B.NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 3
1.1 Ngân hàng thương mại: 3
1.1.1.Định nghĩa: 3
1.1.2.Các hoạt động chủ yếu của NHTM(hay còn gọi là nghiệp vụ): 3
1.1.3.Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại: 8
1.2 Các hình thức đảm bảo tiền vay; nguyên tắc bảo đảm tiền vay:. 11
1.2.1.Hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản: 11
1.2.2. Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: 12
1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay: 12
1.3 Quan niệm về hiệu quả bảo đảm tiền vay: 13
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾ CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
1 Giới thiệu về Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam. 16
1.1 Giới thiệu chung : 16
1.2 Về tổ chức phòng ban tại Sở giao dịch I-NHCTVN 16
2 Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố và thế chấp tại Sowr GDI-NHCTVN 22
2.1 Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố 22
2.2 Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp. 25
2.3 Những kết quả đạt được trong hoạt động cầm cố, thế chấp: 37
2.3.1. Những hạn chế trong hai hoạt động trên 37
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾ CHẤP TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
1 Các giải pháp đối với Sở giao dịch I. 47
1.1 Giải pháp mở rộng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản cấm cố, thế chấp. 47
1.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. 50
2 Các kiến nghị. 55
2.1 Kiến nghị với chính phủ. 55
2.1.1.Kiến nghị chung về hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay: 55
2.1.2. Kiến nghị riêng về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố - thế chấp (chủ yếu đối với tài sản thế chấp). 56
2.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước. 63
2.2.1. Trong hoạt động cầm cố. 63
2.2.2. Trong hoạt động thế chấp. 64
2.3 Kiến nghị với các Bộ - ngành liên quan. 66
2.4 Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam. 66
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động đảm bảo tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay tại sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mại để thu hồi nợ.
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ cho vay từ 1999 - 2001
Chỉ tiêu
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
2000 so với 1999
Số tiền
Tỷ trọng
2001 so với 2000
±st
±tỷ trọng
±st
±tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay
6
100%
1246,6
100
+139
+12,55%
1497
100%
+250
+20%
1, Tính theo thời hạn cho vay
- Ngắn hạn
378,35
34,1%
385,83
30,95%
+7,53
+1,99%
475
31,7%
+89
+23%
- Trung dài hạn
729,25
85,9%
860,72
69,05%
+131,4
+18,03%
1022
68,5%
+110
+12,7%
2, Phân tích thành phần kinh tế
- Quốc doanh
983,3
88,8%
1140,5
91,48%
+157,2
+15,99%
1355
90,5%
+215
+18,8%
- Ngoài quốc doanh
124,3
11,2%
106,1
8,52%
-18,2
-14,64%
142
9,5%
+36
33,3%
3, Phân tích theo ngành sx - kd
- Công nghiệp
83,1
7,5%
69,8
5,6%
-13,3
-16,0%
63,9
4,3%
-5,9
-8,5%
- Thương nghiệp,
Vật tư
230,9
20,8%
338,6
27,2%
+107,7
+46,6%
425,0
28,3%
+86,4
+25,7%
- GTVT Bưu điện
737,6
66,6%
812,6
65,2%
+75,0
+10,0%
950,0
63,4%
+137,4
16,9%
- Ngành khác
56,0
5,1%
25,6
2,0%
-30,4
-54,0%
58,1
4%
+32,5
26,9%
4, Phân theo biện pháp bảo đảm tiền vay
- Bằng tài sản (chủ yếu là cầm cố thế chấp)
69,699
5,6%
- Không có bảo đảm bằng tài sản
1176,901
94,4%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở GD I- NHCTVN )
Ví dụ vay vốn tại Sở thế chấp bằng nhà:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tùng Nam địa chỉ 205 Khâm Thiên - Hà Nội chuyên kinh doanh xe máy, buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, làm đại lý ký gửi mua bán hàng hoá. Đầu tháng 1/2002 Công ty có nhu cầu vay vốn để kinh doanh xe máy. Công ty đã lập bộ hồ sơ xin vay gửi đến Sở bao gồm phương án kinh doanh của Công ty, bảng cân đối kế toán mới nhất của Công ty (tháng 11/2001), bảng cân đối phát sinh 2001 của Công ty đến tháng 11/2001, bản hợp đồng tín dụng, giấy đề nghị vay vốn, giấy nhận nợ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tùng Nam có tài khoản gửi Việt Nam đồng số 710A - 02206 tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 4631 ngày 23/9/1999 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp, số đăng ký kinh doanh 073472 ngày 4/10/1999 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty đã có mối quan hệ với Sở từ rất lâu, đã nhiều lần vay vốn tại Sở và hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đến thời điểm vay vốn lần này là rất tốt. Năm 2000 tổng doanh thu đạt 42 tỷ 832 triệu đồng, lợi tức sau thuế là 12,488 triệu, năm 2001 doanh thu thuần đạt 90 tỷ, lợi tức trước thuế 100 triệu đồng, có các đối tác là các Công ty kinh doanh xe máy trong nước. Cho đến ngày vay vốn lần này tình hình tài chính của Công ty đáng tin cậy: nguồn vốn chủ sở hữu là 711.300.000đ, trong đó 600.000.000 là vốn lưu động, 111.300.000đ là vốn cố định, dư nợ tại sở là 1 tỷ 900 triệu đồng, hàng tồn kho 1 tỷ đồng, giá trị tài sản cố định còn lại là 111.300.000đ. Lợi thế của Công ty có mặt hàng kinh doanh chính là xe gắn máy, văn phòng lại đặt tại 205 Khâm Thiên - Hà Nội nơi đông dân cư đồng thời cũng là 1 trong những thị trường tiêu thụ xe gắn máy chủ yếu của Hà Nội. Nên từ khi thành lập đến nay Công ty làm ăn có hiệu quả, đảm bảo luôn có lãi và thực hiện đúng các nguyên tắc chế độ hạch toán kế toán do Nhà nước Việt Nam ban hành. Mục đích cụ thể của phương án kinh doanh lần này là mua và bán xe gắn máy. Các chi phí gồm:
+ Chi phí mua hàng hoá, thành phẩm: 6,5 tỷ
+ Chi phí khác 2,5 tỷ
Về tổ chức tiêu thụ: sẽ bán cho các đối tác thường xuyên của Công ty.
Hình thức thu tiền: Thu bằng tiền mặt, trị giá theo hoá đơn giá trị gia tăng cụ thể của từng đợt giao hàng.
Hiệu quả của phương án: Tổng thu nhập của phương án là chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra của lô hàng, lợi nhuận ròng của phương án là 55 triệu đồng.
Nguồn tài chính để thực hiện phương án gồm: Nguồn vốn tự có 1 tỷ đồng, nguồn vốn tự huy động là không có, nhu cầu tài chính thiếu hụt cần phải vay ngân hàng là 4,4 tỷ đồng theo hình thức vay ngắn hạn, có thế chấp và đảm bảo tín dụng bằng thế chấp ngôi nhà số 79 Nguyễn Du - Hà Nội. Công ty đề nghị về nguồn và phương thức trả nợ như sau: Trả hết trong 3 tháng kể từ ngày vay, trả lần đầu sau ngày nhận tiền vay 2 tháng; dự kiến sẽ trả làm 4 lần, mỗi lần 1,1, tỷ. Trên cơ sở xem xét qua tình hình tài chính của Công ty, giấy đề nghị vay vốn và bảng cân đối kế toán của Công ty, xem xét kỹ lưỡng tài sản thế chấp và phương án kinh doanh, kế hoạch trả nợ của Công ty, Sở giao dịch đồng ý cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Tùng Nam vay vốn 4,4 tỷ đồng trong thời hạn 3 tháng (kể từ ngày lập hợp đồng tín dụng 11/1/2002 cho tới 11/4/2002, lãi suất cho vay 0,65%/tháng. Cho vay theo phương thức từng lần, lãi suất vào ngày 25 hàng tháng, gốc trả khi có nguồn thu bán hàng. Cán bộ tín dụng của Sở đã thẩm định và kết luận tình hình tài chính của Công ty là tốt, phương án kinh doanh khả thi, có lãi, tài sản thế chấp đủ là ngôi nhà số 79 Nguyễn Du - Hà Nội được định giá đúng đắn, được Sở địa chính, Uỷ ban nhân dân phường Nguyễn Du xác nhận; nhà mặt phố
Chủng loại đất
Diện tích
Đặc điểm kỹ thuật
Vị trí
Tỉ lệ % giá trị còn lại của tài sản
Đơn giá
Giá trị được định giá
Nhà
205,1m2
Loại I mức A
Đẹp, nơi trung tâm
205,1m2 x 30 triệuđ/m2 = 6153 triệu
189,9m2 x 1 triệuđ/m2 = 189,9 triệu
Tường gạch mái bằng
= 6342,9 triệu
Bảng cân đối kế toán tháng 11/2001
Tài sản
Mã số
Số đầu
Số cuối
A
TSCĐ và đầu tư ngắn hạn
100
I
Tiền
110
1
Tiền mặt tại quỹ
111
1,846.311
4,097.990
2
Tiền gửi ngân hàng
112
1,073.559
1,073.559
3
Đang chuyển
113
II
Các khoản đầu tư t/c ngắn hạn
120
1
Đầu tư CK ngắn hạn
121
2
Đầu tư ngắn hạn khác
128
3
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
129
III
Các khoản phải thu
130
1
Phải thu của khách hàng
131
2
Trả trước cho người bán
132
3
VAT được khấu trừ
133
230,406.435
293,027.393
4
Phải thu nội bộ
134
- VKD ở đơn vị trực thuộc
135
- Phải thu nội bộ khác
136
5
Các khoản phải thu khác
138
6
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
IV
Hàng tồn kho
140
1
Hàng mua đang đi trên đường
141
2
Nguyênliệu, vật liệu tồn kho
142
3
Công cụ, dụng cụ trong kho
143
4
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
144
5
Thành phẩm tồn kho
145
6
Hàng tồn kho
146
1,700,256.000
2,368,480.247
7
Hàng gửi đi bán
147
8
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
V
Tài sản lưu động khác
150
1
Tạm ứng
151
2
Chi phí trả trước
152
3
Chi phí chờ kết chuyển
153
4
Tài sản thiếu chờ xử lý
154
5
Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ, ngắn hạn
155
VI
Chi sự nghiệp
160
1
Chi sự nghiệp năm trước
161
2
Chi sự nghiệp năm nay
162
B
TSCĐ và đầu tư dài hạn
206
I
TSCĐ
210
1
TSCĐ hữu hình
211
-Nguyên giá
212
147,121.000
147,121.000
-Giá trị hao mòn luỹ kế
213
(35,821.000)
35,821.000)
2
TSCĐ thuê tài chính
214
- Nguyên giá
215
-Giá trị hao mòn luỹ kế
216
3
TSCĐ vô hình
217
- Nguyên giá
218
- Giá trị hao mòn luỹ kế
219
II
Các khoản đầu tư t/c dài hạn
22
1
Đầu tư chứng khoán dài hạn
221
2
Góp vốn liên doanh
222
3
Đầu tư dài hạn khác
229
III
Chi phí xây dựng cơ bản, dở dang
230
IV
Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn
240
Tổng cộng
250
2,044,882.305
2,777,979.189
Nguồn vốn
A
Nợ phải trả
300
I
Nợ ngắn hạn
310
1
Vay ngắn hạn
311
280,000.000
2,950,000.000
2
Nợ dài hạn đến hạn phải trả
312
3
Phải trả cho người bán
313
1,092,083.000
865,043.250
4
Người mua trả tiền trước
314
7,250.000
11,450.000
5
Thuế và các khoản phải nộp NN
315
6
Phải trả công nhân viên
316
7
Phải trả các đơn vị nội bộ
317
8
Các khoản phải trả, phải nộp khác
318
II
Nợ dài hạn
320
1
Vay dài hạn
321
2
Nợ dài hạn
322
III
Nợ khác
330
1
Chi phí phải trả
331
2
Tài sản thừa chờ xử lý
332
3
Nhận ký cược ký quỹ dài hạn
333
B
Nguồn vốn CSH
400
I
Nguồn vốn quỹ
410
1
Nguồn vốn kinh doanh
411
600,000.000
600,000.000
2
Chênh lệch định giá lại tài sản
412
3
Chênh lệch tỷ giá
413
4
Quỹ đầu tư phát triển
414
5
Quỹ dự phòng t/c
415
6
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
416
7
Lãi chưa phân phối
417
79,749.305
104,472.439
8
Quỹ khen thưởng phúc lợi
418
9
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơbản
419
II
Nguồn kinh phí
420
1
Quỹ quản lý của cấp trên
421
2
Nguồn kinh phí sự nghiệp
422
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
423
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
424
3
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
425
Tổng cộng nguồn vốn
430
2,044,882.305
2,777,979.189
Bảng cân đối phát sinh 2001 Tùng Nam
Tháng 11 /2001
TK
Tên TK
Dư đầu kỳ
Số phát sinh
Dư cuối kỳ
Có
Nợ
Nợ
Có
Nợ
Có
111
Quỹ tiền mặt
1,846.311
19,527,601.000
19.522.051.074
4,097.996
112
Tìền ngân hàng
1,073.559
230,406.435
133
VAT đầu vào
1,483,311.958
1,420,691.000
293,027.393
138
Thu khác
1142
Cp trả trước
155
Hàng hoá, thành phẩm
1,700,256.000
14,825,980.000
14,156,854.000
2,368,480.247
211
Tài sản cố định
147,121.000
147,121.000
214
KH tài sản cố định
35,821.000
35,821,000
311
Vay ngắn hạn
280,000.000
1,230,000.000
3,900,000.000
2,950,000.000
331
Trả người bán
1,092,383.000
16,783,406.250
14,825,980.000
865,043.250
33300
Nợ ngân sách năm trước
01
VAT đầu ra năm nay
1,420,691.000
1,420,691.000
3334
Thuế TNDN
7,250.000
11,450.000
334
Lương công nhân
10,830.000
10,830.000
411
Vốn ban đầu cho kinh doanh
600,000.000
600,000.000
431.00
Lãi chưa p2 năm trước
79,749.305
421.01
Lãi chưa pp năm nay
24,723.134
104,472.439
511
Doanh thu bán hàng
14,206,910.000
14,204,910.000
531
Hàng bán trả lại
632
Giá vốn hàng bán
14,156,854.000
14,156,854.000
642
Chi phí kinh doanh
13,102.866
25,332.866
911
Kết quả hoạt động kinh doanh
14,206,910.000
14,206,910.000
1,400.000
10,830.000
2,087,953.305
2,087,953.305
97,877,827.074
97,877,827.074
2,825,250.189
2,825,250.189
Những kết quả đạt được trong hoạt động cầm cố, thế chấp:
Qua biểu 1 ta đã thấy loại hình bảo đảm tiền vay bằng TSCC tại Sở chiếm một tỷ lệ tương đối và xu hướng là sẽ tăng dần trong những năm tới do bản thân tích cực, tác dụng của loại hình này đối với cả người vay và về phía Sở giao dịch I, phù hợp với đặc điểm hoạt động và hướng phát triển trong tương lai loại hình này tại Sở . Chi phí của Sở bỏ ta ít tốn kém hơn vì đa phần là các dự án ngắn hạn, tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm mang tính an toàn, đỡ tốn kém thời gian thẩm định của Sở. Chính doanh số loại hình cho vay này đã chứng tỏ nhận định trên: 204.000 triệu đồng, chỉ đứng sau hình thức bảo đảm tiền vay bằng tín chấp.
Còn hoạt động bảo đảm tiền vay bằng TSTC kết quả thu được rất nhỏ bé cả về sồ món và tỷ trọng phàn trăm trong tổng thể các loại hình bảo lđẩm tiền vay tại Sở . Có điều này là vì Sở không chú trong phát triển loại hình này rộng hơn vì tính rủi ro của nó khá cao và trong thực tế còn nhiều điều bất cập ngay cả trong những văn bản của Nhà Nước , các ngành liên quan còn chồng chéo nhau, chưa đạt được sự thống nhất cao độ .
Những hạn chế trong hai hoạt động trên
A/Đối với hoạt động cầm cố
- Hạn chế thứ nhất : Tinh thần của công văn 869/CV-NHNNI dường như khác biệt với đặc trưng cơ bản của nghiệp vụ cấp tín dụng ( đối với hình thức cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn )
Trong quá trình triển khai thực hiện NĐ 178/1999/NĐ - CP về bảo đảm tiền vay của TCTD, đến ngày 7/9/2000 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 869/CV - NHNN 1 "Về việc cầm cố giấy tờ có giá trị và dịch vụ cầm đồ" trong đó yêu cầu các TCTD chỉ được thực hiện cầm cố đồ như một biện pháp đảm bảo tiền vay theo cơ chế bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. Việc này dường như khác biệt với đặc trưng cơ bản của nghiệp vụ cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn, đó là: Khi thực hiện cấp tín dụng dưới hình thức này, các ngân hàng (cả Sở giao dịch I) không quan tâm hoặc quan tâm nhiều lắm đến khả năng tài chính của khách hàng mà chỉ tập trung đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị phát hành, mặt khác phương thức xử lý tài sản các giấy tờ có giá này không phức tạp như xử lý TSCC đảm bảo khoản vay.
-Hạn chế thứ 2: Thời gian, thủ tục còn phiền hà
Khi khách hàng đang nắm giữ các giấy tờ có giá và có nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh hay phục vụ đời sống (tiêu dùng) thì họ muốn được cấp tín dụng với thủ tục thuận tiện và nhanh chóng, đồng thời cũng sẽ không phải lập phương án hay dự án khả thi. Nhưng nếu các TCTD tiến hành thủ tục cho vay như bình thường thì rất phức tạp và Sở giao dịch I cũng không tránh khỏi ngoại lệ này: Thủ tục rườm rà, thời gian giải quyết chậm, bộ hồ sơ cho vay quá nhiêu khê, gây phiền hà cho khách hàng, đã làm cho sở mất đi không ít khách hàng có tiền gửi thường xuyên tại Sở. Vẫn biết rằng Sở phải tuân theo những quy định pháp luật thận trọng trong việc cho vay, đảm bảo an toàn nguồn vốn, nhưng đây thực sự là một điều bất cập và có lẽ không cần thiết bởi việc cho vay này có độ rủi ro thấp.
B/Đối với hoạt động thế chấp
Khó khăn lớn nhất mà Sở gặp phải đó là vấn đề xử lý TSTC. Các dây chuyền máy móc phải xử lý tại Sở thường không đồng bộ, hoạt động không hiệu quả do trình độ quản lý của doanh nghiệp kém nhu cầu của thị trường về sản phẩm là rất hạn chế. Ngoài ra do vướng mắc một số cơ chế, chính sách của chính phủ như: dây chuyền sản xuất hàng hoá theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm của đối tác nhưng sản phẩm làm ra không đủ chất lượng nên doanh nghiệp bị cắt hợp đồng. Chính phủ thực hiện việc đóng cửa rừng khiến cho không có đủ nguyên vật liệu cung cấp cho dây chuyền hoạt động. Các dây chuyền không hoạt động được nên rất khó có khả năng bán trên thị trường. Mặc dù có giá trị cao nhưng thực ra chỉ là những "đống sắt vụn" do không phát huy được tác dụng khi phát mại thì giá bán quá thấp, chỉ khoảng 10% so với nguyên giá dẫn đến sự phản đối từ doanh nghiệp. Họ chủ yếu không muốn bán mà muốn trả máy (đối với những dây chuyền là tài sản hình thành từ vốn vay) hoặc gán nợ cho ngân hàng nhưng ngân hàng lại không thể nhận do việc bán tài sản trên thị trường là rất khó, ngoài ra việc bảo quản tài sản tại kho khiến ngân hàng tốn rất nhiều chi phí và có khi gây nên những hỏng hóc cho tài sản do không biết bảo dưỡng. Đối với TSTC là nhà cửa, đất đai việc báo cáo tài sản này gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục, quy trình xử lý và do cả phía người vay khiến cho việc xử lý tiến hành chậm trễ. Sở giao dịch I vẫn chú ý đến tính nhân đạo trong phương thức xử lý của mình. Sở tiêu thụ được từ việc phát mại đầu tiên sẽ được trích để mua nhà đảm bảo nơi ăn chỗ ở cho khách hàng, số tiền còn lại mới được đưa vào để giảm nợ vay cho khách hàng. Khó khăn thường trực đối với Sở trong việc phát mại TSTC là nhà cửa, đất đai của doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng TSTC khi hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, trong khi những TSTC của doanh nghiệp Nhà nước lại có giá trị vô cùng thấp do doanh nghiệp Nhà nước không có quyền định đoạt đối với đất đai sử dụng mà chỉ cơ quan quản lý mới có quyền định đoạt đối với số đất đai đó trong khi giá trị nhà cửa trên lại có giá trị nhỏ. Điều này khiến cho việc phát mại TSTC không thu hồi đủ số nợ vay mà nợ khó đòi của các doanh nghiệp Nhà nước thường chiếm tỷ trọng cao.
Tập trung lại quá trình xử lý TSTC ở Sở bộc lộ những điểm bất cập sau:
+ Những khó khăn do bên thế chấp gây trở ngại cho việc xử lý TSTC để thu hồi nợ (trốn tránh việc phát mại tài sản, giấy tờ nhà đất chưa hợp lệ, một số TSTC đem thế chấp nhiều nơi hoặc đem TSTC những vẫn có những thủ đoạn tẩu tán, bán tài sản khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những hậu quả, trốn nợ …
+ Hạn chế về trình độ của cán bộ của Sở
+ Việc bán TSTC, CC không thuận lợi.
+ Hồ sơ TSTC chưa đầy đủ, nhất là trong lĩnh vực nhà đất và nhiều loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất không hề có giấy tờ sở hữu cũng như giấy tờ về quyền quản lý.
+ Quyền của ngân hàng nhận TSTC,CC trong việc xử lý chưa được đề cao (sự cản trở từ phía người vay, sự không ủng hộ thực sự của chính quyền địa phương …)
+ Các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố khi xảy ra chưa được cơ quan toà án quan tâm xử lý nhưng không dài và không hiệu quả, nhiều vụ đã được toà xử lý nhưng không được thi hành án và không có biện pháp cưỡng chế thi hành án.
+ Thủ tục công chứng TSTC để vay vốn có một số khâu chưa được thuận tiện (lệ phí còn cao, các phòng công chứng không muốn chứng nhận vì không có khả năng kiểm tra giấy tờ chính xác, thời hạn công chứng chưa phân biệt theo các biện pháp cho vay (ngắn, trung và dài hạn) của ngân hàng, trình độ của người công chứng còn bất cập, sự phân công giữa phòng công chứng và Sở nhà đất, Sở địa chính chưa rõ ràng, chặt chẽ.
+ Do cơ chế thế chấp, cầm cố chưa nâng cao được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cho vay của các TCTD trong việc cho vay và quyết định việc cần thiết có bảo đảm tiền vay hay không.
+ Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về xử lý TSTC,CC càm cố chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Đến nay, chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm quyền hạn của các cơ quan ngân hàng và các bên liên quan về xử lý TSTC, các quy định mới chỉ dừng lại ở quy định chung, còn có sự chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các văn bản.
C/Những bất cập nảy sinh trong quá trình triển khai cơ chế bảo đảm tiền vay theo NĐ 178/1999/NĐ - CP tại Sở giao dịch I - NHCTVN(đối với hoạt động cầm cố, thế chấp nói riêng)
Thứ nhất, cơ sở pháp lý còn thiếu đồng bộ (các cơ quan chức năng không nhận đăng ký quyền sở hưu tài sản , chưa có chế độ kế toán về cho vay có bảo đảm bằng tài sản , còn mâu thuẫn trong các qui định về pháp luật về cầm cố , thế chấp)
Về phía Chính phủ:
Theo điều 12 NĐ 178 về việc giữ tài sản và giấy tờ của TSTC,CC có quy định: "Nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu, TCTD giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản". Thực tế hiện nay các ngân hàng đều chưa nắm rõ được các danh mục tài sản theo quy định phải đăng ký quyền sở hưũ và cơ quan chức năng cấp chứng nhận quyền sở hữu đó. Điều này khiến cho một số cơ quan chức năng khi Sở giao dịch I đến đăng ký đã không nhận đăng ký với lý do chưa được cơ quan cấp trên hướng dẫn.
+ Về phía ngân hàng Nhà nước:
Theo điểm 2 mục 1 chương V của Thông tư 06 thì ngân hàng Nhà nước cầm phải tiếp tục có văn bản quy định chế độ kế toán về cho vay có bảo đảm bằng tài sản cho TCTD lựa chọn, cho vay theo chỉ định của Chính phủ để các TCTD thực hiện. Nhưng hiện giờ văn bản trên vẫn chưa được ban hành.
Theo quy định tại điểm 7.2 mục 2 của Thông tư 06 về thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng TSTC,CC của khách hàng thì khi "Doanh nghiệp Nhà nước có thế chấp, cầm cố tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật thì phải có văn bản đồng ý của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đó". Vậy toàn bộ dây chuyền chính theo quy định là những loại dây chuyền nào? Và những văn bản cụ thể nào của những cơ quan đó quy định nội dung này? Đây là những vấn đề Sở đang rất băn khoăn lúng túng và mong muốn có những văn bản quy định cụ thể hơn để thể hiện.
+ Xét về phía các Bộ - ngành liên quan.
- Còn có sự mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản.
Trong Bộ luật dân sự quy định sự khác nhau giữa cầm cố và thế chấp là tài sản dùng làm đảm bảo thực hiện hợp đồng là động sản hay bất động sản. Ngược lại tại NĐ số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của HĐBT thì quy định sự khác nhau giữa thế chấp và cầm cố là ai nắm giữ tài sản đó (chủ nợ nắm giữ tài sản là cầm cố) còn bên nợ nắm giữ tài sản là thế chấp.
Luật các TCTD mục a khoản 2 điều 54 quy định: "Bán tài sản cầm cố để thu nợ, chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp để thu hồi vốn trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật". Như vậy luật quy định không minh bạch, thiếu nhất quán. Thu hồi nợ bằng thu hồi vốn gốc + lãi, quy định không rõ ràng như trên sẽ dẫn đến việc người vay viện cớ theo luật định chỉ trả vốn không trả lãi.
- Điều 8 NĐ 08/2000/NĐ - CP về đăng ký giao dịch đảm bảo có quy định: Các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và điều 9 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này. Nhưng trên thực tế, cơ quan dăng ký giao dịch đảm bảo ở các chi nhánh chưa được hình thành. Các cơ quan đăng ký khác cũng đang chờ văn bản hướng dẫn để thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
Thứ hai, nếu phải tuân theo qui định của pháp luật thì hộ vay không còn điều kiện sản xuất kinh doanh để tiếp tục hoàn trả nợ vay.
Vấn đề xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hiện nay còn nhiều phức tạp và thời hạn kéo dài. Mặt khác tại điểm 3 điều 4 NĐ 108 và điểm 4 điều 3 Thông tư 06 có quy định: "Sau khi xử lý tài sản bảo đảm, nếu khách hàng vay lãi bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết". Trong thực tế đây là vấn đề mang tính thủ tục và hình thức vì phần lớn khách hàng vay đặc biệt là khách hàng hộ gia đình có thể khi vay đã thế chấp toàn bộ tài sản cho TCTD. Do đó khi phát sinh rủi ro, khách hàng không trả được đúng hạn từ nguồn sản xuất kinh doanh, dẫn đến các TCTD phải phát mại tài sản thì hộ vay không còn điều kiện sản xuất kinh doanh để tiếp tục hoàn trả nợ vay còn lại. Vì vậy với quy định như trên sẽ làm cho cân đối của các TCTD có 2 khoản nợ khó đòi "treo" không có khả năng thu hồi.
Thứ ba, mâu thuẫn giữa nghị định 165/1999/NĐ/CP và Thông tư 06/2000/TT-NHNNI về việc cầm cố tài sản bằng ngoại tệ và tiền mặt, số dư tiền gửi.
Theo NĐ 165/1999/NĐ - CP (điều 2 điểm 7), TSCC có thể là "Tiền Việt Nam, ngoại tệ", thông tư 06/2000/TT - NHNN 1 cũng có quy định "Ngoại tệ tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi tại TCTD bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ", không nói TSCC là tiền Việt Nam.
Tuỳ ngoại tệ tiền mặt hay nội tệ, ngoại tệ trên tài khoản cũng là động sản, nhưng theo Bộ luật dân sự thì tiền và kim khí, đá quý là nằm trong khái niệm "đặt cọc". Nhưng ở góc độ cầm cố ngoại tệ tiền mặt hay tiền gửi để đảm bảo vay vốn thì cũng ít có khả năng xảy ra, chỉ khi nào cần dự trữ ngoại tệ khi khả năng ngoại tệ còn lên giá hay tiền gửi ở các TCTD có kỳ hạn chưa đến kỳ có thể rút ra. Nhưng điều quan trọng là bên cầm cố loại tài sản này là loại tài sản đặc biệt thì phải có điều kiện gì? Nếu kỳ hạn của tiền gửi không phù hợp với kỳ hạn của hợp đồng tín dụng thì việc cầm cố để đảm bảo có được bảo đảm hay không? Nhưng đã cầm cố ngoại tệ tiền mặt thì phải niêm phong gửi tại TCTD (bên nhận cầm cố), vốn sẽ bị ứ đọng và cũng không sinh lợi gì. Còn tiền gửi dù có kỳ hạn hay không kỳ hạn, nếu đã cầm cố cho bên nhận cầm cố thì phải chuyển vào tài khoản phong toả hay đóng tài khoản, bên bảo đảm cũng sẽ không được hưởng lãi suất. Vì thế bên bảo đảm sẽ chọn con đường rút tiền gửi ra, sử dụng ngoại tệ tiền mặt cơ bản để sử dụng, chỉ cầm cố phần tài sản tương đương vốn còn thiếu để vay TCTD.
Thứ tư, vướng mắc phát sinh trong việc vận dụng NĐ-165 với tinh thần của NĐ178 và Thông tư 06 về mối quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và đảm bảo tiền vay.
Thực hiện NĐ 178/NĐ - CP có mối quan hệ chặt chẽ với thực hiện NĐ 165/1999/NĐ - CP. Và bản thân giữa chúng có một số trùng hợp nhỏ làm nảy sinh một số khó khăn trong việc nắm được các điều kiện thuộc quy định nào được phép áp dụng theo trường hợp. Như NĐ 165 chưa có hướng dẫn nhưng khoản 2 điều 16 NĐ này có quy định "Giao dịch bảo đảm bị vô hiệu không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của nghĩa vụ được đảm bảo trừ trường hợp giao dịch bảo đảm là điều kiện có hiệu lực của nghĩa vụ được bảo đảm". Khi đó NĐ 178 và các Thông tư 06/2000 của thống đốc ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cũng không đề cập đến vấn đề này. Vì thế nảy sinh 3 vướng mắc:
. Cơ sở pháp lý nào để xác định khi nào thì giao dịch bảo đảm là điều kiện có hiệu lực của nghĩa vụ được bảo đảm.
. Khoản 2 điều 16 của NĐ 165 nói trên được áp dụng đối với việc bảo đảm tiền vay của TCTD hay không?
Hợp đồng bảo đảm vô hiệu có dẫn đến vô hiệu hợp đồng tín dụng hay không?
Thứ năm, sự khác nhau giữa NĐ178 với Thông tư 06 và Bộ luật dân sự về phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản.
Về vấn đề này có sự khác nhau giữa NĐ 175, Thông tư 06 và Bộ luật dân sự điều 11 NĐ 178 quy định: "Trong mọi trường hợp một tài sản chỉ được dùng để bảo đảm nghĩa vụ tại một TCTD. Nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì có thể được dùng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nhưng cũng chỉ tại một TCTD". Trong khi điều 22 (d) mục 3 của Thông tư 06 hướng dẫn "không được sử dụng TSTC để đảm bảo cho nghĩa vụ khác trừ trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì có thể thế chấp nhiều nghĩa vụ khác không giới hạn số lượng đối tượng được bảo đảm". Trong trường hợp cho vay hợp vốn thì TSTC không chỉ đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ tại một mà có thể 2 hoặc 3 TCTD. Nếu thực hiện theo NĐ 178 thì lại càng bế tắc. Khi đó, Bộ luật dân sự ở điều 329 và 346 có quy định: "Một tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật có thể được cầm cố để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". "Bất độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0058.doc