Đề tài Thực trạng hoạt động công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC TỔNG QUÁT

LỜI MỞ ĐẦU

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀCÔNG BỐMINH BẠCH THÔNG TIN . 1

1.1 Công bốMinh bạch thông tin. 2

1.2 Nguyên tắc công bốminh bạch thông tin của OECD . 3

1.3 Lợi ích - chi phí của việc công bốminh bạch thông tin . 5

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CÔNG BỐ- MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN THẾGIỚI . . 21

2.1 Thực tiễn tình hình công bốthông tin tại tập đoàn Goldman Sachs . 22

2.2 Thực tiễn tình hình công bốthông tin tại ngân hàng Lehman Brothers . 26

2.3 Bài học kinh nghiệm vềcông bốthông tin của các nước phát triển . 29

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐTRÊN THNTRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM . 33

3.1 Quy định pháp lý và công bốminh bạch thông tin . 34

3.2 Thực trạng hoạt động công bốthông tin của công ty niêm yết . 36

3.3 Thực tiễn hoạt động bên thứba . 42

3.4 Nguyên nhân thiếu minh bạch thông tin . 46

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT HỆTHỐNG CÔNG BỐTHÔNG TIN TRÊN THNTRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 50

4.1 Mức độcông bốthông tin của công ty niêm yết . 51

4.2 Mức độquan tâm đối với các thông tin của nhà đầu tư. 58

4.3 Tổng quát vềkết quảkhảo sát và đềxuất thông tin công bố. 60

CHƯƠNG 5: ĐỀXUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG BỐ- MINH BẠCH THÔNG

TIN TRÊN THNTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 66

5.1 Đềxuất đối với các cơquan nhà nước có liên quan . 67

5.2 Đềxuất đối với công ty niêm yết . 70

5.3 Đềxuất đối với nhà đầu tư. 71

5.4 Đềxuất đối với bên thứba . 73

KẾT LUẬN

pdf136 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn các công việc kiểm toán như đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thu thập bằng chứng kiểm toán hay lấy mẫu kiểm toán được thực hiện bởi các trợ lý kiểm toán viên hoặc các KTV còn ít kinh nghiệm. dễ dẫn đến những sai lầm trong việc thu thập bằng chứng làm sai lệch ý kiến kiểm toán. Quan hệ kiểm toán và công ty: Gần đây xuất hiện các hiện tượng thông đồng, bỏ qua các gian lận, báo cáo sai số liệu. Trong nhiều trường hợp hiện tượng trên có thể giải thích là do sự cố Trang 45 gắng của các công ty kiểm toán trong việc gia tăng khả năng cạnh tranh trong việc thoả mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ kiểm toán. Chưa có Luật kiểm toán độc lập: Hiện nay mới chỉ có nghị định là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán,…nên không đảm bảo được hiệu lực pháp lý đầy đủ để những tổ chức, cá nhân có liên quan thực thi quyền và trách nhiệm của mình. 3.3.2.3 Công ty chứng khoán Thiếu hụt nhân sự am hiểu chuyên sâu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích, không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các khách hàng. Đặc biệt NĐT cá nhân hầu như không được tiếp cận với sự tư vấn của CTCK mặc dù họ chiếm số đông. Môi giới chứng khoán: dùng thông tin mật (từ các mối quan hệ riêng của công ty chứng khoán, từ những người chuyên săn lùng tin tức quan trọng liên quan đến công ty) để cung cấp cho khách hàng thân thiết, sử dụng một số trang web có ảnh hưởng lớn đối với giới đầu tư chứng khoán để tung tin ra thị trường nhằm mục đích tạo ra sức cầu mạnh để dễ bề làm giá,... Chất lượng báo cáo phân tích: đôi lúc mang tính mang tính chủ quan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty bởi NĐT đã “phản ứng” mạnh với các thông tin nhạy cảm được công bố rộng rãi trên những phương tiện thông tin đại chúng. 3.3.2.4 Xếp hạng tín nhiệm Có ít nhất là 3 tổ chức ở Việt Nam được cho là cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm: • Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam CIC (Credit Information Centre) • Trung tâm khoa học thNm định tín nhiệm công ty (Enterprise Credit Rating Appraise Science Center CRC) • Công ty thông tin và xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ( Credit information and Rating company viết tắt là C&R). Nhưng chất lượng hoạt động của 3 tổ chức này chưa thật sự hiệu quả Theo đánh giá chung thì dịch vụ mà CIC và C&R cung cấp giống như là của cơ quan thông tin tín dụng hơn là công ty xếp hạng tín dụng. Hai cơ quan này cung cấp thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ, ngành nghề Trang 46 kinh doanh, lịch sử hoạt động v.v), và xếp hạng của riêng họ. CRC có dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn chưa chính thức đưa vào hoạt động do vậy vẫn chưa tìm thấy bản báo cáo xếp hạng nào. Tính độc lập của các tổ chức này không rõ ràng, nhất là trong trường hợp CIC đưa ra các xếp hạng tín nhiệm cho các ngân hàng quốc doanh vì bản thân nó cũng là một bộ phận của NHNN có cổ phần ở các ngân hàng quốc doanh. Những chỉ tiêu xếp hạng không phản ánh được mức độ tín nhiệm theo kỳ vọng mà CIC muốn thể hiện qua công bố của mình. Chúng cũng chưa tạo được sự khác biệt và độ sâu phân tích chỉ tiêu tài chính khi đánh giá xếp hạng tín dụng công ty mà cụ thể ở đây là phân loại hệ số nợ theo phân ngành. 3.4 Nguyên nhân thiếu công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề tài sẽ phân tích từ góc độ vĩ mô của các nhà làm luật, kẽ hở pháp lý đến những nguyên nhân chủ quan và khác quan từ khía cạnh NĐT và công ty niêm yết. 3.4.1 Từ góc độ vĩ mô nền kinh tế và quy định pháp luật Thị trường chứng khoán có những bản chất nội tại bên trong nó như tính gián tiếp của loại hình đầu tư (NĐT không trực tiếp bỏ vốn cho sản xuất kinh doanh mà mua cổ phần qua đó bổ sung vốn kinh doanh cho công ty) dẫn đến sự tách bạch quyền quản lý và quyền sở hữu - vấn đề xung đột lợi ích và bất cân xứng thông tin; người quản lý công ty dễ dàng nắm rõ thông tin có thể tận dụng để trục lợi cho bản thân. Thị trường Tài chính nói chung và Thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đang ở giai đoạn đầu mới phát triển, còn non trẻ. Vai trò của UBCK và các Sở giao dịch trong vấn đề kiểm soát thông tin, thu thập thông tin của các công ty công bố cho NĐT còn nhiều thiết sót khiến cho các website của UBCK hay Sở giao dịch không còn là nơi thu thập thông tin hiệu quả, kịp thời của NĐT. Thực tế vẫn tồn tại các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, Internet, diễn đàn v.v..., nhưng không phải là những tổ chức chuyên nghiệp về tài chính, do vậy những thông tin, số liệu mà họ cung cấp không hẳn là xác thực, thêm vào đó là quá nhiều thông tin ảo nhằm những mục đích khác nhau được tung ra có thể do vô tình hoặc cố ý. Chính vì thế, khi tiếp cận với những nguồn thông tin này để phân tích sẽ dẫn đến đánh giá sai lệch về công ty niêm yết. Trình độ tập hợp thông tin cũng như thống kê số liệu của những người trực tiếp làm công tác cung cấp số liệu chưa cao. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào chuyên về thu thập, xử lý Trang 47 thông tin của các công ty như: thông tin về rủi ro, lịch sử hoạt động... để cung cấp cho người phân tích những thông tin xác thực khi đánh giá về một công ty. Vai trò trung gian thông tin của Bên thứ ba bị lu mờ, không phát huy khả năng nhằm gia tăng lợi ích cho NĐT và giúp thị trường Chứng khoán phát triển bền vững. Kẽ hở của pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn gián tiếp cho việc thu thập thông tin: (một vài quy định chưa rõ ràng thông tin hướng dẫn thiếu cụ thể chồng chéo, nhiều quy định còn cứng nhắc trong việc áp dụng với các loại hình công ty niêm yết khác nhau..). Cụ thể như trường hơp dự thảo luật quy định một số đối tượng, như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ... phải công bố thông tin theo yêu cầu khi có những thông tin "ảnh hưởng nghiêm trọng" đến lợi ích hợp pháp của NĐT, hoặc "ảnh hưởng lớn" đến giá chứng khoán..., song lại không có hướng dẫn cụ thể về mức độ thế nào được coi là "ảnh hưởng nghiêm trọng", "ảnh hưởng lớn". Điều này khiến thành viên thị trường muốn công bố thông tin cũng khó công bố cho đúng, cho kịp thời. Các "thông tin đầu vào" của TTCK, như thông tin trong cáo bạch của các công ty niêm yết chưa hoàn toàn được kiểm chứng độc lập: Theo thông lệ quốc tế, các công ty tiến hành IPO hoặc niêm yết lần đầu tiên trên sàn chứng khoán có trách nhiệm phải cung cấp các báo cáo thNm định của kiểm toán viên độc lập đối với các thông tin công bố trên bản cáo bạch của mình, để đảm bảo các thông tin NĐT được tiếp cận lần đầu là thông tin trung thực, đầy đủ và hợp lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây chưa phải là một quy định bắt buộc và cũng không mấy công ty tự nguyện "đầu tư" vào việc này, dẫn đến tình trạng có những báo cáo đã thiếu sót, sai lệch ngay từ đầu. Việc xử phạt, chế tài đối với việc công bố thông tin sai lệch còn nhẹ, chưa có tác dụng răn đe. (Mức xử phạt chỉ trong phạm vi 20-50 triệu đồng là quá thấp nếu so với lợi ích không thể biết được cụ thể hàng chục tỷ đồng trong các giao dịch nội gián, gian lận, công bố sai thông tin…). Nhiều trường hợp trì hoãn nộp báo cáo tài chính chỉ bị phạt ở mức độ cảnh cáo. Cơ chế giám sát chưa hiệu quả- khung pháp lý cho hệ thống kiểm toán độc lập chưa hoàn tất. Công ty kiểm toán với vai trò bên thứ 3 chưa thật sự mang lại niềm tin cho NĐT, số lượng công ty kiểm toán được chấp thuận còn quá thấp năm 2010 chỉ có khoảng 35 công ty được chấp thuận nên chất lượng sẽ không đảm bảo. Trường hợp công ty Bông Bạch Tuyết 2008 là một trong những sự kiện nổi bật lúc bấy giờ với tác động thiệt hại đến nhiều NĐT trên thị trường nhưng múc phạt với bản thân công ty chỉ là 90 triệu đồng và hai công ty kiểm toán công ty này (AISC và A&C) chỉ bị phạt ở mức độ khiển trách thậm chí trong danh sách CTKT và kiểm toán viên được chấp thuận năm 2009 đợt 3 của UBCK vẫn có tên của 2 công ty nói trên Trang 48 3.4.2 Ở góc độ của công ty Các công ty chưa nhận thức đúng đắn về lợi ích của hoạt động công khai thông tin đối với hoạt động sản xuất-kinh doanh của họ. Xung đột lợi ích trong nội bộ công ty có thể là do cơ chế quản trị công ty chưa tốt. Theo nguyên tắc OECD, vấn đề về tính độc lập của CEO và hội đồng quản trị cũng như vai trò của Ban kiểm soát rất quan trọng. Theo khảo sát và phỏng vấn các đại diện doanh nghiệp của VNR 500- TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam đã đưa ra một số nhận định sau:  Số lượng thành viên HĐQT không lớn và có trình độ chuyên môn khá cao phù hợp với thông lệ quốc tế.  Đại đa số thành viên HĐQT đểu làm việc tại công ty và kiêm nhiệm một trong một số chức danh của công ty. Đa số thành viên HĐQT đều là cổ đông lớn hoặc đại diện cổ đông lớn.  Gần 80% chủ tịch HĐQT đồng thời kiêm nhiệm giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Số lượng thành viên không điều hành trong HĐQT thường ít và chiếm vị trí thấp hơn. Ta thấy rằng thứ nhất, HĐQT tập trung nhiều quyền lực không những không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý mà còn không tách biệt giữa việc quản lý và điều hành. Thứ hai, Vì vai trò của hội đồng quản trị là định hướng chiến lược và giám sát công ty – là người đại diện cho cổ đông. Giám đốc là người thực hiện vai trò quản lý điều hành công ty. Một trong những vai trò của chủ tịch HĐQT là giám sát CEO. Nếu hai vị trí này do một người nắm giữ thì vai trò này không thề thực hiện công bằng được nguy cơ lạm dụng quyền lực là rất lớn Đối với vấn đề ban kiểm soát ta thấy các thành viên BKS thường là do chính các thành viên HĐQT chỉ định, là lao động trong công ty và chỉ thực hiện vai trò kiểm soát viên như là một vị trí kiêm nhiệm thêm. Trình độ cá nhân về kiểm soát nội bộ công ty còn thấp, sự độc lập của ban kiểm soát và HĐQT không rõ ràng. Thực trạng bất cập này đã dẫn đến hoạt động của ban kiểm soát hoàn toàn không hiệu quả thường chỉ mang tính hình thức, cung cấp những báo cáo kiểm toán nội bộ khi cần thiết. 3.4.3 Ở góc độ nhà đầu tư Ta thấy chỉ có NĐT trung và dài hạn thì mới quan tâm và đòi hỏi tìm hiểu thông tin về công ty ở nhiều phương diện, chứ không chỉ tập trung vào kết quả doanh thu. Số đông NĐT vẫn dựa theo xu hướng thị trường chủ yếu quan tâm đến việc giá lên- xuống mỗi ngày để tính toán “lướt sóng” chứ ít bỏ thời gian tìm hiểu phân tích công ty mình đầu tư. Nhiều NĐT chưa thực sự quan tâm đúng mức đến tính công khai, minh bạch của thông tin mà mình nắm giữ mà chỉ đến khi công ty gặp sự cố bất thường mới phản ứng lúc đó đã chịu thiệt hại cho bản thân. Một khi xu hướng và tâm lý mua- Trang 49 bán cuả các NĐT có tính chất “dễ lan tỏa” từ NĐT này đến các NĐT khác trên thị trường chứng khoán thì hiệu ứng tâm lý và tin đồn lan truyền có thể thực sự mang lại lợi nhuận cho NĐT bởi lẽ giá cả trên thị trường chứng khoán chỉ mang tính tương đối không hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị sổ sách của công ty. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 tập trung nghiên cứu thực tiễn hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua thực trạng hiện nay, có thể đưa ra nhận định chung rằng hệ thống công bố tại Việt Nam còn nhiều hạn chế xét trên góc độ chính sách của Nhà nước, công ty niêm yết, nhà đầu tư và bên thứ ba ảnh hưởng đến chất lượng thông tin được cung cấp cũng như niềm tin vào sự phát triển của thị trường trong tương lai. Trang 50 CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT HỆ THỐNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TẠI THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. Chương này cung cấp những số liệu thực tế từ kết quả khảo sát và những phân tích đánh giá cụ thể về hệ thống công bố ở Việt Nam xét trên hai góc độ công ty niêm yết và nhà đầu tư  Mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết  Mức độ quan tâm của nhà đầu tư đối với thông tin liên quan đến công ty niêm yết  Tổng quan kết quả khảo sát và Đề xuất thông tin công bố. 4.1 Mức độ công bố thông tin c Theo thông tư 09/2010/TT thông tin về Quyền sở hữu, Giao d ĐHCĐ và Tình hình tài chính c kiểm soát của của UBCK và chính các nào đánh giá tình hình hoạt độ Theo kết quả bảng khả Phụ lục F và Phụ lục G), ta th 69.65%. Biểu đồ Trong đó khoản mục Báo cáo tài chính và chính sách ki (87.99%). Điều này cũng dễ buộc các công ty phải công bố của công ty trong năm vừa qua và có quy theo quy định pháp luật nên t Việt Nam chưa thật sự minh b 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% Quyền sở hữu Họp cổ đông 67.70% 61.23% Trang 51 ủa các công ty niêm yết -BTC các yêu cầu công bố thông tin chú tr ịch của cổ đông lớn, Công bố Báo cáo t ủa Công ty. Đây là những thông tin có tính b NĐT. Từ những thông tin này, UBCK l ng kinh doanh và triển vọng phát triển trong tươ o sát (bao gồm cả hai loại thông tin bắt buộc và không b ấy mức độ công bố thông tin bình quân của các công ty niêm y 4.1: Mức độ công bố thông tin của các Công ty niêm y (Nguồn: Theo k ểm toán chi hiểu vì những thông tin trong nhóm này đề rộng rãi để giúp NĐT có cái nhìn tổng quan v ết định đầu tư đúng đắn. Vì là nh ỷ lệ này thật sự chưa cao, phản ánh thực tr ạch, tồn tại nhiều vi phạm khi công bố không chính xác k HĐKD BCTC và Kế toán Kiểm toán HĐQT 76.51% 87.99% 43.85% 81.35% ọng đến các nhóm ài chính, Nghị quyết ắt buộc cao và chịu sự ẫn NĐT có thể phần ng lai của công ty. ắt buộc) (xem ết đạt ết ết quả tự khảo sát) ếm tỷ lệ cao nhất u là những thông tin bắt ề hoạt động tài chính ững thông tin bắt buộc ạng hiện nay của TTCK ết quả hoạt BGĐ BKS 57.84% 76.72% Trang 52 động kinh doanh, chậm nộp hoặc thường xuyên xin gia hạn nộp các BCTC quý/năm,…đã ảnh hưởng đáng kể đến tính hiệu quả của thị trường. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là khoản mục Thông tin Kiểm toán (43.85%) và thông tin về Ban giám đốc (57.84%). Lý do hai khoản mục này chưa đạt tỷ lệ cao là do có một số yêu cầu công bố những dạng thông tin khá nhạy cảm và còn xa lạ với các công ty niêm yết tại Việt Nam nên không một công ty nào đáp ứng được những chỉ tiêu này, làm cho tổng bình quân của hai nhóm thông tin này khá thấp. • Thông tin Kiểm toán Điểm nhấn quan trọng trong việc công khai thông tin tài chính tin cậy là sự hiện diện của Kiểm toán viên độc lập. Sự tuân thủ các chuNn mực kế toán trọng yếu đóng vai trrò quan trọng trong việc đảm bảo cho sự chấp nhận Báo cáo tài chính một cách rộng rãi theo quy định pháp luật Tất cả các công ty khảo sát đều thực hiện công bố tổ chức Kiểm toán cũng như những ý kiến của Kiểm toán viên trong các BCTC, tuy nhiên rất nhiều công ty không cập nhật BCTC đã kiểm toán trên trang web chính thức của công ty hay UBCK kịp thời nên điểm số cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, một vấn đề khác là đảm bảo sự tin cậy của các Công ty Kiểm toán. Điều này khá dễ dàng nếu các kiểm toán viên giữ được tính độc lập với công ty mình đang kiểm toán. Và sẽ khó khăn nếu các Công ty kiểm toán vừa cung cấp các dịch vụ ngoài kiểm toán cho khách hàng như tư vấn quản lý, tư vấn thuế và thậm chí là các hoạt động tư vấn luật. Nếu khoản tiền mà công ty kiểm toán nhận được từ các dịch vụ ngoài kiểm toán quá chênh lệch so với mức phí kiểm toán, điều này sẽ gia tăng hoài nghi về tính độc lập của các kiểm toán viên. Như vậy để hạn chế vấn đề trên, bảng khảo sát cũng đòi hỏi đánh giá xem Công ty có công khai chi phí kiểm toán và các chi phí ngoài kiểm toán hay không, nhưng đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và chưa được UBCK bắt buộc công bố nên không Công ty nào công khai thông tin này. Nhưng mức độ quan tâm của NĐT đối với loại thông tin này như thế nào sẽ được phân tích rõ ràng ở phần sau, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thúc đNy các công ty công bố các chi phí (ngoài) kiểm toán hay không. Trang 53 • Ban giám đốc Tương tự, thông tin về các Khóa tập huấn cho BGĐ và thông tin về hợp đồng giữa CEO với công ty rất ít khi được công bố. Thực tế cho thấy, lương thưởng cho giám đốc là vấn đề thực sự nhạy cảm không chỉ cho thị trường tài chính Việt Nam và còn cả với các thị trường lớn như Mỹ, Anh, Đức...và mối tương quan của nó với chính sách quản trị, với thị trường hay kết quả kinh doanh của công ty thật sự phức tạp, do đó đây chính là một trong những điểm quan trọng khi xem xét tính minh bạch và chủ động trong công bố thông tin của công ty niêm yết, kết hợp với nhu cầu thông tin NĐT (dựa trên kết quả Bảng khảo sát NĐT) chúng ta sẽ biết được việc công bố dạng thông tin này ở thị trường Việt Nam là có cần thiết hay không. Về thông tin các khoá tập huấn dành cho ban giám đốc, trích từ bảng các câu hỏi của Standard&Poor, nhóm đánh giá cao tính khuyến khích và gợi mở trong câu hỏi này. Ban điều hành là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức, là những người chịu trách nhiệm ra các quyết định đầu tư, mang về lợi nhuận cho công ty. Chính vì thế những khóa huấn luyện đạo tạo kỹ năng và kiến thức quản lý cho các giám đốc là vô cùng cần thiết, giúp họ xây dựng nền tảng cơ bản và cải tiến công việc hiệu quả hơn. Những thông tin này nếu được công bố sẽ giúp các NĐT đánh giá về chất lượng quản lý cũng như gia tăng niềm tin vào các quyết định đầu tư của công ty trong tương lai. Và đúng như dự đoán, vì là dạng thông tin không bắt buộc nên không có Công ty nào cung cấp thông tin về các khóa đào tạo. Theo đánh giá của nhóm, tuy những loại thông tin này thực tế không mang lại những lợi ích trực tiếp nào cho NĐT trong ngắn hạn, nhưng về khía cạnh bên công bố thì lợi ích gián tiếp về lâu dài sẽ mang đến một hình ảnh tốt hơn về công ty trong mắt các NĐT, giá trị thương hiệu từ đó sẽ hấp dẫn hơn và một khi thu hút NĐT thì lợi ích mang lại thật sự đáng quan tâm. Do đó để đi đến những kết luận vững chắc hơn, nhóm sẽ kết hợp với kết quả khảo sát nhu cầu thực tế để có những gợi ý về hoạt động công bố thông tin cho công ty, vì theo như phân tích ở phần cơ sở lý luận thì đôi khi công bố quá nhiều thông tin cũng không phải lúc nào cũng hiệu quả nếu không có sự tương đồng với nhu cầu NĐT. 4.1.1 Thông tin tài chính 4.1.1.1 Báo cáo tài chính Như đã phân tích ở trên thì đây là những thông tin được công bố nhiều nhất, nhưng mức độ tin cậy của những con số tài chính này còn phụ thuộc vào từng công ty khác nhau. Hầu hết những công ty có quy mô lớn và quy mô vừa đều chấp hành quy định công bố này khá tốt, các BCTC năm đã được kiểm toán và BCTN được đăng tải trên các website chính thức của Trang 54 công ty và UBCK tạo điều kiện cho các NĐT dễ dàng tìm kiếm như Dược Hậu Giang (DHG), Vinamilk (VNM), Tập đoàn Hoa Sen (HSG), Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT)... Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp các công ty lớn xin gia hạn nộp BCTC quý 2009 như Thép Việt Ý (VIS), Chứng khoán TPHCM (HCM), Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII), Cao su Phước Hòa (PHR),.. có ảnh hưởng đáng kể đến những quyết định đầu tư của NĐT cũng như uy tín của công ty. Các công ty quy mô nhỏ là những trường hợp thường xuyên xin gia hạn nộp các BCTC quý/ năm như Cơ điện Và xây dựng Việt Nam (MCG), Vận tải Hà Tiên (HTV), Chế biến thực phNm Kinh Đô miền Bắc (NKD), Xây dựng và Kinh doanh vật tư (CNT)…Ngoài ra, những dạng thông tin này đa số chỉ được tham khảo thông qua các trang web của các CTCK vì website của công ty không hoạt động, hoặc không cập nhật thông tin kịp thời. Bên cạnh đó, một điểm khác biệt thấy rõ giữa nhóm công ty có quy mô lớn và quy mô nhỏ là sự đầu tư vào các BCTN. Các công ty lớn như Dược Hậu Giang (DHG), Vinamilk (VNM), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Cao su Phước Hòa (PHR), Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD)… có sự chăm chút cho các BCTN, đó không chỉ là những con số báo cáo đơn thuần mà còn kết hợp những phân tích đánh giá điểm mạnh/yếu cụ thể của công ty được so sánh cụ thể qua các chỉ số tài chính, cùng với mục tiêu và chiến lược đầu tư trong tương lai thể hiện qua các hình ảnh và biểu đồ sinh động giúp NĐT có cái nhìn tổng quan về sự phát triển từng ngày của công ty. Đối với các công ty quy mô nhỏ, các báo cáo được sao chụp lại từ văn bản giấy, nội dung sơ lược, còn mang nặng tính hình thức, thật sự chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của NĐT. Theo xu hướng hội nhập quốc tế và thu hút các NĐT nước ngoài, ngoài những BCTN bằng tiếng Việt theo quy định, Nhựa Bình Minh (BMP), Dược Hậu Giang (DHG), Đầu tư thương mại SMC (SMC), Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI),..còn cung cấp thêm các BCTN bằng tiếng Anh, tạo nên một thước đo so sánh và đánh giá năng lực tài chính công ty với các nước trên thế giới, từ đó tạo động lực giúp công ty cải tiến và nâng cao chất lượng kinh doanh hơn một khi muốn hội nhập thị trường chứng khoán thế giới. 4.1.1.2 Hoạt động kinh doanh Đây được xem là nhóm thông tin khá quan trọng và có hiệu ứng khá mạnh lên NĐT và bên công ty công bố sẽ nhận lại những phản hồi tích cực khi công bố những thông tin trong nhóm này. Bên cạnh thông tin về tài chính, thì những thông tin về hoạt động kinh doanh sẽ là nền tảng dự báo cho sự phát triển hay suy thoái của Công ty trong tương lai, có tác động đến giá cổ phiếu và tính hấp dẫn của công tytrong thời gian tới. Vì vậy, việc công bố những thông tin này xét theo cả hai khía cạnh lợi ích và chi phí là khá lớn. Trang 55 Nhìn chung hoạt động kinh doanh được công bố khá tốt trên các website chính thức của công ty, bình quân đạt 76.51%. Những công ty quy mô lớn cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh khá cụ thể và chi tiết đối với từng khoản mục thông tin đạt tỷ lệ 87.38%, trong khi tỷ lệ này ở các công ty nhỏ chỉ là 71.53%. Đối với các công ty lớn và vừa, họ xác định những chiến lược cụ thể và mục tiêu rõ ràng trong dài hạn vì thế các kế hoạch đầu tư được công bố rất chi tiết về thời gian bắt đầu thực hiện, địa điểm, số vốn đầu tư, biện pháp thực hiện (về giá cả, phân phối, tiêu thụ, lao động,..) cộng với những phân tích về triển vọng của các dự án này, là những thông tin rất quan trọng hỗ trợ rất tốt cho những đánh giá của NĐT về tiềm năng phát triển của công ty. Còn với những công ty nhỏ, họ chỉ đơn thuần giới thiệu và liệt kê tên những dự án đầu tư, ngoài ra hầu như không cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào khác hơn. 4.1.2 Thông tin phi tài chính Đây là những dạng thông tin thuộc về Quy chế Quản trị công ty, không kém phần quan trọng để đánh giá tính minh bạch trong công bố thông tin của các công ty niêm yết. 4.1.2.1 Hội đồng quản trị Các thông tin về HĐQT chiếm tỷ lệ công bố cao (81.35%), đặc biệt nhóm công ty quy mô lớn công bố rất rõ ràng và chi tiết thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, cổ phần nắm giữ và nhất là lương và trợ cấp của các thành viên HĐQT (đạt tỷ lệ trên 90%). Còn các công ty nhỏ thì chỉ công bố sơ sài, không cập nhật những thay đổi gần đây trong HĐQT kịp thời, lương thưởng chỉ nói chung chung, là số tổng bao gồm thêm những khoản lương thưởng khác của BKS. Theo như quy định Quy chế quản trị do Bộ Tài chính ban hành, yêu cầu phải có ít nhất 1/3 số lượng thành viên trong HĐQT là thành viên độc lập không điều hành. Trong quá trình khảo sát, nhóm nhận thấy rằng cơ cấu thành viên HĐQT độc lập không điều hành ở các công ty hầu như rất ít, đa số các thành viên HĐQT kiêm nhiệm luôn cả công tác quản lý điều hành công ty, điều này cho thấy sự không phù hợp giữa thực tế với các quy định trong chính sách Quản trị công ty. Một số công ty có cơ cấu thành viên HĐQT độc lập không điều hành thỏa mãn điều kiện trên là Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Đầu tư thương mại SMC (SMC), Cao su Tây Ninh(TRC), Phát triển hạ tầng kỹ thuật (IJC), Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (KDC)… đặc biệt trường hợp Vinamilk (VNM) có tỷ lệ 3/5 và Chứng khoán Sài gòn (SSI) có 5/7 thành viên HĐQT độc lập không điều hành chiếm 60% và 71.43% thành viên HĐQT. Trang 56 4.1.2.2 Ban kiểm soát Thông tin về Thành viên ban kiểm soát- cho thấy tính độc lập của các thành viên trong Ban kiểm soát là vấn đề cần được chú ý, vì đây là một yêu cầu quan trọng hàng đầu khi đánh giá tính độc lập của Ban kiểm soát, một khi Ban kiểm soát không độc lập thì vai trò của nó hoàn toàn bị chi phối và không mang lại sự tín nhiệm cho cổ đông lẫn NĐT. Từ danh sách thành viên Ban kiểm soát, NĐT có thể xem xét liệu thành viên BKS có kiêm nhiệm những chức vụ khác trong công ty, có nắm vai trò quản lý, điều hành trong công ty, thành viên BKS có mối quan hệ thân thuộc với Thành viên hội đồng quản trị, Ban giám đốc hay không… Mức độ công bố thông tin này đạt mức 92.21%, tuy nhiên tỷ lệ này chỉ thể hiện rằng công ty đã công bố khá đầy đủ những thông tin liên quan đến các thành viên BKS. Tuy nhiên điều quan trọng khi đánh giá tính hiệu quả của BKS chính là số lượng thành viên độc lập. Ở các công ty quy mô lớn, số lượng thành viên độc lập là 2/3 chiếm khá đông như Thép Việt Ý (VIS), Hữu Liên Á Châu (HLA), Cao su Phước Hòa (PHR), … đặc biệt tất cả các thành viên BKS đều độc lập (3/3) ở Vinamilk (VNM) và Phát triển hạ tầng kỹ thuật (IJC). • Lương thưởng của HĐQT, BKS, BGĐ Hiện tại các côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCONG BO - MINH BACH THONG TIN TREN TTCK VN.pdf
Tài liệu liên quan