MỤC LỤC
Trang
A- PHẦN MỞ ĐẦU 1
B- NỘI DUNG 3
1. Bước đầu tìm hiểu về tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế và những tác động của nó 3
1.1. Một vài nét về hiện tượng "đô la hoá" nền kinh tế 3
1.1.1. "Đô la hoá" là gì? 3
1.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng "đô la hoá" nền kinh tế 3
1.2. Tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế trên thế giới 4
1.3. Những tác động của "đô la hoá" đến nền kinh tế 5
2. Thực trạng "đô la hoá" ở Việt Nam 7
2.1. "Đô la hoá" ở Việt Nam và nguyên nhân 7
2.1.1. Những biểu hiện của "đô la hoá" 7
2.1.2. Nguyên nhân của tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế 9
2.1.3. Những con số biết nói 12
2.2. Tác động của "đô la hoá" đến nền kinh tế 14
2.2.1. Những thuận lợi do "đô la hoá" mang lại 14
2.2.2. Những bất lợi của "đô la hoá" 15
3. Giải pháp và kiến nghị 16
C- KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng "đô la hoá" ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tệ trong chi trả lương, người dân mua hàng hoặc các giao dịch thương mại dịch vụ khác.
Điều quan trọng là phải phân biệt được "đô la hoá" thực tế và chính sách "đô la hoá". "Đô la hoá" thực tế xảy ra khi người dân của một nước (trừ Mỹ) tìm cách chuyển đổi tài sản của họ sang đồng đô la để tự bảo hiểm chống các rủi ro giảm giá, phá giá…
Tuy nhiên trong thập kỷ 90, một số nước đã bắt đầu xem xét đến chính sách "đô la hoá" khi họ thấy rằng lợi ích của việc chấp nhận đồng tiền của một quốc gia khác (hoặc một đồng tiền chung) đã vượt lên trên lợi ích khi họ giữ đồng tiền của quốc gia họ.
Trong một liên kết với một nước hoặc một khu vực về tiền tệ, một quốc gia có 3 lựa chọn cơ bản:
- Để đồng nội tệ thả nổi tự do trên thị trường ngoại hối.
- ấn định tỷ giá đồng nội tệ vào một đồng tiền nào đó hoặc một rổ tiền tệ.
- Theo đuổi một chính sách trung gian, để tỷ giá hối đoái thả nổi ở một mức nào đó nhưng có những can thiệp hạn chế để giới hạn sự biến động (thả nổi có quản lý).
1.3. Những tác động của "đô la hoá" đến nền kinh tế.
Trên đây ta đã đề cập đến 3 lựa chọn cơ bản của một liên kết tiền tệ trong phần này ta sẽ đi sâu vào xem xét những tác động khi thực hiện lựa chọn và tác động của "đô la hoá" đến nền kinh tế.
Thả nổi tỷ giá cho phép quốc gia theo đuổi chính sách tiền tệ và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác đã xác định trước, vì họ không phải dùng nó để bảo vệ tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, thị trường có thể đẩy đồng tiền thấp dưới xa giá trị của nó dẫn đến lạm phát và những chi phí lớn cho dịch vụ nợ hoặc ở mức quá cao gây tổn thất cho khả năng cạnh tranh của quốc gia và gây thâm hụt lớn cho cán cân thương mại.
Cố định tỷ giá hối đoái có thể tránh được những vấn đề này nếu các nhà chức trách có thể thiết lập thành công tỷ giá ở mức bền vững và làm cho thị trường tin tưởng ở khả năng là họ sẽ giữ được cho nó ở mức đó. Hơn nữa, cố định tỷ giá hối đoái có thể làm giảm các chi phí giao dịch trong thương mại quốc tế và đầu tư. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cố định có thể cung cấp một mỏ neo hữu dụng cho việc ổn định giá cả, bởi việc nối một quốc gia nhỏ với nền kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nếu chính phủ không có khả năng giữ tỷ giá hối đoái ở mức bền vững thì các luồng vốn tư nhân có thể đổ vào cũng như rút ra rất nhanh chóng gây ra áp lực phá giá lớn. Một cuộc bảo vệ thành công tỷ giá hối đoái có thể trả giá rất đắt, đòi hỏi quốc gia phải nâng cao lãi suất và như vậy làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế.
"Đô la hoá" sẽ rất có ý nghĩa cho 2 loại quốc gia.
- Những quốc gia rất nhỏ và rất phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới như Hồng Kông và như vậy sẽ phải chịu ảnh hưởng rất mạnh của những biến đổi thường xuyên trong tỷ giá hối đoái.
- Những quốc gia mà trong lịch sử vừa mới trải qua siêu lạm phát như Argentina - là nước cần liều lĩnh dựa vào một mỏ neo mạnh cho sự ổn định của đồng nội tệ và sẵn sàng trả giá cho việc đó (lãi suất cao, suy thoái và thất nghiệp).
"Đô la hoá" cho phép quốc gia sẽ có một mức giá ổn định. Ngoài ra, nó tối thiểu hoá các chi phí giao dịch và kích thích hơn nữa sự tích hợp trong dài hạn với nền kinh tế Mỹ. "Đô la hoá" sẽ làm giảm lạm phát và đưa ra những khuyến khích lớn cho sự vận dụng các nguyên tắc thị trường.
Tuy nhiên, bất cứ quốc gia nào thực hiện "đô la hoá" cũng cần phải có một nền kinh tế vững mạnh và đủ linh hoạt để thích ứng với những chấn động từ bên ngoài. Một nền kinh tế thực hiện "đô la hoá" cần có một hệ thống tài chính rất nặng cũng như cần các dòng tín dụng và phải có tính thanh khoản cao.
Quốc gia thực hiện "đô la hoá" phải từ bỏ hai công cụ quan trọng - mà với cách nhìn truyền thống được coi như là một phần không thể tách rời của chủ quyền quốc gia: chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái. Thêm vào đó, do việc từ bỏ Ngân hàng Trung ương (NHTW) nó cũng từ bỏ nhiệm vụ làm người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế. Và như vậy là không có tác nhân nào có thể đập tan được những cuộc khủng hoảng tài chính nội địa - điều vẫn có thể xảy ra nếu hệ thống ngân hàng hoạt động không tốt. Sự thiếu vắng NHTW cũng loại bỏ việc giám sát bình thường đối với hệ thống tài chính, mặc dù một cơ quan độc lập có thể được thiết lập để thực hiện chức năng này.
Vì thế, xét cho cùng thì "đô la hoá" làm cho rủi ro đất nước thì giảm nhưng cũng đồng thời làm cho quyền kiểm soát một số khía cạnh của chính sách mất đi tương đối lớn.
Tuy nhiên, những lợi ích tiềm tàng to lớn của "đô la hoá" cũng rất khó đạt được trong thời gian ngắn. Và liệu việc áp dụng chính sách "đô la hoá" có làm cho thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên cũng như nâng cao lòng tin trong dân cư và cộng đồng quốc tế hay không hiện vẫn đang là những câu hỏi và trả lời trên lý thuyết. Và liệu "đô la hoá" có làm cho nền kinh tế các nước khác hội tụ lại nền kinh tế Mỹ? Vì vậy việc rút ra kết luận về những lợi ích của việc "đô la hoá" nền kinh tế vẫn rất khó có thể đo lường và trả lời chính xác được.
2. Thực trạng "đô la hoá" ở Việt Nam.
2.1. "Đô la hoá" ở Việt Nam và nguyên nhân
2.1.1. Những biểu hiện của "đô la hoá"
Chỉ cần bạn đi dọc bờ hồ Hoàn Kiếm, gần bưu điện Hà Nội, bạn sẽ thấy rất nhiều những người đổi tiền tệ. Họ bấm máy tính nhoay nhoáy, họ có thể nói tiếng Anh những câu như: "Exchange dollar, sir?". Trong tay họ là những tập dày tiền Việt, mời chào đổi với cái giá khác xa so với giá ngân hàng niêm yết hàng ngày. Lẽ ra lượng đô la trôi nổi trên thị trường chợ đen đó phải được quản lý và nắm bắt, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy.
"Trên đất Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt Nam" - đó là một chủ trương, chính sách lớn trong chương trình hành động của chính phủ. Nhưng trên thực tế dân chúng vẫn thích dùng đô la để thanh toán những giao dịch như mua xe, đất đai, nhà cửa…
Người ta đang được chứng kiến hiện tượng các ngân hàng thương mại (NHTM) lao vào cuộc đua tăng lãi suất để huy động USD. Trong khi lượng tài sản USD tại các NHTM tăng mạnh và việc cho vay bằng USD vẫn chưa có chuyển biến tích cực thì sự kiện tăng lãi suất huy động khiến cho "dòng chảy" USD lại dồn dập chảy về.
ở đây đặt ra một câu hỏi lớn: "Vì sao các ngân hàng lại thực hiện "đô la hoá" tài sản của mình?".
Như chúng ta đã biết, năm 1999 do muốn giải toả những ách tách về tín dụng, các NHTM đã chạy đua hạ lãi suất, cho vay - cả VNĐ và USD - đến mức chóng mặt. Mức lãi suất cho vay thấp đến mức các NHTM phải họp bàn với nhau để đưa ra một mức lãi suất sàn cho vay nhằm tránh cho tất cả khỏi bị tổn thất nặng nề.
Tuy nhiên, sang năm 2000 và đặc biệt từ tháng 4, một cuộc chạy đua mới theo hướng ngược lại đã diễn ra giữa các ngân hàng có thể lực - đó là cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động USD, trong khi dư nợ cho vay tăng trưởng thấp.
Một xu hướng hoạt động tiền tệ có tính chất nghịch lý diễn ra trong giai đoạn này, đó là một khối lượng lớn ngoại tệ được các NHTM ở Việt Nam đem đi gửi ở nước ngoài trong khi nền kinh tế thiếu vốn ngoại tệ. Chính phủ và các doanh nghiệp phải đi vay vốn nước ngoài. Người dân lựa chọn đô la Mỹ để gửi với số lượng lớn vào ngân hàng và tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu tiền gửi của hệ thống ngân hàng ở mức cao…
Sau một thời gian "đô la hoá" có xu hướng chững lại do lạm phát ổn định, kiểm soát ngoại tệ chặt, lãi suất huy động và cho vay USD ở mức thấp thì nó lại bùng nổ cao trong năm 2000. Cục dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất chủ đạo lên 3 lần trong năm 2000 khiến cho các NHTM ở Việt Nam đồng loạt tăng lãi suất huy động tiết kiệm USD dẫn đến việc công chúng tích cực mở rộng tài sản tiết kiệm bằng ngoại tệ. Tương quan lãi suất tiền gửi giữa VNĐ và USD sau khi điều chỉnh theo sự thay đổi của tỷ giá thì doanh nghiệp sẽ có lợi từ việc giữ ngoại tệ một thời gian hơn là kết hối ngay.
Việc huy động ngoại tệ để đem gửi tại các ngân hàng nước ngoài là một món lời lớn đối với các ngân hàng trong nước. Những ngân hàng hăng hái nhất trong việc này phải kể đến Vietcombank, Ngân hàng á Châu, Ngân hàng Cổ phần quốc tế…
Ngày 17/01/2000, Vietcombank phát hành kỳ phiếu 6 tháng USD với lãi suất 4,8%/năm.
Ngày 06/04/2000, Vietcombank lại tiếp tục nâng lãi suất huy động kỳ phiếu 6 tháng USD lên 4,95%/năm.
Ngày 01/04/2000, Ngân hàng Cổ phần á Châu cũng thông báo nâng lãi suất tiết kiệm USD 3 tháng là 4,4%/năm; 6 tháng 5%/năm và 12 tháng là 5,3%/năm.
Cuộc chạy đua càng trở nên kịch tính khi Ngân hàng quốc tế cũng vừa tuyên bố nâng lãi suất tiết kiệm USD kỳ hạn 3 tháng lên 4,5%/năm; 6 tháng lên 5,1%/năm và 12 tháng lên 5,35%/năm.
Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng nâng lãi suất tiết kiệm USD kỳ hạn 9 tháng lên 4,5%/năm và 12 tháng lên 5%/năm.
Vậy thực chất thì hiện tượng "đô la hoá" ở Việt Nam là "đô la hoá" tiền gửi, "đô la hoá" tiền vay hay cả hai. Chúng ta hãy cũng nhau xem xét đến nguyên nhân xuất hiện tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế.
2.1.2. Nguyên nhân của tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế.
Xét một cách toàn diện thì ngoài những nguyên nhân gây ra hiện tượng "đô la hoá" đã nêu ra ở phần 1.1.2., ở Việt Nam ta cần nhấn mạnh thêm các nguyên nhân sau:
Tình trạng buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới và trên biển khá phát triển đi cùng với việc quản lý lỏng lẻo. Tình trạng các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế, các cửa hàng kinh doanh, cửa hiệu vàng bạc… bán hàng thu bằng ngoại tệ và thu đổi ngoại tệ còn tuỳ tiện, diễn ra phổ biến.
Thu nhập của các tầng lớp dân cư còn thấp cùng với tâm lý tiết kiệm và để giành, lo xa cho cuộc sống tuổi già, lo học hành cho con cái. Nhất là thói quen cất trữ vàng từ thời bao cấp vẫn còn ăn sâu trong tâm trí người dân đến tận bây giờ. Do trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi hiện nay, vàng giảm giá và không được ưa chuộng cộng với những lo sợ về biến động tỷ giá, mức độ mất giá của đồng Việt Nam… nên người dân chỉ còn sự lựa chọn tối ưu là đô la Mỹ.
Ngoài ra, thu nhập bằng đô la Mỹ trong các tần lớp dân cư tăng lên và mở rộng. Đó là những người Việt Nam làm việc cho các công ty nước ngoài và tổ chức quốc tế ở Việt Nam; tiền người nước ngoài thuê nhà, kinh doanh khách sạn mini, kinh doanh du lịch; tiền của người Việt Nam ở nước ngoài, người đi xuất khẩu lao động hay đi học tập, làm việc ở nước ngoài mang về.
Do đời sống ngày càng được nâng cao, lượng người Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài gia tăng nhanh chóng. Các công ty du lịch đều niêm yết, thông báo, quảng cáo giá các tour du lịch bằng đồng đô la Mỹ. Do đó muốn đi du lịch phải có ngoại tệ, phải tích trữ đô la. Người Việt Nam đi xuất khẩu lao động nước ngoài cũng phải đặt cọc bằng đô la Mỹ. Bên cạnh đó, người Việt Nam đi du học ở nước ngoài ngày càng nhiều, chủ yếu là hình thức du học tự túc. Muốn được chấp nhận vào học các trường ở nước ngoài, người xin đi học phải chứng minh được năng lực tài chính của mình - thể hiện bằng số dư tiền gửi đô la Mỹ trong các ngân hàng ở Việt Nam. Tiếp đến, trong quá trình học, gia đình ở trong nước thường xuyên phải chuyển tiền cho con em mình theo học bằng đô la Mỹ thông qua các ngân hàng.
Bên cạnh đó, cơ chế quản lý ngoại hối hiện nay của Nhà nước ta cho phép người Việt Nam nhận tiền kiều hối, tiền của người thân ở nước ngoài chuyển về mà không bắt buộc phải bán cho ngân hàng như trước đây. Đối với các doanh nghiệp, trước đây qui định phải kết hối 80%, nhưng hiện nay tỷ lệ kết hối giảm xuống còn 50%. Trước diễn biến về tỷ giá và thị trường, bán ngoại tệ đi thì dễ, còn khi có nhu cầu nhập khẩu,mua lại ngoại tệ của ngân hàng thì hết sức khó khăn. Do vậy, doanh nghiệp chỉ bán ngoại tệ theo đúng tỷ lệ kết hối qui định, thậm chí còn chần chừ, trì hoãn việc bán ngay mà để tồn tại số dư ngoại tệ trên tài khoản là điều dễ hiểu.
Nguyên nhân rất quan trọng đó là do đô la Mỹ lên giá so với đồng Việt Nam, lãi suất tiền gửi đô la Mỹ tăng cao, trong khi lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam giảm thấp. Cho nên các NHTM nâng lãi suất huy động USD cũng khiến cho mức độ "đô la hoá" tăng nhanh. Theo ông Vũ Viết Ngoạn,Tổng giám đốc Vietcombank thì: "Việc các NHTM tăng lãi suất huy động USD thời gian gần đây là phù hợp với xu hướng gia tăng của lãi suất USD trên thị trường quốc tế".
Các NHTM sau khi huy động được USD, đầu tư ra nước ngoài sẽ có lãi lớn và tránh được rủi ro, đó chính là lý do khiến các NHTM chạy đua nâng lãi suất USD, "đô la hoá" tài sản của mình.
Trong nhiều tháng của năm 2000 lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng là 7,2%/năm còn lãi suất tiền gửi đô la Mỹ cùng kỳ hạn là 5,6 - 5,8%/năm. Nhưng trong cả 12 tháng của năm 2000, đồng Việt Nam đã giảm giá gần 4% so với đô la Mỹ. Như vậy nếu như gửi đô la Mỹ vẫn có lợi hơn gửi bằng VNĐ tới 3,4%/năm. Nếu theo dõi chi tiết diễn biến tỷ giá trên cả 3 thị trường qua các tháng trong năm 2000 có thể thấy như sau:
Thời gian
Thị trường ngoại tệ LNH
Tỷ giá các NHTM
Thị trường tự do
Bình quân tháng 1/2000
14.016-14.032đ/USD
14.039-14.042
14.139-14.171
Bình quân tháng 2/2000
14.032-14.045đ/USD
14.045-14.059
14.109-14.142
Bình quân tháng 3/2000
14.042-14.051đ/USD
14.060-14.062
14.090-14.117
Bình quân tháng 4/2000
14.050-14.052đ/USD
14.062-14.064
14.104-14.130
Bình quân tháng 5/2000
14.060-14.065đ/USD
14.075-14.077
14.168-14.200
Bình quân tháng 6/2000
14.072-14.074đ/USD
14.084-14.086
14.185-14.210
Bình quân tháng 7/2000
14.075-14.082đ/USD
14.089-14.092
14.165-14.186
Bình quân tháng 8/2000
14.085-14.092đ/USD
14.104-14.109
14.185-14.211
Bình quân tháng 9/2000
14.149-14.152/USD
14.161-14.163
14.328-14.366
Bình quân tháng 10/2000
14.293-14.300đ/USD
14.305-14.309
14.440-14.457
Bình quân tháng 11/2000
14.370-14.460đ/USD
14.380-14.480
14.410-14.448
Bình quân tháng 12/2000
14.480-14.501đ/USD
14.509-14.511
14.556-14.566
Như vậy, đến cuối năm 2000, tỷ giá trên cả 3 thị trường đều tăng so với đầu năm như sau:
- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tăng 3,2%
- Thị trường mua ban của các NHTM tăng 3,1%
- Thị trường tự do tăng 3,5%
Chính vì những nguyên nhân kể trên mà khối lượng USD do dân chúng nắm giữ cũng như có trong tài khoản của các ngân hàng ngày càng nhiều. Và việc chạy đua nâng lãi suất USD giữa các NHTM lại diễn ra một cách vô cùng quyết liệt như vậy.
2.1.3. Những con số biết nói.
Tổng hợp tất cả các nguyên nhân nói chung trên thế giới và nói riêng của Việt Nam ở trên ta thấy số dư tiền gửi đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng mấy năm gần đây tăng lên rất nhanh.
Ta có bảng "Cơ cấu tiền gửi ngoại tệ trong tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng".
Bảng 1:
Đơn vị: %
1994
1995
1996`
1997
1998
1999
2000(a)
Ngoại tệ
39,2
33,5
31,7
33,2
33,6
39,1
45,3
VNĐ
60,8
66,5
68,3
66,8
66,4
60,9
54,7
Tổng
100
100
100
100
100
100
100
(a) Số liệu tính đến hết tháng 9 năm 2000
Nhìn vào bảng 1 ta thấy mức độ "đô la hoá" đã trở lại năm 1999, sau khi giảm bớt trong giai đoạn 1995 - 1998, thực sự bùng nổ vào năm 2000. "Đô la hoá" không chỉ diễn ra ở khu vực tiền gửi tiết kiệm ở dân cư, mà còn xuất hiện ở tổ chức kinh tế - xã hội. Tiền gửi của tổ chức kinh tế - xã hội tăng mạnh không phải là do lãi suất huy động USD trong năm 2000 tăng cao, bởi lãi suất USD ngân hàng trả cho các tổ chức kinh tế gửi tại mình bị ràng buộc bởi trần lãi suất qui định của NHTW. Nguyên nhân chính làm tăng tiền gửi của tổ chức kinh tế là do các công ty có nguồn ngoại tệ chưa giải ngân cho các dự án tạm thời gửi tại ngân hàng hay ngoại tệ thu được từ xuất khẩu trong năm 2000 nhưng công ty lại không bán mà giữ lại do tỷ giá VNĐ/USD có xu hướng tăng cao. Như vậy, lãi suất ngoại tệ doanh nghiệp thực hưởng sau khi điều chỉnh sự biến đổi tỷ giá sẽ hấp dẫn hơn gửi bằng VNĐ. Trường hợp thiếu vốn VNĐ, doanh nghiệp sẽ vay của ngân hàng với lãi suất thật hấp dẫn vì cạnh tranh giữa các ngân hàng khốc liệt hơn.
Trên cơ sở lý thuyết và xu hướng chung của nền kinh tế "đô la hoá", các ngân hàng cho vay bằng USD nhiều hơn nếu rủi ro phá giá cao hơn. Ngược lại, tín dụng bằng nội tệ tăng cao.
Ta có bảng "Cơ cấu cho vay ngoại tệ trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng"
Bảng 2:
Đơn vị: %
1994
1995
1996`
1997
1998
1999
2000(a)
Ngoại tệ
38,6
38,7
36,6
31,2
25,2
22,6
18,6
VNĐ
61,4
61,3
63,4
68,8
74,8
77,4
81,4
Tổng
100
100
100
100
100
100
100
(a) Số liệu tính đến hết tháng 10/2000.
Nhìn vào bảng 2 ta thấy rằng cho vay bằng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đến năm 2000 chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng dư nợ đối với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng.
Tại sao các doanh nghiệp lại không mặn mà với việc sử dụng vốn ngoại tệ? Như chúng ta đã phân tích ở trên, doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ vừa phải chịu lãi suất USD khá cao so với VNĐ vừa phải gánh thêm phần giảm giá đồng nội tệ. Nếu trong năm 2000, khách hàng vay ngoại tệ với lãi suất cực kỳ ưu đãi ở mức 5,8 - 6,0%/năm thì lãi suất sau điều chỉnh mức độ giảm giá của VNĐ so với USD đã lên tới 9,2 - 9,4%/năm. Trong khi đó vay bằng VNĐ các doanh nghiệp chỉ phải trả ở mức 8,0 - 8,5%/năm, mức ưu đãi 7,5-8,0%/năm. Hơn nữa, doanh nghiệp vay ngoại tệ chủ yếu cho mục đích nhập khẩu, nguồn thu lại chủ yếu bằng VNĐ. Trên cơ sở đã phân tích, doanh nghiệp thấy vay bằng VNĐ sau đó chuyển sang mua ngoại tệ sẽ có lợi hơn (ngoại trừ doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ để cân đối cho khoản vay bằng ngoại tệ)
Ta có bảng "Tốc độ tăng trưởng liên hoàn cho vay ngọai tệ, VNĐ của hệ thống ngân hàng (năm gốc 1994)"
Bảng 3:
Đơn vị: %
1995
1996`
1997
1998
1999
2000(a)
Ngoại tệ
+27,0
+13,5
+4,5
-5,6
+0,2
+2,0
VNĐ
+26,6
+24,1
+33,0
+26,8
+12,0
+30,0
(a) Số liệu tính đến hết tháng 10/2000.
Trong giai đoạn 1994 - 1997 cho vay bằng ngoại tệ vượt khả năng huy động của các ngân hàng, do đó nguồn vốn nước ngoài sẽ bù đắp phần thiếu hụt này. Giai đoạn 1998 - 2000 có xu hướng ngược lại đầu tư tín dụng cho nền kinh tế chỉ chiếm một phần vốn huy động. Giải toả phần vốn huy động ngoại tệ dư thừa, các ngân hàng kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế hay đầu tư vào trái phiếu chính phủ.
Ta có bảng "Tỷ trọng sử dụng vốn so với huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng"
Bảng 4:
Đơn vị: %
Năm
1994
1995
1996`
1997
1998
1999
2000
Tỷ trọng
135
148
141
104
73
47
33
Như vậy, hiện tượng "đô la hoá" ở nước ta chỉ diễn ra mạnh ở trạng thái "đô la hoá" tiền gửi. Tỷ giá VNĐ/USD ổn định, duy trì mức cân bằng lãi suất VNĐ và USD sẽ tạo cho công chúng mạnh dạn lựa chọn hình thức tiết kiệm bằng VNĐ.
2.2. Tác động của "đô la hoá" đến nền kinh tế .
2.2.1. Những thuận lợi do "đô la hoá" mang lại.
"Đô la hoá" nền kinh tế tạo ra cơ hội tái trung gian trong nền kinh tế khi phải trải qua các thời kỳ lạm phát rất cao và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Bởi vì có một lượng lớn đô la Mỹ trong ngân hàng cũng như không có tình trạng người dân ồ ạt dùng nội tệ để mua đô la Mỹ.
Có một lượng lớn ngoại tệ, các ngân hàng có điều kiện mở rộng các hoạt động của mình, nhất là hoạt động đối ngoại. Hơn nữa, sự tồn tại các khoản tiền bằng đô la Mỹ trong ngân hàng trong nước tạo công cụ hội nhập thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, giảm thiểu các chi phí giao dịch tài chính quốc tế.
Ngoài ra một lượng lớn đô la Mỹ được gửi trong các ngân hàng tạo nguồn vốn ngoại tệ lớn để cho vay và đầu tư cho nền kinh tế, hạn chế việc phải đi vay nước ngoài. Song trong điều kiện cho vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng gặp khó khăn thì với lãi suất trên thị trường quốc tế cao, các ngân hàng trong nước đem tiền gửi ở nước ngoài. Rõ ràng là người dân cũng được hưởng lợi từ lãi suất hơn là cất trữ trong nhà, các ngân hàng cũng có thu nhập về nghiệp vụ tiền gửi và có lãi suất từ khoản tiền gửi ở nước ngoài, Chính phủ cũng có thêm nguồn dự trữ ngoại tệ.
Theo số liệu của IMF, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam là 3.297 triệu USD, tương đương với 9,7 tuần nhập khẩu, có thêm nguồn ngoại tệ khác là gần 2,5 tỷ USD của các ngân hàng trong nước gửi ở nước ngoài.
Còn theo số liệu công bố của ADB thì năm 2000 dự trữ ngoại tệ chính thức của Việt Nam là 3,9 tỷ USD tương đương 13,9 tuần nhập khẩu (năm 1999 là 2,95 tỷ USD tương đương với 12,5 tuần nhập khẩu). ADB cũng dự đoán đến hết năm 2001 con số này của Việt Nam sẽ tăng lên là 4,66 tỷ USD tương đương với 14 tuần nhập khẩu.
2.2.2. Những bất lợi của "đô la hoá".
Điều ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy là tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ của toàn bộ hệ thống ngân hàng hiện nay đang tăng rất mạnh, tình trạng "đô la hoá" tài sản tại các ngân hàng diễn ra rất trầm trọng. Các chuyên gia ngân hàng nhận định đây là hiện tượng rất không bình thường và không thể kéo dài mãi. Có thể NHTW sẽ có biện pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng "đô la hoá", nếu không việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá sẽ gặp những khó khăn rất lớn.
Bên cạnh đó những diễn biến trên thị trường Mỹ cho thấy lãi suất USD sẽ không tăng khi ông Alan Greenspan - Chủ tịch quĩ dự trữ Liên bang Mỹ thừa nhận nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Điều này có thể sẽ có tác động làm giảm lãi suất USD trên thị trường quốc tế. Như vậy, đối với ngân hàng nguồn lợi từ việc gửi tiền ra nước ngoài sẽ ngày càng kém hấp dẫn do chi phí trong nước tăng và đầu ra có nhiều khả năng sẽ giảm.
Tuy nhiên điều đáng lo ngại hơn đối với các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Công thương Việt Nam là rủi ro về lãi suất đối với các khoản vốn ngoại tệ đã cho vay dài hạn với lãi suất thấp. Khi nguồn vốn ngoại tệ sụt giảm ngân hàng sẽ phải đi vay với chi phí cao hơn mà nhiều khả năng còn vượt quá mức lãi suất cho vay. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng cần tính tới là liệu khi cần các NHTM có vay được USD hay không trong khi mà NHTW không thể can thiệp vì không có khả năng phát hành đồng USD.
Có nhiều dự án cho vay ngoại tệ dài hạn với lãi suất thấp mà không quan tâm đến sự biến động lãi suất trên thị trường quốc tế. Cho vay với lãi suất thấp đơn giản chỉ vì hiện tại nguồn ngoại tệ của ngân hàng rất dồi dào. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn cả là với xảy ra rủi ro về lãi suất và khả năng thanh toán đối với ngân hàng thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
"Đô la hoá" còn tăng tính rủi ro của nền kinh tế đối với các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Mục tiêu tiến tới trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam không đạt được. Trong khi đất nước đang lỗ vốn, nhất là vốn ngoại tệ, phải đi vay nước ngoài thì ngược lại có một lượng lớn đô la Mỹ đang gửi ở nước ngoài.
Tỷ trọng đô la Mỹ trong khối tiền tệ M2 là cao, tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu tài sản có của các ngân hàng cao nhưng tỷ trọng đô la Mỹ sử dụng trong giao dịch thanh toán trong nước ở mức thấp và giảm so với trước. Ta thấy rằng tài sản của người dân bằng đồng đô la Mỹ chủ yếu ở dạng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng.
Trước mắt, với việc "đô la hoá" tài sản, các NHTM có thể huy động được nguồn vốn bằng USD, người gửi tiền được hưởng lợi kép, nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường được hút vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên về lâu dài cần thấy rằng nếu hiện tượng "đô la hoá" không được kìm hãm thì thị trường ngoại hối sẽ chịu sức ép rất lớn dẫn tới mất cân đối vì cầu nhiều mà cung thì ít.
3. Giải pháp và kiến nghị.
"Đô la hoá" có những tác động rất lớn đối với nền kinh tế - xã hội. Bên cạnh những mặt thuận lợi do nó mang lại cũng có không ít những bất lợi. Vì vậy cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế tình trạng "đô la hoá" trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Bởi vì đây là một vấn đề hết sức mới mẻ, cho nên đã nảy sinh rất nhiều ý kiến, biện pháp khác nhau của những người quan tâm đến nó. Do vậy trước khi đưa ra giải pháp và ý kiến của cá nhân tôi, chúng ta hãy cùng xem xét một số biện pháp đã được đưa ra hoặc đã được thực hiện:
Trước hết là sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 5% lên tới 8% cho kỳ dự trữ tháng 11/2000. Tuy nhiên, sự can thiệp lần này chỉ tác động đến một số ngân hàng và mức lãi suất giảm cũng không đáng kể. Can thiệp lần 2 vào tháng 12/2000 tăng từ 8% lên tới 12% đã thực sự gây sốc cho các NHTM, kết quả là đồng loạt các ngân hàng hạ lãi suất huy động tiết kiệm USD. Kết hợp với biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ nhằm điều chỉnh lãi suất huy động tiết kiệm bằng USD của các NHTM, ngày 28/03/2001, Ngân hàng Nhà nước đã giáng một đòn mạnh vào các doanh nghiệp thiếu vốn quay vòng nhưng lại không muốn bán ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu hoặc có ý đồ đầu cơ ngoại tệ. Theo Quyết định số 238/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của pháp nhân tại ngân hàng là 0,1%/năm; kỳ hạn đến 6 tháng là 1,5%/năm; kỳ hạn trên 6 tháng là 2,0%/năm. Một vấn đề khác có thể nhận thấy rằng trong môi trường tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất VNĐ tương đối cao, việc hạ lãi suất tiền gửi bằng USD của tổ chức kinh tế - xã hội tại NHTM nhằm khuyến khích các doanh nghiệp giải toả nguồn ngoại tệ hiện đang găm giữ.
Như vậy bằng hai công cụ can thiệp, Ngân hàng Nhà nước đã ngăn chặn được làn sóng công chúng chuyển đổi hình thức tiết kiệm cũng như giảm bớt hiện tượng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu. Mặt khác, các giải pháp này không tạo ra tác động ngược đối với việc khuyến khích lượng kiều hối chuyển về nước, nhưng lại có lợi là ngăn chặn được thị trường ngoại tệ ngầm có cơ hội phát triển và gây lũng loạn… Tuy nhiên, tỷ giá ổn định, lãi suất tiết kiệm bằng USD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35115.doc