Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Lời mở đầu 1
Chương 1. Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu của ngành Da- Giầy trong tiến trình hội nhập 4
1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 4
1.2. Hoạt động gia công xuất khẩu và vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Đặc điểm, vai trò hoạt động gia công xuất khẩu 6
1.2.3. Các hình thức gia công xuất khẩu 7
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sư phát triển của ngành Da- Giây 7
1.3. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế quốc dân 10
1.3.1. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế 10
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Da- Giầy 12
1.4. Một só thị trường Gia- Giầy của Việt Nam trên thế giới 13
1.4.1. Thị trường Mỹ 13
1.4.2. Thị trường EU 15
1.4.3. Thị trường Nhật Bản 17
1.4.4. Một số thị trường khác
Chương 2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng 19
2.1. Tổng quan về công ty 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, cơ câu, bộ máy tổ chức quản lý 21
2.2. Tình hình sản xuất gia công xuất khẩu giầy của công ty 25
2.2.1. Các nguồn lực sản xuất 26
2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng 26
2.2.1.2. Vốn 28
2.2.1.3. Lao động 29
2.2.1.4. Công nghệ 31
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty 33
2.2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 33
2.2.2.2. Chủng loại mặt hàng giầy xuất khẩu 35
2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu của công ty 36
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động gia công xuất khẩu của công ty 39
2.2.3.1. Những mặt đạt được 39
2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế 40
2.2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng đó 41
66 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp). Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có rất nhiều công ty sản xuất giầy dép với qui mô tương đối lớn giải quyết công việc cho lao động trẻ tại các vùng nông thôn của các huyện trong tỉnh. Đây là ngành nghề cần ít vốn đầu tư thu hồi vốn nhanh, rủi ro ít. Công việc tương đối đơn giản nên không tốn nhiều thời gian đào tạo nhân công, không đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật quá cao. Chính điểm này rất phù hợp vời tình hình lao động chung của tỉnh cũng như lao động chung của Việt Nam có lực lượng dồi dào nhưng trình độ thấp. Tuy nhiên, thuận lợi như vậy nhưng không phải là không có những khó khăn, ngành nghề giầy dép là ngành nghề mà có khá nhiều nước sản xuất do đó việc phải cạnh tranh với các quốc gia khác có công nghệ tốt và lao động tương đối lành nghề như Thái Lan, Trung Quốc…đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức nỗ lực. Cùng với đó là sự thiếu kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế cho nên các doanh nghiệp Việt Nam nói chung thường bị kiện bán phá giá, bị áp dụng hạn ngạch. Và điều cần bàn ở đây là hầu hết các doanh nghiệp Giầy ở Việt Nam cũng như công ty đều phải lựa chọn hình thức gia công sản xuất cho các đối tác nước ngoài, tất yếu đem đến là lợi nhuận sẽ không cao. Bởi các doanh nghiệp này đều tiến hành sản xuất trong tình trạng thiếu vốn thiếu công nghệ, không tự tìm được thị trường cho xuất khẩu…Đứng trước khó khăn đó công ty đã trải qua 10 năm sản xuất gia công xuất khẩu cho đến nay mới được vài năm ổn định và phát triển và đang dần từng bước phát triển khẳng định mình. Trong tương lai không xa với sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước và chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực cố gắng của tập thể công nhân viên cán bộ công ty, công ty sẽ tiếp tục mở rộng nâng cao sản xuất để thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa để có điều kiện chăm lo đến đời sống của lao động công ty cũng như tạo thêm được công ăn việc làm giúp ổn định cho lao động địa phương.
2.2.1. Các nguồn lực sản xuất
2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm thiết bị sản xuất, nhà xưởng và các khu phục vụ cho sản xuất. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của công ty còn nhiều hạn chế, máy móc còn nghèo nàn lạc hậu, qui trình công nghệ còn giản đơn. Nhà xưởng được xây dựng từ những năm 1968 ở tình trạng cũ, đã có sửa chữa cải tiến nhưng chưa tương xứng với các doanh nghiệp khác như công ty giầy Hải Dương hay công ty giầy Cẩm bình ở trên địa bàn tỉnh. Trong hệ thống các văn phòng đã được trang bị cơ sở vật chất tương đối để phục vụ cho quá trình quản lý điều hành như điện thoại, máy fax, máy tính có kết nối mạng. Thiết bị dây chuyền tại các phân xưởng sản xuất chủ yếu là thiết bị của Hàn Quốc và Đài Loan được sử dụng từ những ngày đầu thành lập. Theo khảo sát có thể thấy được đa phần máy móc của công ty đã lạc hậu, giá trị còn lại thấp, tỷ lệ dây chuyền phục vụ cho sản xuất còn thấp. Chính vì vậy khó có thể phát triển mở rộng sản xuất nếu như máy móc không được đầu tư cải tiến. Điều này đã đem lại những bất lợi cho công ty như việc đáp ứng những đơn đặt hàng với số lượng lớn, không đảm bảo về mặt chất lượng. Tình hình máy móc như vậy cũng không dễ dàng khi triển khai việc cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu thị trường. Máy móc cũ nên năng suất lao động khôgn cao, cơ cấu không đồng bộ vì vậy hiệu quả sử dụng thấp. Hầu hết máy móc của công ty đang sử dụng là máy móc cũ từ công ty vật tư tổng hợp cũ, sang đến năm 2005 công ty đã dành cho đầu tư máy móc bằng một dây chuyền sản xuất hiện đại của Ý để phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất các đơn hàng.
Bảng 02. Tình hình máy móc thiết bị của công ty đến năm 2006
STT
Chủng loại
máy móc - thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
Giá trị còn lại (%)
1
Máy bàn 1 kim
Hàn Quốc
115
45
2
Máy bàn 2 kim
Hàn Quốc
30
50
3
Máy bàn 2 kim
Đài Loan
34
15
4
Máy trụ 1 kim
Hàn Quốc
50
75
5
Máy trụ 2 kim
Liên Xô
5
33
6
Máy Zíc Zắc
Nhật
9
35
7
Máy chặt
Đài Loan
10
50
8
Máy dập
Hàn Quốc
15
42
9
Máy gấp mép
Nhật
5
35
10
Máy xén
Tiệp Khắc
4
40
11
Dây chuyền mũ giầy HC
Liến Xô
1
65
12
Dây chuyền bồi vải cắt viền
Đài Loan
1
70
13
Máy cắt vòng
Đài Loan
2
37
14
Dây chuyền giầy thể thao
Italy
1
95
Nguồn: Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu công ty
Cũng trong năm 2005 công ty bỏ vốn xây dựng thêm 900 m2 nhà xưởng và xây dựng thêm một nhà ăn phục vụ cho công nhân viên trong công ty. Việc đầu tư mở rộng xưởng sản xuất, máy móc, cũng như nhà ăn đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển nhưng đó cũng chỉ là những bước đầu, bởi do nguồn vốn ít nên sự đầu tư còn tương đối hạn chế. Những năm tiếp theo công ty có chủ trương tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng có thể mở rộng thêm chủng loại sản phẩm để tăng hiệu quả kinh tế.
2.2.1.2. Vốn
Vốn là nhân tố quan trọng trong sản xuất của một doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên hoàn. Da- Giầy là một ngành không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nên hầu hết các nước nghèo như nước ta hiện nay đều có thể dễ dàng phát triển ngành công nghiệp này so với ngành công nghiệp nặng như chế tạo máy móc…đầu tư rất lớn mà thời gian thu hồi vốn lâu.
Bảng 03. Tổng hợp nguồn vốn của công ty
Đơn vị: 1000 đồng
Nguồn vốn
2002
2003
2004
2005
2006
Vốn cố định
4.339.930
4.442.530
4.882.110
3.721.935
4.469.658
Vốn lưu động
1.286.820
1.688.820
178.325
1.842.200
2.979.772
Vốn đầu tư–xây dựng cơ bản
15.675
17.500
21.400
1.242.180
32.385
Vốn khác
4.007.230
4.094.340
5.314545
4.663.945
4.859.772
Tổng
9.649.655
10.243.190
10.396.380
11.470.240
12.309.152
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp công ty
Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ vốn cố định của công ty trên tổng nguồn vốn không cao, vì trước năm 2005 công ty vẫn còn là doanh nghiệp nhà nước, hầu hết nguồn vốn cố định là do nhà nước cấp và bàn giao, tỷ lệ vốn cố định thấp nên việc dành đầu tư cho cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho sản xuất là tương đối thấp. Vốn lưu động của công ty có tăng nhưng chưa cao so với mức giá cả trên thị trường. Công ty hoạt động theo hình thức nhập nguyên liệu giao thành phẩm nên lượng vốn lưu động như vậy có thể gọi là tạm ổn định còn nếu hoạt động theo mua nguyên liệu và bán thành phẩm hay tự sản xuất để xuất khẩu thì nguồn vốn như vậy không đủ cho quá trình sản xuất. Tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng cò chậm. Riêng năm 2005 do công ty tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng và nhập thêm máy móc công nghệ nên lượng vốn dành cho xây dựng đầu tư tăng vọt lên so với các năm, các năm khác chỉ dưới 40 triệu nhưng đến năm 2005 tăng vọt lên 1,2 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2006 tổng nguồn vốn vẫn có xu hướng ổn định ở nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động.
2.2.1.3. Lao động
Lao động là một yếu tố quan trọng trọng việc phát triển công nghiệp Da- Giầy, dù được công nghiệp hoá nhưng đây vẫn là một ngành sử dụng nhiều lao động. Thời gian qua, công ty chủ yếu gia công theo các đơn hàng từ EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Hàng hoá sang các nước này đều yêu cầu một chất lượng cao thậm chí đòi hỏi trong cả các công đoạn sản xuất. Bất lợi của công ty là chưa có chứng chỉ ISO 9000, hay chứng nhận công nhận tiêu chuẩn chất lượng được thừa nhận nên thường bị ép gía gia công. Thực tế giá trị mà công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp khác kinh doanh trong lĩnh vực gia công giầy xuất khẩu chỉ được hưởng 20-30% giá trị lợi nhuận thật.Chính do lợi nhuận không cao và cũng do đặc thù sản xuất nên lao động hoạt động trong ngành hầu hết là lao động không có trình độ cao.Tại công ty 60% lao động chỉ tốt nghiệp lớp 9 còn lại 40% lao động tốt nghiệp lớp12. Lao động được đào tạo chuyên môn hầu như không có, chủ yếu những công việc đòi hỏi chuyên môn tay nghề thì đều do chuyên gia nước ngoài của phía đối tác đảm đương. Việc thiết kế các mẫu mã kiểu dáng cho sản phẩm đều do bên đối tác cung cấp bởi trong công ty không có phòng ban làm nhiệm vụ thiết kế cũng như không có nhân lực trong lĩnh vực này. Công ty thu hút lao động chủ yếu ở địa phương đặc biệt là lao động tại các huyện lân cận như Thanh miện, Gia Lộc, Kinh Môn…Hình thức đào tạo chủ yếu là học nghề theo hình thức đào tạo tại doanh nghiệp vừa học vừa làm. Trong thời gian đầu công nhân vẫn được hưởng mức lương thử việc vì thế tạo điều kiện cho công nhân tích cực tham gia làm việc và học tập.
Tính đến năm 2005, lao động của công ty gồm 570 người, trong đó lao động gián tiếp là 55 người còn 515 người làm lao động trực tiếp. Nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ tương đối cao nhiều lúc chưa phát huy hết khả năng nhân viên, mặc dù đã chuyển đổi sang công ty cổ phần nhưng do vẫn bị ảnh hưởng bởi thói quen sản xuất cũ như nhân viên chưa thực sự lao động vì sự tồn tại và phát triển của công ty, còn chưa năng động xông xáo với công việc. Bộ máy tổ chức còn kồng kềnh kém hiệu quả, nên hiệu quả công việc chưa cao.
Cán bộ lãnh đạo của công ty hiện đang có sự thay đổi, từ khi chuyển sang hình thức cổ phần công ty đồng thời có sự thay đổi nhân sự kể cả trong ban quản trị. Hiện cán bộ mới là người có tài năng, có óc tổ chức tốt, nhạy bén với thời cuộc, có tính chủ động và sáng tạo, nhưng kinh nghiệm quản lý còn chưa cao đặc biệt là uy tín và khả năng thuyết phục mọi người không được bằng cán bộ có thâm niên công tác.
Lao động của công ty vấp phải một tình trạng là luôn có sự thay đổi, tạo ra trở ngại lớn cho sản xuất. Phần lớn nguyên nhân là do lương cho người lao động chưa thực sự giữ chân người lao động. Thời gian đầu họ từ nông thôn ra chưa quen với cuộc sống mới đây là những công việc phù hợp với trình độ của họ, nhưng khi đã thích nghi một cách tương đối họ chuyển sang những công việc tạo thu nhập khá hơn. Đó là xu hướng tất yếu nhưng việc lao động biến đổi như vậy làm ảnh hưởng đến việc phân bố dây chuyền sản xuất, làm giảm chất lượng sản phẩm.
Lao động lành nghề của công ty chỉ đạt 15% đó là tỷ lệ thấp, thu nhập của công nhân cũng chỉ đạt khoảng 700.000- 900.000 một tháng, tuỳ vào thời gian làm việc. Với mức lương đó và giá cả đang ngày càng tăng như hiện nay thì đảm bảo mức sống tốt cho lao động tại địa bàn tỉnh cũng khó chứ chưa kể đến lao động xa nhà ở các vùng nông thôn lân cận phải chi phí cho thuê nhà, sinh hoạt cũng như đóng góp về gia đình. Vì vậy, mục tiêu trong tương lai của công ty là phải đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng được uy tín trong hoạt động gia công xuất khẩu.
2.2.1.4. Công nghệ
Công nghệ là nhân tố quan trọng mang ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp hiện nay. Công nghệ ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng tức là bao gồm công cụ, phương tiện cũng như qui trình sản xuất. Muốn tăng năng suất lao động, muốn tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt, để nâng cao được hiệu quả kinh doanh không thể sản xuất với một dây chuyền công nghệ lạc hậu có từ cách đây 3-4 chục năm. Chính vì lý do đó khi vừa tiến hành cổ phần lãnh đạo công ty những người có tầm nhìn mới đã nhanh chóng tiến hành sắm sửa dây chuyền công nghệ tiên tiến của Ý một trong những quốc gia có vị trí cao trong công nghệ sản xuất giầy. Hiện công ty chỉ gia công hai mặt hàng chủ yếu là giầy vải và giầy thể thao. Trong đó dây chuyền sản xuất giầy vải đã cũ chỉ có dây chuyền sản xuất giầy thể thao là mới được trang bị thêm. Hiện công ty có khoảng 179 máy bàn kim chủ yếu là của Hàn Quốc và Đài Loan. Trong đó máy bàn một kim có nhiều nhất vì đây là công cụ dùng cho hầu hết các loại sản phẩm, nhưng giá trị còn lại khoảng 45%. Các loại máy móc khác như máy cắt vòng, máy chặt, máy zíc zắc, trụ có giá trị sử dụng cũng chỉ hơn 30%. Ngoài dây chuyền công nghệ hiện đại mới nhập từ Ý thì hầu như công nghệ chỉ sử dụng được thêm 5 năm nữa là hoàn toàn lạc hậu so với thế giới cũng như các nước trong khu vực . Hiện trạng công nghệ của công ty chưa cao so với các công ty trong địa bàn tỉnh nhưng cũng đáp ứng đầy đủ các đơn hàng do phía đối tác yêu cầu. Nhưng với mục tiêu tự sản xuất xuất khẩu trong tương lai, phải chủ động tìm thị trường, phải liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, phải thay đổi kiểu dáng mẫu mã thì khó lòng đáp ứng được với tình hình công nghệ của công ty hiện nay. Việc gia công thuê cho nước ngoài giúp công ty có thể tiếp cận với thị trường nước ngoài một cách gián tiếp qua sản phẩm, bên cạnh đó việc liên doanh với đối tác cũng tạo cho doanh nghiệp cơ hội được tiếp cận với qui trình sản xuất hiện đại cách tổ chức và quản lý cũng như qui trình sản xuất tiên tiến.
Sơ đồ 02. Qui trình công nghệ sản xuất giầy
Kho nguyên liệu
May
Kho thành phẩm
Đóng gói và kiểm tra
Gò ráp
Mài đế
Bồi
Chặt
Như vậy có thể thấy với qui trình tỉ mỉ khép kín từ lựa chọn nguyên liệu phù hợp từ kho đến cắt rồi may tiếp đến là gò ráp hoàn chỉnh sản phẩm, cuối cùng sản phẩm được đưa vào kiểm tra rồi mới tiến hành đóng hộp. Sản phẩm của giai đoạn trước đồng thời là đầu vào cho giai đoạn sau một cách liên tục, nếu sản xuất theo qui mô lớn việc luân chuyển liên tục chuyên môn theo từng khâu như vậy đảm bảo tốc độ sản xuất nhanh cho ra lượng sản phẩm lớn tiết kiệm được kho bãi. Tóm lại, với qui trình sản xuất như hiện nay công ty chủ động từng bước đổi mới công nghệ máy móc thì việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động sẽ được thực hiện một cách dễ dàng.
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty
2.2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Trải qua 10 năm hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu giầy công ty đã dần từng bước đi vào ổn định thoát khỏi khủng hoảng kể từ sau năm 1997. Đặc điểm công ty là gia công để xuất khẩu nên kết quả hoạt động này cũng đồng thời là kết quả sản xuất kinh doanh. Sau khi trở thành công ty cổ phần thì uy tín của công ty ngày càng được khẳng định. Công ty thường nhập hầu như toàn bộ nguyên vật liệu cho sản xuất từ Đài Loan tiến hành sản xuất thành thành phẩm sau đó xuất trực tiếp sang các thị trường như Mỹ, EU…theo đơn hàng mà công ty Ginfun đã ký kết. Sau đó tiến hành nhận tiền trực tiếp hoặc nhận bằng thanh toán. Nguyên liệu thừa thì lưu kho tiếp tục dùng cho lô hàng sau, các máy móc thiết bị cần thiết sản xuất cho loại hàng hoá riêng biệt thì được chuyển sang để sản xuất nhưng không tính vào giá trị xuất nhập khẩu, sau khi sản xuất hết thì nó được vận chuyển trở lại Đài Loan hoặc nếu bên phía Việt Nam có nhu cầu mua thì công ty Đài Loan tiến hành chuyển giao. Thường thì bên đối tác tạm ứng trước một khoản tiền để cho ta nhập nguyên liệu nhưng hàng hoá sau khi được thanh toán sẽ do bên đối tác nhận tiền sau đó mới thanh toán cho ta. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau
Bảng 04. Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty qua các năm
ĐVT:1000 USD
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Xuất khẩu
4.121,07
4.479,564
4.606,11
5.066,72
5.168,055
5.718.47
9.002,752
Nhập khẩu
2.677,29
2.458,686
1.952,81
2.733,934
2.788,612
3.652,19
4.350,278
Tổng kim ngạch
6.798,36
6.938,250
6.558,92
7.800,654
7.956,667
9.370,66
13.353,03
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty
Qua bảng số liệu trên có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty có chiều hướng gia tăng. chỉ sau 5 năm mà tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của đã tăng lên gấp đôi. Mặc dù do các yếu tố như giá cả của nguyên vật liệu, giá chi phí sản xuất tăng, giá nhân công tăng, do ảnh hưởng chung của xu thế tăng giá của giá xăng dầu trên thế giới nhưng không phải đó là nguyên nhân làm tăng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu. Sự thể hiện giá nguyên liệu gia tăng vào năm 2005 mặc dù giá trị xuất khẩu tăng cao hơn hẳn so với các năm trước nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu không tăng lên so với năm 2004 nhiều lắm, năm 2006 giá nguyên vật liệu cho sản xuất là cao nhất nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể gấp 2,2 lần so với năm 2000. Từ đó có thể thấy giá trị nguyên liệu nhập vào tăng lên một phần do xu thế chung một phần do quá trình sản xuất phát triển lượng hàng xuất khẩu gia tăng mạnh. Để có thể thấy rõ hơn xu thế tăng trưởng trong xuất khẩu của công ty ta có thể theo dõi ở biểu đồ sau.
Biểu đồ 04. Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đến hết năm 2006
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
10000
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Năm
1000 USD
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Biểu đồ thể hiện rõ xu thế tăng của kim ngạch xuất khẩu giầy và nhập khẩu nguyên liệu. Từ năm 2000 đến 2005 thì tốc độ tăng của nhập khẩu nguyên vật liệu và tốc độ xuất khẩu giầy luôn tỷ lệ thuận nhưng năm 2005 tốc độ tăng của nguyên liệu vẫn như mọi năm có độ thoải thì đường biểu hiện xuất khẩu dốc hẳn lên. Điều đó chứng minh rằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng là do lượng hàng xuất khẩu tăng lên thể hiện sự phát triển trong sản xuất, điểm mốc là năm 2005 bởi đây là năm có sự đầu tư lớn cho qui mô nhà xưởng cũng như máy móc dây chuyền sản xuất. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu khá khả quan và trong những năm tiếp theo chắc chắn kim ngạch sẽ còn cao hơn nữa.
2.2.2.2. Chủng loại mặt hàng giầy da xuất khẩu
Chủng loại mặt hàng gia công xuất khẩu của công ty không được đa dạng do công ty chỉ tập trung sản xuất giầy thể thao bên cạnh đó có sản xuất thêm giầy vải. Các mặt hàng như xăng đan, túi, cặp, hay giầy bóng mặc dù có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu vốn có trong sản xuất giầy vì có chất liệu tương tự nhưng công ty không có thiết bị máy móc chuyên dụng. Hơn nữa, phía đối tác cũng không đặt hàng. Việc chuyên môn hoá vào một loại sản phẩm giúp công ty có thể có khả năng chuyên sâu trong sản xuất, tạo ra những sản phẩm tốt hơn. Tình hình công ty thực tế vốn ít và cũng không thể tự tìm thị trường cho mình ở những mặt hàng như cặp, túi, mũ…và tiềm lực yếu nên công ty theo đuổi chiến lược chuyên môn hoá sản xuất. Trước mắt giải quyết tốt các đơn hàng kịp thời đúng thời hạn , đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo uy tín trong lĩnh vực gia công, có thể tiếp nhận nhiều đơn hàng từ đó mới có khả năng đa dạng mẫu mã sản phẩm cũng như đa dạng chủng loại sản phẩm. Hiện nay công ty sản xuất 4 loại sản phẩm khác nhau với các chất liệu từ da, giả da, vải với rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Trong đó phổ biến hơn cả vẫn là các loại giầy nam nữ làm từ da và giả da, chất liệu vải được sử dụng nhiều cho lô hàng xuất sang thị trường châu âu. Kiểu dáng mẫu mã của các loại sản phẩm khá đa dạng và phong phú ví dụ như với giày nam được sản xuất trên chất liệu da có 47 kiểu dáng khác nhau, giầy nữ có 69 kiểu dáng khác nhau. Dép trên hai chất liệu da và giả da có tổng thể 110 kiểu dáng.
Bảng 05. Chủng loại sản phẩm các mặt hàng của công ty
Chiều dài chủng loại sản phẩm
Chiều rộng danh mục sản phẩm
Da
Giả Da
Vải
Giầy nữ
x
x
x
Giầy nam
x
x
x
Giầy trẻ em
x
x
x
Dép
x
x
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty
2.2.2.3 Thị trường xuất khẩu của công ty
Trước năm 1997 công ty liên doanh với một công ty Hàn Quốc sản xuất giầy vải là chủ yếu dành cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu một phần sang thị trường EU. Sang đến năm 1997 công ty chuyển sang liên doanh với công ty Ginfun của Đài Loan và tiến hành sản xuất giầy thể thao. Thông qua công ty này công ty xuất khẩu sang một số nước ở EU như Anh , Đức, Italia,và một số nước khác như: Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Thị trường của công ty còn nhiều hạn chế, những bạn hàng này đều phải qua trung gian, việc xuất khẩu của công ty tương đối lệ thuộc vào phía đối tác. Theo điều khoản liên kết của hai phía công ty và Ginfun, ngoài các đơn hàng bên đối tác đặt mua thì công ty có thể chủ động tìm thị trường và tiến hành sản xuất xuất khẩu. Nhưng hầu hết thì doanh thu của công ty có được đều từ việc gia công thuê cho bên Đài Loan. Bởi rất nhiều nguyên nhân như việc không có nguyên liệu sản xuất đáp ứng cho sản xuất, việc tự tìm thị trường và ký kết đơn hàng không thực hiện được do công ty chưa thực sự có uy tín đối với nước ngoài. Quy mô doanh nghiệp nhỏ việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại gặp khó khăn vốn doanh nghiệp còn phải trang trải cho việc xây dựng và đầu tư vì cơ sở hạ tầng hầu hết đều trong tình trạng lạc hậu. Tuy vậy, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn liên tục tăng qua các năm. Thị trường xuất khẩu vẫn là những thị trường truyền thống và sự gia tăng này không có thị trường mới.
Bảng 06. Tình hình xuất khẩu giầy của công ty cổ phần vật tư và giầy dép Hải Hưng từ 2002-2006 (theo thị trường)
ĐVT:1000USD
Thị trường
2002
2003
2004
2005
2006
EU
1.302,57
1.432,827
1.561,781
1.858,519
2.174,467
Hàn Quốc
570,252
575,954
687,544
866,305
1.904,914
Mỹ
1.848,71
1.793,249
1.882,911
1.958,227
2.956,138
Nhật Bản
364,45
473,785
487,998
488,485
978,255
Thái Lan
520,128
826,905
547,821
546,934
988,978
Tổng kim ngạch xuất khẩu
4.606,11
5.066,72
5.168,055
5.718,47
9.002,752
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty
Trong các thị trường của công ty thì thị trường EU là thị trường có tốc độ tăng tương đối ổn định nhưng tốc độ tăng không cao bình quân 9%, giá trị xuất khẩu đạt cao nhất nhất vào năm 2006 đạt 2,174 triệu USD. Tổng số giầy xuất khẩu đạt 241.555 đôi. Hầu hết tất cả các thị trường đều có xu hướng tăng mạnh ở năm 2006 trừ thị trường EU do ảnh hưởng bởi tình hình chung là vụ kiện phá giá cuối năm 2005. Thị trường Nhật Bản 3 năm trước có tốc độ tăng là 1,1 lần năm sau so với năm trước nhưng sang năm 2006 tăng gấp hơn 2 lần.
Biểu đồ 05. Các thị trường nhập khẩu giầy dép của công ty
Nếu như năm 2005 lượng giầy xuất khẩu vào thị trường này khoảng 54 nghìn đôi thì đến năm 2006 tăng đến 97 nghìn đôi. Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là thì trường Mỹ, kể từ khi BTA được thông qua quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ được cải thiện đáng kể thì đến năm 2005 Mỹ thông qua PNTR cho Việt Nam càng làm cho kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng cả về số lượng cũng như chủng loại hàng hoá. Sự thông thoáng về thị trường do có sự giảm bớt về hàng rào phi thuế quan và quan hệ thương mại phát triển, hiệp hội giầy da trong nước cũng chú ý đến quảng bá khuyến trương gây được sự chú ý của thị trường thế giới nên hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều tăng về sản lượng xuất khẩu cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu giầy vào thị trường này năm 2006 tăng gần 1 triệu USD. Năm 2006 lượng giầy xuất khẩu vào thị trường này đạt gần 400.000 đôi
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động gia công xuất khẩu của công ty
2.2.3.1. Những mặt đạt được
Trong những năm gần đây, công ty luôn đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng. Trên thực tế công ty đã thực hiện hiệu quả hoạt động gia công sản xuất giầy xuất khẩu nhiều năm nay trên đây chuyền sản xuất được thay thế đầu tư để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng. Cũng nhờ nhận gia công nên kỹ thuật công nghệ sản xuất của công ty được nâng cao do có tư vấn giám sát của các chuyên gia nước ngoài. Trước công ty sản xuất giầy vải nay sản xuất giầy thể thao với chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng cao. Các sản phẩm của công ty luôn đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật trong các đơn đặt hàng gia công mà phía đối tác yêu cầu. Trong những năm gần đây sản phẩm công ty không chỉ đáp ứng được yêu cầu của châu Á mà còn tiến bước vào các thị trường khó tính yêu cầu những sản phẩm có chất lượng cao tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe và mẫu mã chủng loại phải phong phú… như thị trường Châu Âu và thị trường Mỹ. Đây cũng là những tiến bộ đáng ghi nhận của công ty bởi nó ảnh hưởng đến lợi nhuận sẽ thu được của công ty cũng như số lượng đơn hàng công ty sẽ nhận được.
Công ty là một doanh nghiệp sản xuất giầy thuộc ngành giầy da Việt Nam nên được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước cũng như Bộ thương mại nói chung và ngành giầy da nói riêng, bởi đây vốn là một trong những ngành hàng xuất khẩu quan trọng đóng góp nhiều vào GDP do vậy thủ tục về tín dụng cũng như các thủ tục xuất khẩu luôn được sự hỗ trợ.
Công ty ngày càng nắm bắt được xu hướng tiêu dùng hiện nay và không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng giảm giá thành bằng việc đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất. Vào thời điểm mùa vụ số lượng đơn hàng tăng nhanh để đáp ứng đủ số lượng hàng công nhân viên công ty sẵn sàng làm thêm giờ. Trình độ tay nghề người lao động ngày càng được nâng cao tại các tổ, đội, phân xưởng sản xuất, thường có hội thi tay nghề, thi đua lao động sản xuất thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tăng lương thưởng , khuyến khích người lao động.
Công ty nắm bắt được xu hướng tiêu dùng hiện nay và không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng giảm giá bằng việc đầu tư công nghệ hiện đại. Tháng 11/2004 công ty đã lắp đặt một dây chuyền sản xuất giầy thể thao xuất khẩu của ITALIA trị giá 100.000 USD phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó giảm giá trị nguyên nhiên liệu đầu vào công ty đã chú trọng tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng song có giá rẻ hơn so với nguyên liệu nhập khẩu và còn giảm bớt được thời gian cũng như chi phí vận chuyển.
Ngoài ra, công ty còn rất chú trọng đến đời sống người lao động. Từ chế độ tính lương cho người lao động hợp lý tao sự an tâm tự tin cho người lao động tham gia sản xuất. Người lao động đều được quan tâm đến các chế độ như BHYT, BHXH, chế độ ăn trưa an ca, thai sản đau ốm,…Hàng năm công ty còn tổ chức tiến hành giao lưu văn nghệ, thể thao, kỉ niệm các ngày lễ lớn của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0444.doc