LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I
TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4
I-/TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 4
1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 4
2. Các chức năng của NHTM: 6
II-/ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NHTM: 10
1. Sự phân loại các hoạt động cho vay của NHTM: 10
2. Lý do hình thành các khoản cho vay trung, dài hạn ( cho vay có kỳ hạn của NHTM ). 11
3. Các vấn đề cơ bản của cho vay trung, dài hạn tại NHTM 14
4. Phân tích tín dụng trong cho vay trung, dài hạn 22
5. Các nhân tố tác động tới hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM: 25
6. Quy trình cho vay trung và dài hạn. 26
7. Hiệu quả tín dụng trung, dài hạn của NHTM 27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 29
I-/ SƠ LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK - VCB ) 29
1. Lịch sử hình thành và phát triển : 29
2. Vài nét về tình hình hoạt động của VCB hiện nay 30
II-/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI VCB 34
1. Cho vay trung, dài hạn của VCB thời gian gần đây 34
a. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn 32
b. Tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi trong cho vay trung, dài hạn của VCB 37
c . Tiền lãi VCB thu được từ cho vay trung, dài hạn 39
d . Nguồn vốn VCB huy động để cho vay trung, dài hạn 41
e . Lãi suất cho vay trung, dài hạn 44
f . Thời hạn cho vay trung và dài hạn của VCB 47
g . Hạn mức cho vay đối với khách hàng của VCB 48
2. Trình tự xét duyệt khi cho vay và thẩm định dự án đầu tư tại VCB. 50
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 59
I-/ CÁC TỒN TẠI VÀ THẾ MẠNH TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI VCB : 59
1. Các thế mạnh trong cho vay trung, dài hạn của VCB : 58
2. Các vấn đề còn tồn tại trong cho vay trung, dài hạn của VCB : 60
II. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI VCB 63
1. Giải pháp đối với nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn 63
2. Giải pháp xử lý các khoản nợ khê đọng : 65
3. Một số giải pháp để làm giảm nợ quá hạn của khoản cho vay trung, dài hạn tại VCB hiện nay 67
4. Giải pháp xử lý tải sản thế chấp tại VCB. 70
5. Giải pháp về chiến lược khách hàng của VCB: 71
6. Các báo cáo tài chính của xin vay cần được kiểm toán xác nhận. 72
7. Giải pháp đối với vấn đề rủi ro về tỷ giá: 73
8. Một số giải pháp khác để hạ thấp rủi ro tín dụng trung, dài hạn. 74
III-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI VCB 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
KẾT LUẬN 79
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động cho vay trung, dài hạn tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1996 - 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch và ưu tiên như dầu khí, đường dây tải điện 500 KV, mở rộng mạng điện lực phía nam, hiện đại hoá nghành bưu chính viễn thông, xuất khẩu lương thực, lâm hải sản.
* Cho vay trung dài hạn các khu vực của nền kinh tế.
(Đơn vị:Triệu VND)
Khu vực
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ & nghành khác
1999
64.387
995.337
1.059.074
2000
68.154
1.065.750
1.277.870
2001
91.274
1.232.579
1.613.213
Nguồn : Báo cáo thường niên của VCB các năm 1999,2000,2001
* Cho vay trung dài hạn các thành phần kinh tế.
Năm
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Thành phần kinh tế
Nghìn USD
Triệu VND
Nghìn USD
Triệu VND
Nghìn USD
Triệu VND
Nhà nước
148250
254256
134064
257504
137376
403929
Hợp tác xã
0
256
0
9330657
0
657
Cty cổ phần, TNHH
7863
44495
6880
103996
3822
106628
Tư nhân
48
3178
33
15236
0
28796
Liên doanh
5509
4449
6110
20769
6842
22348
Nước ngoài
0
0
0
15315
345
18055
Thành phần khác
0
11442
0
50
0
36660
Tổng
161670
317820
147087
413084
148385
617067
Tổng dư nợ
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ trung dài hạn
Số liệu về cho vay trung, dài hạn của VCB ba năm gần đây nhất cho chúng ta thấy VCB đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh thời hạn cho vay dài hơn đối với các thành phần kinh tế góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khối lượng tín dụng này phần lớn là cho vay các doanh nghiệp nhà nước, năm 2000 tỷ lệ này là 85%, năm 2001 tỷ lệ này là 86%, sau đó đến tỷ lệ cho vay đối với các công ty cổ phần và công ty TNHH, chiếm tỷ lệ 7.5% năm 2000 và 5.3% năm 2001, sau nữa là đến các công ty liên doanh. Như vậy trong cơ cấu cho vay của VCB vì các DNNN là đối tượng chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng có tốc độ tăng tỷ lệ cho vay cao hơn. Cho vay đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH tuy vẫn còn cao hơn các thành phần khác nhưng năm 2001 đã có những dấu hiệu sút giảm, các công ty liên doanh, công ty nước ngoài ngày càng vay vốn nhiều hơn từ VCB. Điều đó được giải thích vì VCB hướng cho vay của mình vào các nghành kinh tế mũi nhọn, các tổng công ty. ..để đảm bảo an toàn hơn đối với khoản cho vay đồng thời cũng góp phần thực hiện chính sách kinh tế của nhà nước. Giảm cho vay các công ty cổ phần, công ty TNHH vì qua những bài học đắt giá từ cho vay những công ty này, VCB đã cẩn thận đánh giá, phân tích họ hơn, từ đó đã hạn chế và không cho vay những dự án phương án không khả thi. Đối với các công ty liên doanh và công ty nước ngoài cho vay của VCB ngày càng tăng là vì sau những năm đầu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, họ đã chứng tỏ những điều kiện đủ để có thể vay vốn, cả về hiệu quả sản xuất kinh doanh hiện tại của họ cũng như những dự án mới có tính khả thi. Qua thời gian VCB đã tìm hiểu và nắm bắt được những thông tin về họ để có thể cho vay. Ngoài ra cho vay đối với các thành phần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này sẽ còn có rất nhiều triển vọng vì nước ta hiện nay và trong tương lai sẽ rất cần những nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài để có thể phát triển, nên thành phần các công ty này sẽ có mặt ở nước ta ngày càng nhiều.
Phân theo các lĩnh vực của nền kinh tế có 3 nhóm chính :công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các nghành khác. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn đối với ngành dịch vụ năm 2001 chiếm 55% công nghiệp là 42%, nông nghiệp và các nghành khác là 3%.
VCB cho vay các ngành dịch vụ nguồn vốn trung dài hạn tỷ lệ cao như vậy chủ yếu tập trung vào cho vay kinh doanh bất động sản, khách sạn,nhà hàng, vận tải bưu điện. .. và gần đây có cho vay lĩnh vực giáo dục đào tạo. Trong điều kiện lĩnh vực dịch vụ nước ta còn có điều kiện phát triển như những năm qua thì tỷ lệ cho vay của VCB đối với lĩnh vực này cao như vậy cũng là hợp lý do VCB là một trong các ngân hàng TMQD hoạt động tốt nhất ở Việt nam nên việc nhạy cảm với tình hình kinh tế nói chung là điều dễ hiểu.Tuy nhiên có thể thấy rằng cùng với sự giảm sút tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP (năm 1999 chiếm 42.5%, năm 2000 42.2%, 2001 còn 41.3%) thì chắc chắn tỷ lệ cho vay của VCB đối với nhóm ngành này cũng sẽ giảm để tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho vay đối với nhóm ngành công nghiệp và xây dựng.
Khi công nghiệp (cả xây dựng ) đã chiếm gần 1/3 tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ), lại có tốc độ tăng cao gấp 3-5 lần nông nghiệp, dịch vụ thì tốc độ tăng trưởng của công nghiệp ghóp phần quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy VCB đã cho vay lĩnh vực này khối lượng tương đối lớn và sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong tương lai, chủ yếu là để đổi mới công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp.
Còn về cho vay trung, dài hạn của VCB đối với khu vực các ngành nông,lâm,ngư nghiệp chiếnm tỷ trọng nhỏ trong những năm qua là do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng khác và cũng một phần do định hướng trong chính sách của Nhà nước ta đối với các ngân hàng thương mại. Ví dụ như NHN0 & PTNN đã giắn liền với thị trường tín dụng cho các hộ nông dân từ khi thành lập đến nay, lại được ngân hàng Nhà nước ưu tiên như giảm thuế cấp vốn kịp thời cho các chương trình chỉ định của Chính phủ, tăng vốn điều lệ nhằm gúp cho ngân hàng này mở rộng cho vay. Đến tháng tư năm 2002, dư nợ cho vay của NHNo &PTNN đạt trên 17000 tỷ cho gần 3.7 triệu hộ. Hay ngân hàng ĐTPT Việt nam cũng được ưu tiên trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng,đầu tư có tính chất chiều sâu vào cơ khí hoá nông nghiệp. ...
Con số 91.274 tỷ VND cho vay trung dài hạn lĩnh vực nông,lâm, ngư nghiệp thì VCB cũng như các ngân hàng khác là để cho các hộ vay vốn trồng cây công nghiệp khai thác như cao su, cà phê, hạt tiêu ở Đồng Nai, Đắclắc,cho vay để các hộ kinh doanh nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản ở các tỉnh Nha Trang, Vũng Tàu, Quảng Ninh...
b > Tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi trong cho vay trung, dài hạn của VCB :
Mặt hạn chế lớn hiện nay của VCB là tình trạng nợ khê đọng lớn, nợ quá hạn vượt mức cho phép, chất lượng tín dụng thấp đang gây đọng vốn lớn trong nền kinh tế. Một bộ phận dư nợ cho vay đã được chính phủ cho khoanh, cho xoá song thiếu nguồn vốn để tất toán trong khi đó ngân sách nhà nước còn nợ lại ngân hàng. Chất lượng tín dụng đang là vấn đề đáng quan tâm mà nguyên nhân phải được nhìn nhận từ hai phía. Người cho vay - Ngân hàng, người đi vay -doanh nghiệp. Bảng số liệu nợ quá hạn, nợ khó đòi trong cho vay trung, dài hạn của VCB :
(Đơn vị: Triệu VND)
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Dư nợ tín dụng trung, dài hạn
2.118.798
2.414.774
2.937.066
Nợ quá hạn của tín dụng trung, dài hạn
101.773
151.840
91.287
Nợ khó đòi của tín dụng trung, dài hạn
22225
56.542
35.721
Nguồn: Báo cáo tổng giám đốc VCB 3\2002
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 1999 trong cho vay trung, dài hạn là 5.852%, năm 2000 là 8,64%. Ngoài ra tổng số dư nợ quá hạn của VCB tính đến 31-10-2001 là 1498 tỷ đồng, gần 14% tổng dư nợ, nợ gốc đã khoanh 942 tỷ. Tài sản xiết nợ ước tính 283 tỷ đồng. Nguyên nhân của tỷ lệ nợ quá hạn cao trong năm 2000 của cho vay trung, dài hạn là do các khoản cho vay phát sinh từ những năm trước, chủ yếu là của các khoản cho vay trung dài hạn những năm 1997, 1998, 1999
+ Nguyên nhân từ phía khách hàng :
++ Các doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn song lại tách rời khả năng vốn tự có của mình.Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khi việc kinh doanh thua lỗ thì nợ nần chồng chất. Không có khả năng hoàn trả vốn vay cho VCB.
++ Trong năm 1998, 1999 trong cơn sốt đất đai, các doanh nghiệp đều tập trung vay vốn để đầu tư kinh doanh địa ốc mà không nhận thấy rằng giá cả trên thị trường bất động sản trong nước sẽ có những biến động theo xu hướng giảm lớn. Đến giữa năm 2000, giá thị trường này đã hạ so với những năm trước khoảng 40%, việc kinh doanh các bất động sản này thua lỗ lớn do tình trạng cung vượt xa cầu. Các doanh ngiệp này lâm vào tình trạng khó khăn không có khả năng trả nợ vay ngân hàng làm phát sinh các khoản nợ quá hạn trong năm 2000.
Ngoài ra, việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ quá hạn,khó đòi trong điều kiện giảm giá bất động sản làm cho tiền thu được từ việc bán tài sản không đủ để hoàn trả nợ ngân hàng
+ Nguyên nhân từ phía VCB :
++ Ngân hàng thường quan niệm rằng, những doanh nghiệp quen thuộc, nên không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào những thông tin do doanh nghiệp cung cấp, thay cho những số liệu đáng tin cậy.
++ Chưa có cơ chế thích hợp trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay, cũng như xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Tính khả thi của dự án và hiệu quả của khoản vay chưa trở thành mục tiêu tôn chỉ trong hoạt động tín dụng.
++ Hệ thống kiểm soát chưa phát huy được tác dụng của nó.Do đó sau khi cho vay, VCB yên tâm với các tài sản bảo đảm trong khi các tài sản này có thể còn bị đánh giá sai lệch về mặt giá trị.
+ Nguyên nhân về khâu xử lý tài sản thế chấp
Để có thể phát mãi tài sản thế chấp, ngân hàng đã kiện các con nợ ra toà, mong sự giúp đỡ của cơ quan pháp luật, họ sẽ thu hồi được tiền vay. Thế nhưng nợ vẫn chưa giảm được như mong muốn. Nguyên nhân là do xử lý tài sản thế chấp ở khâu toà án rất là phức tạp, thủ tục nhiêu khê vừa tốn kém vừa mất thời gian, thậm chí có những bất lợi về phía ngân hàng.
- Đến cuối năm 2001, nợ quá hạn của cho vay trung, dài hạn của VCB chỉ còn 4.32% trên tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn. Có kết quả đáng mừng này, khắc phục được con số nợ quá hạn cao như năm 2000, VCB đã phải nỗ lực rất nhiều. Một mặt VCB đã mở rộng cho vay trung,dài hạn với những bộ phận khách hàng mang tính chiến lược. Mặt khác VCB ra sức tìm ra phương thức phù hợp để giảm nợ quá hạn. Cụ thể: Trong năm 2001, VCB đã sử lý được một số tài sản, giảm được 212 tỷ đồng trong tổng số 487 tỷ đồng ứ đọng ở tài sản xiết nợ tại thời điển 31\12\2000 trong đó sử lý bán, cho thuê tài sản: 12 tỷ đồng, mua làm trụ sở giao dịch cho VCB: 23 tỷ đồng, các doanh nghiệp lấy lại tài sản, trả nợ ngân hàng : 176 tỷ đồng, giãn nợ và khoanh nợ trung,dài hạn với một số Tổng Công ty 90, 91 đạt 805 tỷ đồng.
Khắc phục dần những yếu kém của mình, thời gian tới VCB có phương hướng phấn đấu đạt mức tăng dư nợ tín dụng 18 -20% /năm với tỷ lệ nợ quá hạn 5% /năm và tốc độ tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm khoảng 35% tổng dư nợ.
c > Tiền lãi VCB thu được từ cho vay trung, dài hạn :
Thu nhập hàng năm của ngân hàng Ngoại thương bao gồm :Thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu từ kinh doanh ngoại tệ, thu từ dịch vụ, mua bán chứng khoán và các khoản thu khác. Lãi thu từ cho vay là nguồn thu lớn nhất và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng thu nhập của VCB. Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ này thường ở mức khoảng 50 -65 %.
Thu lãi từ cho vay trung, dài hạn trong tổng thu nhập từ 1998-2001 của VCB
( Đơn vị ; triệu đồng )
Chỉ tiêu
Năm
Tổng thu nhập
Thu lãi
cho vay
Lãi cho vay trung, dài hạn
Tỷ trọng trên
tổng thu nhập
1996
732.125
348.184
69.637
9,5%
1997
1.106.085
721.240
187.522
16,9%
1998
1.666.212
1.022.282
255.570
15,3%
1999
1.744.906
1.025.339
266.588
15,2%
2000
1.632.000
802.000
249.280
15%
2001
2.152.000
1.085.000
462.680
21,5%
Nguồn : Báo cáo thường niên của VCB các năm 1996- 2001
Năm 1997 lãi thu từ cho vay trong tổng thu nhập của VCB đạt tỷ lệ thấp nhất so với các năm khác từ 1994 đến nay. Hai năm 1998,1999 xét về số tương đối thì lãi thu được từ cho vay không tăng nhưng xét về số tuyệt đối thì tăng đã có sự gia tăng đáng kể. Lãi thu năm 1998 tăng so với 1997 là 301042 triệu, tương ứng với 42%. Năm 2000, lãi từ cho vay trung, dài hạn giảm so với các năm trước cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng thu nhập, chỉ bằng 92% so với mức thu của năm 1999. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm lãi thu được là do VCB đã 3 lần hạ lãi suất cho vay trong năm 2000, tỷ lệ nợ quá hạn cao do các daonh nghiệp kinh doanh thua lỗ không có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi cho VCB.
Năm 2001 lãi thu từ cho vay trung,dài hạn tăng cao chiếm 21.5% trong tổng thu nhập của VCB và tăng so với năm 2000 là 35.3%. Thu lãi tăng cao là do năm 2001 tỷ lệ nợ quá hạn của VCB giảm rõ rệt sovới năm 2000 và những năm trước nghĩa là các khách hàng vay vốn của VCB sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu qủa nên tiền gốc và lãi thanh toán cho VCB cũng đầy đủ hơn. Ngoài ra tỷ lệ lãi cho vay trung, dài hạn cao cũng xuất phát từ việc ngày càng mở rộng quy mô tín dụng trung,dài hạn. Trong năm 2001 VCB đã thực hiện một số biện pháp để cải thiện tình hình như hướng cho vay vào các nghành kinh tế mũi nhọn, các Tổng Công ty lớn của nhà nước, các lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, các dự án và các lĩnh vực kinh tế được nhà nước khuyến khích. Kết quả là chất lượng tín dụng đã được nâng cao cùng với dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng nhanh, tạo ra cho VCB lợi nhuận lớn.
Kết hợp với cho vay ngắn hạn, lãi cho vay năm 2001 VCB thu được 1.085 tỷ đồng chiếm 50,42% tổng thu nhập của VCB. Tuy vậy so với mức trung bình của một ngân hàng thương mại,lãi cho vay thường chiếm 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng, mà ở nước ta thì tỷ lệ này thường là 60% thì lãi từ cho vay của VCB chưa được phát huy hết. Do đó,VCB cần phải xem xét lại chính sách cho vay của mình để sử dụng có hiệu quả hơn khả năng nhằm thu lợi nhuận cao hơn.
1996 1997 1998 1999 2000 2001
Biểu đồ: Diễn biến tỷ trọng lãi từ cho vay trung,dài hạn trên tổng lãi cho vay của VCB
d > Nguồn vốn VCB huy động để cho vay trung, dài hạn :
Để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư trung và dài hạn,VCB đã tập trung và huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong các nguồn này thì vốn tự có chiếm 10% vốn dự kiến cho vay trung và dài hạn, các nguồn không kỳ hạn như vốn huy động không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tiền tiết kiệm và tiền gửi của ngân sách, NHNN và các tổ chức tín dụng được sử dụng để đầu tư và chiếm hơn 40% nguồn vốn cho vay trung, dài hạn. Còn lại là một phần của nguồn vốn huy động có kỳ hạn, kỳ phiếu và tất cả các khoản vay trung, dài hạn từ nước ngoài, vốn tài trợ uỷ thác đầu tư và vay của NHNN.
+Vốn tự có của VCB
1996 1997 2001 1998
Tính đến cuối năm 2001, vốn VCB được chính phủ cấp trên 800 tỷ đồng, bằng 73,3% vốn pháp dịnh. Ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Nhưng 10 năm qua kinh doanh củaVCB đều có lãi, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và tăng tích luỹ vốn, nâng tổng số vốn của VCB lên 1300 tỷ đồng.
Biểu đồ : Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản và tỷ lệ vốn tự có trên tổng dư nợ cho vay:
1999 2000 2001
Vốn tự có trên tổng tài sản
Vốn tự có trên dư nợ cho vay
+ Vốn tự có là một trong những nguồn hình thành để các NHTM cho vay trung, dài hạn. Đây là nguồn vốn ổn định, an toàn nhất nhưng lại quá nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của toàn bộ nền kinh tế. Đối với VCB cũng vậy, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản quả thật là nhỏ bé. Với tổng số vốn tự có là 1300 tỷ đồng, trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế hiện nay của nước ta là trên 120000 tỷ đồng, thì mặc dù là một trong 4 NH TMQD, VCB cũng mới chỉ cung cấp được 1%. Nhưng đâu phải vốn tự có đó có thể tập trung toàn bộ để cho vay trung, dài hạn mà còn phải đảm bảo các chức năng hoạt động khác của ngân hàng, trong đó chỉ riêng việc mua sắm tài sản cố định đã có thể chiếm tối đa mức cho phép là 50% vốn tự có của ngân hàng. Vấn đề đặt ra là, hiện nay có những doanh nghiệp, công ty mà vốn hoạt động đã hàng nghìn tỷ đồng. Vậy VCB là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ, làm trung gian tín dụng, trung gian tài chính cho toàn bộ nền kinh tế lại có vốn hoạt động thấp hơn các tổ chức đó hay sao. Nếu áp dụng đúng quy định của chính phủ là các doanh nghiệp được vay theo tỷ lệ 1-1 ( vốn vay bằng vốn tự có ), thì ngân hàng với vốn tự có nhỏ bé làm sao đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp có vốn hàng ngàn tỷ đồng trong khi phải chấp hành điều 79 của luật các TCTD là tổng dư nợ đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHTM. Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là chính phủ cho đến nay vẫn chưa cấp đủ vốn pháp định cho VCB, chỉ mới cấp 800 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn huy động
1998
1999
2000
2001
Tổng nguồn vốn
21493
22435
25795
33824
Tổng nguồn vốn huy động
18261
19695
22265
28091
Nguồn vốn có kỳ hạn
4869
5260
6823
10113
Nguồn :Báo cáo của Phòng cân đối vốn VCB 3/2002
Ba năm gần đây VCB luôn có tỷ trọng tiền gửi ở mức trên 75% tổng nguồn vốn, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn vẫn tăng đều ở mức trên 5% /năm. Tuy nhiên qua số liệu các năm cho thấy năm 2001/2000, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn nhỏ hơn tỷ lệ này của 2000/1999 tức là tốc độ tăng tiền gửi có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn đang có dấu hiệu tăng chậm lại. Điều này là do tình hình kinh tế của nước ta cũng đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nên khách hàng gửi tiền không dám mạnh dạn tăng tiền gửi có kỳ hạn, nhất là đối với VCB một lượng lớn tiền gửi thường là ngoại tệ ( năm 2001 tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ đạt trên 600 triệu USD )
+ Nguồn vốn từ Bộ Tài chính chuyển sang
Nguồn vốn từ Bộ Tài chính chuyển sang sẽ ghóp phần đáng kể để tăng cường doanh số cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên có nhược điểm là nguồn vốn này rót xuống chậm. Thông thường cuối quý 2 hoặc đầu quý 3 Bộ Tài chính mới rót vốn tín dụng trung, dài hạn ưu đãi cho ngân hàng. Điều này làm ách tắc khâu giải ngân, không thể phân phối hết số vốn ưu đãi trong năm thực hiện, làm chậm trễ kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị trong diện được vay vốn. Ngoài ra, phần chênh lệch lãi suất mà ngân sách phải cấp bù cho ngân hàng được chuyển sang rất chậm, thường năm sau mới thanh toán cho năm trước. Những bất cập này đã hạn chế việc phát huy tác dụng từ vốn ngân sách để cho vay trung, dài hạn.
+ Vốn nước ngoài
Các nguồn vốn khác như tiền ký quỹ bảo đảm thanh toán, vốn tài trợ uỷ thác đầu tư và vốn vay cũng tăng mạnh do VCB vẫn duy trì được thế mạnh trong thanh toán quốc tế. Phần vốn vay ( chủ yếu là vay của NHNN và các TCTD nước ngoài ) năm 2001 giảm 46,7% so với năm 2000, vì ngoài số nợ đến hạn phải trả, VCB đã chủ động trả trước hạn do đã chủ động được nguồn vốn.
e > Lãi suất cho vay trung, dài hạn :
Về lãi suất cho vay trung, dài hạn VCB quy định :Mức lãi suất cho vay do VCB và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng, và phù hợp với biểu lãi suất công bố của ngân hàng cho vay do Tổng giám đốc VCB quy định từng thời kỳ. VCB và khách hàng khi ký hợp đồng tín dụng có thể thoả thuận áp dụng lãi suất theo một trong 2 cách sau ( Trừ trường hợp thống đốc nhà nước quy định khác )
+ Lãi suất cho vay cố định trong thời hạn thực hiện hợp đồng tín dụng.
+ Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo lãi suất của Tổng giám đốc VCB từng thời kỳ.
Cụ thể : Đối với cho vay trung, dài hạn: áp dụng biểu lãi suất công bố của VCB tại thời điểm rút vốn và được điều chỉnh khi có thay đổi lãi suất theo thông báo của VCB. Lãi suất cho vay tính từ ngày bên vay rút vốn vay và được điều chỉnh theo thông báo của Tổng giám đốc VCB.
Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi về lãi suất theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của NHNN. Trong trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, phải áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định của thống đốc NHNN tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Lãi suất nợ quá hạn áp dụng cho các trường hợp cụ thể do VCB công bố từng thời kỳ phù hợp với quy định của Tổng giám đốc VCB.
Các mức lãi suất cho vay của VCB đối với các tổ chức kinh tế
Năm
Chỉ tiêu
21/3/00
20/6/00
1/7/00
12/1/01
25/5/01
11/9/01
12/1/02
1/6/02
Cho vay ngắn
hạn VND
1.25%
1.15%
1.0%
1.1%
1.15%
1.2%
1.15%
1.1%
Cho vay trung,
dài hạn VND
1.3%
1.3%
1.1%
1.2%
1.25%
1.25%
1.25%
1.1%
Cho vay trung,
dài hạn USD
8.5%
8.5%
8.25%
8.25%
8.25%
7.5%
7.5%
7.5%
+ Lãi suất nợ quá hạn của cho vay trung, dài hạn bằng VND bằng 150% lãi suất cho vay,lãi suất nợ quá hạn cho vay bằng USD là 11.25% năm.
Theo dõi diễn biến lãi suất của VCB thời gian qua chúng ta thấy nổi nên một số điểm đáng chú ý là :
- VCB luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ nói chung và chính sách quản lý lãi suất nói riêng đóng góp một phần không nhỏ cùng với hệ thống các ngân hàng thương mại thực hiện một số mục tiêu như ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế.
- Chúng ta thấy trên cơ sở quy định quản lý lãi suất của NHNN, cũng như tình hình cụ thể của thị trường về huy động vốn ngân hàng luôn có sự điều chỉnh thích hợp. Một mặt nhằm chấp hành nghiêm chỉnh chính sách quản lý lãi suất của NHNN, mặt khác nhằm không ngừng thúc đẩy hoạt động của bản thân ngân hàng. Chẳng hạn như trong năm 2001, sau khi có quyết định 39/QD NHNN có hiệu lực thi hành ngày 21/1/2001, VCB đã có hai lần điều chỉnh lãi suất cho vay, hai lần điều chỉnh lãi suất huy động, điều này cho chúng ta thấy tính chủ động và linh hoạt của ngân hàng trong việc ứng phó với những diễn biến của thị trường. Ngoài ra với những khách hàng lớn hoặc trong những trường hợp đặc biệt, HĐQT cũng như ban lãnh đạo điều hành có thể tiến hành họp để đưa ra các mức lãi suất thích hợp cho từng đối tượng khách hàng, các quyết định được đưa ra nhanh chóng thể hiện tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo ngân hàng đồng thời tạo ra lòng tin đối với khách hàng. Hơn nữa nó cũng phần nào thể hiện tính ưu việt, cơ chế hoạt động mềm dẻo, linh động của VCB trong mối quan hệ so sánh tương đối với các ngân hàng khác.
Trong quá trình thẩm định, trước hết cán bộ tín dụng sử dụng lãi suất trần để đánh giá dự án và khả năng trả nợ. Sau đó nếu thấy dự án là khả thi và có thể đầu tư thì sẽ áp dụng mức lãi suất mà VCB công bố. Mức lãi suất này được xác định dựa trên lãi suất trần của NHNN và lãi suất huy động của VCB. Tuy nhiên VCB còn thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi đối với một số khách hàng vay vốn lớn, có tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ tín dụng lâu dài, đầu tư cho các dự án có độ rủi ro thấp. ..hoặc các dự án cho vay theo chỉ đạo của chính phủ. Khách hàng được hưởng lãi suất ưu đãi phần lớn là các DNNN, các tổng công ty lớn với các dự án quốc gia, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong trường hợp này cán bộ tín dụng sẽ xem xét để cho khách hàng hưởng mức lãi suất ưu đãi trên cơ sở tham khảo ý kiến của phòng cân đối vốn. Lãi suất ưu đãi được xác định dựa trên lãi suất công bố trừ đi một số dư như 0,5- 1% /năm.
Trong cơ cấu vốn sử dụng để cho vay trung, dài hạn của VCB, các nguồn vốn không kỳ hạn và ngắn hạn chiếm một tỷ lệ lớn, nhìn chung các nguồn vốn này có lãi suất dễ biến động hơn lãi suất cho vay dài hạn, vì vậy để tránh những rủi ro lãi suất có thể xảy ra đối với ngân hàng, VCB thường cho vay trung, dài hạn theo lãi suất thả nổi và được điều chỉnh 3 đến 6 tháng một lần. Điều này cũng hạn chế thiệt hại cho khách hàng khi lãi suất thị trường biến động và trong trường hợp nguồn vốn sử dụng để cho vay là vốn tài trợ uỷ thác đầu tư thì áp dụng lãi suất thả nổi là rất cần thiết vì chính nguồn vốn huy động của VCB cũng là nguồn có lãi suất thả nổi, vì vậy căn cứ vào những biến động về lãi suất của nguồn vốn, VCB sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay để đảm bảo hoạt động của ngân hàng có lãi ( Ví dụ ; VCB cho vay đối với nhà máy xi măng Hải Vân 25 triệu DEM, nguồn vốn do VCB vay được của ngân hàng Đức theo lãi suất thả nổi LIBOR 6 tháng, khi đó VCB ký hợp đồng tín dụng với khách hàng ở mức lãi suất LIBOR + 1,5% và điều chỉnh 6 tháng một lần.
f > Thời hạn cho vay trung và dài hạn của VCB
Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn đầu tư của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của VCB.
- Thời hạn cho vay trung hạn từ 12 đến 60 tháng ( 5 năm ) nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân.
- Thời hạn cho vay dài hạn từ trên 60 tháng trở nên nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án phục vụ đời sống.
- Thời hạn cho rút vốn: Số tiền rút vốn từng lần và số tiền được rút phù hợp với tỷ lệ cho vay của ngân hàng như trong HĐTD đã ký. Các lần rút vốn sau cần có kiểm tra tình hình sử dụng vốn rút lần trước để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng đối tượng, mục đích,phù hợp với tiến độ xây dựng và phù hợp với tỷ lệ tham gia của ngân hàng đã thoả thuận trong HĐTD. Trong quá trình giải ngân, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thoả thuận, cán bộ tín dụng ngừng phát tiền vay mới và báo cáo ngay lãnh đạo để xin ý kiến xử lý.
- Gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ: VCB quy định.
Đối với cho vay trung, dài hạn không khống chế số lần gia hạn nợ nhưng tổng số thời gian gia hạn nợ các kỳ không được vượt quá 1/2 thời gian cho vay đã thoả thuận trong HĐTD. Trước khi đến hạn trả nợ vay, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn vì lý do khách quan và có đơn xin ra hạn nợ, hoặc đièu chỉnh kỳ hạn nợ, cán bộ tín dụng xuống đơn vị tìm hiểu và kiểm tra thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0228.doc