Đề tài Thực trạng hiện tượng nghiện hút ma túy tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - Nguyên nhân và giải pháp

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 0

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 4

1. Cơ sở phương pháp luận 4

1.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 4

1.2. Sai lệch xã hội và chuẩn mực xã hội 4

1.3. Sai lệch xã hội và tệ nạn ma tuý 5

2. Lịch sử ma túy 6

2.1. Thế giới 6

2.2. Việt Nam 7

3. Khái niệm công cụ 7

3.1. Ma tuý 7

3.2. Nghiện ma tuý 8

Chương II: Kết quả nghiên cứu 9

1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT_VH_XH của địa bàn nghiên cứu 9

2. Công tác phòng chống ma tuý ở thành phố Hạ Long 12

3. Thực trạng nghiện hút ma tuý tại thành phố Hạ Long 13

3.1. Sự tự nhận thức chủ quan của người nghiện hút ma tuý về chính họ 13

3.2. Tình hình nghiện ma tuý ở địa phương 13

4. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn ma tuý ở thành phố Hạ Long 18

4.1. Nguyên nhân kinh tế 18

4.2. Nguyên nhân xã hội và gia đình 19

4.3. Nguyên nhân từ bản thân 21

5. Hậu quả 21

5.1. Đối với bản thân người nghiện 22

5.2. Đối với gia đình 22

5.4. Sự tổn phí về kinh tế do tệ nạn nghiện ma tuý gây ra cho xã hội rất to lớn 23

6. Giải pháp và khuyến nghị 24

6.1. Về phía cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội 24

6.2. Về phía cộng đồng xã hội 25

6.3. Về phía gia đình 25

6.4. Về phía cá nhân 26

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hiện tượng nghiện hút ma túy tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yến khích trồng cây thuốc phiện nên tình trạng nghiện hút khá phổ biến. Sau năm 1954 đến năm 1975, tệ nạn nghiện hút đã được giải quyết cơ bản ở miền bắc, số nghiện hút chủ yếu là người cao tuổi. Trong những năm gần đây, từ khi chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhưng bên cạnh đó thì xã hội cũng nảy sinh nhiều tệ nạn đặc biệt là nghiện hút ma tuý trong tuổi thanh thiếu niên đang là vấn đề bức xúc trong xã hội. Theo cục số liệu cục Phòng chống tệ nạn xã hội năm 1997, nước ta có 129.476 người nghiện ma tuý. Đặc biệt là những vùng núi phía Bắc, nạn nghiện hút ngày càng lan nhanh và phát triển tới đỉnh điểm là năm 2001, 2002, 2003. Nhưng từ đó đến nay thì số người nghiện hút trong cả nước có xu hướng giảm do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy nói riêng nhưng tỷ lệ vẫn còn cao, để lại hậu quả rất nặng nề cho xã hội. 3. Khái niệm công cụ 3.1. Ma tuý - Theo nghĩa rộng: tổ chức y tế thế giới (OMS) định nghĩa: “Ma tuý là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thế sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể” - Theo nghĩa hẹp: Ma tuý bao gồm thuốc phiện, cần sa và các hoá chất có tác dụng kích thích thần kinh mạnh gây ảo giác, dùng nhiều lần thành quen trở thành nhu cầu về nghiện. - Theo gốc Hán Việt: có nghĩa là “làm mê mẩn” hoặc “say tuý luý” trước đay được dùng để chỉ các chất có nguồn gốc từ cây thuốc phiện có tác dụng gây ngủ và làm giảm đau, ngày nay dùng để chỉ tất cả các chất từ nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, có khả năng gây nghiện. 3.2. Nghiện ma tuý Nghiện ma tuý là quá trình sử dụng lặp lại một hay nhiều lần chất gây nghiện: Thuốc phiện, cần sa, hêrôin, cocain và những chất chỉ sử dụng theo đơn chỉ dẫn của thầy thuốc để chữa bệnh như moocphin, seduxen dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kì hay mãn tính ở người nghiện, làm họ lệ thuộc về thể chất và tinh thần vào chất đó. Người nghiện ma tuý sẽ bị rối loạn toàn bộ cơ thể, cả về sinh lý, tâm lý nhận thức và hành vi. Chương II: Kết quả nghiên cứu 1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT_VH_XH của địa bàn nghiên cứu Địa giới Quảng Ninh nằm vào khoảng 20040’ đến 21044’ vĩ độ Bắc, và từ 106035’ đến 1080 31’ độ kinh Đông, có diện tích là 7076 km2 với chiều dài hơn 300 km, rộng hơn 100 km. Phía Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc). Phía Đông và phía Nam giáp với vịnh Bắc bộ với chiều dài 250 km. Phía Tây giáp với các tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang. Ngoài ra Quảng Ninh còn là cửa ngõ thông ra biển của vùng đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc. Vị trí địa lý ấy cho phép Quảng Ninh mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với mọi miền trong cả nước và quốc tế, thông qua đường biển trở thành đầu mối giao lưu buôn bán xuất nhập khẩu và mở rộng kinh tế đối ngoại. Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du ven biển, có nhiều đảo chiếm khoảng 13% diện tích toàn tỉnh với hàng nghìn hòn đảo. Thành phố Hạ Long nằm ở phía Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Hà Nội 165 km về phía Tây Nam, cách Hải Phòng 60 km về phía Tây. Thành phố nằm ở giữa trung tâm tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc và Tây Bắc giáp Hoành Bồ, phía Nam thông ra biển giáp thị xã Cẩm Phả, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Hưng. Thành phố Hạ Long gồm 18 phường và 2 xã, nằm trên dải hành lang công nghiệp trục đường 18, cùng với thuận lợi về đường bộ; đường sắt và các tuyến đường bộ, đường song và một số cảng biển cho phép giao lưu thuận lợi với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc và biên giới của tỉnh. Đặc biệt với hệ thống đường biển và cảng biển, Hạ Long là cửa ngõ quan trọng của các tỉnh miền Bắc trong việc giao lưu với các nước trong khu vực quốc tế, nhất là với Trung Quốc. Quảng Ninh có tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng, tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn. Bên cạnh đó Quảng Ninh còn còn có trữ lượng cát trắng rất lớn, hàm lượng silic trên 90% đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu cho công nghệ thủy tinh cao cấp. Nhiều đất sét để làm gạch ngói, gạch trang trí có chất lượng cao, nhiều đá vôi để làm ximăng, cao lanh, gốm sứ…Ở Cẩm Phả có mỏ nước khoáng có chất lượng cao rất tốt cho chữa bệnh và giải khát. Ngoài ra ở đây còn có nhiều mỏ đá quý, phôtphoric, titan, thạch anh tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp nặng phát triển. Diện tích rừng của Quảng Ninh là 193,231 ha với những loại cây đặc sản: thông, quế, hồi, xamu.., phát triển ngành nuôi trồng và chế biến lâm sản. Hạ Long là thành phố trẻ có thế mạnh về công nghiệp khai thác và dịch vụ du lịch, có điều kiện địa lý địa hình và đặc điểm tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Thành phố Hạ Long có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là than đá với 592 triệu tấn, đá vôi có trữ lượng 1,3 tỉ tấn, công nghệ đất sét tốt nhất để sản xuất ra những loại sản phẩm đất nung có mặt trên thế giới với khoảng 41,5 triệu m3. Phía nam thành phố là Vịnh Hạ Long rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch, vận tải biển, có nhiều cảng phục vụ cho việc giao lưu buôn bán hàng quốc tế. . Thiên nhiên đã ban cho Hạ Long một vịnh biển dài 1500 km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ. Vịnh Hạ Long 2 lần được thế giới công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị ngoại hạng của cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan. Nhiều vùng nước sâu, kín gió thuận lợi cho việc phát triển hệ thống cảng biển và công nghiệp đóng tàu. Bờ biển dài thích hợp với nhiều giống hải sản phong phú và quý hiếm, là cơ sở cho ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Hạ Long giáp với thị xã Cẩm Phả là khu công nghiệp lớn của tỉnh. Đặc biệt Hạ Long có trục đường 18B thuận lợi cho việc giao thông vận tải, là trục đường nối với khu cửa khẩu Móng Cái_ khu có vị trí chiến lược cả về kinh tế và quân sự. Thành phố giáp với huyện Hoành Bồ có tiềm năng phát triển về nông, lâm nghiệp và công nghiệp khai thác than có trục đường sắt thông thương với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Ngoài ra thành phố còn giáp huyện Yên Hưng có tiềm năng phát triển về nông, phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản và du lịch sinh thái. Với đặc điểm do thiên nhiên ưu đãi ban tặng, lợi thế là công nghiệp, du lịch, nông, ngư nghiệp. Về công nghiệp thành phố có khoảng 700 cơ sở sản xuất lớn nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Đáng chú ý là các công ty than. du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản…Những thuận lợi đó đã làm tăng thu nhập đáng kể cho người dân thành phố. Có thể nói thành phố Hạ Long mỗi ngày được thay da đổi thịt, nhân dân có mức sống khá và ổn định. Tuy vậy vẫn còn một số bộ phận nhân dân có mức thu nhập khá và ổn định. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận nhân dân có mức thu nhập thấp, số này nằm rải rác ở các vùng giấp ranh huyện bạn, đặc biệt là khu vực miền núi, khu bán nông nghiệp đã có sự phân hoá giàu nghèo. Đây là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến sự gia tăng của tội phạm ma tuý và tệ nạn ma tuý. Thành phố Hạ Long có số lượng dân cư lớn trong đó công nhân viên chức chiếm khoảng 30%, dân tự do chiếm khoảng 10%, còn lại là số dân buôn bán nhỏ và làm các ngành thủ công. Mật độ dân cư trung bình hơn 500 người/ km2, có nhiều trường trung học phổ thông và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. 100% số xã phường được công nhận xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Thành phố cũng là nơi tập trung nhiều trường học, cao đẳng, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề. Thành phố Hạ Long là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội của tỉnh. Với những đặc trưng trên của thành phố cho thấy Hạ Long bên cạnh những thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội cũng gặp không ít khó khăn và tiềm ẩn không ít thách thức trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt là công tác phòng chống tệ nạn ma tuý bảo đảm an ninh trật tự trong xã hội, điều kiện cho sự phát triển bền vững. Về công tác giáo dục, thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI đề ra định hướng và giải pháp phát triển giáo dục đào tạo ở tất cả các ngành học, cấp học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và góp phần thực hiện chiến lược con người trong giai đoạn cách mạng mới. Mạng lưới trường lớp được quy họach hợp lý, đến nay mỗi xã, phường đã có từ một đến bốn trường học phổ thông, số lớp này và tỷ lệ huy động học sinh đến trường tăng qua các năm học đặc biệt số học sinh vào trung học cơ sở và phổ thông tăng, số lượng cán bộ giáo viên cũng được tăng cường, chất lượng dạy và học luôn được coi trọng. Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng đã được quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai ở tất cả các cơ sở mầm non bằng nhiều hình thức, tỷ lện trẻ đến trường trong độ tuổi nhà trẻ ngày càng nâng cao, cơ sở vật chất các trường lớp được tăng cường. Thành phố đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Công tác DSKHHGĐ của thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về nhận thức và công tác tổ chức thực hiện. Mạng lưới y tế được trải rộng khắp các phường xã, y tế cơ sở không ngừng được củng cố, phát triển cả về cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật, lực lượng cán bộ y tế, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Công tác công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, phục vụ thông tin kịp thời, số máy điện thoại trang bị trên 100 dân qua các năm được nâng lên và cao hơn nhiều. 2. Công tác phòng chống ma tuý ở thành phố Hạ Long Thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng, nhà nước về công tác phòng chống tệ nạn ma tuý những năm qua Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có sự chỉ đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành các tổ chức đoàn thể có liên quan cùng tham gia trong công tác phòng chống tệ nạn ma tuý. Thực hiện quyết định 686-TTg ngày 25/8/1997 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Uỷ ban quốc phòng chống ma tuý, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định số 4/47/QĐ-UB về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống ma tuý của tỉnh. Trên cơ sở những chỉ đạo của tỉnh, thành phố Hạ Long đã lên kế hoạch phục vụ công tác phong chống tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố như: Thành uỷ, UBND TP.Hạ Long đã lãnh đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Trung ương của Tỉnh. Xây dựng các kế hoạch về tăng cường phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma tuý, thành lập đoàn thẩm định kiểm tra công tác phòng chống ma tuý trên địa bàn thành phố, xây dựng kế hoạch về việc ra quân tháng hành động phòng chống ma tuý. Chỉ đạo công an thành phố phối hợp với các ngành chức năng, các đoàn thể phát động phong trào phòng chống tệ nạn ma tuý, phát động quần chúng tham gia phong trào phòng chống tội phạm, tố giác các đối tượng buôn bán, tàng trữ, sử dụng chất ma tuý… 3. Thực trạng nghiện hút ma tuý tại thành phố Hạ Long 3.1. Sự tự nhận thức chủ quan của người nghiện hút ma tuý về chính họ Những người nghiện hút ma tuý thực sự rất bi quan, họ rất dễ bị mất thăng bằng, mất tự tin trong cuộc sống nên dễ trở thành những đối tượng bị lôi kéo, con đường dẫn đến phạm tội rất ngắn vì ngay chính họ cũng không tin vào họ, không tìm được lối ra. Anh NNT học viên của trung tâm giáo dục lao động xã hội trả lời phỏng vấn: “Biết rằng nếu muốn sống thì phải cai, nhưng cai cũng khó lắm. Giả sử có cai được đi chăng nữa thì người ta cũng vẫn khinh cho, cũng chẳng có đất mà sống, đằng nào mà chẳng chết, không chết trước thì chết sau ấy mà.” Những người nghiện này họ cũng tự nhận thức rằng họ bị xã hội ruồng rẫy, khinh ghét và xa lánh. Bên cạnh đó cũng có người họ muốn cai, tự nguyện vào trung tâm, muốn có được cuộc sống bình thường như bao người khác. Nhưng hầu hết những học viên trong Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội đều bị ép buộc và cưỡng chế vào trung tâm. Như vậy, đây là đối tượng mà nhận thức chủ quan của họ rất phức tạp, độ chín chắn trong suy nghĩ đang tự bào mòn, trở lên ích kỷ. 3.2. Tình hình nghiện ma tuý ở địa phương Trong gần chục năm vừa qua, tình hình nghiện hút ma tuý tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh diễn biến khá phức tạp. Điều đáng lo ngại là loại ma tuý tổng hợp có tính chất gây nghiện nhanh và độc hại cao và ma tuý của Trung Quốc rất rẻ nhưng rất nguy hiểm cho tính mạng, dễ dẫn đến tử vong cao cho người sử dụng đã xuất hiện tràn lan trên địa bàn thành phố. Năm Thành phố Tỉnh 2000 482 1600 2001 471 1568 2002 496 1446 2003 411 1856 2004 318 1931 2005 280 1897 2006 276 1266 (Nguồn: Báo cáo kết quả Công tác phòng chống TNXH Tỉnh Quảng Ninh 2006) Qua số liệu giai đoạn từ năm 2001-2005 so với thời kì trước năm 2001 người nghiện ma tuý trên địa bàn có xu hướng giảm (Chủ yếu do chết, bị bắt, chuyển nơi khác và số ít cai nghiện có kết quả). Từ 482 người năm 2000 giảm xuống còn 276 người năm 2006. Số người nghiện mới tăng không đáng kể. Đây là kết quả quá trình tuyên truyền trong những năm vừa qua tại thành phố Hạ Long được đẩy mạnh cả về hình thức, nội dung và người dân thấy rõ tác hại tệ nạn của ma tuý nên họ có ý thức phòng ngừa, biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma tuý trong từng hộ dân đến tổ dân phố. Chính vì vậy số người nghiện mới là không nhiều. Số lượng người nghiện của thành phố Hạ Long so với tỉnh Quảng Ninh là rất lớn (chiếm khoảng1/6 đến 1/4). Nguyên nhân chủ yếu do thành phố Hạ Long là nơi giao lưu về kinh tế_văn hoá_xã hội, là nơi tập trung rất nhiều dân từ những nơi khác đổ về, là một trong những địa điểm có lối sống buông thả, ăn chơi đua đòi nhất của tỉnh. Tổng số người nghiện Nam Nữ Có GĐ <18 tuổi 18-30 tuổi >30 tuổi Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III CĐ, ĐH 276 người 270 6 48 2 121 153 0 7 158 108 3 100 (%) 97,8 2,2 17,4 0,7 43,8 55,5 0 2,6 57,2 39,1 1,1 (Nguồn: Biểu thống kê người nghiện ma tuý quý 1 năm 2007. TP. Hạ Long, Phòng nội vụ LĐTBXH) Bảng số liệu trên thể hiện cơ cấu giới, cơ cấu lứa tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của người nghiện thành phố Hạ Long trong danh sách quản lý. Về cơ cấu giới, số người nghiện chủ yếu tập trung vào nam giới (Chiếm 97,8%), nữ giới chiếm rất ít (2,2%). Nguyên nhân là do đặc điểm giới tính, nam giới thường nghiện nhiều thứ như rượu bia, thuốc lá… và do đó ma tuý cũng đến với nam giới nhiều hơn, nam giới hay bị bạn bè kích bác, đua đòi, tò mò, có máu anh hùng nên dễ bị bạn bè dụ dỗ hơn nữ giới. Về đối tượng nghiện hút trong địa bàn thành phố gồm nhiều độ tuổi khác nhau, chủ yếu là trên 30 tuổi (chiếm 55,5%) và dưới 18 tuổi là ít nhất (chiếm 0,7%) vì: những đối tượng này chủ yếu nghiện từ cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, thời gian này thành phố Hạ Long và cả nước đang bùng phát tệ nạn nghiện hút ma túy. Ở độ tuổi dưới 18 số người nghiện là rất ít vì trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền và phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong nhà trường làm cho học sinh nâng cao nhận thức của mình về vấn đề ma túy, nghiện hút ma túy để phòng ngừa. Cũng có thể là do những đối tượng này mới nghiện nên rất khó phát hiện để đưa đi cai nghiện nên số liệu ở đây phản ánh chưa chính xác. Đây cũng là một đặc điểm rất riêng vì các nơi khác thì số người nghiện hút ma túy tập trung chủ yếu ở tuổi thanh thiếu niên. Đa số người nghiện có trình độ học vấn thấp, chủ yếu các đối tượng này được học hết cấp 2(chiếm 57,2%), cấp 3 (chiếm 39,1%), ở trình độ cao đẳng và đại học là rất ít (chiếm 1,1%). Hầu hết họ đều bị khiếm khuyết về nhân cách, không có nghề nghiệp, không có việc làm hoặc việc làm không ổn định, sống phụ thuộc vào gia đình, do vậy khó có được những hiểu biết tổng quát và khách quan nên dễ bị bạn bè xấu lôi kéo đến sa ngã, dùng ma tuý. Tổng số người nghiện Hoàn cảnh kinh tế Nghề nghiệp bản thân Hình thức cai nghiện Khá TB Nghèo HS SV CN ND Nghề tự do Không nghề Tại TT Tại CĐ 276 người 13 4 7 0 2 5 19 55 195 245 31 100% 8,7 82,6 8,7 0 0,7 1,8 6,9 19,9 70,7 88,8 11,2 Đối tượng nghiện hút rất đa dạng, bao gồm công nhân (chiếm 1,8%), nông dân (chiếm 6,9%), người làm nghề tự do (chiếm 19,9%), phần lớn là những người không nghề nghiệp (chiếm 70,7%). Những người không việc làm thường lêu lổng, chơi bời, tụ tập đàn đúm cùng với những người bạn không tốt, họ nhanh chóng bị lôi kéo vào ma túy. Thành phần nghiện ma túy không chỉ là những người có hoàn cảnh kinh tế khá giả (chiếm 8,7%) mà còn có cả người nghèo khó (chiếm 8,7%), nhưng chủ yếu vẫn là những người có kinh tế trung bình (chiếm 82,6%). Những đối tượng này chủ yếu là do tính tò mò, đua đòi mà dẫn đến con đường nghiện hút ma túy. Những người nghiện nhiều tiền thường tụ tập thành nhóm nhỏ, họ thuê khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, quán ba để lắc và sử dụng ma túy. Còn tụ điểm sử dụng ma túy của những người nghiện bình thường và ít tiền thường là công viên, vườn hoa, hoặc những nơi vắng người. Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15/8/2002 và Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày 19/7/2004 của Chính phủ về công tác cai nghiện ma túy bắt buộc và cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng. Tại thành phố Hạ Long cũng chủ yếu áp dụng hai hình thức: Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng (chiếm 11,2%) và cai nghiện bắt buộc tại trung tâm (chiếm 11,2%). Tuy nhiên đây chỉ là những hình thức, còn thực tế cho thấy rất ít người có thể từ bỏ chất độc chết người này. Những người vào trung tâm chủ yếu là do bị cưỡng chế, thỉnh thoảng họ vẫn làm loạn và tìm cách trốn ra ngoài. Bác HVN cán bộ trung tâm Giáo dục Lao Động Xã hội Vũ Oai cho biết: “Mới tuần trước, có gần 100 học viên trong trung tâm làm loạn và trốn ra ngoài, chúng tôi phải huy động công an huyện tham gia để tìm và khuyên họ trở lại trung tâm hoàn thành đợt cai nghiện. Đã nghiện thì khó cai được lắm nhưng vẫn đưa họ vào đây để cho xã hội được sống yên ổn” Có nhiều hình thức sử dụng ma tuý: Thứ nhất, có thể đưa ma túy vào cơ thể qua hệ hô hấp. Người nghiện có thể hút hoặc hít thuốc phiện, cần sa, heroin, côcain. Phương thức hút rất đơn giản, một liều hít khoảng chừng 5- 10 mg heroin. Người nghiện bỏ thuốc lên giấy thiếc trong bao thuốc lá, dung bật lửa hơ bên dưới rồi hít. Thứ hai, đưa ma túy vào hệ tuần hoàn: Ma túy ở thể lỏng thường được đưa vào cơ thể bằng tiêm chích dưới da, vào bắp thịt hoặc tĩnh mạnh như heroin, moocphin, dorargan..cũng có người dùng cả sái thuốc phiện để tiêm. Hình thức một và hai này được người nghiện ở nhiều nơi sử dụng. Thứ ba, đưa ma túy vào đường tiêu hóa: Một hình thức nữa người nghiện ở thành phố Hạ Long thường dùng là uống, nuốt thuốc phiện hay pha cocain vào nước uống trực tiếp. Các đối tượng nghiện hút sử dụng loại ma tuý chủ yếu là Hêrôin và hình thức sử dụng ma tuý chủ yếu là con đường tiêm chích, chính vì vậy nguy cơ lây nhiễm HIV/AISD là rất cao. Hầu hết ban đầu khi mới sử dụng ma tuý người nghiện thường hút hoặc hít ma tuý, chủ yếu là Hêrôin, nhưng sau một thời gian, khi tiền hết thì họ lại chuyển sang tiêm chích để thoả mãn cơn nghiện của họ. Thông thường người nghiện sử dụng Hêrôin tổng hợp ở dạng bột, chất gây nghiện ở dạng dung dịch lỏng đựng trong ống tiêm và một số ma túy tổng hợp ở dạng viên nén. Đây là những loại ma túy rất độc hại, gây nghiện nặng và gây cho người dùng những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương. Một số ít sử dụng một số loại ma tuý khác như: Amphetamin, tân dược, các loại thuốc kích thích như Dolargan, Dixaepan…Đặc biệt là sử dụng sái thuốc phiện pha loãng tiêm vào tĩnh mạch. Trong thời gian gần đây, xuất hiện hình thức sử dụng ma túy dưới dạng viên nén, ma túy tổng hợp, đáng lưu ý và lo ngại nhất là đối với học sinh các trường phổ thông trong thành phố. Tiêm chích ma túy - một hình thức sử dụng ma túy đem lại hậu quả rất lớn cho người nghiện và xã hội, đó là căn bệnh thế kỉ HIV. Năm Người nghiện ma tuý Số mẫu (người) % số mẫu HIV(+) 1998 545 65.87 2003 400 54.25 2004 414 63.50 2005 405 57.00 2006 400 54.50 (Báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS của UBND tỉnh Quảng Ninh.) Theo số liệu của bảng trên thì chúng ta thấy số người nghiện bị nhiễm HIV (+) là rất cao, chiếm khoảng từ 54,25% đến 65,87%. Con số này đang rung lên hồi chuông báo động khiến các cơ quan chức năng phải suy nghĩ. Hầu hết những đối tượng này nghiện hút đã lâu và chủ yếu là do lây lan qua con đường tiêm chích. Khi đã lên cơn thèm thuốc thì họ không còn nghĩ tới sự an toàn của chính họ, kể cả không có kim tiêm riêng thì họ vẫn có thể dùng chung với nhau. Cũng qua những con số này mà các cơ quan chức năng cũng phải chú ý, cân nhắc để đưa ra những biện pháp tối ưu để khắc phục. 4. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn ma tuý ở thành phố Hạ Long 4.1. Nguyên nhân kinh tế Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay đã đem lại nhiều biến đổi trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như các địa phương khác trong cả nước, thành phố Hạ Long đang phát huy những mặt tích cực do nền kinh tế hàng hoá đem lại bên cạnh đó cũng chịu sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo, tình trạng thiếu công ăn việc làm thu nhập chênh lệch một bộ phận cán bộ nhân dân tìm kiếm lợi nhuận bất hợp pháp, vi phạm quy chuẩn pháp luật và đạo đức bị đồng tiền cuốn hút làm những việc sai trái. Ma tuý là mặt hàng siêu lợi nhuận ở bất kì quốc gia nào trên thế giới, chuỗi mắt xích từ sản xuất đến tiêu thụ ma tuý là những hoạt động kinh doanh béo bở nhất. Chính vì vậy bọn buôn lậu ma tuý đã tìm cách lôi cuốn những con mồi thậm chí một bộ phận cán bộ sĩ quan trong lĩnh vực phòng chống và kiểm soát ma tuý đã tham gia vào đường dây buôn bán ma tuý. Bên cạnh đó còn có những người nghiện để thoả mãn cơn nghiện của mình cũng tham gia vận chuyển buôn bán, tàng trữ ma tuý. 4.2. Nguyên nhân xã hội và gia đình Trước tiên chúng ta khẳng định tệ nạn ma tuý là một hiện tượng xã hội. Lý luận chủ nghĩa Mác Lênin chỉ ra mọi hiện tượng trong xã hội không phải ở trạng thái tĩnh tại, bất biến mà luôn có sự thay đổi nên khi xem xét nguyên nhân xã hội của tệ nạn ma tuý phải xem xét trong điều kiện nhất định. Do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đó là sự phân hoá kinh tế xã hội sâu sắc làm cho nhu cầu cách sống, lối sống của một bộ phận dân cư lệch chuẩn so với văn hóa truyền thống dân tộc. Vì lợi ích kinh tế mà họ không quan tâm đến tính cộng đồng, đạo lý của con người trở lên méo mó biến dạng. Ông H tâm sự: “Bây giờ tụi trẻ nó sống buồn lắm. Hai thằng con trai tôi đều nghiện. Tôi có mỗi cái nhà cấp bốn nhỏ cho cả nhà chui ra chui vào…thế mà chúng nó đuổi chúng tôi ra đường rồi bán nhà đi. Bây giờ chúng tôi phải đi ở nhờ nhà họ hàng. Bán xong nhưng chia chác không được lại đánh nhau” (Ông nói với vẻ mặt buồn rầu khắc khổ). (Ông NTH, 59 tuổi, đạp xích lô) Nhiều người coi trọng giá trị vật chất và xem đó như là thước đo nhân cách. Anh T chia sẻ: “Người yêu bỏ anh hai năm rồi chỉ vì anh không chiều được những sở thích của cô ấy, ai mà chẳng muốn chiều người yêu nhưng anh làm gì có tiền. Cô ấy giận và trách anh và cho rằng anh không quan tâm, không tốt. Và cô ấy đến với một người khác vì anh ta nhiều tiền, tâm lý tốt hơn tôi. Nhưng sau 1 tháng yêu thì cô ấy phát hiện anh ta nghiện. Thật buồn thay cho cô ấy” (Anh NTT, 27 tuổi, giáo viên) Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến sự tiêu cực của con người trong sinh hoạt xã hội: Sống vội, lo hưởng thụ cá nhân, thực dụng, truỵ lạc…bên cạnh đó những bế tắc cùng cực của một bộ phận xã hội như thất học, thất nghiệp, tâm lý bất mãn tiêu cực, căng thẳng ức chế trong sinh hoạt, lao động cũng là những nguyên nhân không nhỏ. Anh M cho biết: “Đi làm căng thẳng quá, nhiều lúc cũng phải tìm đến những cái gì mới mẻ chứ không thì buồn chết” (Anh BCM, 25 tuổi, làm than) Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng nghiện hút ma tuý tại thành phố Hạ Long rất phức tạp. Ma tuý làm thoả mãn nhu cầu hưởng lạc, kích thích ảo giác, chạy chốn hiện thực, giải toả bế tắc. Khi đã bị lệ thuộc vào ma tuý thì họ dễ bị lôi kéo vào các hành vi lệch chuẩn của xã hội mà để điều chỉnh được những hành vi này cần có những biện pháp nghiêm khắc của chính quyền. Nền tảng giáo dục của gia đình là yếu tố quyết định nhân cách, nhận thức, lối sống của một con người. Ma tuý không thể dễ dàng xâm nhập vào thành viên của một gia đình khi gia đình ấy có một truyền thống tốt đẹp. Phần lớn những người nghiện ma tuý thường sinh hoạt trong gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc giáo dục của cha mẹ hoặc cha mẹ thiếu hợp tác trong nuôi dạy con cái (do ly hôn hay ly thân). Anh T cho biết: “Đa số những thanh niên trong trung tâm này đều xuất thân từ gia đình không mấy hạnh phúc như là bố mẹ ly dị, không quan tâm tới con cái hoặc quá chiều con trong những gia đình giàu có” (Anh NT, 42 tuổi, cán bộ trung tâm Giáo dục lao động xã hội Vũ Oai) Do hạn chế về nhận thức, thiếu gương mẫu trong sinh hoạt cá nhân, quá nuông chiều hoặc nghiêm khắc, không quan tâm đến nhu cầu, những yếu tố tâm sinh lý của con em trong gia đình (nhất là thanh thiếu niên) nên các ông bố bà mẹ đã vô tình làm cho con cai hư hỏng. Chị Đ kể một dẫn chứng điển hình trong trung tâm: “Trường là con của một thươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (21).doc
Tài liệu liên quan