Uỷ ban chứng Nhà nước cần có bước đi cụ thể trong việc xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật để cho thị trường phi tập trung OTC ra đời. Vì thị trường OTC ra đời không chỉ giải quyết nhu cầu đầu tư cổ phiếu, trái phiếu mà các các doanh nghiệp chưa được niêm yết,chưa niêm yết trên thị trường. Hay nói cách khác tạo tính lỏng cho các cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp và cũng tạo ra cho doanh nghiệp huy động được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Và thị trường OTC cũng gián tiếp tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán vì khi doanh nghiệp, công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả và đạt đủ tiêu chuẩn khi đó họ sẽ tham gia niêm yết trên thị trường. Hiện nay chúng ta chưa có thị trường OTC nhưng hiện tại đã có những giao dịch của các nhà đầu tư vậy Nhà nước cũng như Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phải xúc tiến việc thành lập thị trường này đó là đòi hỏi cấp thiết để thị trường này có khung pháp luật để hoạt động hiệu quả tránh những rủi ro xảy ra khi thị trường chưa có sự quản lý của Nhà nước.
37 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hàng hoá trên thị trường chứng khoán và giải pháp tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nói chung được xử lý trên một sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai.
* Xoá bỏ rui ro tín dụng: Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả 2 bên mua và bán đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán bán cho công ty thanh toán bù trừ và người mua cũng mua qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không ảnh hưởng đến bên kia.
* Tiêu chuẩn hoá: Các hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ theo thoả thuận chung giưã hai bên mua và bán. Tuy nhiên các hợp đồng tương lai niêm yết trên Sở giao dịch đòi hỏi viêc giao nhận một khối lượng cụ thể của 1 hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước.
* Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to market):
Trong các hợp đồng kỳ hạn, có khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp dồng đến hạn. Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá cả của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lời từ sự thay đổi giá đó. Việc thanh toán như thế như vậy hàng ngày “người thắng” được “người thua” trả tiền. Trên thực tế vì không bên nào biết được về đối tác của mình trong giao dịch nên những người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ và công ty này sẽ trả tiền cho người thắng.
Kết luận: Hàng hoá trên thị trường chứng khoán rất đa dạng và phong phú. Tuỳ sự phát triển thị trường chứng khoán mỗi nước mà chủng loại hàng hoá có sự khác nhau. Tuy nhiên, các loại hàng hoá như cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu Chính phủ là những hàng hoá không thể thiếu của bất kỳ thị trường chứng khoán nào đang hoạt động và sắp tới đi vào hoạt động.
Chương II: Thực trạng Hàng hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam .
I. Khái quát chung về nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ 90 và sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau khi nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế thị trường quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế đã có những bước tiến lớn trong thập kỷ 90, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 92-97 là 8,6%. Đặc biệt là năm 1995 với tốc độ tăng trưởng 9,5%. Từ năm 1997 đến 1999 tuy nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhưng nền kinh tế vẫn giữ mức tăng trưởng tương đối:
Năm : 1998 1999
Mức tăng trưởng : 5,5% 4,8%
Tỷ lệ lạm phát luôn được giữ ở mức một con số.
Tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đã đạt được những kết quả khả quan. Công cuộc cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh, đặc biệt là tiến trình cổ phấn hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, thị trường tài chính đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện: thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng đã đi vào hoạt động. Thị trường cho các công cụ nợ như: thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu công ty đã được hình thành mặc dù còn sơ khai. Các tổ chức TGTC như các Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty cho thuê tài chính... ngày càng lớn mạnh và có quyền tự chủ cao hơn... Đây chính là những tiền đề quan trọng để thị trường chứng khoán có thể đi vào hoạt động.
Mặt khác, bản thân quá trình phát triển cũng đặt ra như cầu bức xúc phải cho ra đời thị trường với tư cách là một kênh huy động vốn trung và dài hạn. Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất nước là vô cùng lớn nhưng vốn tự có của các doanh nghiệp và từ ngân sách Nhà nước là rất eo hẹp. Trong khi đó, vốn trong dân còn nhiều và chưa được khai thác. Theo tính toán của Bộ kế hoạch và đầu tư vốn nhàn rỗi trong dân có từ 6 đến 8 tỷ VNĐ. Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là người dân chưa có thói quen đầu tư và cơ hội đầu tư mở ra cho họ cũng rất ít, chủ yếu là gửi ngân hàng. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng đang gặp phải khó khăn là nguồn vốn bị ứ đọng nhiều. Hơn nữa, vốn trong dân hiện nay còn nhỏ, lẻ và phân tán, muốn đưa được vào đầu tư sản xuất phải có cơ chế tập trung lại. Do đó, thị trường chứng khoán ra đời sẽ tạo điều kiện khai thác nguồn lực trên và tạo ra một động lực mới cho sự phát triển. Ngoài ra, thị trường chứng khoán ra đời với nguyên tắc “ công khai tài chính” sẽ tạo ra động lực buộc các doanh nghiệp phải làm ăn nghiêm chỉnh và minh bạch hơn. Nó cũng tạo ra cơ chế loại bỏ các doanh nghiệp yếu, kém phi hiệu quả và hướng dòng vốn vận động đúng hướng tới nơi có tỷ suất lợi nhuận cao nhất (nơi làm ăn hiệu quả nhất). Điều này đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn từ năm 1997 với sự chững lại của nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) giảm sút nhiều.
Nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa của thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã chính thức được thành lập và đã chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho thị trường chứng khoán ra đời:
- Xây dựng môi trường pháp lý - hành chính - tổ chức và cơ chế bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứng khoán.
- Xây dựng các yếu tố cấu thành nội tại của thị trường : Đối tượng giao dịch, hàng hoá, chủ thể giao dịch - con người …
- Xây dựng và chuẩn bị các quan hệ quốc tế trong hoạt động chứng khoán.
- Chuẩn bị cơ sở: con người, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của thị trường chứng khoán.
Với những cơ sở trên thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời vào ngày 20-7-2000 là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên so với lịch sử phát triển hàng trăm năm của thị trường chứng khoán thế giới (Anh,Mỹ...) thì ba năm chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán ở một nền kinh tế mới thực hiện đổi mới hơn 10 năm và trong giai đoạn đầu xây dựng nền kinh tế hàng hoá, là một khoảng thời gian quá ngắn. Và thực chất trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là một biện pháp cấp bách trước mắt nhằm chuẩn bị về mặt tâm lý xã hội cho sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sau này. Nói cách khác, sự ra đời của trung tâm giao dịch là điểm khởi đầu của cả một quãng đường dài chứ chưa phải là đích đến. Do đó, chúng ta phải nhận thức được điều đó để thấy rằng trước mắt còn rất nhiều khó khăn, thách thức để xây dựng thành công thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước hết là một trong những năm đầu trung tâm giao dịch chưa thể hoạt động một cách sôi động như tính chất của thị trường chứng khoán là một điều dễ hiểu. Bởi do nhiều nguyên nhân: tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, sự ổn định tiền tệ, lạm phát, pháp luật, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần ( công ty cổ phần)... Vì vậy tình trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường hiện nay không nằm ngoài dự đoán của các nhà chuyên môn. Tuy vậy, từ phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000 đến nay sự khan hiếm hàng hoá cũng không được cải thiện. Do đó làm cho hoạt động thị trường trở nên tẻ nhạt,còn nhà đầu tư thì chán nản. Chúng ta đã biết để giải quyết vấn đề này không phải là một sớm, một chiều và càng không thể nóng vội. Nhưng để giải quyết có hiệu quả nhất thì trước hết chúng ta nghiên cứu “thực trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
II. Thực trạng hàng hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam:
1. Về chủng loại hàng hoá trên thị trường:
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời ngày 20-7-2000 và thực hiện phiên giao dịch từ ngày 28-7-2000 cho đến nay đã được hơn 8 tháng và cũng đã thực hiện trên 80 phiên giao dịch.
Qua 80 phiên giao dịch chúng ta có thể thấy rất rõ khó khăn mà thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK-TP Hồ Chí Minh) vấp phải đó là sự thiếu hụt hàng hoá một cách trầm trọng. Điều đó được minh chứng bởi số công ty niêm yết cổ phiếu (5 công ty) và 3 loại trái phiếu của Chính phủ và một loại trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV). Các loại hình hàng hoá khác như trái phiếu công, chứng chỉ quỹ đầu tư, các công cụ phái sinh... hoàn toàn chưa có mặt trên thị trường.
Bảng 1: Danh mục Chứng khoán niêm yết tại trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
STT
Tên công ty niêm yết
Mã chứng khoán
Vốn điều lệ
(tỷ VNĐ)
1
Công ty cổ phần cơ điện lạnh
REE
150
2
Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông
SAM
120
3
Công ty cổ phần giấy Hải Phòng
HAP
10,8
4
Công ty cổ phần Kho vận và giao nhận ngoại thương
TMS
22
5
Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An
LAF
6
7
8
Trái phiếu Chính phủ
CP1-0100
CP1-0200
CP1A-100
> 1.100
9
Ngân hàng Đầu tư và phát triển
BIDV-100
(Nguồn: Tạp chí “Đầu tư Chứng khoán”)
Trong đó, công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An được trung tâm giao dịch cấp giấy phép niêm yết vào tháng 11-2000.
Chủng loại hàng hoá trên thị trường đã ít cộng thêm sự mất hút của hàng hoá (hàng hoá mất hút 19 phiên giao dịch liên tiếp như loại chứng khoán TMS ) lại càng làm cho thị trường trở nên khan hiếm. Nhìn chung 4 loại cổ phiếu có mặt thường xuyên đã làm giảm đi phần nào sự ảm đạm của thị trường. Còn trái phiếu Chính phủ bao gồm 3 loại CP1-0200, CP1-0100 và CP1A-0100 đã phát hành với khói lượng lớn trên 1100 tỷ đồng nhằm làm chất bôi trơn cho cỗ máy chứng khoán hoạt động trong thời kỳ đầu. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện giao dịch là không đáng kể có nhiều khi trên thị trường xảy ra hiện tượng không có người mua cũng như không có ngươì bán trái phiếu,chỉ có loại trái phiếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển (BID1-100) là được giao dịch thường xuyên hơn.
Như vậy, trên thực tế thì chúng ta có 9 hàng hoá, nhưng giao dịch trên thị trường chỉ có 5 hoặc 6 hàng hoá được giao dịch một cách thường xuyên. Chính sự ít chủng loại hàng hoá nên dẫn đến hoạt động trên thị trường không phản ánh được tình trạng nền kinh tế. Mức cầu chứng khoán thường cao hơn mức cung chứng khoán dẫn đến giá trị của chứng khoán thường cách xa rất nhiều so với giá trị thực, nó làm ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư....
2. Về khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán:
Tính đến hết tháng 2-2001, tức sau hơn 7 tháng thực hiện giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được tổng giá trị giao dịch vào khoảng 100 tỷ VNĐ. Một con số rất khiêm tốn, chỉ bằng 1/4 ngày giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Jakarta (Indonexia) và là một khối lượng không đáng kể so với một phiên giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán London (Anh) hay sở giao dịch chứng khoán NewYork (Mỹ). Điều này có thể lý giải được là do hàng hoá giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã ít về chủng loạ mà còn ít về số lượng mỗi loại hàng hoá. Chính nguyên nhân trên đã gây ra hiện tượng cầu trên thị trường luôn luôn căng thẳng, gấp nhiều lần cung. Tình trạng mất cân đối cung- cầu một cách nghiêm trọng kéo dài trong nhiều phiên giao dịch (từ tháng 9-2000 đến tháng 2-2001) đã gây ra không ít hoài nghi về sự thành công của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự mất cân đối cung- cầu (cung << cầu) một cách liên tục qua nhiều phiên giao dịch được minh chứng qua giá của các hàng hoá: REE, SAM, HAP, TMS... tăng lên liên tục từ phiêm giao dịch (ngày 6-9-2000) đến phiên giao dịch (ngày 9-2-2001) có cổ phiếu lên đến gần 100.000 đồng/cổ phiếu.
Bảng 2: Giá các cổ phiếu được thực hiện giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh qua các phiên.
(đơn vi: 1000 đ)
Phiên giao dịch
(ngày)
Giá các cổ phiếu được niêm yết
REE
SAM
HAP
TMS
LAF
BIV-100
6-9-2000
11-9-2000
18-9-2000
25-9-2000
2-10-2000
9-10-2000
16-10-2000
23-10-2000
30-10-2000
6-11-2000
.
.
31-1-2001
2-2-2001
5-2-2001
7-2-2001
9-2-2001
17,8
17,8
18,1
18,1
18,2
18,5
19,4
20,4
21,2
22,4
39,4
40,1
40,9
41,7
40,9
19,4
20,0
21,2
20,8
21,2
22,0
23,2
24,0
24,4
25,7
39,2
39,9
40,6
41,6
42,2
19,3
19,6
20,6
21,8
23,0
24,2
29,5
27,0
28,5
30,0
52,0
53,0
54,0
55,0
56,0
-
-
-
17,4
18,3
18,9
19,8
20,9
21,7
23,3
40,9
41,7
42,5
43,3
44,1
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
20,8
21,2
21,6
22,0
22,4
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
93,0
93,0
93,7
93,7
(Nguồn: Tạp chí "Đầu tư Chứng khoán")
Sự tăng giá liên tục của các loại chứng khoán kéo dài qua nhiều phiên chỉ có thể được lý giải qua quan hệ cung - cầu của thị trường. Tức là mức cung nhỏ hơn nhiều lần mức cầu. Chính xu hướng tăng giá, mức cầu luôn luôn lớn trong khi hàng hoá nghèo nàn thì người đầu cơ lại muốn giữ lại “gìm giá”. Do đó khối lượng cổ phiếu đưa ra giao dịch lại càng ít hơn dẫn đến những phiên giao dịch thưa thớt.
Bảng 3: Quy mô chào bán với giá thấp nhất và đặt mua với gía trị thấp nhất trong 14 tuần: (đơn vị : 1000 đ)
CP
REE
SAM
HAP
TMS
Cung
Cầu
TH
Cung
Cầu
TH
Cung
Cầu
TH
Cung
Cầu
TH
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
10
6
143
180
941
1777
956
386
408
159
31
48
46
47
1.479
4.150
1.837
2.316
1.155
195
23
2.187
258
184
198
927
1.110
1.753
10
6
143
180
715
717
387
631
285
445
302
374
273
752
32
121
506
165
375
2.357
569
137
883
256
340
59
33
1192
1.876
8.480
5.299
2.572
1.648
640
1.654
3.301
1.664
670
544
868
968
668
32
121
506
165
1660
2488
687
6164
1240
1001
777
614
600
879
15
74
90
51
41
30
155
188
210
160
120
50
86
1.313
4.084
2.611
2.064
1.705
712
1.623
1.737
2.205
2.296
1.611
1.165
1.158
15
74
90
51
41
30
155
188
210
160
120
50
86
1
0
0
0
0
0
0
1
4
4
3
2
0
1.379
1.716
400
771
1.307
0
0
1.336
851
638
375
78
285
0
0
0
0
0
0
1
4
4
3
2
6
(Nguồn: tạp chí “Chứng khoán Việt Nam” số 11 tháng 11 năm 2000 )
Diễn biến của thị trường cho thấy khối lượng chứng khoán được giao dịch có tăng nhưng một số loại chứng khoán thì giao dịch nhỏ giọt,thậm chí chỉ được giao dịch sau một phiên rồi mất bóng suốt 19 phiên liên tiếp sau đó mới xuất hiện trở lại, nhưng với khối lượng giao dịch rất nhỏ (như trường hợp của cổ phiếu TMS).
Tình hình giao dịch trái phiếu còn có phần ảm đạm hơn. Chính phủ trong thời gian qua đã rất cố gắng tạo nguồn hàng cho thị trường chứng khoán với phương châm trong giai đoạn đầu chủ yếu là giao dịch trái phiếu chính phủ nhằm tạo đà bôi trơn cho sự vận hành của thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất mới mẻ. Nhưng thực tế, trái phiếu Chính phủ được giao dịch với khối lượng rất ít. Sau hơn 3 tháng thị trường giao dịch chứng khoán hoạt động, đã có mặt 3 loại trái phiếu chính phủ được niêm yết nhưng có 2 loại CP1-0200 và CP1A-0100 chưa thực hiện được giao dịch nào. Còn loại trái phiếu CP1-0100 thì được giao dịch với khối lượng rất thấp với tổng số hơn 396 trái phiếu đạt giá trị giao dịch khoảng trên 39.206.000 đồng. Đặc biệt, trong nhiều phiên giao dịch không một trái phiếu nào được thực hiện giao dịch.
Vào những tháng cuối năm 2000, thị trường chứng khoán được tạo thêm hàng hoá, đó là cổ phiếu (LAF) và trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDI.100). Hàng hoá thị trường tăng lên tưởng đáp ứng được phần nào cầu chứng khoán nhưng thực chất khối lượng cung vẫn còn cánh xa cầu.Đặc biệt trong những phiên giao dịch năm 2001.Điều đó được giải thích bằng lý do tâm lý của nhà đầu tư.
Bảng 4 :Quy mô chào bán với giá thấp nhất và đặt mua với cao nhất
Trước tháng 1-2000, sự khan hiếm hàng hoá tác động tới các giao diện trên thị trường tự do. Vì mua được cổ phiếu ở thị trường chứng khoán là rất khó, giới đầu tư quay sang săn lùng các loại cổ phiếu của những công ty đã đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết. Một số công ty được chú ý nhất là các công ty cổ phần : Bông Bạch Tuyết, Nệm Kim Đan, Sancom Bank, Bánh kẹo Biên Hoà… nay các nhà đầu tư cũng chuyển sang tìm nhóm đầu tư khác cũng bắt nguồn từ nguyên nhân khan hiếm hàng hoá. Vì thực chất hàng hoá trên thị trường hiện tại như cổ phiếu của REE, SAM không còn hấp dẫn các nhà đầu tư. Do khán hiếm hàng hoá dẫn đến đẩy giá cổ phiếu lên cao và hiện giá giao dịch đã vượt xa nhiều lần xo với giá trị thực tế nên nhà đầu tư nhìn nhận ra sự bất lợi đó. Do đó hiện tại cung trên thị trường dư nhưng không phải là dư thừa hàng hoá mà ngược lại đó chính là tác động tiêu cục của sự thiếu hàng hoá trầm trọng trong một thời gian dài.
Không chỉ có vậy sự khan hiếm của hàng hoá còn được biểu hiện qua chỉ số VN-Index. Sự tăng liên tục của chỉ số VN-Index trong các tháng 8-9-10-11 và khoảng đầu tháng 1 đã đạt điểm tối đa là 268 điểm.
Bảng 5
Tóm lại, qua hơn 80 phiên giao dịch sự thiếu hụt hàng hoá đã gây ra những tác động không nhỏ nếu không nói là nghiêm trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ. Vậy những nguyên nhân nào gây nên sự thiếu hụt đó ? Vậy chúng ta sẽ được trả lời khi nghiên cứu phần III.
III. Một số nguyên nhân cơ bản gây nên sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
Nền kinh tế chưa sôi động.
Thị trường chứng khoán muốn phát triển thì không thể thiếu một nền kinh tế tăng trưởng vững chắc. Bởi nền kinh tế có tác động to lớn tới thị trường chứng khoán như: người tham gia đầu tư, chủ thể niêm yết, cung cấp nguồn hàng hoá cho thị trường chứng khoán …
Một nền kinh tế khó khăn sẽ tạo ra sự khó khăn cho hoạt động thị trường chứng khoán nói chung và sự khan hiếm hàng hoá nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang vấp phải khó khăn đó.
Trong những năm 1998, 1999, 2000 nền kinh tế vẫn còn chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI giảm kéo theo sự sôi động của nền kinh tế cũng giảm theo. Chính sự giảm sút nguồn FDI dẫn đến những hợp đồng đã được ký kết không được thực thi. Tiến trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá bị chậm lại. Điều đó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng qua các năm:
Năm : 1998 1999 2000
Tốc độ tăng trưởng : 5,8% 4,8% 6,7%
Như vậy, ta có thể thấy được sự khó khăn của nền kinh tế và điều đó càng có thể được thấy rõ hơn qua thị trường hàng hoá. Mức cung hàng hoá luôn lớn hơn cầu dẫn tới đọng hàng hoá . Hay nói cách khác đầu ra của các doanh nghiệp sản xuất như : Xi măng, than, sắt ,…gặp khó khăn . Môi trường đầu tư không còn sôi động và hấp dẫn nhà đầu tư như những năm 1995. Sự ứ đọng hàng hoá đã dẫn đến tình trạng giảm phát khéo dài. Năm 1999 giá cả giảm trong 8 tháng liên tiếp, chỉ số giá cả năm chỉ có 0,1% . Sáu tháng đầu năm 2000 tốc độ tăng GDP có dấu hiệu phục hồi đạt 6,2% nhưng chỉ số giảm phát vẫn là -1% . Sự tăng trưởng những tháng đầu năm 2001 là khá khả quan .Tuy nhiên trong môi trường vĩ mô như vậy khả năng phát triển thị trường chứng khoán là khá khó khăn và đặc biệt là vấn đề tạo ra những hàng hoá có chất lượng cho thị trường là một vấn đề nan giải.
Nguyên nhân từ các doanh nghiệp cổ phần (DNCP):
2.1. Các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết chưa sẵn sàng tham gia thị trường:
Một trong những nguồn cơ bản tạo ra hàng hoá cho thị trường chứng khoán chính là các công ty cổ phần đã đủ điều kiện niêm yết. Hiện nay theo quy định của nhà nước thì công ty được niêm yết phải thoả mãn ít nhất hai điều kiện sau :
- Vốn pháp định trên 10 tỷ VNĐ.
- Hai năm liên tục làm ăn có lãi .
Với điều kiện đó thì chúng ta đã có trên 50 doanh nghiệp (Công ty) đủ điều kiện niêm yết và tạo ra một thị trường hàng hoá phong phú và sôi động tuy nhiên những doanh nghiệp đó vẫn đứng ngoài sân chơi (làm khán giả của thị trường chứng khoán).
Vậy nguyên nhân tại đâu? Đó chính là sự ngần ngại chưa muốn tham gia vào thị trường. Sự ngần ngại đó bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan của doanh nghiệp. Nhưng trước hết doanh nghiệp chưa muốn tham gia vào thị trường chứng khoán bởi trong điều khiện môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiêù khó khăn, môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Trong môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn dẫn tới khả năng hoạt động có hiệu quả của hầu hết các doanh nghiệp đều bị hạn chế :Doanh nghiệp xây dựng một dự án đầu tư có hiệu quả là không đơn giản. Đối với phần lớn các doanh nghiệp hiện nay là làm sao tạo ra đầu ra hiệu quả của đồng vốn của mình hơn là huy động tăng nguồn vốn và mở rộng sản xuất.Còn với những các doanh nghiệp làm ăn tốt thì nếu cần vốn để mở rộng sản xuất thì việc huy động nguồn vốn không hề khó khăn (như vay vốn của hệ thống Ngân hàng) bởi nguồn vốn đó có lãi xuất thấp (ổn định) trong khi thu hút vốn qua thị trường chứng khoán lại có lãi xuất cao hơn .Vì lãi suất Ngân hàng hiện nay khá thấp.Đặc biệt là thời gian gần đây lãi suất thị trường lại càng thấp khi nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy thoái dẫn đến Fed cắt giảm lãi suất tác động nên lãi xuất của đồng USD .Lãi suất USD giảm trên thị trường ảnh hưởng tới lãi suất của đồng nội tệ. Kéo theo lãi suất của đồng nội tệ giảm.
Một vấn đề khác không ít các công ty nhà doanh nghiệp lo ngại là nếu doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán thì doanh nghiệp có bị thao túng hay không? Khi doanh nghiệp thực hiện niêm yết thì cổ phiếu của công ty sẽ được mua bán rộng rãi trên thị trường, các cổ đông của công ty liên tục thay đổi và khi đó rất khó quản lý.Một nhà đàu tư có ý đồ có thể mua gom số cổ phiếu của công ty đến khi đủ số lượng cần thiết thì nhẩy vào điều hành doanh nghiệp.Mặc dù pháp luật đã quy định khi một nhà đầu tư thay đổi 5% số cổ phiếu biểu quyết của một tổ chức phát hành thì phải báo với trung tâm giao dịch . Nhưng việc theo dõi khối lượng giao dịch của nhà đầu tư là rất khó khăn và ngay cả khi trung tâm giao dịch làm được việc nàythì cũng chưa có điều luật nào cấm việc mua bán của nhà đầu tư đó. Trên thực tế vấn đề thao túng doanh nghiệp (Công ty) không phải là thiếu trên thị trường chứng khoán thế giới như trên thị trường chứng khoán Mỹ,Pháp,Anh,Nga,Hồng kông(Trung Quốc),Singapo,Inđonexia…
Vấn đề lại trở nên khó khăn hơn khi chúng ta biết rằng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ quen làm việc với những cổ đông thuần tuý tức thường là công nhân cán bộ công nhân viên của công ty, số cổ đông và cơ cấu sở hữu là khá ổn định nên rẩt dè dặt với tình huống trên .Đăc biệt là các doanh nghiệp mà người quản lý có tỷ lệ cổ phần khá lớn ,nỗi lo về việc phải chia sẻ quyền lực là một trong những lý do ngăn cản họ khi ra quyết định đưa công ty ra niêm yết trên thị trường.
Khó khăn khác là các doanh nghiệp Việt Nam ,các nhà kinh tế Việt Nam thường làm việc với cách làm ăn mà sổ sách thông tin mập mờ,cách thức làm ăn còn theo lề nếp cũ . Do vậy khi tham gia thị trường chứng khoán thì họ phải chấp nhận thay đổi và chấp nhận nguyên tắc (công khai thông tin) có nghĩa các công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, tức thời hay theo yêu cầu một cách chính xác ,trung thực và đầy đủ cho các nhà đầu tư .Các tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính xác nhận của cơ quan Kiểm toán độc lập được chấp thuận, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và các loại báo cáo khác khi tham gia thị trường thì doanh nghiệp phải chấp nhận (công khai thông tin) .Doanh nghiệp có sẵn sàng chấp nhận vấn đề đó không khi mà họ quen với các quy định hiện hành Đó là chỉ phải báo cáo các thông tin với bộ chủ quản khi đó doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn .Nếu công khai thông tin thì doanh nghiệp sẽ vô hình gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác .
Tóm lại :Những doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết tuy rằng lợi ích tham gia là chưa rõ ràng ,nhu cầu chưa cấp bách bản thân thị trường mới đi vào hoạt động trong khi đó tham gia thị trường thì gặp không ít khó khăn. Do vậy họ có tâm lý dè dặt và tạm làm “ khán giả trên khán đài”
Công việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã khéo dài đến gần chục năm tuy với tốc đọ chậm nhưng công cuộc cổ phần cũng đã tạo ra một khối lượng công ty cổ phần không nhỏ. Hiện nay chúng ta có trên 600 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá ,các doanh nghiệp này có các đặc điểm vốn điều lệ qúa thấp thường là vài trăm triệu hoặc vài tỷ VNĐ.
Một số công ty mới thành lập,được cổ phần thì bước vào làm ăn còn gặp nhiều khó khăn.Trong khi đó để tham gia vào thị trường chứng khoán trong năm nay là một điều không tưởng.Vì quy định của nhà nước các công ty muốn tham gia thị trường chứng khoán phải quy tụ đủ hai điều kiện:
Thứ nhất : Công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ VNĐ.
Thứ hai : Công ty phải làm ăn có lãi trong hai năm liên tiếp đến khi tham gia niêm yết.
Tóm lại : Qua việc phân tích những nguyên nhân trên ta có thể lý giải tại sao hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn nghèo nàn đến vậy : Cổ phiếu, trái phiếu công ty ít… Thị trường hoạt động kém sôi động.
Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra quá chậm :
Sau khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì một vấn đề đặt ra và được thực hiện ngay khi đó lá cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước (đóa là tất yếu vì Ngân sách Nhà nước không thể “bao” cho một khối lượng doanh nghiệp lớn như vậy. Đa số các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, đặc biệt từ năm 1996 chuẩn bị cho thị trường chứng khoán ra đời thì tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh và thực tế cũng đã cung cấp cho thị trường chứng khoán 5 loại hàng hoá : REE, SAM, L
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0591.doc