Đề tài Thực trạng hoạt động thẩm đinh dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang

Phần I 3

Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã bắc giang 3

I. Quá trình hình thành, phát triển chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã bắc giang. 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Bắc Giang. 3

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Bắc Giang. 4

II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã bắc giang. 7

2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý. 7

2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 8

2.2.1. Phòng Kế hoạch - Kinh doanh. 8

2.2.2. Phòng Kế toán - Ngân quỹ. 11

2.2.3. Phòng Hành chính- Nhân sự. 12

2.2.4. Phòng tín dụng. 14

2.2.5. Chi nhánh trực thuộc: 14

2.3. Trình độ chuyên môn: 15

III. kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang một số năm gần đây. 15

3.1- Nguồn vốn: 15

3.2- Dư nợ: 17

3.3 - Công tác kế toán, ngân quỹ: 21

3.4 - Công tác hành chính, nhân sự: 21

3.5 - Công tác kiểm tra và tự kiểm tra: 22

3.6 - Hoạt động phong trào, đoàn thể: 23

3.7. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. 24

Phần II 27

Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang 27

I. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 27

1.1. Nhân tố khách quan. 27

1.1.1 Môi trường pháp luật. 27

1.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội. 28

1.2. Nhân tố chủ quan. 29

1.2.1. Phương pháp thẩm định. 29

1.2.2. Lựa chọn đối tác. 31

1.2.3. Thông tin. 31

1.2.4. Quy trình thực hiện dự án. 33

1.2.5. Đội ngũ cán bộ thẩm định. 34

1.2.6. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án. 34

II. Qui trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 35

2.1. Thẩm định tư cách pháp nhân vay vốn 35

2.2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư. 35

2.3. Thẩm định các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực lao động.) 37

2.4. Thẩm định về mặt tài chính. 37

2.4.1. Thẩm định tài chính doanh nghiệp: 40

2.4.2. Thẩm định nguồn vốn đầu tư: 44

2.4.3. Thẩm định thời gian hoàn vốn của dự án. 45

2.4.4. Thẩm định về khả năng sinh lời của dự án : 46

2.4.5. Thẩm định về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: 47

2.5. Tái thẩm định sau đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 47

III. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 54

IV. đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang . 60

4.1. Kết quả đạt được: 60

4.2. Hạn chế: 61

4.2.1. Yếu tố thông tin: 61

4.2.2. Yếu tố con người: 62

4.2.3. Yếu tố kỹ thuật: 62

4.2.4. Công tác lập và thẩm định dự án. 63

4.3. Nguyên nhân của các hạn chế: 69

4.3.1. Nguyên nhân chủ quan: 69

4.3.2. Nguyên nhân khách quan: 72

Phần III 74

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang 74

I. Mục tiêu kinh doanh năm 2005 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 74

1.1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2005: 74

1.1.1. Căn cứ lập KHKD năm 2005: 74

1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2005: 75

II. Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 76

III. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 78

3.1. Giải pháp về kỹ thuật. 78

3.2. Giải pháp về con người. 79

3.3. Nâng cao chất lượng thông tin thẩm định. 81

3.4. Tăng cường chặt chẽ hơn nữa công tác thẩm định dự án sau đầu tư. Thường xuyên xuống cơ sở theo dõi, tư vấn cho chủ đầu tư về việc sử dụng nguồn tài trợ hiệu quả. 83

IV. Kiến nghị. 84

4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 84

4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang. 86

4.3. Kiến nghị với các ban ngành lãnh đạo của tỉnh Bắc Giang. 87

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động thẩm đinh dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh lời: Sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR, R (lợi ích/chi phí) để tính toán và đánh giá dự án. Vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro: Đây cũng là vấn đề khá quan trọng trong phân tích tài chính dự án. Khi phân tích rủi ro Ngân hàng cần đưa ra các giả định thay đổi, sản lượng, giá bán, chi phí sản xuất nó làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định và khả năng trả nợ của dự án như thế nào. * Vai trò của thẩm định tài chính. Thẩm định tài chính có vai trò quan trọng đối với Ngân hàng, thể hiện: - Thông qua thẩm định tài chính Ngân hàng sẽ xác định được nhu cầu về vốn cho dự án từ đó Ngân hàng sẽ có quyết định cho vay hay không? Mức cho vay là bao nhiêu? Tránh trường hợp tính toán vốn quá cao hoặc quá thấp. - Thông qua phân tích đánh giá tài chính dự án Ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình tài chính của dự án từ đó xác định được cá chỉ tiêu rất quan trọng như: Khả năng thu hồi vốn, thời gian hoàn vốn và mức độ rủi ro. - Giúp ngân hàng có kế hoạch cân đối nguồn vốn qua từng thời kỳ * Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: Trong những năm qua đầu tư ở nước ta nói chung và tại địa bàn tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh mẽ. Rất nhiều dự án lớn hoạt động có hiệu quả. Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn đã có nhiều đổi mới thích ứng với vốn cơ chế mới. Bên cạnh đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang đã học hỏi nhiều kinh nghiệm thẩm định dự án của nhà đầu tư nước ngoài cũng như kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tư của các tỉnh bạn làm cho phương pháp thẩm định ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn, hiệu quả cho vay chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, việc cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp chủ yếu cho vay đối với Doanh nghiệp Nhà nước và còn nhiều tồn tại trong phương pháp thẩm định. Nhìn chung hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đang được sử dụng hiện nay trong thẩm định dự án tại Ngân hàng là: Mức sinh lời của dự án, khả năng hoàn trả vốn vay và độ an toàn của dự án. Thực tế hiện nay ba chỉ tiêu trên đều đã được đề cập tới tuy nhiên mức độ chưa sâu và còn nặng về hình thức. Về mức sinh lời thì thường được xét theo chỉ tiêu lợi nhuận ròng hàng năm. Về khả năng hoàn vốn thì Ngân hàng quan tâm nhiều hơn tới mức hoàn trả vốn vay mà ít quan tâm tới việc hoàn trả vốn đầu tư. Do đó hiệu quả của hoạt động đầu tư bị xem nhẹ so với vấn đề thu hồi vốn của ngân hàng.Còn về độ an toàn Ngân hàng chỉ xét độ an toàn của dự án vay thông qua việc đánh giá tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh... Hiện nay việc sử dụng hai chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV và suất thu hồi nội bộ IRR đang được sử dụng nhiều và có kết quả khả quan nhất. 2.4.1. Thẩm định tài chính doanh nghiệp: Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về mặt tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Đối với các ngân hàng thường quan tâm tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Ngân hàng đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp. Mặt khác ngân hàng cũng thường quan tâm tới số lượng vốn của chủ sở hữu bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu là khoản đảm bảo khi doanh nghiệp gặp rủi ro. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Do vậy trước khi cho vay thì một công việc hết sức quan trọng đối với Ngân hàng là đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, Ngân hàng thường sử dụng các báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Bảng tổng kết tài sản) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Để tiến hành phân tích thường chia theo các chỉ tiêu sau: * Phân tích tình hình và khả năng thanh toán: Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn và ngược lại. Để đánh giá khả năng thanh toán ta dùng chỉ tiêu sau: Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn (Hệ số thanh toán hiện hành) Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Hệ số lớn thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. Tuy nhiên hệ số này quá cao cũng không phải là tốt. Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn ( Hệ số thanh toán tức thời) Hệ số này > 0,5 là đảm bảo được khả năng thanh toán < 0,5 doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ Thông thường hệ số này được chấp nhận từ 0,5 đến 1,2 Hệ số khả năng thanh toán = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán có giá, các khoản phải thu. Nhu cầu thanh toán là các khoản nợ quá hạn và đến hạn Nếu hệ số này > 1 thì đơn vị có khả năng thanh toán nợ đến hạn và quá hạn. Nếu < 1 thì tình hình tài chính doanh nghiệp đang gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán. Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Hệ số này cao thì việc kinh doanh được đánh giá tốt Hệ số quay vòng các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng Số dư BQ các khoản phải thu Hệ số này phản ánh tốc độ cao khoản phải thu. Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn và ngược lại. Tỷ suất vốn tự có trên tổng tài sản (tỷ suất tự tài trợ) = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Tỷ lệ càng lớn thể hiện doanh nghiệp có nhiều vốn tự có tính độc lập cao và khả năng an toàn về trả nợ cao. * Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả sinhlời của hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề rất được Ngân hàng quan tâm vì đây là nguồn quan trọng để trả nợ Ngân hàng. Do vậy trước khi quyết định cho vay cán bộ tín dụng phải nắm rõ nguồn trả nợ trong tương lai của khách hàng. Để đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh người ta thường phân tích so sánh các chỉ tiêu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi tức sau thuế X 100 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng sau thuế. Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần Tài sản vốn bình quân Nói chung hệ số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả. Tuy nhiên khi đánh giá hai chỉ tiêu này phải kết hợp xem xét bản chất của ngành kinh doanh và điều kiện kinh doanh. Ngoài ra để đánh giá tài chính doanh nghiệp người ta còn dùng một số chỉ tiêu như: Hệ số an toàn = Tổng vốn tự có X Tổng nợ Tổng vốn tài sản nợ Tổng vốn tự có Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận ròng Tổng chi phí Hệ số vốn tự có tham gia đầu tư = Tổng số vốn tự có tham gia đầu tư Tổng số vốn đầu tư Hệ số vốn tự có và vốn vay đầu tư = Tổng số vốn tự có tham gia đầu tư Tổng số vốn vay đầu tư 2.4.2. Thẩm định nguồn vốn đầu tư: Để đảm bảo cho quá trình xây lắp và hoạt động của dự án đầu tư thì cần phải có các nguồn vốn tài trợ, thông thường ngoài nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thì dự án thường sử dụng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, vốn ngân sách cấp, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh, vốn huy động từ các nguồn khác. Vì vốn đầu tư phải được thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc chung của dự án vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận tài trợ. Thực tế hiện nay nhiều dự án đầu tư hoạt động với nhiều loại vốn khác nhau. Do đó khi thẩm định phai xem xét mức độ đảm bảo của các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được ngoài vốn vay Ngân hàng. Xem các nguồn vốn trong tổng đầu tư chiếm tỷ trọng như thế nào, mức độ tin cậy ra sao để từ đó đánh giá chính xác tính hiện thực của dự án. Sau khi xem xét cơ cấu các nguồn vốn cán bộ thẩm định phải xem xét khả năng đảm bảo nguồn vốn vay họ thường lập số hiệu vốn tự có cao hơn thực tế họ có. Do đó khi thẩm định dự án Ngân hàng phải xác định được nguồn vốn trên cơ sở phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp gửi lên. Ngoài ra có thể kiểm tra độ tin cậy của nguồn vốn này qua các biên bản thanh tra kiểm toán và các thông tin khác. Ngoài vốn tự có các dự án còn có các nguồn vốn khác như : Ngân sách cấp đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước hoặc các dự án mang tính chất chiến lược. Để thẩm tra Ngân hàng có thể dựa vào những văn bản cam kết cấp vốn dự án của các cơ quan có thẩm quyền. Còn nếu là vốn góp cổ phần hoặc liên doanh phải có cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ đông hoặc các bên liên doanh và được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Sau đó so sánh nhu cầu với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án chấp nhận được. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án. Khi giảm phải đảm bảo chú ý sự đồng bộ, để giảm được phải dựa trên cơ sở kỹ thuật. Sau khi xem xét các nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn này, Ngân hàng xem xét đến thời điểm tài trợ cho dự án. Quyết định tài trợ vốn cho dự án ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nếu xác định đúng thời điểm cho vay làm cho dự án đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra, tránh ứ đọng vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. 2.4.3. Thẩm định thời gian hoàn vốn của dự án. Thời gian hoàn vốn là số năm mà doanh nghiệp còn hoạt động để tổng số lợi nhuận và khấu hao thu được đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Để xác định được thời gian hoàn vốn ta có cách sau : - Theo cách trừ lùi dần : Lấy tổng vốn đầu tư trừ đi lợi nhuận và khấu hao theo thứ tự từ năm thứ nhất đến khi hiệu số bằng 0. Vốn đầu tư (Vo) - (P + KH)1 - (P + KH)2 - .... (P + KH)2 = 0 Trong đó (P + KH) là lợi nhuận khấu hao của 1 năm. Cũng theo phương pháp này nếu tính theo phương pháp động, tức là có tính tới giá trị tiền tệ theo thời gian ta có : Trong đó : G1 : Giá trị hoàn vốn năm thứ t. r : Lãi suất chiết khấu. V0 : Vốn đầu tư. t : Năm thứ t. Hoặc có thể xác định thời gian hoàn vốn bằng cách : T = Vốn đầu tư Lợi nhận + khấu hao bình quân năm Lợi nhuận và khấu hao bình quân năm được xác định trên cơ sở lợi nhuận và khấu hao các năm. - Hoặc cũng có thể tính thời gian hoàn vồn bằng cách lập bảng. Mỗi phương pháp thường có giá trị khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng dự án để xác định thời gian hoàn vốn. Trên thực tế khi đánh giá chỉ tiêunày người ta thường so sánh với các dự án đang hoạt động có hiệu quả và kinh nghiệm của người thẩm định. 2.4.4. Thẩm định về khả năng sinh lời của dự án : Khả năng sinh lời của dự án là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của dự án. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với chủ đầu tư và Ngân hàng. Qua chỉ tiêu này chủ đầu tư sẽ biết được lợi ích thu được từ dự án là bao nhiêu. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của chủ đầu tư cho nên tính sinh lời của dự án để biết được hiệu quả của dự án như thế nào, lợi nhuận hàng năm là bao nhiêu, mức độ sử dụng vốn ra sao từ đó quyết định đúng đắn trong cho vay. Để xác định được khả năng sinh lời của dự án cần dùng hai chỉ tiêu là giá trị hiện tại ròng NPV và tỷ suất thu hồi nội bộ IRR. Việc xác định NPV trong các dự án đầu tư có ý nghĩa kinh tế rất lớn, nó giúp thẩm định hiệu quả kinh doanh đích thực của dự án vì trong điều kiện môi trường đầu tư có lạm phát, đồng tiền mất giá, số tiền thu được so với vốn đầu tư là lớn hơn (có lợi) nhưng thực tế có thể là vì giá trị thực đã giảm. Nếu NPV > 0 dự án khả thi - có lãi NPV < 0 dự án không khả thi - không có lãi mà lỗ NPV = 0 dự án chỉ hoà vốn Tỷ suất doanh lợi nội bộ IRR là tỷ suất (lãi suất) phải tìm sao cho với mức lãi suất đó làm cho tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Hay nói cách khác IRR là lãi suất mà tại đó NPV = 0 Dự án được lựa chọn để đầu tư phải có IRR lớn hơn hoặc bằng với lãi suất vay vốn thông thường. Còn IRR nhỏ hơn lãi suất vay vốn thì chứng tỏ đầu tư sẽ bị lỗ. 2.4.5. Thẩm định về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của dự án ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Lãi ròng - Vòng quay vốn lưu động = Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng - Doanh lợi trong một đồng doanh thu = Doanh thu thuần Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời cũng như hiệu quả sử dụng vốn của dự án đầu tư. Cần lưu ý rằng tiêu chuẩn chấp nhận dự án đầu tư phụ thuộc vào điều kiện không gian, thời gian cụ thể và có thể thay đổi khi không gian và thời gian phân tích thay đổi. Ngân hàng cũng phải dựa vào từng loại dự án, từng điều kiện cụ thể để thẩm định chính xác các chỉ tiêu này. 2.5. Tái thẩm định sau đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. Tái thẩm định là một hoạt động không thể thiếu của hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. Sau đây xin lấy một báo cáo thẩm định và tái thẩm định cụ thể tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang, báo cáo thẩm định, tái thẩm định sau đầu tư dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất thép định hình và mở rộng sản xuất tấm lợp kim loại của công ty TNHH thương mại Liên Sơn. B áo cáo thẩm định, tái thẩm định sau đầu tư dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất thép định hình và mở rộng sản xuất tấm lợp kim loại Họ tên cán bộ tín dụng: Nguyễn Thị Kim Thu. Tên dự án: Đầu tư xây dựng xưởng sản xuất thép định hình và mở rộng sản xuất tấm lợp kim loại. Chủ dự án: Công ty TNHH thương mại Liên Sơn. Trụ sở giao dịch: Cụm công nghiệp xã Xương Giang, đường Xương Giang, thị xã Bắc Giang. Địa điểm sản xuất kinh doanh: Cụm công nghiệp xã Xương Giang, đường Xương Giang, thị xã Bắc Giang. Sau thời gian đầu tư vốn để xây dựng xưởng sản xuất thép định hình và mở rộng sản xuất tấm lợp kim loại, tôi xin báo cáo kết quả cụ thể như sau: 1/ Tình hình giải ngân: - Ngày 07/11/2003 giải ngân số tiền: 500.000.000đ. Tại khế ước số: 030346145. Để trả tiền mua xe ôtô TOYOTA VISO và xe ôtô MITSUBISHI. - Ngày 12/11/2003 giải ngân số tiền: 400.000.000đ. Tại khế ước số: 030346145A. Để trả tiền đền bù, giải phóng mặt bằng. - Ngày 14/11/2003 giải ngân số tiền: 200.000.000đ. Tại khế ước số: 030346145B. Để thanh toán khối lượng công việc nhà làm việc. - Ngày 19/11/2003 giải ngân số tiền: 1.900.000.000đ. Tại khế ước số: 030346145C. Để trả tiền mua xe ôtô HUYNĐAI, dàn máy lốc U, dàn máy dập tôn mạ mầu, thanh toán khối lượng công việc nhà xưởng, sân bê tông, tường bao. Số tiền giải ngân được thực hiện theo đúng tiến độ xây dựng từng hạng mục công trình và từng lần mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Mỗi lần rút vốn đều có các hoá đơn chứng từ (kèm theo). Trong đó số tiền giải ngân ngày 12/11/2003 số tiền 400.000.000đ. Do tài sản này không nằm trong danh mục đầu tư nên ngân hàng thu hồi vốn trước hạn, số tiền thực chất đơn vị sử dụng đầu tư cho dự án vay vốn là: 2.600.000.000đ. 2/ Tình hình thu nợ: Hiện nay nhà xưởng, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải đã mua sắm, xây dựng xong và dự án đã đi vào hoạt động. Đơn vị đã gửi quyết toán và quyết định phê duyệt quyết toán của giám đốc công ty ngày 31 tháng 8 năm 2004. Trên cơ sở kết quả thu hồi vốn ban đầu, cán bộ tín dụng cùng đơn vị tính toán lại hiệu quả kinh tế của dự án như sau: Bảng 6: tính toán hiệu quả kinh tế của dự án Giai đoạn năm 2002- 2005 Đơn vị: 1000 đ S tt nội dung Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Doanh thu 44.845.760 45.000.000 45.000.000 45.000.000 2 Chi phí 43.839.622 44381.644 44.419.204 44.414.200 - NVLiệu 41.800.000 42.300.000 42.300.000 42.300.000 - Nhân công 397.870 450.000 500.000 500.000 - Lãi vay 342.000 241.444 189.004 114.000 - KHCB 330.200 330.200 330.200 330.200 - KHSCL 100.000 150.000 170.000 190.000 - Điện, nước 142.560 160.000 180.000 180.000 - Chi phí quản lý 726.992 750.000 750.000 800.000 3 Lợi nhuận - Lợi nhuận trước thuế 1.006.138 618.356 580.796 585.800 - Thuế phải nộp (28%) 0 0 0 82.012 - Lợi nhuận sau thuế 1.006.138 618.356 580.796 503.788 4 Nguồn trả nợ 882.066 550.000 567.934 500.000 - Từ KHCB 247.650 247.650 247.650 247.650 - Từ lợi nhuận 634.416 302.350 320.284 252.350 5 KH trả nợ 882.066 550.000 567.934 500.000 6 DN đầu năm 3.000.000 2.117.934 1.567.934 1.000.000 Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng kế toán – ngân quỹ Chú thích: * Doanh thu: - Năm 2002 Dự án mới đi vào hoạt động, hơn nữa lại là năm giá cả thị trường có nhiều thay đổi cho nên lợi nhuận đạt cao (Do giá nguyên vật liệu tăng). * Lãi tiền vay: Lãi tiền vay được tính trên số dư nợ hiện còn theo từng thời điểm. *Khấu hao cơ bản: Đơn vị trích khấu hao bình quân trong 12 năm. * Nguồn trả nợ (Riêng lợi nhuận được tính từ lợi nhuận sau thuế): - Khấu hao cơ bản: đơn vị hàng năm trích 75% để trả nợ ngân hàng. - Lợi nhuận: + Năm 2002đơn vị trích 74,8% để trả nợ ngân hàng với số tiền là:634.416.000đ. + Năm 2003đơn vị trích 48,9% để trả nợ ngân hàng với số tiền là:302.350.000đ. + Năm 2004đơn vị trích 55,1% để trả nợ ngân hàng với số tiền là:320.284.000đ. + Năm 2005đơn vị trích 50% để trả nợ ngân hàng với số tiền là:252.350.000đ. *Phân kỳ trả nợ: 04 kỳ -Kỳ 1: Ngày 30/10/2004 số tiền gốc: 882.066.000đ và lãi cùng kỳ trả gốc. -Kỳ 2: Ngày 30/10/2005 số tiền gốc: 550.000.000đ và lãi cùng kỳ trả gốc. -Kỳ 3: Ngày 30/10/2006 số tiền gốc: 567.934.000đ và lãi cùng kỳ trả gốc. -Kỳ 4: Ngày 30/10/2007 số tiền gốc: 500.000.000đ và lãi cùng kỳ trả gốc. 3/ Đánh giá theo dõi tài sản thế chấp và tài sản hình thành từ vốn vay: a, Phần tài sản hình thành từ vốn vay: TT Tên tài sản Số lượng Đặc điểm kỹ thuật Giá trị I Phần xây lắp 2.160.720.000đ 1 Nhà xưởng sản xuất tôn mạ mầu. 750 m2 Nhà cấp IV 897.122.000đ 2 Nhà bán hàng + văn phòng làm việc 162m2 Nhà cấp IV 177.084.000đ 3 Nhà tập thể công nhân. 70 m2 Nhà cấp IV 69.923.000đ 4 Nhà vệ sinh 40 m2 Nhà cấp III 35.833.000đ 5 Xưởng cơ khí 50 m2 Nhà cấp IV 33.012.000đ 6 Nhà để xe 72 m2 Nhà cấp IV 45.733.000đ 7 Sân bê tông + Tường bao 912 m2 454.463.000đ II Thiết bị + Phương tiện vận tải 1.801.230.210đ 1 Nghiên cứu chế tạo máy và chuyển giao công nghệ 01 chiếc Do Việt nam sản xuất 200.000.000đ 2 Chế tạo dàn máy dập tôn mạ mầu 01 chiếc Do VN sản xuất 400.000.000đ 3 Chế tạo dàn máy lốc U 01 chiếc Do VN SXuất 200.000.000 4 Xe ôtô TOYOTA VISO 01 chiếc Màu chì, 5 chỗ 305.818.800đ 5 Xe ôtô MITSUBISHI 01 chiếc Màu trắng 295.411.410đ 6 Xe HUYNDAI 3H- 5958 01 chiếc Có cẩu 400.000.000đ Cộng 3.512.400.210đ Bảng 7: Tài sản hình thành từ vốn vay Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Bắc Giang Căn cứ vào báo cáo quyết toán đầu tư xây dựng xưởng sản xuất thép định hình và mở rộng sản xuất tấm lợp kim loại, biên bản họp hội đồng thành viên về việc thống nhất duyệt quyết toán dự án và hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay được đánh giá cụ thể như sau: Trong đó: Toàn bộ tài sản trên đã mua sắm, xây dựng xong và hiện nay đã đi vào hoạt động, , xe ôtô TOYOTA và xe ôtô MITSUBISHI đã thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại cục đăng ký giao dịch bảo đảm Quốc gia. NHNo thị xã và đơn vị đã thống nhất và thoả thuận ký phụ lục cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay và phụ lục phân kỳ trả nợ. b, Phần tài sản thế chấp: Bảng 8: Tài sản thế chấp STT Tên tài sản Số lượng Chủng loại Giấy tờ về tài sản Đ2 kỹ thuật Giá trị 1 Nhà ở 216 m2 Cấp 3 3 tầng khép kín 324.000.000đ 2 Đất ở 72 m2 GCNQSDĐ số PH: Đ204133 do UBND Thị xã BG cấp ngày 09/02/2004. Đứng tên ông Nguyễn Thanh Sơn. ĐL1 vtrí 1 720.000.000đ Tổng cộng 1.044.000.000đ Nguồn phòng tín dụng Tổng cộng giá trị tài sản thế chấp ( gồm: tài sản bảo lãnh thế chấp của vợ chồng ông Sơn và bà Liên cho công ty, tài sản cầm cố thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay của công ty) là: 3.512.400.210đ + 1.044.000.000đ = 4.556.400.210đ. (Bằng chữ: Bốn tỷ, năm trăm năm sáu triệu, bốn trăm ngàn, hai trăm mười đồng.) Trên đây là toàn bộ nội dung thẩm định dự án sau đầu tư đối với công ty TNHH thương mại Liên sơn về dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất thép định hình và mở rộng sản xuất tấm lợp kim loại, tại khu công nghiệp xã Xương Giang, thị xã Bắc Giang. Tôi xin trình trưởng phòng tín dụng và ban giám đốc xem xét, cho ý kiến chỉ đạo. III. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. Công tác thẩm định dự án đầu tư trong nước được quy định tại điều 26,27,28 và Điều 29 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP. Thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định tại Điều 106 và Điều 107 Nghị định 24/CP. Theo các quy định tại các văn bản nói trên, yêu cầu nội dung thẩm định của từng loại dự án có khác nhau, tuy nhiên có thể xếp thành 5 nhóm yếu tố cần được xem xét, đánh giá như sau: Thẩm định các yếu tố về pháp lý: xem xét tính hợp pháp của dự án nói chung theo quy định của pháp luật; Sự phù hợp của các nội dung dự án với các quy định hiện hành đã thể hiện trong các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng đối với dự án. Sự phù hợp về quy hoạch (ngành và lãnh thổ), quy định về khai thác và bảo về tài nguyên,… Thẩm định các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật: Xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả các giải pháp công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho dự án. Thẩm định các yếu tố về kinh tế, tài chính của dự án: Xem xét tính khả thi, sự hợp lý của các yếu tố kinh tế, tài chính( nguồn vốn, mức chi phi, mức thu, các chế độ và các nghĩa vụ tài chính,…) được áp dụng trong các nội dung của dự án. Thẩm định các điều kiện về tổ chức thực hiện, quản lý vận hành dự án: Xem xét, đánh giá tính hợp lý, tính chất ổn định bền vững của các giải pháp và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện và vận hành đảm bảo mục tiêu dự định của dự án. Thẩm định về hiệu quả đầu tư: Xem xét đánh giá hiệu quả dự án đầu tư từ các góc độ khác nhau (tài chính,kinh tê, xã hội) trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án làm căn cứ quyết định đầu tư. Dự án được xem và khả thi khi việc thẩm định xem xét theo yêu các yếu tố nói trên cho những kết quả đánh giá là tốt hoặc khả quan so với các chuẩn mực thích hợp. Nội dung thẩm định chi tiết theo từng nhóm yếu tố tóm tắt trong bảng dưới đây: Bảng 9: Nội dung thẩm định chi tiết theo từng yếu tố Các mặt (yếu tố) cần thẩm định nội dung cần xem xét pháp lý - Tư cách pháp nhân - Năng lực của chủ đầu tư ( chuyên môn, tài chính) - Sự phù hợp về chủ trương, QH ngành, lãnh thổ -Sự phù hợp về mặt lụât pháp chung của VN - Các quy định, chế độ khuyến khích, ưu đãi công nghệ, kỹ thuật - Sự hợp lý về địa điểm xây dựng (về quy hoạch XD, đảm bảo an ninh quốc phòng) - Sử dụng đất đai, tài nguyên. - Tính hiên đại, hợp lý của công nghệ, thiết bị sử dụng cho dự án - Các tiêu chuẩn , quy phạm, giải pháp kỹ thuật xây dựn - Các tiêu chuẩn và giải pháp đảm bảo môi trường kinh tế, tài chính - Thị trường, quy mô đầu tư; - Thời hạn hoạt động - Khả năng đảm bảo vốn đầu tư( nguồn vốn) - Chi phí: đầu tư, vận hành, các nghĩa vụ và chế độ tài chính - Kết quả: Tài chính( doanh thu và lợi nhuận ), kinh tế tổ chức thực hiện, vận hành - Khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào, đầu ra - Các giải pháp tổ chức thực hiện dự án ( đặc biệt là vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng) - tổ chức bộ máy quản lý, các điều kiện vận hành - Chuyển giao công nghệ đào tạo hiệu quả - Hiệu quả tài chính - Hiệu quả kinh tế, xã hội - Hiệu quả tổng hợp Nguồn: chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư chi nhánh ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang thường xuyên coi trọng, bố trí cán bộ có trình độ để giúp các doanh nghiệp xây dựng các dự án đầu tư có hiệu quả. Mặc dù cơ cấu dư nợ trong lĩnh vực này chỉ chiếm (1/4/2005) 14 % trong tổng dư nợ thực tế là quá thấp song do nhiều yếu tố và các nguyên nhân khách quan như: Địa bàn hoạt động của chi nhánh hẹp, chỉ có ở địa bàn thị xã Bắc Giang. Các dự án nhỏ, lẻ chỉ duy nhất có một dự án cho vay dây chuyền sản xuất gạch Tân Xuyên là có tổng vốn đầu tư lớn trên một tỷ đồng, các dự án còn lại chỉ vài trăm triệu đến 1 tỷ đồng. - Vốn thiếu nhưng thiếu dự án có tính khả thi cao. - Đầu tư chủ yếu là các thiết bị thi công - Hoạt động ở một tỉnh miền núi có n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0095.doc
Tài liệu liên quan