Đề tài Thực trạng hoạt động của Bảo Việt nhân thọ trên thị trường tài chính Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

1. Sơ lược về công ty Bảo Việt Nhân Thọ Việt Nam 5

2. Hoạt động của Bảo Việt trên thị trường tài chính 7

2.1. Hoạt động huy động vốn 7

2.2. Chi trả tiền bảo hiểm 8

2.3. Hoạt động đầu tư 17

2.3.1. Tình hình hoạt động của Bảo Việt Nhân Thọ giai đoạn 2008-2010 18

2.3.1.1. Tiền gửi ở tổ chức tín dụng 18

2.3.1.2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 20

2.3.2. Tình hình hoạt động của Bảo Việt Nhân thọ trong năm 2008 22

3. Thành tựu, bất cập 25

3.1. Thành tựu 25

3.2. Khó khăn 27

4. Kiến nghị, giải pháp 29

Tài liệu tham khảo 34

 

doc34 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động của Bảo Việt nhân thọ trên thị trường tài chính Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của HSBC Insurance cho Bảo Việt TSCTA. Những nỗ lực này sẽ tạo ra những chuyển biến quan trọng về tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của đơn vị trong thời gian tới. Năm 2009: Sản xuất kinh doanh bị giảm sút nghiêm trọng trong khi nền kinh tế Việt Nam trước đây có đến 70% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu hướng tới thị trường quốc tế nay đã bị thu hẹp. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thu hẹp quy mô sản xuất, người lao động không có việc làm thường xuyên nên thu nhập bị giảm sút. Tình hình này ảnh hưởng lớn tới khả năng tài chính của các cơ sở, cá nhân người tham gia bảo hiểm. Ngành đóng tàu, vận tải biển, hàng không, than khoáng sản…. không có khả năng đóng phí bảo hiểm hoặc nợ đóng phí bảo hiểm với số lượng lớn. Khai thác bảo hiểm nhân thọ gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng tiềm năng cũng như số ít khách hàng tham gia bảo hiểm không còn đủ khả năng đóng phí bảo hiểm. Mặc dù đứng trước nhiều thách thức và khó khăn từ nền kinh tế do ảnh hưởng của khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh và sự cạnh tranh mạnh mẽ, gay gắt trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt Nhân thọ vẫn gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2009. Năm 2009, với những cải tổ mạnh mẽ về định hướng hoạt động, cơ cấu tổ chức nhân sự cũng như công nghệ, Bảo Việt Nhân thọ đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có mức tăng trưởng cao so với mức tăng chung của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam nói chung. So với năm 2008, tốc tăng trưởng doanh thu khai thác mới đạt trên 43%, tăng trưởng tổng doanh thu đạt 8%, lợi nhuận sau thuế tăng gần 3 lần, tổng nguồn vốn đầu tư đạt gần 15.000 tỷ Đ Biểu đồ1: Doanh thu phí bảo hiểm thị trường nhân thọ năm 2009. ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: Nguồn số liệu lấy từ Cục quản lý, Giám sát Bảo hiểm (BTC) Trong những tháng đầu năm 2010 với tình hình phát triển kinh tế không mấy lạc quan, khi mà kỳ vọng lạm phát có xu hướng tăng đột biến (tính đến tháng 11/2010, CPI ở mức 9,58% so với đầu năm), bất ổn của hệ thống NHTM ngày càng gia tăng (tính đến tháng 11/2010, lãi suất cơ bản tăng từ 8,0% lên 9,0%, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và bên ngoài khoảng 7,0%). Để ổn định lại và lành mạnh hóa nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã và đang triển khai quyết liệt hàng loạt các hành động và biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt những mục tiêu năm 2011 (CPI là 7,0%, GDP từ 7,0% -7,5%). Với tình hình kinh tế như vậy nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đặc biệt là Bảo Việt nhân thọ vẫn liên tục công bố tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hợp đồng mới tháng sau cao hơn tháng trước, trong đó Bảo Việt Nhân thọ chiến 25% tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới trong 7 tháng đầu năm 2010 của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại việt nam. Biểu đồ 2: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm 7 tháng đầu năm 2010 của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Trong 6 tháng đầu năm 2010 :tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt khoảng 6.487 tỷ đồng tăng 14,39%so với cùng kỳ năm 2009 (trong đó tổng doanh thu phí của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 6.268 tỷ đồng tăng 14,4%  so với cùng kỳ năm 2009). Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp về cơ bản không khác biệt nhiều so với năm 2009: Prudential 38,9%, BảoViệt Nhân thọ 31,4%, Manulife 10,5%, AIA 6,6%, Dai-ichi 6,3%, ACE 4,5%, KoreaLife 0,9%, Cathay 0,5%, Prevoir 0,3% và Great Eastern 0,1%. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm phải đứng ra chi trả khoản tiền như trên hợp đồng đã thỏa thuận. Vì công ty bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc số đông, nên phần chi phí này dù đã được tính toán cẩn thận thì trong một vài trường hợp vẫn mang đến những rủi ro cho doanh nghiệp. Mỗi loại hình sản phẩm của Bảo Việt Nhân Thọ có mỗi mục đích khác nhau, tuy nhiên tất cả đều chung một đặc điểm cơ bản đó là giúp bảo vệ tài chính của khách hàng và gia đình trước những rủi ro trong cuộc sống. Và tương ứng với mỗi loại hình sản phẩm là những quyền lợi của khách hàng được hưởng trong thời gian bảo hiểm có hiệu lực và những cách tính phí phù hợp với từng loại sản phẩm đó để lợi ích của khách hàng và của công ty bảo hiểm là ưu việt nhất. Các hình thức tính phí bảo hiểm của Bảo Việt Nhân Thọ rất đa dạng, nó được tính toán chi tiết và phù hợp cho từng loại sản phẩm khác nhau. Và mức phí bảo hiểm càng thấp áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm lớn, để luôn mang lại lợi ích cho khách hàng đồng thời tránh rủi ro cho chính doanh nghiệp khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Xem xét một vài sản phẩm chính của Bảo Việt Nhân Thọ để thấy được cách thức huy động vốn của công ty thông qua việc thu phí. Đối với sản phẩm An Khang Trường Thọ: Đối tượng bảo hiểm: Cá nhân từ 18 đến 65 tuổi. Thời hạn bảo hiểm: Từ khi tham gia cho đến khi cuối đời. Phí bảo hiểm thưởng được đóng định kì hàng năm. Một số quyền lợi của khách hàng: được nhận toàn bộ số tiền bảo hiểm và lãi chia khi người được bảo hiểm không may bị tử vong do tai nạn, tự tử hoặc nhiễm HIV từ 24 tháng trở lên. Được nhận 30% đến 100% số tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không may bị tử vong do nguyên nhân khác (không phải do tai nạn, tự tử hoặc nhiễm HIV). Được nhận số tiền bảo hiểm khi Người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn xảy ra. Được vay theo hợp đồng, vay phí tự động, dừng nộp phí và duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm khi hợp đồng đã có hiệu lực từ 24 tháng trở lên. Đối với sản phẩm An Sinh Lập Ngiệp. Đối tượng bảo hiểm: Trẻ em từ 0 đến 13 tuổi. Đối tượng tham gia bảo hiểm: Người tham gia bảo hiểm từ 18 tuổi trở lên. Thời gian bảo hiểm: Từ 10 đến 23 năm Thời gian đóng phí : Từ 5 đến 18 năm Một số quyền lợi của khách hàng: Trả tiền bảo hiểm định kỳ trong 5 năm 18-23 tổi Được gia tăng 5% mỗi năm số tiền bảo hiểm lựa chọn ban đầu. Quà tặng lập nghiệp. Được nhận Quyền lợi lập nghiệp định kỳ hàng năm trong vòng 5 năm kể từ khi trẻ em tròn 18. 18 tuổi 19 tuổi 20 tuổi 21 tuổi 22 tuổi 15% 25% 15% 15% 30% Được nhận Quà tặng lập nghiệp trị giá bằng 30% số tiền bảo hiểm đã gia tăng khi trẻ em tròn 23 tuổi. Được nhận trợ cấp hàng năm trị giá 25% số tiền bảo hiểm gia tăng hàng năm cho đến khi người được bảo hiểm tròn 23 tuổi, nếu trẻ em không may bị tai nạn dẫn đến thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Được nhận quyền lợi bảo hiểm tử vong tối đa bằng 150% số tiền bảo hiểm đã gia tăng nếu chẳng may bị tử vong. Được trả 50% của Quyền lợi bảo hiểm tử vong nếu người được bảo hiểm bị bệnh hiểm nghèo ở giai đoạn cuối. Được giảm tỷ lệ phí khi tham gia số tiền bảo hiểm lớn. Được giảm phí khi tham gia bảo hiểm sớm. Được lựa chọn phương thức nộp phí (năm, nửa năm, quý, tháng) và địa điểm nộp phí. Được mua thêm các sản phầm bổ trợ như Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, Bảo hiểm chi phí phẫu thuật, Bảo hiểm chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm và Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm đặc biệt... Được vay theo hợp đồng, vay phí tự động, dừng nộp phí và duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm (khi hợp đồng đã có hiệu lực từ 24 tháng trở lên và trước ngày người được bảo hiểm 18 tuổi). Đối với sản phẩm An Khang Thịnh Vượng. Đối tượng bảo hiểm: Người được bảo hiểm từ 14 đến 60 tuổi. Thời hạn bảo hiểm 10 năm. Quyền lợi của khách hàng : Được nhận toàn bộ số tiền bảo hiểm và lãi chia thêm khi kết thúc hợp đồng. Được nhận ngay số tiền bảo hiểm nếu chẳng may người được bảo hiểm qua đời theo các nguyên nhân quy định trong điều khoản hợp đồng. Được nhận ngay số tiền bảo hiểm nếu xảy ra thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, đồng thời hợp đồng được miễn đóng phí mà vẫn duy trì đầy đủ các quyền lợi bảo hiểm cho đến ngày hợp đồng kết thúc. Lãi chia được tích luỹ hàng năm và thanh toán cho người tham gia bảo hiểm 5 năm 1 lần khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực. Được lựa chọn địa điểm và phương thức nộp phí (năm, nửa năm, quý, tháng). Được vay theo hợp đồng, vay phí tự động, dừng nộp phí và duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm; khi hợp đồng đã có hiệu lực từ 24 tháng trở lên.Được mua thêm nhiều sản phẩm bảo hiểm bổ trợ khác. Đối với sản phẩm An Gia tài Lộc. Đối tượng bảo hiểm: Người được bảo hiểm từ 1 đến 60 tuổi (khi đáo hạn hợp đồng không quá 70 tuổi). Thời hạn bảo hiểm là 9 năm, 12 năm, 15 năm, 18 năm hoặc 21 năm. Quyền lợi của khách hàng : Được tăng thêm 5% số tiền bảo hiểm mỗi năm. Định kì 3 năm một lần trước khi hợp đồng đáo hạn, được nhận số tiền bằng 20% của số tiền bảo hiểm gốc và đến ngày đáo hạn hợp đồng nhận toàn bộ số tiền bảo hiểm gia tăng. Được nhận ngay số tiền bảo hiểm gia tăng khi người được bảo hiểm không may gặp rủi ro tử vong hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn theo quy định của hợp đồng. Được vay theo hợp đồng, vay phí tự động, dừng nộp phí và duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm; khi hợp đồng đã có hiệu lực từ 24 tháng trở lên. Được tham gia với số tiền bảo hiểm không giới hạn. Được hưởng phí rẻ khi tham gia bảo hiểm sớm. Được giảm phí đối với các hợp đồng có số tiền bảo hiểm lớn. Được lựa chọn địa điểm và phương thức nộp phí (năm, nửa năm, quý, tháng). Được mua thêm nhiều sản phẩm bảo hiểm bổ trợ khác: Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm, Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm đặc biệt. Đối với sản phẩm An Sinh Giáo Dục. Đối tượng bảo hiểm: Người tham gia bảo hiểm từ 18-60 tuổi và người được bảo hiểm từ 1 đến 13 tuổi. Thời hạn bảo hiểm: Từ khi tham gia đến ngày kỷ niệm hợp đồng năm người được bảo hiểm 18 tuổi. Quyền lợi của khách hàng : Được nhận toàn bộ số tiền bảo hiểm và lãi chia thêm khi trẻ em tròn 18 tuổi. Được miễn nộp phí và duy trì hợp đồng nếu người tham gia bảo hiểm chẳng may bị tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn hoặc nguyên nhân khác quy định trong hợp đồng. Được nhận 25% số tiền bảo hiểm hàng năm cho đến khi trẻ em tròn 18 tuổi, đồng thời miễn phí và đầy đủ các quyền lợi của hợp đồng vẫn được duy trì nếu trẻ em không may bị tai nạn dẫn đến thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Được hưởng phí rẻ khi tham gia bảo hiểm sớm. Được giảm phí đối với các hợp đồng có số tiền bảo hiểm lớn. Được lựa chọn phương thức nộp phí (năm, nửa năm, quý, tháng) và địa điểm nộp phí. Được vay theo hợp đồng, vay phí tự động, dừng nộp phí và duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm khi hợp đồng đã có hiệu lực từ 24 tháng trở lên. Được mua thêm nhiều sản phẩm bảo hiểm bổ trợ khác. Đối với sản phẩm bảo hiểm Tử Kì nhóm. Đối tượng được bảo hiểm : Là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp. Người tham gia bảo hiểm : Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm cho người lao động. Thời hạn bảo hiểm : Hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực trong 01 năm. Được lựa chọn địa điểm và phương thức nộp phí (năm, nửa năm, quý, tháng) Quyền lợi của khách hàng : Người được bảo hiểm nhận toàn bộ số tiền bảo hiểm trong trường hợp bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn xảy ra trong thời hạn bảo hiểm. Được nhận toàn bộ số tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không may gặp rủi ro tử vong do tự tử hoặc nhiễm HIV khi người được bảo hiểm đó được bảo hiểm liên tục trong nhóm từ 2 năm trở lên; Bệnh đặc biệt khi người được bảo hiểm đó được bảo hiểm liên tục trong nhóm từ 1 năm trở lên; Các nguyên nhân khác trong thời hạn bảo hiểm. Bảo Việt Nhân Thọ hoàn lại 100% số phí bảo hiểm đã nộp cho phần hợp đồng liên quan đến người được bảo hiểm chết do tự tử hoặc nhiễm HIV khi được bảo hiểm liên tục trong nhóm chưa đủ 2 năm, do bệnh đặc biệt khi người được bảo hiểm liên tục trong nhóm chưa đủ 1 năm. Người tham gia bảo hiểm được tham gia quản lý rủi ro cùng Bảo Việt Nhân Thọ. Chênh lệch dương giữa tổng phí bảo hiểm đã nộp và tổng chi phí bảo hiểm phát sinh trong thời hạn bảo hiểm được chia cho người tham gia bảo hiểm được chia cho người tham gia bảo hiểm với điều kiện trong hợp được tái tục. Tỷ lệ lãi chia phụ thuộc vào tổng số người được bảo hiểm trong hợp đồng. 2.2. Chi trả tiền bảo hiểm. Thanh toán tiền bồi thường khi có rủi ro bất thường xảy ra gây tổn thất trong phạm vi bảo hiểm cho khách hàng hoặc trả tiền bảo hiểm khi kết thúc hợp đồng theo những thỏa thuận khi kí kết hợp đồng. Đây là bộ phận chi phí chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn nhất đối với công ty bảo hiểm nhân thọ. Năm 2008 tổng số trả tiền bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 4.572 tỉ đồng tăng 29,5% so với 2007. Chi trả quyền lợi bảo hiểm 2.539 tỉ đồng tăng 17,4%, trong đó Bảo Việt 1.381 tỉ đồng. Chi trả giá trị hoàn lại 2.033 tỉ đồng tăng 48,6% so với năm 2007 trong đó Prudential là 760 tỉ đồng, Bảo Việt 580 tỉ đồng, Manulife 451 tỉ đồng. Số lượng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trước hạn do những khó khăn kinh tế tăng lên trong năm 2008 khiến cho giá trị hoàn lại tăng cao. Năm 2009, tổng số trả tiền bảo hiểm đạt 5.299 tỉ đồng, tăng 2,5% so với năm 2008. Chi trả quyền lợi bảo hiểm là 3.474 tỉ đồng, tăng 24,6%, trong đó Bảo Việt 2.502 tỉ đồng, Prudential 540 tỉ đồng, Manulife 221 tỉ đồng. Biểu đồ 3: Chi trả quyền lợi bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. ĐVT: Tỷ đồng Nguồn: Nguồn số liệu lấy từ Cục quản lý, Giám sát Bảo hiểm (BTC) Trong chiến lược đầu tư vốn các công ty bảo hiểm nhân thọ dành phần lớn nguồn vốn để đầu tư dài hạn, vì thực chất của các khoản bồi thường là phải chờ thời gian. Với dặc điểm này yêu cầu công ty bảo hiểm nhân thọ phải tiên liệu khá chính xác mức bồi thường cho từng hợp đồng theo từng thời gian. Phí bồi thường cùng với một số chi trả thường xuyên khác tạo nên tài sản lưu hoạt mà công ty bảo hiểm nhân thọ giữ dưới dạng tiền tệ. Còn lại các nguồn vốn khác đều mang tính dài hạn, vừa mang lại lợi nhuận cao, vừa có tính cạnh tranh trên thị trường tài chính chủ yếu là quản lý quỹ và tiến hành hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực: mua trái phiếu Chính phủ, mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. 2.3. Hoạt động đầu tư. Quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Theo Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu: Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép dùng nguồn vốn nhàn rỗi này để: Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. 2.3.1. Tình hình hoạt động của Bảo Việt Nhân Thọ trong giai đoạn 2008- 2010. 2.3.1.1. Tiền gửi ở tổ chức tín dụng. Ký quỹ: Theo Điều 6 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ chỉ khi chấm dứt hoạt động. Nghĩa là Bảo Việt Nhân Thọ phải ký quỹ 12 tỷ đồng ở một NHTM. Tiền gửi không kỳ hạn: Đơn vị: VND Ngày 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010 Tiền gửi không kỳ hạn 2,872,495,499 416,836,059 357,340,374 Báo cáo thường niên của Bảo Việt( Do ngày 9/12/2008, Bộ Tài chính đã phê chuẩn hai sản phẩm mới của Bảo Việt Nhân thọ: “An Phát Hưng Gia” và “An Phát Trọn Đời” nên thời điểm đó nhu cầu cần tiền cao, do vậy mà tiền gửi không kỳ hạn của Bảo Việt Nhân Thọ vào cuối năm 2008 cao hơn so với bình thường. Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn ngắn: Đơn vị: VND Ngày 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010 Tiền gửi kỳ hạn ngắn 776,100,000,000 416,700,000,000 438,900,000,000 Báo cáo thường niên của Bảo Việt( Lượng tiền gửi kỳ hạn ngắn của Bảo Việt Nhân Thọ chủ yếu dùng để chi cho các hợp đồng tới hạn vào những năm sắp tới và nhận khoản lãi ngắn hạn. Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dài: Đơn vị: VND Ngày 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010 Tiền gửi kỳ hạn dài 34,100,000,000 -- -- Báo cáo thường niên của Bảo Việt( Tiền gửi kỳ hạn dài trong 2 năm 2009 và 2010 của Bảo Việt Nhân Thọ không được đề cập. Khoản đầu tư này chủ yếu do tập đoàn Bảo Việt thực hiện. 2.3.1.2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh. Đầu tư vào công ty liên kết: Đơn vị: VND 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010 Công ty cổ phần Khách sạn và Du lịch Bảo Việt 4,250,000,000 4,250,000,000 4,250,000,000 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng quốc tế VIGEBA 39,000,000,000 39,000,000,000 39,000,000,000 Báo cáo thường niên của Bảo Việt( Đầu tư vào công ty liên doanh:( Đầu tư bất động sản): Đơn vị: VND 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010 Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Long Việt và Dự án Quang Minh 18,462,440,000 18,462,440,000 18,462,440,000 Đầu tư vào công ty khác: Đơn vị: VND 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010 Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng 37,771,650,000 37,771,650,000 37,771,650,000 Công ty cổ phẩn Cáp treo Tây Ninh 3,000,000,000 5,388,900,000 5,114,900,000 Công ty cổ phần Vận tải Tây Ninh 550,700,000 550,700,000 550,700,000 Công ty cổ phần vận tải biển Hải Âu 4,410,000,000 4,410,000,000 4,410,000,000 Công ty cổ phần giải trí Hà Nội 18,330,750,000 18,330,750,000 18,330,750,000 Công ty cổ phần Sài Gòn Phú Quốc 5,027,200,000 5,027,200,000 5,027,200,000 Số lượng cổ phiếu Bảo Việt Nhân Thọ nắm giữ của công ty cổ phần Cáp treo Tây Ninh thay đổi qua các năm. Năm 2009, công ty mua vào 238,900 cổ phiếu. Đến giữa năm 2010 thì bán 27,400 cổ phiếu này. Số lượng các cổ phiếu còn mà Bảo Việt Nhân Thọ nắm giữ thì không thay đổi. 2.3.2. Tình hình hoạt động của Bảo Việt Nhân Thọ trong năm 2008. Ngày 31/5/2007 đánh dấu một sự kiện, một mốc lịch sử quan trọng của Bảo Việt, đó là việc Tập đoàn Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng chính thức trở thành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Do vậy, ta hãy phân tích hoạt động của công ty Bảo Việt Nhân Thọ vào năm 2008. Năm 2008 đánh dấu một bước ngoặt mới cho quá trình phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ. Song song với việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, toàn hệ thống Bảo Việt Nhân thọ đã thực hiện một loạt các giải pháp đổi mới trên tất cả mọi mặt hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu hoàn thiện và xây dựng một Bảo Việt Nhân Thọ năng động, chuyên nghiệp, hiệu quả và tiên tiến. Đây là những bước tiến mới, đặt nền móng cho một giai đoạn phát triển lâu dài và bền vững hơn cho Bảo Việt Nhân Thọ trong tương lai. Bảo Việt Nhân Thọ đầu tư chủ yếu trên thị trường tài chính là vào các công cụ dài hạn do nguồn huy động vốn có tính chất đảm bảo, ổn định qua các năm. Là một tổ chức tài chính phi ngân hàng nên Bảo Việt Nhân Thọ không được phép thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và nhận tiền gửi có kì hạn ngắn. Nguồn: Tập đoàn Bảo Việt Căn cứ vào bảo cân đối kế toán ở trên ta dễ dàng nhận thấy cơ cấu vốn của Bảo Việt Nhân Thọ: Tổng công nợ/ vốn chủ sở hữu > 9. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì khoản Dự phòng nghiệp vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, đây là khoản tiền có được từ việc bán các sản phẩm của công ty. Nó được xem là khoản vay dài hạn. Ngoài ra, trong cơ cấu tài sản có thì các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỉ trọng rất lớn. Trong năm 2008, Bảo Việt Nhân Thọ có sở hữu các loại mã cổ phiếu sau: ACB, AGF, ANV, BBC, BCC, BMP, BTS, DHA, DNP, DPM, DPR, DQC, DRC, DXV, FBT, GIL, GMD, GTA, HAP, HPG, HSG, TCT, TTF, VFR, VHC… Ngày 31/1/2008, Tiền gửi ngân hàng của Bảo Việt Nhân Thọ là: 810.2 tỷ VND (34.1 tỷ dài hạn và 776.1 tỷ). Năm 2008, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết là: 69.0903 tỷ VND. Cho vay từ giá trị giải ước là: 924.787 tỷ VND (Cho vay trên giá trị giải ước là khoản cho vay mà Bảo Việt Nhân thọ áp dụng cho những đối tượng không thể trả nốt phần còn lại của hợp đồng bảo hiểm và đồng thời có nhu cầu vay khoản tiền bảo hiểm chưa được trả dựa trên giá trị giải ước và tỷ lệ giải ước (80%)). Trong giai đoạn này, Bảo Việt Nhân Thọ có mua thêm 90 tỷ trái phiếu của tập đoàn tàu thủy Vinashin. Cho vay theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Kể từ khi Bảo Việt Nhân Thọ triển khai dịch vụ hỗ trợ khách hàng – cho vay theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ từ tháng 3/2002, đến nay đã có gần 80,000 khách hàng của Bảo Việt được nhận hỗ trợ vay tiền để chi dùng và sử dụng vào các mục đích cá nhân, gia đình, làm kinh tế, với tổng số tiền lên tới hàng trăm tỉ đồng. Hiện tại đang có trên 50,000 khách hàng có số dư tiền vay từ hợp đồng của chính mình, với tổng số tiền vay hơn 160 tỷ đồng. Trong năm 2008, Cho Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Dương vay 10 tỷ VND với lãi suất 12.36%/năm; kỳ hạn 3,5 năm. Ủy thác cho BIDV Hải Phòng 92.166 tỷ VND để cho CTCP Nhiệt điện Hải Phòng vay với kỳ hạn 11 năm, lãi 10.6%. Nguồn vốn bỏ vào đầu tư tài chính dài hạn là: 13,693.681 tỷ VND. 3. Thành tựu – Tồn tại. 3.1. Thành tựu. Sau gần 12 năm hoạt động, từ doanh thu 1 tỷ đồng với 1.352 hợp đồng năm 1996,đến năm 2008, tổng doanh thu đạt gần 5.000 tỷ đồng trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 3.400 tỷ đồng, tăng trưởng 2,6% và doanh thu từ hoạt động tài chính ước đạt trên 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng 20,7% so với năm 2007. Lý do Bảo Việt Nhân thọ đã nâng cao chất lượng công tác tổ chức bộ máy, lao động, tiền lương; triển khai đồng bộ và hiệu quả chính sách thù lao đại lý mới; thực hiện chính sách thi đua có hiệu quả và mang tính dài hạn. Tổng Công ty đã tập trung đẩy mạnh khai thác mới, chuyển hướng bán hàng sang thị trường cao cấp và khai thác sản phẩm dài kỳ đóng phí năm; tăng cường năng lực và tốc độ phát triển sản phẩm, đưa ra các sản phẩm hiệu quả, đảm bảo hoạt động phát triển sản phẩm tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn chung và có tính marketing cao. Mặc dù hoạt động trong điều kiện thị trường không mấy thuận lợi do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn từ nền kinh tế trong nước nhưng năm 2008 vẫn được đánh giá là một năm thành công trong hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân thọ. Đặc biệt, năm 2010 được dự đoán là một năm thành công của Bảo Việt. Sáu tháng đầu năm 2010: Kết quả hoạt động của Bảo Việt Nhân Thọ 6 tháng đầu năm 2010 Đơn vị : Triệu đồng Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt nhân thọ đạt gần 3,000 tỷ đồng, trong đó doanh thu khai thác mới đạt gần 330 tỷ đồng (tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm 2009); doanh thu đầu tư tài chính đạt gần 930 tỷ đồng; doanh thu phí khai thác mới tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân là do Bảo Việt nhân thọ đã đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao quyền lợi cho các khách hàng thân thiết trên toàn quốc. Ngoài các kênh phân phối sản phẩm truyền thống, Bảo Việt nhân thọ còn đẩy mạnh thêm kênh Bancassurance qua 3 ngân hàng đối tác chính là Techcombank, HSBC, Bảo Việt Bank với mục đích giúp khách hàng có thêm các lựa chọn và lợi ích gia tăng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. 3.2. Những bất cập: Bảo Việt Nhân Thọ nói riêng và Tập đoàn Bảo Viêt nói chung đang tồn tại một số hạn chế, bất cập sau: Bộ phận tìm kiếm, phân tích thông tin đầu tư tài chính của Tập đoàn chưa thực hiện tốt chức năng của mình. Các bộ phận chuyên môn của Bảo Việt và đơn vị thành viên thiếu căn cứ xác thực khi cho rằng Vinashin sẽ ngày càng phát triển và khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế, chưa có đầy đủ thông tin về thực trạng hoạt động kinh doanh của tập đoàn này. Các bộ phận này chỉ dựa trên quy mô của Vinashin( một trong 25 doanh nghiệp lớn nhất nước) mà không căn cứ vào tình hình hoạt động của nó, đã quyết định mua đến 680 tỉ đồng mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp của Vinashin, trong đó đáo hạn đến năm 2012 và 2013 là 200 tỉ đồng, đến năm 2017 là 480 tỉ đồng. Thực tế, loại trái phiếu của Vinashin mà Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên đầu tư là trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm. Ủy thác cho vay, thu chi không bình thường: Năm 2004, Bảo Việt ủy thác cho ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội cho vay 3 triệu USD để thực hiện dự án nhà máy sản xuất đèn màu số 2 của công ty TNHH đèn hình Orion Hanel. Cho đến cuối tháng 9/2009, nợ gốc quá hạn còn trên 2 triệu USD và nợ lãi quá hạn trên 66.400 USD. Công ty TNHH đèn hình Orion Hanel đã nộp đơn xin phá sản nên việc đòi được nợ vay, với Bảo Việt còn là cuộc hành trình dài ngày. Năm 2009, Bảo Việt ký kết 34 hợp đồng tiền gửi tại Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy (VFC, thành viên của Vinashin) vượt quá hạn mức tín dụng, hạn mức tín dụng do ban đầu tư chiến lược đề xuất với VFC là 200 tỉ đồng nhưng đến tháng 6-2009, số dư tiền gửi của Bảo Việt tại VFC lên đến 406 tỉ đồng. Việc để vượt hạn mức tín dụng này tiềm ẩn rủi ro c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng hoạt động của bảo việt nhân thọ trên thị trường tài chính việt nam.doc
Tài liệu liên quan