Đề tài Thực trạng FDI của ASEAN vào Việt Nam

Các nhà đầu tư ASEAN từng bước chiếm lĩnh vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hai năm 1991 và 1992 vốn đầu tư từ các nước ASEAN chỉ chiếm xấp xỉ 12% và 15% tổng đầu tư vào Việt Nam với trên dưới 30 dự án. Năm 1993 tỷ lệ này đã là 31,2% với 59 dự án, quy mô trung bình 13 triệu USD/dự án và 1994 có 63 dự án, quy mô lúc này đã là 22 triệu USD/dự án chiếm 36,5% tổng vốn đầu tư.

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng FDI của ASEAN vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư nhiều nhất vào Hà nội (2.833 triệu USD, chiếm 46%), nhưng vốn giải ngân mới đạt 10,8%; sau đó là thành phố Hồ Chí Minh (1.196, triệu USD, chiếm 19,5%), vốn giải ngân là 43%. Các dự án trên đi vào sản xuất đã tạo doanh thu là 3.206.593.729 USD, đem lại việc làm cho 22423 lao động. Chú trọng trong các dự án sản xuất, các dự án của Malaixia tập trung lớn vào tỉnh Đồng nai - tỉnh “công nghiệp” toàn quốc (607,99 triệu USD). Sau đó là thành phố Hồ Chí Minh (167,7 triệu USD) và Hà nội (162,15 triệu USD. Các nhà đầu tư Thái lan có mặt chủ yếu tại ba địa phương: Hà nội (chiếm 13% số dự án và 33% vốn), Đồng nai (chiếm 20% số dự án và 27% vốn) và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 27% số dự án và 12% vốn). Các dự án đi vào hoạt động đạt doanh thu 1.408.433.106 USD và tạo việc làm cho 8695 người. (xem bảng chi tiết kèm theo trang bên). Bảng 2: Tổng hợp các dự án FDI của ASEAN đang hoạt động ở địa phương (Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 10/5/2002) STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn đầu tư thực hiện (USD) Lao động 1 Hà Nội 68 3 539227491 763559634 4954 2 TP Hồ Chí Minh 161 12196635630 1182171733 12492 3 Lâm Đồng 6 709726670 3601792 856 4 Đồng Nai 47 674072693 337378906 4564 5 Bình Dương 82 659673732 473361025 5968 6 Bà Rịa-Vũng Tàu 22 304713140 91565365 1491 7 Hải Dương 3 272998000 20247050 66 8 Hà Tây 9 268920050 108315576 943 9 Quảng Ninh 6 141839236 114668462 1377 10 Hải Phòng 10 72576543 86602087 604 11 Ninh Bình 1 6000000 6000000 8 12 Vĩnh Phúc 3 46520000 19701883 579 13 Phú Yên 5 44922200 29740554 615 14 Long An 6 43275667 35976293 440 15 Hưng Yên 1 39000000 31445000 1040 16 Tây Ninh 11 35369628 21099231 2295 17 Cần Thơ 7 34528890 8592620 799 18 Đà Nẵng 6 39296510 18254901 622 19 Khánh Hoà 6 25025000 12856177 5693 20 Thái Nguyên 2 23556000 13215150 241 21 Quảng Bình 2 17000000 1000000 20 22 Tuyên Quang 1 11200000 728538 23 23 Hà Tĩnh 3 7645000 0 24 24 Yên Bái 1 5457500 5996792 75 25 Nghệ An 1 5208528 3208527 50 26 Kon Tum 1 4400000 0 0 27 Quảng Ngãi 1 4250000 0 0 28 Thừa Thiên-Huế 1 3257340 1757340 0 29 Bình Phước 1 3200000 1200000 20 30 Bình Thuận 2 2714000 1857450 37 31 Bến Tre 1 2500000 1423143 253 32 Gia Lai 1 2300000 2299400 94 33 Quảng Trị 1 2000000 1000000 30 34 Bình Định 1 1797000 239500 71 35 Kiên Giang 1 1000000 998519 199 36 Đắc Lắc 1 1000000 2500000 89 37 Cà Mau 1 875000 1805355 25 38 Quảng Nam 1 500000 500000 0 39 Đồng Tháp 1 362 037 431744 20 Tổng 485 9295346485 3407455247 46677 (Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài) 2.4. Về hình thức đầu tư: Các dự án ASEAN đầu tư chủ yếu theo hình thức liên doanh với 211 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7056375897 USD (chiếm 43,14% số dự án và 74,75% vốn đầu tư), vốn thực hiện của các dự án liên doanh hiện nay đã lên tới 2437549458 USD đạt tỷ lệ thực hiện 31,83%. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài với 252 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 1754705157 USD (chiếm 51,53% số dự án nhưng chỉ chiếm 18,58% vốn đầu tư), vốn thực hiện đạt 881927360 USD đạt tỷ lệ thực hiện 50,26%. Còn lại 24 dự án theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với vốn đầu tư 443037431 USD và 2 dự án theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT chiếm 4,69% và 1,98% vốn đầu tư đăng ký. 3. Đặc điểm của FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam. 3.1. Đầu tư của các nước ASEAN có xu hướng tăng trở lại: Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam ban đầu rất ít, chỉ dừng lại ở mức thăm dò, trong đó phải kể đến các nhà đầu tư Singapore là những người đầu tiên có mặt ở Việt Nam sau khi Luật đầu tư ra đời. Những năm sau đó đánh dấu sự phát triển vượt bậc của đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN mà đỉnh điểm là năm 1996, ngay sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của khối ASEAN, đạt hơn 3 tỷ USD đầu tư đăng ký. Vốn từ ASEAN luôn giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam (thường xuyên chiếm 20%-30% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam). Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 1997 tác động không nhỏ đến tình hình đầu tư. Vốn đầu tư đăng ký giảm liên tục, đến năm 2000 chỉ đạt hơn 50 triệu USD, nhiều dự án triển khai chậm thậm chí giải thể trước thời hạn. Đến năm 2001 tình hình đã khả quan trở lại, hứa hẹn sự trở lại của các nhà đầu tư với môi trường Việt Nam với tổng đầu tư đăng ký năm 2001 đạt hơn 300 triệu USD. 3.2. Về cơ cấu ngành: Nhằm khai thác lợi thế của mình, các nước ASEAN chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến và lắp ráp, khai thác dầu khí, khách sạn- du lịch, dịch vụ tài chính và xây dựng hạ tầng cơ sở. Đây là những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và ít chịu rủi ro dẫn đến thua lỗ lại không cần kỹ thuật cao. Điểm này cũng thể hiện xu hướng của vốn đầu tư từ các nước đang phát triển. Tỷ lệ đầu tư vào các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, hay đầu tư cho tương lai như bưu chính- viễn thông, giáo dục- ytế- văn hoá còn yếu. 3.3. Về hình thức đầu tư: Hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là doanh nghiệp liên doanh, một phần vì các nhà đầu tư ASEAN muốn chia sẻ rủi ro với đối tác Việt Nam, một phần vì Việt Nam chưa đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Số dự án hợp doanh chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Một câu hỏi đặt ra là phải chăng các cơ quan chức trách của Việt Nam ưa thích hình thức doanh nghiệp liên doanh hơn chăng? Tuy nhiên, gần đây, do các nhà đầu tư ASEAN đã quen với môi trường của Việt Nam và xuất hiện nhiều cản trở của phía Việt Nam trong liên doanh nên tỷ lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng lên và hình thức liên doanh giảm dần. Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số dự án. 3.4. Quy mô dự án: Qua số liệu thống kê quy mô đầu tư của các nước ASEAN cho thấy, tỷ lệ dự án quy mô nhỏ còn cao (Singapore có 123 dự án, Thái Lan có 50 dự án, Malayxia có 36 dự án). Quy mô lớn (tầm trên 50 triệu USD) còn ít so với nhu cầu (Singapore có 18, Thái Lan có 3, Malayxia có 5). Đơn cử, Singapore là nước đứng đầu đạt quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án là 23 triệu USD, đây là một tỷ lệ cao so với các nước khác. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án của các nhà đầu tư Thái Lan là 10 triệu USD thấp hơn so với Malayxia là 13,8 triệu USD. Malayxia có một số dự án đầu tư lớn như: dự án sản xuất dây cáp điện ở Đồng Nai, dự án xây dựng khách sạn 4 sao tại Hà Nội, hợp đồng phân chia dầu khí lô 01 và 02 có vốn đăng ký 65 triệu USD (đã thực hiện được 167 triệu USD). Singapore có một số dự án lớn như dự án sản xuất nước giải khát của công ty 100% vốn nước ngoài Coca-cola; dự án xây dựng nhà ở-văn phòng của công ty liên doanh phát triển đô thị-Trấn Sông Hồng, dự án sản xuất xi-măng của công ty liên doanh sản xuất xi-măng Phúc Sơn; hay dự án du lịch của công ty liên doanh khu nghỉ mát Đà Lạt-Dankia. Một số tập đoàn đa quốc gia của các nước ASEAN (TNE's ASEAN) đã có đầu tư tại Việt Nam như Keppel Corp (Singapore) đầu tư vào 7 dự án với tổng vốn đầu tư 421,5 triệu USD, Petronas (Malaysia) đầu tư vào 3 dự án với tổng vốn đầu tư là 180 triệu USD, Charoen Pokphand (Thái Lan) đầu tư vào 3 dự án với tổng vốn đầu tư là 155,8 triệu USD, San Miguel Corp (Philippines) đầu tư vào 3 dự án với tổng vốn đầu tư là 139,7 triệu USD, Neptunes Orients Lines (Singapore) đầu tư vào 1 dự án với tổng vốn đầu tư là 53,6 triệu USD, v.v... 3.5. Về địa bàn đầu tư: ASEAN đã đầu tư vào 39/61 tỉnh thành phố trong cả nước, tập trung chủ yếu vào các vùng có cơ sở hạ tầng tốt, mật độ dân cư lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương. Căn nguyên của vấn đề này là do cơ sở hạ tầng của Việt Nam quá lạc hậu, chỉ có một số tỉnh, thành phố lớn là đủ điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động, phần khác là do nguồn nhân lực có chất lượng chủ yếu chỉ tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 3.6. Các nước kinh tế phát triển thường thông qua ASEAN đầu tư vào Việt Nam. Một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh của mình đặt tại các nước ASEAN như tập đoàn Coca-Cola (Hoa Kỳ), Procter&Gamble (Hoa Kỳ), DaimlerChrysler (CHLB Đức), SK Telecom (hàn Quốc), Nissho Iwai (Nhật Bản), v.v...Điều này một phần bắt nguồn từ sự hạn chế hình thức đầu tư của môi trường Việt Nam, một phần do hiểu biết về Việt Nam còn hạn chế nhưng cũng một phần do họ hy vọng đầu tư thông qua một nước ASEAN thì sẽ được hưởng một số ưu đãi của Việt Nam mà các nước khác không có được. II. Đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam đối với các nhà đầu tư ASEAN: 1. Thuận lợi 1.1. ảnh hưởng chung tới tất cả các nhà đầu tư vào Việt Nam 1.1.1. Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, đường lối phát triển kinh tế xã hội thể hiện tính nhất quán tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết và lộ trình gia nhập AFTA của Việt Nam tạo ra cho các nhà đầu tư những kỳ vọng về sự phát triển. Chính phủ ta tỏ rõ thiện chí và cố gắng tạo môi trường thuận lợi nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.2 Hệ thống Luật pháp và các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Các văn bản pháp luật như Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, pháp lệnh về quản lý chất lượng hàng hoá… đã ra đời tạo nên một môi trường pháp lý bình đẳng cho cạnh tranh lành mạnh. Luật đầu tư nướcngoài của Việt Nam ra đời năm 1987 và đến nay qua 4 lần sửa đổi và bổ sung (lần gần nhất là tháng 6 năm 2000) được các nhà đầu tư nước ngoài coi là khá thông thoáng. Về hình thức đầu tư:Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc các hợp đồng xây dựng như: Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao(BOT), Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh(BTO) hay Hợp đồng xây dựng- chuyển giao(BT). Đặc biệt, nhà nước ta đang tiến tới cho phép hình thức đầu tư nước ngoài dưới dạng doanh nghiệp cổ phần. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Về lĩnh vực đầu tư: Hiện nay, Nhà nước Việt Nam chỉ hạn chế đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài ở 8 lĩnh vực: ă Xây dựng, kinh doanh mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt (chỉ thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh). ă Khai thác, chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm. ă Dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn kỹ thuật). ă Vận tải hàng không, đường sắt, đường biển, vận tải hành khách công cộng, xây dựng cảng, ga hàng không (trừ các dự án BOT, BTO, BT). ă Sản xuất thuốc nổ công nghiệp. ă Trồng rừng. ă Du lịch lữ hành. ă Văn hoá. Ngoài những lĩnh vực trên, nhà đầu tư nước ngoài được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, địa bàn, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của Luật đầu tư nước ngoài. Một số chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài: ă Nhà nước đảm bảo hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các công trình hạ tầng, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu và các công trình quan trọng khác. ă Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu vào Việt Nam tạo tài sản cố định thực hiện dự án và phương tiện chuyên dùng nhập khẩu để đưa đón công nhân được miễn thuế nhập khẩu. Ngoài ra Chính phủ quy định việc miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu đối với các hàng hóa đặc biệt cần khuyến khích đầu tư khác ă Luật quy định các biện pháp khuyến khích và ưu đãi về thuế, về hình thức tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực: sản xuất hàng xuất khẩu; nuôi, trồng, chế biến nông lâm, thuỷ sản; sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư vào phát triển, nghiên cứu vào phát triển; sử dụng nhiều lao động, chế biến nguyên liệu và sử dụng hiệu qủa tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam; xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng và đầu tư vào các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. ă Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển lợi nhuận về nước sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước Việt Nam. 1.1.3. Đặc điểm của thị trường bản địa: Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì Việt Nam là thị trường mới mẻ và rộng lớn, đầy tiềm năng và triền vọng. Đây không chỉ là thị trường với hơn 80 triệu người tiêu dùng mà còn là địa bàn để cung cấp hàng hoá cho Lào, Campuchia, Trung Quốc... 1.1.4. Đặc điểm của thị trường nhân lực: Lao động Việt Nam dồi dào và tương đối rẻ. Đây chính là chính là ưu điểm hàng đầu và nước ta cũng chủ yếu là dựa vào đây để thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào Việt Nam giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí lao động, tận dụng lợi thế so sánh để tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. 1.1.5. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển vận tải biển, hàng không, thông tin liên lạc là những ngành tạo tiền đề cho việc phát triển những ngành công nghiệp khác, đồng thời mang lại lợi nhuận cao. 1.1.6. Nguồn tài nguyên thiên nhiên tuy không phong phú nhưng đa dạng về nông lâm ngư nghiệp, về các loại khoáng sản phục vụ cho sự phát triển nhiều ngành công nghiệp sản xuất trong nước và xuất khẩu. 1.1.7. Tháng 11 năm 2001 Quốc hội đã chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đánh dấu một thời kỳ mới trong tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Đây là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn mở rộng quan hệ thương mại ra thị trường Hoa Kỳ và thế giới. 1.2. Thuận lợi dành riêng cho các quốc gia ASEAN 1.2.1. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được ký kết ngày 7 tháng 10 năm quy định về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc(MFN). Theo đó, nước ta sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà đầu tư các nước thành viên ASEAN sự đối xử không kém thuận lợi sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ 3 nào. Việc thực hiện mở cửa tất cả các ngành nghề và dành chế độ đối xử quốc gia (NT) cho các nhà đầu tư ASEAN sẽ hoàn tất vào năm 2013. Theo đó, dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với các nhà đầu tư nước mình và mở cửa tất cả các ngành nghề cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ ASEAN. 1.2.2. Lịch sử và văn hoá Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Đông á là điều kiện thuận lợi trong giao lưu với các nước có cùng nền tảng văn hoá trong và ngoài khối ASEAN. Có thể nói, Việt Nam như một cửa ngõ phía đông bắc mở ra thị trường Trung Quốc, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc. 1.2.3. Việt Nam phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, khác hẳn với các nước ASEAN khác tạo nên lợi thế về sự khác biệt. Các nước ASEAN khác có thể lợi dụng bàn đạp Việt Nam để mở rộng quan hệ buôn bán với các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ vốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam như Nga và các nước Đông Âu. 2. Khó khăn 2.1. Những vấn đề của hệ thống pháp luật: ă Hệ thống luật pháp, chính sách thiếu đồng bộ: Tính minh bạch: luật ban hành các văn bản pháp quy: các văn bản pháp quy thường không được công bố hoặc công bố chậm sau khi đã có hiệu lực. Dường như chưa có hình phạt nào đối với việc Nhà nước công bố chậm: luật vẫn được thi hành như là công bố kịp thời. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thuế và hải quan: ví dụ trong lĩnh vực thuế, những hướng dẫn ban hành vào cuối năm nộp thuế hướng dẫn quyết toán thuế cho năm trước đôi khi thực chất là các quy định luật pháp có hiệu lực hồi tố. Tính nhất quán: Luật ban hành các văn bản pháp quy: việc thực hiện và diễn giải luật và các quy định của các địa phương trên đất nước khác nhau, đôi khi một văn bản được sử dụng và hiểu theo nhiều nghĩa. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được cụ thể hoá bởi rất nhiều nguyên tắc và quy định hướng dẫn thi hành dưới hình thức các nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn và thư chính thức. Các nhà đầu tư phải đương đầu với một loạt văn bản pháp quy do nhiều Bộ ban hành. Chúng vận hành trong mâu thuẫn giữa Luật đầu tư nước ngoài và những quy định pháp luật khác, chúng thể hiện những quy định của cấp dưới mâu thuẫn với quy định của cấp cao hơn. Nhiều khi các văn bản của cấp dưới lại có thêm những quy định mới thành thử “trên thoáng dưới chặt”. Các nhà đầu tư không thể hiểu nổi Luật nào sẽ được áp dụng trên mọi phương diện. ă Có quá nhiều yêu cầu về giấy phép và thủ tục xin cấp phép: Có tới trên 130 việc xét duyệt và giấy phép hình thành trong toàn bộ quá trình đầu tư mà trong đó hơn một nửa phải phê duyệt lại trên cơ sở từng năm. Quy trình xin cấp giấy phép đầu tư có thể lên tới hàng năm trời. Bộ chứng từ để xin giấy phép đầu tư: Đơn xin cấp giấy phép; hợp đồng liên doanh, điều lệ, luận chứng khả thi; tài liệu tài chính của chủ đầu tư giấy uỷ quyền và tài liệu về công ty của nhà đầu tư, tất cả phải được công chứng, xác thực tính hợp pháp bởi lãnh sự và phải dịch sau đó lại phải công chứng bản dịch. Nhằm loại bỏ trường hợp: nhà đầu tư không đủ vốn, nhà đầu tư không đủ năng lực pháp lý. Đối với nội dung thứ nhất: nhiều nhà đầu tư không có khả năng góp vốn sau vẫn xin được giấy phép, đối với nội dung 2 việc công chứng, xác minh tính hợp pháp và xác thực lãnh sự quá nhiều có thể loại bỏ bớt. Thông tin như khả năng tài chính hay lịch góp vốn thực sự không cần thiết. Kế hoạch kinh doanh chỉ cần ngắn gon không cần thiết phải chi tiết đến số lượng sản phẩm, công nhân viên hay chi phí vận hành dự kiến hay công suất hàng năm vì chi phí này có thể là không thực tế. Đã thực hiện một cửa đối với cấp phép nhưng chưa có sự phối hợp để áp dụng chế độ này đối với thủ tục và quy trình sau cấp phép, điều này trên thực tế đã tạo ra gánh nặng thêm đối với các nhà đầu tư mới được cấp phép. ă Lĩnh vực đầu tư vẫn còn hạn chế: Nước ta vẫn giữ độc quyền nhà nước ở các lĩnh vực quảng cáo, viễn thông, điện, nước. Nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế ở lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh hàng hoá. Thực chất những hạn chế này không tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh khiến cho công nghệ không phát triển mà giá lại cao ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng. Có nhiều lĩnh vực Việt Nam còn hạn chế đầu tư nước ngoài thì một số nước khác đã mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài như: thương mại bán lẻ, kinh doanh phân phối sản phẩm, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản... Trong khi các nước ASEAN quy định các lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm khuyến khích, cấm hoặc hạn chế đầu tư rất cụ thể thì các danh mục của ta còn khá chung chung, chưa cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện. Một số lĩnh vực các nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như: xây dựng, kinh doanh mạng viễn thông, khai thác khoáng sản, sản xuất thép thông thường, kinh doanh xây dựng: dịch vụ xây dựng và tư vấn xây dựng, vận tải hàng không, đường sắt, đường biển, đường bộ, vận tải hành khách công cộng, xây dựng và vận tải cảng biển, ga hàng không (các dự án BOT, BTO, BT có thể theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), du lịch lữ hành, văn hoá, thể thao, giải trí. So với nhiều nước trong khối ASEAN, quy định của Việt Nam chưa thật cụ thể và rõ ràng.Điều này không chỉ mới xuất hiện sau cuộc khủng hoảng. Chính vì vậy, các nhà đầu tư ASEAN đã gặp nhiều khó khăn khi không biết chính xác lĩnh vực, ngành nghề nào được và không được đầu tư vào Việt Nam, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư. ă Hình thức đầu tư vẫn còn hạn chế, Chính phủ chưa quan tâm lắm đến hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là hình thức hiện nay rất phổ biến trên thế giới. Hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ phù hợp với thời kỳ nước ta chưa có thị trường chứng khoán. Nó hạn chế việc huy động vốn của chủ đầu tư buộc chủ đầu tư phải có năng lực tài chính, kể cả việc thu xếp các nguồn vốn vay và chấp nhận gánh chịu toàn bộ rủi ro đầu tư cũng như khả năng hạn hẹp trong chuyển nhượng vốn. Các nước trong khu vực có một số qui định mở rộng hơn như: Malayxia cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, chi nhánh hoặc công ty con; ở Indonesia các công ty liên doanh có thể mua cổ phần của các công ty Indonesia, đổng thời có thể thành lập chi nhánh nếu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng hoặc dầu khí; ở Singapore, công ty nước ngoài hoạt động tại Singapore có thể thành lập công ty tư nhân trách nhiệm hữu hạn hoặc đăng ký hoạt động với tư cách là một chi nhánh của công ty nước ngoài. Như vậy, so với các nước, hình thức đầu tư của ta chưa thật đa dạng, phong phú. Việt Nam chưa có quy định về việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức công ty cổ phần, công ty quản lý vốn. ă Luật cạnh tranh và chống độc quyền chưa ra đời để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, trung thực, công bằng giữa các chủ thể cạnh tranh; điều tiết cạnh tranh có mức độ đối với từng loại thị trường hàng hoá; bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và nhà sản xuất. Chưa có chế tài cụ thể đối với hành vi bán phá giá để loại bỏ đối thủ, lợi dụng quảng cáo để khuếch trương sai lệch về sản phẩm của mình, nhái nhãn hiệu và mẫu mã hàng hóa của người khác để thu lời bất hợp pháp… ă Nghị định 24 thiếu hướng dẫn cụ thể về xác định dự án khuyến khích đầu tư nên cơ quan Nhà nước có quyền đưa ra quyết định chủ quan. Vậy cần lập và ban hành định nghĩa cụ thể hơn cho các hạng mục dự án có điều kiện và các dự án cấm, các cán bộ cấp phép cần thấm nhuần nguyên tắc chung "nếu không cấm có nghĩa là được phép" vì những cán bộ cấp phép thường có xu hướng bảo thủ khi gặp lĩnh vực kinh doanh mới. Danh mục các khu vực khuyến khích đầu tư không đầy đủ và không phản ánh hết tình hình kinh tế ở nhiều khu vực. ă Cho đến nay vẫn tồn tại quá nhiều loại phí và lệ phí bất hợp lý gây làm tăng chi phí đầu tư. 2.2. Công tác quản lý Nhà nước yếu kém đã hạn chế hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI. ă Thủ tục hành chính Về thủ tục đầu tư, Việt Nam hiện vẫn áp dụng chế độ cấp phép đối với tất cả các dự án với thời hạn xét duyệt tối đa là 60 ngày. Sau khi có giấy phép đầu tư, nhà đầu tư còn phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy phép nhập khẩu... Đặc biệt đáng lưu ý là Việt Nam chưa có cơ quan dịch vụ tư vấn đầu tư miễn phí, một cửa như các nước. Các nhà đầu tư Singapore phàn nàn rằng thủ tục sau giấy phép của Việt Nam còn quá phức tạp. Đây cũng chính là một trong những tồn tại của hệ thống hành chính mang nặng tính quan liêu, bao cấp, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. Để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các dự án đang hoạt động theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vượt qua khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính đem lại và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến hoạt động tại Việt Nam. Sau khi được cấp phép, doanh nghiệp lại phải nộp hàng loạt các báo cáo thống kê: hàng năm, quý, bất thường…, mỗi hoạt động lại phải xin phê duyệt: Phê duyệt của cơ quan Nhà nước về thanh lý máy móc thiết bị và nguyên liệu, phê duyệt tăng vốn, phê duyệt chuyển đổi hình thức kinh doanh, phê duyệt phá sản… ă Luật đầu tư nước ngoài đã ghi rõ ngoài 8 lĩnh vực hạn chế, nhà đầu tư nước ngoài được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, địa bàn, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của Luật đầu tư nước ngoài. Nhưng thực tế diễn ra không phải như vậy. Thường có một sức ép ngầm đối với nhà đầu tư buộc họ phải thành lập liên doanh với một doanh nghiệp trong nước nào đó đã định sẵn, kể cả vấn đề đất đai lẫn địa bàn kinh doanh cũng vậy. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đối với nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước. ă Sự can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Bắt nguồn từ giấy phép đầu tư, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn muốn chuyển sang địa điểm khác hay thay đổi lĩnh vực kinh doanh hoặc thay đổi điều kiện kinh doanh (mở rộng hay thu hẹp diện tích đất) hoặc thay đổi thị trường sản phẩm (tỷ lệ xuất khẩu đã định trước). Về mặt lao động, doanh nghiệp bị trói buộc vào một hợp đồng lao động in sẵn do Nhà nước quy định, một kế hoạch đào tạo lao động đã định trước và mức lương tối thiểu bằng đồng đôla. Nhà nước còn quy định mức trần lãi suất nếu doanh nghiệp vay vốn nước ngoài và các khoản vay phải được sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài những quy định chung của Nhà nước, doanh nghiệp phải thực hiện thêm nhiều quy định mới do địa phương đưa ra, các loại giấy tờ phải nộp, các loại phí phải đóng và các khoản ủng hộ bắt buộc. ă Sự yếu kém của quản lý thị trường dẫn đến các hành vi gian lận thương mại, làm hàng giả, hàng nhái, bán phá giá để loại đối thủ, phá hoại lẫn nhau gây rối loạn thị trường hàng hoá, ảnh hưởng đến những nhà đầu tư đúng pháp luật. Sự cạnh tranh của các cơ quan thông tin: thông tin được đưa không chính xác, đôi khi ý kiến, đề nghị không chính thức dự kiến của lãnh đạo của cơ quan Chính phủ đựơc công bố. Các cơ quan thông tin phải chịu trách nhiệm theo luật dân sự đối với tính chính x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100864.doc
Tài liệu liên quan