Đề tài Thực trạng hoạt động Marketing và giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại công ty thông tin di động MobiFone VMS

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty thông tin di động Mobi Fone .

1.1. Giới thiệu chung về Công ty thông tin di động VMS .

1.1.1 Giới thiệu về Công ty . .

1.1.2. Lịch sử ra đời của Công ty VMS - Mobi Fone .

1.1.3. Cơ cấu tổ chức .

1.2. Các dịch vụ của VMS

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh .

Chương II: Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty thông tin di động Mobi Fone

2.1 Nghiên cứu Marketing

2.2.Môi trường Marketing .

2.2.1. Môi trường Marketing vĩ mô . . .

a. Môi trường nhân khẩu

b. Môi trường kinh tế .

c. Môi trường tự nhiên

d. Môi trường khoa học kỹ thuật .

e. Môi trường chính trị

g. Môi trường văn hóa . .

2.2.2. Môi trường marketing vi mô

a. Công ty

b. Những người cung ứng .

c. Những người môi giới Marketing .

d. Khách hàng .

e. Đối thủ cạnh tranh .

g. Công chúng trực tiếp .

2.3. Các hoạt động Marketing hỗn hợp .

2.3.1. Chính sách sản phẩm .

2.3.2. Chính sách giá cả .

2.3.3. Chính sách phân phối .

2.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp .

2.3.5. Con người .

2.4. Phân tích SWOT .

2.4.1. Điểm mạnh của Công ty VMS .

2.4.2. Điểm yếu .

2.4.3. Cơ hội

2.4.4 Đe dọa .

2.4.5 Ma trận SOWT .

Chương III: Giải pháp Marketing trong các dịch vụ thông tin di động tại Công ty Mobi Fone .

3.1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới .

3.1.1 Xu hướng phát triển thông tin liên lạc

3.1.2. Chiến lược phát triển của các dịch vụ thông tin di động .

3.2. Một số giải pháp Marketing chủ yếu góp phần phát triển hoạt động trong các dịch vụ thông tin di động của Công ty VMS

3.2.1.Tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường thông tin di động .

3.2.2. Hoàn thiện và phát triển hệ thống Marketing hỗn hợp .

a. Chính sách dịch vụ .

b. Chính sách hoàn thiện và nâng cao dịch vụ .

c. Chính sách phân phối .

d. Chính sách khuyếch trương .

e. Chính sách về quá trình dịch vụ 1

1

1

1

2

4

5

 

6

6

7

7

7

7

7

7

8

8

8

8

9

9

10

10

11

12

12

13

14

15

16

17

17

18

19

20

21

 

23

23

23

24

 

24

24

25

25

26

28

29

29

 

doc34 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động Marketing và giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại công ty thông tin di động MobiFone VMS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của ngành Bưu chính – Viễn thông bí mật và an toàn. Công ty có hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài vậy công ty chịu sự điều chỉnh bởi luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thể hiện qua giấy phép kinh doanh số 9405/VL ngày 19/8/1995 của SCCI nay là MPI. Ngoài ra hoạt động của công ty phải tuân theo hiến pháp, pháp luật. g. Môi trường văn hóa: Môi trường văn hoá có ảnh hưởng đến hoạt động marketting của công ty. Mỗi một quốc gia đều có một nền văn hoá khác nhau và nó đều chứa đựng nhiều nhánh văn hoá riêng biệt, những nhóm người khác nhau cùng chia sẻ những giá trị nảy sinh từ những kinh nghiệm và hoàn cảnh sống nhất định. Trong trường hợp các nhóm của nhánh văn hoá thể hiện những mong muốn và hành vi tiêu dùng khác nhau, thì những người làm marketting có thể lựa chọn các nhánh văn hoá làm những thị trường mục tiêu của mình. Những người làm marketting hết sức quan tâm đến việc phát hiện những biến đổi văn hóa có thể báo trước những cơ hội marketting và mối đe doạ mới cho công ty. 2.2.2. Môi trường marketing vi mô a. Công ty Trong công ty VMS có rất nhiều các phòng ban khác nhau, mối một phòng ban đều có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Những người làm quản trị marketting cần phải hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác của công ty để từ đó có thể thực hiện được các kế hoạch marketting. Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp cho bộ phận marketing nắm được tình hình thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Hoạt động của tất cả những bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng đến những kế hoạch và hoạt động của phòng marketing. b.. Những người cung ứng Những người cung ứng của công ty là những công ty kinh doanh và những người cá thể cung cấp cho công ty, các đối thủ cạnh tranh trong ngành và các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra các sản phẩm cho công ty và các dịch vụ của công ty. Những sự kiện xảy ra trong môi trường “người cung ứng” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động marketting của công ty. Do vậy mà những người quản trị marketting trong công ty cần phải theo dõi giá cả của các mặt hàng cung ứng, việc thay đổi người cung ứng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong hoạt động marketting của công ty từ đó ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. c. Những người môi giới Marketing Những người môi giới marketting là những công ty hỗ trợ cho công ty đi lên, tiêu thụ và phổ biến các sản phẩm và dịch vụ của công ty đến tay các khách hàng, nó bao gồm có những người môi giới thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hoá, các tổ chức dịch vụ marketting và các tổ chức tài chính tín dụng. * Những người môi giới thương mại là những công ty kinh doanh hỗ trợ công ty tìm kiếm khách hàng. * Các tổ chức dịch vụ marketting là những công ty nghiên cứu marketting, những công ty quảng cáo, những tổ chức của các phương tiện quảng cáo và các công ty tư vấn marketting giúp cho công ty có thể định hướng một cách chính xác hơn các sản phẩm và dịch vụ của mình. * Các tổ chức tài chính tín dụng bao gồm các ngân hàng, các công ty tín dụng , các công ty bảo hiểm và các tổ chức khác hỗ trợ công ty đầu tư vào các sản phẩm mới hay dịch vụ mới hay công ty đầu tư vào các thương vụ hay bảo hiểm chống rủi ro liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ của công ty. Đối với công ty VMS, công ty không thể bỏ qua sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính tín dụng trước khi quyết định đầu tư vào các sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Việc tăng giá tín dụng hay thu hẹp khả năng tín dụng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả hoạt động marketting của công ty. Vì thế công ty cần thiết lập mối liên hệ bền vững với những tổ chức tài chính tín dụng quan trọng nhất đối với mình. d. Khách hàng Khách hàng là đối tượng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty, do vậy mà những người làm marketting rất chú trọng tới các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ khách hàng. Khách hàng của công ty VMS là tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mỗi một nhóm khách hàng công ty đều có những ưu đãi đặc biệt. Đối với lứa tuổi học sinh công ty VMS có gói cước Q- teen để phục vụ khách hàng này, đối với sinh viên có gói cước Q- student, với các khách hàng còn lại công ty có các gói cước và dịch vụ khác như gói cước Mobicard, Mobi 4U hay MobiZone. Các thị trường khách hàng chủ yếu của công ty là: * Đối với di động hoà mạng, với loại di động này công ty thường tập trung vào khách hàng có thu nhập cao và thường xuyên cung cấp những thông tin họ là các cơ quan nhà nước mà họ được giảm giá cước thuê bao tháng, họ là các cá nhân thường xuyên di động và họ cần nhiều dịch vụ liên quan. Vì thế đối với nhóm khách hàng này có nhu cầu rất lớn về dịch vụ thông tin di động, chất lượng cao mặc dù giá đắt, dịch vụ đa dạng. Để khai thác tốt nhu cầu của nhóm này VMS cần có chính sách thích hợp về dịch vụ, mạng lưới. * Đối với di động Card. Họ là nhóm khách hàng phải thường xuyên di động và chịu trách nhiệm xử lí thông tin. Tuy doanh thu từ nhóm khách hàng này không cao nhưng đây là nguồn khách hàng tương đối ổn định, Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, nhu cầu của nhóm khách hàng này có sự gia tăng rõ rệt, các cá nhân làm nghề kinh doanh buôn bán, các công ty liên doanh… đã bắt đầu sử dụng các dịch vụ của công ty. Các yêu cầu của khách hàng đó chủ yếu là về giá cả hợp lí, chất lượng dịch vụ tốt, phương thức phục vụ thuận tiện và để làm hài lòng khách hàng công ty VMS cần có chính sách thích hợp về dịch vụ, mạng lưới phân phối để thu hút các khách hàng. e. Đối thủ cạnh tranh * Callink: Trước khi VMS ra đời, thị trường Việt Nam đã có mặt của công ty Call – link. Dây là công ty liên doanh giữa Bưu điện Hà Nội với Telecom International của Singapore năm 1992, sự ra đời này đáp ứng nhu cầu điện thoại di động Sài Gòn. Tuy nhiên nó còn nhiều hạn chế. Vùng phủ sóng quá hẹp, không có khả năng chuyển vùng quốc tế và nội địa… *Vina Fone: Công ty dịch vụ Viễn thông Vina Fone chính thức đi vào hoạt động nagỳ 26/6/1996 do Tổng cục Bưu điện (GPC) cho ra đời một mạng di động GSM thứ hai cạnh tranh với VMS. Mạng di động này do Vina Fone quản lý kinhh doanh và khai thác, trang thiết bị sử dụng cho mạng là của Siemens và Motorola. Mới đầu thành lập Vina Fone đã thực hiện phủ sóng 18 tỉnh thành phố, tận dụng Bưu điện ở các tỉnh thành. Do sinh sau đẻ muộn, tận dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt do tránh được sức ép về giá nên sau 1 năm hoạt động Vina Fone đã mở rộng thêm vùng phủ sóng và trở thành đối thủ đáng gờm của VMS. * Viettel Công ty viễn thông Viettel trực thuộc tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cơ sở sát nhập các công ty Internet Viettel, điện thoại cố định Viettel và điện thoại di động Viettel. Viettel đã mở rộng các sản phẩm của mình trên thị trường với các tiện ích vô cùng đa dạng, không ngừng thay đổi phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đã áp đảp được các đối thủ cạnh tranh của mình ngày cả VNPT. Chương trình marketing của Viettel đồng nghĩa với việc tốn tiền trong khi tấn công, nhưng sẽ được lại nhờ thu hút thêm khá nhiều khách hàng mới. Hiện Viettel đã phủ sóng di động tại Phú Quốc, Cát Bà, cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định sóng di động của Viettel sẽ có mặt tại 100% số huyện, xã trong năm nay.Đến thời điểm này, Viettel Mobile cho biết đã có đến trên 2,5 triệu thuê bao trong cả nước và mạng Viettel đang phủ sóng ra nước ngoài. Viettel thực sự là đối thủ cạnh tranh lớn của công ty Mbifone. Mobi Fone cùng với Vinaphone và Viettel là 3 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động chiếm thị phần chính (hơn 90%) trong thị phần thông tin di động Việt Nam. Hiện nay có một số mạng mới xuất hiện là: Vietnam mobile, Beelin với giá cước rẻ với nhiều khuyến mại nhưng vùng phủ sóng chưa rộng. g. Công chúng trực tiếp Trong thành phần môi trường marketting có nhiều công chúng trực tiếp khác nhau của công ty. Công chúng trực tiếp là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tấm đến tổ chức có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới mục tiêu đề ra của nó. Công chúng trực tiếp có thể là hỗ trợ hoặc chống lại nỗ lực của công ty nhằm phục vụ thị trường. Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến công ty với thái độ thiện chí. Công chúng tìm kiếm là nhóm mà công ty cố gắng thu hút sự chú ý của họ, nhưng không phải bao giờ cũng tìm được (ví dụ như các phương tiện thông tin đại chúng). Công chúng không mong muốn là nhóm mà công ty cố gắng thu hút sự chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện. Công ty Mobifone đã xây dựng kế hoạch marketting cho tất cả các công chúng trực tiếp, cơ bản của mình, cũng cho tất cả thị trường khách hàng. 2.3. Các hoạt động Marketing hỗn hợp Marketing – mix là hệ thống với 4 cấu thành: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến xúc tiến khuyếch trương có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy khi đưa ra các quyết định không thể xem xét các yếu tố như những chỉnh thể đơn độc mà phải nghiên cứu trong tương tác với các hợp phần còn lại một cách đồng bộ và hài hòa. Bốn yếu tố cấu thành của Marketing – mix phải đảm bảo tính thống nhất. 2.3.1 Chính sách sản phẩm Chính sách sản phẩm là yếu tố nòng cốt của hệ thống marketting. Nó ảnh hưởng quyết định đến ba yếu tố còn lại của chính sách này bắt đầu từ việc tìm kiếm phát hiện nhu cầu nghiên cứu thiết kế sản phẩm và dịch vụ sau khi tung sản phẩm ra thị trường. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ thị trường làm cơ sở để duy trì, cải tiến hay huỷ bỏ sản phẩm. Sản phẩm là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường cho nên sự quan tâm của doanh nghiệp tới sản phẩm được coi là một yếu tố rất quan trọng. Tuỳ theo từng giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra các sản phẩm của mình ra thị trường để phục vụ các khách hàng khác nhau. Trong một đoạn thị trường mục tiêu thì tuỳ theo những đặc tính cá nhân và hành vi của khách hàng mà công ty đã đưa ra các chính sách sản phẩm khác nhau. Công ty VMS đã thực hiện chính sách thâm nhập sâu vào thị trường và phát triển các sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm đưa các sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng có nhu cầu trong thị trường mục tiêu bằng một danh mục các sản phẩm phong phú, đa dạng về chất lượng sản phẩm. Công ty VMS đã đưa ra một loạt các sản phẩm để phục vụ cho các khách hàng khác nhau, các sản phẩm của công ty đã đưa ra đó là: Mobicard, Mobi 4U, Mobizone, Mobi Q, Mobi Gold và rất nhiều các sản phẩm khác nhằm phục vụ cho mọi khách hàng và mọi đối tượng khác nhau. Chính sách sản phẩm mà công ty Mobifone đưa ra đã thực sự đạt hiệu quả lớn trong việc thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Mobifone. 2.3.2. Chính sách giá cả Giá cả có tầm quan trọng đặc biệt trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp. Mặc dù trên thị trường hiện nay việc cạnh tranh giá đã được chuyển sang cạnh tranh chất lượng. Nhưng nhiều lúc, nhiều nơi việc cạnh tranh về giá vẫn diễn ra gay gắt. Giá cả là lĩnh vực thể hiện sự cạnh tranh giành lợi thế kinh tế và vị trí độc quyền của doanh nghiệp, mà hiện nay việc cạnh tranh về giá cả của công ty Mobifone với các mạng di động khác diễn ra ngày càng gay gắt đặc biệt là sự cạnh tranh về giá với mạng Viettel và Vinaphone. Trong marketting, nhất là marketting mix, giá cả là một trong bốn biến số, cùng với chính sách sản phẩm, phân phối, xúc tiến. Và tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục đích bán hàng. Do đó, việc quy định giá cả sản phẩm là một quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp vì: Giá cả ảnh hưởng đến lượng hàng bán của công ty. Giá cả có tác động mạnh mẽ đến thu nhập và lợi nhuận của công ty. Vì vậy, xác lập một chiến lược giá đúng đắn là điều kiện cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi và chiếm lĩnh trên thị trường của công ty. Giá của VMS chủ yếu tập trung vào việc đưa ra mức giá cho sản phẩm đầu cuối và các mức hoa hồng cho các đại lý và cửa hàng của Công ty. Công ty VMS đã đưa ra những mức giá khác nhau cho các khách hàng và để lôi kéo được các khách hàng của mình vào năm 2009 đó là: mạng di động Mobifone vừa tung ra một gói cước dành riêng cho tuổi teen với nhiều ưu đãi lớn. Chiến lược này đã khẳng định được chiến lược giá “bắm chắc thị trường” của Mobifone và kết quả là công ty đã thu hút được thêm rất nhiều khách hàng mới đặc biệt là giới trẻ. Như vậy là chính sách giá mà công ty VMS đưa ra đã mang lại hiệu quả rất lớn cho công ty đem lại một khoản lợi nhuận lớn cho công ty. 2.3.3.Chính sách phân phối Muốn đạt được số thuê bao ca, doanh thu lớn Công ty VMS sử dụng hình thức phân phối. Để tổ chức và quản lý hoạt động phân phối Công ty đã phân phối qua các kênh ( hệ thống kênh) để nhằm thỏa mãn nhu cầu dịch vụ của khách hàng và tiện quản lý. Do đó Công ty đã có 2 dạng kênh chính: Kênh trực tiếp: có vai trò rất lớn trong gian đoạn đầu kinh doanh của Công ty. Công ty → Đội BHTT → Khách hàng + Kênh trực tiếp từ Công ty, các trung tâm bán hàng trực tiếp qua các phòng bán hàng của Công ty. Dạng kênh này có thuận lợi khi tiếp xúc với khách hàng mua số lượng lớn, đòi hỏi quá trình giao dịch lâu dài và linh hoạt. Công ty → Cửa hàng → Khách hàng + Kênh trực tiếp từ các cửa hàng của Công ty: các cửa hàng là các chi nhánh của Công ty trên các địa bàn, trong đó Công ty tự mình quản lý chi trả tiền lương cho nhân viên. Các cửa hàng chỉ được phép bán các loại sản phẩm của Công ty nên thông qua các của hàng Công ty có thể nắm vững tình hình biến động trên thị trường. Kênh gián tiếp Công ty → Đại lý → Khách hàng Công ty bán sản phẩm dịch vụ của mình thông qua các đại lý. Việc lựa chọn đại lý của Công ty phụ thuộc vào các yếu tố: đối tượng làm đại lý, khu vực phát triển đại lý, đội ngũ nhân viên của đại lý. Về đại lý ủy thác, họ là những người đại diện cho Công ty trong việc cung cấp máy, họ được hưởng 5% giá máy bán ra. Thực chất là Công ty ký gửi máy và họ được hưởng hoa hồng. Các đại lý mua đứt bán đoạn: họ mua máy và Sim Card của Công ty và máy cũng có thể do họ tự khai thác, họ được hưởng hoa hồng thêm mỗi một Sim Card đầu nối và chênh lệch về giá máy 5%. Công ty cũng rất chú trọng phát triển đại lý kiểu này vì có nhiều điều thuận lợi: + Mở rộng mạng lưới phân phối + Tăng cường khả năng cạnh tranh + Giảm chi phí mở cửa hàng và quản lý đại lý. + Tăng cường sự hiện diện của Công ty ở khắp nơi do số lượng cửa hàng và đại lý. 2.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp. a, Quảng cáo: Trong những năm gần đây, VMS đã từng bước hiện đại hóa trong vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng mạng lưới, triển khai thêm nhiều dịch vụ mới. Để hỗ trợ cho công tác phát triển và tăng số lượng thuê bao, Công ty rất chú trọng đến hoạt động quảng cáo để cho thuê bao, khách hàng tiềm năng của Công ty có đủ thông tin về những loại dịch vụ mới tiện lợi để sử dụng cho nhu cầu thông tin của mình. Quảng cáo và khuếch trương sản phẩm mới với chất lượng kỹ thuật cao của Công ty với biểu tượng Mobi Fone. Quảng cáo trên báo: Hà Nội mới, Giá cả thị trường, Doanh nghiệp, VN News, Thể thao…, báo địa phương và báo nước ngoài. In các tài liệu, ấn phẩm quà tặng quảng cáo: Tờ giới thiệu dịch vụ Mobi Fone, giá cước, sách hướng dẫn sử dụng dịch vụ hộp thư thoại, Fax, áp phích…biệu hiện cho đại lý. Duy trì, làm mới biển quảng cáo: như biển trong phòng chờ sân bay, trong thành phố. Quảng cáo trên truyền hình: Công ty đã tiến hành xây dựng chương trình quảng cáo cho các dịch vụ của mình trên ti vi như truyền hình VTV3, VTV1, Hà Nội, và các đài truyền hình địa phương. Ngoài ra Công ty còn quảng cáo trên xe Taxi 777, 333, nếu bạn cần Taxi ở Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Huế… bạn chỉ cần bấm 777 hoặc 333 trên máy di động. Bấm 320, bạn có thể mua vé, đặt chỗ hay hỏi thông tin về các chuyến bay của Vietnam Airlines. b, Quan hệ công chúng Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt. Để tạo lập và định vị sản phẩm cũng như hình ảnh, uy tín Công ty rất chú trọng đến việc xây dựng và phát triển mối quan hệ công chúng như: tiếp xúc, gặp gỡ với khách hàng để nắm bắt, thu thập các thông tin về việc cung cấp dịch vụ cũng như nhu cầu khác từ phía khách hàng. Mobi Fone được bình chọn là Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất. Mobi Fone giới thiệu triển lãm thành tựu các văn phòng đại diện nước ngoài tại Hà Nội. Mobi Fone tham gia hội chợ sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Đêm ca nhạc đặc biệt kỷ niệm 15 năm thành lập VMS. c, Các hoạt động xã hội như: Trợ giúp đồng bào ở các vùng bị thiên tai, bão lụt Mobi Fone góp phần đem lại nụ cười cho các em bé Việt Nam bị dị tật.. Trong những năm gần đây Công ty đã sử dụng một số hình thức nhằm xúc tiến bán hàng như: tặng quà, giảm giá vào các ngày kỷ niệm lớn, Tết Nguyên đán; chương trình hợp tác giữa Mobi Fone và nhà cung cấp máy điện thoại di động. Sim Mobi Fone sẽ được tặng kèm khi khách hàng mua máy Nokia, Samsung hoặc Motorola của nhà phân phối FPT. d, Tiếp thị Hoạt động tiếp thị là đội ngũ chuyên trách nên Công ty đầu tư rất lớn vào việc đào tạo đội ngũ này để tăng cường và đẩy mạnh công tác bán hàng, tiếp thị đến từng cơ quan, xí nghiệp, trường học. 2.3.5.Con người VMS rất chú trọng đến việc xây dựng các chính sách tuyển dụng đào tạo và quản lý tốt đội ngũ nhân viên giao dịch. + Tuyển dụng: Công ty thường xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn các nhân viên giao dịch dựa trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước như tổ chức các cuộc thi tuyển hàng năm để bổ sung vào các cửa hàng nơi có vùng phủ sóng, trạm thu phát của Công ty. + Đào tạo: sau khi được tuyển dụng, các nhân viên giao dịch được học qua các lớp đào tạo nghiệp vụ. Trong qua trình làm việc, nhân viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu, đòi hỏi của công nghệ mới. + Quản lý: Để kích thích, tạo động lực cho các nhân viên giao dịch phát huy tốt khả năng giao dịch và làm việc hết mình, VMS đã sử dụng nhiều biện pháp về kinh tế cũg như tinh thần cho các nhân viên, tạo mọi điều kiện cho nhân viên hoàn thiện nhiệm vụ được giao. 2.4.Phân tích SWOT Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, bản thân nó đều tồn tại những mặt mạnh cũng như những mặt yếu. Kinh doanh trên thươgng trường thị luôn song song tồn tại cơ hội và thách thức. Mặt mạnh cũng như mặt yếu, cơ hội cũng như thách thức luôn tồn tại xen kẽ nhau. Chính vì thế, nhận ra đâu là mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội cũng như thách thức sẽ giúp cho doanh nghiệp có những chính sách đúng đắn trong kinh doanh nói chung cũng như trong Marketing nói riêng. Việc phân tích SWOT (ma trận kết hợp: điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – thách thức) giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác hơn về các chính sách của mình. Đối với Công ty thông tin di đông Mobi Fone – VMS cũng không là ngoại lệ. 2.4.1.Điểm mạnh của Công ty VMS. a .Đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Với phương châm “tất cả vị khách hàng”, tại Mobi Fone mọi thứ đều xoay quanh khách hàng, đặt quyền lợi của khách hàng lên trên. Câu hỏi “ Khách hàng sẽ được thêm lợi ích gì khi áp dụng chính sách công nghệ ” luôn là câu hỏi đầu tiên mà các cán bộ, chuyên gia cũng như nhân viên của Mobi Fone đặt ra khi xử lý mọi vấn đề theo quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm. Do vậy, Mobi Fone luôn được bình chọn là mạng di động được ưa chuộng nhất trong nhiều năm lien tục. Là mạng di động ra đời đầu tiên, đội ngũ của Mobi Fone được đào tạo và thử thách trong môi trường hợp tác với nước ngoài (hợp tác với Comvik) và Mobi Fone cũng đồng thời là cái nôi nhân sự của ngành thông tin di động Việt Nam. Kể từ khi ra đời cho đến nay đội ngũ nhân viên của Mobi Fone luôn là đội ngũ được đánh giá cao nhất trong số các công ty trong cùng lĩnh vực. b. Luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới. Không được hạ giá cước bằng với Viettel để cạnh tranh, Mobi Fone tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ, tìm cách tháo gỡ vấn đề đầu tư. Mobi Fone đã tạo được bước tiến vượt trội về chất lượng cũng như việc áp dụng thành công công nghệ tiên tiên nhất của mạng GSM. Điển hình là năm 2008, Mobi Fone đã công bố việc áp dụng thành công 2 công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới của mạng GSM là EGDE và Sythesizer. Với việc áp dụng thành công công nghệ truyền dữ liệu tốc độ cao với EGDE, Mobi Fone trở thành mạng GSM duy nhất hiện nay có tốc độ truyền tương đương với ADSL của mạng cố định (khoảng 384 kb/s). Năm 2009 nhân dịp sinh nhật thứ 16 Mobi Fone hình thành việc phát sóng 16000 trạm BTS vào cuối tháng 12. Bên cạnh đó Mobi Fone cũng đầu tư cho thương hiệu của mình và in dấu trong tâm trí khách hàng về mạng di động có chất lượng tốt nhất với hình ảnh thời thượng và đẳng cấp. c. Chất lượng và dịch vụ tốt nhất trong các mạng di động Chỉ tiêu Mobi Fone Vina Fone Viettel Chất lượng thoại (điểm) 3,54 3,52 3,47 Gọi đến tổng đà thành công trong 60s (%) 98,82 98,82 96,08 Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công (%) 98,97 99,63 99,08 Khiếu nại của khách hàng (số lượng khiếu nại/100 khách hàng 0,007 0,011 0,013 (Nguồn: theo cục quản lý chất lượng CNTT và truyền thông thuộc Bộ thông tin và truyền thông năm 2009) 2.4.2. Điểm yếu a. Kém khả năng cạnh tranh về giá cước Do là mạng chiếm thị phần khống chế nên cũng như Vina Fone thì Mobi Fone không được phép giảm giá cước để cạnh tranh. Vì vậy trong một khoảng thời gian ngắn, sự xuất hiện của Viettel cùng chiến lược về giá và nhiều hình thức khuyến mại đã nhanh chóng làm thay đổi thị phần các mạng di động. Cước gọi trong nước: Trả trước (đồng/phút) Trả sau (đồng/phút) Nội mạng Ngoại mạng Nội mạng Ngoại mạng Viettel (áp dụng từ 1/12/08) 1.690 1.890 1.090 1.190 Vina Fone (áp dụng từ 15/12/08) 1.890 1.990 1.080 1.200 Mobi Fone (áp dụng từ 15/12/08) 1.750 1.990 1.080 1.200 b. Mạng lưới phủ sóng chưa rộng khắp. Năm 2007 được đánh giá là năm cả 3 mạng đẩu tư lớn nhất cho mạng lưới phủ sóng của mình, trên thực tế trong năm tập đoàn Bưu chính viễn thông của Việt Nam VNPT - đơn vị chủ mạng Mobi Fone, Vina Fone đã dồn công tốn sức tăng tốc phát triển vùng phủ sóng. Tuy nhiên, do vùng phủ sóng của Mobi Fone và Vina Fone vẫn thua Viettel do lợi thế của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng tận dụng được lực lượng quân đội. Hiện nay Viettel đã phủ sóng 63/63 tỉnh thành còn Mobi Fone thì chưa phủ sóng hết. c.Chậm chạp trong chiến lược cạnh tranh. Trước khi Viettel ra nhập thị trường thông tin di động thì thị trường này là bức tranh đơn sắc của 2 doanh nghiệp thuộc VNPT chiếm 97% thị phần. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về viễn thông, Viettel khó có thể trở thành đối thủ thực sự của Vina và Mobi khi nhìn vào bài học đắt giá của S- Fone và HT Mobile. Tuy nhiên chỉ sau vài tháng Viettel đi vào hoạt động thị trường thông tin di động đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Bằng chiến lược cạnh tranh về giá, các chiến lược về giá, các chương trình khuyến mại thường xuyên và hướng đến phục vụ nhiều tầng lớp khách hàng khắp mọi miền Tổ Quốc kể cả vùng nông thôn, hải đảo…Viettel đã trở thành mạng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất chỉ trong thời gian ngắn. Trong khi đó Mobi chua có động thái tích cực nào, không đưa ra được giải pháp hiệu quả dẫn đến mất thị phần đáng kể. 2.4.3.Cơ hội a. Cơ hội tăng thị phần Là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Mobi, Vina, Viettel, Viettel vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đáng kể và lợi thế cước rẻ. Tháng 6 năm 2009 Bộ Thông tin đã quyết định giảm giá cước cho Mobi và Vina. Mobi Fone cũng liên tục đưa ra các khuyến mại hấp dẫn. Đây là cơ hội để Mobi Fone tăng thị phần của mình lên đáng kể. b. Cổ phần hóa Trong số 3 mạng di động lớn nhất hiện nay thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước thì Mobi Fone – mạng di động đầu tiên tại Việt Nam là doanh nghiệp được chọn làm mạng thực hiện cổ phần hóa. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn lớn nhằm đổi mới hơn nữa công nghệ, nâng cao chất lượng. c. Mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài Chỉ trong tháng 2/2009 Mobi Fone đã ký kết với 12 mạng di động trên thế giới để mở rộng mạng lưới chuyển vùng Quốc tế lên gần 200 mạng, đẩy mạnh GPRS, 3G phục vụ nhu cầu dùng Data của khách hàng và làm tiền đề cho việc triển khai các dịch vụ 3G. 2.4.4.Đe dọa a.Đối thủ cạnh tranh Mobi Fone bắt đầu cạnh tranh từ khi S- Fone khai trương vào năm 2003, đến cuối năm 2004 Viettel đi vào hoạt động, kể từ thời điểm này cho tới gần cuối năm 2006 Viettel được đánh giá là một hiện tượng trên thị trường thông tin di động với giá cước rẻ, đầu tư nhanh. Trong 3 năm đóViettel là mạng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Ngoài sự năng động và sáng tạo trong kinh doanh, một yếu tố quan trọng dẫn tới thành công là sự chênh lệch giữa Viettel với Mobi Fone và Vina Fone khá lớn – trong khi Mobi và Vina không được giảm giá cước để cạnh tranh vì là mạng chiếm thị phần khống chế. Thị phần các mạng di động Mạng Năm Mobi Fone Vina Fone Viettel Mạng khác 2005 36% 49% 11% 4% 2006 31% 33% 30% 6% 2007 28% 25% 32% 13% 2008 29% 21% 37% 13% Lâu nay thị phần chiếm áp đảo của Viettel là những người có thu nhập thấp. Thị phần của Mobi Fone chủ yếu là các thành phố lớn có t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng hoạt động Marketing và giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công ty thông tin di động Mobi Fone – VMS.doc
Tài liệu liên quan