Đề tài Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại tổng công ty Vinaconex

Lời nói đầu

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng.

I. Thương mại quốc tế - Một sự cần thiết khách quan.

1. Khái niệm về Thương mại Quốc tế.

2. Thương mại Quốc tế - Một sự cần thiết khách quan.

II.Hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.

III. Nội dung của hoạt động nhập khẩu.

1.Nghiên cứu thị trường.

1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước.

1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài.

1.3. Phương pháp nghiên cứu thị trường.

2. Lập phương án kinh doanh.

3. Giao dịch và ký kết hợp đồng.

3.1. Giao dịch , đàm phán trước khi ký kết.

3.2 Ký kết hợp đồng.

4. Thực hiện hợp đồng.

4.1. Xin giấy phép (nếu cần).

4.2. Mở L/C.

4.3. Đôn đốc phía bán giao hàng.

4.4.Thuê tàu vận chuyển.

4.5. Mua bảo hiểm.

4.6. Làm thủ tục hải quan.

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại tổng công ty Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hoà liên bang Nga Ngoài ra, Tổng công ty còn có vốn góp ở các doanh nghiệp sau: Công ty liên doanh VINATA - liên doanh giữa VINACONEX và tập đoàn TAISEI (Nhật Bản) Công ty liên doanh VINALEIGHTON - liên doanh giữa VINACONEX và công ty LEIGHTON Asia Co.Ltd (úc- Hồng Kông) Liên doanh VINACONEX - KOVA BY MORWEAR Liên doanh khách sạn Suối Mơ 2.Mô hình bộ máy quản lý và hoạt động của Tổng công ty. 2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty VINACONEX Theo các quyết định của Bộ, Tổng công ty có các chức năng và nhiệm vụ sau: - Nhận thầu xây dựng các công trình trong và ngoài nước . - Cung cấp nhân lực đồng bộ, kỹ sư, công nhân... cho các hãng, nhà thầu xây dựng nước ngoài. - Xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất và các hàng hoá khác. - Sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm và các sản phẩm công thương nghiệp khác cho xây dựng. - Tư vấn, khảo sát, thiết kế, đầu tư xây dựng,quản lý dự án. - Kinh doanh bất đông sản. - Dịch vụ khách sạn và du lịch 2.2 Sơ đồ tổ chức tổng công ty VINACONEX (xem phụ lục) 2.2.1 Ban giám đốc Ban giám đốc gồm: - Tổng giám đốc - Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật - Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh - Phó Tổng giám đốc phụ trách thi công - Kế toán trưởng *Tổng giám đốc có các nhiệm vụ chức năng sau: Xây dựng chiến lược phát triển cho Tổng công ty cũng như kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược, phương án và dự án đã được phê duyệt. Điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Tổng công ty. Đề nghị hội đồng quản trị trình Bộ trưởng bộ xây dựng quyết định bổ nhiệm khen thưởng phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng, giám đốc các đơn vị thành viên, trưởng và phó phòng thuộc tổng công ty. *Các phó Tổng giám đốc: Có chức năng giúp Tổng giám đốc điều hành các lĩnh vực hoạt động theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện. *Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của Tổng công ty 2.2.2 Văn phòng và các phòng ban chức năng * Phòng tổ chức: Giúp tổng giám đốc nghiên cứu và xây dựng bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh. Tổ chức sắp xếp và thực hiện các chế độ đối với cán bộ công nhân viên của toàn Tổng công ty. * Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Giúp Tổng giám đốc cân đối kinh doanh xuất nhập khẩu và tổng hợp kế hoạch cho hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty, tham gia vào việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng thương mại với các thương nhân trong và ngoài nước. * Phòng đấu thầu và quản lý dự án: Tham gia đấu thầu và quản lý các dự án trong và ngoài nước cho Tổng công ty. * Phòng đầu tư: Lập dự án đầu tư cho văn phòng tổng và các chi nhánh của Tổng công ty. * Phòng pháp chế: Trợ giúp ,tư vấn về pháp luật cho toàn Tổng công ty giúp lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên chỉ đạo và thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tham gia vào việc soạn thảo và thực hiện các hợp đồng kinh tế. *Phòng đào tạo: Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật, lập kế hoạch đưa CBCNV đi học, nâng cao nghiệp vụ. * Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tập hợp các thông tin kinh tế tài chính, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo quý, năm. Lập dự toán thu chi cho toàn Tổng công ty. * Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc xây dựng kế hoạch ,chiến lược tổng thể cho từng giai đoạn và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của Tổng công ty. 3.Tình hình chung của tổng công ty VINACONEX 3.1 Đặc điểm về lao động của Tổng công ty . Hiện nay Tổng công ty có 18.720 cán bộ công nhân viên, trong đó làm việc ở nước ngoài là 8.423 người, làm việc trong nước là 13.297 người. Cụ thể, số làm việc trong nước chia theo nghề nghiệp gồm có: STT Nghề nghiệp Số người 1 Kỹ sư 1.013 2 Kỹ thuật viên 1.206 3 Công nhân kỹ thuật 11.078 4 Bậc Ê 4 6.938 5 4<BậcÊ7 4.14 Tổng 13.297 Tổng công ty rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ công nhân có tay nghề cao với kỹ thuật chuyên sâu. Bản thân mỗi CBCNV đều tự ý thức trau dồi và cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu của công việc. Nhiều cán bộ có hai bằng đại học: một bằng về kỹ thuật, một bằng về kinh tế nhằm quản lý, quản trị kinh doanh tốt hơn trong cơ chế thị trường. Do đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty, việc quan hệ với đối tác nước ngoài là thường xuyên nên ngoại ngữ rất quan trọng. Tổng công ty cũng đã mở các lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho cán bộ chuyên môn, quản lý đang làm việc. Đào tạo tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật cơ bản cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đó Tổng công ty đã cử một số kỹ sư, cán bộ tham gia các liên doanh theo hình thức luân chuyển để đào tạo cán bộ. Ngoài ra còn thường xuyên cử các cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng chính tri, nghiệp vụ chuyên môn, các cuộc hội thảo do các cơ quan chuyên ngành tổ chức nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ nhất là trong các lĩnh vực quản lý tài chính, đấu thầu, quản lý an toàn tiến độ, chất lượng công trình, kinh doanh xuất nhập khẩu ... để đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ mới trong tình hình hiện tại cũng như những năm tiếp theo. 3.2.Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty bao gồm: *Xây lắp *sản xuất CN-VLXD *Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá *Xuất khẩu lao động * Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Với gần 40 năm hoạt động và phát triển, Tổng công ty VINACONEX ngày càng lớn mạnh. Đặc biệt từ khi được thành lập lại trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam và một số dơn vị trực thuộc Bộ xây dựng , hoạt động dưới hình thức Tổng công ty 90. Tổng công ty đã là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng . Kết quả hoạt động trong ba năm vừa qua thể hiện ở biểu 2. Biểu số 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ( năm 1999 -2001 ) Đơn vị : Tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Tổng giá trị sản lượng GTSL Tỉ trọng (%) GTSL Tỉ trọng (%) GTSL Tỉ trọng (%) 1.767 100 1.780 100 1.948 100 - GTSL xây lắp 887 50,19 905 50,84 1.102 56,57 - GT sản xuất CN- VLXD 44 2,49 68 3,82 68 3,49 - GT KD XNK hàng hoá 436 24,67 462 25,96 455 23,36 - GT XK lao động 352 19,92 277 15,56 234 12,01 - Các hoạt động sản xuất kd khác 48 2,72 68 3,82 89 4,57 2. Tổng doanh thu 779 925 743 3. Nộp ngân sách 65 70 70 4. Lợi nhuận 22 27 20 Nguồn: Trích Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm (1999- 2001). Qua biểu 2 ta thấy, Tổng giá trị sản lượng của Tổng công ty luôn tăng lên qua các năm . Năm 1999 đạt 1.767 tỉ đồng. Năm 2000 đạt 1.780 tỉ đồng, tăng 0,74% so với năm 1999. Năm 2001 đạt 1.948 tỉ đồng, tăng 9,43% so với năm 2000. Trong đó giá trị sản lượng xây lắp trong 3 năm đều chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng. Giá trị sản lượng xây lắp năm 2001 là cao nhất từ trước đến nay. Bởi vì tc xác định xây lắp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Thực hiện phương châm: Đa dạng hoá sản phẩm xây lắp, do vậy ngoài các sản phẩm xây lắp truyền thống như xây lắp dân dựng, công nghiệp, cấp thoát nước, môi trường, các lĩnh vực xây lắp khác như đường, cầu, thuỷ lợi, điện đã phát huy và chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng giá trị sản lượng xây lắp. Xếp thứ hai trong tổng giá trị sản lượng là giá trị hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Hoạt động này chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị sản lượng hàng năm. Cụ thể, năm 1999 đạt 436 tỉ đồng, chiếm 24,67% tổng giá trị sản lượng, năm 2000 đạt 426 tỉ đồng chiếm 25,96% tổng giá trị sản lượng, năm 2001 đạt 455 tỉ đồng đạt 23,36% tổng giá trị sản lượng. Như vậy, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá đã có đóng góp rất lớn vào giá trị tổng sản lượng của Tổng công ty hàng năm , chỉ sau hoạt động xây lắp . Năm 2001. tổng doanh thu của Tổng công ty giảm hơn so với năm 2000, chỉ đạt 743 tỉ đồng trong khi tổng giá trị sản lượng là 1948 tỉ đồng cao hơn nhiều so với năm 2000. Doanh thu năm 2001 giảm, một phần do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giảm, nhưng chủ yếu là do hoạt động xây lắp. Giá trị sản lượng xây lắp cao, nhiều công trình Quốc tế được thực hiện như: Xây dựng trường Đại học Đồng Độc, bệnh viện Sethairath tại Viên chăn- Lào,... Các công trình lớn trong nước như: Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Trạm phân phối xi măng Hiệp Phước, công trình thuỷ lợi Tân Chi, công trình cầu Bến Hồ bắc qua sông Đuống,... Tất cả các công trình lớn này ít nhất đến cuối năm 2001 hoặc sang năm 2002 mới hoàn thành. Vì vậy chúng chưa mang lại lợi nhuận cho Tổng công ty . Tổng công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, các khoản nộp ngân sách được hoàn thành hàng năm, tránh nợ đọng năm này qua năm khác Để phục vụ nhu cầu trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã tận dụng lợi thế của mình, hướng vào các mặt hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng . Các mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty gồm: * Nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng. * Nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng . * Nhập khẩu hàng điện dân dụng. * Nhập khẩu xe máy. * Nhập nhẩu một số mặt hàng khác Các mặt hàng xuất khẩu gồm: * Xi măng, gạch Granit ( sang Lào) * Chất tẩy rửa ( sang Nhật Bản) * Đá xẻ, đá Marble (sang Singapore) Kim ngạch xuất nhập khẩu các năm vừa qua như sau: Biểu số 3: Kim ngạch XNK của Tổng công ty ( năm 1999-2001) Đơn vị: USD. Năm 1999 2000 2001 Kim ngạch Tỉ trọng (%) Kim ngạch Tỉ trọng (%) Kim ngạch Tỉ trọng (%) Kim ngạch NK 31.259.182 99,72 34.618.008 99,66 32.487.404 99,19 Kim ngạch xuất khẩu 88.840 0,28 118.000 0,34 265.102 0,81 Tổng KN XNK 31.348.002 100 34.736.008 100 32.752.506 100 Nguồn: Trích báo cáo hàng XNK hàng năm (1999-2001) Qua biểu 3 ta thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu chủ yếu do hoạt động nhập khẩu mang lại, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên Tổng công ty đang chú trọng vào hoạt động xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu các loại nguyên vật liệu xây dựng sang Lào phục vụ các công trình Quốc tế đang thi công do vậy kim ngạch xuất khẩu đã nhích dần từng năm. Kim ngạch nhập khẩu năm nào cũng chiếm trên 90% tổng kin ngạch xuất nhập khẩu . II. Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Tổng công ty VINACONEX trong những năm gần đây. 1.Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Tổng công ty VINACONEX . Nhập khẩu hàng hoá là một mảng khá lớn trong số các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty VINACONEX . Vì vậy để xem xét và đánh giá nó một cách chi tiết , tỉ mỉ thật khó. Chúng ta chỉ đi phân tích trên một số mặt chính sau: 1.1.Đặc điểm về thị trường nhập khẩu . Trong kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là vấn đề rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, đạt hiệu quả cao. Kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì việc nghiên cứu thị trường càng trở lên phức tạp. Tuy vậy, trong những năm vừa qua,Tổng công ty VINACONEX đã luôn cố gắng trong việc tìm kiếm và lựa chọn thịtrường. Trước đây dưới thời bao cấp, Tổng công ty chủ yếu có quan hệ với thị trường các nước Đông âu, Liên Xô cũ và một số nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận và Việt Nam ra nhập ASIAN thì mối quan hệ của Tổng công ty với các thị trường ngày càng mở rộng và gắn bó, thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh . Nhìn chung thị trường nhập khẩu của Tổng công ty có xu hướng tăng qua các năm( khoảng 10% một năm). Những thị trường thường xuyên như Nhật Bản, Hàn Quốc,... có giá trị kim ngạch lớn và chiếm tỉ trọng ngày càng cao. Cùng một loại hàng hoá như nhau nhưng Tổng công ty đã có xu hướng nhập ở nhiều nước khác nhau với chất lượng và giá cả khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước. Ví dụ như mặt hàng gạch ốp lát, Tổng công ty có thể nhập ở 4 nước là Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc và Tây Ban Nha. Qua biểu số 4 ta thấy, hiện nay Tổng công ty có quan hệ bạn hàng với hơn 13 nước trên thế giới, mỗi nước đều phát huy được thế mạnh riêng với từng mặt hàng nhập khẩu. Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn là những thị trường nhập khẩu chính của Tổng công ty trong những năm vừa qua. Đặc biệt Nhật Bản có tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu chiếm đa số trong các năm. Năm 1999, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản là 12.053.113 USD chiếm 38,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1999. Sang năm 2000, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này là 13.651.431USD chiếm 39,43% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000 và tăng 13,26% so với năm 1999. Với đà đó, năm 2001, thị trường Nhật Bản vẫn được khai thác nguồn hàng cho nên giá trị kim ngạch nhập khẩu vẫn đạt ở mức cao là 14.036.042 USD chiếm 43,20% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2001 và tăng 2,8% so với năm 2000, tăng 16,45% so với năm 1999. Thị trường Nhật Bản cung cấp các mặt hàng chủ yếu như máy móc thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng. Trong tương lai thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường truyền thống của Tổng công ty, khai thác các chủng loại mặt hàng như: thiết bị thi công, thang máy, thép xây dựng,... Đối với thị trường Hàn Quốc kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này vẫn liên tục tăng qua mấy năm gần đây.Năm 1999, thị trường này chỉ chiếm tỉ trọng là 4,7% với giá trị kim ngạch nhập khẩu là 1.468.904 USD. Nhưng đến năm 2000, tỉ trọng tăng vọt lên chiếm 15,81% với giá trị kim ngạch nhập khẩu là 5.473.341 USD, giá trị kim ngạch tăng 272% so với năm 1999. Sở dĩ như vậy là vì năm 2000 Tổng công ty đã nhập dây chuyền sản xuất giấy dầu và nhiều sản phẩm thép xây dựng từ thị trường Hàn Quốc. Đến năm2001 kim ngạch nhập khẩu đạt 10.620.364 USD hay chiếm 32,69% tỉ trọng kim ngạch cả năm. Mặc dù tố độ tăng kim ngạch nhập khẩu năm 2001 so với 2000 thấp hơn 2000 so với 1999 nhưng con số 94% chỉ ra rằng tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu vẫn rất nhanh. Số liệu ở biểu 4 cho thấy, thị trường Italia chiếm tỉ trọng đột biến trong năm 1999 là 22,37% trong tổng kim ngạch cả năm nhưng đến năm 2000 chỉ chiếm 1,04% và năm 2001 chiếm 2,77% cả năm. Điều này được lí giải bởi năm 1999 VINACONEX đã nhập 2 dây chuyền sản xuất gạch Ceramic trị giá 6.800.000 USD từ thị trường Italia. Các năm tiếp theo, Italia chỉ là thị trường trung bình của Tổng công ty. Bên cạnh đó, với sự tham gia vào khối Asean của Việt Nam vào tháng 7 - 1997 , thị trường các nước trong khu vực luôn được duy trì. Tuy vây, kim ngạch nhập khẩu từ Indonexia, Singapore, Thái Lan vẫn còn thấp, tăng chậm và không đều. Hy vọng với dự tham ra vào khối mậu dịch tự do AFTA và hoàn thành tiến trình CEPT, Tổng công ty sẽ tiến xa hơn nữa với những thị trường này. Một số thị trường như Phần Lan, Đài Loan, Mỹ là những thị trường đang được Tổng công ty khai thác và tương lai kim ngạch nhập khẩu ở những thị trường này sẽ chiếm tỉ trọng cao góp phần làm đa dạng hóa chủng loại sản phẩm trong các nhóm ngành hàng Tổng công ty được phép nhập khẩu. Biểu số 4: KNNK của Tổng công ty theo thị trường (1999-2001) Năm 1999 2000 2001 TT Chỉ tiêu Tên Thịtrường Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) 1 Italia 6.990.426 22,37 359.126 1,04 900.600 2,77 2 Hàn Quốc 1.468.904 4,70 5.473.341 15,81 10.620.364 32,69 3 Nhật Bản 12.053.113 38,55 13.651.431 39,43 1 4.036.042 43,20 4 Đức 2.311.344 7,40 185.000 0,53 227.407 0,70 5 Anh 111.736 0,35 6 Indonexia-Singapore 1.315.501 4,21 1.726.590 4,99 2.976.202 9,16 7 Đài Loan 1.693.204 5,42 889.640 2,57 376.000 1,16 8 Pháp 362.895 1,16 834.066 2,41 9 Mỹ 492.368 1,57 318.311 0,92 578.125 1,78 10 Trung Quốc 2.000.000 6,40 442.045 1,28 250.802 0,77 11 Thái Lan 1.160.854 3,72 3.800.798 10,98 756.000 2,33 12 Thuỵ Điển Tây Ban Nha 1.298.840 4,15 1.328.631 3,84 13 Phần lan 1.640.000 4,74 1.458.034 4,49 14 TT khác 3.968.828 11,46 307.828. 0,95 Tổng 31.259.182 100 34.618.008 100 32.487.404 100 Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hàng xuất nhập khẩu hàng năm 1999 - 2001 1.2 Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty. Tổng công ty VINACONEX là đơn vị trực thuộc của Bộ xây dựng, ban đầu mọi hoạt động kinh doanh đều do chỉ tiêu trên ra, chưa mang tính chất kinh doanh thực sự. Khi chuyển sang tự chủ trong kinh doanh, ngoài việc thực hiện một số chỉ tiêu Bộ ra, Tổng công ty còn được giao quyền hạch toán và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tổng công ty được phép tự do hoạt động trong các lĩnh vực đã đăng kí trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Khi như cầu về vật tư thiết bị ngành xây dựng ngày càng cao do nhu cầu công nghiệp hoá, và hiện đai hoá đất nước, các sản phẩm này tiêu thụ ngày càng nhiều. Tổng công ty đã chủ động đi vào các sản phẩm có chất lượng cao, thị trường lớn, chấp nhận cạnh tranh, đi vào nhgiên cứu đầu vào, đầu ra nhằm khai thác nguồn lực, tiềm năng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của đất nước trong thời kì đổi mới. Mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty là máy móc thiết bị xây dựng, nguyên vật kiệu xây dựng, xe máy, hàng điện dân dụng và một số mặt hàng khác. Kim ngạch nhập khẩu của Tổng công ty phân theo mặt hàng được thể hiện ở biểu số 5. Máy móc thiết bị xây dựng thường là những dây chuyền sản xuất, những máy móc có giá trị lớn nhưng lại nhập với số lượng nhỏ nên kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng máy móc thiết bị thường nhỏ hơn nguyên vật liệu. Những chủng lọai mặt hàng thuộc nguyên vật liều thường có giá trị thấp hơn nhưng lại được nhập với số lượng lớn nên mặt hàng nguyên vật liệu vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn. Duy chỉ có năm 1999, tỉ trọng máy móc thiết bị(48,93%) cao hơn tỉ trọng nguyên vật liệu (34,46%) do trong máy móc thiết bị có hai dây chuyền sản xuất gạch Ceramic có giá trị lớn. Cụ thể, năm 1999 giá trị kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng máy móc thiết bị là 15.295.675 USD chiếm tỉ trọng 48,93%. Nhưng năm 2000 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chỉ còn 13.907.275 USD chiếm 40,17% , giảm 9% so với năm 1999. Và năm 2001 kim ngạch nhập khẩu là 5.291.901 USD chiếm 16,95% kim ngạch nhập khẩu cả năm và giảm 61,94% so với năm 2000. Giá trị kim ngạch nhập khẩu năm 2001 giảm đột ngột như vậy vì trong mặt hàng máy móc thiết bị, Tổng công ty không nhập một dây chuyền sản xuất nào mà dây chuyền sản xuất thường có giá trị lớn. Kim ngạch nhập khẩu hàng nguyên vật liệu xây dựng luôn tăng lên theo các năm. Kim ngạch năm 1999 là 10.770.554 USD chiếm 34,46%, năm 2000 là 19.326.284 USD chiếm 55,83% và tăng 79% so với năm 1999. Do nhu cầu xây dựng cao nên nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng càng lớn, kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu năm 2001 là 25.620.364 USD chiếm 78,86% cả năm và tăng 33% so với năm 2000, tăng 138% so với năm 1999. Bên cạnh hai mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu cao ở trên thì hàng điện dân dụng và hàng xe máy có giá trị nhập khẩu nhỏ. Do sản xuất trong nước đã phát triển hơn, một phần nào kịp thời đáp ứng nhu cầu trong nước về mặt hàng điện dân dụng. Tuy nhiên, các chủng loại cao cấp như: Máy hút bụi, Máy giặt, Bếp ga, Máy rửa bát,.. vẫn còn hạn chế và chưa sản xuất được. Vì thế trong những năm qua, Tổng công ty đã chú trọng đến việc nhập khẩu chủng loại hàng điện dân dụng cao cấp. Tuy nhiên giá trị kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn Tổng công ty . Cụ thể, năm 1999 đạt 1.954.270 USD chiếm 6,25%, năm 2000 đạt 1.384.449 USD chiếm 4% và năm 2001 đạt 898.896 USD chiếm 2,77% trong tổng kim ngạch nhập khẩu . Những năm từ 1999 trở về trước, Tổng công ty có nhập khẩu hàng xe máy gồm xe máy cũ từ thị trường Nhật Bản và xe máy mới từ thị trường Thái Lan nhưng mấy năm trở lại đây Tổng công ty không còn nhập khẩu mặt hàng này nữa. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này không cao. Ngoài ra Tổng công ty còn nhập một số mặt hàng khác nữa nhưng nhỏ lẻ, không đáng kề. Biểu số 5: Kim ngạch nhập khẩu của tổng công ty theo mặt hàng Năm 1999 - 2001 Năm 1999 2000 2001 Chỉ tiêu Mặt hàng Kim ngạch (USD) Tỉ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỉ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỉ trọng (%) Máy móc thiết bị 15.295.675 48,93 13.907.275 40,17 5.291.901 16,29 Nguyên vật liệu 10.770.554 34,46 19.326.284 55,83 25.620.364 78,86 Hàng điện dân dụng 1.954.270 6,25 1.384.449 4,00 898.896 2,77 Hàng xe máy 3.238.683 10,36 Các mặt hàng khác 676.243 2,08 Tổng 31.259.182 100 34.618.008 100 32.487.404 100 Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hàng xuất nhập khẩu hàng năm 1999 - 2001 Để hiểu rõ hơn, ta đi sâu vào hai mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng 1.2.1Chủng loại mặt hàng máy móc thiết bị xây dựng nhập khẩu . Là một đơn vị xuất nhập khẩu trong ngành xây dựng, Tổng công ty luôn nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc cung cấp các máy móc thiết bị trong lĩnh vực sản xuất và xây lắp góp phần thực hiện mục tiêu chung là công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Qua biểu 6 ta thấy, chủng loại mặt hàng nhập khẩu máy móc thiết bị ngày càng đa dạng và phong phú hơn nhưng nhập với số lượng nhỏ hơn nên tổng kim ngạch qua các năm giảm đi. Năm 1999, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị là 15.295.675 USD bao gồm 15 chủng loại mặt hàng. Trong đó có hai chủng loại mặt hàng lớn là Dây chuyền sản xuất gạch Ceramic (6.800.000USD) và thiết bị thi công (2.384.000USD) phục vụ cho nhà máy xi măng Chinfon Hải phòng và Liên doanh VINATA của VINACONEX với tập đoàn TAISEI của Nhật Bản. Hai chủng loại này đã chiếm 60% kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị năm 1999. Năm 2000 không còn nhập hai chủng loại lớn kể trên nhưng bù lại, Tổng công ty đã nhập Dây chuyền sản xuất dầm dự ứng lực trị giá 4.000.000 USD và Dây chuyền sản xuất giấy dầu trị giá 1.360.000 USD vì vậy tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị chỉ giảm 9% so với năm 1999. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn nhập một số thiết bị ngành nước từ thị trường Phần Lan trị giá 1.640.000 USD do Chính phủ Phần Lan hỗ trợ một phần nhằm phục vụ cho các công trình cấp nước Đà Lạt, Hà Tĩnh, Cao Bằng. Nếu năm 1999 Tổng công ty chỉ nhập một Dây chuyền sản xuất tấm lợp thì năm 2000 đã nhập hai dây chuyền sản xuất này với trị giá 1.756.000 USD. Năm 2001, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị giảm đột ngột xuống còn 5.291.901 USD là do trong số các chủng loại mặt hàng có giá trị lớn, Tổng công ty chỉ còn duy trì được chủng loại thiết bị ngành nước nhập từ Phần Lan với trị giá 1.458.034 USD phục vụ cho công trình cấp nước Hà Nội giai đoạn I. Các dây chuyền sản xuất đều không góp mặt trong kim ngạch nhập khẩu , chỉ còn các thiết bị xây dựng thông thường như Máy bơm, Máy đào, Cần trục,... nhưng giá trị nhỏ và đều giảm so với các năm trước. Điều quan trọng là Tổng công ty cố gắng hạn chế tối đa nhập thiết bị cũ đã qua sử dụng. Năm 1999, thiết bị cũ đã qua sử dụng chiếm 5% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu thì năm 2001 con số đó là 0%. Tức là 100% máy móc thiết bị Tổng công ty nhập đều là máy mới nhằm đảm bảo chất lượng sản xuất, thi công. Biểu số 6: chủng loại mặt hàng máy móc thiết bị Đơn vị: USD Năm 1999 2000 2001 TT Chỉ tiêu Chủng Lọai MH Kim Ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) 1 Cần trục động cơ 637.000 4,16 784.748 5,64 294000 5,55 2 Máy đào 1.089.280 7,12 880.920 6,33 715.000 13,51 3 Búa đóng cọc 197.500 1,29 84.300 0,61 30.000 0,57 4 Máy sàng lọc cát 82.000 0,54 5 Xe bơm bê tông 198.000 1,29 127.400 0,92 70.715 1,34 6 T bị điện phụ kiện 109.825 0,72 477.000 3,43 199.366 3,77 7 Máy phun bi 80.375 0,53 8 Thang máy 347.500 2,27 231.520 1,66 173.640 3,28 9 Tram nghiền sàng đá 700.300 4,58 10 Dây chuyền sản xuất tấm lợp 878.000 5,74 1.756.000 12,63 11 Xe ben tự đổ 119.500 0,78 573.000 4,12 450.000 8,50 12 Dây chuyền sản xuất gạch CERAMIC 6.800.000 44,46 13 Thiết bị thi công (Chinfon +Taisei) 2.384.000 15,59 14 Máy bơm 1.18 9.000 7,77 1.436.439 10,33 1.000.000 18,90 15 Phụ tùng các loại 483.395 3,16 340.238 2,45 133.666 2,53 16 Máy nén khí 91.110 0,66 34.500 0,65 17 Thiết bị đo lường 75.000 0,54 450.000 8,50 18 Thiết bị ngành nước 1.640.000 11,79 1.458.034 27,55 19 Máy khoan nhồi bê tông 49.600 0.36 33.000 0,62 20 Dây chuyền sx dầm dự ứng lực 4.000.000 28,76 21 Dây chuyến sx giấy dầu 1.360.000 9,78 22 Thiết bị bể bơi 249.480 4,71 Tổng 15.295.675 100 13.907.275 100 5.291.901 100 Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hàng xuất nhập khẩu hàng năm 1999 - 2001 1.2.2 Chủng loại mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng nhập khẩu . Năm 1999 là năm thứ hai Tổng công ty hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90. Trong những năm đầu do mới bắt đầu kinh doanh các mặt hàng thuộc lĩnh vực xây dựng, Tổng công ty còn nhiều bỏ ngỏ, khả năng tiếp cận thị trường chưa cao, chưa tìm được các bạn hàng lớn nứơc ngoài cũng như khách hàng trong nước. Song với phương châm " Đa dạng hoá kinh doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0514.doc
Tài liệu liên quan