Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2
I. Lý luận chung về đầu tư 2
1. Khái niệm 2
2. Phân loại 3
3. Đặc điểm cơ bản của đầu tư phát triển 6
II. Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế 8
1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8
2. Phân loại cơ cấu kinh tế 10
3. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? 10
4. Những chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
III. Mối quan hệ giữa đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15
1. Các lý thuyết kinh tế học nghiên cứu sự tác động
của đầu tư tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15
2. Lý luận tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế 20
3. Các nguồn vốn đầu tư dành cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23
4. Bài học và thành quả ở một số quốc gia 24
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 29
I. Thực trạng hoạt động đầu tư ở Việt Nam 29
1. Nguồn vốn trong nước 29
2. Nguồn vốn nước ngoài 31
II. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 39
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo ngành 39
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo thành phần 42
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo vùng 43
III. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 52
1. Tác động của đầu tư tới cơ cấu ngành kinh tế 52
2. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế 57
3. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế 60
Chương III. Phương hướng và giải pháp tăng cường đầu tư
nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 67
1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong đầu tư, 67
gắn quy hoạch với kế hoạch để thúc đẩy chuyển đổi nhanh CCKT.
2. Huy động nguồn vốn đầu tư hướng vào các mục tiêu chuyển dịch CCKT
trong các ngành, các vùng kinh tế. 68
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học 70
và công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch CCKT.
4. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT 71
Kết luận 72
Tài liệu tham khảo 72
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các ngành công nghiệp, dịch vụ thân thiện với môi trường nhưng điều này chỉ có thể phù hợp khi các nước có trình độ phát triển khá cao. Quan điểm này không đề cập đến việc giải quyết các vấn đề xã hội. Việc triển khai thực hiện "tăng trưởng xanh" cần phải được tiếp cận từng bước và ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi nước; cách tiếp cận này cũng khá hữu ích đối với Việt Nam, khi nước ta đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, giống như các nước khác trong khu vực.
Khi nghiên cứu về cải cách cơ cấu kinh tế của Việt Nam, nhiều học giả cho rằng, Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nước đang phát triển khác. Trong thập kỷ 80, trong khi nhiều nước đang phát triển bắt đầu đi vào ổn định, thoát khỏi tình trạng kinh tế suy thoái và nợ nần, một số nền kinh tế trong khu vực (những con hổ châu Á) được ghi nhận có những tăng trưởng vượt bậc thì Việt Nam đã phải trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm, thâm hụt ngân sách và kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Tuy vậy, kể từ năm 1986, với việc thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam đã được ghi nhận có những tăng trưởng đáng kể. Nhưng sự phát triển kinh tế cũng đang tạo ra rất nhiều thách thức về môi trường và xã hội. Các chính sách thị trường đã không được bổ sung hoặc lồng ghép đầy đủ với các chính sách về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, BVMT và phát triển xã hội. Những cải cách kinh tế và sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào yếu tố thị trường đã loại bỏ hoặc làm yếu đi sự ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung; tạo ra khoảng trống và mức độ không chắc chắn, ảnh hưởng tiêu cực đến cơ sở tài nguyên, môi trường; chứa đựng các nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Việc cải cách kinh tế và sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường vẫn chưa tạo ra các tiền đề tốt để cải thiện các vấn đề xã hội, môi trường; các thị trường truyền thống rất kém hiệu quả trong việc định giá và phân bổ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tài sản môi trường do các quyền sở hữu chưa được xác định rõ ràng, các chi phí giao dịch cao và mức độ nhận thức còn hạn chế.
Từ những kinh nghiệm trên cho thấy, vấn đề hết sức nan giải không thể lẩn tránh đối với các nước đang phát triển - trong đó có Việt Nam - là làm thế nào bảo đảm sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, không vì quá tập trung tăng trưởng nhanh để mất ổn định xã hội, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và cũng không vì quá tập trung vào duy trì ổn định xã hội, BVMT để dẫn đến tăng trưởng chậm, tụt hậu so với các nước phát triển.
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
I/ Thực trạng hoạt động đầu tư ở Việt Nam
1. Nguồn vốn trong nước.
1.1. Vốn nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước năm 2005 là gần 66 nghìn tỷ đồng, nếu tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ và công trái giáo dục khoảng từ 8-10 nghìn tỷ đồng thì tổng đầu tư chiếm 32% so với tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, chỉ đáp ứng được trên 50-60% nhu cầu của các Bộ, ngành và địa phương.
Cân đối vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước năm 2005 đã theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước quy định, ổn định trong 3 năm từ 2004-2006; trong cân đối đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch và chấp hành đầy đủ thủ tục theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Vốn đầu tư ưu tiên tập trung cho những địa bàn, lĩnh vực trọng điểm để tạo động lực cho phát triển, chú ý đầu tư hợp lý cho các địa phương còn khó khăn có nguồn thu quá thấp, các tỉnh chậm phát triển.
Năm 2005, Quốc hội cho phép tiếp tục bổ sung vốn đầu tư có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các mục tiêu như năm 2004, bao gồm: các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các khoản hỗ trợ có mục tiêu khác theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn vốn tín dụng nhà nước: Nguồn vốn đầu tư huy động để đưa vào cho vay các chương trình, dự án đầu tư trong năm 2005 là 30.000 tỷ đồng chiếm 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 25.000 tỷ đồng (bao gồm 18.000 tỷ đồng nguồn vốn trong nước; 7.000 tỷ đồng vốn ODA cho vay lại) và Ngân hàng chính sách xã hội cho vay 5.000 tỷ đồng.
Trong kế hoạch tín dụng đầu tư 2005, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các dự án lớn, rà soát lại hiệu quả, nhất là các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do giá nguyên, vật liệu xây dựng tăng. Thực hiện Nghị định số 106/2004/NĐ-CP, ngày 1/4/2004 của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng đầu tư tập trung cho các dự án nhóm A quan trọng (Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp (Đắc Lắk), Nhà máy thủy điện A Vương (Quảng Nam), Nhà máy xi măng Hạ Long....) và các dự án chuyển tiếp; đối với các dự án mới chỉ cho vay các nhóm thuộc đối tượng đã quy định tại Nghị định 106/2004/NĐ-CP. Hạn chế mở mới các dự án, đặc biệt là các dự án chưa rõ phương án huy động các nguồn vốn. Rà soát lại danh mục các dự án cho vay tại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển, những dự án không hiệu quả, khó khăn về huy động vốn có thể tạm hoãn, dãn tiến độ hoặc ngừng đầu tư. Tăng cường hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, thu hẹp đối tượng cho vay theo dự án cụ thể; cải tiến, đơn giản các thủ tục hành chính trong quá trình cho vay và giải ngân.
Nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn doanh nghiệp Nhà nước năm 2005 ước khoảng 59.000 tỷ đồng (chưa kể nguồn vốn vốn tín dụng nhà nước mà các DNNN vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển), trong đó vốn của một số Tổng công ty lớn như sau: Tổng công ty Điện lực Việt Nam đạt 17.000 tỷ đồng, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đạt 25.000 tỷ đồng, Tổng công Thép Việt Nam là 2.200 tỷ đồng, Tổng công ty Than Việt Nam là 600 tỷ đồng, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam 1.200 tỷ đồng, Tổng công ty Dệt may Việt Nam 800 tỷ đồng…
1.2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Năm 2005, Nguồn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân là khoảng 83,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,8% tổng nguồn vốn và tăng 20% so với ước thực hiện năm 2004.
Với khoảng 15 triệu hộ gia đình đóng góp khoảng 1/3 GDP, trong giai đoạn 1996-2000 tiết kiệm của khu vực dân cư chiếm khoảng 15% GDP. Nhiều hộ gia đình thực sự đã trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.
Với khoảng vài vạn doanh nghiệp ngoài nhà nước (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã) đang và sẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội.
2. Nguồn vốn nước ngoài
2 .1. Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Trong giai đoạn từ 1993 đến 2007, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Hiện nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 29 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO). Từ năm 1993 tới 2004, Việt Nam đã hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ tổ chức thành công 13 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG) và được cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA với giá trị là 28,78 tỷ USD.
Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2004
Năm
Cam kết ODA (Triệu USD)
Giải ngân ODA (Triệu USD)
Tổng số
28.780
14.116
1993
1.810
413
1994
1.940
725
1995
2.260
737
1996
2.430
900
1997
2.400
1.000
1998
2.200
1.242
1999
2.210
1.350
2000
2.400
1.650
2001
2.400
1.500
2002
2.500
1.528
2003
2.830
1.421
2004
3.440
1.650
2005
3747.9
2006
4445.7
2007
5426
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Ðầu tư
Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (18.57%); ngành giao thông (22,42%); phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi (14,37 %); ngành cấp thoát nước (9,98%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ - môi trường (10,73%).
Ngoài ra, nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế (các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rộng, Quỹ Miyazawa, PRGF và PRSC).
Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo như Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2 -1; nhà máy thủy điện sông Hinh; một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Nha Trang), cầu Mỹ Thuận..; nhiều trường tiểu học đã được xây mới, cải tạo tại hầu hết các tỉnh; một số bệnh viện ở các thành phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh); nhiều trạm y tế xã đã được cải tạo hoặc xây mới; các hệ thống cấp nước sinh hoạt ở nhiều tỉnh thành phố cũng như ở nông thôn, vùng núi. Các chương trình dân số và phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả. Ngoài ra, còn hàng loạt các công trình mới đầu tư bằng nguồn vốn ODA sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới.
2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hoạt động FDI ở VN trong thời gian qua có thể được chia làm bốn thời kỳ.
° 1988-1990: Thời kỳ khởi đầu của FDI với tổng số vốn đăng ký gần 1,6 tỷ USD còn vốn thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư.
° 1991-1997: FDI tăng trưởng nhanh và bắt đầu có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của VN. Tính trong hai năm 1996 và 1997, FDI đạt đỉnh cao với khoảng 15,8 tỷ USD vốn đăng ký và gần 6 tỷ USD vốn thực hiện.
° 1998-2000: FDI suy giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, tụt xuống mức thấp nhất vào năm 1999. Vốn FDI thực hiện trong thời gian này chỉ đạt bình quân trên 2,3 tỷ USD/năm
° 2001-2005: FDI phục hồi và bắt đầu tăng tốc. Tổng FDI (gồm cả vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm) đạt 4,2 tỷ USD năm 2004; và 6,34 tỷ USD năm 2005, cao nhất kể từ 1998 đến nay. FDI đăng ký tăng bình quân một năm trong giai đoạn 2001-2005 gần 18,8%/năm, FDI thực hiện tăng bình quân 6,4%/năm. Có nhiều dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao, dự án công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại tạo nên nét mới cho chất lượng của dòng FDI vào VN. UNCTAD (2005a, tr25) xếp VN vào nhóm nước có cả chỉ số FDI performance và chỉ số FDI potential đều cao (nhóm Front-runners), cùng nhóm với Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore; còn Philippines, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia không được vào nhóm này.
FDI được cấp giấy phép từ 1988 đến 2005 của VN
Số dự án được cấp phép mới
Vốn đăng ký(triệu USD)
Vốn thực hiện(triệu USD)
1988
38
322
0
1989
68
526
0
1990
108
735
0
1991
151
1292
329
1992
197
2209
575
1993
274
3347
1018
1994
367
4535
2041
1995
408
7696
2556
1996
387
9735
2714
1997
358
6055
3115
1998
285
4877
2367
1999
311
2264
2335
2000
389
2696
2414
2001
550
3230
2451
2002
802
2963
2591
2003
748
3146
2650
2004
723
4222
2852
2005
922
6339
3289
2006
…
10203
…
2007
…
20300
…
Tổng cộng
…
96740
…
Nguồn: Số liệu 1988-2004 lấy từ niên giám thống kê VN 2004, số liệu năm 2005 (tính đến ngày 31.12.2005) lấy từ Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư (Công bố vào tháng 3.2006). Vốn đăng ký bao gồm cả vốn đăng ký mới và vốn bổ sung của các dự án đã được cấp phép trước đó.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 đến 2006 phân theo ngành kinh tế
Số dự án
Vốn đăng kí
Tổng số
8266
34945.4
Nông nghiệp và lâm nghiệp
504
1479.6
Thủy sản
154
241.9
Công nghiệp khai thác mỏ
103
2654.6
Công nghiệp chế biến
5338
17173.0
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
23
604.9
Xây dựng
181
1823.0
Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
97
217.5
Khách sạn và nhà hàng
253
2441.9
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
242
3659.5
Tài chính, tín dụng
61
770.6
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
1014
2980.6
Giáo dục và đào tạo
88
67.2
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
42
160.0
HĐ văn hóa và thể thao
103
649.2
HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng
63
21.8
Nguồn Tổng cục thống kê (
Sự khởi sắc của hoạt động FDI trong những năm gần đây bắt nguồn từ bốn nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, VN kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001), Sáng kiến chung VN-Nhật (2003), Sáng kiến chung VN-Singapore có tác động rất lớn lên dòng FDI vào VN những năm gần đây. Nền kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước
Thứ hai, môi trường đầu tư nước ta từng bước được cải thiện, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài đã được hoàn chỉnh hơn, tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng cho hoạt động FDI. Các doanh nghiệp Nhật tham dự hội nghị đánh giá kết quả giai đoạn 1 của “Sáng kiến chung VN Nhật ” ngày 22.03.06 tại TP.HCM nhận định: “Sau hai năm thực hiện, môi trường đầu tư của VN đã được cải thiện rõ nét, và đây thực sự là hình mẫu cải thiện môi trường đầu tư”. Báo Cộng hòa Indonesia (số ngày 9.3.06) cũng ca ngợi về môi trường đầu tư thuận lợi ở VN. Thêm vào đó, tình hình chính trị-xã hội ổn định, an ninh được đảm bảo đã làm cho nước ta được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn (Phương, 2005). Xuân (2004, tr 58) cũng cho rằng “trong bối cảnh thế giới diễn ra rất phức tạp hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư đã xem tình hình ổn định về chính trị và an ninh của các quốc gia là vấn đề quan trọng mang tính quyết định khi họ lựa chọn địa bàn đầu tư”.
Thứ ba, công tác chỉ đạo điều hành của chính phủ, của các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn. Trong thời gian qua, chúng ta đã đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ kịp thời các khó khăn của nhà đầu tư trong qua trình triển khai dự án.
Thứ tư, hoạt động xúc tiến đầu tư đã được triển khai tích cực nhằm vào các địa bàn trọng điểm và các dự án quan trọng. Công tác vận động xúc tiến đầu tư được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở cả trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức đa dạng. Một điểm đáng lưu ý là: Từ năm 2005, cơ chế đối thoại giữa Chính phủ với các nhà đầu tư đã được cộng đồng các nhà đầu tư đánh giá tích cực. Diễn đàn doanh nghiệp VN được định kỳ tổ chức một năm 2 lần bên thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ, nơi các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước có thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo các bộ, ngành, về các khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ. Bộ kế hoạch và đầu tư cũng đã tổ chức nhiều hội nghị về đầu tư nước ngoài để tìm các giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài và thực hiện các cam kết của chính phủ.
Từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào năm 1988 đến 31.12.2005, tổng số dự án đã được cấp giấy phép ở VN là 7.086, với tổng số vốn đăng ký là 66,2 tỷ USD. Tính đến 31.12.2005, số dự án FDI còn hiệu lực là 6.030 với tổng vốn đăng ký là 51 tỷ USD, tổng vốn thực hiện gần 28 tỷ USD. FDI theo các ngành kinh tế được thể hiện qua Bảng 2. FDI vào khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 67,21% số dự án, 60,84% vốn đăng ký, 69,49% vốn thực hiện. Tiếp theo là tỷ trọng FDI của khu vực dịch vụ, chiếm 19,70% số dự án, 31,76% vốn đăng ký, và 24,02% vốn thực hiện. Khu vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 13,08% số dự án, 7,4% vốn đăng ký, và 6,49% vốn thực hiện.
Các địa phương đứng đầu về thu hút FDI trong cả nước là TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Long An, , Hải Dương, Thanh Hóa.
Tính đến cuối năm 2005, VN có quan hệ hợp tác đầu tư với 75 nước và vùng lãnh thổ, với nhiều tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) lớn trên thế giới. Các nhà đầu tư chính của VN trong giai đoạn 1988-2005 xếp theo thứ tự giảm dần của tỷ trọng vốn đăng ký là Đài Loan (15,23%), Singapore (14,92%), Nhật (12,33%), Hàn Quốc (14,46%), Hồng Kông (7,31%), Bristh Virgin Islands (5,28%), Pháp (4,26%), Hà Lan (3,91%), Malaysia (3,08%), Thái Lan (2,85%), Mỹ (2,85%). Mười một quốc gia và vùng lãnh thổ này chiếm khoảng 80% về số dự án, cũng như về vốn đăng ký, vốn thực hiện. Bên cạnh đó một số lượng lớn Việt kiều từ Đức, Nga, Pháp, và Mỹ cũng đầu tư về nước trong thời gian qua.
II. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo ngành
Đánh giá chung
Kết quả nổi bật về CDCCKT quốc dân trong 20 năm đổi mới là xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, ổn định tỷ trọng khu vực dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của từng ngành đều tăng năm sau cao hơn năm trước.
Cơ cấu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo 3 khu vực từ 1986 - 2004. (Đơn vị tính: %)
1986
1990
1995
2000
2003
2004
2005
2006
Chung nền kinh tế
100
100
100
100
100
100
100
100
- Khu vực I Nông - Lâm - Thuỷ sản
38,06
38,74
27,18
24,53
22,54
21,76
21
20.4
- Khu vực II Công nghiệp - Xây dựng
28,88
22,67
28,76
36,73
39,47
40,09
41
41.5
- Khu vực III Dịch vụ
33,06
38,59
44,06
38,74
37,99
38,165
38
38.1
Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2004. NXB Thống kê.2005.Tr.21
Như vậy, trong gần 20 năm qua, cơ cấu kinh tế quốc dân đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực.Tỷ trọng khu vực I (nông lâm nghiệp và thuỷ sản) đã giảm gần 17%, từ 38,06% năm 1986 xuống còn 2 1,76% năm 2004, trung bình mỗi năm giảm 0,90%. Tương tự như vậy khu vực II, công nghiệp và xây dựng tăng gần 12%, từ 28,88% lên trên 40%, bình quân mỗi năm tăng 0,60%, và khu vực III dịch vụ tăng 5% từ 33% lên trên 38,7, bình quân mỗi năm tăng 0,27%.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua tuy còn chậm so với yêu cầu song xu hướng chung thời kỳ sau nhanh hơn thời kỳ trước đó. Thời kỳ 1986- 1990, cơ cấu kinh tế chưa có chuyển dịch theo hướng tích cực, ngược lại, tỷ trọng khu vực I lại tăng 0,68% , tỷ trọng khu vực II lại giảm 0,58% và tỷ trọng khu vực III tăng 5,53%. Bước sang thời kỳ 1991- 1995, thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 1991-2000 theo đường lối CNH-HĐH, cơ cấu kinh tế quốc dân đã có bước chuyển dịch nhanh hơn hẳn thời kỳ trứoc đó. Năm 1995/1991, tỷ trọng khu vực I giảm 6,2 1%, khu vực II tăng 4,79% và khu vực III tăng 8,34%. Bước sang thời kỳ 1996- 2000, tỷ trọng khu vực I giảm 4,33% tỷ trọng khu vực II tăng 7,20% và khu vực III giảm 3,6l%. Sang thế kỉ XXI, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về đẩy nhanh CNH-HĐH, thời kỳ 2001-2005 cơ cấu kinh tế quốc dân chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực nhưng tốc độ đã chậm hơn thời kỳ trước đó.
Năm 2004/2001, tỷ trọng khu vực I giảm 1,49%, khu vực II tăng 2% và khu vực III gần như không thay đổi.Với kết quả đó, chúng ta yên tâm vì 2/3 mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành do Đại hội IX đề ra cho năm 2005 đã đạt và vượt đến năm 2004 (Kế hoạch năm 2005 cơ cấu GDP là: Tỷ trọng khu vực I: 20-2 1%; khu vực II: 38- 39%), chỉ có khu vực III không đạt (kế hoạch: 41 - 42%, thực tế 38, 16%). Đến năm 2004 các chỉ tiêu về cơ cấu GDP nông lâm nghiệp thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng đã đạt mức đề ra cho năm 2005.
Do tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ nên đóng góp của từng ngành trong GDP cũng đã thay đổi, rõ nhất trong những năm gần đây.
Tỷ lệ đóng góp của từng khu vực vào tốc độ tăng GDP cả nước. (Đơn vị tính: %)
Khu vực kinh tế
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tốc độ tăng GDP
4,80
6,79
6,89
7,04
7,26
7,60
- Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản
1,20
1,10
0,69
0,91
0,72
0,80
- Công nghiệp và xây dựng
2,90
2,72
2,81
3,00
3,21
3,20
- Dịch vụ
1,00
2,23
2,52
2,68
2,68
3,00
Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2004. NXB Thống kê.2005
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành cấp I
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I (Nông lâm nghiệp và thuỷ sản)
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I trong những năm qua là chuyển dần từ nền sản xuất mang nặng tính tự cấp, tự túc, thuần nông năng suất và hiệu quả thấp sang nền sản xuất hàng hoá đa ngành, đa canh đa sản phẩm có năng suất và hiệu quả cao trên cơ sở phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nước và kinh nghiệm sản xuất của từng vùng, từng địa phương. Đó là xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của toàn khu vực.
Cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trong khu vực I thời kỳ 1999- 2004 - theo giá thực tế, tổng số là 100. (Đơn vị tính: %)
Năm
Giá trị sản xuất
Giá trị tăng thêm
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thuỷ sản
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản
1999
81,5
4,6
13,9
82,0
5,6
12,4
2000
80,2
4,5
15,3
80,8
5,5
13,7
2001
77,4
4,7
18,9
80,1
5,3
14,6
2002
76,9
4,3
18,9
78,2
5,3
15,5
2003
75,3
4,1
20,6
76,5
5,3
18,2
2004
75,0
3,9
21,1
76,0
5,1
18,9
Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2004. NXB Thống kê.2005
Nội dung của quá trình CDCCKT nông lâm nghiệp và thuỷ sản trong những năm qua thực chất là chuyển nền sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng từ phương thức độc canh lúa, tự cấp tự túc lương thực, phân tán quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp sang nền nông nghiệp đa canh, hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, quy mô lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội cao, môi trường sinh thái bền vững, trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng địa phương. Xu hướng này ngày càng thể hiện tính ưu việt so với các mô hình cũ trước đó lấy sản xuất lương thực làm mục tiêu, tự túc lương thực bằng mọi giá, lấy tăng năng suất và tăng sản lượng lúa làm mục tiêu phấn đấu của cả nước cũng như từng địa phương và cơ sở. Nguyên nhân của những khởi sắc đó bắt đầu từ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về CDCCKT nông nghiệp, nông thôn thể hiện trong Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị (khoá VIII) và được cụ thể hoá trong Nghị quyết 09/NQ/CP của Chính phủ (ngày 15-9-2000) về CDCCKT nông nghiệp, nông thôn và tiêu thụ nông sản hàng hoá.
C¬ cÊu GDP cña khu vùc n«ng, l©m, thuû s¶n qua c¸c n¨m (%)
N¨m
N«ng nghiÖp
L©m nghiÖp
Thuû s¶n
2001
78.5
5.4
16.1
2002
78.2
5.3
16.5
2003
76.9
5.2
17.9
Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2003. NXB Thống kê.2004
Vèn ®Çu t ph¸t triÓn ph©n cho c¸c khu vùc n«ng, l©m, thuû s¶n (ngh×n tû ®ång)
N¨m
N«ng nghiÖp
L©m nghiÖp
Thuû s¶n
2003
9.2
2.7
7.7
2004
9.8
3.5
8.2
2005
12.0
3.2
8.1
Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2005. NXB Thống kê.2006
Cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản trong những năm qua đã có bước chuyển từ nông nghiệp sang thuỷ sản với tốc độ chậm nhưng khá rõ nét. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP giảm từ 20,8% năm 1999 xuống còn 16,69% năm 2003, bình quân mỗi năm giảm l%, trong khi đó giá trị tuyệt đối GDP vẫn tăng bình quân trên 2%/năm. Tỷ trọng lâm nghiệp trong GDP vừa bé lại có xu hướng giảm dần từ 1,4% đến năm 2003 chỉ còn 1,1%, nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng nhẹ, dưới 1 %. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhanh nhất là ngành thuỷ sản. Tỷ trọng thuỷ sản trong tổng GDP cả nước từ 3,2% năm 1999 lên 4,01% năm 2003 và tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân trên 7%/năm. Đó là nét nổi bật đáng ghi nhận nhất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung trong khu vực II (công nghiệp và xây dựng)
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực II những năm qua diễn ra theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng xây dựng trong GDP và trong giá trị sản xuất khu vực.
Dưới đây là tình hình cụ thể của xu hướng này trong những năm gần đây.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo GDP giá thực tế trong khu vực II, thời kỳ 1999-2004. (Đơn vị tính: %)
Ngành kinh tế
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Chung Công nghiệp và xây dựng
100
100
100
100
100
100
- Công nghiệp
84,2
85,0
84,6
84,7
85,3
84,4
- Xây dựng
15,8
15,0
15,4
15,3
14,7
15,6
Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2004. NXB Thống kê.2005
Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp trong tổng GDP của khu vực II tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10081.doc