Đề tài Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng trong thời gian qua

MỞ ĐẦU 1

Chương I 3

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẠNH TRANH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3

1.1 . Các hình thức và chiến lược cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế 3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cạnh tranh trong thương mại quốc tế 3

1.1.1.1. Các hình thái cạnh tranh trên thị trường 4

1.1.1.2. Các phương thức cạnh tranh 6

1.1.2. Các chiến lược cạnh tranh quốc tế 7

1.1.2.1. Lợi thế cạnh tranh 7

1.1.2.2. Chiến lược cạnh tranh 10

1.1.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm 13

1.2 . Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm 15

1.2.1. Môi trường kinh doanh 15

1.2.1.1 . Phân tích môi trường vĩ mô 16

1.2.1.2. Phân tích môi trường vi mô - Mô hình 5 sức mạnh của Michael Porter 16

Hình 2. Mô hình 5 lực lượng (the five forces model) của Michael Porter 17

1.2.2. Chiến lược Marketing và chiến lược thị trường quốc tế 19

1.3 . Những đặc điểm chủ yếu của thị trường may mặc thế giới 21

1.3.1. Đặc điểm của cạnh tranh trên thị trường may mặc 21

1.3.2. Các thị trường may mặc trong khu vực và trên thế giới hiện nay 21

1.3.3. Vị trí của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới 24

Chương II 27

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TRONG THỜI GIAN QUA 27

2.1. Khái quát về Công ty May Chiến Thắng 27

2.1.1. Lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty 27

2.1.2. Tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty 29

2.1.2.1. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 29

2.1.2.2. Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Công ty 37

2.2. Các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức cạnh tranh của sản phẩm Công ty May Chiến Thắng 40

2.2.1. Các yếu tố hình thành nên sức cạnh tranh của sản phẩm 40

2.2.1.1.Quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm 40

2.1.2. Các vấn đề về lao động 42

2.2.2. Các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm 44

2.2.2.1. Công tác thị trường và marketing của Công ty May Chiến Thắng 44

2.2.2.2. Các chính sách của Nhà nước và các định chế quốc tế có liên quan 46

2.3. Đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế 47

2.3.1. Phân tích khả năng cạnh tranh theo lợi thế và bất lợi thế vĩ mô 47

2.3.2. Phân tích theo lợi thế và bất lợi thế vi mô 49

2.3.2.1. Phân tích theo lợi thế cạnh tranh của Công ty 50

2.3.2.2. Phân tích sức cạnh tranh của sản phẩm Công ty May Chiến Thắng trong mối tương quan lực lượng với các đối thủ và sức ép cạnh tranh 52

2.4. Các kết luận về điểm mạnh và điểm yếu của Công ty có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm 56

Chương III 58

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM Ở CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TRONG THỜI GIAN TỚI 58

3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 58

3.1.1. Xu hướng và dự báo về thị trường may mặc thế giới 58

3.1.2. Mục tiêu đề ra của Công ty May Chiến Thắng từ năm 2001 - 2010 59

3.2. Lựa chọn phương thức và chiến lược cạnh tranh tối ưu 60

3.2.1. Phân tích và lựa chọn phương thức cạnh tranh tối ưu 60

3.2.2. Phân tích và lựa chọn chiến lược cạnh tranh tối ưu 61

3.3.3. Các giải pháp về thị trường 66

3.4. Các kiến nghị đối với Nhà nước 77

3.4.1. Hạn chế và dần tới loại bỏ các chính sách bảo hộ để khuyến khích một môi trường cạnh tranh lành mạnh 77

3.4.2. Sử dụng hợp lý các quy định về thuế suất 78

3.4.3. Nghiên cứu và đưa vào thực hiện các dự án nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng 78

3.4.4. Thiết lập mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các quốc gia trên thế giới 78

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

 

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với năm 1998, năm 2000 giảm 1.758 nghìn USD so với năm 1999), Đài Loan (các số tương ứng là 717 nghìn USD và 97 nghìn USD), hay tăng giảm thiếu ổn định như thị trường Nhật (tăng 102% từ 1998 sang 1999, song lại giảm 8,2% từ 1999 sang 2000), Hồng Kông (các số tương ứng là 41,8% và 7,9%)... cho thấy xu thế chuyển đổi thị trường nhập khẩu của Công ty - chuyển từ các thị trường nhập khẩu gián tiếp sang các thị trường nhập khẩu trực tiếp, chuyển thế sản xuất kinh doanh của Công ty từ bị động sang chủ động nhiều hơn. Riêng đối với thị trường EU, kim ngạch nhập khẩu tăng giảm một cách bất ổn định nhất. Năm 1999, kim ngạch nhập khẩu là 112 nghìn USD, giảm xuống 4 lần so với năm 1998 và thấp hơn 9 lần so với năm 2000. Nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi bất thường này là do năm 1999, thị trường EU gặp nhiều biến động lớn do ảnh hưởng của quá trình hình thành đồng tiền mới EURO, việc tăng cường hợp tác kinh tế trong nội bộ khối EU... Những bất lợi mang tính vĩ mô đó đã hạn chế đang kể sự quá trình và kết quả kinh doanh giữa May Chiến Thắng với thị trường các nước EU. Về thị trường xuất khẩu của Công ty, tổng kim ngạch xuất khẩu được xem xét theo trị giá FOB và trị giá gia công. Trị giá FOB là giá trị của sản phẩm có tính đến giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu, trị giá này thường được dùng trong việc so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Còn giá trị thực tế của sản phẩm, hay nói cách khác là lượng ngoại tệ Công ty thu được, là tính theo trị giá gia công (như đã nói ở trên, trong trị giá này có tính đến kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm bán FOB). Trị giá FOB có tăng lên ở năm 1999, sau đó lại giảm xuống ở năm 2000, song trị giá gia công lại thể hiện sự tăng lên đều đặn qua các năm (năm 1999 tăng 11,5% so với năm 1998, năm 2000 tăng 12,7% so với năm 1999). Các báo cáo cuối năm của Công ty có nêu lên một tình hình là phí gia công các sản phẩm ngày càng giảm, như vậy những tỷ lệ tăng trưởng vừa nêu trên chứng tỏ kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm bán FOB đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu, qua đó năng cao tỷ lệ thu lợi nhuận. Kim ngạch xuất khẩu ở từng thị trường cụ thể biểu hiện xu hướng hoán đổi vị trí giữa các thị trường qua các năm. Riêng thị trường CHLB Đức vẫn giữ mức tiêu thụ cao nhất, các thị trường còn lại đều có những thay đổi nhất định, hoặc thay đổi về tỷ lệ tăng trưởng, hoặc thay đổi về vị trí cao thấp trong khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Chẳng hạn, việc xuất khẩu sang thị trường Anh đạt giá trị cao năm 1999 (4,116 triệu USD) rồi thấp lại ở năm 2000 (2,184 triệu USD), trong khi việc tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường Đài Loan, Hà Lan lại đang có chiều hướng giảm sút (khoảng 1,7 triệu USD năm 1998, giảm còn khoảng 1 triệu USD năm 1999, và đến năm 2000 xuống dưới mức 1 triệu USD). Các thị trường chính còn lại như EC, Nhật Bản, Hàn Quốc có xu hướng tăng mức tiêu thụ song còn thiếu ổn định (giảm thấp vào năm 1999). Có những sự thay đổi đó là do một số nguyên nhân như: đồng tiền ở nhiều nước trong khu vực mất giá khiến các khách hàng thuê gia công đã chuyển hợp đồng sang các nước này, giá xuất khẩu và giá gia công phải giảm tới 20% để cạnh tranh nên kết quả thực tế giảm, do 80% NPL may phải nhập mà nguồn cung cấp chính là các nước trong khu vực nhu HK, HQ, ĐL...lại thiếu ổn định, trị giá nhập khẩu NPL cũng cao hơn do sự biến động tỷ giá giữa đồng USD và đồng Việt Nam... Thị trường Tây Ban Nha cũng được Công ty rất quan tâm và đánh giá cao tầm quan trọng trong khả năng tiêu thụ sản phẩm. Theo các kết quả đạt được qua các năm 1998 - 2000, tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường này : nếu xét theo trị giá FOB là 24% từ 1998-1999 và 87% từ 1999- 999 ; nếu xét theo trị giá gia công là 8,7% từ 1998- 1999 và 377% từ 1999-2000 - đây thực sự là một tỷ lệ tăng trưởng cao, đã khẳng định phần nào sự đúng đắn của những đánh giá mà Công ty dành cho thị trường này. Trong số các thị trường khác, có thị trường Mỹ, Iran, Trung Quốc và một số nước trong khối ASEAN - nhưng đây chưa phải là các thị trường tiêu thụ sản phẩm thường xuyên của Công ty và có rất nhiều yếu tố bất định ảnh hưởng tới. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của các thị trường này đối với mặt hàng tiêu dùng như của May Chiến Thắng là khá cao, vì thị trường Mỹ là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhu cầu tiêu dùng đa dạng, phong phú và không có những đòi hỏi hỏi cao như ở thị trường EU; thị trường Iran là thị trường mới và có nhiều tiềm năng để khai thác sức tiêu thụ sản phẩm; thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN gần với Việt Nam về mặt địa lý lẫn văn hoá, tâm lý tiêu dùng, sức tiêu thụ ở các thị trường này cũng lớn... Do đó, Công ty cần lập một chiến lược kinh doanh cụ thể để sớm tạo được mối quan hệ kinh doanh thường xuyên và lâu dài với các thị trường đầy tiềm năng này. Sự thay đổi vị trí hay tỷ lệ tăng trưởng cao hoặc thấp của các thị trường xuất nhập khẩu của Công ty chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, vì đây là một tổng thể, một hệ thống khó có thể tách rời để xem xét cụ thể. Bởi thị trường nhập khẩu đôi khi cũng là thị trường xuất khẩu của Công ty, nên chúng luôn tác động qua lại, gắn bó chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế cho việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.2. Các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức cạnh tranh của sản phẩm Công ty May Chiến Thắng 2.2.1. Các yếu tố hình thành nên sức cạnh tranh của sản phẩm 2.2.1.1.Quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm Do nhận làm hàng gia công là chủ yếu, nên Công ty thường sản xuất bằng các nguyên phụ liệu do bên đặt hàng cung cấp, ngoài ra cũng có thể nhập khẩu trực tiếp NPL từ nước ngoài (thường chỉ chiếm dưới 2% tỷ trọng nhập khẩu). Các mặt hàng NPL được sử dụng chủ yếu là các loại vải dệt thoi từ xơ staple có tỷ trọng xơ 85% trở lên, hoặc dưới 85% nếu trọng lượng bông pha không quá 170g/m2. Ngoài ra là một số hàng vải dệt kim, vải thấm tẩm, vải giả da, da thuộc, sợi xe từ lông động vật. Các phụ liệu khác như bông, chỉ, khuy, khoá... được cung cấp bởi các công ty trong nước. Bảng số dưới đây cho thấy tình hình nhu cầu tiêu dùng NPL cho sản xuất của Công ty trong thời gian qua. Bảng 4 . Cơ cấu NPL nhập khẩu Đơn vị : USD Mặt hàng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Vải các loại 8.318.286 8.080.378 7.492.552 8.456.465 2. Vải giả da 33.822 1.353.405 722.011 1.123.452 3. Phụ liệu các loại 2.230.940 3.979.084 3.309.640 3.345.421 4. Da thú các loại 2.264.762 3.556.629 2.334.140 2.451.336 Tổng giá trị 12.847.810 16.969.496 13.858.343 15.376674 (Nguồn : CTy May Chiến Thắng - Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 1998 - 2001) Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất là vải các loại có giá trị nhập khẩu giảm dần qua các năm - từ 8,3 triệu USD năm 1998 giảm xuống 8 triệu USD năm 1999 (giảm 2,8%) và còn 7,4 triệu 2000 (giảm 7,2% so với năm 1999). Giá trị nhập khẩu vải các loại có một sự giảm sút đáng kể, là do Công ty có nhu cầu sản xuất các loại sản phẩm khác (khăn tay, găng tay, mác Logo) nhiều hơn sản phẩm chính như áo jacket, áo váy các loại. Nguyên phụ liệu nhập khẩu năm 1999 đạt giá trị lớn hơn so với năm 1998 và năm 2001 cũng là do nhu cầu sản xuất và kinh doanh năm này cao hơn hẳn so với các năm khác. Nhưng nhìn chung, nguyên phụ liệu tiêu dùng cho sản xuất ở các năm là khá ổn định. Hiện nay, May Chiến Thắng có 4 công nghệ sản xuất gồm may quần áo (9 phân xưởng), may da (1PX), thêu in (1PX), dệt thảm len (1PX). Hãng HADONG, một doanh nghiệp Hàn Quốc, đã chuyển giao cho Công ty công nghệ sản xuất độc quyền sản phẩm găng tay da (gồm găng gôn, găng đông, găng lót). Nhờ có dây chuyền công nghệ này, Công ty có thêm khả năng sản xuất mặt hàng cùng loại để xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho Công ty trong việc đa dạng hoá sản phẩm. Trang thiết bị và công nghệ sản xuất của Công ty cũng được kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm để có cơ sở lập kế hoạch sản xuất cho các năm sau, và được bổ sung khi có điều kiện. Tính đến nay, Công ty có một hệ thống dây chuyền sản xuất khá hiện đại với số lượng máy móc chuyên dụng cao (chủ yếu là máy của các hãng Nhật Bản, được chế tạo từ đầu những năm 90). Máy may bằng 1 kim gồm 926 chiếc, máy may bằng 2 kim gồm 159 chiếc, máy vắt sổ gồm 100 chiếc, cùng một số máy móc chuyên dụng khác. Trong số các thiết bị chuyên dụng này, có không ít máy do bên đặt hàng cung cấp (chuyển giao patant hoặc chuyển giao license), nên chất lượng của thiết bị công nghệ đảm bảo được chất lượng sản xuất và năng suất lao động. Khi nhận đơn đặt hàng và nguyên phụ liệu do bên đặt hàng cung cấp cùng với những thông số kỹ thuật, nhóm kỹ thuật của Công ty tiến hành chế thử sản phẩm (sản xuất mẫu đối), được kiểm tra và góp ý cho hoàn thiện. Sau đó, Phòng kỹ thuật công nghệ tiến hành xác định quy trình công nghệ sản xuất mặt hàng được đặt. Mẫu đối được đưa đến các phân xưởng để làm mẫu cứng, giác trên sơ đồ pha cắt vải, giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa đến từng tổ cắt (gồm 2 công việc cắt thô và cắt tinh). Bộ phận cắt nhận vải và các phụ liệu từ quản đốc phân xưởng, phối mẫu, cắt theo mẫu giác và đưa đến từng tổ may. Tổ may nhận các công việc may chi tiết, may lắp ráp và một số công việc thủ công, được phân công chuyên môn hoá mỗi người một công đoạn. Sau đó, thợ thu hoá sản phẩm thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm đã hoàn thành, nhặt chỉ, vệ sinh sản phẩm và chuyển sang cho bộ phận giặt - là - tẩy để hoàn chỉnh sản phẩm. Nếu sản phẩm sau khi kiểm tra thấy không đảm bảo yêu cầu, phải chuyển công việc lại cho các bộ phận chuyên trách trước. Sản phẩm được kiểm tra chất lượng (KCS) và vệ sinh công nghiệp lần cuối để làm thủ tục nhập kho, đóng gói và xuất xưởng theo đơn đặt hàng. Do qua nhiều khâu đoạn sản xuất như vậy, nên mỗi cụm dây chuyền phải hết sức đảm bảo chất lượng sản phẩm qua khâu của mình. Khi bên nhận cho là không đảm bảo yêu cầu chất lượng, Công ty phải nhận lại hàng do mình sản xuất để tái chế. Hầu như khuyết điểm chủ yếu của sản phẩm là không đảm bảo chất lượng vệ sinh vải (dầu mỡ của máy bám trên mặt vải, ảnh hưởng bởi khí hậu ẩm...). Số hàng tái chế tuy không đáng kể nhưng mỗi lần khắc phục, Công ty cũng sẽ gặp khó khăn vì phải bỏ ra một lượng lao động và thời gian nhất định, đồng thời phải xem xét trách nhiệm thuộc về khâu nào để còn rút kinh nghiệm. Nếu với các bạn hàng dễ tính và lâu năm, những lỗi này không ảnh hưởng đáng kể tới uy tín của Công ty, nhưng sẽ gây bất lợi rất lớn nếu là khách hàng mới hoặc khó tính. Công nghệ sản xuất càng hoàn hảo, trình độ lao động và quản lý càng cao, thì chất lượng sản phẩm càng được đảm bảo. Nhưng khách hàng không chỉ nhìn vào chất lượng của sản phẩm ở bề nổi, mà còn xem xét uy tín của Công ty thể hiện qua tiến độ sản xuất, thời hạn giao hàng, phương thức vận chuyển và thanh toán. Các khách hàng của Công ty đánh giá cao ý thức và trách nhiệm trong công việc của Công ty, vì chưa lần nào Công ty giao hàng sai thời hạn. Công ty thanh toán bằng phương thức L/C không huỷ ngang - đâylà phương thức thanh toán tránh rủi ro cao nhất cho các doanh nghiệp có quy mô tài chính hạn chế trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Phương thức chuyển tiền bằng điện cũng được sử dụng, chủ yếu là để thanh toán với các khách hàng lâu năm. Ngoài ra, các phương thức thanh toán khác như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi cũng được sử dụng nhưng ở mức độ hạn chế. Trong công tác giao nhận hàng, đôi khi Công ty cũng gặp khó khăn - do thời tiết xấu ảnh hưởng không tốt tới mặt hàng vải và sản phẩm may, do những nguyên nhân bất khả kháng cho tàu thuyền vận chuyển, do những bất lợi trong các thủ tục hải quan, thuế quan... Nhưng Công ty đã cố gắng khắc phục bằng mọi cách, để thuận lợi hơn trong các lần giao dịch, tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, thu hút sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm. 2.1.2. Các vấn đề về lao động Tính đến đầu năm 2001, Công ty có tổng số lao động là 2658 người (trong đó số lao động nữ là 2222 người). So với ngày đầu thành lập, tới nay lực lượng lao động của Công ty đã tăng gấp 8 lần, trình độ chuyên môn của CBCNV cũng hoàn thiện hơn. Trình độ lao động của Công ty thể hiện qua các số liệu thống kê sau. - Số có bằng Đại học : 92 người - Số có bằng trung cấp : 24 người - Số có bằng Công nhân KT : 420 người Như vậy, số lao động được đào tạo từ các khối trường chuyên nghiệp của Công ty chiếm một tỷ lệ khoảng 20% tổng lao động toàn Công ty, tỷ lệ này còn thấp so với những đòi hỏi của công việc (vận hành máy móc, thiết bị hiện đại ; kỹ năng sản xuất tinh vi, cao cấp...). Do đó hàng năm, Công ty đều có kế hoạch bổ sung lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như khả năng tiếp thu công nghệ mới cho CBCNV. Người lao động có trình độ càng cao, càng có nhiều hiểu biết về công việc, đảm bảo công tác nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất. Điển hình cho sức sáng tạo trong lao động của tập thể CBCNV May Chiến Thắng là từ các phong trào cải tiến quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất, họ đã tìm ra cách giác mẫu, cắt vải tiết kiệm được nhiều nguyên phụ liệu nhất, giảm thấp nhất các chi phí cho sản xuất. Nhờ đó, sản phẩm có được giá rẻ tương đối so với các doanh nghiệp khác mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Hơn nữa, sau khi giao đủ hàng cho khách, số sản phẩm còn lại được tập trung vào lô hàng xuất khẩu hoặc được tiêu thụ ở thị trường nội địa, tăng nguồn thu lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề gây tranh cãi giữa Công ty với cơ quan thu thuế. Mặc dù số sản phẩm làm thêm này có được do công sức của người lao động, nhưng sản phẩm không chứng minh được đầu vào thì phải chịu 10% thuế Giá trị gia tăng. Cơ quan hải quan khẳng định rất khó xác định đâu là nguồn vải tiết kiệm, đâu là nguồn vải nhập lậu. Và nếu Công ty nhập khẩu được nguồn vải giá rẻ sẽ làm lũng đoạn thị trường may mặc. Do đó, Công ty phải chấp nhận mức 10% thuế giá trị gia tăng cho lượng sản phẩm “góp nhặt” này. Được sự trợ giúp của các máy móc chuyên dụng tiên tiến, hiện đại, các công việc thủ công được giảm bớt, sức lao động của người công nhân được sử dụng hợp lý hơn. Năm 2000, năng suất lao động bình quân (tính theo doanh thu) đạt 1.822.267 đồng/người/tháng, thu nhập bình quân là 864.000 đồng/người/tháng. Với lao động mới tuyển, các CBCNV có nhiệm vụ kèm cặp và hướng dẫn để họ bắt tay vào công việc một cách thuận tiện nhất. Hiện nay, Công ty đang tiếp tục đào tạo lao động cho phân xưởng may Thái Nguyên để phân xưởng có đủ điều kiện sản xuất. Các phòng ban chức năng của Công ty từ trên xuống phối hợp luôn đồng bộ, việc phân cấp quản lý không có sự chồng chéo. Các công việc thường nhật, hay định kỳ, hay cả những vấn đề phát sinh đều được giải quyết khẩn trương, kịp thời. Vì thế bộ máy quản lý của Công ty hoạt động được coi là khá hiệu quả (số cán bộ quản lý chỉ chiếm 5% tổng lao động toàn Công ty). Năm 2001, Công ty bổ sung thêm phân xưởng may ở Thái Nguyên (chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/2001) sau khi tách cơ sở May 8B Lê Trực thành Công ty cổ phần. Trách nhiệm của Ban lãnh đạo Công ty sẽ nặng nề hơn nhưng vẫn hứa hẹn đem lại những kết quả khả quan. 2.2.2. Các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm 2.2.2.1. Công tác thị trường và marketing của Công ty May Chiến Thắng Vấn đề tiếp cận và tăng thị phần thị trường nội địa Vì chủ yếu kinh doanh với các đối tác nước ngoài, nên hoạt động khuếch trương và tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường nội địa chưa phát triển. So với sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa của Công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ cả về số lượng và doanh thu (dưới 10%tổng doanh thu). Một vấn đề đặt ra với Công ty là làm thế nào để tăng thị phần nội địa, khi các công ty may mặc khác trong nước cũng rất phát triển và chiếm lĩnh được thị phần lớn hơn. Bởi điều quan trọng đối với Công ty là phải khẳng định được mình trên thị trường nội địa mới có cơ sở phát triển sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đối với nhu cầu thị trường trong nước, Công ty chưa đáp ứng được đầy đủ về số lượng, do sản phẩm sản xuất tiêu dùng trong nước chỉ là số hàng sản xuất thêm ngoài lượng hàng đặt. Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ nội địa/tổng sản phẩm tiêu thụ của Công ty năm 1999 là 2,48% , năm 2000 là 3,08% , năm 2001 la` 3,12% - như vậy thị phần nội địa là quá nhỏ so với quy mô sản xuất của Công ty. Vào mùa vụ, khi có nhiều đơn đặt hàng, Công ty thiếu lao động và nhà xưởng để thực hiện hợp đồng với bạn hàng, Công ty đã chuyển việc xuống cho các cơ sở, các xí nghiệp “vệ tinh” của Công ty (các xí nghiệp may địa phương thuộc Sở Công nghiệp địa phương), vừa tạo việc làm cho các xí nghiệp “vệ tinh", vừa giữ được quan hệ với khách hàng. Việc Công ty quyết định thành lập thêm 1 PX May ở Thái Nguyên với mục tiêu trước mắt là giải quyết việc làm cho 350 lao động của khu gang thép, mục tiêu lâu dài là tăng cường khả năng sản xuất và đáp ứng yêu cầu của thị trường nội địa. Để mở rộng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa, Công ty đã tích cực tham gia các triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm may mặc của mình, nhằm tiếp xúc một cách trực tiếp nhất với nguyện vọng, nhu cầu của các cá nhân, đơn vị tiêu dùng. Hệ thống các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty được trang bị đầy đủ mẫu mã, chủng loại sản phẩm, đội ngũ nhân viên ở các cửa hàng tinh thông nghiệp vụ hướng dẫn và giới thiệu chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Công tác Marketing và nghiên cứu thị trường quốc tế Với định hướng phát triển theo mô hình một “trung tâm sản xuất kinh doanh - thương mại tổng hợp”, Ban giám đốc Công ty đã và đang nghiên cứu tìm kiếm thị trường nước ngoài, tìm mặt hàng, tăng dần tỷ lệ doanh thu từ phương thức kinh doanh mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Bước đầu tiên cho việc thực hiện mục tiêu này, Công ty đã thành lập trung tâm mốt, mở các đại lý bán hàng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm trong nước, kết hợp với hoạt động nghiên cứu, tiếp cận thị trường, từ đó thiết kế mẫu mốt, tìm khách hàng. Một bộ phận chuyên sản xuất theo ý tưởng của trung tâm mốt cũng đã được thành lập để nhanh chóng đưa các mẫu mốt mới vào phục vụ người tiêu dùng. Để tạo thêm thế ổn định vững chắc trong sản xuất, kinh doanh trong khi trung tâm mốt của mình chưa lớn mạnh, Công ty đã liên kết với đơn vị chuyên thiết kế mẫu trong ngành, cùng với khách hàng tạo thành bộ ba tam giác : người thiết kế, người sản xuất và người tiêu dùng. Để tìm hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, một mặt Công ty tiếp tục nghiên cứu, nắm bắt đặc thù của từng khách hàng, từng thị trường đã và đang có quan hệ làm ăn ; mặt khác, Công ty vẫn đặc biệt quan tâm đến thị trường Nga - một thị trường lớn mà Công ty đã có quan hệ từ lâu và bộ máy quản lý của Công ty có khá nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác thị trường này. Một số sản phẩm của Công ty như mặt hàng thảm len dệt tay và áo váy nữ đã giành được sự tín nhiệm của thị trường Nga và của cả thị trường Liên Xô cũ. Bên cạnh đó, Công ty đã tăng cường mở rộng mối quan hệ với khách hàng, tìm khách hàng có nhu cầu hàng trái vụ, hàng xuất vào thị trường không hạn ngạch (MISUI, KINSHO của Nhật, WOOBO của Hàn Quốc)... để chủ động về kế hoạch ổn định sản xuất. Công tác thị trường cũng tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng Mỹ, xúc tiến ký hợp đồng nguyên tắc về đơn hàng, mã hàng để xuất khẩu trực tiếp vào Mỹ. Công ty May Chiến Thắng tổ chức thu thập thông tin về thị trường nước ngoài qua các cơ quan, tổ chức kinh tế trong nước có chức năng, chẳng hạn như : - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam : là cơ quan có quan hệ rất rộng trên thế giới, có khả năng tìm hiểu được thực lực của các công ty kinh doanh của nước ngoài, để từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho các công ty trong nước có nhu cầu tìm đối tác. - Bộ Thương mại : là một trong các đơn vị có chức năng quản lý và tổ chức các Hội chợ, triển lãm ; giới thiệu và tạo điều kiện cho cán bộ của các công ty đi tham quan và nối quan hệ với các đơn vị sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. - Các cơ quan chủ quản như Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam... Ngoài ra, qua mối quan hệ với các bạn hàng, Công ty cố gắng tìm hiểu những thông tin quan trọng về thị trường, về nhu cầu ở nước ngoài, hoặc về những đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó. Việc tranh thủ những mối quan hệ này đã giúp Công ty rất nhiều trong việc tìm kiếm và mở rộng quan hệ với các đối tác mới. 2.2.2.2. Các chính sách của Nhà nước và các định chế quốc tế có liên quan Mặt hàng may mặc là một trong những mặt hàng được Chính phủ tạo nhiều điều kiện khuyến khích phát triển. Thứ nhất, đây là ngành hàng truyền thống của Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất và kinh doanh. Thứ hai, ngành may mặc được sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của đất nước là nguồn nhân công dồi dào và tương đối rẻ. Vì đặc điểm chung của ngành may mặc Việt Nam là sản xuất theo hợp đồng gia công, nên các điều kiện xuất nhập khẩu hàng may và nguyên phụ liệu sản xuất là tương đối thuận lợi, các mặt hàng nhập khẩu cho sản xuất rất phong phú, bảo đảm đáp ứng mọi nhu cầu của ngành may. Trên cơ sở Hiệp định buôn bán hàng dệt may với EU (1999-2001), Thông tư liên tịch của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ công nghiệp số 29/2000/TTLT/BTM/BKHĐT/BCN ngày 07/9/2000 quy định việc quản lý và sử dụng hạn ngạch hàng dệt may vào EU, Canada, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo như Thông tư quy định, các doanh nghiệp không có khả năng quan hệ trực tiếp với khách hàng nước ngoài có thể uỷ thác xuất khẩu và chuyển hạn ngạch được phân bổ cho doanh nghiệp có đủ điều kiện nhận uỷ thác. Như vậy, việc xuất khẩu các mặt hàng sản xuất trong nước được thực hiện có hiệu quả hơn. May Chiến Thắng ngoài công việc sản xuất kinh doanh thông thường cũng là đơn vị được nhận uỷ thác xuất khẩu cho một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng ngành. Mặc dù trong hoạt động này, Công ty chỉ nhận về phí uỷ thác nhưng đây là một điều kiện khá tốt cho Công ty trong việc nâng cao khả năng tìm kiếm thị trường và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Các quy định về thuế quan của Nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh, trực tiếp là ảnh hưởng tới chi phí của Công ty. Ưu đãi của Chính phủ dành cho ngành may mặc là miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng gia công xuất khẩu. Thường thì mức thuế xuất khẩu là 50% và thuế VAT là 10%, nhưng thuế này chỉ đánh vào hàng bán FOB, các hàng gia công còn lại không phải chịu thuế (được hoàn thuế). Công ty May Chiến Thắng cũng như các đơn vị thuộc ngành may mặc trong nước đang đứng trước sự cạnh tranh khá gay gắt với các sản phẩm mang nhãn ngoại. Hiện Chính phủ cũng rất quan tâm tới việc ngăn chặn các nguồn hàng nhập lậu, đồng thời, đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế hàng ngoại tràn lan thiếu sự kiểm soát ở thị trường trong nước. Mới đây, Liên Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan đã ban hành Thông tư liên tịch số 09/2001/TTLT-TCHQ hướng dẫn xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá. Hàng nhập khẩu phải là hàng hoá có chất lượng tốt, không có nguy cơ gây hại đến sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường, phải xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế NK, nước hoặc nhóm nước có ký các hiệp định, thoả thuận quốc tế với Việt Nam... Những quy định này nhằm hạn chế phần nào việc nhập khẩu các sản phẩm tương tự với các sản phẩm sản xuất trong nước nói chung và sản phẩm may mặc nói riêng. Khả năng cạnh tranh của Công ty chịu sự chi phối rất nhiều bởi các định chế quốc tế có liên quan. ở thị trường các nước phát triển, đây vốn là các thị trường có sức tiêu thụ mạnh, ngoài các quy định tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật... còn có các chế độ hưởng ưu đãi, quy chế tối huệ quốc hay các quy định về hạn ngạch cho các quốc gia có hoặc không có Hiệp định thương mại với quốc gia mình. Do đó, việc xâm nhập và tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường có hạn ngạch khó hơn rất nhiều so với các thị trường không hạn ngạch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam hoàn toàn có hy vọng cho tương lai sẽ được tham gia một cách rộng rãi hơn trên các thị trường này, vì Chính phủ Việt Nam đã và đang cùng chính phủ các nước EU cam kết thực hiện quy chế tối huệ quốc và quy chế ưu đãi phổ cập, cùng với việc thực hiện Hiệp định buôn bán hàng dệt may giai đoạn 1999 - 2001 (theo đó hàng may mặc Việt Nam nằm trong số các mặt hàng hưởng thuế quan nhập khẩu 0%), và sẽ tương tự trên thị trường Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO. 2.3. Đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế Các nhận định nêu trên về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty May Chiến Thắng và một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm, được sử dụng làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm nêu trong phần này. 2.3.1. Phân tích khả năng cạnh tranh theo lợi thế và bất lợi thế vĩ mô Lợi thế vĩ mô ở đây được hiểu là lợi thế cạnh tranh của cả ngành may mặc Việt Nam so với ngành may mặc thế giới. Đây là lợi thế dựa trên lợi thế so sánh của Việt Nam trong thương mại quốc tế, chịu ảnh hưởng của các định chế quốc tế có liên quan và mức độ ổn định của các môi trường kinh doanh quốc tế. Đây có thể coi l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0080.doc
Tài liệu liên quan