Mục lục
Lời mở đầu
CHƯƠNGI: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO
1.1 Khái niệm
1.2 Các quan điểm vềchỉtiêu đánh giávềmức nghèo đói hiện nay
1.2.1 Quan điểm của ngân hàng thếgiới (WB)
1.2.2 Quan điểm của tổchức lao động quốc tế(ILO)
1.2.3 Quan điểm của tổng cục thống kê ViệtNam
1.2.4 Quan điểm của bộlao động thương binh vàxã hội
1.3 Chỉsốđánh giá sựnghèo khó
1.4 Đặc trưng của người nghèo
1.5 Các khái niệm khác liên quan
Chương II, MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TỈNH
YÊN BÁI
2.1 Vị trí địa lý
2.2 Đặc điểm địa hình
2.3 Dân cư
2.4 Nguồn lao động
2.5 Thực trạng đói nghèo ở Yên Bái :
2.6 Chuẩn mực đói nghèo ở Yên Bái :
2.7 Phân bố đói nghèo ở tỉnh Yên Bái :
2.8 Nguyên nhân đói nghèo ở Yên Bái :
2.9 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai và thực
hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại Yên Bái
2.9.1. Thuận lợi
2.9.2. Khó khăn
2.10 Các thành tựu đã đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của
tỉnh Yên Bái
Chương III, Giải phápvà các kiến nghị
3.1 Giải pháp
3.1.1 Nhóm các giải pháp thuộc về quan điểm nhận thức.
3.1.2 Nhóm các giải pháp thuộc về tổ chức thực hiện.
3.1.3 Nhóm các giải pháp thuộc về năng lực thực hiện.
3.1.4 Nhóm các giải pháp thuộc về hình thức hỗ trợ.
3.1.5 Nhóm các giải pháp thuộc về theo dõi đánh giá.
3.2. Một số kiến nghị
Kết luận
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đói nghèo tại Yên Bái - Giải pháp và các kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động thương binh và xã hội cho rằng
nghèo là bộ tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả
mãn nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội
thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán
của từng khu vực.
- Bộ lao động thương binh và xã hội đã đưa ra chuẩn nghèo đói dựa
những số liệu thu thập về hộ gia đình như sau :
7+ Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong một tháng
quy ra gạo được 13 kg.
+ Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập tuỳ theo vùng.
Vùng nông thôn, miền núi hải đảo là những hộ có thu nhập dưới 15 kg
gạo.
Vùng nông thôn đồng bằng trung du dưới 20 kg gạo.
Vùng thành thị dưới 25 kg gạo.
1.3 Chỉ số đánh giá sự nghèo khó
Một chỉ số khác thường được dùng trong phân tích đánh giá chính sách
là chỉ số nghèo khó. Chỉ số nghèo khó được xác định bằng tỷ lệ % giữa số
dân nằm dưới giới hạn của sự nghèo khó với toàn bộ dân số .
Ip = ( Số dân ở dưới mức tối thiểu)/(Tổng dân số)
Chỉ số này cho ta biết những thay đổi trong phân phối thu nhập giữa
những người thật sự nghèo với những sự thay đổi trong phân phối thu
nhập giữa những người khá giả không quan trọng bằng những thay đổi có
khả năng chuyển các cá nhân nằm dưới đường nghèo khổ lên trên đường
này.
Chỉ số này có thể dánh giá mức độ nghèo khổ của một huyện một tỉnh
hay cả nước.
Tuy nhiê n để phản ánh được đúng tính chất gay gắt của nghèo đói và
để có chính sách cần thiết hữu hiệu nhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là
người nghèo, các nhà kinh tế đã xây dựng chỉ số:” khoảng cách nghèo”.
Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo
với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh
8các nhóm dân cư trong 1 nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và
mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.
1.4 Đặc trưng của người nghèo
Theo công trình nghiên cứu định tính về người nghèo đô thị tại Mexico
và Puerto Rico của nhà xã hội học - nhân học người Mỹ Oscar Lewis.
Nền văn hoá nghèo khổ là một “mô hình sinh sống” (design of living)
của người nghèo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mô tả bức
tranh đời sống của người nghèo mà theo đó, nhóm người nghèo thường có
những đặc trưng sau:
- Luôn sống trong tâm trạng bị gạt ra bên lề và không thuộc về xã hội.
- Luôn cảm thấy xa lạ ngay trên chính quê hương mình và thường tin
rằng các thiết chế xã hội hiện hữu không thoả mãn những mong đợi và nhu
cầu của họ.
- Luôn cảm thấy không được trợ giúp, giúp đỡ đủ; tình trạng thất nghiệp
cao, lương thấp.
- Luôn nghĩ rằng mình ở vị trí thấp kém trong thang bậc xã hội, cảm
thấy chẳng có quyền lực hay tiếng nói gì trong xã hội và chẳng xứng đáng
với xã hội.
- Không có cái nhìn dài hạn mà luôn chọn thái độ sống vì cái hiện tại,
cái trước mắt.
- Tin tưởng mạnh mẽ vào định mệnh.
- Về đời sống gia đình: nét nổi bật là tỉ lệ ly hôn cao, trẻ em và phụ nữ
bị bỏ rơi, do đó gia đình thường trở thành kiểu gia đình “mẫu hệ”.
- Có xu hướng kết hôn rất sớm, làm cha mẹ ở độ tuổi thanh niên (teen
parents); hôn nhân chủ yếu là “cặp đôi tự do”, có khi là cùng huyết thống.
9- Nhiều thế hệ sống chung nên qui mô gia đình thường lớn.
- Cha mẹ thường lạm dụng quyền lực trong quá trình nuôi dạy con cái,
rất ít có sự truyền thông với con cái, con cái thường bị đánh đập.
- Trẻ em gần như không biết đến giai đoạn tuổi thơ (childhood) do phải
tham gia lao động rất sớm và thường có kinh nghiệm tình dục rất sớm.
- Thường không quan tâm đến nền giáo dục chính thức, vì vậy con cái
họ ít được trang bị những kỹ năng để thành công trong xã hội.
- Có rất ít ý thức về lịch sử, thường chỉ biết đến những vấn đề của mình,
hàng xóm của mình, lối sống của mình.
- Không hề có ý thức giai cấp.
- Quan niệm thành công là nhờ cơ may chứ không do nỗ lực bản thân.
- Ít có thói quen tiết kiệm.
- Thường không có thói quen tích luỹ lương thực, thường có thói quen
mua thực phẩm với số lượng ít và mua nhiều lần trong ngày.
- Việc thế chấp tài sản cá nhân rất phổ biến, thường thiết kế hệ thống tín
dụng tự phát để vay mượn khi có nhu cầu.
- Về các đặc điểm khác có thể liệt kê như nạn nghiện rượu, thường sống
ở nơi có mật độ dân số cao, thường dùng đến bạo lực để giải quyết các
xung đột, bạo hành đối với nữ giới, có tư tưởng tập quần, tin vào sự thống
trị của nam giới, trong cộng đồng thì các gia đình có gốc gác lâu đời
thường chiếm ưu thế...
1.5 Các khái niệm khác liên quan
*Khái niệm về hộ đói:
Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu
không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách
10
khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên
phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ.
* Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã.
- Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như:
Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt.
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
* Khái niệm về vùng nghèo:
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề
nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông
không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển
sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.
CHƯƠNG II, MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO
ĐÓI TỈNH YÊN BÁI
2.1 Vị trí địa lý
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh
vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp
tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà
Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị
11
hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường,
thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62
xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế -
xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải
(đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó
khăn của cả nước.. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu
Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị
trường lớn trong và ngoài nước.
2.2 Đặc điểm địa hình
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ
Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng
chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông
nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm
kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp
giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành
2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m
trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có
tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát
triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình
đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn
tỉnh.
2.3 Dân cư
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở
1/4/2009, tổng dân số toàn tỉnh là 752.868 người. Mật độ dân số bình quân
12
năm 2008 là 109 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố
Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ.
Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh
sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người. 2 dân tộc có từ
2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000 người. Trong đó người
Kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%,
người HMông chiếm 8,9% người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm
1%, còn lại là các dân tộc khác.
Sự phân bố các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh có những đặc
trưng sau:
+ Vùng thung lũng sông Hồng chiếm 41% dân số toàn tỉnh, trong
đó: người Kinh 43%, người Tày chiếm 33%, người Dao chiếm 10%, người
Hmông chiếm 1,3% so với dân số toàn vùng.
+ Vùng thung lũng sông Chảy chiếm 28% dân số toàn tỉnh. Trong đó
người Kinh chiếm 43%, người Tày chiếm 11%, người Dao chiếm 13%,
người Nùng chiếm 7%... so với dân số toàn vùng.
+ Vùng ba huyện phía Tây (Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn)
chiếm 31% dân số toàn tỉnh.Trong đó: người Kinh là 33%; người Thái
19,2%, Tày 11,8%, Hmông 24,1%; người Mường 5,2% và người Dao
5,1% so với dân số toàn vùng.
Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản
sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có
nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong
lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.
2.4 Nguồn lao động
13
Năm 2008, số lao động trong độ tuổi là 416.024 người, chiếm
55.45% dân số. Dự báo năm 2010 lao động trong độ tuổi là 527.490 người,
năm 2015 là 568.530 người, năm 2020 là 603.430 người. Trình độ lao
động nhìn chung còn thấp, lao động có trình độ đại học ít chiếm khoảng
4,5%. Phấn đấu hàng năm có 50% công chức sự nghiệp được đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng, phương pháp thực hiện
công vụ và 20% cán bộ cơ sở cấp xã được đào tạo.
2.5 Thực trạng đói nghèo ở Yên Bái :
Yên Bái là 1 tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 6087 km2 với cơ cấu
kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, đặc biệt là các huyện vùng cao kinh tế
còn mang tính tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu.
Toàn tỉnh còn 30/180 xã chưa có đường ôtô tới trung tâm xã; trong
đó 37 xã nghèo nhất còn tới 20 xã chưa có đường dân sinh, người và ngựa
tới trung tâm xã. Đường điện quốc gia mới đến 73/180 xã, phường. Hệ
thống trạm ytế xã còn 13 xã còn chưa có trạm ytế, 31 trạm ytế xuống cấp
nặng nề. Trong tổng số các phòng học trong trường tiểu học hiện nay
(2957 phòng) có tới 46,7% là phòng tạm cần phải sửa chữa, cải tạo nâng
cấp, Trong 37 xã nghèo nhất hiện nay thì tỷ lệ phòng xây cấp 4 trở lên mới
chiếm 29.6%, còn lại là phòng bằng tranh tre. Hệ thống thương mại, dịch
vụ còn chậm phát triển, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
14
BẢNG PHÂN BỐ ĐÓI NGHÈO CỦA TỈNH YÊN BÁI
Số hộ nghèo Nguyên nhân dẫn đến nghèo
Tổng số hộ nghèo Trong đó
Hộ nghèo diện
CS
TT Tên huyện, thị xã Số
xã
phường
tổng số
hộ
Tổng
số
nhân
Khẩu
Số hộ % so
TS hộ
TS
nhân
khẩu Số
hộ
% so
TS
hộ
TS
nhân
khẩu
Thiếu
kinh
nghiệm
làm ăn
(Hộ)
Thiếu
lao
động
(Hộ)
Thiếu
vốn
(Hộ)
Thiếu
đất
sản
xuất
(Hộ)
ốm
đau
tàn
tật
(Hộ)
Mắc
tệ
nạn
XH
(Hộ)
Đông
người
ăn
(Hộ)
Rủi
ro
(Hộ)
Khác
(Hộ)
1 Thị xã Nghĩa Lộ 4 4.121 17.616 454 11,02 2.025 6 0,15 35 122 15 116 53 96 9 34 2 17
2 Thị xã Yên Bái 11 18.707 71.754 837 4,47 2.819 42 0,22 156 63 66 203 22 300 6 79 5 122
3 Huyện Văn Yên 27 21.940 108.651 3.581 16,32 17.145 48 0,22 242 1.028 294 1.062 276 506 11 234 41 120
4 Huyện Văn Chấn 34 28.708 140.171 7.069 24,62 34.405 148 0,52 805 1.047 312 4.276 404 436 50 325 29 91
5 Huyện Yên Bình 25 19.766 93.772 3.583 18,13 16.639 61 0,31 303 693 168 1.597 572 351 12 140 12 38
6 Huyện Trấn Yên 29 21.587 102.640 3.228 14,95 15.348 85 0,39 380 680 217 1.370 290 482 45 99 14 31
7 Huyện Lục Yên 24 18.671 95.736 3.792 20,31 19.446 45 0,24 265 1.773 204 1.172 183 234 12 129 28 57
8 Huyện Trạm Tấu 12 3.237 19.752 1.841 56,87 11.177 6 0,19 28 543 134 453 369 35 138 155 1 13
9 H. Mù Cang Chải 14 5.749 38.808 3.101 53,94 19.639 37 0,64 241 488 258 982 709 49 397 169 12 78
Tổng cộng 180 142.486 688.900 27.486 19,29 138.643 478 0,34 2.455 6.437 1.668 11.23
1
2.878 2.489 680 1.364 144 595
NGUỒN: BAN CHỈ ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH YÊN BÁI
15
2.6 Chuẩn mực đói nghèo ở Yên Bái :
Theo quyết định tại Thông báo số 1751/ LĐ-TB&XH thì chuẩn mực
đói nghèo tại Yên Bái được xác định như sau:
- Hộ đói: Là hộ có thu nhập dưới 13 kg/ tháng/ người tương đương
45000 đồng đối với tất cả các vùng trong tỉnh.
- Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân hàng tháng:
+ Dưới 15 kg/ người/ tháng tương đương 55000 đồng đối với các huyện
thuộc khu vực III
+ Dưới 20 kg gạo/ người/ tháng tương đương 70000 đồng đối với các
huyện thuộc khu vực II.
+ Dưới 25 kg gạo/ người/ tháng tương đương 90000 đồng đối với khu
vực thị xã và huyện thuộc khu vực I.
Theo tiêu chuẩn này thì tính đến ngày 31.5.2000 toàn tỉnh Yên Bái
còn 13.53% tổng số hộ nghèo.
Tại quyết định số 230/QĐ-UB của chủ tịch UBND Tỉnh Yên Bái phê
duyệt chuẩn hộ nghèo mới áp dụng ở tỉnh Yên Bái cho giai đoạn 2001-
2005 theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng khu vực
cụ thể như sau:
- Khu vực thị trấn, thị xã: Những hộ có thu nhập bình quân đầu
ngườidưới mức 100000 đồng /tháng (dưới 1200000 đồng/ năm) thuộc diện
nghèo.
- Khu vực nông thôn: Những hộ thu nhập bình quân đầu người dưới
mức 800000 đồng/ tháng (dưới 960000/năm) thuộc diện nghèo.
Theo tiêu chuẩn này thì tính đến ngày 31.12.2000 toàn tỉnh còn 19,29
% tổng số hộ đói nghèo.
16
2.7 Phân bố đói nghèo ở tỉnh Yên Bái :
Tỷ lệ đói nghèo phân bố không đồng đều ở các huyện thị và các
phường. Có thể chia thành 3 vùng khác nhau:
- Vùng thấp : tỷ lệ đói nghèo chiếm từ 4% đến 15 % bao gồm thị xã
Yên Bái , thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Yên.
- Vùng trung : có tỷ lệ nghèo đói từ 15% đến 25% bao gồm các huyện
: Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn và Lục yên.
- Vùng cao: Có tỷ lệ hộ đói nghèo từ 30% đến 50% bao gồm các
huyện: Trạm Tấu và Mù Cang Trải.
2.8 Nguyên nhân đói nghèo ở Yên Bái :
Đói nghèo có nhiều nguyên nhân song ở Yên Bái tập trung chủ yếu ở
1 số nguyên nhân sau:
* Nhóm nguyên nhân khách quan:
- Là một tỉnh miệng núi có trên 70 xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc
biệt khó khăn, ở những xã này tuy đất đai rộng nhưng lại thiếu đất sản xuất
cây lương thực( lúa nước hoa màu...) , một số vùng có đất đai nhưng lại
khó khăn về nguồn nước, tưới tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
17
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên sảy ra thiên tai, rủi ro,
giao thông đi lại khó khăn, bị cách biệt thiếu thông tin, thiếu thị trường tiêu
thụ sản phẩm.
- Cơ chế chính sách đối với vùng cao chưa đồng bộ, chưa khuyến
khích được sự đầu tư phát triển kinh tế -xã hội vùng cao.
* Nhóm nguyên nhân chủ quan:
- Do trình độ dân trí thấp, đặc biệt là vùng cao tỷ lệ người mù chữ lớn,
phong tuc tập quán còn lạc hậu hạn chế đến việc tiếp thu chủ trương chính
18
sách của Đảng và Nhà nước cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiếu kiến
thức làm ăn.
- Do đẻ dày, đẻ nhiều, thiếu sức lao động(ở vùng cao có những nơi tỷ
lệ tăng dân số lên tới 4%/ năm)
- Một bộ phận do lười lao động hoặc mắc các tệ nạn xã hội (nghiện
hút) cũng dẫn đến đói nghèo.
19
Qua điều tra cho thấy tỷ lệ các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo như sau:
- Thiếu vốn sản xuất: 11.231hộ chiếm tỷ lệ 40,86%.
- Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 6437 hộ chiếm 23,41%
- Thiếu đất sản xuất: 2878 hộ chiếm 10,47%.
- Thiếu lao động: 1668 hộ chiếm 6,06%
- Ốm đau tàn tật: 2489 hộ chiếm 9,05%
- Đông người ăn: 1364 hộ chiếm 4,96%
- Mắc tệ nạn xã hội: 680 hộ chiếm 2,47%
- Rủi ro: 144 hộ chiếm 0,52%
- Nguyên nhân khác: 595 hộ chiếm 2,16%
2.9 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai và thực
hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại Yên Bái
2.9.1 Thuận lợi:
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến
cơ sở đã có những chuyển biến về nhận thức coi đây là nhiệm vụ quan
trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa" vừa là trách nhiệm, tình cảm với
người nghèo". Công tác xoá đói giảm nghèo đã được xã hội hoá.
- Nhận thức của người nghèo đã được nâng lên theo hướng tự cứu.
- Chương trình xoá đói giảm nghèo cũng được Đảng, Bộ , ngành trung
ương đặc biệt quan tâm, đối với tỉnh Yên Bái thì chính phủ đã phân công
Bộ LĐ-TB&XH và Ngân hàng đầu tư phát triển chỉ đạo trực tiếp và cũng
đã có đầu tư nguồn lực thích hợp cho chương trình , tạo điều kiện quan
trọng cho chương trình xoá đói giảm nghèo có chất lượng, hiệu quả, kịp
thời.
20
- Hệ thống tổ chức và đội ngũ làm công tác xoá đói giảm nghèo từ
tỉnh đến cơ sở đã từng bước được đầu tư nâng cao chất lượng và xác định
rõ trách nhiệm, đồng thời có chính sách thoả đáng cho cán bộ tăng cường
theo quyết định 42/TTg của thủ tướng chính phủ.
2.9.2 Khó khăn:
- Yên Bái là 1 tỉnh miền núi có nhiều xã vùng cao, vùng xa, vùng sâu,
vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế xã hội phát triển không đồng đều, tỷ lệ hộ
đói nghèo còn cao hơn mức bình quân của cả nước.
- Trình độ dân trí không đồng đều, nhiều vùng còn bị hạn chế đặc biệt
là vùng đặc biệt khó khăn , vùng đồng bào dân tộc ít người, việc tiếp thu
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như áp dụng những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều khó khăn.
- Khả năng kinh nghiệm quản lý điều hành, tổ chức thực hiện chương
trình xoá đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế.
- Nguồn lực về tài chính thực hiện chính sách trợ giúp cho người
nghèo, hộ nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu.
2.10 Các thành tựu đã đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo
của tỉnh Yên Bái
Tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tựu khá toàn diện trong phát
triển kinh tế - xã hội: kinh tế vẫn tăng trưởng cao bình quân trong 3 năm
(2006 - 2008) đạt 11,79%; mặc dù năm 2009 là năm suy giảm kinh tế toàn
cầu nhưng 6 tháng đầu năm đạt 1l,34%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến
rõ rệt; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ nhân
dân có bước tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện, đã tổ chức trợ giúp
khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể (bình
21
quân 4,5% năm) năm 2008 còn 21,31 %; GDP bình quân đầu người đạt
7,55 triệu đồng
Các Đề án được xây dựng trên cơ sở đã tiến hành phổ biến chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đến tất cả người dân; thu thập thông tin
về nhu cầu của cơ sở, của người dân theo các cơ chế chính sách,… Các đề
án trên đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại các Quyết
định số 1118/QĐ-UBND và Quyết định số 1119/QĐ-UBND ngày
06/8/2009 với tổng kinh phí đã được phê duyệt cho hai Đề án giai đoạn
2009 - 2020 là 7.132.838 triệu đồng, trong đó: huyện Trạm Tấu 3.255.713
triệu đồng và huyện Mù Cang Chải để hỗ trợ phát triển sản xuất; thực hiện
các chính sách về y tế, giáo dục - đào tạo, cán bộ và đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng.
Sau khi các đề án được phê duyệt, năm 2009 tỉnh Yên Bái được trung
ương hỗ trợ 54.200 triệu đồng để thực hiện các Đề án theo Nghị quyết 30a
tại hai huyện và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại các
Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 13/5/2009 về việc giao kế hoạch ứng
vốn năm 2010, thực hiện năm 2009; Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày
12/10/2009 về việc giao kế hoạch ứng vốn năm 2010 và Quyết định số
1778/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 về việc giao kế hoạch điều chuyển
nguồn vốn ứng trước năm 2010 để hỗ trợ thực hiện chương trình giảm
nghèo nhanh và bền vững huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải với tổng vốn hỗ
trợ là 54.200 triệu đồng, trong đó: huyện Trạm Tấu 27.081 triệu đồng,
huyện Mù Cang Chải 27.119 triệu đồng nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất,
đời sống và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho người dân ở các xã và thôn,
bản đặc biệt khó khăn.
22
Đến hết năm 2009, nguồn vốn hỗ trợ theo các Đề án cho 2 huyện thực
hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ đã thực hiện 49.508 triệu đồng, giải
ngân 49.508 triệu đồng. Trong đó:
Huyện Trạm Tấu đã thực hiện 24.545 triệu đồng, giải ngân 24.545 triệu
đồng. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: giá trị thực hiện 17.812 triệu
đồng, giải ngân 17.812 triệu đồng, trong đó: đã xây dựng được 07 công
trình thủy lợi, 02 công trình giao thông và 01 công trình san tạo mặt bằng.
Về hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống: giá trị thực hiện 6.733 triệu
đồng, giải ngân 6.733 triệu đồng, trong đó: hỗ trợ xây dựng 1.200 chuồng
chăn nuôi gia súc; hỗ trợ trồng 6 ha cỏ phục vụ chăn nuôi; hỗ trợ bảo vệ
33.879,4 ha rừng; hỗ trợ khai hoang 25 ha đất sản xuất; hỗ trợ chính sách
luân chuyển và tăng cường cán bộ từ tỉnh, từ huyện xuống xã cho 7 cán
bộ,…
Huyện Mù Cang Chải đã thực hiện 24.963 triệu đồng, giải ngân 24.963
triệu đồng. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: giá trị thực hiện 15.330,5
triệu đồng, giải ngân 15.330,5 triệu đồng, trong đó: đã xây dựng được 05
công trình thủy lợi, 02 công trình giao thông và 05 công trình cấp nước
sinh hoạt. Về hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống: giá trị thực hiện
9.632,5 triệu đồng, giải ngân 9.632,5 triệu đồng, trong đó: hỗ trợ xây dựng
1.250 chuồng chăn nuôi đại gia súc; hỗ trợ trồng 10 ha cỏ phục vụ chăn
nuôi; hỗ trợ bảo vệ 6.081,9 ha rừng; hỗ trợ khai hoang 30 ha đất sản xuất;
hỗ trợ chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ từ tỉnh, từ huyện
xuống xã cho 5 cán bộ,…
Sau 01 năm thực hiện Nghị quyết 30a, các kết quả đạt được đã bước
đầu tạo được sự thúc đẩy mang tính đột phá, sự chuyển biến tích cực về
đời sống vật chất và tinh thần của những người dân vùng đồng bào dân tộc
thiểu số nhằm phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào công cuộc xóa đói,
23
giảm nghèo nhanh và bền vững tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải
nói riêng cũng như của tỉnh Yên Bái nói chung.
Thông qua các kết quả đạt được đã chứng tỏ Nghị quyết 30a của Chính
phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo thực sự là một chủ trương và chính sách hợp lòng dân, có ý
nghĩa rất sâu sắc và thiết thực góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững
cho khu vực đồng bào khó khăn toàn quốc, trong đó có hai huyện của tỉnh
Yên Bái.
CHƯƠNG III, CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRỈNH
THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI YÊN BÁI
3.1 Giải pháp
3.1.1 Nhóm các giải pháp thuộc về quan điểm nhận thức.
- Làm tốt công tác tuyên truyền để các tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan
Nhà nước, các tổ chức xã hội và người nghèo nhận thức rõ ý nghĩa của
chương trình xoá đói giảm nghèo, chống lại tư tưởng trông chờ, ỷ lại, lười
lao động của 1 bộ phận dân cư, phát huy khả năng tự cứu của người nghèo,
cùng nhau phát triển kinh tế , làm giàu chính đáng.
- Các huyện thị và xã phường phải nâng cao nhận thức sâu sắc hơn
nữa
về công tác xoá đói giảm nghèo để từng huyện, xã, phường có kế hoạch thực
hiện chương trình xoá đói giảm nghèo chi tiết cụ thể, đúng đối tượng để xã
nghèo hộ nghèo sớm vượt qua đói nghèo, phấn đấu làm giàu bằng chính sức
lực và tiềm năng của từng hộ và từng địa phương.
3.1.2 Nhóm các giải pháp thuộc về tổ chức thực hiện.
24
-Tỉnh cần tiến hành đánh giá, khẳng định những kết quả đạt được để
tiếp tục phát huy; chỉ ra những yếu kém, tồn tại, những chỉ tiêu chưa đạt
được, phân tích nguyên nhân, để có biện pháp phù hợp phấn đấu thực hiện.
Đồng thời Tỉnh chủ động đề ra các biện pháp phấn đấu quyết liệt, vượt qua
khó khăn thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để phát triển kinh tế xã
hội
- Kiện toàn về tổ chức, nâng cao vai trò trách nhiệm, hiệu quả của ban
chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ cấp tỉnh đến cở sở xã phường, thực hiện tốt
hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được Đảng, chính quyền phân công trong
lĩnh vực xoá đói giảm nghèo .
- Các huyện thị và xã phường phải nâng cao nhận thức sâu sắc hơn nữa
về công tác xoá đói giảm nghèo để từng huyện, xã, phường có kế hoạch
thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo chi tiết cụ thể, đúng đối tượng
để xã nghèo hộ nghèo sớm vượt qua đói nghèo , phấn đấu làm giàu bằng
chính sức lực và tiềm năng của từng hộ và từng địa phương.
- Thực hiện tốt chính sách định canh, định cư, di dân để xây dựng các
cơ sở chế biến nông lâm sản sau thu hoạch, tổ chức các thông tin về giá cả,
thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển các dịch vụ tư vấn.
- Chính sách tín dụng đối với người nghèo: Tăng khả năng tiếp cận của
người nghèo với hệ thống tín dụng chính thức thay thế cho ngân hàng phục
vụ người nghèo để kích thích người nghèo thi đua sản xuất bình đẳng.
3.1.3 Nhóm các giải pháp thuộc về năng lực thực hiện.
-Yên Bái cần phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên, du lịch
là tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, tài
nguyên khoáng sản phong phú, để phát triển công nghiệp xi măng, vật liệu
xây dựng, khai khoáng, thủy điện, chế biến nông sản, trồng rừng, chăn
25
nuôi, du lịch, dịch vụ, vận tải Tỉnh cần chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu
tư xây dựng cơ bản, kiên cố hóa trường học, cơ sở y tế; tổ chức thực hiện
có hiệu quả chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 2
huyện Tram Tấu và Mù Cang Chải.
- Đẩy mạnh phát triển ngành du lịch sẵn có của tỉnh.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm
công tác xoá đói giảm nghèo, sơ kết việc thực hiện Quyết định số 42/QĐ-
TTG của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường đội ngũ cán bộ cho các
xã làm công tác xoá đói giảm nghèo để từ đó khắc phục những tồn tại, bổ
sung hoàn thiện cơ chế chính sách và đúc rút kinh nghiệm.
-Nâng cao trách nhiệm, tính chủ động linh hoạt của các chủ dự án từ
việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án đến việc huy động nguồn vốn và
triển khai thực hiện dự án.
- Huy động tối đa nguồn vốn lồng ghép của các chương trình mục tiêu
quốc gia và chính trị chương trình dự án đầu tư khác trên địa bàn tỉnh Yên
Bái.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội với tố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng đói nghèo tại Yên Bái.pdf