Đề tài Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay

Thậm chí, giao dịch bán lẻ cũng ngả theo xu hướng này. Rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam tiến hành niêm yết giá bằng USD các mặt hàng của mình từ đồ điện tử, dân dụng, dịch vụ du lịch, khách sạn, đến cả học phí học sinh cũng được tính bằng USD. Mặc dù bị nghiêm cấm nhưng phía DN thì cho rằng, do việc NK hàng hoá bằng ngoại tệ nên căn cứ theo đó để niêm yết giá, nếu niêm yết bằng tiền Việt sẽ phải thay đổi niêm yết liên tục trong ngày vì tỉ giá thay đổi, rất phiền phức. Thực ra, bản chất vấn đề là DN nắm đằng chuôi khi niêm yết giá bằng USD. Khi xảy ra biến động tỉ giá, thiệt hại đổ lên đầu NTD. Chính vì thế dù biết là vi phạm pháp luật, nhưng nhiều DN vẫn cứ làm.

Một ví dụ điển hình là trong thời gian hiện nay rất nhiều loại bánh trung thu được niêm yết giá bằng USD và được chấp nhận thanh toán bằng cả USD và VND - Hiện nay, nhiều người dân tích trữ, gửi USD tại ngân hàng thay vì VND .Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy lượng ngoại tệ mà các tập đoàn kinh tế ký gửi đã tăng liên tiếp trong 4 tháng đầu năm nay, và số ngoại tệ ký gửi của cả nước tăng khoảng 3,35%. Tuy nhiên tâm lý thích dùng tiền mặt vẫn ăn sâu trong dân chúng Việt Nam, nên nếu hạn chế gửi ngoại tệ vào ngân hàng họ sẽ cất trữ tại nhà hoặc tạm thời chuyển qua gửi VND và sẵn sàng quay về cất trữ ngoại tệ bất cứ khi nào thuận lợi

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng USD Đến năm 1992, tình trạng đôla hóa đã tăng mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng USD (xem biểu đồ). Trước tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước VN đã cố gắng đảo ngược quá trình đôla hóa nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống 20% đầu năm 1997. Nhưng cũng trong năm này cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến đồng VND giảm giá trị và VN lại đứng trước sức ép tiếp tục chống đôla hóa. Cuối năm 2003, tỉ lệ đồng USD được gửi vào các ngân hàng trên 23%. Kết quả khảo sát trong các giai đoạn từ 1988 đến nay của Ban soạn thảo đề án cho thấy, tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam vẫn thấp và hiện tượng đôla hoá chưa được khắc phục một cách cơ bản. Những năm đầu mới mở cửa, mức độ đôla hoá tăng mạnh, tỷ lệ có lúc lên đến 41,2%. Giai đoạn từ sau khủng hoảng khu vực đến nay, sau một thời gian ổn định ở mức tương đối thấp khoảng trên 20%, tỷ lệ này lại có dấu hiệu tăng lên, do đồng USD trên thị trường thế giới có tính hấp dẫn cao, trong khi chênh lệch lãi suất tiền gửi có lợi cho giữ ngoại tệ. Đáng chú ý là từ 2004, khi lạm phát ở mức 9,5% và lãi suất USD trên thế giới tăng, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ trong nước giảm thì hiện tượng đôla hoá đang có biểu hiện gia tăng trở lại, đạt gần 22%.. cuối năm 2005 con số này khoảng 8 tỷ USD, một mặt cho thấy tiềm lực nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà hệ thống ngân hàng có thể huy động được cho đầu tư phát triển kinh tế, những mặt khác cũng đáng quan tâm ở góc độ đô la hóa. Biểu đồ tỉ lệ tiền gửi bằng USD/ tổng lượng tiền gủi(%) Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Trái với xu hướng biến đổi của cơ cấu tiền gửi, tỷ trọng dư nợ cho vay bằng USD so với tổng dư nợ và đầu tư của hệ thống ngân hàng thương mại lại có xu hướng tăng lên, cao hơn cả tỷ lệ tiền gửi USD. Đặc biệt là tại Tp.HCM, chỉ chưa đầy 2 năm, dư nợ cho vay bằng USD cuối tháng 9/2004 đã tăng gấp 2 lần số dư cuối năm 2002. Đồng thời cũng tại Tp.HCM số tuyệt đối dư nợ cho vay bằng USD cao hơn hẳn các ngân hàng thương mại ở Hà Nội. 3.2 Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay: - Năm 2008, theo ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, tình trạng đô la hóa đang tăng , nhưng chưa đến mức trầm trọng. Tỷ lệ tiền gửi bằng USD trên tổng tiền gửi tại các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay khoảng từ 20 - 25%. Tuy nhiên cho đến ngày 15-5-09, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh lên tiếng là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đang ở trong tình thế khó khăn, và nếu tình trạng đô la hóa trở nên trầm trọng hơn thì các công cụ được sử dụng lâu nay trong chính sách quản lý tiền tệ sẽ trở nên vô hiệu.. Giữa lúc cơn bão kinh tế chưa lắng, Việt Nam được cảnh báo là mức độ "đô la hóa" không chính thức ngày càng cao. Theo nhiều nhà kinh tế, hiện tượng đồng USD được lưu hành nhiều hơn tiền đồng Việt Nam (VND) ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam.. - Một số nguồn tin trong giới ngân hàng ước tính kiều hối chuyển về của năm 2007 đã đạt con số 8 tỷ USD Nguồn kiêu hối ngày càng có xu hường tăng mạnh với mức tăng bình quân 10%/năm và tới năm 2010 dự tính sẽ lên tới 5 tỷ USD, hơn nữa việc Việt Nam miễn thị thực cho Việt kiều về nước, người Việt Nam ở nước ngoài và Việt kiều về nước bắt đầu gia tăng và sẽ tăng mạnh, mang theo một số lượng ngoại tệ tiền mặt rất lớn. Bảng 2.1: Năm Kiều hối (Triệu USD) 1991 31 1995 285 1999 1.200 2000 1.757 2001 1.820 2002 2.154 2003 2.700 2004 3.200 2005 4.000 Nguồn: Tổng cục thống kê. - Lượng đô la tồn tại trong các ngân hàng thương mại hiện nay cũng rất lớn. Hoạt động tiến hành nhận tiền gửi mua bán ngoại tệ ra nước ngoài( dễ gây rủi ro cho ngân hàng) và nhận tiền gửi cho vay mua bán trong nước( đầy rủi ro cho doanh nghiệp đi vay) của các ngân hàng này ngày càng tăng. Hơn nữa một số tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới trở thành cổ đông chiến lược, với số vốn đầu tư hàng trăm triệu đô la Mỹ vào một số NHTM cổ phần trong nước, cần chuyển đổi USD sang đồng Việt Nam. Điển hình như việc Eximbank thu được nguồn vốn 225 triệu USD từ việc tập đoàn ngân hàng Sumitomo của Nhật Bản mua cổ phần trở thành cổ đông chiến lược Các NHTM có kinh nghiệm và truyền thống trong lĩnh vực thu mua kí gửi ngoại tệ cũng đạt tới con số 1 tỷ USD mỗi ngân hàng. Ngoài ra, tại các ngân hàng doanh số giao dịch bằng VND kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 35- 40% tổng doanh số giao dịch, giao dịch bằng ngoại tệ luôn chiếm tỉ trọng lớn.Tháng 9/2009 tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt mức 60.720 tỷ VND và 2.167 triệu USD, bình quân đạt 12.143 tỷ VND và 433 triệu USD/ngày (tuần trước đó tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt xấp xỉ 60.780 tỷ VND và 1.700 triệu USD, bình quân đạt 12.150 tỷ VND và 342 triệu USD/ngày).Trong khi đó lãi suất gửi tiết kiệm bằng USD l à vào khoảng 2,6% 1 năm( lãi suất gửi VND là 9%). Diễn biến tỷ giá đồng Việt Nam so với một số loại ngoại tệ chủ chốt ngày 18/9/2009 tại ngân hàng Eximbank Sở giao dịch 1: Bảng tỷ giá số 30- hiệu lực từ ngày 9/18/2009 4:31:23 PM               Tỷ giá ngoại tệ Loại ngoại tệ Mua TM Mua CK Giá bán     Đô-la Mỹ (USD 50-100) 17,835 17,835 17,835     Đô-la Mỹ (USD 5-20) 17,805 17,835 17,835     Đô-la Mỹ (Dưới 5 USD) 17,785 17,835 17,835     Bảng Anh 29,555 29,644 29,888     Đô-la Hồng Kông 2,030 2,337 2,363     Franc Pháp 3,665 - -     Franc Thụy Sĩ 17,513 17,566 17,711     Mác Đức 12,756 - -     Yên Nhật 198.41 199.01 200.64     Ðô-la Úc 15,715 15,762 15,891     Ðô-la Canada 16,837 16,888 17,026     Ðô-la Singapore 12,775 12,813 12,918     Đồng Euro 26,548 26,628 26,847     Ðô-la New Zealand 12,840 12,904 13,256 Doanh nghiệp cũng đã sử dụng USD nhiều hơn so với thời gian trước đây. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 26,6 tỷ USD( giảm 41% so với cùng kì năm 2008). Mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất là máy móc thiết bị, sắt thép, xăng dầu, vải, điện tử, máy tính…Đây là nguyên liệu chính để các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh, sản xuất vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải cần lượng vốn USD khá lớn. Hơn nữa trong một thời gian dài, đồng USD là phương tiện thanh toán chủ yếu cho các giao dịch mua bán lớn như ôtô, xe gắn máy, các thiết bị máy móc cao cấp và có khi cả đất đai nhà cửa. Thậm chí, giao dịch bán lẻ cũng ngả theo xu hướng này. Rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam tiến hành niêm yết giá bằng USD các mặt hàng của mình từ đồ điện tử, dân dụng, dịch vụ du lịch, khách sạn,…đến cả học phí học sinh cũng được tính bằng USD. Mặc dù bị nghiêm cấm nhưng phía DN thì cho rằng, do việc NK hàng hoá bằng ngoại tệ nên căn cứ theo đó để niêm yết giá, nếu niêm yết bằng tiền Việt sẽ phải thay đổi niêm yết liên tục trong ngày vì tỉ giá thay đổi, rất phiền phức. Thực ra, bản chất vấn đề là DN nắm đằng chuôi khi niêm yết giá bằng USD. Khi xảy ra biến động tỉ giá, thiệt hại đổ lên đầu NTD. Chính vì thế dù biết là vi phạm pháp luật, nhưng nhiều DN vẫn cứ làm. Một ví dụ điển hình là trong thời gian hiện nay rất nhiều loại bánh trung thu được niêm yết giá bằng USD và được chấp nhận thanh toán bằng cả USD và VND - Hiện nay, nhiều  người dân tích trữ, gửi USD tại ngân hàng thay vì VND .Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy lượng ngoại tệ mà các tập đoàn kinh tế ký gửi đã tăng liên tiếp trong 4 tháng đầu năm nay, và số ngoại tệ ký gửi của cả nước tăng khoảng 3,35%. Tuy nhiên tâm lý thích dùng tiền mặt vẫn ăn sâu trong dân chúng Việt Nam, nên nếu hạn chế gửi ngoại tệ vào ngân hàng họ sẽ cất trữ tại nhà hoặc tạm thời chuyển qua gửi VND và sẵn sàng quay về cất trữ ngoại tệ bất cứ khi nào thuận lợi. Hơn nữa lượng đola cất giữ trong dân chúng thường nhỏ lẻ thiếu tập trung, chủ yếu có được từ việc mua bán hàng hóa với khách du lịch, người nước ngoài và nhận kiều hối từ nước ngoài. Vì thế dân chúng thường ưa chuộng các chợ đen để tiến hành đổi tiền. rất nhiều của hàng ngang nhiên tiến hành mua bán giao dịch dola như những cửa hàng vàng bạc trên phố Hà trung, Trần Nhân tông. - Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Khách du lịch mang theo ngoại tệ và chi tiêu bằng ngoại tệ tiền mặt rất lớn tại các cở sở kinh doanh tư nhân. Khách du lịch cũng có hoạt động đổi tiền tại các quầy đổi tiền nhưng thông thường chi tiêu đến đâu họ đổi tiền đến đó và khi việc đổi tiền không mấy thuận lợi do địa bàn, đường xá, họ thỏa thuận với người bán để thanh toán bằng đô la Mỹ. Bảng 2.2: Năm 1996 2000 2003 2004 2005 2010 (dự đoán) Số lượng (triệu lượt người) 1,6 2,1 2,4 2,9 3,4 5,0 Nguồn: Tổng cục thống kê. Tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài... Bên cạnh đó là nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, Chính phủ các nước. Năm 2005 số vốn cam kết tài trợ (ODA) lên tới 3,44 tỷ USD, so với 2,7 tỷ USD năm 2003.  - Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá, cũng thu hút một lượng ngoại tệ lớn vào nền kinh tế. Bảng 2.3: Năm 1992 1995 2000 2005 FDI/GDP (%) 2% 6.3% 12.7% 15% Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư. - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng tăng nhanh, đánh dấu sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bảng 2.4: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch XK (Tỷ USD) 15 16.4 20 26 32.2 Nguồn: Tổng cục thống kê. - Ngoài ra, tình hình buôn lậu với khối lượng lớn của nước ta cũng là một trong những thành phần làm tăng lượng khó kiểm soat ngoai tệ ở trong nước. Việc chênh lệch tỉ giá giữa đồng nội địa và dola giữa các nước cũng góp phần gia tăng việc rửa tiền vận chuyển ra nước ngoài. Thông qua việc quan sát niêm yết giá và bán hàng hoá, dịch vụ thu ngoại tệ hiện nay, quan sát giao dịch mua bán ngoại tệ của dân cư tại nhiều cửa hàng vàng bạc quy mô lớn ở Hà Nội, thông tin ghi nhận được từ các giao dịch kinh tế ngầm... có thể thấy mức độ sử dụng đô la Mỹ trong xã hội nước ta rất đáng quan tâm. Có thể nói Việt Nam là một nền kinh tế bị đô la hoá một phần. 4. Nguyên nhân tình trạng đô la hóa ở Việt Nam: Bất cứ một nền kinh tế nào bị đôla hóa đều có căn nguyên từ phát từ người dân mất lòng tin vào chính sách tiền tệ do tỷ lệ lạm phát không ổn định trong một thời gian dài và đồng nội tệ bị mất giá, điều này làm gia tăng phí bảo hiểm rủi ro đối với tài sản danh nghĩa bằng đồng nội tệ. Người dân mất lòng tin vào chính sách tiền tệ do tỷ lệ lạm phát không ốn định trong một thời gian dài, tỷ giá hối đoái giảm, làm gia tăng các chi phí bảo hiểm rủi ro đối với tài sản danh nghĩa bằng đồngnội tệ. Do vậy, công chúng chuyển các tài sản danh nghĩa sang một đồng tiền ổn định hơn hoặc các tài sản thực. Tại Việt Nam là vàng và kể từ năm 1990 là đô la Mỹ. Việc phá giá VND vào năm 1985 và những năm 1997 – 1998 đã làm cho người giữ tiền đồng cảm thấy bị thiệt hại hơn so với giữ ngoại tệ. Chỉ số giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam rất không ổn định. Tỷ lệ lạm phát năm 1998 là 7.8%, giảm dần trong một số năm tiếp theo thậm chí nền kinh tế nằm trong tình trạng giảm phát trong năm 2000 (tỷ lệ lạm phát -1,7%), tăng đột biến đạt 9.5% năm 2004, rồi trên 20% vào năm 2008. Bảng 2.6: Chỉ số giá từ 1998 – 2005 tại Việt Nam Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 CPI (%) 7.8 4.1 -1.7 0.8 1.5 3 9.5 8.4 Nguồn: Tổng cục thống kê. Ở Việt Nam, tuy lạm phát trong những năm qua đã duy trì ở mức thấp so với thế giới, tuy nhiên trong thời gian qua tình hình thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng khu vực, giá dầu leo thang, giá vàng nhiều biến động, điều này dẫn đến tâm lý người dân bất an khi nắm giữ tài sản bằng VND. Năm 2005, 2006 đặc biệt là giai đoạn 2008, 2009( do chịu ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu) giá vàng và các mặt hàng chủ yếu như xăng, điện, thép… đều tăng, giá lương thực tiêu dùng trong nước cũng tăng đáng kể, tin nóng hổi nhất là ngành than cũng đang dự kiến tăng giá kéo theo dự kiến tăng giá của ngành sản xuất xi măng.. Xét khía cạnh các doanh nghiệp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước - nguồn thu chi chủ yếu bằng ngoại tệ vẫn găm giữ ngoại tệ. Do rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì giữ ngoại tệ e ngại tỷ giá tăng hay phải dùng ngọai tệ nhập hàng trong tương lai hay các doanh nghiệp nhập hàng về bán chi ngoại tệ thì vẫn thích có nguồn thu bằng ngoại tệ để tránh rủi to tỷ giá. Bao quát hơn, ngay khi chính bản thân chính sách của mỗi quốc gia trong khu vực cũng đang tự bảo vệ mình bằng một khối lượng dự trữ ngọai tệ khổng lồ (Trung Quốc gần 1000 tỷ USD), thì ta thấy rằng đại bộ phận của nhiều tầng lớp nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế thì họ chuyển VND sang các hình thức đầu tư cất trữ khác như ngoại tệ, bất động sản … là tất yếu. Ngoài ra một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt, rất dễ dàng cho hoạt động mua bán sử dụng ngoại tệ công khai. Hiện tượng niêm yết, quảng cáo sản phẩm bằng ngoại tệ vẫn còn phổ biến công khai tuy NHNN đã có quy định cấm niêm yết quảng cáo bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp không có thu bằng ngoại tệ (Số 985/NHNN-QLNH). Trong thời gian gần đây hoạt động niêm yết mua bán ngoại tệ tự do không còn công khai nhưng hoạt động mua bán ngọai tệ ngầm vẫn tiếp diễn. Các quầy thu đổi chính thức không kiếm chác được bao nhiêu nếu theo đúng nghĩa vụ với ngân hàng,do đó họ làm theo kiểu thỏa thuận với nhau, họ đổi ngoại tệ cho cả những người lý ra không được đổi, bán cho những người lẽ ra không được bán. Bên cạnh đó, tâm lý người dân và các doanh nghiệp thích vẫn thích mua bán trên thị trường chợ đen, đã làm cho một số lớn ngoại tệ chui vào túi tư nhân. Ngân hàng muốn thu mua ngoại tệ mà không được vì ba lý do: + Tỷ giá hối đoái của VND/USD cố định và biên độ giao động thấp( 5 % ) điều này tạo một khoảng cách giữa thị trường ngọai tệ tự do và tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nên người dân có đôla thường đi đổi tại các nơi đổi tiền của tư nhân có lợi hơn là ra ngân hàng. Bảng 2.7: Tỷ giá giữa USD và VND năm 2005 (số liệu ngày cuối tháng) Đvt: Đồng/USD Thời gian Ngân hàng Ngoại thươn g Thị trường tự do Hà Nội Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Tháng 1 15788 15790 15790 15810 Tháng 2 15802 15804 15800 15820 Tháng 3 15822 15824 15810 15830 Tháng 4 15831 15833 15820 15850 Tháng 5 15850 15852 15840 15860 Tháng 6 15854 15856 15850 15870 Tháng 7 15861 15863 15870 15880 Tháng 8 15877 15879 15880 15890 Tháng 9 15894 15896 15880 15900 Tháng 10 15904 15906 15900 15900 Tháng 11 15909 15911 15940 15960 Tháng 12 15915 15917 15900 15930 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam + Thứ hai là đổi tiền tại các địa điểm tư thường dễ dàng và nhanh chóng hơn và không bị các thủ tục hành chánh rườm rà chi phối. Theo quy định hiện nay của NHNN, ở các ngân hàng cá nhân doanh nghiệp khi mua ngoại tệ phải có mục đích rõ ràng và có các chứng từ chứng minh cho mục đích hợp pháp. + Thứ ba là Ngân hàng nhà nước hay những ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ thường không đủ đôla để cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập cảng hàng hóa hay dịch vụ nên các cơ sở này phải mua đôla của tư nhân. Bên cạnh đó, ta phải nhận thức ra tâm lý thích sử dụng, cất trữ ngoại tệ đã ngấm sâu vào tưu tưởng của một bộ phận tầng lớp dân cư. Có thể sử dụng ngoại tệ tiện lợi, gọn gàng hơn so với VND. Thực tế, nếu trong một chuyến công cán, một người cần chi tiêu khoảng 30 triệu đồng, thì người đó cần phải mang theo 60 tờ 500.000 hoặc 300 tờ 100.000. Nhưng nếu mang bằng USD chỉ cần khoảng 20 tờ 100 đô, nếu bằng EUR chỉ cần 3 tờ 500 EUR. Rất là tiện lợi, ở đâu cũng chấp nhận, cũng có thể đổi được. Tình trạng tham nhũng cũng góp phần tạo nên hiện tượng đôla hóa xã hội nhất là khi đi phong bì bằng ngoại tệ vừa gọn vừa lịch sự. Đây chính là những nỗi nhức nhối bức xúc là vấn đề nan giải đối với nhà nước nếu muốn hạn chế “đôla hóa” xã hội. 5.Tác động của đô la hóa đến nền kinh tế 5.1.Tác động tích cực Đô la hóa tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phát cao, bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Do có một lượng lớn đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng, sẽ là một công cụ tự bảo vệ chống lại lạm phát và là phương tiện để mua hàng hoá ở thị trường phi chính thức. Bên cạnh đó, USD là đồng tiền đáng tin cậy nhất thế giới. Bất kỳ nước nào chấp nhận đô la hóa cũng sẽ chấp nhận chính sách tiền tệ của FED ( Cục dự trữ liên bang Mỹ). Nhờ đó, sẽ giảm thiểu các rủi ro về khả năng mất giá tiền tệ. Ở các nước đô la hoá chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy trì được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp làm tăng sự an toàn đối với tài sản tư nhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Hơn nữa, ở những nước này ngân hàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng thời ngân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn. Tăng cường khă năng cho vay của ngân hàng Và khả năng hội nhập quốc tế. Một lượng ngoại tệ lớn được gửi vào các Ngân hàng sẽ tạo thành nguồn vốn lớn để cho vay và đầu tư vào nền kinh tế, hạn chế việc đi vay nước ngoài, tăng cường kiểm soát của ngân hàng trung ương với luồng ngoại tệ. Với đô la hóa, các ngân hàng có một lượng ngoại tệ lớn sẽ có điều kiện mở rộng hoạt động của mình, nhất là hoạt động đối ngoại. Hơn nữa sự tồn tại các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước sẽ tạo công cụ hội nhập thị trường trong nước với thị trường khu vực, thị trường thế giới, giảm thiểu các chi phí giao dịch tài chính quốc tế. Hạ thấp chi phí giao dịch. Ở những nước đô la hoá chính thức, các chi phí như chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được xoá bỏ. Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh. Thúc đẩy thương mại đầu tư. Các nước thực hiện đô la hoá chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế. Các nền kinh tế đô la hoá có thể được chênh lệch lãi suất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư. Đô la hóa có thể là yếu tố thu hút khách du lịch bởi việc mua bán và trao đổi ngoại tệ dễ dàng. Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phi chính thức. Tỷ giá chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển các hoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thị trường hợp pháp). Đối với nền kinh tế VN :không thể phủ nhận mặt tích cực của “đô-la hoá” trong nền kinh tế VN. + Nguồn cung USD đầy đủ trong nền kinh tế đã góp phần ổn định tỷ giá đồng bạc Việt Nam. + Thúc đẩy kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu, bán hàng qua mạng, thu hút khách du lịch nước ngoài, kiều hối… 5.2.Tác động tiêu cực Đô la hóa sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Với một nền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn thì việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh tế quốc tế. Đô la hóa làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ : - Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do đó dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông kém chính xác và kịp thời. - Làm cho đồng nội tệ nhạy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đó những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả. - Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có thể thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỉ giá. Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền, thì quốc gia bị đô la hoá sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái. - Ở trong các nước đô la hoá không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định. Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng. Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làm cho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng cho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô la hoá cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ. Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ. Trong trường hợp đô la hoá chính thức, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ do nước Mỹ quyết định. Trong khi các nước đang phát triển và một nước phát triển như Mỹ không có chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính sách tiền tệ khác nhau. Nước thực hiện đô la hóa sẽ đánh mất khả năng in tiền và ưu quyền tiền tệ của mình. Ngoài việc đánh mất khả năng in tiền, là một trong những biện pháp tài chính cực kỳ quan trọng, nước thực hiện đôla hoá sẽ mất ưu quyền tiền tệ. Về cơ bản ưu quyền tiền tệ là lợi nhuận thu được từ việc phát hành tiền. Đây là một hình thức kinh doanh rất có lãi, vì giá in tiền và phát hành tiền (thật ra chỉ là một mảnh giấy không có giá trị) thấp hơn rất nhiều so với giá trị những mặt hàng mà mảnh giấy này sẽ mua được. Chính phủ Mỹ thu được khoảng $25 tỉ một năm từ ưu quyền tiền tệ, và khi người dân các nước khác giữ tờ đôla Mỹ trong tay- họ góp phần làm giàu cho Bộ tài chính Mỹ. Đã có những cuộc thảo luận về việc chia lợi nhuận thu được từ ưu quyền tiền tệ với các nước thực hiện đôla hoá, nhưng cho tới nay, chính phủ Mỹ chưa để cho việc này xảy ra. Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hoá hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với các nước đô la hoá hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của Ngân hàng Trung ương đã bị mất. Tất nhiên, Ngân hàng Trung ương các nước này có thể đề nghị FED hỗ trợ tài chính khẩn cấp. Nhưng trong lịch sử tiền tệ thế giới, FED chưa hề có sự giúp đỡ hệ thống ngân hàng của nước thực hiện đô la hóa chính thức khi họ gặp cơn nguy khốn. Nước thực hiện đôla hoá sẽ không thể đối phó với các cú sốc kinh tế, ví dụ như dao động của giá dầu trên thị trường thế giới, bằng cách thay đổi tỉ giá hối đoái. Đôla hoá sẽ vô hiệu hoá phương thức sử dụng chính sách tỉ giá hối đoái. Các cú sốc ngoại biên, dao động của đồng đôla chỉ là một trong số đó, sẽ không thể được đồng nội tệ hấp thụ bớt mà sẽ được truyền thẳng vào các hoạt động kinh tế. Một số nhược điểm nhỏ có thể nhắc đến khác: Lo sợ tiền giả (kể cả Mỹ cũng khó phân biệt được tiền giả). Ngoài việc sản xuất cocaine, Colombia còn nổi tiếng về các “nhà máy” sản xuất đôla. Rủi ro về chính trị cũng có thể xảy ra. Khi El Salvador tiến hành đôla hoá, đảng đối lập gọi đó là hành động bán mình cho đế quốc. Thuyết phục người dân bản xứ sử dụng một loại tiền không quen thuộc cũng không phải dễ. Một trong những khó khăn Argentina gặp phải khi quyết định đôla hoá sẽ là văn hoá: đôla hoá có thể được coi là thua chủ nghĩa thực dân, là dâng nộp biểu tượng niềm tự hào của đất nước. Đối với nền kinh tế VN: VN là một nền kinh tế đôla hóa một phần trong đó hệ thống tiền tệ sử dụng song song hai đồng tiền là VND và USD. Tuy nhiên, mức độ chính xác của đôla hóa rất khó xác định. Hiện tượng nền kinh tế VN sử dụng rộng rãi đồng USD trong giao dịch, buôn bán... bắt đầu được chú ý từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi bằng USD. Đô la hoá đã có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế ngoài những tác động trên còn có: Đô la hoá bóp méo cung cầu ngoại tệ, khiến cho tỷ giá không phản ánh chính xác cung cầu ngoại tệ và hoạt động đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay.doc