Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I 3

một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 3

I. Khái niệm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân . 3

1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu : 3

2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu 5

2.1) Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ quốc tế trong nước 5

2.2)Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu 5

2.3) Xuất khẩu góp phần tạo ra việc làm và cải thiện đời sống cho nhân dân 6

2.4)Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại 6

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 7

3.1. Yếu tố doanh nghiệp 7

3.2. Yếu tố chính trị 7

3.3.Yếu tố kinh tế 8

3.4 Yếu tố về khoa học công nghệ 9

3.5. Yếu tố văn hoá - xã hội 9

3.6. Các yếu tố về tỉ giá hối đoái 10

3.7. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 10

3.8 Các yếu tố thuộc về sản phẩm 11

4. Các phương thức chủ yếu trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu 12

4.1 Giao dịch thông thường 12

4.2. Giao dịch qua trung gian 12

4.3 Giao dịch tại hội chợ triển lãm 12

4.4 Buôn bán đối lưu 12

4.5 Đấu thầu và đấu giá quốc tế 12

4.6 Giao dịch bằng thương mại điện tử 13

4.7 Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá 13

II. Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 13

1. Các bước chuẩn bị để tiến hành giao dịch kí kết hợp đồng. 13

1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài. 14

1.3. Tổ chức thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu . 18

1.4. Đàm phán ký kết hợp đồng cho xuất khẩu 18

1.5 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu . 20

2. Các hình thức xuất khẩu thông dụng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 22

2.1 Xuất khẩu trực tiếp 22

2.2. Xuất khẩu gián tiếp 22

2.3. Cấp giấy phép nhượng quyền 22

2.4. Liên doanh 23

2.5. Buôn bán đối lưu 23

2.7. Xuất khẩu theo nghị định thư 24

2.8 Xuất khẩu tại chỗ 24

2.9. Tái xuất khẩu 24

2.9. Xuất khẩu gia công uỷ thác 24

2.10. Gia công quốc tế. 25

Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ –artexport 26

I. Vài nét khái quát về công ty 26

1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty 26

2. Chức năng, nhiệm vụ củ công ty Artexport. 27

2.1. Chức năng. 27

2.2. Nhiệm vụ. 27

3. Cơ cấu tổ chức quyền hạn và nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban. 28

3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty . 28

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh Artexport 28

3.2. Quyền hạn của công ty 29

3.3. Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty . 29

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 31

1. Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 31

2. Đặc điểm tiêu thụ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ 33

3. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty . 34

3.1. Nguồn vốn của công ty 34

3.2 Nguồn nhân lực và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực 36

3.3 Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty . 36

4. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian vừa qua(2000-2001) 47

5. Đánh giá chung về công tác hoạt động xuất khẩu của công ty . 48

5.1. Những điểm mạnh mà công ty đã đạt đựơc trong thời gian vừa qua. 48

5.2. Những điểm còn hạn chế (điểm yếu) của công ty 51

5.3. Những cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Artexport . 51

 

 

Chương III 55

Một số phương pháp và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu củA Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ – artexport 55

I. Một số phương hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu 55

1. Một số phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty trong thời gian tới 55

1.1. Công tác sản xuất kinh doanh 56

1. 2 Công tác tổ chức cán bộ 58

2. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước 58

2.1) Phát huy thế mạnh ở trong nước và tận dụng tiềm năng ở bên ngoài để mở rộng quan hệ phấn công lao động và hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực. 58

2.2) Xây dựng qui hoạch phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề và vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. 59

2.3) Giải quyết mọi vướng mắc về cơ chế, chính sách 59

2.4) Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu 60

2.5) Hoàn thiện thủ tục xuất khẩu và chính sách thuế 60

2.6) Xây dựng một mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu 60

2.7) Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động xuất khẩu 61

II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ artexport. 61

1 Một số giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước 61

2. Một số giải pháp vi mô từ phía công ty 63

2.1. Giải pháp về thị trường 63

2.2. Giải pháp về sản phẩm 68

2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh 71

2.4. Nâng cao trình độ nhiệp vụ kinh doanh, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên 72

5. Tổ chức sản xuất hiệu quả gắn với sản xuất xuất khẩu 74

6. Hoàn thiện hơn công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu và bộ máy tổ chức của công ty 75

III.Một số kiến nghị với lãnh đạo Bộ Thương Mại và Nhà Nước 76

1. Tăng mức ưu đãi đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ 76

2. Nhà nước phải có chính sách ưu đãi đối với các làng nghề, các nghệ nhân 77

3. Nhà nước cần chú trọng việc cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 78

4. Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các nghị định cho vay vốn, nhất là vốn ưu đãi 79

5. Giảm nhẹ tiền cước vận chuyển và các lệ phí tại các cảng, cửa khẩu đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ 80

Kết luận 81

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng này cũng vẫn chưa đáng kể. Tuy vậy ta thấy việc sử dụng vốn của công ty cũng đã dần dần từng bước được bố trí lại để thực hiện có hiệu quả số tài sản cũng như lượng vốn của công ty . Điều đó được thể hiện qua bố trí cơ cấu vốn của công ty qua các năm như sau: Bảng 2: Cơ cấu vốn của công ty Artexport Đơn vị :% Năm/cơcấu vốn 1998 1999 2000 2001 TSCĐ/TTS 29,0 28,1 19,5 19,1 TSLĐ/TTS 71,0 71,9 80,5 80,9 Tổng 100 100 100 100 (Nguồn: báo cáo tài chính của công ty ) Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ tài sản trên tổng số tài sản có giảm dần qua các năm và tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản tăng dần qua các năm. điều đó chứng tỏ rằng việc sử dụng và quản lý vốn của công ty là tương đối hợp lý, có hiệu quả và đáp ứng được với những yêu cầu của cơ chế thị trường đó là phải đảm bảo vốn đưa vào kinh doanh cao nhất và có hiệu quả nhất. Do đó công ty không ngừng tăng doanh số bán hàng qua từng năm đồng thời giảm chi phí ở mức thấp nhất có thể được. Từ đó tăng được lợi nhuận trên từng đơn vị sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.2 Nguồn nhân lực và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự phát triển và tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp. Vì vậy công ty đã chú trọng quan tâm đào tạo nâng cao trình độ tay nghệ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng ngày càng tốt hơn theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào năng lực điều hành của cán bộ và kết quả thực tế trong sản xuất kinh doanh lãnh đạo công ty có phương án sắp xếp, điều chỉnh hợp lý về tổ chức nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm các đơn vị yếu kém, chú ý bồi dưỡng, đề bạt sử dụng cán bộ có năng lực trong công ty . Đồng thời việc đề bạt, bổ nhiệm, nâng bậc lương, tiền lương tiền thưởng trong chính sách cán bộ luôn thực hiện đúng chế độ, công khai dân chủ. Mặt khác công ty cũng đã thực hiện kí kết hợp đồng lao động 100% đối với cán bộ công nhân viên, giải quyết kịp thời quyền lợi của người lao động khi ốm đau thai sản, tai nạn lao động. Công ty đã xây dựng qui chế nội bộ và luôn thực hện đúng qui chế, được mọi người trong công ty tin tưởng và chấp nhận. 3.3 Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty . 3.3.1 Về kim ngạch xuất khẩu của công ty Từ năm 1986 trở lại đây, nước ta đang trong quả trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, con đường đổi mới của Việt nam ngày càng phát triển và thu được nhiều thành tựu đáng kể, nền kinh tế đã đi vào thế ổn định và đang phát triển đi lên, quan hệ quốc tế được mở rộng và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Hoà cùng với xu thế phát triển của đất nước, công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ cũng ngày một lớn mạnh, công ty đã có cái nhìn khách quan và đúng đắn về xu thế biến động của thị trường ngày nay, kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty mà phạm vi kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó công ty cũng đã xác định cho mình một hướng đi đúng đắn và thích hợp đó là hoạt động kinh doanh theo cơ chế khoán quản tức là chia các bộ phận kinh doanh trong công ty thành các phòng nghiệp vụ kinh doanh hoạt động gần như độc lập với nhau như mỗi phòng tự làm các nghiệp vụ marketing, tìm kiếm và quan hệ với khách hàng…Qua đó công ty tận dụng khai thác được tối đa năng lực của các trưởng phòng và cán bộ công nhân viên trong phòng. Từ đó làm cho hoạt động kinh doanh của artexport ngày càng phát triển. Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 Tổng KNXNK USD 23285000 24986000 25000000 25500000 Kế hoach xuất khẩu USD 12000000 10200000 10500000 10500000 KNXK hoàn thành USD 12096999 10404128 11254701 10448556 Tỷ trọng KNXK/Tổng KNXNK % 51,95 41,64 45,02 40,97 Hoàn thành/kế hoạch % 100,81 102 107,19 99,5 Nguồn: báo cáo thực hiện xuất khẩu. Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của công ty biến động qua các năm tương đối ổn định. Năm 1999 so với năm 1998 kim ngạch xuất khẩu giảm 1692871 USD tức giảm 0,86 lần. Năm 2000 so với năm 1999 kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên 850573 USD gấp 1,08 lần, nhưng đến năm 2001kim ngạch xuất khẩu lại giảm 804145 USD giảm 0,93 lần so với năm 2000. Sở dĩ có sự tăng giảm như vậy là do có sự thay đổi trong tiêu thụ sản phẩm của công ty với thị trường của nước bạn. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của công ty cao hơn các năm về sau vì số ngoại tệ công ty thu về không phải hoàn toàn là do tiêu thụ sản phẩm mà trong những năm 1998 trở về trước công ty còn thu về một khoản gọi là “thu hồi nợ của Chính phủ” đối với các nước Đông Âu ( Nga), mà số tiền này là khá lớn. Từ năm 1999 trở đi khi “thu hồi nợ của Chính phủ” đã hết thì kim ngạch xuất khẩu của công ty đã giảm đi, nhưng không chỉ do có nguyên nhân đó mà còn một nguyên nhân khách quan trọng hơn đó là sự cạnh tranh về mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các nước bạn trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan. Do nước bạn có nền khoa học công nghệ hiện đại, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm ra ngày càng đẹp hơn và giá thành cũng rẻ hơn của ta, vì thế khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn của ta dẫn đến các hợp đồng được ký kết có vẻ giảm đi và ta không có đủ khả năng cạnh tranh với thị trường trên thế giới. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có xu thế giảm đi nhưng công ty vẫn không ngừng cố gắng, thể hiện là việc hoàn thành kim ngạch xuất khẩu vẫn vượt quá chỉ tiêu mà công ty đề ra, không những thu về lượng ngoại tệ kế hoạch công ty đề ra mà còn thu về lớn hơn. Điều đó chứng tỏ rằng mặc dù có sự cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới nhưng toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã không nản lòng mà đã có một sự cố gắng, nỗ lực tuyệt vời để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Để đạt được kết quả đó, công lớn phải thuộc về sự chỉ đạo sáng suốt của đội ngũ lãnh đạo công ty sự năng động của các trưởng phòng kinh doanh cùng với lòng hăng say nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty nên các mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng, chiếm được niềm tin của khách hàng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên qua mỗi năm. 3.3.2. Hình thức kinh doanh xuất khẩu của công ty . Hiện nay công ty thực hiện ba hình thức kinh doanh xuất khẩu : Liên doanh sản xuất – xuất khẩu : là phương thức mà công ty cùng bỏ vốn ra liên doanh với đơn vi sản xuất, lãi cùng hưởng, lỗ cùng chịu và rủi ro phải được chia theo tỷ lệ vốn đóng góp mỗi bên. Công ty Artexport liên kết với các khách hàng nước ngoài với hình thức họ ứng vốn và chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm tại nước họ hoặc xuất đi nước thứ ba. Xuất khẩu trực tiếp - ủy thác xuất khẩu : Đơn vị có hàng xuất khẩu gọi là bên uỷ thác giao cho đơn vị xuất khẩu trực tiếp gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất nhập khẩu một số lô hàng. Toàn bộ hàng hoá và chi phí do bên uỷ thác chịu trách nhiệm. Bên uỷ thác phải trả cho bên nhận uỷ thác một khoản tiền gọi là phí uỷ thác. Phí uỷ thác thường là 1%. Dưới đây là một vài số liệu về tình hình xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu của công ty Artexport qua một số năm. Bảng 4: Uỷ thác xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp của công ty Artexport Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 Xuất khẩu uỷ thác USD 8859428 7026658 6083186 5212966 Tỷ trọng % 73,24 67,54 54,05 49,89 Xuất khẩu trực tiếp USD 3237571 3377470 5171515 5235590 Tỷ trọng % 26,76 32,46 49,95 50,11 Tổng KNXK USD 12096999 10404128 11254701 10448556 Nguồn : Báo cáo thực hiện xuất khẩu của Artexport . Qua bảng trên ta thấy hình thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác của công ty qua mỗi năm có xu hướng giảm đi thể hiện là năm 1999 giảm so với năm 1998 là 1832770 USD tức 0,79 lần. Năm 2000 so với năm 1999 giảm là 943472 USD hay giảm 0,47 lần còn năm 2001 giảm 870220 USD hay 0,86 lần so với năm 2000. Xuất khẩu uỷ thác có tỷ trọng giảm đi qua các năm thì hình thức xuất khẩu trực tiếp lại có chiều hướng tăng lên qua các năm. Năm 1999 so với năm 1998 kim ngạch xuất khẩu trực tiếp tăng là 139899 USD, gấp 1,04 lần, năm 2000 tăng 1794045 USD gấp 1,53 lần so với năm 1999. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 64075 USD gấp 1,01 lần. Như vậy tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong tỏng kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng còn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu uỷ thác trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngày càng giảm. Lý do là vì hình thức xuất khẩu uỷ thác ngày càng ít được áp dụng. Trong thời kỳ bao cấp phương thức thu mua hàng xuất khẩu gọi là gia công, đơn vị có hàng xuất khẩu cung cấp cho cơ sở sản xuất toàn bộ nguyên vật liệu rồi giao kế hoạch đề tài mẫu mã, giá gia công. Cơ sở chỉ biết làm theo kế hoạnh, người thợ chỉ biết làm công ăn lương. Còn trong cơ chế thị trường hiện nay hình thức xuất khẩu uỷ thác ít được áp dụng thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, hình thức chủ yếu là đặt hàng. Sau khi nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng với khách hàng, sau đó công ty sẽ căn cứ để đi liên hệ với các cơ sở sản xuất, thông thường khách hàng nước ngoài đặt hàng rất cụ thể, hoặc có sẵn mẫu mã, hoặc ảnh chụp. Vì vậy, hợp đồng đặt với các cơ sở sản xuất cũng quy định cụ thể và chi tiết. Việc thực hiện huy động hàng xuất khẩu thường được thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh doanh. Công ty tập trung hàng để kiểm tra về số lượng, chất lượng sản phẩm, sửa chữa lại bao bì, đóng gói cho phù hợp, tái chế nếu cần thiết, công ty kiểm tra kỹ sản phẩm để phát hiện các khuyết tật, nhất là các loại hàng có giá trị cao trước khi đem hàng đi xuất khẩu. Mặt khác với hình thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty cao hơn vì không phải trả cho bên nhận uỷ thác một khoản tiền nào, mà công ty trực tiếp thu hồi lợi nhuận. 3.3.3. Cơ cấu xuất khẩu của công ty a ) Theo cơ cấu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ là nhóm sản phẩm của những ngành nghề thủ công truyền thống, mang đậm nét của văn hoá dân tộc, nên hàng thủ công mỹ nghệ khong chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sông hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức tinh hoa văn hoá của dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu cao trên thị trường nước ngoài. Mặt khác thủ công mỹ nghệ là nhóm sản phẩm đang góp phần giải quyết việc làm cho hơn một triệu lao động tại các vùng nông thôn. Hiện nay có khoảng bảy triệu lao động tại nông thôn không có việc làm, nên ý nghĩa xã hội của ngành hàng này rất lớn. Kin ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trong thời gian 1980- 1990 đã gây ra một số ảo tưởng về tính “độc đáo” và khả năng chiếm lĩnh thị trường cao của mặt hàng này. Tính phi thực tế của kim ngạch đã thể hiện rõ vào năm 1991, khi Liên Xô tan rã. Vào năm đó, các sản phẩm như cói đay…chỉ còn bán được 30 triệu R- USD, giảm tới 80% so với năm 1990 và tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ phục hồi nhanh. Hàng gốm sứ mỹ nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Artexport, năm 1997 chiếm 27% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 2894039 R- USD...năm 2001 đạt 3434664 USD...các mặt hàng khác của công ty cũng tăng lên đáng kể, được thể hiện ở bảng 5. Qua bảng trên ( bảng 5) ta thấy các mặt hàng luôn giữ được mức tăng trưởng là hàng gốm sứ và hàng thêu ren. Sở dĩ như vậy là vì các mặt hàng này của ta khá chất lượng mẫu mã đẹp và đáp ứng được thị hiếu của khách nước ngoài. Các cơ sở sản xuất như gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Hải Dương…khá nổi tiếng trên thị trường thế giới. Mặt khác các mặt hàng này cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đầu tư thích đáng, đồng thời cộng với sự năng động, sáng tạo, luôn tìm kiếm khách hàng mới và giữ được khách hàng cũ trong công tác thị trường của công ty nên mặt hàng này tăng trưởng khá vững chắc. Bên cạnh đó các mặt hàng như cói, mây, sơn mài, mỹ nghệ, gỗ mỹ nghệ của công ty có chiều hướng tăng, giảm không ổn định qua các năm. Sở dĩ như vậy là vì : các mặt hàng trên là những sản phẩm trang trí nên ngoài những đòi hỏi về tính tiện dụng còn có yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Trong khi đó, phần lớn các sản phẩm trên lại hết sức đơn điệu ví dụ như ở Trung Quốc thích nằm chiếu khổ 1,3 m thì các cơ sở sản xuất (Nga Sơn) vấn sản xuất loại khổ 1,2m, còn những chiếc bàn, ghế mây được sản xuất ra lúc đầu bóng đẹp nhưng chỉ một thời gian sau là dão, độ bền không cao.... Mặt khác việc sản xuất chỉ chú ý vẻ đẹp trước mắt ví như việc sản xuất một chiếc ghế gỗ thì chỉ chú ý đến vẻ đẹp đằng trước của chiếc ghế, còn đằng sau ghế thì trong rất xấu.... Như vậy ngoài tính đơn điệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn bị một nhược điểm nữa là chất lượng kém và không đều. Nguyên liệu thực vật, do được sử lý chưa tốt nên thường có sự biến dạng khi thời tiết thay đỏi thậm chí phát sinh mốc, mọt ngay trên đường vận chuyển.... Vì vậy các mặt hàng này tiêu thụ chưa được tốt và thị trường chưa ỏn định dẫn đến sự giảm sút trong công tác xuất khẩu mặt hàng này. Như vậy hạn chế chung đối với các doanh nghiệp nhà nước vẫn là chất lượng sản phẩm và công tác thị trường yêú kém.... b) Theo cơ cấu thị trường Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và nó luôn gắn liền với thị trường. Bất cứ một mặt hàng nào muốn tiêu thụ được thì phải có thị trường quyết định chất lượng, số lượng, giá cả hàng hoá . Trải qua gần 40 năm hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, thị trường sản phẩm phải hết sức quan tâm bởi nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Cũng đã có lúc xuất khẩu sản phẩm của công ty bị đình trệ, song với tất cả nỗ lực của công nhân viên trong toàn công ty , cho tới nay, công ty đã có quan hệ với trên 30 nước trên thế giứi gồm châu Phi, Châu Âu, Châu á…tuy đặc điểm của mỗi khu vực thị trường là khác nhau nhưng công ty luôn cố mở rộng mối quan hệ của mình với các bạn hàng mới nước ngoài. Thị trường Châu á Thái Bình Dương. Đối với thị trường này thì các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan.... Đặc biệt là Đài Loan và Trung Quốc trong những năm gần đây họ đã nhập một số lượng tương đối lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Artexport chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó công ty cũng gặp một số khó khăn đó là sự cạnh tranh gay gắt của một số sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan.... Do đó phần nào cũng làm giảm đáng kể kim nghạch xuất khẩu của công ty . Qua bảng số liệu 6 ta thấy rằng thị trường của Artexport sang khu vực Châu á Thái Bình Dương là tương đối lớn, ngoài các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Trung quốc là thị trường khá vững chắc và ổn định của artexport, thì các nước như Indonoxia, Philipin, Triều Tiên hai năm gần đây hầu như không nhập sản phẩm của Artexport nữa, làm công ty mất đi một vùng thị trường do đó làm giảm kim nghạch xuất khẩu của công ty . Ngoài ra công ty cũng không ngừng tìm kiếm thị trường mới ở khu vực này ví như Hàn Quốc chẳng hạn, những năm trước thì hầu như nước này không nhập sản phẩm của Artexport nhưng 2 năm gần đây thì nước này cũng nhập 1 số lượng sản phẩm khá lớn làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty . Mặt khác còn có thị trường trong nước và các khu chế xuất và có thị trường Nam Phi. Ví dụ: Năm 1999 khu chế xuất Thủ Đức nhập hơn 10.USD. Nam Phi là hơn 200.USD . Bảng 6: KNXK hàng Thủ công mỹ nghệ sang thị trường Châu á - Thái Bình Dương. Đơn vị: USD Năm 1998 1999 2000 2001 KCX-Thủ Đức 0 16039 0 0 1144850 279623 1015472 996142 0 32516 7894 0 Thái Lan 276748 276817 117948 165717 Đài Loan 1788068 1041498 367768 159418 Trung Quốc 139867 701715 117948 2212424 Triều Tiên 429039 462419 0 0 Singapo 112776 67269 33629 122481 Malaysia 65811 80 73351 0 Indonexia 351000 0 0 0 Hàn Quốc 0 0 1151631 412026 Campuchia 40146 0 0 0 Tổng cộng 4215594 3589123 4690923 4216916 Tổngkimngạch xuất khẩu 12096999 10404128 11254701 10448556 Tỷ trọng % 34.85 34.49 41.68 40.36 Nguồn :Báo cáo thực hiện xuất khẩu của Artexport Thị trường Đông Âu Là một thị trường lớn với số dân 400 triệu người có nhu cầu rất lớn về mặt hàng mỹ nghệ và là thị trường truyền thống tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ của Artexport. Nhìn chung, hàng xuất khẩu sang thị trường này trong những năm qua theo yêu cầu sản phẩm và giá cả trên cơ sở các hiệp định cũ mà nước ta đã ký với Liên Xôvà các nước trong khối SEV. Hơn nữalại có thị trường trao đổi mới ở thị trường này, là khâu thanh toán bằng ngoại tệ mạnh. Tuy nhiên trước tiềm năng to lớn của thị trường Đông Âu, công ty không dừng lại ở hoạt động xuất khẩu trả nợ mà còn tăng cường nghiên cứu thị trường này, củng cố uy tín sẵn có của công ty , nghiên cứu đưa vào những sản phẩm mới. Bảng 7: KNXK hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Đông Âu Nước 1998 1999 2000 2001 Ba Lan 87343 94465 27984 27592 Nga 2357128 60248 120518 106178 Hungari 3845 0 0 Tiệp Khắc 41643 7003 0 44386 Tổng cộng 2495064 165561 345307 178156 Tổng kim ngạch xuất khẩu 12096999 10404128 11254701 10448556 Tỷ trọng % 20.63% 1.59% 3.07% 1.7% Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty Nhìn vào bảng trên ta thấy được lượng hàng thủ công mỹ nghệ được xuất sang các nước Đông Âu. Công ty vẫn giữ và thu hút được các thị trường như Ba Lan, Nga nhưng không mạnh. Năm 1998 sở dĩ công ty có kim ngạch xuất khẩu sang CHLB Nga lớn là vì năm đó công ty vẫn còn thu một khoản gọi là “thu hồi nợ của Chính Phủ”, đến năm 1999 sau khi trả nợ xong thì kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm đi rõ rệt, nhưng 2 năm gần đây công ty lại dần dần phục hồi được khu vực thị trường này. Tuy nhiên, những thị trường khác của công ty vẫn giảm một cách đáng kể nhu Hungari, Tiệp Khắc và hầu như công ty không còn chiếm lĩnh được thị trường ở các nước này nữa. Qua bảng 7 ta thấy tỷ trọng kim ngach xuất nhập khẩu của công ty sang khu vực thị trường Đông Âu có giảm sút rất mạnh. Điều này cho thấy nếu công ty muốn giữ được khu vực thị trường nàythì công ty phải có những giải pháp nhất định để giữ vững thị trường và khách hàng đặc biệt là CHLB Nga và Ba Lan đồng thời công ty phải chú trọng vào chất lượng và giá thành sản phẩm, các khâu nghiên cứu thị trường, marketing...trong những năm tới. Thị trường Tây Bắc Âu. Thị trường Tây Bắc Âu là khu vực thị trường đã thu hút được nhiều hợp đồng đặt mua theo những mẫu mã đặt trước tù Đan Mạch, Đức, Pháp... thị trường này được công ty thực sự chú trọng kể từ khi các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Với số dân hơn 600 triệu người, thu nhập trên dưới 10000USD/năm và thị hiếu luôn thay đổi, thị trường Tây Bắc Âu mở ra cho công ty một phương hướng mới nhằm tăng kim ngạch mặt hàng thủ công mỹ nghệ . Nghiên cứu bảng số liệu dưói đây thì khu vực thị trường có yêu cầu chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ khá cao, chẳng hạn như hàng sơn mài, khách hàng qui định từng kích thước, mầu sắc, hoa văn, thường là mầu sắc hoa văn và phải mang tính cách Châu Âu. Bảng 8: KNXK hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Tây Bắc Âu Đơn vị tính USD Năm 1998 1999 2000 2001 Đức 2769715 1976510 1816704 1328575 Pháp 706333 1057393 764691 559583 Anh 92942 494541 544008 1100053 Thụy Sỹ 91506 0 1073 0 ý 463239 829123 610575 625618 Hà Lan 296870 870816 1142501 821141 úc 45345 110876 135952 79337 Thụy Điển 29033 44569 70798 60596 Tây Ban Nha 95368 284233 314393 139549 Phần Lan 49534 211533 168539 30992 Nauy 3543 9282 0 0 Bỉ 39543 85228 57346 357810 Tổng cộng 4682962 5803904 5526480 5103526 Tổng KNXK 12096999 10404128 11254701 10448556 Tỷ trọng % 38.7 55.78 49.1 48.84 Nguồn : Báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang khu vực thị trường này là khá lớn, chiếm gần 50% tổng kim mgạch xuất khẩu của công ty .Tuy nhiên các thị trường lớn như Đức, Pháp đang có xu hướng giảm đi, còn một số thị trường như Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha, ý…tuy kim ngạch xuất khẩu có nhỏ hơn Đức và Pháp nhưng những thị trường này đang có xu hướng mở rộng và kim ngạch xuất khẩu của công ty đang tăng dần lên ở những thị trường này ....Vì vậy thị trường Tây Bắc Âu là thị trường công ty cần chú trọng nhất, công ty cần phải phát triển thị trường này một cách mạnh hơn nữa, cần quan tâm, nghiên cứu để phát triển các thị trường tiềm năng, mặt khác cần chú trọng để giữ vững thị trường và khách hàng ở các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp. Thị trường Bắc Mỹ Đây là thị trường mới mà công ty đã tìm kiếm trong những năm vừa qua, tuy lượng nhập của các nước này không cao nhưng hiện nay nứoc ta đã kí kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ nên công ty có rất nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này. Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Bắc Mỹ Năm 1998 1999 2000 2001 Mỹ 44763 101415 105807 219691 Canada 229758 237246 201750 115931 Tổng cộng 274521 338661 307557 375622 Tổng KNXK 12096999 10404128 11254701 10448556 Tỷ trọng 2.27% 3.26% 2.73% 3.59% Nguồn: báo cáo thực hiện xk Theo số lượng trên ta thấy thị trường này chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đây là thị trường tiềm năng lớn của các mặt hàng xuất khẩu nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng, vì hiện nay Mỹ đã có hình thức xoá bỏ thuế quan cho mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Ngoài các thị trường lớn ở trên, Công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường khác, mà các thị trường này cũng góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của công ty (Bzazil,Thụy Sỹ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Inzland...) 4. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian vừa qua(2000-2001) Với nền kinh tế thị trường, chính sách mở rộng của nhà nước đã phát huy được những ưu điểm của nó đối với nền kinh tế thị trường nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Nhà nước đã thu được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, kinh tế không ngừng phát triển, với quan hệ Quốc tế được ủng hộ và mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện. Hoà vào xu thế đó công ty Artexport Hà Nội cũng ngày một phát triển và vững mạnh hơn. Công ty đã có cái nhìn đúng đắn về xu hướng biến động của thị trường với sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong công ty, phạm vi kinh doanh của công ty ngày một đa dạng. Chính vì vậy trong những năm qua công ty đã có những thành công đáng kể đặc biệt trong 2 năm gần đây. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 11: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD Artexport Hà Nội. Các chỉ tiêu Thực hiện năm 2000 Thực hiện năm 2001 Kim ngạch xuất nhập khẩu 25 triệu USD 25.5 triệu USD Doanh thu 125 tỷ VND 200 tỷ VND Lợi nhuận 1 tỷ VND 1.1 tỷ VND Nộp ngân sách 14.400 tỷ VND 15.454 tỷ VND Thu nhập bình quân/tháng 1300000 đồng/người 1400000 đồng/người Đầu tư xây dựng xưởng, kho tại 3 khu vực :Hải Phòng, Bát Tràng, Thanh Lân. -2000 m2 kho 300m2 văn phòng 150m2Kiốt Tổng số: 1.5 tỷ VND Nguồn: Báo cáo tại đại hội CNVC lần thứ 19 Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp nhà nước cũng như là công ty Artexport Hà Nội hoạt động trong điều kiện khó khăn đó là đồng vốn ít, bộ máy cồng kềnh, tư duy còn kém, quan liêu. Bên cạnh đó thị trường cũng bất ổn định. Đứng trước khó khăn đó, toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty Artexport đã không chịu bó tay, tự khắc phục và tìm cho mình hướng đi phù hợp đưa công ty từng bước di lên. Diều đó được thể hiện qua bảng 11, kết quả đạt được của công ty trong 2 năm qua so với mục tiêu nhiệm vụ đề ra đều đạt và vượt yêu cầu đề ra cụ thể như sau: Mục tiêu doanh thu: + Năm 2000 là 120 tỷđạt: 125 tỷ VND + Năm 2001 là 150 tỷ đạt: 200 tỷ VND Thu nhập bình quân: + Năm 2000 là 1 triệu VND/người đạt: 1.3 triệu đồng/người +Năm 2001 là 1.1 triệu đồng/người đạt 1.4 triệu đồng/người Để đạt được những yêu cầu trên là sự cố gắng rất lớn từ lãnh đạo công ty tới toàn thể công nhân viên chức trong điều kiện khó khăn phức tạp về thị trường cả trong và ngoài nước, khẳng định công ty đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty đề ra . 5. Đánh giá chung về công tác hoạt động xuất khẩu của công ty . 5.1. Những điểm mạnh mà công ty đã đạt đựơc trong thời gian vừa qua. Trong lúc tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu á, vụ khủng bố diễn ra tại nước Mỹ làm cho nền kinh tế thế giới đặc biệt là Mỹ và Nhật bị suy thoái, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội nhiều nước làm giảm đáng kể hoạt động xuất nhập khẩu . Tình hình trong nước, Đảng và Nhà nước tiếp tục đưòng lối đổi mới, phát triển và hội nhập. Luât doanh nghiệp mới cùng với nhiều chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển và hội nhập . Luật doanh nghiệp mới cùng với nhiều chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển, cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh ngày càng quyết liệt hơn. Hoà vào xu thế đó, công ty Artexport trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực, đánh dấu sự đổi mới về nhận thức và sự phấn đấu bền bỉ, liên tục của các bộ công nhân viên. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công Mỹ nghệ – Artexport.doc
Tài liệu liên quan