Đề tài Thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.

1. Lý do lựa chọn đề tài.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài.

3. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu.

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM.

I. Việc làm và thất nghiệp.

II. Pháp luật về việc làm.

III. Quan điểm của tỉnh về giải quyết việc làm.

IV. Tình hình và kết quả thực hiện các quy định BLLĐ.

PHẦN II. THỰC TRẠNG GIẢI QUUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH THÁI BÌNH.

I. Khái quát tình hình lao động và việc làm.

II. Thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình.

PHẦN III. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2001 – 2005.

I. Mục tiêu, phương hướng tổng quát phát triển kinh tế xã hội.

II. Mục tiêu phương hướng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình

PHẦN IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH THÁI BÌNH.

I. Giải pháp về kinh tế.

II. Chương trình dân số KHHGĐ, di dân xây dựng các vùng kinh tế mới, cung ứng lao động cho các khu công nghiệp tập trung và xuất khẩu lao động

IV. Giải pháp hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm.

V. Xây dựng và áp dụng một số cơ chế, chính sách khuyến khích dạy nghề, thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm

PHẦN V. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2967 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn 90% dân số và lao động tập trung ở khu vực nông thôn và nông nghiệp. Thái Bình có nguồn lao động dồi dào chiếm 73,23% (1999) trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 58% (khoảng hơn 1 triệu người), đây là yếu tố cơ bản để phát triển, đồng thời cũng là sức ép lớn về việc làm. 2. Chất lượng lao động. + Trình độ văn hoá: Trong tỉnh số người từ 15 tuổi trở lên có: - 26% tốt nghiệp PTTH - 50% tốt nghiệp PTCS - 15% tốt nghiệp tiểu học - 8,5% chưa tốt nghiệp tiểu học và chưa biết chữ + Trình độ chuyên môn kỹ thuật: số người từ 15 tuổi trở lên có: - 81,5% là lao động phổ thông chưa qua đào tạo - 9,5% công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ - 5% trung cấp - 4% cao đẳng, đại học và trên đại học Nguồn lao động của tỉnh có trình độ văn hoá khá cao, nhưng số người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao 81,5%, lực lượng khoa học công nghệ và CNKT nghiệp vụ thấp 9,5%, số người có trình độ trung cấp trở lên chiếm 9% tập trung chủ yếu vào các ngành giáo dục, công nghiệp, y tế và các cơ quan hành chính sự nghiệp. Rất ít lao động được đào tạo nghề nông-lâm-ngư dù chỉ là ngắn hạn, từ đó phản ánh cơ cấu lao động giữa được đào tạo và không được đào tạo còn bất hợp lý, lao động đã qua đào tạo tập trung ở khu vực thị trấn, thị xã. Còn ở khu vực nông thôn lao động được đào tạo chiếm 8%. Đặc biệt CNKT có tay nghề cao thiếu nghiêm trọng nên lực lượng lao động chưa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chất lượng lao động thấp như hiện nay nó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng giải quyết việc làm. Qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn lao động thất nghiệp và thiếu việc làm là chưa qua đào tạo hoặc đào tạo nhưng khả năng chuyên môn, tay nghề kém, không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoặc không tự giải quyết được việc làm. Toàn tỉnh hiện nay còn khoảng 2 – 2,2 vạn lao động chưa có việc làm và 22 – 23 vạn lao động thiếu việc làm. Cùng với khoảng 1 triệu lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, hàng năm số lao động trẻ tốt nghiệp PTCS không thi vào trường PTTH khoảng 15.000 người, số người tốt nghiệp PTTH không thi vào trung học, cao đẳng, đại học khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động cần có việc làm. Đây là sức ép rất lớn cho việc giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. 3. Phân bố lao động. 3.1. Phân bố lao động theo địa giới hành chính (1999). Stt đơn vị đv tính Dân số Lao động % so với ds 1 Thị xã Thái Bình Người 130.345 78.270 60,0 2 Huyện Hưng Hà “ 243.989 140.537 57,6 3 Huyện Quỳnh Phụ “ 239.490 137.949 57,3 4 Huyện Đông Hưng “ 247.981 142.837 57,6 5 Huyện Thái Thụy “ 260.024 150.553 57,9 6 Huyện Tiền Hải “ 203.919 118.069 57,9 7 Huyện Kiến Xương “ 235.661 136.212 57,8 8 Huyện Vũ Thư “ 224.191 131.224 58,0 Cộng 1.785.600 1.035.648 58,0 3.2 Phân bố theo nhóm ngành kinh tế xã hội. Tổng số Nông-lâm -ngư Công nghiệp và xây dựng Thương mại-dịch vụ Quản lý NN-sn đảng đoàn thể 1.041.654 người hoạt động kinh tế 797.511 163.539 53.124 27.480 100% 76,57% 15,7% 5,1% 2,63% Cơ cấu kinh tế(GDP) 100% 57,37% 12,63% 30% - 3.3. Phân bố lao động theo khu vực kinh tế (1999). Tổng số: 1.041.654 người, trong đó: - Quốc doanh: 46.208 người chiếm 4% - Ngoài quốc doanh: 995.266 người chiếm 95,9% - Có vốn đầu tư nước ngoài: 180 người chiếm 0,1% Việc phân bố lao động giữa các ngành, các vùng và khu vực kinh tế, phản ánh lực lượng lao động được tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và nông nghiệp. Lao động khu vực thành thị, ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ chưa phát triển. Tổng sản phẩm GDP do ngành nông - lâm – ngư chiếm 57,37%, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 12,63% và thương mại dịch vụ chiếm 30% đã phản ánh sự phát triển kinh tế còn lạc hậu và mang nặng tính tự cung, tự cấp, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như yêu cầu phát triển xã hội của tỉnh. II. Thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. 1. Thực trạng giải quyết việc làm. Theo kết quả điều tra lao động việc làm tháng 7 năm 1999, thực trạng lao động việc làm của tỉnh thái Bình như sau: Chỉ tiêu đv tính Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Chung cho cả tỉnh Tổng số người hoạt động kinh tế Người 58.235 983.419 1.041.654 1. Số người có việc làm “ 53.173 964.617 1.017.790 - Đủ việc làm “ 45.296 773.774 819.013 Tỷ lệ so với số người có việc làm % 85% 80,21% 80,5% - Thiếu việc làm Người 7.904 190.872 198.777 Tỷ lệ so với người có việc làm % 15,9% 19,79% 19,5% 2. Số người không có việc làm Người 5.062 18.802 23.864 Tỷ lệ so với số người HĐKT % 8,69% 1,91% 2,29% Như vậy số người đủ việc làm chiếm 80.5%, thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao 19,5% và tập trung ở khu vực nông thôn, nông nghiệp. Số người thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao, toàn tỉnh là 2,29% (là 23.864 người) trong đó khu vực thị xã, thị trấn chiếm 8,69% (5062 người) trong khi bình quân chung khu vực toàn quốc là 6%. 2. Kết qủa giải quyết việc làm trong 3 năm (1997, 1998, 1999). Quá trình phát triển và đổi mới của tỉnh về vấn đề việc làm đã thu được kết quả sau: Stt Chỉ tiêu đv tính Kết quả 1997 1998 1999 1 Số lao động được giải quyết việc làm mới Người 14.690 12.247 11.300 2 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị % 8,64% 8,69% 7,84% 3 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn “ 68,5% 72,5% 73,18% Trong 3 năm(1997, 1999) với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và việc triển khai đưa Bộ luật lao động vào cuộc sống đã tạo hành lang pháp lý để người lao động tạo mở cơ hội tìm kiếm việc làm, do đó đã giải quyết việc làm cho 38.237 người lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 12.500 lao động, nâng hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 71,8% năm 1997 lên 73,1% năm 1999. 3. Một số lĩnh vực hoạt động tạo việc làm có hiệu quả. + Với sự tiến bộ KHKT, chương trình khuyến nông và 5 chương trình kinh tế trọng điểm đã tạo một bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần phân bổ lại lao động trong nông nghiệp, đặc biệt vụ đông được phát triển góp phần đưa hệ số sử dụng đất từ 2,22 vòng/năm lên 2,28 vòng/năm. + Chương trình vay vốn từ quỹ hỗ trợ quốc gia theo các dự án nhỏ từ năm 1992 đến nay với tổng nguồn vốn 28 tỷ đồng đã tạo việc làm cho 28.000 lao động. + Chương trình tín dụng ngân hàng người nghèo cho vay vốn đã tạo thêm việc làm có thu nhập 7080 lao động thuộc hộ gia đình nghèo. + Trong cơ chế đổi mới, với các chính sách, cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, 182 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh được thành lập nay đã thu hút trên 19.000 lao động vào làm việc, trong đó đáng chú ý là ngành dệt, may mặc, thêu ren phát triển khá mạnh. + Khai thác nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải sản, nhiều mô hình HTX ra đời, hộ gia đình nuôi trồng thuỷ hải sản đánh bắt xa bờ, phù hợp với cơ chế đổi mới, đã thúc đẩy kinh tế biển tăng trưởng. + Hoạt động của các tổ chức, đoàn thể, hội quần chúng, đã tạo được nhiều việc làm cho hội viên và các hộ gia đình thông qua việc cho vay vốn, tạo việc làm và giúp nhau làm kinh tế gia đình. 4. Những hạn chế trong công tác giải quyết việc làm. + Lao động được giải quyết việc làm so với lao động cần giải quyết việc làm đạt tỷ lệ thấp, hiệu quả chưa cao, phân bố lao động chưa hợp lý giữa các ngành kinh tế. + Chất lượng số lao động thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nước, chưa đủ sức cạnh tranh trong thị trường lao động. + Tỷ lệ lao động còn cao, nhất là ở khu vực thị xã, thị trấn. Theo số liệu điều tra lao động năm 1999: số người thất nghiệp toàn tỉnh là 23.864 người chiếm 2,29% so với tổng số người hoạt động kinh tế, trong đó khu vực thị xã, thị trấn 5.062 người chiếm 8,69%, khu vực nông thôn 18.802 người chiếm 1,91% + Lao động thiếu việc làm toàn tỉnh vẫn còn 198.777 chiếm 19,5%, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn thị xã, thị trấn(nông thôn là 19.79%, thị xã thị trấn là15,9%) + Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong năm của lao động khu vực nông thôn mới đạt 73,1%( 1999) 5. Những nguyên nhân cơ bản của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở Thái Bình. + Thái Bình có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, mật độ dân số cao (1190 người/Km2), bình quân diện tích canh tác 550 m2/người. Dân số và lao động tăng nhanh tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, nông nghiệp. Trong khi sản xuất nông nghiệp chưa thực sự chuyển sang nền sản xuất hàng hoá, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống chưa phát triển và mở rộng nên tình trạng thiếu việc làm và quỹ thời gian lao động chưa được khai thác đầy đủ. + Vị trí địa lý Thái Bình vẫn là một ốc đảo đi lại, giao lưu kinh tế gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư từ ngoài vào. + Hiệu quả các ngành SXKD chưa cao, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, chất lượng sản phẩm thấp, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. + Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý kể cả các DN của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, do ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, nay vẫn chưa thích ứng với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng 1,9 vạn lao động nhưng việc làm cho người lao động chưa đảm bảo ổn định, chế độ của người lao động không hợp lý. + Chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, lao động phổ thông chiếm đại bộ phận (81%). Lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp (18,5%) trong đó đáng chú ý là công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ chỉ có 9,5%. Công tác tư vấn giới thiệu việc làm chưa được phát triển mạnh. Người lao động chưa hiểu đúng và đầy đủ quan niệm về việc làm, còn mang nặng tư tưởng trông chờ vào Nhà nước. Công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức, hiện tại tỉnh có 4 trường CNKT với quy mô từ 200-300 học sinh, 5 trung tâm giới thiệu việc làm có kết hợp dạy nghề ngắn hạn hàng năm cũng chỉ đào tạo và giới thiệu 500-600 người. Nhìn chung, các trường và cơ sở dạy nghề trong tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do đó chưa mở rộng được quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động và yêu cầu phát triển của nền sản xuất xã hội. + Trong các phương hướng, kế hoạch, các chương trình kinh tế xã hội của các ngành các cấp, các đơn vị vấn đề lao động chưa được đề cập đúng mức, chưa coi việc tạo việc làm mới là chỉ tiêu quan trọng. + Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế mới, việc làm và cơ cấu việc cũng có sự thay đổi nhưng quan niệm về việc làm chưa đầy đủ và đúng đắn. Phần III: Mục tiệu phương hướng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình năm 2001-2005. I. Mục tiêu, phương hướng tổng quát phát triển kinh tế xã hội. + Phát huy nội lực là động lực, là nguồn lực nêu cao tinh thần tự lực tự cường . + Con đường thực hiện mục tiêu ”dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” là tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Con đường đi của Thái Bình để tạo bước đột phá về tăng trưởng kinh tế; phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển mạnh theo hướng hàng hoá. + Coi trọng nhân tố con người, quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc trong xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. + Giữ vững ổn định chính trị là điều kiện, tiền đề phát triển kinh tế xã hội. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, then chốt. Đẩy mạnh dịch vụ cung ứng lao động cho tỉnh ngoài, xuất khẩu lao động, đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đa dạng hoá hình thức dạy và học nghề, giới thiệu việc làm. Thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện tốt chính sách với người có công. II. Mục tiêu phương hướng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. 1. Mục tiêu giải quyết việc làm. 1.1. Dự báo về lao động và nhu cầu giải quyết việc làm. 1.1.1. Dự báo về lao động. Trên cơ sở thực trạng năm 1999 và biến động dân số lao động, căn cứ vào tháp tuổi dự báo dân số và lao động đến năm 2005 như sau: sốtt chỉ tiêu đv tính năm 1999 2000 2005 1 Tổng dân số người 1.785.600 1.803.000 1.880.000 2 Dân số đủ 15 tuổi trở lên “ 1.307.616 1.321.500 1.380.500 3 Dân số hoạt động kinh tế “ 1.041.654 1.057.000 1.077.000 - Tỷ lệ so với người15 tuổi trở lên % 79,66 79,98 78,01 4 Lao động trong độ tuổi người 1.035.648 1.045.740 1.090.400 - Tỷ lệ so với dân số % 58 58 58 Dân số hoạt động kinh tế và số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao so với dân số đó là nguồn lực phát triển kinh tế nhưng nó cũng là áp lực lớn về vấn đề giải quyết việc làm. 1.1.2. Dự báo và nhu cầu việc làm. Với sự phát triển và biến động về dân số, lao động như đã dự báo trên, trong năm 2000 – 2005 số lao động cần giải quyết việc làm như sau: * Năm 2000: + Số lao động cần giải quyết việc làm tăng trong năm là 39.900 người, bao gồm: - Số người thất nghiệp của năm 1999 chuyển sang là: 23.800 người. - Số người đến tuổi lao động có khả năng lao động: 14.000 người. - Học sinh, sinh viên ra trường. bộ đội hoàn thành nghĩa vụ trở về: 8000 người - Lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp: 1.200 người - Các loại lao động khác: 900 người + Số lao động giảm trong năm là 13.500 người bao gồm: - Số người đi nghĩa vụ quân sự: 10.000 người - Số người đi học đại học, cao đẳng, CNKT: 2000 người - Số người hết tuổi lao động (chỉ tính khu nông nghiệp) 1.500 người + Cân đối: Số lao động giải quuyết việc làm trong năm 2000 là: 26.400 người. Ngoài ra, phải giải quyết thêm việc làm cho 190.800 người thiếu việc làm (chủ yếu ở khu vực nông thôn). * Năm 2005: Theo cách tính trên, dự kiến đến năm 2005 bình quân mỗi năm phải giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động và tạo thêm việc làm cho khoảng 140.000 lao động đang thiếu việc làm. 1.1.3. Dự báo về tình hình kinh tế xã hội 2000 – 2005. * Thuận lợi: + Những năm qua sản xuất nông nghiệp được mùa liên tục, tạo sự ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện một bước + Kết quả tập trung đẩy mạnh đầu tư những năm qua nhất là năm 97, 98, 99 năng lực của một số ngành được tăng lên như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, khai thác kinh tế biển, xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là trong lĩnh vực giao thông thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông, hạ tầng đô thị. + Quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước từng bước được mở rộng và khi cầu Tân Đệ, nâng cấp đường 10 được hoàn thành sẽ phá thế ốc đảo, có tác dụng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường đối với tỉnh ta. + Những cơ chế chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đang được đẩy mạnh và từng bước đi vào cuộc sống. Việc triển khai 5 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh tạo điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch năm 2000 và những năm tiếp theo + Phương hướng, mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2000 của tỉnh đã được xác định. Tình hình ổn định chính trị ở nông thôn ngày càng được củng cố vững chắc, thị trường rộng lớn của nông thôn Thái Bình sẽ được mở mang. * Khó khăn: + Tình hình ở nông thôn tuy đã cơ bản ổn định nhưng hậu quả còn nặng nề ảnh hưởng nhiều đến việc điều hành phát triển kinh tế xã hội của các cấp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Việc huy động vốn của toàn xã hội gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách hạn hẹp. + Nền kinh tế của các nước khu vực đang phục hồi sau khủng hoảng do đó việc thu hút đầu tư và cạnh tranh xuất khẩu càng trở nên gay gắt, trong khi nền kinh tế của tỉnh còn yếu kém. Trước tình hình đó đòi hỏi phải phát huy nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng để duy trì và phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế thích hợp là cơ sở để giải quyết việc làm cho nhân dân trong tỉnh 1.2. Mục tiêu giải quyết việc làm. 1.2.1. Quan điểm về giải quyết việc làm. + Trước hết cần quan niệm đúng về việc làm: Điều 13 BLLĐ xác định: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Với quy định trên thì tất cả những người làm việc ở các thành phần kinh tế, trong cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, trường học hoặc tại gia đình đều được coi là việc làm. + Giải quyết việc làm cho người lao động vừa mang tính chiến lược lâu dài vừa mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành các cấp, tổ chức chính trị xã hội và của chính người lao động. Nhà nước, các cấp có trách nhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm và các giải pháp thực hiện, có chính sách ưu đãi đối với người lao động. + Giải quyết việc làm gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH đồng thời phải căn cứ vào 2 chỉ tiêu đó là hiệu quả kinh tế và chỗ việc làm mới để lựa chọn các dự án phát triển kinh tế + Giải quyết việc làm phải gắn với việc không ngừng nâng cao chất lượng lao động, do đó phải xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay. 1.2.2. Mục tiêu giải quyết việc làm * Mục tiêu chung. Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo mọi việc làm mới bảo đảm việc làm cho người lao động có nhu cầu việc làm. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người mở mang ngành nghề cho mình và thu hút người lao động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm có hiệu quả thấp để có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả cao. Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc là cho người lao động. * Mục tiêu cụ thể. + Năm 2000: - Giải quyết việc làm mới cho 15.000 lao động. - Giải quyết tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 8,69% xuống dưới 5%. - Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian ở nông thôn từ 73,1% lên 75% - Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 18,5% lên 22%, trong đó CNKT, nhân viên nghiệp vụ và phổ cập nghề từ 9,5% lên 11% - Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành kinh tế xã hội năm 2000 Nông – lâm – ngư: 75,46% Công nghiệp – xây dựng: 16,2% Thương mại – dịch vụ: 5,62% Quản lý Nhà nước, SN, Đảng, đoàn thể: 2,62% + Đến năm 2005 - Hạ tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 4% - Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 78% - Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30%, trong đó đào tạo CNKT, nhân viên nghiệp vụ và phổ cập nghề lên 18% Để đạt được mục tiêu trên, bình quân mỗi năm phải giải quyết khoảng 18.000 chỗ làm việc mới - Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành kinh tế xã hội: Nông lâm ngư nghiệp: 68% Công nghiệp – xây dựng: 19% Thương mại dịch vụ: 10,42% Quản lý Nhà nước, SN, Đảng, đoàn thể: 2,58% 2. Phương hướng. Giải quyết việc làm cho người lao động phải gắn với việc thực hiện chiến lược phát triển KTXH, gắn với sự phát triển và mở rộng các thành phần kinh tế, gắn lao động với đất đai, tài nguyên khoáng sản của tỉnh. Phải lấy giải quyết việc làm tại chỗ là chính, kết hợp mở rộng và phát triển việc làm ngoài tỉnh, nước ngoài và trợ giúp của Nhà nước. Từ đó xác định phương hướng giải quyết việc làm năm 2000 và đến năm 2005 ở tỉnh ta như sau: 2.1 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hiện tại Thái Bình có 94,22% dân số ở khu vực nông thôn và gần 70% lực lượng lao động làm việc ở các ngành nông lâm ngư nghiệp do đó phải đặc biệt chú trọng giải quyết việc làm ở nông thôn theo hướng sau: + Tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả 5 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh đề ra. + Phát triển toàn diện nền SX nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ, hình thành các vùng SX hàng hoá chuyên canh như: lúa gạo XK, cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng các loại cây con có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt chú trọng đến việc đưa khoa học công nghệ tiến bộ vào SX nông nghiệp. + Có chính sách, cơ chế khuyến khích như hỗ trợ vốn, quy hoạch vùng nguyên liệu, tiếp cận thị trường, đào tạo dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật để duy trì và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và du nhập các nghề mới. + Khu vực miền biển: khai thác mọi tiềm năng kinh tế biển. Nuôi trồng hải sản ở vùng nước lợ, cần đầu tư đẩy mạnh đánh bắt xa bờ kết hơp với đánh bắt nhỏ, chế biến hải sản, phát triển dịch vụ nghề biển. 2.2 Giải quyết việc làm cho lao động khu vực Thị xã, thị trấn Kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đô thị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH và giải quyết việc làm chung cho cả tỉnh, vì vậy cần tập trung đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ở mọi thành phần kinh tế để tạo việc làm cho lao động ở thị xã, thị trấn và hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nông thôn. 2.3. Giải quyết việc làm trong các doanh nghiệp. + Đối với doanh nghiệp Nhà nước, hướng chủ yếu là đánh giá, phân loại sắp xếp lại các doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp và hình thức phù hợp theo NĐ44/CP về cổ phần hoá và NĐ 103/CP về giao, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp để đảm bảo việc làm có thu nhập ổn định, chống sa thải lao động một cách tuỳ tiện. Đồng thời có cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triển các doanh nghiệp mới ở các khu công nghiệp Tiền Hải, Diêm Điền, Thị xã đã được quy hoạch. + Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: cần có chính sách khuyến khích, ưu tiên để một mặt chống sa thải người lao động, chống giải thể phá sản, mặt khác mở rộng phát triển thêm để tạo việc làm thu hút lao động. 2.4. Sắp xếp lại mạng lưới hệ thống dạy nghề, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, đặc biệt là CNKT để đáp ứng yêu cầu tự tạo việc làm và tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH. 2.5. Có chính sách, cơ chế khuyến khích hỗ trợ để tìm kiếm thị trường, cung ứng lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài, nước ngoài. Phần IV : Các giải pháp để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình I. Giải pháp về kinh tế Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển ở mọi thành phần kinh tế theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt là giải pháp quyết định tạo việc làm cho người lao động. Cụ thể là : 1. Trong nông nghiệp và nông thôn Tạo việc làm mới cho khoảng 4.000 lao động và 50.000 lao động khác có việc làm đầy đủ hơn tập trung vào một số giải pháp chính sau : Đẩy mạnh biện pháp thâm canh tăng vụ đưa sản xuất vụ đông thành vụ chính ở các huyện thị nâng cao hệ số sử dụng đất phát triển đa dạng các loại cây trồng. + Phát triển thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất lớn mộc nhĩ tạo thêm việc làm cho khoảng 12.000 lao động. Phát triển quy mô trang trại thông qua Công ty sản xuất kinh doanh nhập khẩu nông sản thuộc Sở Khoa học công nghệ môi trường, đào tạo nghề cho các chủ doanh trại. + Đẩy mạnh thực hiện có chương trình sản xuất lúa gạo, hàng hoá xuất khẩu đưa vào đầu tư hoàn chỉnh và đưa vào Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu + Phát triển chăn nuôi toàn diện, lấy chăn nuôi lợn là trọng tâm, đồng thời phát triển chăn nuôi trâu bò, gia cầm. + Thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản và kinh tế biển. 2. Trong ngành công nghiệp. Sản xuất công nghiệp phải hướng vào tiềm năng thế mạnh của tỉnh về nguyên liệu, nhiên liệu và lao động. Tranh thủ hợp tác liên doanh với công nghiệp Trung ương và nước ngoài để tiếp thu KHKT công nghệ cao, mở rộng thị trường quốc tế. Khai thác triệt để mọi thành phần kinh tế trên các lĩnh vực. Phấn đấu năm 2000 giá trị sản lượng công nghiệp tăng 6% so với năm 1999, tạo việc làm mới cho khoảng 3.000 lao động và tạo thêm việc làm cho khoảng 20.000 lao động. Tập trung một số giải pháp chính sau : + Thực hiện hoàn chỉnh đề án may xuất khẩu của Xí nghiệp may Việt Thái, dự án may xuất khẩu của Công ty xuất khẩu thị xã. Dự án sản xuất quạt điện các loại của Công ty điện tử, dự án sản xuất lắp ráp hộp số máy nông nghiệp của Công ty cơ khí ... sẽ giải quyết việc làm cho 1.800 lao động. + Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển làng nghề, xã nghề bằng cơ chế chính sách hợp lý như hỗ trợ về vốn, quy hoạch vùng nguyên liệu, tìm kiếm thị trường, đào tạo dạy nghề, du nhập nghề mới... nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các làng nghề sẵn có của tỉnh như : thêu Minh Lãng Vũ Thư, dệt vải ở Hưng Hà....ngày càng phát triển mở rộng. Phấn đấu phát triển từ 82 làng nghề hiện nay lên 120 làng nghề năm 2005, mỗi năm sẽ giải quyết việc làm mới cho khoảng 800 lao động và có thêm việc làm cho khoảng 15.000 lao động. Trong năm 2000 tổ chức chỉ đạo xây dựng mô hình xã công nghiệp theo đề án của Sở Công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt, cụ thể là : + Nghề may mặc ở 2 HTX Đại Đồng, HTX Bình Dân xã Đông Sơn Đông Hưng với tổng mức vốn đầu tư 11,4 tỷ đồng, sẽ thu hút thêm 850 lao động. + Nghề dệt ở xã Thái Phương Hưng Hà với 2 dự án của XN Dệt Minh Ngọc và Công ty Dệt Thành Công với tổng vốn đầu tư 2 tỷ đồng sẽ thu hút 250 lao động mới vào làm việc + Nghề dệt đũi ở Nam Cao-Kiến Xương với 2 dự án của XN dệt Thành Công và xí nghiệp dệt Địa Hoà. Tổng mức vốn đầu tư 2 tỷ đồng sẽ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100343.doc
Tài liệu liên quan