I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ. 1
1. Một số khái niệm cơ bản về đấu thầu 1
2. Phân loại đấu thầu 2
3. Một số tính chất và nguyên tắc đấu thầu mua sắm hàng hoá 6
4. Lợi ích và sự cần thiết áp dụng đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Việt Nam 9
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ 12
1. Điều kiện thực hiện đấu thầu 12
2. Quy trình tổ chức đấu thầu 13
Giai đoạn II- Lập và nhận hồ sơ dự thầu 15
3. Về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu 23
4. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp 25
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN 32
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY 32
1. Lịch sử hình thành và phát triển. 32
2. Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy Thiết bị bưu điện 34
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA NHÀ MÁY 39
1. Đặc điểm sản phẩm của nhà máy 39
2. Đặc điểm khách hàng của Nhà máy 39
3. Đặc điểm thiết bị công nghệ 40
4. Đặc điểm về lao động 41
5. Đặc điểm về nguyên, vật liệu 41
6. Các đặc điểm của ngành 42
III. KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ CỦA NHÀ MÁY 43
1. Kết quả kinh doanh của Nhà máy thời gian gần đây 43
Đánh giá chung: 45
2.Tình hình thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Nhà máy thời gian qua 51
IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN. 63
1. Những ưu điểm 63
2. Những hạn chế và nguyên nhân 65
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ CỦA NHÀ MÁY TRONG THỜI GIAN TỚI 67
1. Quan điểm phát triển của Tổng công ty và Nhà máy 67
2. Định hướng phát triển của Tổng công ty và của Nhà máy trong thời gian tới 68
3. Định hương phát triển của Nhà máy 71
4. Những thời cơ và thách thức đối với Nhà máy 72
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN 74
1. Giải pháp vĩ mô ( kiến nghị với cơ quan cấp trên ) 74
2. Một số giải pháp vi mô (từ phía Nhà maý) 76
101 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá tại nhà máy thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường, khách hàng chưa đa dạng, ngoài do đặc điểm chung của ngành con cho thấy đây là một tín hiệu không tích cực, trong dài hạn Nhà máy phải tích cực tìm kiếm thị trường mới (đặc biệt là hướng ra xuất khẩu mà hiện tai Nhà máy đẫ và đang xúc tiến tại thị trường Liên Bang Nga và thị trường một số nước ASEAN và khẳng định vị trí của mình ở thị trường trong nước.
Trong kinh doanh thì lợi nhuận là thước đo thể hiện kết quả cuối cùng Qua các báo cáo trên ta thấy, cùng với doanh thu, lợi nhuận của Nhà máy cũng ổn định và tăng đều qua các năm, năm 1999 lợi nhuận bằng 4,16 lần lời nhuận của năm 1996 đây không phải là kết quả mà không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được.
* Về mặt hiêu quả kinh doanh:
Để có thể đánh đầy đủ và chính xác hơn tình hình kinh doanh của Nhà máy va lý giải một cách đầy đủ các kết quả kinh doanh của Nhà máy thì không thể không tính đến yếu tố chi phí và một số chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả kinh doanh.
Bảng 3: Tóm tắt chi phí kinh doanh của Nhà máy
Stt
Năm Chỉ tiêu
Đ.vị
1996
1997
1998
1999
2000
1
Giá vốn hàng bán
triệu
102947,98
115165,47
131668,54
114965,96
120011,77
2
Tăng giá vốn nămN/N-1
%
-
11,87
14,33
-12,69
4,39
3
Chi phí quản lý
triệu
4044
10280,16
11795,56
14595,14
13627,14
4
Tăng CP quản lý N/N-1
%
-
154,21
14,74
23,73
6,63
5
Chi phí bán hàng
triệu
5664,72
21577,69
27233,58
11577,17
13304,17
6
Tăng CP bán hàng N/N-1
%
-
280,91
26,21
-57,49
14,92
7
Tổng CP kinh doanh chính
triệu
112656,7
147023,32
170697,68
141138,27
146943,61
8
Tăng CP kinh doanh chính
%
-
30,51
16,10
-17,32
4,11
Nguồn: (Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy)
Bảng 4: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Nhà máy
Stt
Năm
Chỉ tiêu
Đ.vị
1996
1997
1998
1999
2000
I
Tỷ suất lợi nhuận/DT
1
Tỷ suất LNtrước thuế/DT
%
2,33
5,23
5,87
6,53
5,95
2
Tỷ suất LN sau thuê/DT
%
2,38
3,57
2,44
5,15
4,21
II
Tỷ suất LN/TS
1
Tỷ suất LN trước thuế/TS
%
5,5
1,31
1,2
6,91
7,48
2
Tỷ suất LN sau thuế/TS
%
3,6
8,48
7,8
5,44
5,29
Nguồn: (Báo cáo tài chính của Nhà máy)
Điều dễ dàng nhận thấy là cả doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình trong năm năm lần lượt là 6,98% và 48,98%. Những kết quả này thể hiện hiệu quả kinh doanh của Nhà máy ngày càng được chú ý nâng cao với tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu trung bình trong 5 năm bằng 3,55%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản trung bình trong 5 năm là 6,122% và tăng đều qua các năm.
Cũng qua ba bảng thống kê trên ta thấy năm 1999 là năm đạt mức lợi nhuận cao nhất trong 5 năm gần đây mặc dù doanh thu chỉ đạt 145595,8 triệu đồng, thâp hơn so với năm 1998 (163046,73 triệu đồng), điều này hoàn toàn lôgic khi phân tich chi phí kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận với chi phí giảm 17,32% so với năm 1998, trong đó giá vốn hàng bán giảm 12,69%, chi phí bán hàng giảm 57,49%. Đồng thời các tỷ suất lợi nhuận cũng đạt mức cao nhất trong năm năm (Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ tài sản đều trên 5%), đây là biểu hiện sinh động nhất về hiệu quả kinh doanh nếu không tính đến những yếu tố thuận lợi khách quan từ phía môi trường kinh doanh.
Khi đánh giá kết quả kinh doanh, kết quả của kỳ trước liền kề thường được đặc biệt chú ý. Một câu hỏi được đặt ra về hiệu quả kinh doanh là tại sao năm 2000, mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng lợi nhuận ròng của Nhà máy lại giảm đáng kể so với năm 1999 (từ 7393,16 triệu xuống còn 5793,37 triệu đồng) trong khi tỷ suất lợi nhuận, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trước thuế vẫn cao.
Có thể đưa ra hai nguyên nhân đẻ giải thích cho hiện tượng này:
Thứ nhất, năm 2000 khoản nộp ngân sách Nhà nước tăng 47,74% so với năm 1999, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32% thay cho thuế suất 25% năm 1999.
Thứ hai, chi phí kinh doanh tăng 4,11% so với năm trước trong khi doanh thu chỉ tăng 2,83%, chi phí kinh doanh do tình hình cạnh tranh trên thị trường trở lên gay gắt hơn, Nhà máy phải chi phí nhiều hơn cho quảng cáo và đặc biệt là dịch vụ hậu mãi.
Đánh giá một cách chung nhất, mặc dù trong một số thời điểm nhất định kết quả kinh doanh của Nhà máy có biến động nhỏ nhưng kết quả cuối cùng (đặc biệt quan trọng) Nhà máy luôn thực hiên tốt nhất nghĩa vụ với Nhà nước và người lao động, cụ thể là khoản nộp ngân sách Nhà nước hằng năm tăng nhanh (tốc độ tăng trung bình đạt 79,36%), thu nhập của công nhân viên được đảm bảo với mức trung bình trên 1 triệu một người một tháng.
*Về tình hình tài chính của Nhà máy: Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước thì bảo toàn vốn cũng là một trong những nhiệm vụ bắt buộc (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước).
Tình hình tài chính là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng, quyết định năng lực sản xuất của Nhà máy. Ngoài ra do đặc điểm tiêu thụ của Nhà máy (chủ yếu là qua đấu thầu mua sắm thiết bị trong đó tài chính là một trong những yếu tố đánh giá năng lực nhà thầu) nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tiêu thụ.
Có thể thấy tình hình tài chính của Nhà máy thông qua bảng sau:
Bảng 5: Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Stt
Năm
Chỉ tiêu
Đ.vị
1996
1997
1998
1999
2000
I
Cơ cấu tài sản
%
1
TSCĐ/TổngTS
78,44
65,05
67,17
74,81
82,19
2
TSLĐ/TổngTS
21,56
34,95
32,83
25,19
17,81
II
Cơ cấu nguồn vốn
%
1
Nợ phải trả/SNguồn vốn
80,04
67,58
73,18
72,57
65,28
2
Vốn chủ sở hữu/Sguồn vốn
19,74
29,81
69,47
27,43
34,72
III
Khả năng thanh toán
%
1
Khả năng thanh toán hiện hành
1,05
1,03
1,35
1,38
1,53
2
Khả năng thanh toán nhanh
0,39
0,36
0,21
0,06
0,07
Nguồn: (Báo cáo tài chính của Nhà máy)
Bảng 6: Tình hình tài sản của Nhà máy
Stt
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
1
Tổng TS(Triệu đồng)
55289,2
79668,59
118852,35
135780,28
118269,46
2
TS lưu động (Triệu đồng)
43368,51
54262,33
84871,62
101570,65
97208,69
3
TS cố định (Triệu đồng)
11920,69
25406,26
33980,73
34209,64
21060,77
6
Tăng TS năm N/N-1 (%)
-
44,09
49,18
14,24
-12,89%
7
Tăng TSLĐ năm N/N-1 (%)
-
25,11
56,4
19,67
-4,29
8
Tăng TSLĐ năm N/N-1 (%)
-
13,13
33,75
0,67
-38,44
Nguồn: (Bảng cân đối kế toán hàng năm của Nhà máy)
Qua bảng trên ta thấy, xét về mặt quy mô nhìn chung tài sản của Nhà máy tăng đều trong ba năm ; 1996,1997,1998 Năm 1998 so 1996 tăng 2,15 lần, còn về tốc độ tăng thì tài sản trong ba năm này cũng tăng đều và ổn định ở mức khá cao ( >40%). Tài sản năm 1999 và năm 2000 có biểu hiện giảm so với ba năm trước đó, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do kế hoạch đầu tư của Nhà máy giảm sau ba năm đầu tư lớn và đi vào sản xuất cần có sự đánh giá tổng kết. Theo kế hoạch đầu tư của Nhà máy thì năm 2001 sẽ tiếp tục có đầu tư lớn (khoảng 25 tỷ cho một đây chuyền cản xuất nguồn). Tốc độ tăng tài sản trung bình trong 4 năm là 23,66% (đây là mức tăng khá), mỗi năm đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.Việc thực hiện đầu tư như vậy cho thấy Nhà máy chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ theo chiều sâu nhưng cũng khá thận trọng, tránh đầu tư ào ạt không bám sát nhu cầu thị trường và tình hình của Nhà máy dẫn đến không hiệu quả, lãng phí vốn.
Về mặt cơ cấu tài sản, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao (>65%) điều này tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của Nhà máy, riêng hai năm 97 và 98 tỷ trọng tài sản cố định tăng do từ cuối năm 1996 Nhà máy đã bắt đầu đầu tư mua sắm thiết bị máy móc dây chuyền để chuyển từ lắp ráp linh kiện nhập khẩu trước đó sang tự thiết kế sản xuất một phần sản phẩm đó như điện thoại mang nhãn hiệu Bưu Điện- V701, VN2020, VN2040 sản xuất thiết bị chống sét, ống nhựa hai lớp bảo vệ cáp ngầm...đây hầu hết là những máy móc tiên tiến nêmn làm tăng TSCĐ.
Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác hơn chúng ta hãy xem xét một số chỉ tiêu về chất.
Qua biểu trên ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Nhà máy năm 96 và 97 đều thấp, điều này phù hợp với phần trước khi phân tích mặt lượng do từ năm 96, 97 Nhà máy bắt đầu tăng đầu tư ( bằng các khoản nợ ngắn hạn), đầu tư bằng nợ ngắn hạn không phải là tích cực tuy nhiên nhà máy vẫn đảm bảo mức thanh toán hiện hành (>1) nên các khoản nợ đó được bảo đảm bằng tài sản lưu động của Nhà máy.
Về khả năng thanh toán tức thời của Nhà máy tăng chậm, thậm chí có năm giảm do tiền mặt tăng chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong TSLĐ, trong khi nợ ngắn hạn tăng. Điều này không đáng lo ngại do đặc điểm về khách hàng của Nhà máy thường thanh toán chậm nhưng độ tin cậy rất cao.
Hệ số Nợ/Tổng Tài sản cao chứng tỏ vốn chủ yếu là vốn huy động điều này phản ánh uy tín hơn là sự yếu kém của Nhà máy và cũng là đặc điểm chung của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
Tóm lại, tiềm lực tài chính của Nhà máy là khá mạnh, là cơ sở đề đảm bảo cho mọi hoạt động, đặc biệt là trong công tác đấu thầu nói riêng và tiêu thụ nói chung ( có thể cấp tín dụng cho khách hàng thông qua hình thức bán hàng trả chậm).
2.Tình hình thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Nhà máy thời gian qua
2.1.Tổ chức tham gia dự thầu
Trước năm 1998, sản phẩm của Nhà máy chủ yếu được tiêu thụ thông qua những hình thức thông thường (thông qua bán lẻ, bán buôn, đại lý…) và được đưa đến khách hàng thông qua các kênh chủ yếu sau:
Nhà máy
Cơ quan/Hộ gia đình
Cửa hàng, đại lý
BĐ các huyện
BĐ các tỉnh
Sơ đồ3: kênh phân phối sản phẩm của Nhà máy
Dòng vận động của hàng hoá
Thông tin phản hồi
Trong đó, kênh thứ ba chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các kênh tiêu thụ của Nhà máy, thường bán hàng theo các đơn đặt hàng của Bưu điện các tỉnh, huyện là chủ yếu. Hình thức tiêu thụ thông qua việc dự thầu mới chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1998 theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghi định số 43/NĐ-CP ngày16-7-1996 của Chính Phủ, tham gia và trúng gói thầu đầu tiên là “Cung cấp và lắp đặt hệ thống điện một chiều Trạm cập bờ Đà Nẵng” trị giá 2.995.000.000 đồng mà chủ đầu tư là Công ty Viễn thông Quốc tế NTT. Thực tế áp dụng hình thức đấu thầu đã cho thấy những ưu thế của phương thức giao dịch này và để phù hợp với thực tế Chính Phủ đã ban hành Quy chế Đấu thầu mới kèm theo Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 01-9-1999, theo đó mọi công trình đầu tư xây dựng cơ bản theo Quy chế quản lý Đầu tư và xây dựng đều được tiến hành đấu thầu.
Do thực tế khách quan đó và xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của Nhà máy ( hầu hết là phục vụ cho khách hàng công nghiệp, đáp ứng các yêu cầu của xây dựng cơ bản), Nhà máy không thể không quan tâm và áp dụng hình thức tieu thụ này.
Kể từ sau gói thầu đầu tiên Nhà máy đã mạnh giạn tham dự nhiều gói thầu với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, theo nhiều hình thức đấu thầu khác nhau(đấu thầu mở rộng, hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu…), cụ thể như sau:
*Về hình thức đấu thầu tham gia: Nhà máy thường tham gia đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh, theo phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, điều này được giả thích thông qua một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, do đặc điểm sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là sản phẩm đồng bộ, cung cấp cho những công trình có giá trị vừa phải, thích hợp với hình thức chào hàng cạnh tranh hay đấu thầu hạn chế (theo Quy chế đấu thầu, chào hàng cạnh tranh được áp dụng cho gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng – hay còn được gọi là gói thầu quy mô nhỏ).
Thứ hai, (đây có thể được coi là nguyên nhân chủ yếu) đó là do đặc điểm của sản phẩm, của ngành Bưu điện, Nhà máy trực thuộc Tổng cục Bưu điện, các dự án đầu tư xây dựng của ngành thường do Tổng cục đứng ra làm chủ đầu tư nên có sự ưu tiên nhất định đối với các đơn vi trong ngành, các nhà thầu được mời tham dự thường là các đợn vị trong ngành và một số liên doanh.
*Về giá trị các gói thầu: Do đặc điểm của sản phẩm cũng như tính chất, quy mô của công trình xây dựng trong ngành Bưu điện nên giá trị gói thầu thường không lớn như trong ngành xây dựng mà chỉ ở mức dưới 10 tỷ đồng ( đa số là các gói thầu quy mô nhỏ).
*Về cơ cấu sản phẩm tham gia đấu thầu: Mặc dù số lượng chủng loại sản phẩm của Nhà máy rất lớn ( hàng trăm loại) nhưng không phải loại nào cũng phù hợp và có thể tiêu thụ thong qua hình thức đấu thầu (như các sản phẩm dân dụng). Có hai nhóm sản phẩm chính được tiêu thụ qua đấu thầu là; nhóm các sản phẩm đấu nối(tủ cáp, phiến đấu nối, nguồn, thiết bị chống sét…) và nhóm sản phẩm PVC(ống nhựa và phụ kiện).
Do đặc điểm kỹ thuật của hai nhóm sản phẩm trên là khác nhau nên Nhà máy đã tổ chức ra hai bộ phận khác nhau để thực hiện công tác đấu thầu cho từng nhóm (Nhóm sản phẩm đấu nối và Nhóm sản phẩm PVC), bộ phận này hoạt động khá độc lập với nhau.
2.2. Quy trình triển khai công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Nhà máy
Việc tổ chức hoạt động đấu thầu của một doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến cả quá trình tham gia dự thầu, khả năng thắng thầu cũng như hiệu quả thực hiện gói thầu là cao hay thấp.
Tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện, do đặc điểm các gói thầu Nhà máy tham dự thường có quy nhỏ và tinh chất kỹ thuật cũng không quá phức tạp (sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá) như trong đấu thầu xây dựng hay đấu thầu quốc tế nên bộ máy đấu thầu cũng được tổ chức một cách khá đơn giản và gọn nhẹ ( theo sơ đồ dưới đây). Theo đó, Giám đốc, phó giám đốc sẽ chỉ đạo thực hiện thông qua các trưởng chi nhánh đến các bộ phận đấu thầu (bộ phận PVC hay các thiết bị đấu nối) trực tiếp thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì sẽ xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp từ trưởng chi nhánh hay phó giám đốc, giám đốc.
Sơ đồ4: Bộ máy thực hiện triển khai công tác đấu thầu
Giám đốc
Phó giám đốcKinh doanh
Trưởng các Chi nhánh
Bộ phận Các thiết bị đấu nối
Bộ phận PVC
Sơ đồ 5: Tổ chức triển khai tham gia đấu thầu mua sắm hàng hoá của Nhà máy
Về mặt kinh tế
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Chiến lược dài hạn của Tổng công ty
Kế hoạch xây dựng cơ bản của Tổng CT
Nghiên cứu kế hoạch đấu thầu dài hạn
Lựa chọn gói thầu phù hợp
Lựa chọn đối tác liên doanh
Dự sơ tuyển
Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
N/C yêu cầu của Chủ đầu tư
Về mặt kỹ thuật
Phương thức xét thầu
Về mặt kinh tế
Phương thức thanh toán
Bảo hành, bảo trì
Giao nhận hàng hoá
Các dịch vụ sau bán
Xác định loại hàng hoá phu hợp đưa ra chao hàng
Xác định giá bỏ thầu
Đưa ra các điều kiện khác
Tổ chức triển khai công tác đấu thầu theo sơ đồ trên một phần xuất phát từ đặc điểm của ngành
* Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Tổng công ty (TCT):
Tổng công ty Bưu chinh viễn thông Việt nam là cơ quan chủ quản của Nhà máy đồng thời cũng chính là chủ đầu tư chính thức của hầu hết các dự án đâu tư xây dựng cơ bản trong ngành Bưu điện. Do đó, việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy trong ngán hạn cũng như trong dài hạn phụ thuộc khá nhiều vào chiến lược kinh doanh của TCT nói riêng và của Tổng cục Bưu điện, của Nhà nước nói chung. Những thông tin Nhà máy có phục vụ cho hoạt động này thường được thu thập thông qua các phương tiệ thông tin đại chụng thông qua quảng cáo hay một số quan hệ dặc biệt khác.
* Xây dựng kế hoạch đấu thầu ngắn hạn và dài hạn của Nhà máy:
Trên cơ sở chiến lược của TCT, kế hoạch kinh doanh chung của mình, Nhà máy xây kế hoạch đấu thầu, bên cạnh đó cũng xây dựng được các kế hoạch khác như đầu tư, nhân lực, sản xuất, thị trường…
* Lựa chọn gói thầu và đối tác liên doanh phù hợp:
Có nhiều khi Nhà máy đứng trước hàng loạt các thư mời thầu khác nhau nhưng không phải gói thầu nào Nhà máy cũng có thể tham gia do sự hạn chế về năng lực sản xuất, kỹ thuật của Nhà máy, sự khác biệt của các gói thầu.
Lựa chọn gói thầu đúng là đăc biệt quan trọng, nó quyết đinh xác suất trúng thầu cũng như hiệu quả đem lại sau khi hoàn thành hợp đồng. Khi lựa chọn gói thầu Nhà máy thường đối chiếu đăc điểm tính chất của gói thầu, yêu cấu của chủ đầu tư vơi khả năng về mọi mặt của mình đồng thời tính đến khả năng phải lựa chọn đối tác liên doanh hay nhà thầu phụ khi cần thiết. Nếu chọn được đối tác liên doanh tốt có thể nâng cao khả năng thắng thầu của Nhà máy. Cơ sở cho việc lựa chọn đối tác là năng lục của họ về mọi mặt, quan hệ truyền thống với đối tác, thứ tự ưu tiên các tiêu chuẩn sẽ tuỳ theo từng gói thầu cụ thể.Thực tế công tác này ở Nhà máy thường chưa được quan tâm đúng mức.
* Chuẩn bị sơ tuyển:
Các nhóm cụ thể (sản phẩm PVC hay các sản phẩm đấu nối) chủn bị hồ sơ dự sơ tuyển (nếu là đấu thầu qua sơ tuyển) theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và nộp đúng hạn quy định.
* Chuẩn bị hồ sơ dự thầu:
Đây là giai đoạn quyết định sự thành bại của công tác đấu thầu (xác suất trúng thầu và hiệu quả hợp đông thaùa mang lại), trong giai đoạn này Nhà máy thường chú ý đến các nội dung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu yêu cầu của chủ đầu tư, yêu cầu của chủ đầu tư được xem xét trên các khía cạnh:
+Yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật (chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng…)
+ Nghiên cứu tiêu chuẩn xét thầu, phương thức xét thầu,thành phần hội đồng xét thầu…
+ Các điều kiện về mặt tài chính, thương mại mà chủ đầu tư đưa ra.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh- chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu của đối thủ cạnh tranh…
- Đối chiếu hai nội dung trên với khả năng của Nhà máy.
- Sau khi nghiên cứu kỹ các nội dung trên Nhà máy sẽ đi đến một số quyết đinh cuối cùng sau:
+ Xác định loại hàng hoá cụ thể phù hợp nhất để đưa ra chào hàng(và cùng một nhu cầu thiết bị nhưng có thể có rất nhiều sản phẩm cụ thể có thể sử dụng).
+ Xác định giá bỏ thầu hợp lý.
+ Đưa ra các điều kiện khác, cụ thể như điều kiện về phương thức thanh toán bảo hành bảo trì, giao nhận hàng hoá, dịch vị hậu mãi…
Trong đó nội dung xác định giá bỏ thầu có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thắng thầu và hiệu quả kinh tế của hợp đồng thầu.
Xác định giá bỏ thầu được Nhà máy thực hiện như sau:
Xác định giá thành của sản phẩm, bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu, ( nguyên liệu nhập ngoại, nguyên liệu trong nước…) chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng…
- Lãi dự tính của Nhà máy.
- Xác đinh mục tiêu tham dự gói thầu: Do mục tiêu tham dự đấu thầu trong từng trường hợp khác nhau là không giống nhau, có thể là mục tiêu thu lợi nhuận ngay khi đó Nhà máy phải đưa ra giá dự thầu phải có lãi, ngược lại nếu mục tiêu là chiếm lĩnh thị trường hay để tiêu thụ sản phẩm khác trong dài hạn thi trong một số trường hợp cụ thể Nhà máy có thể đưa ra giá dự thầu hoà vốn thậm chí lỗ chút ít (mức có thể ) và thu lại lợi nhuận sau.
Bên cạnh đó cũng kết hợp nghiên cứu chính sách của đối thủ cạnh tranh, tình hình cạnh tranh để đưa ra giá bỏ thầu phù hợp nhất.
2.3. Kết quả thực hiện đấu thầu
Mặc dù mới chỉ tham gia vào hoạt đông đấu thầu được ba năm, thời gian chưa phải là dài nhưng Nhà máy đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan thể hiện phần nào năng lực sản xuất kinh doanh cũng như năng lực đấu thầu. Nó cho thấy khả năng giải quyết đầu ra cho sản phẩm của Nhà máy vì thực chất nếu xét về mục đích của nhà thầu thì đấu thầu mua sắm hàng hoá chính là một hình thức tiêu thụ sản phẩm. Thống kê một số gói thầu mà Nhà máy đã trúng trong thơi gian qua được giới thiệu ở phụ lục cuối luận văn.
Dưới đây là những đánh chung về kết quả thực hiện đấu thầu thời gian qua.
* Về vị trí của công tác đấu thầu trong hoạt đông tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy: Sau ba năm áp dụng, hình thức bán hàng thông qua đấu thầu mua sắm hàng hoá đã khẳng định được vai trò không thể thiếu troang công tác tiêu thụ ap của Nhà máy,cũng giống như những lợi ích to lớn đem lại cho chủ đầu tư…
Đấu thầu nhanh chóng chiếm được vị trí như vậy là do một số lợi thế: Thường tiêu thụ dược một khối lượng hàng hoá có khối lượng lớn, đồng bộ, thanh toán nhanh gọn thông qua cạnh tranh lành mạnh và giúp Nhà máy nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Vị trí của đấu thầu trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy được thể hiện một cách sinh động nhất thông qua sự đóng góp vào doanh thu chung toàn Nhà máy.
* Về đóng góp vào tổng doanh thu của Nhà máy:
Với đặc điểm sản phẩm chủ yếu phục vụ xây dựng cơ bản, đấu thầu nhanh chóng mang lại cho Nhà máy doanh thu lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, kết quả này được thể hiện cụ thể trong bảng thống kê sau.
STT
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
1
Doanh thu từ đấu thầu (triệu đồng)
122774,19
105702,55
119921,35
2
Tỷ trọng trong tổng doanh thu(%)
75,3
72,6
80,1
Nguồn: Thống kê các hợp đồng đấu thầu (Bảng 7)
Có thể thấy doanh thu đem lại từ hoạt động đấu thầu cho Nhà máy hàng năm là khá lớn, luôn chiến tỷ trọng trên 70% tổng doanh thu, đây là kết quả tương đối khả quan đối với một doanh nghiệp mới chỉ tham gia đấu thầu được ba năm.
Điều đáng chú ý là năm 1998 Nhà máy lấn đầu tiên thực hiện tiêu thụ qua đấu thầu với goái thầu đầu tiên tham gia và trúng thầu “Cung cấp và lắp đặt hệ thống điện một chiều Tram cập bờ Đà nẵng” nhưng đã đóng góp 75,3% tổng doanh thu. Năm đầu tiên đã đạt được kết quả như vậy là do, mặc dù tiêu thụ thông qua hình thức mới (đấu thầu) nhưng khách hàng của Nhà máy không có sự biến đổi lớn mà vẫn hầu hết là các khách hàng truyền thống, các đơn vị trong ngành Bưu điện.
Năm 1999 thì sự đóng góp vào tổng doanh thu lại giảm cả về tương đối và tuyệt đối cùng với sự sút giảm tổng doanh thu. Bên cạnh nguyên nhân do tính chu kỳ trong đầu tư của Tổng công ty còn do sự ra đời của Quy chế đấu thầu mới ban hành kèm theo Nghị định 88/NĐ-CP ngày 01-9-1999 của Chính phủ. Với những quy định chặt chẽ hơn cả trong tổ chức cũng như trong tham gia đấu thầu ban đầu đã ảnh hưởng nhất định đến hoạt động đấu thầu của Nhà máy, ngoài ra còn do một số nguyên nhân khách quan khác.
Năm 2000 doanh thu qua đấu thầu tiếp tục tăng trở lại cả về tương đối và tuyệt đối, đặc biệt là tỷ trọng trong tổng doanh thu đã đạt mức cao nhất (trên 80%).
* Về khả năng thắng thầu của Nhà máy: được thể hiện thông qua hai chỉ tiêu chính sau:
Xác suất trúng thầu về mặt số lượng gói thầu trúng trên tổng số gói thầu tham gia. Thực tế cho thấy chỉ tiêu này của Nhà máy là khá cao và ổn định, tính trung bình trong ba năm tỷ lệ này khoảng 60% trong đó năm 2000 xác suất này có biểu hiện giảm chút it.
Nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu trên thì chưa thể đánh giá đầy đủ khả năng thắng thầu của Nhà máy mà phải tính đến một chỉ tiêu quan trọng hơn đó là xác suất trúng thầu về mặt giá trị, chỉ tiêu này của Nhà máy cũng ổn đinh tương đối với chỉ tiêu thư nhất, đặc biệt là năm 2000 mặc dù giảm về chỉ tiêu thứ nhất nhưng vẫn duy trì được sự tăng trưởng trong đóng góp vào doanh thu (cả tương đối và tuyệt đối) là do xác xuất trúng thầu về mặt giá trị lại tăng lên (trên 60%).
* Về hiệu quả thực hiện các hợp đồng thầu:
Trúng thầu chỉ là điều kiện cần để một doanh nghiệp có thể tiêu thụ có hiệu quả sản phẩm của mình. Để tiêu thụ tốt và có lãi thi còn phụ thuộc vào hiệu quả lợi nhuận, thu được từ hợp đồng thầu ấy là cao hay thấp.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp doanh nghiệp trúng thầu song vẫn có nguy cơ thua lỗ do: Tính giá dự thầu không chính xác, không đủ khả năng thực hiện hợp đồng thầu (về kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm…) hay những khoản chi phí bất thường quá lớn, hay rủi ro…Vì vậy, để đánh giá chính xác hiệu quả của đấu thầu phải tính đến cả hiệu quả thực hiện hợp đồng thầu. Hiệu quả xét trên các góc độ: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Về hiệu quả kinh tế: Nếu như năm 1998 tỷ suất lợi nhuận của các gói thầu đạt mức trên 5% thì đến năm 1999 và năm 2000 tỷ suất này chỉ còn đạt được mức trung bình trên 4% kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Khi sự ưu đãi của Nhà nước cũng như của Tổng công ty giành cho các đơn vị trong ngành ngày càng giảm dần. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh, kể cả cạnh tranh giữa các đơn vị trong ngành cũng gay gắt hơn làm cho chi phí, đặc biệt là chi phí bán hàng ngày càng tăng trong khi giá bỏ thầu lại phải giảm một cách tối đa để cạnh tranh.
Về hiệu quả xã hội, hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn: Trong một số trường hợp Nhà máy phải chấp nhận bỏ giá dự thầu không có lãi để tiêu thụ được sản phẩm, giả quyết việc làm cho người lao động hay nâng cao uy tín của Nhà máy. Nhà máy thực hiện được như vậy là do cơ cấu sản phẩm của Nhà máy khá đa dạng nên có thể bù đắp chia sẻ, hỗ trợ chi phí cho nhau vẫn đảm bảo có lãi.
2.4.Tình hình cạnh tranh trong đấu thầu mua sắm hàng hoá của ngành Bưu điện hiên nay
Nhờ vị trí đặc biệt quan trọng của ngành Bưu điện đối với sự phát triền kinh tế xã hội an ninh quốc phòng của đất nước nên ngành Bưu điện đã nhận được sự ưu đái đặc biệt trong quả lý và đầu tư. Tuy nhiên cùng với sự phát triền của ngành, của đất nước, sự thay đổi của tình khu vực và thế giới, trước cu thế hội nhập Nhà nước không thể duy trì sự ưu đãi đó mãi mà phải từng bước cắt giảm sự bảo hộ (đặc biệt là với khối các đơn vị sản xuất của ngành), đồng thời sẽ nảy sinh sự cạnh tranh:
Đó là sự cạnh tranh giữa các đơn vị trong ngành với nhau, cạnh tranh giữa các đơn vị trong ngành với doanh nghiệp ngoài ngành ( liên doanh, công ty tư nhân…).
Tại Nhà máy thiết bị Bưu điện việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm được thực hiện một cách chuyên môn hoá theo sản phẩm, cụ thể bộ máy tổ chức đấu thầu được chia thành hai nhóm (nhóm sản phẩm PVC, nhóm sản phẩm thiết bi đấu nối). Do đó, có thể chia và phâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0102.doc