Các công ty bảo hiểm, tương tự như các ngân hàng, thực hiện kinh doanh trung gian tài chính chuyển tài sản từ một dạng này thành một dạng khác cho công chúng. Các công ty bảo hiểm sử dụng phí bảo hiểm thu được nhờ bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các tài sản có, ví dụ như các trái phiếu, các cổ phiếu, các món vay thế chấp hoặc các món vay khác.; rồi từ những tài sản có này được dùng thanh toán cho những yêu cầu đòi bồi thường theo các hợp đồng đã bán. Thực tế, các công ty bảo hiểm chuyển các tài sản có, ví dụ như các trái phiếu, cổ phiếu và các món cho vay thành các hợp đồng bảo hiểm, việc đó tạo ra nhiều dịch vụ (ví dụ, dàn xếp khiếu nại đòi bồi thường, các chương trình tiết kiệm, các đại lý bảo hiểm tin cậy). Nếu quá trình sản xuất chuyển đổi tài sản của một công ty bảo hiểm cung cấp có hiệu quả cho khách hàng của mình những dịch vụ bảo hiểm xứng đáng với giá hạ và nếu nó thu được lợi tức cao trong các vụ đầu tư của mình thì nó sẽ tạo ra lợi nhuận; còn nếu không thì nó sẽ chịu tổn thất.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4469 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng, sử dụng những công cụ và cách thức tổ chức thích hợp để đáp ứng các nhu cầu tín dụng chuyên biệt. Tùy thực tế từng nước mà hình thành nên các đặc thù của tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng như vị thế của chúng trong hệ thống tài chính mỗi quốc gia. Vì vậy sẽ tốt hơn nếu tiếp cận từ góc độ các tổ chức tài chính. Đề tài tập trung nghiên cứu các tổ chức tài chính Phi ngân hàng hoạt động dưới các loại hình tổ chức sau: Công ty tài chính; Công ty cho thuê tài chính; Quỹ đầu tư.; Các tổ chức tài chính của Chính phủ và địa phương; Bảo hiểm; Công ty chứng khoán.
Đề tài tiếp cận vấn đề theo logic đi từ lý luận, thực tế đến giải pháp. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của các Tổ chức tài chính phi Ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; hiệu quả hoạt động cũng như những khó khăn, tồn tại vướng mắc và cơ chế chính sách về quản lý nhà nước… để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển.
II. Thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Đánh giá chung hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, theo từng loại hình cụ thể trong hệ thống tài chính như sau:
1. Đối với công ty tài chính
Các công ty tài chính đa phần ra đời trong phạm vi nội bộ ngành, gắn liền với các Tổng Công ty. Hoạt động của công ty tài chính vì vậy có nhiều hạn chế khi hướng tới chiến lược phát triển số lượng và chất lượng các dịch vụ tài chính. Tuy những dịch vụ mà các công ty tài chính đang thực hiện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của tổng công ty và các đơn vị thành viên, nhưng để đáp ứng nhu cầu bên ngoài thị trường thì công ty tài chính vẫn đứng ở vị trí thứ yếu và chưa thể cạnh tranh được so với các tổ chức tài chính khác.
2. Đối với công ty cho thuê tài chính
Hoạt động kinh doanh của các Công ty CTTC còn khá nhiều rủi ro. Bên cạnh các rủi ro hệ thống như tỉ giá hối đoái, chính sách thay đổi… đa phần là do chưa có sự phân tán rủi ro, số lượng khách hàng ít và tập trung trong từng lĩnh vực kinh doanh. Nguồn vốn huy động của các công ty CTTC rất hạn chế, chủ yếu dựa vào vốn điều lệ và vốn vay của các TCTD. Các nghiệp vụ mà các CTy CTTC được phép thực hiện tương đối ít, mang tính đặc thù, chưa đa dạng, nên chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía các ngân hàng thương mại (đặc biệt về lãi suất). Những hạn chế về lĩnh vực và nghiệp vụ hoạt động phần nào dẫn đến mức độ phân tán rủi ro nói chung là kém của các công ty CTTC.
3. Đối với công ty chứng khoán
Qua 4 năm hoạt động, các CTCK nhìn chung chưa làm tốt vai trò trung gian huy động vốn. Trong hoạt động tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết, các CTCK mới chỉ thể hiện vai trò qua việc chuẩn bị hồ sơ xin niêm yết nhưng hoạt động này cũng chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư còn yếu kém với doanh số giao dịch của nghiệp vụ này thấp. Nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi tham gia đấu thầu các hợp đồng tư vấn, đặc biệt là giữa các CTCK trên cùng địa bàn. Tuy nhiên, nghiệp vụ môi giới và tự doanh được các công ty triển khai tích cực. Ngoài ra, các CTCK đã đóng vai trò tích cực tham gia mạnh mẽ vào tiến trình cổ phần hóa bằng việc tư vấn cổ phần hóa, định giá doanh nghiệp, tổ chức bán đấu giá cổ phần cho công ty cổ phần.
4. Đối với các quỹ đầu tư địa phương
Quỹ Đầu tư phát triển đô thị TP.HCM là một thử nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh. Quỹ có với vai trò là một công cụ tài chính và đầu tư của Ủy ban nhân dân Thành phố. Quỹ được đầu tư cho những công trình trọng điểm, những dự án lớn phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố như: giao thông, cấp nước, hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, thông qua hình thức đầu tư để dùng công trình nuôi công trình mới. Nhiệm vụ chính của Quỹ là huy động các nguồn vốn trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng kinh doanh vốn trung và dài hạn thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
Kết quả các năm cho thấy Quỹ đầu tư làm tốt nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư. Quỹ đầu tư phát triển đô thị tiếp tục mở rộng phạm vi, hình thức huy động vốn, hướng tới tăng tỉ lệ đầu tư trực tiếp và mở rộng các quan hệ đối ngoại, đa dạng hóa các phương thức huy động vốn. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình thí điểm này cần hoàn thiện khung pháp lý, chính sách quản lý thông thoáng hơn.
5. Đối với các quỹ đầu tư
Ơ Việt nam, các quỹ đầu tư mới chỉ quan tâm đến mua bán cổ phiếu của các công ty tiềm năng do thị trường tài chính Việt Nam hiện tại chưa thật sự phát triển. Hiện nay quỹ đầu tư chủ yếu đóng vai trò tạo ra hàng hoá chất lượng cho thị trường chứng khoán thông qua hoạt động tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn phát hành các doanh nghiệp tiềm năng. Tuy nhiên, vai trò tăng cầu chứng khoán chưa được phát huy do hầu hết các quỹ đều huy động vốn ở thị trường nước ngoài. Trong thời gian tới, các quỹ đầu tư nội địa có thể sẽ khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc tạo ra cầu về chứng khoán. Sự tham gia của các quỹ đầu tư có tác động rất tích cực đến nhà đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thông qua việc phát tán kinh nghiệm cũng như kỹ thuật quản trị cấp cao.
6. Đối với các công ty bảo hiểm
Sự gia tăng của các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong thời gian qua đã có tác động tích cực lên sự phát triển của thị trường tài chính. Trong lĩnh vực bảo hiểm, một số lượng lớn việc làm đã được tạo ra, đồng thời huy động được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Các công ty bảo hiểm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu người dân. Tuy nhiên, các kênh đầu tư của công ty bảo hiểm còn khá yếu, luồng vốn không kích hoạt mạnh.
III. Các giải pháp đề xuất
Các giải pháp phát triển tổ chức tài chính phi ngân hàng trên địa bàn thành phố trước hết nhấn mạnh tới các điều kiện chung nâng cao nâng lực cạnh tranh của dịch vụ tài chính phi ngân hàng. Cần xóa bỏ dần các rào cản đối với việc phát triển thị trường dịch vụ tài chính thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính, tự do hóa giá cả trong điều kiện hội nhập toàn cầu, phát huy thế chủ động cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, ngoài việc nới lỏng các quy định, chính sách quản lý nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức này. Để tạo đầu ra cho các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cần thúc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, phát triển việc thành lập các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ, đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu, khuyến khích tham gia thị trường chứng khoán. Những giải pháp cụ thể được đề xuất tùy vào đặc thù của các loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng. Đa phần vẫn là các giải pháp về quản trị và tháo gỡ vướng mắc trong khung pháp lý.
Hiện nay, áp lực về vốn trung - dài hạn đối với các ngân hàng thương mại khá cao. Trong một nền kinh tế phát triển, thì hệ thống ngân hàng không phải là nơi cung ứng nguồn vốn trung - dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, nơi cung ứng vốn cho nền kinh tế chính là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ở nước ta, việc huy động vốn trung - dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế là các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cung ứng không đủ vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế, mà phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn; lượng vốn này chiếm khoản 50% tổng lượng vốn trung - dài hạn cung ứng cho nền kinh tế. Điều này đã làm gia tăng tính rủi ro cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động ngân hàng, đồng thời làm mờ nhạt chức năng chính của các ngân hàng hiện nay là chức năng thanh toán. Bên cạnh đó, hiện trạng này đã đưa đến một thực tế không mong muốn là các ngân hàng đã gây ra một hiệu ứng cạnh tranh đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong việc cung ứng vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế, mà đáng lẽ chức năng thanh toán là chức năng mà hệ thống ngân hàng ngày một phải dồn sức hiện đại hóa về cơ sở vật chất, kỹ thuật để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Sự cạnh tranh này đưa đến một kết cục là sự phát triển rất "ì ạch" của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khi mà nguồn lực của các tổ chức này còn quá nhỏ bé.
Tóm lại, một nghịch lý chính trong thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay là sự phát triển không tương xứng của hệ thống tín dụng phi ngân hàng trong nền kinh tế. Trong khi đó, nếu cứ sử dụng hệ thống ngân hàng để cung ứng vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế thì trước mắt nhu cầu về vốn có thể được đáp ứng, nhưng về lâu dài mức độ an toàn trong phát triển của nền kinh tế sẽ bị đe dọa nếu như một ngân hàng nào đó trong hệ thống ngân hàng bị "trục trặc". Khi đó, áp lực về vốn đối với nền kinh tế càng nặng nề hơn. Chính vì vậy, việc phát triển đồng bộ các định chế tài chính trong thị trường tài chính cần phải được đảm bảo. Theo đó, các công cụ tài chính và các định chế tài chính phải đa dạng, phong phú. Đặc biệt là các định chế tài chính phi ngân hàng cần phải luôn luôn được củng cố và phát triển, mà kèm theo sự phát triển của hệ thống tín dụng phi ngân hàng là sự phát triển của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, những giải pháp phát triển hệ thống tín dụng phi ngân hàng là những giải pháp liên quan đến việc đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, gắn kết với việc phát hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường; phát triển các nhà đầu tư có tổ chức (đặc biệt là các quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, các công ty chứng khoán, các công ty thuê mua,…); mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán; tăng cường kỷ luật thực thi các nguyên tắc quản lý về sự minh bạch, kiểm toán, kế toán; thể chế hóa rõ ràng chức năng, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán và sự phối hợp giữa các cơ quan này trong quá trình phát triển thị trường tài chính ở nước ta hiện nay.
CÂU 16: phân tích sự khác biệt giữa ngân hang thương mại và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
Một nền kinh tế lành mạnh cần có 1 hệ thống tài chính để chuyển vốn từ người có tiền sang người có sơ hội đầu tư sinh lời.và người ta phải chắc chắn rằng đồng tiền đầu tư của họ được an toàn và đem lại lợi nhuận. chúng ta sẽ nghiên cứu về hệ thống tài chính gồm các trung gian tài chính được chia làm 2 loại
Các ngân hàng thương mại
Các trung gian tài chính phi ngân hàng tìm hiểu sự khác biệt của 2 loại trên ta nghiên cứu NHTM và các TGTC phi ngân hàng.
1 đầu tiên là khác biệt về nguồn vốn
Nguồn vốn của ngân hàng gồm có
+các khoản tiền gửi
+các khoản tiền đi vay
+và khoản vốn tự có
Nguồn vốn của các trung gian tài chính
+Vốn tự góp , các quĩ trợ cấp
+Từ các hợp đồng bảo hiểm với khách hàng
+phát hành thương phiếu cổ phiếu và trái khoán để dùng tiền thu được cho vayKhác biệt cơ bản gồm có giữa các tổ chức này là chỉ có ngân hàng được nhận tiền gửi từ người dân.Điều thứ 2 là các ngân hàng hầu như vay các khoản nhỏ để cho vay khoản lớn còn các tổ chức phi ngân hàng thì vay các khoản lớn và cho vay các khoản bé.2 khác biệt về hoạt động Hoạt động của các ngân hàng thương mạiCác ngân hàng chịu sự quản lí của nhà nước và chịu ràng buộc về tiền gửi dự trữ và bảo hiểm các khoản vay Ho cho vay với mọi đối tượng không hạn chế (trừ cổ phiếu để đảm bảo nó không nắm các khoản đầu tư quá mạo hiểm dẫn đến vỡ nợ ) gồm có các cá nhân tập thể vay theo nhiều mục đích. Mua nhà đầu tư .v.v.Hoạt động của các TGTC phi ngân hàng Họ không bị nhà nước quản lí chặt chẽ như ngân hàngVà các tổ chức này thường đầu tư vào bất động sản cổ phiếu thương phiếuHoạt động bảo hiểm Khác nhau cơ bản (các ngân hàng mĩ không được tham gia vào trong thị trường chứng khoán ) nhằm giảm nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng thương mại3 khác biệt về khả năng tạo tiềncác ngân hàng thương mại có thể nhận tiền gửi và xoay vòng đồng tiền có thể đem cho vay qua các hoạt động của ngân hàng nó đã tạo ra 1 hệ số nhân tiền.các TGTC phi ngân hàng không thể làm được việc nàyII/ Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứuSự phát triển của hệ thống tài chính ở Việt Nam Các ngân hàng thương mại thì dù có ra đời từ lâu nhưng thực tế nghiệp vụ của nó còn quá hạn chế và non kém đơn cử như các khoản vay và cho vay của các ngân hàng VN vẫn là từ thủa sơ khai nhận tiền gửi và cho vayTrong khi đó các tổ chức phi ngân hàng thì mới mẻ và đang bước đầu phát triển .Các ngân hàng thương mại cũng lập ra các công ty con kinh doanh chứng khoán ví dụ bsc của bidv .v.v.Điều đó gây sự chồng chéo các chức năng của 2 loại hình này Em vẫn chưa hiểu rõ cơ chế điều tiết và vận hành của việt nam có như của mĩ không nhất là của các tổ chức ngân hàng thương mại về vấn đề kinh doanh chúng khoán hay không. Hệ thống pháp lí luôn là điểm yếu của VN nó luôn chậm chân và gây ra nhiều lỗ hổng có thể gây nguy hiểm cho các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng.
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Tuy các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường giao dịch nhất, nhưng không phải tất cả các tổ chức tài chính đều chỉ là các ngân hàng. Giả sử bạn mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm, vay một món trả dần của một công ty tài chính để mua một xe hơi mới, hoặc mua một số cổ phiếu qua sự giúp đỡ của một người môi giới. Trong mỗi vụ giao dịch này bạn đang giao tiếp với một tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong nền kinh tế của chúng ta, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi các nguồn vốn từ những người cho vay - từ người tiết kiệm tới người vay - những người chi tiêu y như một ngân hàng. Hơn thế, quá trình đổi mới tài chính (ở Mỹ) đã tăng tính quan trọng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Qua đổi mới, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cạnh tranh trực tiếp hơn với các ngân hàng qua các dịch vụ tương tự như hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng chủ yếu hoạt động như thế nào và họ được điều hành ra sao?
CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM
Hàng ngày chúng ta đối mặt với khả năng xảy ra những tai họa nào đó, chúng có thể đưa đến các tổn thất tài chính lớn. Tiền thu nhập của một cặp vợ chồng có thể mất đi do cái chết hoặc bệnh tật. Một tai nạn xe hơi có thể phải sửa chữa tốn kém hoặc các chi phí cho người bị thương. Bởi vì tổn thất tài chính do những khủng hoảng có thể là rất lớn so với các nguồn tài chính của chúng ta, để bảo vệ chính bản thân chúng ta cần mua một hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng đó sẽ thanh toán cho chúng ta một khoản tiền nếu các sự kiện tai họa xảy ra. Các công ty bảo hiểm sinh mạng chuyên môn hóa trong việc bán các hợp đồng bảo hiểm chu cấp thu nhập nếu một cá nhân bị chết, bị mất năng lực vì bệnh tật, hay về hưu. Các công ty bảo hiểm tai nạn và tài sản chuyên môn hóa trong việc hợp đồng bảo hiểm các tổn thất do hậu quả của các tai nạn, cháy hoặc trộm cắp.
Các nguyên tắc quản lý bảo hiểm
Các công ty bảo hiểm, tương tự như các ngân hàng, thực hiện kinh doanh trung gian tài chính chuyển tài sản từ một dạng này thành một dạng khác cho công chúng. Các công ty bảo hiểm sử dụng phí bảo hiểm thu được nhờ bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các tài sản có, ví dụ như các trái phiếu, các cổ phiếu, các món vay thế chấp hoặc các món vay khác...; rồi từ những tài sản có này được dùng thanh toán cho những yêu cầu đòi bồi thường theo các hợp đồng đã bán. Thực tế, các công ty bảo hiểm chuyển các tài sản có, ví dụ như các trái phiếu, cổ phiếu và các món cho vay thành các hợp đồng bảo hiểm, việc đó tạo ra nhiều dịch vụ (ví dụ, dàn xếp khiếu nại đòi bồi thường, các chương trình tiết kiệm, các đại lý bảo hiểm tin cậy). Nếu quá trình sản xuất chuyển đổi tài sản của một công ty bảo hiểm cung cấp có hiệu quả cho khách hàng của mình những dịch vụ bảo hiểm xứng đáng với giá hạ và nếu nó thu được lợi tức cao trong các vụ đầu tư của mình thì nó sẽ tạo ra lợi nhuận; còn nếu không thì nó sẽ chịu tổn thất.
Trong trường hợp một hợp đồng bảo hiểm, rủi ro đạo đức xảy ra khi có bảo hiểm sẽ khuyến khích bên được bảo hiểm mang lấy rủi ro, việc này làm tăng khả năng của một vụ thanh toán bảo hiểm. Ví dụ, một cá nhân có bảo hiểm mất trộm ban đêm, có thể họ không thực hiện nhiều biện pháp đề phòng để ngăn ngừa mất trộm, bởi vì đã có công ty bảo hiểm đền bù cho người đó phần lớn các tổn thất nếu người đó bị mất trộm. Chọn lựa đối nghịch xảy ra khi những người dễ nhận được nhất các tiền bảo hiểm lớn là những người muốn mua bảo hiểm nhất. Ví dụ, một người đang bị một chứng bệnh khó qua khỏi sẽ muốn mua hợp đồng bảo hiểm y tế sinh mạng lớn nhất có thể có; vì thế công ty bảo hiểm này bị đặt trước những tổn thất tiềm ẩn to lớn. Cả lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đều có thể đưa đến các tổn thất lớn cho các công ty bảo hiểm bởi vì chúng tạo ra những khoản thanh toán cao cho các khiếu nại đòi bảo hiểm. Do đó việc làm tối thiểu hóa lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức để giảm các khoản thanh toán này là một mục tiêu cực kỳ quan trọng đối với các công ty bảo hiểm và mục tiêu này giải thích một loạt các phương thức thực hành bảo hiểm sau đây:
Sàng lọc. Để giảm bớt sự lựa chọn đối nghịch, các công ty bảo hiểm cố gắng sàng lọc những người mang bảo hiểm rủi ro tốt khỏi những người mang bảo hiểm rủi ro tồi. Do vậy các phương thức tập hợp thông tin có hiệu quả là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý bảo hiểm.
Khi bạn nộp đơn xin bảo hiểm ôtô, việc đầu tiên mà nhân viên bảo hiểm phải làm là hỏi bạn những câu về hồ sơ lái xe của bạn (số phiếu vượt tốc độ, các tai nạn), kiểu loại xe bạn sẽ bảo hiểm và ngay cả các vấn đề cá nhân (tuổi, tình trạng hôn nhân). Nếu bạn muốn bảo hiểm sinh mạng, bạn sẽ qua một hàng rào tương tự, nhưng bạn được hỏi những câu còn mang tính chất cá nhân hơn về những thứ như sức khỏe, các thói quen hút thuốc, việc dùng thuốc và dùng rượu của bạn. Công ty bảo hiểm sinh mạng thậm chí còn khám nghiệm bạn bằng cách lấy mẫu máu và nước tiểu. Giống như một ngân hàng tính toán điểm tín dụng để đánh giá con người có thể vay tiền, công ty bảo hiểm này sử dụng thông tin bạn cung cấp để quy bạn vào một cấp rủi ro - một phép đo thống kê về khả năng bạn có thể có khiếu nại đòi bồi thường. Dựa vào thông tin này, công ty bảo hiểm đó có thể quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu bảo hiểm của bạn, bởi vì bạn đưa ra một bảo hiểm rủi ro quá lớn và như vậy sẽ là một khách hàng không có lợi nhuận đối với công ty bảo hiểm này.
Phí bảo hiểm rủi ro. Đối với công ty bảo hiểm, việc thu phí bảo hiểm trên cơ sở mức độ rủi ro của một người được bảo hiểm (được gọi là các phí bảo hiểm rủi ro) là một nguyên tắc quản lý bảo hiểm đúng đắn. Chọn lựa đối nghịch giải thích vì sao nguyên tắc này lại quan trọng đến như vậy đối với khả năng sinh lợi của công ty bảo hiểm.
Để hiểu vì sao một công ty bảo hiểm thấy cần thiết có các phí bảo hiểm rủi ro, chúng ta hãy xem xét một ví dụ về các phí bảo hiểm rủi ro mà thoạt nhìn có vẻ không công bằng. Hary và Sally, cả 2 sinh viên đại học không có phiếu tai nạn hoặc phiếu lái xe quá tốc độ, nộp đơn xin bảo hiểm ôtô. Thường thường, Hary sẽ chịu phí bảo hiểm cao hơn nhiều so với Sally. Các công ty bảo hiểm làm như vậy vì những người đàn ông trẻ có mức tai nạn cao hơn nhiều, tính trunh bình, so với những phụ nữ trẻ. Tuy vậy, giả sử một công ty bảo hiểm không tính các phí bảo hiểm của nó trên cơ sở một sự phân loại rủi ro, mà chỉ tính một phí bảo hiểm trên cơ sở lượng trung bình rủi ro nam giới và nữ giới. Lúc ấy Sally sẽ tốn nhiều tiền và Harry tốn quá ít. Sally có thể đến một công ty bảo hiểm khác và có một giá thấp hơn, lúc đó Harry sẽ ký vào hợp đồng bảo hiểm của mình. Vì phí bảo hiểm của Harry không đủ cao cho việc thanh toán cho các tai nạn mà anh ta có thể có, tính trung bình công ty này sẽ bị tổn thấp vì Harry. Chỉ với một phí bảo hiểm dựa trên một phân loại rủi ro, Harry chịu phí tổn thất nhiều hơn và công ty bảo hiểm này có thể có lợi nhuận.
Những điều khoản hạn chế. Những điều khoản hạn chế trong các hợp đồng là một công cụ quản lý để giảm bớt rủi ro đạo đức. Các điều khoản như vậy làm những người giữ hợp đồng nản lòng không thực hiện những hoạt động rủi ro làm cho một khiếu nại bồi thường bảo hiểm khó có thể xảy ra. Một điều khoản hạn chế người giữ hợp đồng hưởng lợi vì hành vi cư xử khiến cho một khiếu nại đòi bồi thường dễ có thể xảy ra. Ví dụ, các công ty bảo hiểm sinh mạng có những khoản trong các hợp đồng của họ n hằm loại bỏ tiền trợ cấp chết nếu người được bảo hiểm tự tử trong phạm vi hai năm đầu tiên mà hợp đồng này có hiệu lực. Các điều khoản hạn chế cũng có thể đòi hỏi một thái độ cư xử nào đó về phía người được bảo hiểm để cho một khiếu nại đòi bồi thường khó có thể xảy ra. Một công ty cho thuê xe mô tô ba bánh có thể yêu cầu cung cấp các mũ an toàn cho người thuê để tránh mọi trách nhiệm gắn với việc cho thuê.
Việc phòng ngừa gian lận. Các công ty bảo hiểm cũng đối mặt với rủi ro đạo đức bởi vì một nhân viên bảo hiểm có ý muốn nói dối công ty và tìm cách có một khiếu nại đòi bồi thường cho dù khiếu nại này không có căn cứ. Ví dụ, một người đã không tuân theo các điều khoản hạn chế của một hợp đồng bảo hiểm có thể vẫn muốn tìm kiếm một khiếu nại. Tệ hơn, một người có thể đưa ra những khiếu này mà thực tế đã không xảy ra. Như vậy, một nguyên tắc quản lý quan trọng cho những công ty bảo hiểm là thực hiện những cuộc điều tra ngăn ngừa gian lận, để chỉ những người khiếu nại có căn cứ mới nhận được bồi thường.
Hủy bỏ bảo hiểm. Sẵn sàng hủy bỏ các hợp đồng là một công cụ quản lý bảo hiểm khác. Các công ty bảo hiểm có thể kiềm chế rủi ro đạo đức nếu họ đe dọa hủy bỏ một hợp đồng khi người nào đó đang bảo hiểm có những hoạt động mà dễ khiếu nại đòi bồi thường. Nếu công ty bảo hiểm ôtô của bạn cho thấy lái xe nào bị quá nhiều phiếu quá tốc độ họ sẽ hủy bỏ quyền bảo hộ của anh ta điều đó sẽ làm bạn bỏ ý muốn chạy quá tốc độ.
Khoản khấu trừ. Khoản khấu trừ là một khoản tiền cố định được khấu trừ từ tổn thất của người được bảo hiểm khi được thanh toán. Ví dụ, một khoản khấu trừ 250 đôla của một hợp đồng bảo hiểm ôtô có nghĩa là khi bạn chịu một tổn thất 1000 đôla do một tai nạn, công ty bảo hiểm chỉ thanh toán cho bạn 750 đôla. Các khoản khấu trừ là một công cụ quản lý phụ cấp cho các công ty bảo hiểm giảm rủi ro đạo đức. Khoản khấu từ là phần bạn gánh chịu một tổn thất cùng với công ty bảo hiểm khi khiếu nại đòi bồi thường được thực hiện. Bởi vì bạn cũng bị tổn thất khi gặp một tai nạn, nên bạn sẽ lái xe cẩn thận hơn. Như thế một khoản khấu trừ khiến cho người được bảo hiểm hành động phù hợp hơn vớ những gì có lợi cho công ty mà người đó mua bảo hiểm; tức là, rủi ro đạo đức đã được giảm xuống. Do rủi ro đạo đức đã được giảm, nên chi phí bảo hiểm của công ty đã hạ thấp hơn cả so với mức phải bồi thường là nhờ tác dụng của khoản khấu trừ.
Đồng bảo hiểm. Khi một người được bảo hiểm cùng gánh chịu một tỉ lệ tổn thất với công ty bảo hiểm, sự dàn xếp như thế được gọi là đồng bảo hiểm. Ví dụ, một số chương trình bảo hiểm y tế đảm nhận 80% hóa đơn thanh toán y tế và người được bảo hiểm thanh toán 20% sau khi số tiền khấu trừ nào đó được thỏa mãn. Đồng bảo hiểm có tác dụng giảm rủi ro đạo đức hoàn toàn giống như các thức mà một khoản khấu trừ tác động. Do người được bảo hiểm phải gánh chịu một tổn thất cùng với công ty bảo hiểm, người đó giảm bớt ý muốn thực hiện những hoạt động như là việc đi chữa bệnh một cách không cần thiết- việc có liên quan đến các khiếu nại muốn đòi bồi thường nhiều tiền hơn. Như thế, đồng bảo hiểm là một công cụ quản lý khác rất hữu ích cho các công ty bảo hiểm.
Những giới hạn của số tiền bảo hiểm. Một nguyên tắc quan trọng khác của việc quản lý bảo hiểm là phải có những giới hạn đối với số tiền của bảo hiểm được cung cấp, mặc dù một khách hàng sẵn lòng thanh toán để có thêm tiền bồi thường. Tiền bồi thường bảo hiểm càng lớn thì người được bảo hiểm càng dễ tham gia hơn trong các hoạt động rủi ro, khiến cho việc thanh toán bảo hiểm dễ có thể xảy ra và do đó rủi ro đạo đức lớn hơn. Ví dụ, nếu một người có một hợp đồng bảo hiểm sinh mạng 10 triệu đôla, cô ta có thể lái xe một cách liều lĩnh bởi vì cô ta biết gia đình cô ta sẽ thu lợi khổng lồ nếu cô ta chết. Nhưng nếu cô ta có một hợp đồng 10.000 đôla thì cô ta phải lái xe cẩn thận bởi vì cô ta biết rằng gia đình cô ta sẽ không giầu có sau cái chết của cô. Các công ty bảo hiểm phải luôn luôn đảm bảo rằng tiền bồi thường bảo hiểm của hộ không cao đến mức để rủi ro đạo đức dẫn đến các tổn thất lớn.
Toàn bộ các nguyên tắc quản lý bảo hiểm này - việc giới hạn số tiền bảo hiểm, đồng bảo hiểm, khoản khấu trừ, việc hủy bỏ bảo hiểm, ngăn ngừa gian lận, và các điều khoản hạn chế - giúp các công ty bảo hiểm giảm bớt chọn lựa đối nghịch cũng như rủi ro đạo đức. Như chúng ta đã thấy, các công cụ quản lý này làm cho những người được bảo hiểm khó kiếm lợi bằng cách thực hiện những hoạt động làm tăng số tiền bồi thường. Với những lợi nhuận nhỏ hơn có thể có được, những người mang rủi ro bảo hiểm tồi (tức là những người dễ có thể thực hiện những hoạt động mạo hiểm), thấy có ít lợi trong bảo hiểm do đó ít có thể tìm đến bảo hiểm. Ví dụ, một ngư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26021.doc