thể hiện rõ rệt nhất trong xây dựng cầu, nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện, tuyến Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 60 truyền tải điện, nhà máy xi măng, dàn khoan dầu khí và nhà cao tầng… Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật về vật liệu, thiết kế và thi công đã dần dần được đổi mới và bổ sung để phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn thông dụng quốc tế. Công tác đo đạc khảo sát, thiết kế đã sử dụng nhiều thiết bị hiện đại. Công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi trong đầu tư xây dựng. Ngành công nghiệp dầu khí Công nghiệp dầu khí bao gồm hoạt động tìm kíêm, thăm dò và khai thác dầu khí; hoạt động chế biến dầu khí và hoạt động dịch vụ dầu khí. Dầu khí Việt Nam là một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đã và đang hoạt động tại Việt Nam là ConocoPhillips và BP. Tập đoàn dầ ỏ . BP là nhà thầu điều hành dự án khí Nam Côn Sơn, có tổng vốn đầu tư 1,3 tỉ Đôla, và nắm 35% cổ phần khai thác tại lô 6.1 của dự án này. Lô 6.1 hiện có công suất khai thác là 3 tỉ mét khối khí/năm. BP, PetroVietnam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công nghiệp (MOI) đã ký một biên bản hợp tác để phát triển một trung tâm điện lực tại Nhơn Trạch sử dụng khí khai thác từ lô 5.2 và 5.3. Trung tâm điện lực Nhơn Trạch dự kiến sẽ tiêu thụ 2,5 tỉ mét khối khí/năm và có công suất là 2.640 MW. Bên cạnh việc khai thác các mỏ khí và xây dựng nhà máy điện, BP cũng làm việc với các đối tác Việt Nam về khả năng đầu tư vào việc sản xuất khí hóa lỏng (LPG), một phân khúc thị trường rất có tiềm năng đối với chiến lược kinh doanh của công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên . ConocoPhillips đầu tư khoảng 115 triệu Đôla để phát triển lô 15.1 bao gồm các mỏ dầu Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Vàng và Sư Tử Nâu Tập đoàn dầu mỏ Mỹ ConocoPhillips cho biết sẽ chi trả một khoản tiền lên tới 8 tỉ đô la Mỹ cho 50% số cổ phần của dự án khí đốt vỉa than (CSG) hợp tác với Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 61 tập đoàn Origin Energy của Úc. Công ty này đang hướng tới mục tiêu xây dựng hai cơ sở sản xuất LNG với năng suất mỗi cơ sở lên tới 3,5 triệu tấn và có thể sẽ bắt đầu kinh doanh vào năm 2014. Hoạt động thăm dò: Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký trên 76 hợp đồng dầu khí (trong đó 53 hợp đồng đang có hiệu lực) với các tập đoàn và công ty dầu khí quốc tế dưới nhiều hình thức hợp tác khác nhau như: Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), Hợp đồng điều hành chung (JOC), Liên doanh (JV)… với tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành khảo sát trên 400 nghìn km tuyến địa chấn 2D, gần 60 nghìn km 2 địa chấn 3D, thực hiện hơn 990 giếng khoan tìm kiếm-thăm dò, thẩm lượng và khai thác với tổng số mét khoan tổng cộng trên 2,3 triệu mét. Hoạt động khai thác: Tính đến hết năm 2009, PetroVietnam đã khai thác được trên 250 triệu tấn dầu thô trên 50 tỷ m3 khí. Năm 2009, đã khai thác được gần 16 triệu tấn dầu thô và 8 tỷ m3 khí. Ngành dệt may Hiện nay, doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu may mặc tại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp của Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Trong hơn 2.000 doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp FDI chiếm gần một nửa. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào những thị trường này cũng đang gia tăng vì nhiều nhà đầu tư cũng là những nhà thương mại, nhập khẩu hàng để bán tại thị trường của nước họ và có thể xuất khẩu sang một nước thứ 3. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tính đến 2008 trong những năm qua đã có 534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam với tổng vốn đăng kí là 3,215 tỷ USD. Số dự án của các nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là ngành may, sau đó là ngành dệt, cuối cùng là phụ liệu. Điều này cũng dễ hiểu bởi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm may mặc, nên các nước tập trung đầu tư vào ngành này. Còn ngành phụ liệu, xu hướng ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành dệt may (trên 80%) nên các nhà đầu tư chưa tập trung mạnh vào lĩnh vực này vì lợi nhuận không cao bằng ngành may. Thật vậy, bước vào năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hoạt động đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may của Việt Nam đã có những chuyển động tích cực. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 62 dệt may lớn đã thu hút được sự quan tâm đầu tư từ phía các đối tác nước ngoài ngay từ đầu năm 2007, cụ thể: Tập đoàn Pamatex Berhad (Malaysia) đã quyết định đầu tư hơn 100 triệu USD vào Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Công ty Daewon (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng một nhà máy may xuất khẩu trị giá 8 triệu USD tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng). Những tín hiệu này cho thấy ngành dệt may nội địa đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, việc xuất hiện một “làn sóng” đầu tư mới vào ngành dệt may cũng đang đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam thách thức không nhỏ, nhất là nỗi lo thiếu lao động. Việc có thêm nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động So với nhiều lĩnh vực đầu tư khác, dệt may không mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, bởi phần lớn hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam là hàng gia công, giá trị thực mang lại thấp. Việc nhiều doanh nghiệp FDI ở lĩnh vực may mặc, da giày tại Việt Nam khai thua lỗ nhiều năm liền để né thuế rất đáng lo ngại. Theo thống kê của ngành thuế TPHCM, có rất nhiều doanh nghiệp FDI khai lỗ trong nhiều năm nhưng hoạt động sản xuất vẫn được duy trì, thậm chí vẫn được mở rộng. Đây là một bất công lớn cho các doanh nghiệp trong nước, vì doanh nghiệp FDI còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Đây là một trong những ngành thu hút FDI lớn nhất của Việt Nam. Với sự đầu tư này, đã góp phần tạo việc làm cho lao động phổ thông trong nước. Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển cũng kéo theo sự lớn mạnh của các ngành có liên quan. Như nông lâm, thủy sản do cung cấp một lượng lớn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 63 Tình hình nguồn vốn và dự án FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Năm Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký mới và tăng thêm (triệu USD) 2008 764 35,042.84 296 3,896.28 38,939.12 2009 245 2,220.0 131 749.3 2,969.2 2009 so với 2008 32% 6.33% 44.25% 19.2% 7.62% 10T/ 2009 34 5,490.9 3 186.1 1,677.0 10T/2010 299 3,157.7 152 907.1 4,064.8 10T/ 2010 so với 10T/2009 879,4% 57.5% 5066.6% 487.4% 242.3% Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Trong năm 2009, vốn FDI vào ngành này có sự sụt giảm mạnh. Mà nguyên nhân được cho là do tác động của khủng hoảng kinh tế, cầu trên thị trường thế giới giảm mạnh khiến các kế hoạch đầu tư vào nguồn cung buộc phải giảm. Tuy nhiên, bước sang năm 2010 với những khởi sắc của nền kinh tế thế giới, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam lại hấp dẫn các nhà đầu tư. Số liệu cho thấy, 10 tháng đầu năm 2010 vốn FDI vào ngành này đã tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển cùng với sự đầu tư về vốn và công nghệ của nước ngoài đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong nước phát triển. Đơn cử, sản phẩm xuất khẩu ngành chế biến thực phẩm thủy sản, chế biển gỗ…của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường lớn trên thế giới đặc biệt là Mỹ, EU và Nhật Bản. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp điện tử với các đối tác nước ngoài là các tập đoàn các công ty đa quốc gia có uy tín và có tiếng trên thế giới như: Sony, Matsushita, Toshiba, JVC, Fujtsu, Philips, Samsung, LG... đã đưa vào Việt Nam các dây chuyền công nghệ hiện đại vớ công suất thiết kế cao. 2.2.3.1.2 Hạn chế: Những năm vừa qua, thu hút vốn FDI riêng vào khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng, đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho ngành. Tuy nhiên, về phía Việt Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 64 Nam cũng còn nhiều hạn chế, khiến cho các nhà đầu tư vốn FDI “chùn tay” và việc khai thác vốn cũng tỏ ra chưa được hiệu quả. Trước hết, có thể kể đến tình trạng thiếu năng lượng, nguyên liệu trong nước. Có thể nói, năng lượng và nguyên nhiên liệu đóng vai trò “xương sống” đối với ngành công nghiệp. Nhưng hiện nay, nguồn năng lượng điện, khí đốt…hiện tại trong nước bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến công suất hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, nguyên nhiên liệu trong nước cũng đáp ứng chưa xứng tầm với tốc độ phát triển của ngành. Nhiều ngành phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Khiến cho nguồn nguyên liệu không ổn định, và giá thành tăng cao. Nguồn lực lao động là yếu tố quan trọng không kém, tuy nhiên, lao động trình độ cao của nước ta còn khá hạn chế. Đặc biệt trong ngành kỹ thuật công nghệ cao, đơn cử, tập đoàn Intel đã không thể hoạt động hết công suất và tăng vốn như dự tính vì thiếu lao động đặc thù của ngành. Bên cạnh đó, ngành dệt may, da giày cũng khốn đốn vì thiếu lao động. Mặt khác, giá lao động có xu hướng gia tăng, làm giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Nhà nước còn thiếu định hướng đối với nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp. Một số ngành thì quá tải với lượng vốn khổng lồ, không tận dụng hết, trong khi đó, những ngành cần vốn đầu tư để phát triển lại ít được quan tâm. Đơn cử, ngành công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết với những ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến, chế tạo…lại ít được quan tâm đầu tư. Gây khó khăn về vấn đề nguyên liệu cho ngành dệt may, da giày… Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào các KCN ở những địa phương có điều kiện thuận lợi (TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội...), tuy có góp phần làm cho các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực lôi kéo các vùng khác phát triển, nhưng cũng làm cho chênh lệch kinh tế - xã hội giữa các vùng ngày càng lớn.  Các yếu tố ảnh hưởng: Yếu tố thuận lợi: Nền kinh tế thế giới đang kì vọng thoát khỏi cơn khủng hoảng, sẽ tăng trưởng tốt hơn trong . Tốc độ tăng trưởng GDP cao trong một thời gian dài so với một số nước trong khu vực. Cộng đồng doanh nghiệp có cái nhìn lạc quan hơn về môi trường kinh doanh năm 2010 và các năm tiếp theo, với niềm tin kinh tế sẽ phục Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 65 hồi. Việt Nam được các tập đoàn xuyên quốc gia đánh giá như là một trong 15 điểm đến hấp dẫn cho đầu tư . Môi trường pháp lí của nước ta ngày càng hoàn thiện hơn và phù hợp với khu vực và thế giới.Các văn bản hướng dẫn thực thi Luật Đầu tư và luật Doanh nghiệp đang được tiến hành rà soát và sẽ được sữa đổi. Tình hình kinh tế chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong thời gian gần đây của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Vị thế của nước ta trên thế giới tiếp tục nâng cao, nhất là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ và hoạt động thương mại quốc tế trở nên thông thoáng, dễ dàng. Các bộ ngành địa phương đang tích cực triển khai các giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả của đầu tư nước ngoài theo nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 7/4/2009 của Chính phủ.Những sửa đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Yếu tố bất lợi: Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng của Việt Nam còn yếu và chưa được đầu tư đúng mực: Đường xá, giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển với khối lượng lớn và tốc độ nhanh chóng. Phương tiện vận chuyển vẫn còn khá “thô sơ” so với các nước khác, chưa tạo được lòng tin với các nhà đầu tư khi sử dụng dịch vụ vận chuyển trong nước. Hệ thống điện nước không đảm bảo được tính liên tục, xuyên suốt cho hoạt động của các doanh nghiệp. Các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn chưa thực sự là nơi hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù ưu đãi đưa ra cho các nhà đầu tư rất nhiều vì: giá thuê còn cao; xa khu trung tâm, điều kiện giao thông vận chuyển bị hạn chế, thiếu hụt nguồn lao động trầm trọng đặc biệt là nguồn lao động có tay nghề, chuyên môn và trình độ kỹ thuật, đội ngũ quản lý KCN và KCX vẫn chưa được chuyên nghiệp và chưa qua đào tạo, tuyển chọn kỹ lưỡng,… Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 66 Còn nhiều bất cập và yếu kém trong khâu kiểm tra, thẩm định tính hiệu quả và tính an toàn cũng như tính thân thiện môi trường của các dự án đầu tư. Chưa có một chiến lược thu hút đầu tư chặt chẽ và hiệu quả, dẫn đến mất kiểm soát đối với các dự án đầu tư, điều này rất dễ đẩy ta đi chệch ra khỏi các mục tiêu kinh tế lúc đầu đã đặt ra. 2.2.3.2 Dịch vụ 2.2.3.2.1 Thành công  Tổng quan Từ khi thi hành luật đầu tư nước ngoài (1987), nước ta đã có nhiều động thái tích cực thu hút FDI vào ngành dịch vụ theo xu hướng của thế giới. Hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nước được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, cơ chế chính sách được cải cách thông thoáng hơn. Một số ngành dịch vụ trước đây bị cấm hoặc hạn chế đầu tư FDI từng bước đã thay đổi và mở rộng đầu tư. Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư Hai mươi năm thực hiện thu hút đầu tư FDI, nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngành dịch vụ. Vốn đăng ký đầu tư chưa được khai thác thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên ngành tài chính – ngân hàng có hiệu suất rất cao xấp xỉ 91%, mặc dù lượng FDI đổ vào hoạt động tài chính – ngân hàng chỉ khoảng 840 triệu USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 67 Từ sau khi gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư FDI đổ vào VN ngày càng nhiều. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư Năm 2008 có sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn vốn gấp hơn 3 lần năm 2007. Tuy nhiên, dòng chảy này bị “hẹp” lại trong năm sau, trong xu thế chung của thế giới, lần đầu tiên trong 4 năm liên tục, dòng vốn FDI thế giới giảm do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Bước sang năm 2010, nền kinh tế đang phục hồi, nhưng dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ vẫn chưa có sự khởi sắc mạnh mẽ. Biểu đồ: Số dự án cấp mới và lƣợt dự án tăng thêm Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 68 Năm 2007 , FDI vào ngành dịch vụ chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan chinh..pdf
  • docBia 4.doc
  • docmucluc.doc
  • docNHAN XET.doc
  • docphụ lục chính sách.doc
  • docTrai tim khong ngu yen final di em..doc
Tài liệu liên quan