Đề tài Thực trạng đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư tại khu phố 2, đường Kha Vạn Cân, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, thu nhập của công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đang còn rất thấp. Mặc dù, đầu năm 2008 nhà nước ta đã điều chỉnh mức lương tối thiểu lên một triệu đồng nhưng với những cơn bão tăng giá như trong thời gian vừa qua thì mức lương đó vẫn chưa cải thiện được đời sống của người công nhân là bao nhiêu. Trong khi đó, họ phải chi tiêu nhiều khoản khác nhau. Với khoản thu nhập ít ỏi đó, họ chỉ đủ chi tiêu cho cuộc sống, không còn tiền gữi về cho gia đình và để tích luỹ cho tương lai.

Công việc không ổn định làm cho thu nhập của công nhân thất thường, không đều đặn. Đặc biệt vào những lúc thất nghiệp, không xin được việc làm khác thì họ chẳng có khoản thu nhập nào nữa, buộc họ phải đi vay mượn bạn bè để chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày. Nói chung, dù có việc làm hay thất nghiệp thì cuộc sống của người công nhân vẫn còn bấp bênh bởi tiền lương thấp trong khi đó họ phải chi tiêu cho nhiều khoản và giá cả ng ày c àng t ă ng, kh ô ng h ề gi ảm đi ch út n ào.

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư tại khu phố 2, đường Kha Vạn Cân, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở trong độ tuổi còn rất trẻ, đặc biệt có một chị mới có 14 tuổi. Mặc dù, cón rất trẻ nhưng chị đã lên thành phố làm việc được 2 năm vì gia đình gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn. Vì chị không đủ tuổi để đi làm nên chị đang làm cho công ty tư nhân và phải chịu nhiều thiệt thòi. Họ cần có một cuộc sống đầy đủ, thoải mái về vật chất cũng như tinh thần. Thế nhưng, trên thực tế thị họ đã và đang sống một cuộc sống hết sức vất vả và thiếu thốn. Về quê quán, đa số họ sống tại Miền trung - một vùng quê đầy gió và bão. Miền trung một vùng quê nghèo và thường gặp nhiều khó khăn như hạn hán, lũ lụt… nên đời sống của người dân nơi đây hết sức khó khăn, và họ thường đi làm xa nhà để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Về tình trạng hôn nhân, chỉ có hai chị đã lập gia đình và đã có con (22.2%), các chị còn lại chưa lập gia đình chiếm 77.7% trong số nữ công nhân nghiên cứu. Về nguyên nhân các chị vào thành phổ Hồ Chí Minh để kiếm việc làm của các nữ công nhân chủ yếu là do gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, nghèo nên muốn vào thành phố kiếm việc làm vừa để tự nuôi bản thân, vừa phụ giúp gia đình. Nguyên nhân này chiếm 66.6% trong tổng số các nguyên nhân. Ngoài ra, có 2 chị trả lời nguyên nhân vào thành phố kiếm việc làm vì thấy bạn bè đi làm có tiền nên đi theo chiếm 22.2% trong tổng số các nguyên nhân. Và có 1 chị trả lời nguyên nhân vào đây kiếm việc làm chỉ vì muốn sống tại thành phố chiếm 11.1% trong tổng số các nguyên nhân. Về thu nhập bình quân mỗi tháng, các chị thu nhập khoảng trên 1.000.000 đôngg/tháng. Cụ thể, có 4 chị thu nhập khoảng 1.200.000 đồng / tháng (44.4%); 2 chị thu nhập trong khoảng 1.300.000 đồng tháng (22.2%); có 2 chị thu nhập trong khoảng 1.000.000 đồng/tháng (22.2%) và có 1 chị thu nhập trong khoảng 1.100.000 đồng tháng (11.1%). Với mức thu nhập thấp, lại chi phí cho nhiều khoản nên đời sống của người công nhân hết sức khó khăn và chất vật. II. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NỮ CÔNG NHÂN Một thực trạng bất cập đang tồn tại khá phổ biến ở các thành phố lớn. Đó là đới sống vật chất của người công nhân hết sức khó khăn và thiếu thốn. Điều kiện sinh hoạt, ăn ở của họ rất khó khăn và tam bợ. Họ phần lớn phải sinh sống, ăn ở trong những căn phòng chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh. 1. Đặc điểm khu nhà trọ Vấn đề nhà ở là vấn đề bức xúc hàng đầu của công nhân lao động nước ta trong các khu lao động, các khu chế xuất ở các tỉnh thành phố công nghiệp tập trung. Phần lớn công nhân phải tự đi thuê nhà di nguời dân địa phương xây dựng, rất chật hẹp, không đảm bảo an toàn vệ sinh, phải chịu nhiều ô nhiễm, nhà vệ sinh, nhà tắm phải dung chung. Đi một vòng quanh các dãy nhà trọ tại khu vực nghiên cứu, tôi thấy nhà trọ ở đây đã được xây dựng từ rất lâu, diện tích phòng trọ rất nhỏ, hệ thống phòng vệ sinh không được đảm bảo, rất mất vệ sinh. Tại dãy trọ này có bốn mươi lăm phòng trọ với hai loại giá tiền cho thuê khác nhau. loại ba trăm ruỡi đồng một tháng sẽ có lát gạch bông, còn loại phòng giá ba trăm đồng một tháng thì là nền xi măng. Tuỳ mức thu nhập của mỗi người mà sẽ thuê cho mình loại phòng phù hợp. Nếu thêm người ở thì số tiền thuê phòng sẽ tăng lên, theo sự thoả thuận giữa nhà chủ và người thuê. Diện tích trung bình mỗi phòng là khoảng 10m2, trung bình có ba người ở mỗi phòng, cộng với phương tiện đi làm thì diện tích còn lại chẳng đáng là bao để họ sinh hoạt các hoạt động khác.Thường khi tổ chức một hoạt động gì thì họ phải làm ngoài phòng trọ. Chị P làm việc tại sí nghiệp Phương Nam cho biết: “ Phòng tôi có bốn người, trong phòng kê được một cái tủ vải Trung Quốc, hai kệ đựng xoong bát, phần diện tích còn lại thì đủ để bốn đứa ngủ”. Còn đối với phòng chị L làm việc tại công ty Duy Hưng thì chật chội hơn, phòng chị ở bốn người lớn và một cháu nhỏ, rất nóng và chật chội. Với khoảng diện tích đó, việc ăn uống sinh hoạt của họ rất khó khăn. Đó là một điều dễ hiểu. Dù phải khó khăn, vất vả thế, nhưng khi được hỏi tại sao mấy chị không chuyển phòng thì được mấy chị cho biết rằng “để kiếm được phòng phù hợp với túi tiền của mình rất mệt, ở đâu cũng vậy. Ở đây, thế cũng tạm được rồi, cố gắng ở khổ để có đồng ra đồng vào.” (trích phỏng vấn sâu chị T làm việc tại công ty Phú Quang). Nhà ở chật chội, tạm bợ của công nhân, không chỉ riêng công nhân tại khu vực này mà tình trạng này là tình trạng chung của đại đa số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trên các phương tiện thông tin cũng đã nói về thực trạng này Như vậy, nơi ở của các chị tại đường Kha Vạn Cân cũng giống như bao nơi khác dành cho nữ công nhân nhập cự. Chị Phương Trang, công nhân may ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc B, thuê nhà ở đường Nguyễn Văn Tố, xã vĩnh Lộc B, Bình Chánh cho biết: “ Phòng tôi hiện ở có năm người, tối ngủ chung trên hai tâm drap dưới nên gạch. Phòng chỉ kê được hai cái tủ áo vải trung quốc dùng cho năm đứa, một cái bàn nhỏ, một kệ để chén bán, cộng thêm ba chiếc xe đạp thế là hết chỗ, muốn nấu cơm phải mang ra ngoài hiên, nếu gặp hôm trời mưa thì năm đứa chỉ còn nước ăn cơm hộp”.(Theo www,giaoduc.edu.vn) Hệ thống nhà vệ sinh tại dãy trọ này đã rất cũ, vả lại dùng chung nên thấy rất bất tiện và mất vệ sinh. Cả dãy phòng trọ chỉ có sáu phòng tắm và ba phòng toalet . Chúng ta chỉ cần làm một phép tính đơn giản cũng đủ để thấy nó bất tiện đến thế nào rồi. Cụ thể, cứ hai mươi người ở dãy trọ này phải dùng chung một cái nhà tắm và bốn mươi lăm người sử dung một cái toalet. Chúng ta hãy hình dung, vấn đề sẽ phức tạp đến cỡ nào nếu khi mọi người đi vệ sinh đụng phải nhau. Vào các ngày chủ nhật, ngày nghỉ, lúc mọi người đều đi làm về thì số lượng người lúc này rất đông và việc sử dụng được phòng vệ sinh là rất khó, đế dùng được nó nhiều lúc phải đợi đến khuya, phải rất vất vả mới đến lượt mình sử dụng. Chị G là việc tại công ty Sung Hyun VN cho biết: “Tôi đi làm từ sáng đến tối, khoảng tám chín giờ tôi mới về đến nhà, muốn tắm rửa sạch sẽ, rồi ăn cơm, tranh thủ đi ngủ sớm mai còn đi làm tiếp.Nhưng khi nào tôi cũng phải đợi đến mười giờ mới tắm được, giặt giũ, ăn cơm xong đến mười một giờ hơn mới đi ngủ đựợc”. Còn đối với chị P nhiều lúc gặp phải hoàn cảnh rất khổ: “Bữa nào tăng ca về đến nhà là tám giờ rưỡi, đợi mọi người tắm xong, đến lượt mình nhiều lúc bị cúp nước thì phải khuya mới tắm được, có bữa đợi mãi không có, đành đi ngủ, sáng phải dạy sớm để tắm, rồi còn đi làm” Việc sử dụng phòng vệ sinh, họ cũng phải tranh thủ thời gian để được sử dụng nó: “Nếu bữa nào ở nhà, phải tắm sớm, rồi mới đi làm việc khác, nếu có việc thì phải chấp nhận tắm muộn. Nhưng ai cũng tranh thủ như mình nên nhiều lúc cũng phải đợi, nhưng nó vẫn sớm hơn vào những ngày đi làm”.Ngoài ra, nhiều lúc họ cũng gặp phải hoàn cảnh trớ trêu khi đi vệ sinh: “Có khi mình muốn đi vệ sinh, đụng phải có người nên phải chạy sang dãy trọ đứa bạn đi nhờ”. Có thể nói rằng, cuộc sống của người công nhân gặp khó khăn đủ thứ, ngay cả một hoạt động rất thiết yếu đối với con người mà họ cũng phải tranh thủ thời gian, phải rất vất vả mới sử dụng được chúng. Nhà trọ là nơi để họ về nhà nghỉ ngơi sau một ngày làm việc cật lực trên xí nghiệp, lấy lại sức lao động để ngày mai đi làm tiếp. Nhưng với điều kiện khó khăn, vất vả như thế thì họ khó có thể có sức khoẻ để làm việc lâu dài được. Đây là một thực trạng đã xảy ra rất lâu đối với công nhân , nhưng hiện nay, chưa có một giải pháp nào thực sự để hạn chế thực trạng này. Người công nhân phải đang hằng giờ, hằng ngày phải chịu đựng tình trạng này. Và nếu để lâu dài, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức lao động của công nhân. 2. Chế độ dinh dưỡng. Người công nhân dường như vắt kiệt hết sức lực của mình khi cả ngày làm việc cật lực trên công ty, về đến nhà họ chỉ cảm thấy mệt mỏi và uể oải rất nhiều. Thế nhưng, tiền lương mà họ nhận được chẳng thấm vào đâu so với công sức mà họ bỏ ra. Thêm vào đó, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của họ tại công ty cũng như ở nhà không đảm bảo. Điều đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của công nhân. Thời gian phần lớn của người công nhân, phải làm việc trên công ty. Trung bình một ngày người công nhân phải từ 10h đến 12 h / ngày, thậm chí có ngày làm việc từ 14h đến 16h. Trong khoảng thời gian, họ làm việc hết sức vất vả và cực nhọc, họ phải vắt hết sức của mình để làm việc, họ đã tạo ra một số lượng sản phẩm khổng lồ cho công ty. Nhưng hầu hết, các xí nghiệp không thấy được vai trò to lớn của công nhân, họ xem công nhân như những cỗ máy làm việc, rất ít quan tâm đến người công nhân, mà cụ thể là chế độ ăn uống và chế độ nghỉ ngơi. Tại công ty, chế độ ăn uống của công nhân không được đảm, không chất lượng. Lượng thức ăn mà họ dùng ăn không đủ no và không ngon tý nào để họ dùng cho no sau một buổi làm việc cật lực. “ Thức ăn tại công ty ít lắm, nhiều lúc ăn có no đâu. Mà cũng phải gắng để làm việc, về đến nhà là lăn ra ngủ như chết” (trích phỏng vấn sâu với chị T làm việc tại công ty Việt Lập) Đặc biệt vào những hôm tăng ca, người công nhân phải làm việc trong tình trạng trong bụng chẳng còn gì cả. “Sáng chỉ ăn một nắm xôi nhỏ, thức ăn trong công ty lại ít và dở nên đâu có no. Vào những bữa tăng ca, làm việc tưởng như phải ngất xỉu trên bàn máy luôn ấy”(trích phỏng vấn sâu với chị G làm việc tại công ty Sung Hyun ) Ngoài ra, có xí nghiệp thức ăn cho công nhân không có đảm bảo, không có chất lượng chút nào. “ Có nhiều bữa ăn trứng mà đâu có nghe mùi trứng đâu. Hình như người ta bỏ thêm bột vào quậy thì phải” (trích phỏng vấn sâu với chị M làm việc tại công ty Collan). Hay: “Thức ăn công ty chán lắm, chỉ có vài cọng rau và một lát thịt mỏng dính, canh thì chẳng có mùi vị gì” (trích phỏng vấn sâu chị L làm việc tại công ty Duy Hưng). Thức ăn thì ít, lại chẳng có gì để ăn thêm. Bởi người công nhân không được phép đưa thức ăn, nước uống vào công ty nên nhiều lúc người công nhân phải chịu đói để làm việc. Đó quả thật là một nghịch lý. Bên cạnh đó, thì thời gian nghỉ ngơi của công nhân cũng rất ít, chẳng đử để cho họ kịp ngã lưng một chút. Thời gian nghỉ ngơi của họ chỉ là tranh thủ thời gian lúc ăn cơm. “ Khoảng 11h30 đến 12h thiếu 15 ng đi ăn, đi lên đi xuống lầu rồi ăn cơm nữa, thời gian nghỉ làm gì có bao nhiêu, v đặt lưng xuống thì đã nghe kẻng đi làm ca chiều”( trich phỏng vấn sâu với chị L làm việc tại công ty Duy Hưng). “Làm gì có thời gian nghỉ ngơi chứ, em chỉ tranh thủ thời gian ăn cơm để nghỉ mộtchút cho đỡ mệt thôi”( trích phỏng vấn sâu với chị P làm việc tại công ty Liên Hiệp). Cường độ làm việc lớn, thời gian lại nhiều với chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi như vậy, người công nhân phải làm việc trong trạng thái uể oải, mệt mỏi và không hề thoải mái chút nào. Tại công ty thì vậy, còn về nhà chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của công nhân cũng không được đảm bảo chút nào. Cả ngày làm việc trên công ty đến tối mịt mới về nên người công nhân cũng không có thời gian nhiều để nghỉ ngơi, bồi bổ sức khoẻ. Thu nhập thấp lại phải chi phí cho nhiều khoản nên nhiều lúc thức ăn của người công nhân hết sức đạm bạc. Được chứng kiến một bữa ăn ăn của công nhân đã làm tôi không khỏi suy nghĩ. Một bữa ăn chỉ có một dĩa rau muống luộc và vài lát đậu phụ sốt cà chua cho bốn người đang trong độ tuổi ăn nhiều. Nhìn bữa ăn mà không ai khỏi chạnh lòng. Có bữa tăng ca đi làm về muộn, họ ăn uống hết sức qua loa. “Bữa nào tăng ca, vừa mệt, vừa khuya. Tôi thường ăn gói mì tôm cho xong chuyện” (trích phỏng vấn sâu với chị H làm việc tại công ty Thuỷ sản Hải Minh) Hay: “Tăng ca về đến nhà đã 8 – 9 h tối, thôi ăn đại gói mì tôm rồi đi ngủ” (trích phỏng vấn sâu chị G làm việc tại công ty Sung Hyun ). Hoặc: “Tôi thường ăn cơm nguội với nước mắm khi đi làm về”(trích phỏng vấn sâu chị L làm việc tại công ty Duy Hưng). Có thể nói, rau, mì tôm là những món ăn vô cùng quen thuộc với người công nhân. Họ rất ít khi mua cá, thịt để ăn. “ Lâu lâu bạn bè ngồi lại với nhau thì cũng có mua cân thịt, con cá về nấu ăn. Nhưng mà ít lắm, chỉ thỉnh thoảng thôi” (trích phỏng vấn sâu với chị T làm việc tại công ty Phú Quang). Cả ngày làm việc cật lực trên công ty, tối về họ chỉ mong có một giấc ngủ thật sâu và thoải mái nhưng điều đó thật khó. Đi làm về muộn, làm xong hết mọi công việc thì đã khuya. Hơn nữa nhà trọ đông người rất ồn ào, đó là chưa kể những lúc những người trong nhà trọ có sự va chạm. Nên thời gian họ nghỉ ngơi rất ít.. “Đi làm về đã 8 -9h, ăn uống, tắm rữa, giặt giữ cho xong thì gân 11h rồi. Sáng thì 6h đã dậy, ngủ có được vài tiếng” (trích phỏng vấn sâu với chị L làm việc tại công ty Việt Lập). Thời gian nghỉ ngơi ít nên người công nhân cảm thấy rất mệt mỏi khi mỗi buổi sáng phải thức dậy đi làm. “Làm việc cả ngày rã rời chân tay, về nhà lại ngủ ít nên đi làm cảm thấy rất khó chịu”(trích phỏng vấn sâu với chị G làm việc tại công ty Sung Hyun). Với chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi không đảm bảo thì thử hỏi sức khoẻ đâu để người công nhân làm viêc. Có phải chăng là họ đang phải cố gắng chịu đựng đi làm để có đồng tiền sống qua ngày. 3. Chi tiêu hàng tháng. Hiện nay, thu nhập của công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đang còn rất thấp. Mặc dù, đầu năm 2008 nhà nước ta đã điều chỉnh mức lương tối thiểu lên một triệu đồng nhưng với những cơn bão tăng giá như trong thời gian vừa qua thì mức lương đó vẫn chưa cải thiện được đời sống của người công nhân là bao nhiêu. Trong khi đó, họ phải chi tiêu nhiều khoản khác nhau. Với khoản thu nhập ít ỏi đó, họ chỉ đủ chi tiêu cho cuộc sống, không còn tiền gữi về cho gia đình và để tích luỹ cho tương lai. Công việc không ổn định làm cho thu nhập của công nhân thất thường, không đều đặn. Đặc biệt vào những lúc thất nghiệp, không xin được việc làm khác thì họ chẳng có khoản thu nhập nào nữa, buộc họ phải đi vay mượn bạn bè để chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày. Nói chung, dù có việc làm hay thất nghiệp thì cuộc sống của người công nhân vẫn còn bấp bênh bởi tiền lương thấp trong khi đó họ phải chi tiêu cho nhiều khoản và giá cả ng ày c àng t ă ng, kh ô ng h ề gi ảm đi ch út n ào. Chị L làm việc tại công ty may Duy Hưng nói:“Trước đây, tôi làm ở công ty Hải Minh, công việc thì thất thường lắm, có ngày thì làm từ sáng đến tối, có ngày lên đến công ty rồi quay về, cả tháng làm chẳng được bao nhiêu ngày. Cuối tháng nhận lương chẳng được bao nhiêu cả, khoảng tám trăm đến chín trăm, không nhớ rõ” Có thể nói, nếu thất nghiệp thì đó cả là một vấn đề lớn đối với công nhân bởi tiền chi tiêu các khoản của họ chỉ dựa vào đồng lương. Đi làm vất vả, thu nhập thấp, nhưng họ vẫn chấp nhận bởi dù sao thì vẫn có tiền tốt hơn nhiều lần nếu không có đồng tiền nào cả. “Cả tháng nay, tôi phải cố gắng làm tăng ca và vào ngày chủ nhật vì đứa em đã thất nghiệp gần một tháng rồi. Nhưng vẫn không đủ chi tiêu, hai chị em phải ăn uống tiết kiệm. Tuần vừa rồi, có tiệc cưới, tôi cũng phải ở nhà, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó”. Chị G làm việc tại công ty Sung Hyun buồn bã nói. Thu nhập thấp, chi phí sinh hoạt cao, lại còn nhiều khoản phải chi tiêu. Buộc họ phải chi tiêu tiết kiệm đến mức thấp nhất và phải làm ngày, làm đêm, chấp nhận tăng ca và nhận hàng về nhà làm đêm. Thực tế, với khoản thu nhập ít ỏi hàng tháng, người công nhân chỉ đủ ăn và để dành chút ít mua sắm quần áo và tiêu vặt, nếu có tiết kiệm thì cũng chỉ tháng trên dưới 100.000 đồng. Qua trao đổi với công nhân, tôi thấy bài toán mà người công nhân đã giải từ nguồn thu nhập rất khiêm tốn của họ là: Lấy thu nhập bình quân hàng tháng là 1.200.000 đồng, trừ tiền ở trọ và tiền điện nước là 300.000 đồng, trừ tiền ăn sáng và ăn tối là 500.000 đồng, trừ tiền tiêu vặt, tiền giữ xe đạp, đi xe buýt, mua quần áo, thuốc men, tiền mua chất đốt là 300.000 đồng thì một tháng người công nhân chỉ tiết kiệm được khoảng 50.000 đồng đến 100.000 đồng là cùng. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn mức chi têu khá tằn tiện và khó khăn của họ, đặc biệt là đối với những công nhân đã lập gia đình và có con nhỏ. Cụ thể như: Chị P làm việc tại xí nghiệp Phương Nam với mức thu nhập bình quân hàng tháng là 1.300.000 đồng. Với đồng lương này, chị phải chia nhỏ ra nhiều khoản, có tháng không đủ chị phải chạy đi vay nóng tiền. Chị nói: “ Chồng tôi đi làm sơn nước nên thu nhập chẳng ổn định chút nào. Tiền chi tiêu trong nhà, phần lớn phải dựa vào đồng lương của tôi. Chỉ riêng tiền học, tiền ăn của con đã hết số tiền lương của tôi. Tháng nào, tôi cũng phải chạy đi vay, vất vả lắm”. Còn chị M làm việc tại công ty Collan thì cuộc sống cũng vất vả không kém. Trong thời buổi hiện nay, một mình chị phải nuôi con nhỏ thì điều đó không đơn giản chút nào. “ Chị riêng tiền ăn uống, bồi dưỡng cho con đã đủ làm tôi vất vả rồi. Trong khi đó, còn bao nhiêu khoản nữa, làm tôi rất đau đầu” Bên cạnh đó. cuộc sống của những công nhân nữ chưa lập gia đình cũng vô cùng chật vật, thiếu thốn trăm bề. Chị T làm việc tại công ty Thuỷ sản Hải Minh cho biết: “Trừ tiền phòng, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền mua sắm đã làm cho 1.100.000 đồng tiền lương của tôi bay vèo. Nhiều lúc, dính phải mấy đám cưới nữa là phải đi mượn bạn, rồi tháng sau tiêu ít lại để trả” Dù đã lập gia đình hay chưa thi với mức lương thu nhập ít thì họ cũng không đủ để chi tiêu cho cuộc sống. Như vậy, để có tiền chăm lo cuộc sống, nhằm tái sản xuất sức lao động theo đúng nghĩa thì mức thu nhập hàng tháng của họ phải gấp đôi, gấp ba như mức thu nhập hiên nay. Thu nhập thấp không chỉ làm cho cuộc sống của họ gặp khó khăn, phải chi tiêu tằn tiện mà còn làm họ thiệt thòi nhiều thứ. Họ không giám mặc đẹp, không giám đi xem ca nhạc, không giám đến các khu giải trí mà có đi chăng nữa thì cũng rất hiếm khi. Bởi một nguyên nhân duy nhất là sợ tốn tiền. Chị P làm việc tại công ty Liên Hiệp cho biết: “Chỉ khi nào công ty tổ chức ca nhạc thì mới đi, không thì thôi, đi tốn tiền quá”. Thu nhập thấp, trong khi đó, thời gian lao động, cường độ lao động quá lớn, tăng ca liên tục trong các nhà máy, xí nghiệp đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của người công nhân. làm họ phải tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ để khám và chữa bệnh. Là lực lượng có vao trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng nhìn vào mức thu nhập, cách chi tiêu của họ. Rõ rằng là họ đang chịu nhiều thiệt thòi lớn. Nhà nước ta chưa thật sự quan tâm đến họ, chưa tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết vai trò và vị trí của giai cấp mình trong giai đoạn đổi mới hiện nay. 4. Sức khoẻ Cường độ làm việc lớn, thời gian lao động thì nhiều đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của công nhân, đặc biệt công nhân nữ. Trong và sau làm việc, họ đã mắc một số bệnh nghề nghiệp như đau đầu, đau lưng, đau bao tử. Đúng như vậy, qua hỏi ý kiến một số công nhân nữ tro tại địa bà nghiên cứu thi nhận định trên là đúng. Chị M làm việc tại công ty Collan cho biết: “Đi làm đau lưng lắm, mệt mỏi lắm. Ngồi cả ngày tứ sáng đến tối nhiều lúc nó cứng lưng luôn ấy”. Còn chị H làm việc tại công ty Thuỷ sản Hải Minh thì lại mắc bệnh khác “Làm việc tại công ty thi đứng cả ngày, mỏi chân lắm, muốn nghĩ cũng không được vì quản đốc sẽ nói và không kịp hàng”. Ngoài ra, đau đầu là bệnh mà phần lớn công nhân mắc phải vì phải đi làm cả ngày lại tăng ca nữa nên thấy căng thẳng rất nhiều. Thêm vào đó, họ còn bị giảm cân khi một thời gian đi làm công nhân. Vì điều kiện ăn uống thiếu thốn, không đầy đủ chất dinh dưỡng, lại đi làm nhiều. “Trước đây, tôi 48 ký nhưng bây giờ chỉ còn 44 ký”. Chị P làm việc tại xí nghiệp Phương Nam cho biết. Vấn đề sức khoẻ rất ít được sự quan tâm của xí nghiêp, trung bình một năm xí nghiệp tổ chức khám định kỳ một lần nhưng chỉ thực hiện qua loa cho có. Chị M làm việc tại công ty Collan cho biết: “ Một năm kiểm tra một lần, công nhân đông người ta chỉ khám cho có thôi, người ta không có cho thuốc gi hết”. Đặc biệt, khi đau ốm công ty cũng chẳng tổ chức thăm hỏi sức khỏe công nhân. Trong khi đó, một tháng người công nhân phải đóng một khoản tiền cho Công đoàn. Vì tiền lương thấp, không đủ chi tiêu cho các khoản thiết yếu nên việc kiểm tra, chăm lo sức khoẻ cho bản thân, người công nhân rất ít quan tâm đến. Họ chỉ “nhờ trời” để được sưc khoẻ tốt. Đa số, chỉ khi nào đau nặng, họ mới đến bệnh viện khám và mua thuốc. Chị G làm việc tại công ty Sung Huyn thổ lộ: “ Tiền ăn đã đủ đâu mà đi khám sức khoẻ chứ. Đau lúc nào không chịu được thì đi khám, còn nhẹ thì để cho nó tự khỏi”. III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHĂM LO CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Trong những năm qua, giai cấp công nhân đã có những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế nước ta. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của giai cấp công nhân, Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua đã liên tục sữa đổi, điều chỉnh và bổ sung các chính sách xã hội, các quy định đối với người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích của họ và giúp họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau đây, là một số chính sách xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta áp dụng đối với người lao động mà tôi đã tìm hiểu trong thời gian vừa qua. Về chế độ bảo hiểm của người lao động được quy định rất rõ ràng và đầy đủ trong Luật bảo hiểm xã hội của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, số 71/2006QH11 Ngày 29 tháng 6 năm 2006. Cụ thể như sau: Quyền, trách nhiệm của người lao động được quy định trong hai điều: điều 15 và điều 16 trong Luật bảo hiểm xã hội. Điều 15. Quyền của người lao động Người lao động có các quyền sau đây: 1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; 2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc; 3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời; 4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: a) Đang hưởng lương hưu; b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; 5. Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; 6. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều 18; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin quy định tại khoản 11 Điều 20 của Luật này; 7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; 8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.  Điều 16. Trách nhiệm của người lao động 1. Người lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội; c) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định; d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây: a) Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; b) Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp; c) Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu. Chế độ hưởng ốm đau của người lao động được quy định trong chương III, mục I: Chế độ ốm đau. Bao gồm điều 23, điều 24, điều 25 và điều 26. Điều 23. Thời gian hưởng chế độ ốm đau 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên. 2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. 3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.  Điều 25. Mức hưởng chế độ ốm đau 1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau: a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm. 3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư tại khu phố 2 - đường Kha Vạn - Phường Linh Trung - Quận Thủ Đức - TpHCM.doc
Tài liệu liên quan