Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh sản phẩm nội thất của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương

Lời nói đầu 1

Chương I: Tổng quan về công ty 2

1. Quá trình hình thành và phát triển. 2

1.1 Tên công ty 2

1.2 Địa chỉ trụ sở chính: . 2

1.3 Ngành nghề kinh doanh: 2

2 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty Đại Dương. 5

2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty. 5

2.2 Bộ máy tổ chức của công ty Đại Dương. 5

Chương II: thực trạng hoạt động kinh doanh sản phẩm nội thất của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương 8

Chương III: Những khó khăn và hướng phát triển công ty 16

1. Những khó khăn và nguyên nhân tồn tại: 16

1.1 Những khó khăn: 16

1.2 Nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó 17

2. Định hướng và mục tiêu phát triển công ty trong thời gian tới. 17

3. Mục tiêu của công ty trong năm 2009 18

Kết luận 21

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc23 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 6800 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh sản phẩm nội thất của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và lắp đặt điều hoá, thiết bị lạnh trong lĩnh vực công nghiệp. thiết bị xử lý môi trường. - Sản xuất mua bán, lắp đặt thiết bị thí nghiệm, trang thiết bị, khí sạch trong lĩnh vực y tế, thuỷ sản. - Mua bán, lắp đặt, bảo trì hệ thống điện dân dụng, công nghiệp, thiết bị máy nổ, máy phát điện và động cơ diezen, máy thuỷ, thiết bị cơ khí. - Mua bán, tư vấn, lắp đặt, bảo trì thang máy (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình) - Mua bán, lắp đặt thiết bị bảo vệ, camera quan sát, thiết bị phòng cháy chữa cháy. - Mua bán, tư vấn, thi công, lắp đặt, bảo trì thiết bị tập luyện,thi đấu thể thao. Giai đoạn trước năm 2003. Vào khủng hoảng những năm 1999-2000, nền kinh tế Việt Nam phát triển khá mạnh, từ đó nhu cầu đồ nội thất nhà ở tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. rất nhiều chung cư mọc lên, nhiều công ty được xây dựng dẫn đến đồ nội thất ngày càng thiếu hụt mà thị trường chưa cung cấp kịp thời. nhận thấy thị trường đồ nội thất thiếu hụt nên anh VŨ XUÂN ĐẠI và chị NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN đã cùng nhau góp vốn thành lập công ty kinh doanh nội thất và lấy tên công ty là công ty TNHH Nội Thất Đại Dương. Công ty được thành lập theo sự chấp nhận của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội vào ngày 16 tháng 7 năm 2003, do anh VŨ XUÂN ĐẠI làm giám đốc. Ban đầu, công ty chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm nội thất như: bàn ghế giám đốc, nội thất nhà dân, nội thất văn phòng, phòng họp và hội thảo. hầu hết những sản phẩm được thiết kế đơn giản không đa dạng phong phú về kiểu dáng mẫu mã do khách hàng của công ty lúc bấy giờ chỉ là những công ty nhỏ lẻ và người dân khi đó có nhu cầu về đồ nội thất chưa cao. thị trường chủ yếu là Hà Nội, CBCNV lúc này của công ty chỉ có khoảng 40 người. Giai đoạn sau năm 2003. Do nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Quan điểm về nhu cầu xây dựng không chỉ ở mà đạt tiện nghi tối đa, đáp ứng mọi nhu cầu về công năng thẩm mỹ. đầu tư chi phí cho phần trang trí nội thất dần chiếm nhiều kinh phí hơn xây dựng cơ bản công trình. nhận thức được điều này công ty đã phát triển thêm rất nhiều sản phẩm mới có mẫu mã và chất lượng cao hơn phong cách hiện đại, tính năng thẩm mỹ được đẩy lên cao nhất. hiện nay công ty đã có một siêu thị đồ nội thất tại khu đô thị Mỹ Đình để trưng bày và bán những sản phẩm của công ty. Cho đến nay công ty đã đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ tư . Sau 6 năm thành lập và phát triển, công ty đã lớn mạnh hơn rất mạnh, tuy vẫn còn non trẻ nhưng đã có bước đầu chú trọng phát triển đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề để có thể nắm bắt được kinh nghiệm sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng tương đương với sản phẩm ngoại nhập và đạt chất lượng tiêu chuẩn mà công ty đã đặt ra. thực tế các chủng loại về hàng hoá với sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc, giá cả cạnh tranh nên luôn được thị trường chấp nhận và hiện đang được sử dụng trên toàn miền Bắc. Vì vậy doanh nghiệp luôn được khách hàng tín nhiệm giao thầu trang trí nội thất những công trình lớn như: tổng công ty dầu khí, ngân hàng chính sách xã hội việt nam, công ty cổ phần chứng khoán bảo việt, công ty bảo hiểm nhân thọ tỉnh Hải Phòng.. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty Đại Dương. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Chức năng: + Sản xuất ra những nghành hàng thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty phù hợp với nhu cầu của khách hàng. + Kinh doanh những mặt hành mà công ty sản xuất ra. giải quyết tốt mối quan hệ trong nội bộ công ty và quan hệ giữa công ty với bên ngoài Nhiệm vụ của công ty: + Sản xuất và kinh doanh đúng nghành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập của công ty + Quản lý tốt lao đông, vật tư, tiền vốn, để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. thực hiện phân phối theo lao động và chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. + Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội + Tuân thủ nghiêm chỉnh luật của nhà nước. + Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán nội thất với các đối tác. + Chủ động điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý các đơn vị, phòng ban trực thuộc công ty. Bộ máy tổ chức của công ty Đại Dương. Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình hỗn hợp của mô hình tổ chức trực tuyến - chức năng kết hợp với mô hình tổ chức kinh doanh theo khu vực địa lý. Tổ chức và bộ máy của công ty gồm: - Chủ tịch công ty - Tổng giám đốc công ty - 03 phó giám đốc - Các phòng ban, nghiệp vụ - Các chi nhánh: chi nhánh Hà Nội, chi nhánh thành phố HCM Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng nhân sự Phòng kế toán Phòng kế hoạch sản xuất Phòng kỹ thuật Phòng vật tư xnk Phòng sản xuất Chi nhánh Hà nội Phòng kinh doanh Chi nhánh Thành Phố HCM Theo mô hình tổ chức này, tổng giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất của công ty được sự giúp sức của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết đinh, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Tuy nhiên tổng giám đốc công ty là người đại diện hợp pháp của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty về các vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động. Phòng kế hoạch sản xuất: tiếp nhận đơn hàng từ phòng kinh doanh và lập kế hoạch sản xuất về số lượng, chủng loại, mẫu mã. Phòng kỹ thuật: phụ trách những vấn đề về kỹ thuật sản xuất, cải tiến và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất, áp dụng những sáng kiến vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Ngoài ra, bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn để kịp thời khắc phục những nhược điểm. Phòng sản xuất: trực tiếp điều hành các phân xưởng sản xuất, lắp ráp. Phó giám đốc điều hành chung công tác tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra. Cùng với phó giám đốc trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty là phòng kinh doanh và các chi nhánh. Phòng kinh doanh thực hiện các việc thương thảo, tìm kiếm thị trường, giao dịch ký kết các hợp đồng và quản lý các hợp đồng. nhận đơn mua hàng phòng từ các chi nhánh, các khách hàng. kiểm tra đơn hàng và gửi đơn hàng cho các khách hàng, kho sản phẩm của các chi nhánh, các đại lý. lập bảng điều chỉnh giá khi có sự thay đổi mức giá bán và gửi tới các chi nhánh, các đại lý. Phòng nhân sự: quản lý nguồn nhân lực(quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự, bố trí, sắp xếp, chọn và tuyển công nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý đào tạo cán bộ, công nhân viên đồng thời đặt ra các chế độ về lương, thưởng, phụ cấp, quản lý các hệ thống, các hệ thống thông tin có liên quan.công ty có nguồn nhân lực giàu chất xám, có bề dày kinh nghiệm, trình độ tay nghề, tính kỷ luật cao. Phòng kế toán: phụ trách mảng tài chính kế toán, thu thập, phân loại và xử lý, tổng hợp số liệu từ đó cung cấp số liệu một cách trung thực, chính xác, kịp thời trong việc ra quyết định của các nhà quản lý có liên quan. Chương II: thực trạng hoạt động kinh doanh sản phẩm nội thất của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương Đại Dương là nhà sản xuất kinh doanh đồ nội thất có tín nhiệm cao với người tiêu dùng cả nước, năm 2006 công ty Đại Dương đạt doanh thu 222 tỷ đồng, năm 2007 là 276 tỷ đồng đó là mức cao nhất kể từ năm thành lập công ty cho tới nay. Đáng chú ý là tổng doanh thu của 2 năm đó doanh thu xuất khẩu đạt 35%. với việc trúng thầu và sản xuất gần 9000 sản phẩm nội thất của tổng công ty dầu khí Việt nam và bảo hiểm nhân thọ tỉnh Hải Phòng do đó uy tín của công ty được nâng cao. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Đại Dương qua các năm gần đây như sau: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương qua các năm đơn vị:đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 222276859612 276968499880 277951494878 T.đó DT hàng XK 107476664292 138410018981 135435113087 2. các khoản khấu trừ 716141299 1147864492 1364922230 Chiết khấu TM 0 0 0 Giá trị hàng bán trả lại 716141299 1147864492 1364922230 Giảm giá hàng bán 0 0 0 Thuế TTĐB, thuế xk phải nộp 0 0 0 3. DTT về bán hàng, cung cấp dịch vụ 221560718313 275820635388 276586572647 4. giá vốn hàng bán 192117948694 238369400429 239743094432 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 29442769619 37451234959 36843478215 6. DT hoạt động tài chính 4681075467 5059691866 5061619367 7. chi phí tài chính 4.475.085.153 5048512646 4807626471 Trong đó lãi vay trả lại 4.459.250.874 5038124306 4731406994 8. chi phí bán hàng 9.295.722.068 13197581941 13964298605 9. chi phí quản lý DN 11.416.896.991 11282580556 11069823322 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 8.936.140.875 12982251682 12063349184 11. thu nhập khác 975.160.492 1033956933 980582417 12. chi phí khác 208.841.628 268765009 273472658 13. lợi nhuận khác 76.696.864 765191924 707109759 14. tổng LN trước thuế 9.702.459.739 13747443607 12770458943 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Nội Thất Đại Dương) Biểu đồ thể hiện doanh thu bán hàng của công ty trong 3 năm gần đây: Dễ dàng qua biểu đồ, doanh thu của công ty tăng liên tục trong các năm gần đây. Năm 2007 tăng 24% so với năm 2006 (54692 triệu đồng). năm 2008 tăng trưởng chỉ đạt gần 1%. Đặc biệt năm 2007kế hoạch đặt ra là tăng trưởng 15% so với năm 2006 nhưng thực tế công ty đã vượt xa so với kế hoạch là 9%. Lợi nhuận của công ty do đó cũng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. tuy nhiên lợi nhuận năm 2008 không bằng năm 2007, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của giá cả vật tư đầu vào đối với các mặt hàng do công ty sản xuất. giá cả vật tư liên tục tăng lên dẫn đến chi phí đầu vào lớn, cuộc khủng hoản tài chính toàn cầu đang diễn biến hết sức khó lường ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới, làm giảm lợi nhuận của công ty vào năm 2008. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ suất LN/vốn kd(%) 8,6 9,1 6,21 Tỷ suất LN/DT(%) 5,36 6,89 4,22 Tỷ suất LN/CP(%) 38,51 42,35 25,4 (Nguồn:phòng kinh doanh công ty Đại Dương) Một số chỉ tiêu về tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1 bố trí cơ cấu tài sản: Tài sản cố định/tổng tài sản Tài sản lưu động/tổng số tài sản 1.2 bố trí cơ cấu nguồn vốn:(%) Nợ phải trả/tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn 50,33 51,66 70,79 28,08 48,73 53,27 63,19 35,82 40,35 61,68 61,08 37,82 39,23 62,78 66,36 22,65 2 khả năng thanh toán:( lần) 2.1 khả năng thanh toán hiện hành 2.2 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2.3 khả năng thanh toán nhanh 2.4 khả năng thanh toán nợ dài hạn 1,38 1.13 0.16 1.16 1,55 1,35 0,09 1.05 1,6 1,4 0.01 1,16 1,49 1,27 0,12 1,09 3. tỷ suất lợi nhuận thực tế/doanh thu (nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Nội Thất Đại Dương) Đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm theo dòng sản phẩm Sau mỗi chu kỳ kinh doanh công ty có những sự phân tích xem những mặt hàng nào mang lại hiệu quả cao cho công ty, những mặt hàng nào không còn được sự chấp nhập của thị trường nữa. Dòng sản phẩm nào của công ty được ưa chuộng nhiều hơn cả. Để từ đó công ty xây dựng kế hoạch loại bỏ những sản phẩm đã lỗi thời, cải tiến những sản phẩm hiện tại sao cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng hơn nưa. Để phân tích được những thông tin đó công ty cần tổng hợp các số liệu về số lượng sản phẩm tiêu thụ được và doanh thu tiêu thụ từ các sản phẩm đó. Số lượng sản phẩm tiêu thụ theo dòng sản phẩm Dòng sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Nội thất gia đình 13156 24,3 14785 25,5 15186 25 Mội thất văn phòng 15235 28,23 15659 27 16120 26,55 Nội thất trường học 14453 26,78 15797 27,25 16241 26,96 Nội thất công cộng 11123 20,6 11721 20,22 13168 21,68 Tổng 53967 100 57962 100 60715 100 (nguồn: phòng kinh doanh của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương) Qua số liệu trên ta thấy số lượng các dòng sản phẩm tiêu thụ được năm sau cao hơn năm trước. số lượng các sản phẩm tiêu thụ được là tương đương nhau. Tuy nhiên để có thể xác định được nên loại bỏ sản phẩm nào thì cần căn cứ vào số lượng tiêu thụ được của sản phẩm đó. Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương. Sản phẩm của công ty có mặt trên khắp thị trường miền bắc và đang ngày càng mở rộng ra các thị trường khác trong cả nước và thị trường quốc tế. doanh thu xuất khẩu của công ty cũng tăng liên tục hàng năm về số tuyệt đối và gần như đều tăng mạnh trong các năm gần đây và được thể hiện rõ trong bản sau. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trường: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền(triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng doanh thu 222276 100 276968 100 277951 100 Thị trường trong nước 114800 51,64 138558 50,03 142517 51,27 Miền bắc 63220 55,06 72493 52,32 71443 50,13 Miền Nam 33763 29,41 44048 31,79 47800 33,54 Miền Trung 17817 15,52 22017 15,89 23273 16,33 100 100 100 Thị trường xuất khẩu 107476 48,35 138410 49,97 135435 49,73 Nhật bản 33876 31,52 42425 30,65 38530 28,45 Canada 24881 23,15 28346 20,48 24229 17,89 Italia 17561 16,34 25245 18,24 26193 19,34 Pháp 16293 15,16 18214 13,16 16862 12,45 Khác 14863 13,83 24179 17,47 29619 21,87 100 100 100 (nguồn: phòng kinh doanh của công ty Đại Dưong) Từ số liệu trên ta có biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh thu của các miền qua các năm: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của các miền qua các năm Doanh thu tiêu thụ nội địa năm sau cao hơn năm trước. trước năm 2007 tăng 20,69% so với năm 2006, năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên chỉ tăng được 2,85% so với năm 2007. có thể thấy được năm 2007 là năm công ty có mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên doanh thu tiêu thụ tại thị trường miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 miền thị trường hoạt động của công ty. Để có được nhận xét trên là dựa vào số liệu thống kê sau: Dễ dàng thấy qua số liệu thống kê và biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh thu của các miền qua các năm trên cho thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty Đại Dương tại thị trường các miền tăng liên tục cả về số lượng tuyệt đối và số tương đối trừ thị trường miền bắc có giảm về số tương đối do trong những năm qua công ty thực hiện mở rộng thị trường khu vực miền Nam và miền Trung và hoạt động mang lại hiệu quả . do đó hoạt động tiêu thụcủa 2 khu vực này tăng lên đáng kể do vậy tỷ trọng tăng lên. Sản phẩm nội thất xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu lại được mở rộng sang các nước khác. Cho đến nay sản phẩm nội thất của Đại Dương đã có mặt trên gần 10 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội thất theo phức tiêu thụ Đối với thị trường trong nước, công ty áp dụng 3 phương thức tiêu thụ đó là qua các đại lý, hình thức đấu thầu và bán lẻ. doanh thu tiêu thụ qua các phương thức này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ Năm Tổng số thực hiên (trđ) Bán đại lý Bán lẻ Hợp đồng, đấu thầu Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) 2006 114800 63530 55,34 12869 11,21 38399 33,45 2007 138558 75096 54,19 14453 10,43 49029 35,38 2008 142517 80921 56,78 19325 13,56 42270 29,65 (nguồn: phòng kinh doanh của công ty Đại Dương) Biểu đồ thể hiện doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất theo 3 phương thức trong 3 năm gần đây Dễ thấy, bán qua đại lý đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty. Doanh thu tiêu thụ qua hình thức này tăng liên tục qua các năm. Một trong những lý do chủ yếu là công ty có hệ thống đại lý rộng lớn trong cả nước. Đấu thầu và bán lẻ là hình thức tiêu thụ trực tiếp của công ty. Tuy nhiên hình thức bán lẻ mang lại doanh thu không cao, do đó mà công ty ít có khả năng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Đối tượng khách hàng chủ yếu trong hình thức đấu thầu là các tổ chức. hợp đồng đấu thầu thường có giá trị lớn và tiêu thụ được lượng lớn, do đó chỉ một ít hợp đồng cũng có thể mang lại doanh thu khá cao cho công ty. Đối với thị trường nước ngoài, hình thức mà công ty áp dụng thành công cho đến bây giờ là hoàn toàn ký kết hợp đồng và giá trị các bản hợp đồng này thường khá lớn. Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty theo các quý trong năm. Để có thể phân tích được hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty có mang tính chất thời vụ hay không, hoạt động diễn ra đều đặn hay tập trung chủ yếu vào một thời gian nào đó trong năm cần dựa trên kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo thời gian cụ thể là qua các quý. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của từng quý qua các năm gần đây: Thời gian Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Quý I 44278 19,92 56030 20,23 56535 20,34 Quý II 46077 20,73 53870 19,45 68273 34,56 Quý III 64970 29,23 79101 28,56 69348 24,95 Quý IV 66949 30,12 87965 31,76 83802 30,15 Tổng doanh thu 222276 100 276968 100 277951 100 (nguồn: phòng kinh doanh của công ty Đại Dương) Qua bảng số liệu trên cho thấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty mang tính không liên tục nhưng cũng không hẳn là mang tính thời vụ. sản phẩm được tiêu thụ vào các tháng cuối năm thường hơn hẳn những tháng đầu năm, mức độ tiêu thụ tăng dần theo thời gian. Chương III Những khó khăn và hướng phát triển công ty 1. Những khó khăn và nguyên nhân tồn tại: 1.1 Những khó khăn: Tồn tại đầu tiên của công ty cũng như của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều mắc phải đó là công tác nghiên cứu thị trường làm không tốt, dẫn đến chưa xác định được chiến lược kinh doanh theo đúng nghĩa. Cho nên kết quả là công ty chưa xác định được mục tiêu, phương hướng lâu dài tạo cơ sở cho việc đề ra và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và các chính sách thị trường. các hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tiến hành theo những kế hoạch ngắn hạn mang tính thời vụ, thương vụ cao, không ổn định, bấp bênh, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động. Hoạt động kinh doanh còn thiếu bài bản, đôi lúc mang tính tự phát, thiếu những chiến lược, kế hoạch mang tính dài hạn cho việc tiếp cận chinh phục khách hàng, phát triển thị trường. Chi phí lớn, giá thành cao, giá bán sản phẩm cũng cao và cao hơn các doanh nghiêp khác sản xuất kinh doanh cùng nghành. mặt khác, giá bán của công ty thay đổi liên tục, ngay cả các nhân viên kinh doanh trong công ty chưa nắm hết được mức giá cũ của các sản phẩm thì đã có mức giá mới. điều đó cũng có sự tác động xấu tới khách hàng. Sản phẩm dùng giới thiệu, trưng bày tại các cửa hàng giới thiệu của công ty thường ít đổi mới, đôi khi trở thành phế phẩm. Dịch vụ bảo hành sửa chữa sản phẩm mất rất nhiều thời gian có khi chờ mất hàng tháng mà khách hàng vẫn chưa lấy được sản phẩm. Công tác kho không thường xuyên, bảo quản sản phẩm chưa tốt, do đó vẫn còng lượng hàng trở thành phế phẩm không bán được trong khi đó khách hàng không có hàng để mua cũng như các cửa hàng, đại lý của công ty không có hàng để bán. sự phối hợp giữa các bộ phận như: kinh doanh, kho, xưởng, sản xuất,còn chưa hiệu quả. Có sự thiếu thống nhất trong cách ghi chép giữa các bộ phận dẫn đến mất thời gian, tổn công sức trong quản lý, đánh gá hiệu quả công việc. 1.2 Nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó Nguyên nhân chủ quan Trình độ chuyên môn của các cán bộ nghiên cứu thị trường còn hạn chế, do đó việc tổ chức công tác điều tra thu thập và xử lý các thông tin về cung, cầu thị trường sản phẩm nội thất cũng như về đối thủ cạnh tranh, tình hình biến động trên thị trương chưa đầy đủ và có độ chính xác chưa cao. Do đó ảnh hưởng đến việc xác lập các mục tiêu chiến lược, các kế hoạch cũng như các chính sách cho các hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty. Công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh từ các cấp lãnh đạo đến các phòng ban, phân xưởng chưa chặt chẽ, dẫn đến tiến độ sản xuất không nhịp nhàng, liên tục, giao hàng chưa đúng với thời hạn đã ký trong hợp đồng. Ban lãnh đạo công ty cũng như các phòng ban chưa nhận thức rõ được tác dụng lớn của các hoạt động Marketting. Công ty đã thành lập phòng Marketting. Trình độ cán bộ công nhân viên chủ yếu là cao động và trung cấp. Nguyên nhân khách quan Thị trường biến động ngày càng phức tạp, lạm phát ngày càng cao, hầu hết giá cả các sản phẩm đều tăng cao buộc công ty phải tăng giá bán. Các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh sản phẩm nội thất ngày càng tăng. Không chỉ sản phẩm nội thất mà sản phẩm nhập ngoại đa dạng phong phú, với mẫu mã hình thức đẹp. 2. Định hướng và mục tiêu phát triển công ty trong thời gian tới. - Phát triển sản phẩm mới, mở rộng nghành hàng sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực của công ty. Dựa trên những thông tin phản hồi từ phía khách hàng khi họ mua sản phẩm và sử dụng sản phẩm của công ty và đặc biệt là những thông tin mà công ty thu thập được qua các buổi tổ chức hội nghị khách hàng trong thời gian qua, cộng với kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường, công ty luôn có xu hướng cải thiện những sản phẩm hiện có thành những sản phẩm hoàn toàn mới sao cho sản phẩm nội thất ngày càng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. - Mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước. Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội thất trong những năm qua cho thấy, sản phẩm nội thất của công ty chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa và đặc biệt là thị trường miền Bắc và tập trung phát triỉen thị trường miền Trung và miền Nam bằng cách phủ kín đại lý tại tất cả các tỉnh thành thuộc các miền, các khu vực. nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại các khu vực thị trường. với thị trường nước ngoài, công ty thực hiện giữ vững thị trường truyền thống đồng thời tiếp cận thị trường mới có tiềm năng phát triển. - Đẩy mạnh hoạt động Marketting nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty. Không chỉ Đại Dương mà nhiều doanh nghiệp của Việt Nam chưa thực sự nhận thức được hết chức năng và vai trò của hoạt động Marketting. Vì vậy trong những năm qua hoạt động Marketting của công ty Đại Dương chưa đạt hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới Đại Dương sẽ quan tâm hơn việc đưa các công cụ Marketting vào trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. - Tiếp tục đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và điều hành công ty: Công ty chú trọng cả hai hình thức đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trang thiết bị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc nâng cao cạnh tranh sản phẩm. vì vậy công ty cần có chiến lược đầu tư đúng đắn, phù hợp với tài chính và khả năng quản lý của công ty. 3. Mục tiêu của công ty trong năm 2009 - Thương hiệu: ổn định và duy trì thương hiêu Đại Dương là một thương hiệu mạnh, thương hiệu nổi tiếng trong ngành nội thất(đứng trong 5 thương hiệu dẫn đầu ngành nội thất) và có các chương trình quảng bá thương hiệu Đại Dưong ra nước ngoài. sản phẩm đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. - Doanh thu: do năm 2009 được dự báo là năm khó khăn đối với nền kinh tế nên trong giai đoạn này không chỉ riêng Đại Dương mà tất cả các doanh nghiệp khác đều không đặt nhiều kỳ vọng lớn vào năm nay. Công ty chỉ đưa ra mục tiêu là giữ và vượt doanh thu trong năm 2008 và cố gắng được mức gần 300 tỷ. + đại lý: 170 tỷ đồng + Dự án và hợp đồng: 130 tỷ số hợp đồng lớn trên 3 tỷ: 7 hợp đồng - Thị phần: + đại lý: 75% trong tổng doanh thu của công ty. - Phấn đấu mục tiêu đạt trên 100 đại lý cấp I - Phủ kín đại lý tại tất cả các tỉnh thành khu vực miền Bắc(mỗi tỉnh ít nhất có một đại lý). - Doanh số mỗi đại lý tối thiểu đạt 0.55 tỷ đồng. trung bình 45,8 triệu đồng/tháng - Tập trung phát triển thị trường miền Trung, miền Nam, miền Bắc, khôi phục thị trường tại các tỉnh Nam Định, Quảng Ninh, Ninh Bình + Dự án và hợp đồng: 30% doanh số nội địa, tập trung khu vực Hà Nội. - Sản phẩm: + Điều chỉnh và phát triển nhóm sản phẩm văn phòng: ghế xoay, bàn văn phòng, bàn xoay phục vụ khách sạn tại các hội nghị lớn +Phát triển sản phẩm inox, máy điều hòa nhiệt độ và các thiết bị chống trôm khác, các sản phẩm làm từ những nguyên liệu quý - Khách hàng mục tiêu + Các văn phòng công sở, trường học, các gói thầu của ngành giáo dục. +Các gia đình có thu nhập khá và trung bình. Đặc biệt năm nay công ty sẽ có những chiến lược giảm giá và tung giá các sản phẩm phù hợp với đối tượng gia đình có thu nhập trung bình, với tiêu chí cạnh tranh là giá rẻ. - lợi nhuận: không có con số chính xác nhưng toàn thể CBCNV đều sẽ cố gắng để đạt lợi nhuận cao hơn năm 2008 + lương và thu nhập bình quân: 3,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5681.doc
Tài liệu liên quan