Bộ phận Sales của Logistics sau khi ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng sẽ chuyển thông tin khách hàng cho bộ phận Operation để tiến hành giao dịch thực hiện dịch vụ.
Đối với những lô hàng do bộ phận Air gửi Phiếu yêu cầu thực hiện dịch vụ, chứng từ lô hàng sẽ được người phụ trách chứng từ trực tiếp nhận và kiểm tra. Sau đó, người phụ trách chứng từ sẽ chuyển hồ sơ và thông tin khách hàng cho Giám sát Bộ phận giao nhận để phân công thực hiện lô hàng.
Khi đã có thông tin về khách hàng của AA, bộ phận giao nhận dưới sự phân công của Giám sát bộ phận, sẽ liên lạc trực tiếp với khách hàng để lấy thông tin về lô hàng, yêu cầu khách hàng fax bản chứng từ để kiểm tra 2 ngày trước ngày hàng đến hoặc 1 ngày trước ngày xuất hàng. Sau đó bộ phận giao nhận chuyển cho người lập chứng từ Double check và chuẩn bị hồ sơ.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng giao nhận hàng hoá quốc tế bằng hàng không tại công ty TNHH giao nhận AA & Logistics (chi nhánh Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếc mắc áo treo giá trong những container đặc biệt gọi là container treo (hanging container). Đây cũng chỉ là những chiếc container 20’, 40’ bình thưòng nhưng được lắp thêm những thanh bar ngang hoặc dọc hay những sợi dây có móc để móc mắc treo vào. Loại container này có những yêu cầu về vệ sinh rất nghiêm ngặt. Ở nơi đến, quần áo được chuyển trực tiếp từ container vào cửa hàng để bày bán. Cách này loại bỏ được việc phải chế biến lại quần áo nếu đóng nhồi trong container, đồng thời tránh được ẩm ướt, bụi bậm.
Giao nhận hàng triển lãm
Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm hay các đơn vị tham gia triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài. Đây thường là hàng tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhậ nên cũng có những thủ tục riêng trong giao nhận không giống hàng hoá xuất nhập khẩu thông thường đòi hỏi người giao nhận phải có kinh nghiệm.
1.3.4. Các dịch vụ khác:
Ngoài những dịch vụ nêu trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, người giao nhận có thể làm những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, dịch vụ liên quan đến hàng công trình, công trình chìa khoá trao tay …
Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều kh oản cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương, tóm lại là tất cả những vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng, cho dù khách hàg có yêu cầu hay không.
1.4. Quy trình giao nhận hàng hoá bằng hàng không:
1.4.1. Giao hàng xuất khẩu:
Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng hoá và lập một số chứng từ cần thiết về hàng hoá để giao hàng cho hãng hàng không. Thông thường, họ uỷ thác cho người giao nhận hay đại lý hàng không bằng một hợp đồng uỷ thác giao nhận. Người giao nhận hay đại lý này phải được hãng vận chuyển chỉ định và cho phép khai thác hàng hoá.
Quy trình giao nhận xuất khẩu như sau:
Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn của người gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn. Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội dung chính sau:
Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
Nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển;
Số kiện, trọng lượng;
Kích thước của hàng;
Đặc điểm và số lượng hàng hoá;
Phương pháp thanh toán cước phí;
Ký mã hiệu hàng hoá;
Có hay không mua bảo hiểm cho hàng hoá;
Liệt kê các chứng từ gửi kèm.
Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận (FCR – fowarder’s certificate of receipt). Đây là sự thừa nhận chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng. FCR gồm những nội dung chính sau:
Tên, địa chỉ của người uỷ thác;
Tên, địa chỉ của người nhận hàng;
Ký mã hiệu và số hiệu hàng hoá;
Số lượng kiện và cách đóng gói;
Tên hàng;
Trọng lượng cả bì;
Thể tích;
Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận
Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận (FTC – forwarder’s certificate of transport), nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng tại đích. Nội dung chính của FTC gồm:
Tên, địa chỉ của người uỷ thác;
Tên và địa chỉ của người nhận hàng;
Địa chỉ thông báo;
Phương tiện vận chuyển;
Từ/qua;
Nơi hàng đến;
Tên hàng;
Ký mã và số hiệu hàng hoá;
Trọng lượng cả bì;
Thể tích;
Bảo hiểm
Cước phí và kinh phí trả cho;
Nơi và ngày phát hành chứng từ.
Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWR – forwarder’s warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận trước khi gửi cho hãng hàng không. FWR gồm những nội dung chính sau:
Tên và người cung cấp hàng;
Tên người gửi vào kho;
Tên thủ kho;
Tên kho;
Phương tiện vận tải;
Tên hàng;
Trọng lượng cả bì;
Tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi nhận và ai nhận;
Mã và số hiệu hàng hoá;
Số hiệu và bao bì;
Bảo hiểm;
Nơi và ngày phát hành FWR.
Trên cơ sở uỷ thác của người xuất khẩu, người giao nhận tiến hành tập hợp và lập chứng từ sau đây để chuẩn bị giao hàng cho hang hàng không.
Giấy phép xuất khẩu: do cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của một nước cấp, ở Việt Nam là Bộ Công Thương. Giấy phép xuất khẩu của Việt Nam có 2 loại chính: loại 1 là giấy phép mẹ, tức là loại giấy phép cấp cho doanh nghiệp được phép xuất hay nhập một khối lượng hay trị giá hàng trong một năm. Loại 2 là giáy phép con, được cấp cho từng chuyến hàng một, giấy phép con còn gọi là giấy phép chuyến, loại 2 được sử dụng phổ biến hơn. Giấy phép xuất nhập khẩu gồm những nội dung chủ yếu sau:
Tên, địa chỉ của người xuất khẩu;
Số giấy phép, ngày cấp;
Thời gian hiệu lực;
Cơ sở cấp giấy phép
Loại hình kinh doanh;
Cửa khẩu nhập;
Hợp đồng số;
Ngày;
Dạng hợp đồng;
Chi tiết về vận tải;
Điều kiện và địa chỉ giao hàng;
Thời gian giao hàng;
Phương thức thanh toán;
Đồng tiền thanh toán;
Tên hàng, chủng loại bao kiện, tên và đặc điểm hàng hoá;
Ký mã hiệu hàng hoá;
Số lượng hàng hoá;
Đơn giá, trị giá;
Người và ngày xin cấp giấy phép;
Xác nhận của hải quan;
Cơ quan duyệt cấp giấy phép ký tên, đóng dấu.
Bản kê chi tiết hàng hoá: là bản khai chi tiết về hàng hoá của người gửi hàng, nhiều khi người ta dung phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết. Nội dung chính của bản khai chi tiết:
Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
Tên hàng;
Ký mã hiệu của hàng;
Số kiện hàng;
Trọng lượng toàn bộ;
Trọng lượng tịnh;
Kích thước của hàng hoá;
Mô tả hàng hoá;
Chữ ký của người lập.
Bản lược khai hàng hoá là một bản kê khai tóm tắt về hàng hoá chuyên chở. Lược khai hàng hoá do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng sẽ gửi chung một vận đơn (trường hợp gom hàng). Lược khai hàng hoá bao gồm những nội dung chính sau:
Tên, địa chỉ người gửi;
Tên, địa chỉ người nhận;
Số thứ tự của vận đơn;
Tên hàng
Ký mã hiệu;
Trọng lượng;
Số kiện hàng của từng vận đơn;
Nơi đi;
Nơi đến.
Giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hoá do người xuất khẩu kê khai, ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận (ở Việt Nam là phòng thương mại và công nghiệp, Phòng XNK Bộ Công Thương). Giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
Tên và địa chỉ của người nhận hàng;
Phương tiện và tuyến vận tải;
Mục đích và sử dụng chính thức;
Số thứ tự của lô hàng;
Mã và số hiệu bao bì;
Tên hàng và mô tả hàng hoá;
Số lượng hàng hoá;
Số và ngày của hoá đơn thương mại;
Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hoá;
Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Tờ khai hàng hoá XNK (khai hải quan): là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình do cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.
Vận đơn hàng không, hoá đơn thương mại
Sau khi làm xong thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi phí, người giao nhận sẽ gửi chứng từ kèm theo hàng hoá gồm:
Các bản còn lại của MAWB và HAWB
Hoá đơn thương mại
Bản kê khai chi tiết hàng hoá
Giấy chứng nhận xuất xứ
Phiếu đóng gói
Lược khai hàng hoá
Và chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu
Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặc HAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết có liên quan.
1.4.2. Nhận hàng nhập khẩu:
Theo sự uỷ thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu, người đại lý hay người giao nhận hàng không sẽ tiến hành giao nhận hàng hoá bằng chứng từ được gửi từ nước xuất khẩu và những chứng từ do nước nhập khẩu cung cấp.
Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho hay trạm giao nhận hàng hoá của sân bay thì sau khi được thông báo đã đến của hãng vận chuyển cấp vận đơn thì:
Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng hoá (đã trình bày ở phần giao hàng xuất khẩu)
Sau khi thu hồi bản vạn đơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhập khẩu làm các thủ tục nhận hàng ở sân bay.
Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng nguyên bằng vận đơn chủ sau đó chia hàng và giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận đơn gom hàng.
Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến đích, thì ngoài việc thu hồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng, người giao nhận còn phải yêu cầu người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau:
Giấy phép nhập khẩu
Bản kê khai chi tiết hàng hoá
Hợp đồng mua bán ngoại thương
Chứng từ xuất xứ
Hoà đơn thương mại
Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB
Tờ khai hàng nhập khẩu
Giấy chứng nhận phẩm chất
Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi khoản cước thus au, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không, thông quan cho hàng hoá.
Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng giấy tờ hải quan và thông báo thuế.
Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí mà người giao nhận đã nộp cùng phí giao nhận cho người giao nhận.
2. Thực trạng giao nhận hàng hoá quốc tế bằng hàng không tại công ty TNHH giao nhận AA & Logistics (chi nhánh Hà Nội)
2.1. Quy trình giao nhận hàng hoá bằng hàng không tại công ty
2.1.1. Nhận thông tin khách hàng từ bộ phận Sales của Logistics hoặc từ bộ phận chứng từ chuyển qua
Bộ phận Sales của Logistics sau khi ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng sẽ chuyển thông tin khách hàng cho bộ phận Operation để tiến hành giao dịch thực hiện dịch vụ.
Đối với những lô hàng do bộ phận Air gửi Phiếu yêu cầu thực hiện dịch vụ, chứng từ lô hàng sẽ được người phụ trách chứng từ trực tiếp nhận và kiểm tra. Sau đó, người phụ trách chứng từ sẽ chuyển hồ sơ và thông tin khách hàng cho Giám sát Bộ phận giao nhận để phân công thực hiện lô hàng.
Khi đã có thông tin về khách hàng của AA, bộ phận giao nhận dưới sự phân công của Giám sát bộ phận, sẽ liên lạc trực tiếp với khách hàng để lấy thông tin về lô hàng, yêu cầu khách hàng fax bản chứng từ để kiểm tra 2 ngày trước ngày hàng đến hoặc 1 ngày trước ngày xuất hàng. Sau đó bộ phận giao nhận chuyển cho người lập chứng từ Double check và chuẩn bị hồ sơ.
2.1.2. Tìm hiểu hồ sơ khách hàng
Sau khi kiểm tra chứng từ copy của lô hàng đầy đủ và hợp lệ, nhân viên giao nhận sẽ yêu cầu người phụ trách chứng từ cùng kiểm tra và lập hồ sơ.
Đối với những lô hàng có trục trặc về khâu chứng từ hoặc về hàng hoá, nhân viên giao nhận phải thông báo cho Giám sát bộ phận biết tình hình, phối hợp với khách hàng khắc phục thiếu sót hoặc tìm cách tháo gỡ. Khi có khả năng phát sinh chi phí thực hiện lô hàng, giám sát bộ phận sẽ thông báo với Bộ phận Sales để báo lại giá và cùng khách hàng thống nhất cách xử lý.
2.1.3. Tiến hành thủ tục cần thiết để giao nhận hàng hoá
Ngay lập tức khi nhận được Thông báo hàng đến hoặc chứng từ hàng xuất phải đên gặp khách hàng để lấy chứng từ gốc (đối với hàng nhập), hoặc lấy chữ ký của người có thẩm quyền phía khách hàng (đối với hàng xuất) để hoàn tất hồ sơ khai báo hải quan. Khi giao nhận chứng từ gốc với khách hàng phải có Document Delivery Note, hai bên ký nhận và mỗi bên giữ một bản.
Nhân viên giao nhận phải kiểm tra lần cuối Hồ sơ trước khi nộp cho Hải quan, và là người ký vào phần “Last checked on” trên bản Import/Export clearance – Cover page and Check list. Nhân viên giao nhận và nhân viên lập chứng từ cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ, đặc biệt là về mặt tài chính nếu phát sinh gây ra do lỗi chuẩn bị chứng từ. Chứng từ gốc của lô hàng phải được copy lưu file trước khi xuất trình Hải quan.
Nhân viên giao nhận phối hợp với nhà cung cấp vận tải yêu cầu xe, theo dõi giờ đến, số xe để ghi trong Cargo Delivery Note khi đến giao hàng cho khách hoặc load hàng xuất đi. Trên biên bản cũng phải thể hiện giờ đến lấy hàng hoặc giao hàng, có ký nhận giữa nhân viên giao nhận và người thừa hành của khách hàng. Bất kỳ có sự chậm trễ nào gây ra chi phí lưu kho hoặc các chi phí phát sinh khác nhân viên giao nhận phải có trách nhiệm thông báo với khách hàng biết tình hình, lý do của sự chậm trễ, đồng thời báo ngay cho Giám sát bộ phận biết. Trường hợp Giám sát bộ phận không thể quýet định được, phải báo lên Giám đốc bộ phận để xin ý kiến.
Khi được khách hàng yêu cầu hỗ trợ trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá nằm trong khả năng của nhân viên giao nhận, nhân viên giao nhận sẽ hết long phục vụ khách hàng.
Nhân viên giao nhận có trách nhiệm phát huy tối đa nghiệp vụ của mình khi làm việc với Hải quan, với Cảng để đảm bảo tiến độ mở tờ khai Hải quan cũng như nhập xuất hàng cho khách. Nếu có sự cố về nghiệp vụ, nhân viên giao nhận phải liên lạc với giám sát bộ phận để tìm cách giải quyết. Chỉ khi không giải quyết được và cần sự hỗ trợ của khách hàng, nhân viên mới thông báo về sự cố cho khách hàng biết.
Thời gian thực hiện một lô hàng thông thường được phép chậm nhất khi đã nhận đầy đủ chứng từ (Tờ khai, Bill, D/O …) như sau:
- Xuất Air: ½ ngày
- Nhập Air: 1 ngày
2.1.4. Lên chí phí lô hàng
Chi phí thực hiện lô hàng được áp dụng theo Bảng giá Cost của Công ty đã được Giám đốc công ty thông qua. Nhân viên giao nhận sử dụng tối đa kinh nghiệm nghiệp vụ của mình và hạn chế chi phí trong phạm vi bảng giá nói trên. Những chi phí nào có hoá đơn, nhân viên giao nhận phải xuất trình đầy đủ, hợp lệ hoặc phải giải trình một cách hợp lý. Nếu không có, khoản chi phí đó sẽ không được duyệt. Bất kỳ một chi phí phát sinh nào trong quá trình làm hàng phải được sự đồng ý của Giám đốc bộ phận, do Giám sát bộ phận duyệt trước và xin ý kiến Giám đốc bộ phận và cũng phải chịu trách nhiệm giải trình khi thanh toán. Giám sát bộ phận có trách nhiệm nắm rõ tình hành làm hàng của nhân viên và xác nhận được những chi phí phát sinh đó. Những chi phí phát sinh phải được thông báo kịp thời ch khách hàng (trường hợp phát sinh từ phía khách hàng) hoặc giám sát bộ phận phải trình báo lên Giám đốc bộ phận (nếu phát sinh từ phía Công ty AA và Công ty AA chịu phát sinh đó)
Trước mỗi lô hàng, nhân viên giao nhận phải làm Bản dự chi để trình Giám sát bộ phận. Giám sát bộ phận được phép ký duyệt Tạm ứng cho nhân viên giao nhận với số dư nợ tối đa của mỗi lô hàng không vượt quá 5.000.000đ, nếu vượt quá năm triệu đồng sẽ chuyển cho Giám đốc ký duyệt và phải có chữ ký của Giám sát bộ phận. Thời gian thanh toán tạm ứng là 3 ngày kể từ ngày tạm ứng. Nhân viên giao nhận phải nộp phiếu thanh toán tạm ứng cho Giám sát bộ phận ký nháy, rồi chuyển cho Giám đốc bộ phận duyệt ngay khi hoàn tất lô hàng.
2.1.5. Hoàn tất giao - nhận hàng và thủ tục XNK
Khi hoàn tất các thủ tục kê hàng hàng xuất nhập, nhân viên giao nhận phải báo cho khách hàng biết tình hình để khách hàng yên tâm về thủ tục lô hàng. Khi hoàn tất giao nhận phải ký nhận với khách hàng Cargo Delivery Note.
Khi nhận được tờ khai có xác nhận của Hải quan (hồ sơ thông quan của lô hàng) phải copy tờ khai lưu file AA và fax cho khách hàng, sau đó giao cho khách hàng bản gốc. Việc giao nhận chứng từ phải được thể hiện bằng Document Delivery Note.
Cuối cùng, nhân viên giao nhận phải thông báo cho nhân viên lập chứng từ tình hình lô hàng để đóng hồ sơ, đồng thời nhập dữ liệu EDI và ra hoá đơn cho khách hàng.
2.2. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng hàng không của công ty AA & Logistics (chi nhánh Hà Nội)
2.2.1. Sản lượng giao nhận
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
SLGN hàng không (kg)
414321
372061
407890
482412
473970
Chỉ số phát triển (%)
89,8
109,63
118,27
98,25
SLGN toàn công ty
1573570
1602330
1792135
2704103
2226092
Tỷ trọng (%)
26,33
23,22
22,76
17,84
22,19
Qua bảng trên ta thấy rằng trong những năm gần đây, sản lượng giao nhận năm 2006 đạt mức cao nhất, lên đến gần 500 tấn, tăng gần 20% so với năm 2005. Đến năm 2007 vẫn duy trì được khối lượng này và xu hướng này sang năm 2008 sẽ vẫn tiếp tục phát triển (ước năm 2008 là trên 500 tấn). Con số này tuy tăng không đều nhưng ở mức cao cho thấy công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn và có được sự tin tưởng của khách hàng.
So với tổng sản lượng giao nhận của công ty thì sản lượng giao nhận hàng không luôn chiếm tỉ trọng gần 30% và đang có xu hướng tăng lên.
Ta có thể thấy tuy năm 2004 là một năm đầy khó khăn đối với AA vì vào năm này công ty vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty khác làm sản lượng giao nhận nói chung sụt giảm nhưng tỷ trọng đường hàng không vẫn giữ được ở mức gần 24%.
Có thể nói xét về mặt sản lượng giao nhận, AA đã đạt được kết quả khả quan. Nhưng đối với dịch vụ giao nhận hàng hoá, con số có ý nghĩa hơn đối với người giao nhận lại là giá trị giao nhận vì nó phản ánh số tiền mà người giao nhận có được khi tiến hành giao nhận một lô hàng cho khách hàng của mình. Vì vậy phần tiếp sau đây sẽ cho ta thấy rõ khía cạnh này.
2.2.2. Giá trị giao nhận
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
GTGN hàng không ()
461168
462090
529602
504340
557296
Chỉ số phát triển (%)
100,2
114,61
95,23
110,5
GTGN toàn công ty
1525026
1383088
1479748
1316127
1480595
Tỷ trọng (%)
30,24
33,41
35,79
38,32
37,64
Bảng trên cho thấy, trong hoạt dộng giao nhận vận tải hàng không dù sản lượng giao nhận chỉ chiếm 25% nhưng giá trị giao nhận luôn chiếm hơn 30%. Điều này có thể lý giải là do tiền cước phí giao nhận một đơn vị hàng hoá trong vận tải hàng không cao hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác trong khi năng lực vận chuyển thấp. Qua đó chúng ta thấy con số tỷ trọng giá trị giao nhận trung bình 35% có thể coi là rất thành công, nhất là trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Giá trị giao nhận hàng không của công ty ở mức cao, xu hướng chung là tăng lên và tương đối đồng đều qua các năm. Năm 2006, tuy giá trị tuyệt đối của hoạt động này giảm nhưng tỷ trọng vẫn tăng lên cho thấy dùg trong hoàn cảnh khó khăn, giao nhận vận tải hàng không vẫn đã, đang và sẽ là hoạt động chủ đạo của công ty.
2.2.3. Mặt hàng giao nhận trong vận tải hàng không
Năm
Mặt hàng
2005
2006
2007
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Dệt may
217984
41,16
212630
42,16
228157
40,94
Da giày
179641
33,92
176418
34,98
195890
35,15
Thiết bị điện tử
89503
16,90
67481
13,38
77185
13,85
Các mặt hàng khác
42474
8,02
47811
9,48
56064
10,06
Tổng
529602
100
504340
100
557296
100
Hàng dệt may là một trong những mặt hàng thế mạnh của AA, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu mặt hàng giao nhận (khoảng 40%). Chúng ta đều biết trong những năm gần đây, mặt hàng này cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nó đem lại không chỉ nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước mà còn đóng góp vào doanh thu của các công ty giao nhận vận tải. Hơn thế AA lại có được những khách hàng truyền thống là những công ty may mặc lớn như Vinateximex. Tuy nhiên, do việc kiểm soát và cấp hạn ngạch hạn chế của Châu Âu và Mỹ trong thời gian gần đây nên tỷ trọng giao nhận mặt hàng này ở AA có chiều hướng giảm sút.
Bù lại trong những năm qua, công ty ký được nhiều hợp đồng giao nhận các mặt hàng máy móc thiết bị, linh kiện điện tử… Những loại hàng này lại đem về doanh thu cao nên tỷ trọng có xu hướng tăng lên.
Các mặt hàng như giày dép da và các sản phẩm từ da luôn giữ vị trí ổn định. Ngoài ra những mặt hàng khác tuy không đều nhưng tổng đóng góp cũng tăng lên cùng với việc mở rộng quan hệ bạn hàng của công ty.
2.2.4. Thị trường giao nhận của vận tải hàng không
Các thị trường có lượng hàng giao nhận lớn của AA hiện nay là:
- Khu vực Đông Nam Á: bao gồm một số nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Singapore, Phillipin …
- Khu vực Đông Bắc Á: chủ yếu là Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản.
- Khu vực châu Âu: khối EU
- Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada,…
Ta nhận thấy rằng đây đều là những nước có cảng hàng không lớn. Nhưng không có nghĩa những nước có cảng hàng không nhỏ, cần phải qua nhiều cảng chuyển tải thì AA ko nhận hàng. Nhờ vậy thị trường giao nhận của AA ngày càng được mở rộng.
3. Đánh giá:
3.1. Thị phần còn hạn chế:
Hiện nay AA mới chỉ chiếm được khoảng gần 8% thị phần giao nhận hàng hoá nói chung và khoảng 7% thị phần giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không. Thị phần này về tỷ trọng thì không phải là quá nhỏ nhưng với một công ty quy mô như AA thì đây có thể coi là một tồn tại cần khắc phục.
So với các công ty giao nhận nước ngoài hay liên doanh thì thị phần này càng trở nên nhỏ bé mặc dù các công ty này mới nhảy vào Việt Nam một thời gian chưa lâu. Điều này chưa hẳn nằm trong tầm kiểm soát của AA cũng như các doanh nghiệp khác vì các công ty đó có tiềm lực về vốn và công nghệ, họ thường đưa ra mức giá thấp hơn với dịch vụ cũng rất hoàn hảo. Mà với các khách hàng thì đôi khi mức chào giá ban đầu đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định.
Nói tóm lại, AA không thể tự bằng long với những gì đã có mà cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể giành được vị trí cao hơn trong thị trường giao nhận vận tải hàng không ở Việt Nam.
3.2. Cơ cấu giao nhận còn mất cân đối
Tại công ty TNHH giao nhận AA & Logistics, sự mất cân đối về cơ cấu hàng hoá giao nhận bằng đưòng hàng không thể hiện ở sự không cân bằng trong sản lượng cũng như giá trị hàng xuất – hàng nhập. Trong khi Việt Nam vẫn còn là một nước nhập siêu thì tỷ trọng giao nhận hàng xuất tại AA lại luôn chiếm ưu thế, còn hàng nhập không chỉ ít về số lượng mà giá trị giao nhận còn nhỏ bé hơn nhiều.
Giá trị hàng xuất của AA chiếm đến hơn 70% tổng giá trị giao nhận, đem về nguồn thu nhập chủ yếu cho doanh nghiệp chứ không phải là hàng nhập trong khi Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Trong cả hai trường hợp thì quyền vận tải đều do phía nước ngoài quyết định.
Tuy nhiên đối với hàng xuất, trong thời gian gần đây, nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đã dần nhận thức được ý nghĩa của việc giành quyền vận tải. Thêm vào đó, đối với hàng xuất, người giao nhận dễ dàng tiếp cận khác hàng hơn. Còn đối với hàng nhập, các đại diện hay đại lý của các công ty nước ngoài do có lợi thế về am hiểu thị trường cùng tiềm lực vốn lớn thường đưa ra mức cước rất thấp, do đó cho dù các công ty giao nhận Việt Nam có cố gắng thế nào cũng khó thuyết phục được khách hàng. Nên với hàng nhập, người giao nhận Việt Nam thường chỉ có nguồn thu từ phí giao nhận từ các cảng chuyển tải về đến cảng Việt Nam.
3.3. Tính thời vụ của hoạt động giao nhận
Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ không chỉ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải hàng không mà còn được coi là một tồn tại cầng khắc phục. Tính thời vụ thể hiện vào mùa hàng không, lượng hàng giao nhận quá lớn, làm không hết việc. Nhiều khi số chỗ đã đặt trước của các hãng hàng không hết, công ty buộc phải từ chối hàng. Song đến mùa hàng xuống, khối lượng giảm, công việc vì thế mà cũng ít đi. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm như tháng 6 đén tháng 8 và những tháng cuối năm (dịp Lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch).
Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của công ty không ổn đinh, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động. Hơn nữa, trong những khoảng thời gian mùa hàng xuống, công ty vẫn phải trả lương cho nhân viên, khiến lợi nhuận bị giảm sút.
Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của doanh nghiệp nên để khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân doanh nghiệp, hơn thế nữa là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.
3.4. Trình độ đội ngũ cán bộ còn hạn chế, hiệu quả làm việc chưa cao
Chúng ta biết hoạt động giao nhận là một công việc khác phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết rất đa dạng, Khi giao dịch với khách hàng, người giao nhận không chỉ phải giỏi nghiệp vụ, thông thạo các tuyến đường, nắm vững mức cước trên thị trường với từng dịch vụ, từng luồng tuyến mà còn phải thông tường pháp luật, có những kiến thức tổng quát về tính chất hàng hoá, có khả năng thuyết phục khách hàng, hơn thế phải tư vấn cho khách hàng về nhu cầu thị trường. Muốn vậy người làm giao nhận phải am hiểu nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững địa lý, có nghệ thuật giao tiếp với khách hàng.
Tại công ty TNHH giao nhận AA & Logistics, đội ngũ lao động được đánh giá so với các công ty khác là giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm. Nhứng nếu so sánh với những người đồng nghiệp trong khu vực và trên thế giới thì trình độ của cán bộ nhân viên AA vẫn còn non yếu, chưa thể đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Điều đó thể hiện ở chỗ chỉ có khoảng 20% nhân viên có bằng trên đại học, 27% thông thạo từ 2 ngoại ngữ trở lên, số còn lại chỉ biết 1 ngoại ngữ, vẫn còn những nhân viên chưa có bằng chính quy. Điều này gây khá nhiều cản trở trong hoạt động của công ty.
III. Biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng không tại AA & Logistics
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của AA & Logistics trong thời gian tới
Để tằng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, AA đã đề ra một số mục tiêu và phương hướng phát triển như sau:
Mở rộng thị trường giao nhận, đẩy mạnh công tác Marketing, đặc biệt chú trọng thị ftrường Châu Âu, Mỹ, tìm kiếm khả năng mở rộng ngành nghề.
Xây dựng, thực hiện cơ chế điều hành kinh doanh, cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không tại công ty TNHH giao nhận AA & Logistics.doc