PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 1
I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1
1. Chi phí sản xuất . 1
2. Giá thành sản phẩm. 2
3. Mối quan hệ giữa CPSX và ZSP. 2
II. Hhạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX. 2
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm: 2
III. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2
1. Hạch toán CPSX và tính ZSP theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2
2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 2
IV. Chuẩn mực kế toán Quốc tế có liên quan đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2
1. Vấn đề đặt ra. 2
2. Hạch toán kế toán. 2
V. Liên hệ với kế toán một số nước trên thế giới. 2
1. Kế toán Pháp. 2
2. Kế toán Mỹ: 2
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THIẾT BỊ LẠNH LONG BIÊN 2
I. Những đặc điểm chung của Công ty có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2
1. Quá trình hình thành và phát triển. 2
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị lạnh Long Biên. 2
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán ở Công ty Thiết bị lạnh Long Biên: 2
II. Thực trạng hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh long biên( tbllb). 2
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 2
2. Tổ chức quá trình hạch toán CPSX: 2
3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty TBLLB. 2
PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ LẠNH LONG BIÊN 2
I. Nhận xét về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh long biên. 2
1. Những ưu điểm đã đạt được 2
2. Những tồn tại cần khắc phục 2
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán CPSX và tính ZSP tại Công ty Thiết bị lạnh Long Biên . 2
1. Kiến nghị về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2
2. Một số biện pháp tiết kiệm CPSX, hạ ZSP nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty 2
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty thiết bị lạnh Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình hạch toán CPSX và tính ZSP được khái quát bằng sơ đồ sau:
+ Theo phương pháp theo dõi thường xuyên hàng tồn kho
TK-Kiểm soát tồn kho VL
TK- Chi phí sản xuất chung
Vật liệu đưa vào sản xuất
TK- Lao động trực tiếp
Kết chuyển
Giá trị sản phẩm hoàn thành
trong kỳ
TK-Kiểm soát SPDD
TK-Kiểm soát thành phẩm
Chi phí sản xuất chung phân bổ
cho sản xuất
+ Theo phương pháp theo dõi định kỳ hàng tồn kho.
TK-Kiểm soát tồn kho VL
TK- Chi phí sản xuất chung
TK - Tiêu thụ
TK-Kiểm soát SPDD
TK - Mua hàng
TK – Lao động trực tiếp
Giá trị SPDD đầu kỳ
Kết chuyển VL tồn kho đầu kỳ
Kết chuyển
Kết chuyển
Kết chuyển
Giá trị SPDD cuối kỳ
VL tồn kho cuối kỳ
Giá trị sản phẩm hoàn
thành trong kỳ
TK- Sản xuất
Phần II
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty thiết bị lạnh Long Biên
I. Những đặc điểm chung của Công ty có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Thiết bị lạnh Long Biên là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển hơn 30 năm. Ngày 23/3/1969 UBND Thành phố Hà Nội quyết định xát nhập xí nghiệp liên xưởng: Công ty hợp doanh Minh Nam và xí nghiệp Cộng Lực thành Nhà máy cơ khí Long Biên với tổng số vốn pháp định là 6 tỷ đồng, mặt bằng sản xuất 9.800 m2, tổng số cán bộ công nhân viên là 550 người. Nhà máy có nhiệm vụ sản xuất các loại bể xăng, thùng gang và đinh các loại. Trụ sở của Nhà máy đặt tại số 2 đường Giảng Võ -Quận Đống Đa-Hà Nội.
Khi mới thành lập, do thiết bị nhà xưởng không đồng bộ, chất lượng thấp đồng thời do sản xuất bị phân chia nên trong thời gian này sản phẩm của Nhà máy không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Nhà máy Công cụ số 1 và các Nhà máy cơ khí khác. Đứng trước tình hình đó Nhà máy đã mạnh dạn nghiên cứu, sản xuất và chế thử thành công máy kem lạnh vào năm 1972.
Trong những năm tiếp theo do có sự tiêu thụ tốt nhà máy liên tục cho ra đời các máy kem lạnh 2AT180, 2AT125...các kho lạnh bảo quản thực phẩm 100 tấn/ngày, hệ thống làm nước đá công suất 1tấn/ngày trở lên. Đến năm 1982, các sản phẩm thiết bị lạnh của nhà máy đã chiếm 80% trong cơ cấu sản phẩm. Để phù hợp với tình hình kinh doanh mới, ngày 12/6/1982 nhà máy đổi tên thành Nhà máy Thiết bị lạnh Long Biên.
Với nguyên tắc luôn cải tiến thay đổi mẫu mã sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, các thiết bị lạnh có công suất lớn đã được công nhận trên thị trường Hà Nội, còn các thiết bị chế biến vi sinh như bình lên men, bình xạc CO2...đã chiếm lĩnh được thị phần nhất định trên thị trường miền Trung và miền Nam.
Tuy nhiên khi bước sang nền kinh tế thị trường, nhà máy đã gặp phải không ít khó khăn: vốn thiếu, máy móc thiết bị lạc hậu...thị trường của Công ty bị thu hẹp, sản phẩm bị cạnh tranh bởi các máy móc nhập ngoại. Trước tình hình này, Ban giám đốc nhà máy đã đề ra những biện pháp cụ thể để cải tiến kỹ thuật mặt hàng như chế tạo thiết bị lạnh có công suất lớn phù hợp với yêu cầu bảo quản lạnh, tiến hành sản xuất theo các hợp đồng
Ngày 19/4/1993 Nhà máy chính thức đổi tên thành Công ty Thiết bị lạnh Long Biên.
*Nhiệm vụ sản xuất của Công ty hiện nay:
Hiện nay Công ty Thiết bị lạnh Long Biên có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Chế tạo, lắp đặt máy lạnh công nghiệp ( kho lạnh, nước đá, bia, nước giải khát)
Lắp đặt điều hoà trung tâm.
Xây lắp điện nước công nghiệp và dân dụng.
Xuất nhập khẩu thiết bị , vật tư, phụ tùng ngành cơ khí lạnh.
Dịch vụ chế tạo, gia công cơ khí.
* Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh qua một số năm.
Một số chỉ tiêu về quy mô và chất lượng mà Công ty đã đạt được trong những năm qua:
Bảng kết quả hoạt động của Công ty.
Đơn vị: Nghìn đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1
DTT
5.016.032
5.617.956
6.179.752
2
LN từ HĐKD
250.802
280.898
401.684
3
Thuế nộp NS
460.310
520.330
550.524
4
Số CNV(người)
276
265
260
5
TNBQ(ngđ/người)
580
620
650
6
Tổng nguồn vốn
12.100.000
12.500.000
12.800.000
7
Giá trị tổng sản lượng
7.634.000
6.460.450
7.340.750
Kết quả trên cho thấy trong những năm gần đây quy mô hoạt động của Công ty đã tăng lên, doanh thu thuần tăng lên qua các năm mặc dù giá trị tổng sản lượng năm 1999 và năm 2000 giảm so với năm 1998. Công ty đã có những đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước. Theo quyết định 176 về lao động Công ty đã giải quyết chế độ thôi việc , nghỉ hưu mất sức cho một số cán bộ công nhân viên đến nay trong biên chế chỉ còn hơn 250 người trong đó chủ yếu là cán bộ có trình độ đại học và thợ lành nghề ở các độ tuổi khác nhau. Với mức thu nhập bình quân trên 600 nghìn đồng/người như hiện nay Công ty đã tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc và sản xuất.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị lạnh Long Biên.
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý bao gồm một Ban giám đốc trực tiếp lãnh đạo và quản lý điều hành hoạt động của các phòng ban chức năng và các phân xưởng.
Ban giám đốc gồm:
Giám đốc: phụ trách chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là người có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm phụ trách các lĩnh vực tổ chức sản xuất kinh doanh, công tác tài chính kế toán, quy hoạch phát triển Công ty... trên cơ sở chấp hành đúng đắn các chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước.
Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực tổ chức sản xuất trong các phân xưởng, sắp xếp, điều động và sử dụng lao động, công tác định mức kỹ thuật, định mức lao động...Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Các phòng ban chức năng:
Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu giúp giám đốc quản lý các mặt công tác như chỉ huy điều hành, quản lý các mặt thuộc phạm vi nhân sự, thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước đối với người lao động, làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng cứu hoả, quản lý, bảo vệ tài sản của Công ty và cán bộ công nhân viên.
Phòng tài vụ: có chức năng tham mưu giúp giám đốc tổ chức thực hiện tốt các chế độ hạch toán kinh tế, thống kê, thông tin kinh tế trong Công ty, lập và thực hiện các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính.
Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu các mặt công tác liên quan đến việc cung ứng vật tư kịp thời cho sản xuất cũng như việc tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch tiền lương, quản lý, kiểm tra tiền lương hàng tháng của các phòng ban, phân xưởng, tổ chức khai thác thị trường, định hướng phát triển các loại sản phẩm phù hợp với khả năng và sự phát triển của Công ty, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Phòng kỹ thuật-KCS: có chức năng giúp giám đốc Công ty quản lý và thực hiện các nhiệm vụ về kỹ thuật sản xuất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đã được thông qua, đảm bảo sự cân đối giữa kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, từng bước nghiên cứu chế thử mặt hàng mới, cải tiến áp dụng các phương pháp công nghệ vào sản xuất, chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và trước khi xuất xưởng theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
2.2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty.
Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm của sản phẩm, Công ty tổ chức sản xuất theo các phân xưởng chuyên ngành.
Chức năng và nhiệm vụ của các phân xưởng như sau:
- Phân xưởng cơ khí: gia công cơ khí các chi tiết bằng kim loại hoặc các chi tiết mua ngoài. Để phù hợp với yêu cầu sản xuất, phân xưởng đã lập ra các tổ sản xuất: tổ tiện( tiện 1, tiện 2, tiện 3), tổ phay bào, tổ mài khoan doa.
- Phân xưởng gia công nóng- nhiệt luyện: Nhiệt luyện các chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật đồng thời chuyên gò, hàn các dàn, bình máy lạnh, can xăng, bệ xăng...Phân xưởng này cũng chia thành các tổ sản xuất: tổ gò, tổ nhiệt luyện.
- Phân xưởng cơ điện: nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa các thiết bị máy móc, thiết bị điện, lắp các bảng điện, tủ điện. Đồng thời phân xưởng còn phụ trách toàn bộ hệ thống điện của Công ty.
- Phân xưởng lắp ráp: là phân xưởng cuối cùng của công đoạn sản xuất sản phẩm. Nhiệm vụ chính của phân xưởng là lắp ráp các bộ phận, chi tiết của máy thành sản phẩm hoàn chỉnh.
ở tất cả các phân xưởng, các chi tiết sau khi gia công xong đều phải qua bộ phận KCS kiểm tra trước khi nhập kho bán thành phẩm và sau đó các chi tiết mới được xuất sang phân xưởng khác để tiếp tục chế biến theo kế hoạch.
Sơ đồ 1:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sản phẩm sản xuất tại Công ty Thiết bị lạnh Long Biên bao gồm rất nhiều loại trong đó mỗi loại sản phẩm, mỗi nhóm chi tiết đều có quy trình công nghệ sản xuất riêng. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại máy nén lạnh 2AD150, 2AT180, 2AT125, các loại téc bia, thùng ngâm hoa quả. Máy 2AD150 là sản phẩm chủ yếu, được cấu thành từ hơn 800 chi tiết khác nhau. Các chi tiết này chia thành 3 nhóm chính: nhóm chi tiết đầu máy, nhóm chi tiết bể- bình- dàn lạnh, các tủ điện. Mỗi nhóm có quy trình công nghệ khác nhau:
* Đối với chi tiết đầu máy:
Đầu máy được chế tạo từ phôi, phôi được mua ngoài thị trường sau đó nhập kho nguyên vật liệu. Khi có lệnh sản xuất, phôi được xuất kho đưa xuống phân xưởng cơ khí để gia công, chế biến. Sau khi đã qua bộ phận KCS để kiểm tra, phôi gia công được nhập kho bán thành phẩm.
* Đối với chi tiết bể - bình -dàn:
Nguyên vật liệu chính là thép lá, thép tấm, tôn, Inôcđược lĩnh từ kho nguyên vật liệu về phân xưởng GCN- NL để gò, uốn, dập, hàn thành hình dạng theo yêu cầu kỹ thuật.
Các chi tiết này phải đưa qua bộ phận KCS để kiểm tra trước sau đó mới đem nhập kho bán thành phẩm.
* Các tủ điện:
Phân xưởng cơ điện lĩnh về các loại dây điện, bóng đèn, ổ phích, phích cắm từ kho nguyên vật liệu để lắp thành các bảng điện, tủ điện. Sau đó các chi tiết này cũng qua bộ phận KCS để kiểm tra rồi mới đem nhập kho bán thành phẩm.
* Tại phân xưởng lắp ráp:
Ba nhóm chi tiết được tạo ra từ ba nguồn trên chuyển tới phân xưởng lắp ráp để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh theo đúng tiến độ kế hoạch. Sản phẩm sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, phải qua bộ phận KCS kiểm tra mới đem nhập kho thành phẩm.
Sơ đồ 2
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất máy nén lạnh
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán ở Công ty Thiết bị lạnh Long Biên:
4.1.Tổ chức bộ máy kế toán:
Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, Công ty Thiết bị lạnh Long Biên tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Cụ thể là mỗi công việc của kế toán từ hạch toán chi tiết đến hạch toán tổng hợp đều được tập trung tại phòng kế toán dưới sự điều hành của kế toán trưởng.
Bộ máy kế toán của Công ty có chức năng thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý, qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, giám đốc bằng tiền việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
Phòng kế toán của Công ty gồm 5 người, phụ trách các phần công việc khác nhau, cụ thể:
Một kế toán trưởng: phụ trách, điều hành chung công tác kế toán của phòng, có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, báo cáo số liệu cụ thể về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho giám đốc; chịu trách nhiệm thực thi, hướng dẫn thi hành chính sách, chế độ tài chính cũng như chịu trách nhiệm trước các quan hệ tài chính với cơ quan tài chính nhà nước.
Một kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm về mọi nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài Công ty. Cụ thể là ghi chép theo dõi về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi công nợ với khách hàng, tính lương, hạch toán lương và các khoản trích theo lương cho công nhân viên.
Một kế toán vật tư: có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn vật tư trong kỳ đồng thời theo dõi việc bán hàng.
Một thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý số tiền hiện có của Công ty, chịu trách nhiệm trước chủ tài khoản và kế toán trưởng về khoản tiền do mình quản lý cất giữ, theo dõi các quỹ của Công ty.
Một kế toán tổng hợp: tổng hợp các Bảng kê, Nhật ký chứng từ của các phần hành để vào Sổ cái và lập các báo cáo tài chính. Kế toán tổng hợp cũng có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định theo quy định của nhà nước.
4.2. Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán
Về chứng từ kế toán, Công ty sử dụng hầu hết các chứng từ theo quy định bắt buộc của chế độ, chứng từ kế toán bao gồm:
- Chứng từ lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ hưởng BHXH.
- Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
- Chứng từ bán hàng: hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước, hoá đơn cho thuê nhà, phiếu mua hàng
- Chứng từ tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ.
- Chứng từ TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ.
Ngoài ra, Công ty cũng sử dụng một số chứng từ mang tính chất hướng dẫn ( giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền )
Về tài khoản kế toán, hiện nay Công ty sử dụng các tài khoản cấp 1 và cấp 2 trong hệ thống tài khoản theo qui định của chế độ kế toán. Ngoài ra, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, một số tài khoản được chi tiết để phù hợp với việc hạch toán.
Do Công ty áp dụng phương pháp KKTX để hạch toán hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm:
+ TK loại 1: TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 138, TK 141, TK 142, TK 144, TK 151, TK 152, TK 153, TK154, TK155, TK 157.
+ TK loại 2: TK 211, TK 213, TK 214, TK 222, TK 241, TK 244.
+ TK loại 3: TK 311, TK 315, TK 331, TK 333, TK 334, TK 338, TK 341, TK 342.
+ TK loại 4: TK 411, TK 415, TK 421, TK 431, TK 441.
+ TK loại 5: TK 511, TK 512, TK 521, TK 531, TK 532.
+ TK loại 6: TK 621, TK 622, TK 627, TK 641, TK 642.
+ TK loại 7: TK 711, TK 721.
+ TK loại 8: TK 811, TK 821.
+ TK loại 9: TK 911.
+ TK ngoài bảng cân đối kế toán: TK 009.
4.3. Hệ thống sổ kế toán áp dụng
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chứng từ, được thực hiện trên cả hai phương tiện là kế toán tay và kế toán máy. Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết theo quy định của hình thức sổ Nhật ký chứng từ được Công ty sử dụng phục vụ cho công tác kế toán bao gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp:
+ Các Nhật ký chứng từ số: 1,2,5,7,8,10.
+ Sổ cái các tài khoản.
+ Bảng kê số: 1,2,3,4,8,9,11.
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết TSCĐ, vật liệu, thành phẩm, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán...
- Bảng phân bổ số: 1,2,3.
Việc Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ đã làm giảm bớt khối lượng ghi chép hàng ngày, dễ chuyên môn hoá lao động kế toán, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán, nhưng hình thức này không thuận tiện cho kế toán trên máy vi tính.
Do kết cấu sổ phức tạp nên đòi hỏi trình độ nghiệp vụ kế toán phải cao, không thích hợp với đơn vị có quy mô nhỏ, khối lượng nghiệp vụ phát sinh ít.
Trình tự ghi sổ kế toán:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc nhận được kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ, các Bảng kê, các Sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán vào Bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của Bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ.
Đối với các loại CPSX kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các Bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của Bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái.
Đối với chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ bằng sơ đồ sau:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty bao gồm: báo cáo kế toán theo định kỳ theo quy định của nhà nước và báo cáo kế toán phục vụ cho việc quản trị nội bộ của Công ty. Báo cáo kế toán theo định kỳ theo quy định của nhà nước bao gồm 4 loại:
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09-DN
Các báo cáo này được lập theo định kỳ hàng quý. Thời hạn lập và gửi chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Nơi nhận báo cáo tài chính là: Cục Thuế Hà Nội, Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Sở công nghiệp Hà Nội.
II. Thực trạng hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh long biên( tbllb).
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
1.1. Đối tượng hạch toán CPSX
Công ty TBLLB là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, do vậy công tác hạch toán CPSX và tính ZSP luôn được Công ty đặt lên vị trí hàng đầu, được quản lý một cách chặt chẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm quy trình công nghệ, ở Công ty TBLLB sản phẩm được cấu tạo bởi rất nhiều chi tiết khác nhau, mỗi chi tiết lại được sản xuất ra ở bộ phận khác nhau, ở các phân xưởng khác nhau. Vì vậy mỗi phân xưởng sẽ thực hiện một phần công việc riêng biệt.
Ví dụ: - Phân xưởng cơ khí : chuyên gia công các chi tiết đầu máy lạnh, đầu máy nén
- Phân xưởng gia công nóng: chuyên về sản xuất các loại bể, bình, dàn...
Chính vì những đặc điểm trên mà kế toán chi phí đã xác định đối tượng hạch toán chi phí là từng phân xưởng trong đó sẽ chi tiết cho từng sản phẩm sau này.
Trong trường hợp các mặt hàng này được sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất sẽ là từng đơn đặt hàng.
1.2. Phương pháp hạch toán CPSX
Do đối tượng hạch toán CPSX là từng phân xưởng sau đó chi tiết cho từng sản phẩm nên phương pháp hạch toán CPSX được áp dụng là phương pháp hạch toán CPSX theo sản phẩm. Kỳ tập hợp chi phí sản xuất là hàng tháng. Cuối tháng căn cứ vào số liệu đã tập hợp, kế toán tiến hành tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành.
2. Tổ chức quá trình hạch toán CPSX:
Quá trình sản xuất ở Công ty được tiến hành theo kế hoạch sản xuất và theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết được với khách hàng. Vì mỗi hợp đồng có yêu cầu về chất lượng, số lượng, mẫu mã sản phẩm khác nhau nên phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập dự toán cho từng hợp đồng theo từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Nội dung cụ thể của các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm là:
- Khoản mục CPNVLTT gồm: giá thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ.
- Khoản mục CPNCTT bao gồm: lương, phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất.
- Khoản mục CPSXC gồm : vật liệu phụ, CCDC dùng chung cho sản xuất ở phân xưởng, tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng, các khoản trích theo lương, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác.
Với hình thức sổ sách áp dụng là Nhật ký chứng từ thì kế toán đã sử dụng đầy đủ các Nhật ký chứng từ, Bảng kê theo quy định trong kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Nhật ký chứng từ số 7: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp và chí phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
- Bảng kê số 3: Tính giá thành thực tế vật liệu, công cụ, dụng cụ.
- Bảng kê số 4: Tập hợp CPSX theo phân xưởng
Các bảng phân bổ :
- Bảng phân bổ số 1 : Tiền lương, BHXH.
- Bảng phân bổ số 2 : Vật liệu công cụ, dụng cụ
- Bảng phân bổ số 3 : Khấu hao TSCĐ.
Quá trình hạch toán CPSX và tính ZSP ở Công ty TBLLB được thể hiện trên sơ đồ:
Sơ đồ : Trình tự hạch toán CPSX theo hình thức NKCT.
2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. ở Công ty TBLLB nó chiếm từ 70-80% trong tổng giá thành và thường ổn định trong cơ cấu mỗi loại sản phẩm. Nguyên vật liệu ở Công ty bao gồm nhiều loại, căn cứ vào vai trò và tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất thì nguyên vật liệu được chia làm 3 loại:
- Nguyên vật liệu chính : sắt, thép các loại, tôn, Inox, phôi
- Nguyên vật liệu phụ bao gồm : Vòng bi, dây đai, đồng hồ, sơn hoá chất, que hàn, gioăng các loại, động cơ, bu lông, đai ốc, rơle nhiệt
- Nhiên liệu chủ yếu là xăng, điêzen.
Kế toán ở Công ty tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh theo các khoản mục.
TK 152.1 : Chi phí nguyên vật liệu chính.
TK 152.2 : Chi phí nguyên vật liệu phụ.
TK 152.3: Chi phí nhiên liệu.
Để đáp ứng nhu cầu vật liệu cho sản xuất, đầu tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất dựa trên các hợp đồng đã ký kết với khách hàng và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, phòng kế hoạch lên kế hoạch vật liệu và giao cho bộ phận cung ứng đảm nhiệm. Nguyên vật liệu mua về trước khi nhập kho được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, nếu đạt yêu cầu mới tiến hành cho nhập kho. Nguyên vật liệu trong kho được tổ chức bảo quản tốt để giảm tới mức thấp nhất hư hao, mất mát và giảm phẩm chất làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Giá nguyên vật liệu mua về nhập kho bao gồm giá ghi trên hoá đơn và các khoản chi phí phát sinh trong công việc thu mua như chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, lệ phí cầu đường. Phần thuế GTGT đầu vào ghi trên hoá đơn được theo dõi riêng vào sổ chi tiết thuế GTGT để làm căn cứ khấu trừ cuối tháng.
Nguyên vật liệu xuất dùng được quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc tất cả các nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể là kế hoạch sản xuất tháng, kế hoạch này được các phân xưởng chi tiết hoá ra nhiệm vụ sản xuất hàng ngày. Khi có nhu cầu phát sinh cần dùng đến nguyên vật liệu các bộ phận cần sử dụng căn cứ vào số lượng sản phẩm định sản xuất và định mức hao phí nguyên vật liệu để lập phiếu xin lĩnh vật tư.
Sau khi lấy chữ ký của phụ trách bộ phận sử dụng, phiếu này được gửi lên phòng cung tiêu. Phòng cung tiêu sẽ xem xét mức độ hợp lý và căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu tồn trong kho để viết phiếu xuất vật tư.
Bảng số 1:
Công ty Thiết bị lạnh Long Biên
Phiếu xuất vật tư
Số
Tên đơn vị lĩnh : Anh Cường - Gia công nóng.
Lý do lĩnh : Chế tạo bình máy 2AD150
Lĩnh tại kho : Vật liệu
TT
Tên, nhãn hiệu qui cách, phẩm chất vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Xin lĩnh
Thực xuất
A
B
C
1
2
3
4
D
1
Thép ống
Kg
10
10
4.600
46.000
2
Cộng
46.000
Cộng thành tiền viết bằng chữ:Bốn mươi sáu nghìn đồng chẵn
Phụ trách cung tiêu
(Ký tên)
Thủ kho
(Ký tên)
Người nhận
(Ký tên)
Phụ trách đơn vị
(Ký tên)
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần). Trên phiếu, người lập phải ghi rõ ngày tháng của phiếu xuất và ghi rõ nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất sản phẩm nào và ở phân xưởng nào. Trong đó:
- Một liên lưu tại quyển gốc.
- Một liên do bộ phận lĩnh vật liệu giữ.
- Một liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi thẻ kho số lượng hàng xuất, sau đó chuyển lên phòng kế toán để kế toán vật liệu vào sổ chi tiết vật liệu theo dõi cả về số lượng và giá trị của từng loại vật tư.
Bảng số 2 Mẫu số 06 - VT
(ban hành theo QĐ số 1141 - TC CĐKT
Ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính).
Tờ số 20
Thẻ kho
Ngày lập thẻ : 1/3/2001
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Thép ống
Đơn vị tính : Kg
Mã số :
Ngày nhập xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Xác nhận của kế toán
Số phiếu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
...
...
...
...
...
...
...
...
12/3/2001
125
12/3/2001
Xuất cho sản xuất máy 2AD150
01
Vì ở Công ty số lượng, chủng loại nguyên vật liệu rất nhiều vật liệu, do vậy để thuận tiện kế toán dùng giá hạch toán để xuất kho. Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ, các Nhật ký và các Bảng kê tính ra hệ số chênh lệch giá vật liệu, sau đó tính giá thực tế vật liệu dùng trong tháng.
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng
=
Giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo giá hạch toán
x
Hệ số chênh lệch
Trong đó
Hệ số chênh lệch
=
Giá trị thực tế vật liệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3402.doc