LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ GIẢM PHÁT VÀ KÍCH CẦU 2
I-/ GIẢM PHÁT - CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 2
1-/ Giảm phát là gì ? 2
2-/ Nguyên nhân gây ra giảm phát. 2
3-/ Hậu quả của giảm phát. 3
II-/ KÍCH CẦU - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 3
1-/ Kích cầu là gì? 3
2-/ Nguyên nhân phải kích cầu: 4
3-/ Các biện pháp kích cầu: 5
PHẦN II - THỰC TRẠNG GIẢM PHÁT Ở VIỆT NAM - NGUYÊN
NHÂN VÀ KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC 10
I-/ KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC: 10
1-/ Kích cầu ở Trung Quốc - bài học cho Việt Nam 10
2-/ Kinh nghiệm từ các nước khác. 12
II-/ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA GIẢM PHÁT Ở
VIỆT NAM 13
1-/ Thực trạng nền kinh tế Việt Nam: 13
2-/ Nguyên nhân gây ra tình trạng trên: 17
III-/ VIỆT NAM MỘT NĂM KÍCH CẦU: 20
PHẦN III - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 23
LỜI KẾT 26
Danh mục tài liệu tham khảo 27
34 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng giảm phát ở Việt Nam - Nguyên nhân và kinh nghiệm từ một số nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng. Lãi suất gửi tiền thấp, người dân sẽ mở rộng tiêu dùng vì việc tiêu dùng lúc này có lợi hơn là việc gửi tiền ở các tài khoản tiết kiệm. Như vậy, cần thực hiện các giải pháp nhằm tăng khối lượng tiền trong lưu thông như: hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành thêm tiền vào lưu thông để thu nhập bằng tiền cho xã hội... Tất cả những việc này sẽ làm lạm phát gia tăng, nhưng nó lại kích thích sản xuất tăng trưởng, công ăn việc làm gia tăng, tiêu dùng gia tăng và nền kinh tế tăng trưởng theo. Vấn đề đặt ra ở đây là xác định tỷ lệ lạm phát vừa phải, đừng để lạm phát tăng cao tác động xấu đến nền kinh tế.
+ Đối với chính sách thương mại: cần tăng xuất khẩu hàng trong nước, giảm dần nhập khẩu. Tăng xuất khẩu có tác động tăng việc làm, tăng thu nhập, tăng tiêu dùng và kinh tế nội địa phát triển. Muốn vậy Nhà nước phải có chính sách bảo hộ xuất khẩu, giảm thuế xuất khẩu (có thể giảm xuống bằng 0%).
+ Nhà nước phải tăng cường đầu tư trong nước.
+ Ngoài các giải pháp nêu trên còn một vấn đề quan trọng nữa là cần khuyến khích tâm lý tiêu dùng hàng nội địa. Bởi vì nếu khuyến khích tiêu dùng mà người dân chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại nhập thì lại không có tác động làm gia tăng sản xuất trong nước, tăng công ăn việc làm trong nước mà ngược lại nó làm sản xuất trong nước bị thu hẹp và công ăn việc làm bị thu hẹp, thu nhập sẽ bị giảm thấp.
phần II
Thực trạng giảm phát ở Việt Nam - nguyên nhân và kinh nghiệm từ một số nước
I-/ Kinh nghiệm từ các nước trong khu vực:
1-/ Kích cầu ở Trung Quốc - bài học cho Việt Nam
Bước sang năm 1998 Trung Quốc chịu sức ép ngày càng gia tăng và rõ nét của khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, xuất hiện nhiều mầm mống của sự tăng trưởng không bền vững. Đầu tư nước ngoài, xuất khẩu có dấu hiệu suy giảm, sản xuất trong nước rơi vào tình trạng trì trệ, hàng hoá ứ đọng nhiều, sức tiêu thụ giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh. Tính đến hết tháng 7 - 1999 giá hàng tiêu dùng tiếp tục giảm sang tháng thứ 16 nếu tính 6 tháng đầu năm nay thì giá bán lẻ giảm 3,2%. Mức tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, nhập khẩu phát triển 16,6% trong khi đó xuất khẩu giảm 4,6%. Đầu tư nước ngoài so 4 tháng đầu năm 98 thì đầu tư nước ngoài giảm 12,6%. Trong khi đó Trung Quốc lại muốn duy trì sự ổn định của đồng nhân dân tệ. Đứng trước sức ép từ trong và ngoài nước nêu trên. Trung Quốc đã buộc phải lựa chọn những giải pháp tháo gỡ, chủ yếu là kích cầu với quy mô lớn trong cả nước để đảm bảo tăng trưởng GDP 8% như mục tiêu đã đề ra trong năm 1999. Chương trình kích cầu của Trung Quốc gồm 2 vấn đề lớn là kích thích nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể:
- Kích thích nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong nườc:
+ Chương trình kích cầu với quy mô lớn của Trung Quốc được bắt đầu từ công nghiệp xây dựng với điểm khởi đầu là xây dựng nhà ở tháng 6 năm 1998 Trung Quốc quyết định chấm dứt bao cấp nhà ở cho công nhân viên chức và thực hiện chính sách thương mại hoá nhà ở. Chính phủ Trung Quốc dành một khoản 12 tỷ USD để xây dựng nhà ở cho công nhân viên chức có nhu cầu mua trước trả góp sau. Đến tháng 7 năm 1999 Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp kích thích tài chính nhằm khuyến khích các nhà kinh doanh bất động sản đầu tư vào khu vực nhà ở như miễn thuế đánh vào các công ty nước ngoài đang tìm cách đầu tư vào các dự án nhà ở hoặc văn phòng cao cấp, hoặc các nhà đầu tư sẽ được vay ngân hàng với lãi suất thấp nhất có thể. Bên cạnh đó Trung Quốc đã đẩy mạnh tư nhân hoá việc xây dựng nhà cửa và coi xây dựng nhà ở mới là động lực mới nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, cùng với việc cải cách chế độ nhà ở, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và chấp nhận với quy mô lớn. Trong năm 1998, các ngân hàng đã cho vay 100 tỷ nhân dân tệ dùng vào việc đầu tư xây dựng cơ bản. Trong những tháng cuối năm 1998 Trung Quốc đã phát hành thêm 100 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ tập trung vốn xây dựng hạ tầng cơ sở. Hàng loạt các chương trình đường xá, cầu cống đã được khởi công xây dựng. Có thể nói trong những tháng cuối năm 1998 và đầu năm 1999, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở đã được Trung Quốc coi như “đầu tầu” để kích cầu trong nước, lôi kéo các ngành khác cùng phát triển.
+ Song song với việc đẩy mạnh đầu tư từ ngân sách Nhà nước Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp về tài chính - tiền tệ nhằm kích thích đầu tư vào sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của người dân, mà hai biện pháp chính là điều chỉnh lãi suất và hướng người dân đầu tư vào thị trường chứng khoán. Chỉ trong vòng 3 năm từ 1996 - 1999 Trung Quốc đã 7 lần hạ lãi suất. Đặc biệt trong năm 1998 Trung Quốc đã 3 lần giảm lãi suất. Việc giảm lãi suất liên tục như vậy có tác dụng bơm tiền gửi trong hệ thống ngân hàng và kích thích đầu tư của tư nhân và doanh nghiệp. ở Trung Quốc, tình trạng tiền gửi trong ngân hàng rất lớn song ngân hàng lại không dám cho vay hoặc đầu tư vì sợ không thu hồi được vốn. Do đó giảm lãi suất ngân hàng cùng với đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm sẽ không khuyến khích người dân tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền đó để đầu tư vào sản xuất, tiêu dùng, mua nhà ở...
+ Trung Quốc đã liên tục đưa ra các biện pháp nhằm làm sôi động thị trường chứng khoán. Mục tiêu là hướng người dân đầu tư vào cổ phiếu và thông qua đó gián tiếp góp vốn cho doanh nghiệp. Các biện pháp đó cụ thể là:
Cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán, cho phép các nhà môi giới phát triển quy mô vốn trên thị trường thứ cấp.
Giảm thuế giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Cho phép các công ty tư nhân phát hành cổ phiếu B bằng ngoại tệ mạnh và chào bán cho người nước ngoài mà trước đây chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước mới được phép phát hành cổ phiếu B.
Những biện pháp trên đã thu hút một lượng tiền mặt đáng kể vào thị trường chứng khoán.
+ Một biện pháp nữa mà Trung Quốc áp dụng để kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước là tăng lượng hàng loạt cho cán bộ công nhân viên chính phủ Trung Quốc đã chi một khoản tiền khổng lồ và hy vọng có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước. Để có khoản tiền trên, Trung Quốc quyết định phát hành 60 tỷ nhân dân tệ công trái trong đó 30 tỷ nhân dân tệ dùng cho tăng lương.
- Khuyến khích đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu:
Song song với việc khuyến khích mở rộng nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước Trung Quốc ra sức thu hút tối đa nguồn vốn nước ngoài. Trung Quốc khuyến khích thương nhân nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, kỹ thuật cao, xây dựng cơ sở hạ tầng môi trường sinh thái và các ngành xuất khẩu thu ngoại tệ. Phát triển các dự án thu hút người lao động. Khuyến khích các công ty xuyên quốc gia đầu tư. Tạo điều kiện cho công ty nước ngoài sử dụng ngoại tệ bằng nới lỏng những hạn chế về ngoại hối. Đồng thời Trung Quốc thực hiện từng bước tự do hoá khu vực tài chính tiền tệ thông qua các biện pháp như cho phép ngân hàng nước ngoài mở rộng kinh doanh đồng nhân dân tệ, cho phép các ty nước ngoài kinh doanh chứng khoán được tham gia trong thị trường Trung Quốc... Có thể nói khuyến khích đầu tư nước ngoài cũng là một cách để Trung Quốc phát triển càng thu hút vốn đầu tư cho sản xuất.
Bên cạnh đó Trung Quốc cũng hết sức nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu bằng các biện pháp như nâng mức hoàn thuế, tăng cường tín dụng xuất khẩu, duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ.
Chương trình kích cầu với quy mô lớn của Trung Quốc đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Nhu cầu đầu tư và tiêu dùng đều tăng lên. Nhờ chương trình này Trung Quốc đã giảm thiểu tối đa tác động, áp lực từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế, duy trì sự ổn định của đồng NDT.
2-/ Kinh nghiệm từ các nước khác.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nước trong khu vực đều giảm sút nghiêm trọng, đầu tư giảm, sản xuất thu hẹp, sức mua kém... Để thoát khỏi tình trạng trên, một trong số các giải pháp mà các nước đều đã áp dụng là kích cầu trong nước cả sản xuất lẫn tiêu dùng để không lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
- ở Thái Lan, chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình trọn gói với giá trị lên đến vài tỷ USD để thúc đẩy kinh tế, kích thích tiêu dùng. Để giảm giá cả hàng hoá, tăng sức mua của dân chúng, chính phủ Thái Lan sẵn sàng chấp nhận giảm ngân sách 1,8 tỷ USD để giảm thuế GTGT đối với một số ngành từ 10% xuống 7% trong 2 năm (ban đầu từ 1/4/1999 đến 31/3/2000). Bên cạnh đó chính phủ cũng quy định giảm giá điện, dầu khí đốt, (vì những khoản này, ngân sách giảm 700 triệu USD/năm) giảm thuế thu nhập cá nhân để tăng sức mua... để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân, chính phủ đã phát hành nhiều đợt trái phiếu... Nhờ những biện pháp kích cầu trên mà Thái Lan đã giải quyết được hàng triệu lao động, tiêu dùng nhiều mặt hàng phát triển hơn, kích thích sản xuất tăng trưởng - số lượng xe hơi bán ra trên thị trường năm 1998 tăng vọt, số lượng người Thái đi du lịch sang Mỹ, sang Tây Âu tăng gấp đôi...
- ở Nhật Bản: Chính phủ đã thực hiện cắt giảm thuế và tung ra các chương trình hàng trăm tỷ USD để kích thích tiêu dùng. ở Nhật người ta thực hiện nhiều chương trình Marketing đặc biệt để tăng lượng sản phẩm tiêu thụ như những đợt giảm giá trong tháng, trong tuần, những lời quảng cáo rất hấp dẫn “Anh là gì? Chúng tôi sẽ nói cho anh biết phải tiêu dùng hàng gì?” Tất cả nhằm mục đích thúc đẩy người tiêu dùng chi sài nhiều hơn nữa. Nhờ những biện pháp đó mà trong quý I/1999 tiêu dùng của Nhật Bản đã tăng 2,2%. Sức tiêu thụ một số mặt hàng đắt tiền như nhà ở, ô tô, máy tính ... đã tăng 1,2% sau 4 quý giảm liên tục.
- ở Philipin, chính phủ lập quỹ phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp tục thực hiện lãi suất cho vay thấp để khuyến khích sản xuất, khuyến khích tiêu dùng...
II-/ Thực trạng và nguyên nhân gây ra giảm phát ở Việt Nam
1-/ Thực trạng nền kinh tế Việt Nam:
Là một nước có nền kinh tế đang phát triển, hệ thống tài chính tín dụng đang còn non trẻ. Việt Nam cũng không tránh khỏi vòng cuốn lốc của cơn bão khủng hoảng kinh tế diễn ra vào tháng 7 năm 1997 vừa qua, trên phạm vi toàn cầu. Tuy mức độ ảnh hưởng không to lớn như nhiều nước song hậu quả của nó đối với nền kinh tế rất nặng nề. Để thoát khỏi tình trạng trên Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân cả nước đang từng bước khắc phục khó khăn bằng các biện pháp, chính sách kinh tế vĩ mô chống suy giảm kinh tế đang xảy ra, ngăn chặn giảm phát.
Xét trên toàn cảnh, tình hình suy giảm kinh tế là rõ rệt, nổi cộm lên là vấn đề giảm phát đang liên tục xảy ra và kéo dài gây ra nhiều hậu quả làm cản trở tăng trưởng kinh tế, làm cản trở quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Sự suy giảm kinh tế diễn ra liên tục trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,... Chỉ số GDP năm 1999 chỉ tăng 4,7-5%, đây là tỷ lệ thấp nhất trong mười năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm 99 chỉ đạt 4,3% cũng là mức thấp nhất trong vòng 6, 7 năm trở lại đây không bằng được mục tiêu 5-6% đã được đề ra hồi đầu năm 1999. Cụ thể trong từng ngành:
ã Nông nghiệp: Trong lĩnh vực này những năm gần đây nước ta đã đạt được những con số đáng mừng. Với mức tăng trưởng 5%, sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất lương thực được mùa lớn, đạt 31 triệu tấn năm 1999. Tổng sản lượng lương thực trong năm 1999 đạt 33,8 triệu tấn trong 2 triệu so với năm 1998. Xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục 4,3 triệu tấn. Có thể nói sản xuất lương thực, thực phẩm trong năm 1999 đã đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm và đạt mức xuất khẩu cao. Chăn nuôi năm 1999 tăng từ 100 đến 106% so với 1998. Tuy nhiên sức tiêu thụ của nhiều cây công nghiệp và chăn nuôi thấp do giá cả cao, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu.
ã Công nghiệp: Năm 1999 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,3% so với năm 1998. Trong đó doanh nghiệp Nhà nước tăng 4,6%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 8,2%, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,1%. Một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao như dầu thô tăng 20,5%, chế biến thuỷ sản tăng 13,8%, sứ vệ sinh tăng 39,8%, may mặc tăng 13%, sản xuất động cơ diegen tăng 2 lần, sản xuất xe đạp tăng 22%. Bên cạnh đó là hầu hết các ngành đều giảm hoặc tăng trưởng chậm, đáng chú ý là sản xuất ti vi giảm 33,9%, so với năm 1998 than giảm 19,4%, máy công cụ giảm 23,7%.
ã Giao thông vận tải: Mười tháng đầu năm 1999 khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách có mức tăng trưởng tương ứng 6,6% và 4,3% vận chuyển hàng hoá theo đường hàng không tiếp tục giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 1998.
ã Tài chính tiền tệ:
- Trong 9 tháng đầu năm 1999 thu ngân sách tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu thuế và phí bằng 78,2% dự toán năm và giảm 8,5% so với cùng kỳ. Chi ngân sách Nhà nước đến cuối tháng 9 năm 1999 tăng 6,5%.
- Trong hệ thống ngân hàng: năm 1999, ngoài công tác điều hành tỷ giá, quản lý ngoại hối ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều chỉnh giảm trần lãi suất 4 lần (từ 1,25%/tháng xuống 0,85%/tháng ở thành thị) giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên tổng dư nợ vẫn ở mức thấp lượng vốn tồn đọng trong hệ thống ngân hàng là lớn.
ã Xuất nhập khẩu: tỷ lệ nhập siêu tuy ở mức thấp song đó là dấu hiệu biểu hiện một cách rõ rệt sự chững lại của nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt 9.127 triệu USD tăng 18% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đạt 9.166 triệu USD giảm 3,6% so với năm 1998.
ã Lĩnh vực đầu tư: là lĩnh vực có tốc độ giảm nhanh. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, theo ước tính của Tổng cục thống kê, năm 1999 chỉ đạt 97,2% kế hoạch năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đến tháng 10 mới có 191 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký 1.457 triệu USD. Giảm 14% về số dự án và giảm 38% vốn đăng ký so với cùng kỳ. Tình hình đầu tư sụt giảm gây ra nhiều tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam như hiện tượng giảm phát liên tục, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế...
ã Lực lượng lao động:
Hiện nay cả nước có khoảng trên 40 triệu lao động, trong đó lao động nông thôn khoảng 30 triệu chiếm 75% tổng lao động cả nước. Với tình hình kinh tế hiện nay lạm phát liên tục giảm thì thất nghiệp tăng là một điều khó tránh khỏi. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở độ tuổi cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội 10,31%, TP. Hồ Chí Minh là 7,04%. Thất nghiệp gia tăng càng gây cản trở đối với một nền kinh tế đang phát triển, đó là sự giảm sút về sản xuất, thu nhập dân cư giảm sút,...
Với thực trạng trên, nền kinh tế Việt Nam đang lâm vào một thời kỳ khó khăn đặc biệt trong lĩnh vực thị trường và giá cả. Nếu như nhiều nước trên thế giới sự sụt giảm giá chung bắt đầu có mầm mống xuất hiện từ năm 1996 là sự dư thừa cung, do sản xuất phát triển cung vượt quá cầu thì tại Việt Nam, một nước có nền sản xuất còn non trẻ, chưa có sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng quá lớn trong dân cư, thì tình trạng cung vẫn thừa mà cầu vẫn tăng là một vấn đề đáng lo ngại. Giá cả liên tục tục giảm để giải quyết hàng hoá ế thừa trong các ngành gây ra hiện tượng giảm phát kéo dài nhất trong lịch sử, làm chao đảo thị trường tài chính tiền tệ,...
Trong lĩnh vực thị trường và giá cả: năm 1999 sự tăng trưởng chậm, trì trệ của các ngành, các lĩnh vực, hoạt động sản xuất bị lâm vào bế tắc do hàng hoá ứ đọng nhiều, sức mua giảm ở cả thành phố lẫn nông thôn. Điều đó làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Mức lạm phát đạt đến mức thấp nhất trong những năm gần đây. Mức lạm phát trong 8 tháng đầu năm là 0,8% theo tổng cục thống kê mức tăng trưởng và lạm phát được thể hiện như sau:
Năm
Tăng trưởng (GDP)
Lạm phát (CPI)
1995
9,5
12,7
1996
9,3
4,5
1997
8,2
3,7
1998
5,8
9,2
1999
4,8
0,1
Mức độ lạm phát giảm liên tục nằm ngoài mong đợi của các nhà hoạch định chính sách. Sự sụt giảm lạm phát dẫn đến tình trạng giảm rõ rệt tốc độ tăng trưởng GDP. Hơn thế nữa tình trạng chuyển hoá nhanh liên tục và đột ngột của tình trạng lạm phát từ năm 1998 và 2 tháng đầu quý I năm 1999 sang giảm phát suốt 8 tháng liền từ tháng 3 đến tháng 10 trong năm là điều đáng lo ngại trong nền kinh tế. Tình trạng giảm phát đã diễn ra trong nền kinh tế thể hiện ở chỗ mặt bằng giá giảm liên tục cùng với sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu Tổng cục thống kê thì tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng qua các năm như sau:
Năm
Tăng trưởng (GDP)
Lạm phát (CPI)
1994
8,8
14,4
1995
9,5
12,7
1996
9,3
4,5
1997
8,2
3,6
1998
5,8
9,2
Riêng năm 1999 tình hình trở nên trầm trọng khi chỉ số GDP tăng 4,7-5%, đây là tỷ lệ thấp nhất gần 10 năm trở lại đây. Mặt bằng giá giảm liên tục chỉ số giá chỉ tăng vào 2 tháng đầu năm là những tháng tết Nguyên Đán, nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư tăng cao: tháng 1 tăng 1,7%, tháng 2 tăng 1,9%. Sau đó từ tháng 3 trở đi giá giảm liên tục:
Tháng/99
Chỉ số giá giảm (%)
3
-0,7
4
-0,6
5
-0,4
6
-0,3
7
-0,4
8
-0,6
9
-1
10
0,4
Với mức giảm bình quân 0,55%/tháng. Trong tháng 8, trong 11 nhóm hàng hoá dịch vụ tiêu dùng chỉ có 5 nhóm giá tăng là dược phẩm, y tế tăng 0,8%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,3%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,2%, may mặc tăng 0,1%, phương tiện đi lại, bưu điện tăng 0,1%. Còn 4 nhóm hàng hoá và dịch vụ giảm là: lương thực giảm 1,3%, thực phẩm giảm 0,7%, thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,2%, hàng hoá và dịch vụ khác là 0,2%.
Với tình hình trên nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại nhiều mâu thuẫn:
- Hàng hoá ế thừa trong khi nhu cầu tiêu dùng trong dân cư tăng. Theo số liệu của tổng cục điều tra dân số Việt Nam năm 1999 thì hiện trên 70% dân số sống trong khu vực nông nghiệp có mức sống thấp, đồ dùng và vật dụng như: sắt thép, xi măng, ti vi mầu, quạt điện, giấy viết, vải vóc, quần áo hàng ngày hầu như thiếu. Ngược lại lượng hàng hoá này lại tồn kho rất nhiều tại doanh nghiệp.
- Trong nền kinh tế đang rất cần vốn cho đầu tư phát triển thì hệ thống ngân hàng lại tồn đọng một lượng vốn lớn, giải ngân chậm, có ngân hàng đã phải ngừng huy động các nguồn vốn ngắn hạn.
- Năng lực sản xuất của nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhưng chưa sử dụng hết công suất do chưa có cơ chế quản lý thích hợp để thúc đẩy sản xuất, đồng thời sản xuất sản phẩm không có chỗ tiêu thụ nên họ tự co lại. Ví dụ: nhà máy đường chỉ sử dụng 50% công suất.
- Giá cả hàng hoá và dịch vụ giảm là một biểu hiện tích cực có lợi cho người tiêu dùng nếu nó được xây dựng trên cơ sở giá thành giảm, năng suất lao động tăng, khả năng cạnh tranh cao của sản phẩm,... Còn ở đây giá cả giảm là do sức mua giảm sút, hàng hoá trở lên ế ẩm, khả năng thanh toán thấp,... Giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách, huy động và cho vay vốn của ngân hàng, đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân giảm, sản xuất thu hẹp làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy nghịch lý ở đây là giá cả tiêu dùng giảm trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nhập siêu giảm, bội chi ngân sách giảm,....
- Trong khi năng lực sản xuất của doanh nghiệp và nhiều công trình xây dựng lớn của Nhà nước vẫn còn có thể thu hút được một lực lượng lao động nhất định thì do tổng cầu giảm, sản xuất trì trệ và bị thu hẹp đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, số lao động mất việc làm đã chiếm trên 10% số lao động hiện có. Thêm vào đó, số người đến tuổi lao động, số học sinh ra trường ngày càng tăng, tạo sức ép việc làm rất lớn.
Với những mâu thuẫn trên, nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn. Giá cả giảm sút do sức mua, khả năng thanh toán thấp và giảm. Thị trường trong nước bị thu hẹp và kém sôi động, lượng tồn đọng sản phẩm hàng hoá tại doanh nghiệp lớn, khó tiêu thụ, doanh nghiệp sản xuất cầm chừng. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp đứng vững làm ăn có lãi, số còn lại gặp khó khăn và thua lỗ.
2-/ Nguyên nhân gây ra tình trạng trên:
Thứ nhất: Cung hàng hoá chưa hẳn lớn so với cầu không phải là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng giảm phát. Với một nước kém phát triển như nước ta, sản xuất trừ một số ngành như lương thực, thực phẩm,... là đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và xuất khẩu còn lại là chưa đáp ứng được. Vậy nguyên nhân của sự ứ đọng hàng hoá không có thị trường tiêu thụ ở chỗ:
+ Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp thấp, đặc biệt là kinh tế quốc doanh, sử dụng yếu tố đầu vào không hợp lý chưa hoặc chậm đổi mới công nghệ, chưa tiết kiệm chi phí yếu kém trong quản lý kinh tế... Dẫn đến tình trạng giá thành cao, thậm chí nhiều loại còn cao hơn giá quốc tế nên không phù hợp với thị trường trong nước, nơi mà thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp.
+ Chất lượng sản phẩm còn kém, không đủ sức cạnh tranh với hàng xuất khẩu. Hiện nay trên thị trường hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc có nhiều mặt hàng chất lượng khá tốt mà giá chỉ bằng một nửa giá của hàng hoá nội địa. Với chất lượng kém hoặc chưa phù hợp với thị trường của người tiêu dùng thì giá cả lại cao là nguyên nhân của sự ế đọng hàng hoá tại doanh nghiệp.
+ Lượng hàng hoá trốn thuế nhập lậu xe gắn máy, đường, xe đạp, quần áo may sẵn,... đang trôi nổi với số lượng lớn trên thị trường có ưu thế về giá cả và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đã đóng vai trò không nhỏ làm tăng cung và giảm nhu cầu hàng nội địa, chèn ép sản xuất trong nước và dối loạn thị trường.
Thứ hai - vốn:
+ Tình trạng thiếu vốn trầm trọng là những khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất. Các doanh nghiệp đã hoàn toàn có lý khi làm phép so sánh: chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm trong khi lãi suất vay ngân hàng vẫn ở mức cao, như vậy chắn chắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kém và khó có thể đảm bảo được khả năng thanh toán, sản xuất cầm chừng, tắc nghẽn, hàng hoá kém lưu thông dẫn đến giá tiếp tục giảm.
+ Cung ứng tiền tệ không đạt kế hoạch đầu năm. Lượng tiền đưa vào lưu thông ít hơn mức cần thiết khiến sản xuất và lưu thông tắc nghẽn. Việc điều hành chính sách tiền tệ tín dụng kém hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Do sản xuất kinh doanh trì trệ trong 5 tháng đầu năm ngân hàng Nhà nước đã 2 lần giảm lãi suất cho vay với ý đồ kích cầu tín dụng. Nhưng do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế thị trường có hạn, chủ trương kích cầu tín dụng không đạt được kết quả như mong muốn. Trong 5 tháng đầu năm, tốc độ tăng dư nợ cho vay chỉ đạt 5,2% trong khi tốc độ huy động vốn đạt 9,3% so với cuối năm 1998. Tình hình này nói lên tiền trong lưu thông bị hút vào trong ngân hàng khá nhiều và nằm đọng tại đó. Mặc dù ngân hàng thương mại đã hạ lãi suất đầu vào nhưng vẫn còn cao hơn nhiều tỷ lệ lạm phát trong cùng thời kỳ (0,75%/0,17%/tháng). Thêm vào đó, nhân dân có xu hướng giảm đầu tư để gửi tiết kiệm vào kho bạc Nhà nước. Đã vậy, trong tháng 2 năm 1999 ngân hàng Nhà nước đã phát hành 600 tỷ đồng kỳ phiếu để rút bớt tiền về, trong quí II năm 1999 ngân hàng Đầu tư - phát triển nông thôn đã phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn thu được 1.900 tỷ đồng, kho bạc Nhà nước phát hành 4.000 tỷ đồng công trái quốc gia. Kết quả huy động vượt mức kế hoạch. Lượng tiền huy động vào kho bạc và ngân hàng tăng lên bao nhiêu thì quỹ tiêu dùng xã hội giảm đi tương ứng. Tiền thu hút vào kho bạc ngân hàng phải sau một thời gian mới đầu tư ra dần dần đó là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường khan hiếm tiền.
+ Chính sách tỷ giá và quản lý xuất nhập khẩu chưa phù hợp khiến nước ta liên tục nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Mặc dù nhập siêu trong 8 tháng đầu năm 1999 đã giảm chỉ còn 1,3 kim ngạch xuất khẩu nhưng nhập khẩu giảm chủ yếu là do giảm sút phần nhập khẩu từ nguồn vốn FDI.
Thứ ba - thu nhập: thu nhập của người Việt Nam ở mức thấp so với thế giới. Trên 70% lao động ở nông thôn với mức thu nhập rất thấp khoảng 2 triệu đồng/năm “Theo kết quả điều tra của Bộ NN & PTNN”. Do giá cả thị trường lương thực, thực phẩm đang giảm liên tục nên thu nhập của bộ phận này bị ảnh hưỏng giảm đáng kể. Thu nhập thực tế của khu vực hành chính sự nghiệp và những người hưởng quỹ lương từ ngân sách Nhà nước bị thị trường điều tiết giảm đáng kể do chỉ số giá cả đã tăng sấp sỉ 30% (trừ 20% đã được bù). Với mức thu nhập giảm như vậy, đặc biệt ở khu vực nông thôn chỉ đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu hàng ngày, không có khả năng mua sắm các loại hàng hoá khác để phục vụ cuộc sống tốt hơn. Người dân thành phố có nhu cầu và khả năng thanh toán cao hơn song do thị hiếu đối với chất lượng hàng hoá, giả cả của các loại hàng hoá nội địa thấp hơn so với hàng ngoại nhập nên giữa cung và cầu trên thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều bế tắc. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm phát trên.
Thứ tư - thất nghiệp: Tình trạng thất nghiệp lớn đặc biệt là ở thành thị làm giảm mức sống trung bình của người dân. Người đi làm với thu nhập đã thấp lại phải nuôi thêm một lượng người nhàn rỗi càng làm cho mức sinh hoạt xã hội giảm. Ngoài ra thất nghiệp tăng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp làm giảm sức mua của người dân mà còn gây ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết.
Thứ năm - đầu tư: là 1 trong những nguyên nhân gây ra giảm phát. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn e ngại trước môi trường luật pháp ở Việt Nam bởi lý do như cơ cấu đầu tư kém hiệu quả ngày càng mất an toàn (vốn đầu tư tư nhân, FDI giảm; vốn đầu tư ngân sách Nhà nước và đi vay tăng), thủ tục hành chính phiền hà, thời gian cấp phép chậm,... cộng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến tình trạng r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0720.doc