Đề tài Thực trạng FDI của Việt Nam

Trước khi đổi mới, mở cửa nền kinh tế, Việt Nam có rất ít chính sách nào để thu hút đầu tư nước ngoài. Sau năm 1986, Việt Nam mở cửa nền kinh tế hướng theo xu hướng kinh tế thị trường, từ đó cũng đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, tính ra thì chúng ta bắt đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) chậm hơn so với các nước trong khu vực từ hai đến 3 thập kỉ. Do đó, so với các nước trong khu vực, Việt Nam còn nhiều thua kém trong việc thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong những năm qua chúng ta đã có những thành tựu đáng chú ý trong việc thu hút FDI.

Trong 20 năm qua (1988 – 2008) đã có 10981 dự án đầu tư nước ngoài đăng kí, với tổng số vốn đăng kí là 163,6 tỉ USD (kể cả vốn tăng thêm); trong đó trong năm 2008 đạt 64 tỉ USD là con số cao nhất trong vòng 20 năm qua.

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng FDI của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được dễ dàng, thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nội dung của hệ thống pháp luật càng đồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến, nhưng cởi mở, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn của FDI càng cao. 4.2. Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích ĐTNN. Chính sách thương mại cần thông thoáng theo hướng tự do hóa để bảo đảm khả năng xuất - nhập khẩu các máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, cũng như sản phẩm, tức bảo đảm sự thuận lợi, kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư của các nhà ĐTNN. Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Chính sách lãi suất và tỷ giá tác động trực tiếp đến dòng chảy của FDI với tư cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định. Việc xem xét sự vận động của vốn nước ngoài ở các nước trên thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư dài hạn, nhất là FDI đổ vào một nước thường tỷ lệ thuận với sự gia tăng lòng tin của các chủ đầu tư, đồng thời lại tỷ lệ nghịch với độ chênh lệch lãi suất trong - ngoài nước, trong - ngoài khu vực. Nếu độ chênh lệch lãi suất đó càng cao, tư bản nước ngoài càng ưa đầu tư theo kiểu cho vay ngắn hạn, ít chịu rủi ro và hưởng lãi ngay trên chỉ số chênh lệch lãi đó. Hơn nữa, khi mức lãi suất trong nước cao hơn mức lãi suất quốc tế, thì sức hút với dòng vốn chảy vào càng mạnh. Tuy nhiên, đồng nghĩa với lãi suất cao là chi phí trong đầu tư cao, làm giảm đi lợi nhuận của các nhà đầu tư. Một tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở từng giai đoạn thì khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu càng lớn, sức hấp dẫn với vốn nước ngoài càng lớn. Một nước có mức tăng trưởng xuất khẩu cao sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư vì khả năng trả nợ của nước đó được bảo đảm hơn, độ mạo hiểm trong đầu tư sẽ giảm xuống. Các mức ưu đãi tài chính - tiền tệ dành cho vốn ĐTNN trước hết phải bảo đảm cho các chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực, của mỗi nước để khuyến khích họ đầu tư vào trong nước và vào những nơi mà Chính phủ muốn khuyến khích đầu tư. Những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ưu đãi tài chính giành cho ĐTNN. Mức ưu đãi thuế cao hơn luôn được giành cho các dự án đầu tư có tỷ lệ vốn nước ngoài cao, qui mô lớn, dài hạn, hướng về thị trường nước ngoài, sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động trong nước, tái đầu tư lợi nhuận và có mức độ "nội địa hóa" sản phẩm và công nghệ cao hơn. Hệ thống thuế thi hành sẽ càng hiệu quả nếu càng rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng và mức thuế không được quá cao (so với lãi suất, lợi nhuận bình quân, so với mức thuế chung của khu vực và quốc tế...). Các thủ tục thuế, cũng như các thủ tục quản lý ĐTNN khác, phải được tinh giản hợp lý, tránh vòng vèo nhiều khâu trung gian, phải công khai và thuận lợi cho đối tượng chịu quản lý và nộp thuế. Tự do hóa đầu tư càng cao càng thu hút được nhiều vốn nước ngoài. Sự hỗ trợ tín dụng (ở nhiều nước, Chính phủ đã lập ra các Quĩ hỗ trợ ĐTNN để hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu tư, nhất là cho những dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư), cùng với các dịch vụ tài chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan tín dụng xuất khẩu và của các tổ chức tài chính đa phương như Ngân hàng thế giới (WB) đã, đang và sẽ đóng vai trò to lớn làm tăng dòng vốn nước ngoài, nhất là FDI tư nhân vào các nước và khu vực, (trong đó có Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng), đặc biệt vào lĩnh vực hạ tầng. Như vậy, một khi các rủi ro giảm xuống, tỷ lệ lợi nhuận tăng lên, thì các luồng vốn nước ngoài sẽ đổ vào nhiều và ổn định ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chung của nước đó chậm lại. Ngược lại, tư bản nước ngoài sẽ thận trọng hơn, thậm chí bỏ chạy nếu nước tiếp nhận đầu tư có "độ tin cậy thấp về tín dụng" - một chỉ số tổng hợp của các yếu tố như: Rủi ro chính trị cao, phát triển kinh tế chậm, xuất khẩu kém, nợ cao và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Khi đó, dù những ưu đãi tài chính rất cao được đưa ra cũng khó hấp dẫn được các nhà ĐTNN vốn năng động, thận trọng, luôn mong muốn và thường có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường đầu tư như ý trên toàn thế giới. 4.3. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Ngoại trừ đối với các nhà ĐTNN chuyên kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng, còn sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai trên thực tế các dự án đầu tư đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu, cảng, đường sá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe - nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống và một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật, v.v...) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao. Tóm lại, hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho các chủ ĐTNN tiện nghi và sự thoải mái dễ chịu như ở nhà họ, và giúp họ giảm được chi phí sản xuất về giao thông vận tải, trong khi không hề bị cản trở trong việc duy trì và phát triển các quan hệ làm ăn bình thường với các đối tác của họ trong cả nước, cũng như khắp toàn cầu. Trong các điều kiện và chính sách hạ tầng phục vụ FDI, chính sách đất đai và bất động sản có sức chi phối mạnh mẽ đến luồng FDI đổ vào một nước. Càng tạo cho các chủ ĐTNN sự an tâm về sở hữu và quyền chủ động định đoạt sử dụng mua bán đất đai, bất động sản mà họ có được bằng nguồn vốn đầu tư của mình như một đối tượng kinh doanh thì họ càng mở rộng hầu bao đầu tư lớn và lâu dài hơn vào các dự án trên lãnh thổ nước và địa phương tiếp nhận đầu tư. Dịch vụ thông tin và tư vấn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng đối với cả những nước thu hút vốn nước ngoài lẫn đối với các chủ ĐTNN. Nội dung hoạt động dịch vụ này rất phong phú và ngày càng mở rộng, bao gồm từ việc cung cấp thông tin cập nhật, có hệ thống, đáng tin cậy về môi trường đầu tư của cả nước và địa phương tiếp nhận đầu tư cũng như về các chủ ĐTNN cho các đối tác tiềm năng rộng rãi trong nước và trên toàn thế giới (trong đó các chủ đầu tư lớn luôn được chú ý săn sóc đặc biệt); hỗ trợ các đối tác đầu tư trong và ngoài nước tiếp xúc và lựa chọn các đối tác thích hợp, tin cậy; đến giúp đỡ các bên làm thủ tục ký kết các hợp đồng kinh doanh, thành lập các liên doanh, cả các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và thông tin cần thiết khác liên quan đến đánh giá các quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh. Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để khai tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của mình, mà đó còn là cơ hội để nước và địa phương tiếp nhận đầu tư có thể và có khả năng thu lợi đầy đủ hơn từ dòng vốn nước ngoài đã thu hút được (thông qua tăng thu nhập từ dịch vụ vận tải, thương mại, tài chính, tư vấn thông tin phục vụ các dự án đầu tư đang và sẽ triển khai). 4.4. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học và công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn. Đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao là điều kiện hàng đầu để một nước và địa phương vượt qua được những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các nhà ĐTNN. Việc thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, quản lý cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba và sự lạc hậu về trình độ khoa học công nghệ trong nước sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư , làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước và địa phương. Một hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức hấp thu công nghệ chuyển giao, và là đối tác ngày càng bình đẳng với các ĐTNN, là điều kiện cần thiết để nước và địa phương tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn nước ngoài. Hệ thống các doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất lẫn dịch vụ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đủ sức giữ được thị phần thích đáng tại thị trường trong nước và ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mạng lưới các doanh nghiệp dịch vụ về tài chính - ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống đó, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển vốn trong nước và quốc tế. Càng tự do hóa tài chính và đầu tư sẽ càng tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư lớn. 4.5. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai. Lực cản lớn nhất làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phiền phức gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn nước ngoài mà còn của toàn bộ quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương. Bộ máy đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén về chính sách, với những thủ tục hành chính, những qui định pháp lý có tính chất tối thiểu, đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao, được giáo dục tốt và có kỷ luật, tôn trọng pháp luật. Vì mục tiêu của FDI là nhằm thu lợi nhuận cao, do vậy, nếu các dự án FDI đã được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà ĐTNN tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời nêu gương có sức thuyết phục các nhà ĐTNN khác yên tâm bỏ vốn. Điều này sẽ giúp cho nguồn vốn FDI tiếp tục tăng. Ngược lại lỗ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. 5. Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư: (Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ) 5.1. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng 1. Sản xuất, chế biến các chất ma túy. 2. Đầu tư kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 3. Đầu tư trong lĩnh vực thám tử tư, điều tra. 5.2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam 4. Các dự án xây dựng trong khuôn viên của các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia; các dự án làm ảnh hưởng xấu đến kiến trúc, cảnh quan của các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia. 5. Sản xuất các sản phẩm văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan. 6. Sản xuất đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội. 7. Kinh doanh mại dâm; buôn bán phụ nữ, trẻ em. 8. Thử nghiệm sinh sản vô tính trên người. 5.3. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường 9. Sản xuất hóa chất bảng 1 (theo Công ước Quốc tế). 10. Sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc không được phép sử dụng tại Việt Nam. 11. Sản xuất các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc-xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. 5.4. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo quy định của các điều ước quốc tế 12. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hoặc sử dụng các tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 5.5. Các dự án đầu tư khác thuộc diện cấm đầu tư theo quy định của pháp luật. II. THỰC TRẠNG FDI CỦA VIỆT NAM 1. Vốn và số dự án đăng kí đầu tư. Trước khi đổi mới, mở cửa nền kinh tế, Việt Nam có rất ít chính sách nào để thu hút đầu tư nước ngoài. Sau năm 1986, Việt Nam mở cửa nền kinh tế hướng theo xu hướng kinh tế thị trường, từ đó cũng đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, tính ra thì chúng ta bắt đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) chậm hơn so với các nước trong khu vực từ hai đến 3 thập kỉ. Do đó, so với các nước trong khu vực, Việt Nam còn nhiều thua kém trong việc thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong những năm qua chúng ta đã có những thành tựu đáng chú ý trong việc thu hút FDI. Trong 20 năm qua (1988 – 2008) đã có 10981 dự án đầu tư nước ngoài đăng kí, với tổng số vốn đăng kí là 163,6 tỉ USD (kể cả vốn tăng thêm); trong đó trong năm 2008 đạt 64 tỉ USD là con số cao nhất trong vòng 20 năm qua. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam tính hết năm 2008 Nguồn: Tổng Cục thống kê Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ) Tổng số 10981 163607,2 57045,5 1988 37 341,7 1989 67 525,5 1990 107 735,0 1991 152 1291,5 328,8 1992 196 2208,5 574,9 1993 274 3037,4 1017,5 1994 372 4188,4 2040,6 1995 415 6937,2 2556,0 1996 372 10164,1 2714,0 1997 349 5590,7 3115,0 1998 285 5099,9 2367,4 1999 327 2565,4 2334,9 2000 391 2838,9 2413,5 2001 555 3142,8 2450,5 2002 808 2998,8 2591,0 2003 791 3191,2 2650,0 2004 811 4547,6 2852,5 2005 970 6839,8 3308,8 2006 987 12004,0 4100,1 2007 1544 21347,8 8030,0 2008 1171 64011,0 11600,0 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Với bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy, từ năm 1988 – 1999, là khoảng 10 năm đầu chúng ta mở cửa nền kinh tế, số vốn đầu tư nước ngoài của chúng ta đã tăng rất mạnh. Nếu như năm 1988 chỉ có 37 dự án đăng kí đầu tư trực tiếp tại thị trường Việt Nam với số vốn đăng kí là 341 triệu USD thì đến năm 1999 tổng số dự án đăng kí đã tăng gần 9 lần lên con số 327 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 2,5 tỉ USD, tăng 7,5 lần. Cũng trong giai đoạn này chúng ta có thể thấy sự tăng nhanh của số vốn thực hiện dự án đăng kí. Năm 1988 vẫn chưa thực hiện số vốn đã đăng kí thì đến năm 1999 thì tổng số vốn thực hiện là 2,3 tỉ USD. Trong giai đoạn này, năm 1996 là năm quan trọng nhất với số dự án đầu tư là 372 với số vốn đăng kí là 10,1 tỉ USD và với số vốn thực hiện là 2,7 tỉ USD. Sở dĩ năm 1996 có lượng vốn tăng vọt là do có hai dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh được chính phủ phê duyệt với qui mô dự án lớn (hơn 3 tỉ USD/ 2 dự án). Đồng thời thị trường Việt Nam cũng là thị trường mới, hấp dẫn đối với nhà đầu tư, cùng với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của chính phủ đã góp phần làm nên sự tăng mạnh này. Nhưng sau đó, trong những năm 1997 – 1999 đã có sự giảm nhẹ do tác động của Khủng hoảng tài chính Châu Á tác động. Vì phần lớn (khoảng 70%) nguồn vốn FDI của Việt Nam là từ các nước Châu Á (ASEAN, Đông Bắc Á…). Cuộc khủng hoảng 1997 đã khiến cho các doanh nghiệp ở các quốc gia này gặp khó khăn hoặc thậm chí là phá sản, do đó khó có thể tiếp tục đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, trong thời gian này, “Luật đầu tư nước ngoài năm 1996” đã cắt giảm một số ưu đãi đối với FDI, cũng như các điều kiện nội tại của Việt Nam cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này. Tình hình thực hiện vốn Fdi vào Việt Nam giai đoạn 1988 – 2006 Nguồn: amchamvietnam.com Cũng từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể khái quát được tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2008. Nhìn chung, ta có thể thấy, số dự án đầu tư vào Việt Nam có thay đổi theo từng năm nhưng vẫn có xu hướng tăng là chính . Đây là kết quả của việc khuyến khích và nhiều chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi, đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2000, sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn do khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và những khó khăn nội tại, FDI Việt Nam đã tăng trở lại với 2,8 tỉ USD đăng kí (391 dự án) và thực hiện 2,4 tỉ. Đến hết năm 2008, đã có 1171 dự án đầu tư vào Việt Nam với 64 tỉ USD đăng kí và đã thực hiện được 11,6 tỉ USD. Đây là một con số vô cùng ấn tượng. Năm 2008 được đánh giá là năm FDI của Việt Nam đạt đỉnh cùng với những kỉ lục khó phá trong suốt 20 năm đổi mới và mở cửa nền kinh tế. Nguồn: amchamvietnam.com Trong 10 tháng đầu năm 2009, ước tính đã có 8 tỉ USD số vốn FDI đã được giải ngân, đạt 87,9 % so với cùng kì năm ngoái. Từ đầu năm đến nay đã có 658 dự án mới đăng kí đầu tư với tổng số vốn là 14,05 tỉ USD. Tuy là chỉ bằng 21,7% so với cùng kì năm ngoái, nhưng đây được coi là một con số khá cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay. Tuy nhiên, trong bảng số liệu trên, chúng ta cũng có thể nhận ra một điều rằng, tuy số dự án cũng như số vốn đăng kí là rất cao nhưng số vốn thực hiện lại không tương xứng với những con số đó. Đây là một vấn đề cần phải được quan tâm và tìm cách giải quyết để khai thác triệt để số vốn và dự án đầu tư vào Việt Nam. 2. Vấn đề về cơ cấu vốn đầu tư. 2.1. Cơ cấu vốn theo đối tác đầu tư. Tính đến hết năm 2008 đã có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, đa phần trong số đó thì các quốc gia Châu Á chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam, khoảng 20% là từ các quốc gia Châu Âu và 10% là từ các quốc gia Châu Mỹ. Tuy nhiên, con số đó chưa phản ánh đúng tình hình các quốc gia đầu tư của các quốc gia vào Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì nhiều công ty Châu Âu, Châu Mỹ hay thậm chí là Châu Á đã thông qua các chi nhánh của mình để đầu tư vào Việt Nam, chẳng hạn như: Ngân hàng HSBC của Anh đã thông qua chi nhánh của mình ở Hồng Kông để đầu tư vào Việt Nam, công ty Unilever đã thông qua chi nhánh tại Singapore để đầu tư vào Việt Nam…. Trong đó các 20 nước có số vốn đăng kí trên 1 tỉ USD. Dẫn đầu danh sách là các quốc gia đến từ Châu Á: đứng đầu là Đài Loan, theo sau là Hàn Quốc, Malaysia, Singapore…. Theo bảng số liệu kèm theo bên dưới chúng ta nhận thấy rằng Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan là các đối tác quan trọng của chúng ta trong lĩnh vực FDI, chiếm 2/3 tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam. Điều này đã giải thích cho việc vì sao FDI vào nước ta giảm mạnh trong khoảng thời gian khủng hoảng tài chính châu Á 1996 – 1999. Tình hình thu hút vốn đầu tư Fdi vào Việt Nam theo cơ cấu đối tác đầu tư Nguồn: FIA VN TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Đài Loan 2010 21,288,525,858 8,584,570,478 2 Hàn Quốc 2283 20,464,645,116 6,878,793,377 3 Malaysia 337 18,061,807,601 3,869,706,032 4 Nhật Bản 1154 17,687,549,013 5,129,090,754 5 Singapore 758 16,921,706,757 5,409,843,494 6 BritishVirginIslands 452 13,201,350,649 4,348,857,576 7 Hoa Kỳ 479 12,804,088,401 2,254,131,798 8 Hồng Kông 564 7,770,386,135 2,662,436,991 9 Cayman Islands 44 6,630,072,851 1,226,052,618 10 Thái Lan 215 5,744,215,708 2,447,270,622 11 Canada 91 4,796,206,125 1,008,422,656 12 Brunei 96 4,693,331,421 947,546,421 13 Pháp 267 3,037,192,268 1,538,649,534 14 Hà Lan 123 2,869,514,313 1,572,491,444 15 Trung Quốc 661 2,699,997,942 1,273,506,577 16 Samoa 80 2,627,109,168 375,027,500 17 Síp 6 2,209,065,500 751,681,500 18 Vương quốc Anh 119 2,151,377,501 1,319,756,709 19 Thụy Sỹ 67 1,432,928,849 1,011,185,804 20 Australia 224 1,207,335,536 517,246,588 Tuy nhiên trong những năm gần đây, cơ cấu này đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Hiện nay, các quốc gia trên cũng vẫn có nhiều dự án đầu từ vào Việt Nam, nhưng bên cạnh đó các quốc gia đến từ Âu Châu, Úc Châu và đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ đã có rất nhiều dầu tư FDI vào Việt Nam. Đáng kể là Hoa Kì, số vốn đăng kí và số dự án của Hoa Kì vào Việt Nam ngày càng tăng nhanh nhờ có Hiệp định Thương mại Việt – Mĩ 2001, Hiệp định PRNT 2006 cũng như việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO cũng thúc đẩy các doanh nghiệp Mĩ tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam bằng con đường FDI. Đáng chú ý nhất là dự án đầu tư của Intel, công ty công nghệ hàng đầu của Mĩ đã đầu tư xây dựng nhà máy và đưa vào sản xuất và hoạt động tại Tp Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một đối tác có nhiều dự án đầu tư vào thị trường Việt Nam nhất và các dự án của Nhật thường là những dự án lớn, với số vốn đầu tư lớn. Mặc dù trong thời kì khủng hoảng, suy thoái của nền kinh tế Nhật những năm 90 của thế kỉ trước, nhưng nguồn vốn của Nhật Bản đổ vào Việt Nam là một trong những nguồn đầu tư quan trọng. Nguồn: amchamvietnam.com 2.2 Về cơ cấu ngành. Trong giai đoạn 1988 – 1995, số dự án và số vốn đăng kí đầu tư chủ yếu là đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi, với đối tác chính là Nga. Tiếp đó là các dự án đầu tư khách sạn, du lịch, khu nghỉ dưỡng… là những ngành dễ thực hiện và quản lí. Sau giai đoạn này, từ năm 1996 đến nay, cơ cấu đầu tư ngành đã có sự thay đổi rõ rệt, các ngành được mở rộng đầu tư, lĩnh vực sản xuất được nhận nhiều vốn FDI hơn thời kì trước rất nhiều. Dẫn đầu là ngành công nghiệp cả về số dự án và số vốn đăng kí. Tiếp theo là ngành khách sạn, dịch vụ; ngành lâm – nông – ngư nghiệp là ngành có nhiều số dự án đăng kí đầu tư nhất nhưng lại là ngành có số vốn đầu tư thấp nhất. Điều này chứng tỏ rằng qui mô đầu tư trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp là tương đối nhỏ. Đáng chú ý là ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất và công nghiệp dầu khí, công nghệ thực phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng khu công nghiệp – khu chế xuất là những lãnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nhất. Biểu đồ bên dưới đã thể hiện khá rõ tình hình FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 1988 đến năm 2007. Nguồn: vneconomy.com Cụ thể các ngành có số vốn đầu tư tính đến hết 2008 như sau: Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành tính đến hết năm 2008 Nguồn: FIA VN TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 6709 88,450,150,971 29,427,808,885 2 KD bất động sản 312 38,391,431,638 9,644,479,889 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 253 14,907,111,189 2,410,538,420 4 Xây dựng 484 9,140,631,330 3,257,426,023 5 Thông tin và truyền thông 539 4,653,420,317 2,900,396,652 6 Nghệ thuật và giải trí 119 3,679,189,178 1,045,913,799 7 Khai khoáng 64 3,078,076,547 2,384,555,156 8 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 479 3,000,667,405 1,466,414,502 9 Vận tải kho bãi 284 2,241,580,704 842,572,375 10 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 48 2,143,461,675 668,285,653 11 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 72 1,181,695,080 1,084,363,000 12 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 283 1,168,695,336 526,183,353 13 Y tế và trợ giúp XH 62 952,625,273 234,281,705 14 Dịch vụ khác 76 625,262,000 140,315,644 15 HĐ chuyên môn, KHCN 789 592,694,732 270,192,433 16 Giáo dục và đào tạo 125 268,809,416 104,968,210 17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 89 180,412,926 81,012,516 18 Cấp nước;xử lý chất thải 18 59,423,000 37,123,000 Tổng số 10,805 174,715,338,717 56,526,831,215 Bảng số liệu trên đã chỉ rõ cho ta thấy rằng tính đến hết năm 2008, các lĩnh vực được đầu tư mạnh nhất là Công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số dự án là 6709 chiếm 62,1% cùng số vốn là 88,5 tỉ USD chiếm 50,6%. Tiếp theo là kinh doanh bất động sản với số dự án chiếm 2,9% và số vốn chiếm 22%; ngành dịch vụ với số dự án chiếm 2,3% với số vốn chiếm 8,5%; con số tương đương ở lĩnh vực xây dựng là 4,5% và 5,2%; lĩnh cực thu hút vốn lớn thứ năm là thông tin và truyền thông với các con số tương số tương đương là 5% và 2,7%. Xét trên bình diện, với bảng số liệu trên, chúng ta đã thấy được rằng cơ cấu thu hút vốn FDI là hợp lí, phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu cũng như phù hợp với chủ trương của nhà nước ta là thu hút vốn từ các ngành có công nghệ cao (công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, thông tin và truyền thông…). Tuy nhiên, xét thấy nước ta là một quốc gia với hơn 70% dân số lao động trong lãnh vực nông nghiệp, đồng thời xét với tiềm năng của ngành nông nghiệp của nước ta thì thấy rằng số vốn và qui mô thu hút FDI vào ngành nông nghiệp chưa xứng tầm với tiềm năng và thực tế vốn có của nó. 2.3.Cơ cấu theo hình thức đầu tư. Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư tính đến hết năm 2008 Nguồn: FIA VN TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 8391 108,633,853,167 34,410,651,818 2 Liên doanh 2000 54,564,356,809 15,732,624,395 3 Hợp đồng hợp tác KD 221 4,961,177,440 4,479,464,521 4 Công ty cổ phần 183 4,711,218,301 1,354,147,481 5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 1,746,725,000 466,985,000 6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng số 10,805 174,715,338,717 56,526,831,215 Trong giai đoạn 1988 – 2002, đa số các dự án đầu tư đều thực hiện theo hình thức liên doanh nhà nước, chiếm 57% số vốn kinh doanh.Các hình thức liên doanh tư nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Lí do là khi đó thị trường Việt Nam là một thị trường mới, tuy hấp dẫn các nhà đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng FDI của Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan